Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

TIẾP XÚC NGÔN NGỮ MẠ VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.89 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

ĐIỀN DÃ NGÔN NGỮ HỌC
Đề tài:

TIẾP XÚC NGÔN NGỮ MẠ - VIỆT DƯỚI
GĨC NHÌN NGƠN NGỮ

GIÁO VIÊN HD:

TP.HCM, ngày 06 tháng 04 năm


BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
-


MỤC LỤC

3


PHẦN 1: DẪN NHẬP

4


1.


Lí do chọn đề tài
Cơng tác điều tra, tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc

thiểu số là một vấn đề rất quan trọng đối với đất nước Việt Nam trong bối cảnh
tồn cầu hóa hiện nay. Đây chính là một nền tảng cơ bản để giáo dục, bảo tồn, phát
huy văn hóa, ngơn ngữ truyền thống của 54 dân tộc trên mọi miền lãnh thổ. Do sự
tiếp xúc, giao lưu kinh tế, xã hội ngày càng rộng rãi nên vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ
cũng trở nên phổ biến. Sau quá trình điền dã vừa qua, chúng tôi nhận thấy đồng
bào Mạ là một dân tộc có nhiều đóng góp quan trọng cho vùng kinh tế trọng điểm
Tây Nguyên. Việc nghiên cứu tiếng Mạ cũng như vấn đề tiếp xúc ngơn ngữ MạViệt sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng, phát triển cộng đồng Mạ, ổn
định trật tự xã hội- điều mà qua thực tiễn nhiều năm xây dựng và phát triển đất
nước đã được đặt ra. Bên cạnh đó, lĩnh vực tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, đặc biệt
là ngôn ngữ dân tộc thiểu số cũng là một vấn đề rất thú vị và có tính ứng dụng cao.
Hy vọng với những vấn đề được bàn thảo trong đề tài này, chúng tơi sẽ đưa ra
được cái nhìn tổng quan về thực trạng sử dụng tiếng Mạ cũng như quá trình tiếp
xúc ngơn ngữ Mạ- Việt nhằm góp phần bảo vệ một vốn quý của dân tộc.
Mục đích nghiên cứu
Áp dụng những quan niệm và cơ sở khoa học của lí thuyết về sự tiếp xúc ngơn ngữ
2.

-

vào tìm hiểu và giải quyết các hiện tượng ngơn ngữ có liên quan đến vấn đề dân
-

tộc.
Chỉ ra được sự tiếp xúc ngôn ngữ Mạ (địa bàn xã Đăk Som- huyện Đăk Glongtỉnh Đăk Nơng) với tiếng Việt trên các bình diện: ngữ âm, từ vựng- ngữ nghĩa trên
cơ sở đảm bảo tính cập nhật (ngữ âm, từ vựng…) ở trạng thái hiện tại, tính khoa
học, tính phổ cập, sự tiện dụng, tính hệ thống, tơn trọng thực tế khách quan của
ngữ liệu.


5


-

Làm rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của sự tiếp xúc ngôn ngữ Mạ – Việt
đến sự phát triển của ngôn ngữ; thực trạng đào tạo, giáo dục, sử dụng song ngữ, đa
ngữ, đặc biệt là tiếng Mạ
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tiếng Mạ và tiếng Việt tại tỉnh Đăk Nông
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong cộng đồng người Mạ
tại địa bàn xã Đăk Som- huyện Đăk Glong- tỉnh Đăk Nông.
4.

Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã được quan tâm từ

rất sớm. Cuốn “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam những năm
90” của Viện Thông tin Khoa học Xã hội (Trung tâm KHXH & NV Quốc gia) đã
liệt kê thư mục nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc từ những năm 1990 đến 2002,
trong đó có 58 cơng trình (sách, bài viết) về vấn đề chung và 235 cơng trình về các
ngơn ngữ dân tộc khác nhau. Một số các cơng trình có thể nhắc đến như:
-

Trần Trí Dõi (1999): Nghiên cứu ngơn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Đại

-

học Quốc gia Hà Nội.

Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Tài, Hoàng Văn Ma (1984): Ngôn ngữ các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam và chính sách ngơn ngữ, NXB Khoa học Hà Nội.
Có rất nhiều ngôn ngữ dân tộc đã được nghiên cứu rộng rãi, hồn thiện được
cơng nhận như: tiếng Stiêng, Châu Ro, Ê Đê,… Thế nhưng với đề tài này, đối
tượng nghiên cứu là tiếng Mạ, chúng tôi nhận thấy chưa có những cơng trình thực
sự hồn chỉnh, chỉ có những đề mục nhở được nhắc đến trong các cơng trình sau:

-

Bùi Khánh Thế (2005): Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt nam, NXB. Khoa học Xã hội.
Nguyễn Văn Huệ (2005): Xu hướng đơn tiết hóa và sự biến đổi của các phụ âm
đầu trong ngôn ngữ khu vực Nam Đông Dương, luận án tiến sĩ.
6


Riêng vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ Mạ- Việt rất ít được nghiên cứu, còn khá sơ
lược.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Với một phạm vi vấn đề khá phong phú và các quan điểm nghiên cứu linh

hoạt như thế, việc nghiên cứu sự tiếp xúc ngơn ngữ có thể được tiến hành bằng các
phương pháp khác nhau tùy mục đích và yêu cầu cụ thể: phương pháp điều tra và
miêu tả điền dã, phương pháp so sánh (so sánh lịch sử và so sánh loại hình),
phương pháp xác định khu vực ngơn ngữ và tìm đường đồng ngữ, phương pháp
thực nghiệm ngơn ngữ học tâm lí,... Ở đề tài này, việc nghiên cứu tiến hành chủ
yếu ở ba phương pháp như sau:
-


Phương pháp miêu tả khu vực ngôn ngữ: phục vụ cho việc xác định khu vực phân
bố của một nhóm ngơn ngữ có nguồn gốc chung trong một phạm vi lãnh thổ nhất

-

định.
Phương pháp điều tra và miêu tả điền dã: đến địa bàn nghiên cứu, trực tiếp gặp gỡ
đồng bào Mạ, khảo sát, ghi chép. Sau đó tiến hành thống kê, phân loại, sắp xếp,

-

tổng hợp dựa trên kết quả thu thập được.
Phương pháp so sánh (trên các bình diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ nghĩa): so sánh
làm rõ những đặc điểm ngôn ngữ nào là do nguồn gốc chung, những đặc điểm nào

-

là do vay mượn, chịu ảnh hưởng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Góp phần củng cố các lí thuyết về Ngơn ngữ học Tiếp xúc, gợi ý các hướng nghiên
cứu, các phương pháp nghiên cứu song ngữ trên cơ sở liên ngành giữa Ngôn ngữ
học, Xã hội học và Dân tộc học, giữa Ngôn ngữ học điền dã và Dân tộc học, làm
nổi bật các giá trị khoa học qua việc nghiên cứu sự tiếp xúc giữa hai ngơn ngữ có

-

đặc thù đơn lập, từ đó cung cấp các tư liệu phục vụ cho những đề tài tương tự.
Cung cấp thêm tình hình sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng Mạ ở Tây Nguyên. Từ
việc khảo sát vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ Mạ – Việt, tìm ra những yếu tố ngơn ngữ,
7



xã hội làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục song ngữ tại địa phương; làm dẫn
liệu để so sánh, đối chiếu các dịng ngơn ngữ khác trong cùng ngữ hệ Nam Bahna;
cung cấp tư liệu cho các hội thảo về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong và ngoài
nước.
7.

Bố cục
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, đề tài có kết cấu gồm 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan
1.1 Lí thuyết về tiếp xúc ngơn ngữ
1.2 Đặc điểm về tộc người và ngôn ngữ Mạ tại địa bàn khảo sát
Chương 2: Tiếp xúc ngơn ngữ Mạ -Việt dưới góc nhìn Ngơn ngữ học
2.1 Trên bình diện ngữ âm
2.2 Trên bình diện từ vựng- ngữ nghĩa
Chương 3: Ảnh hưởng của sự tiếp xúc ngôn ngữ Mạ -Việt đến sự phát triển

của ngôn ngữ
3.1 Nguyên nhân của sự tiếp xúc ngôn ngữ Mạ -Việt
3.2 Ảnh hưởng của sự tiếp xúc ngôn ngữ Mạ -Việt đến sự phát triển
của ngôn ngữ

8


PHẦN 2: NỘI DUNG

9



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Lý thuyết về tiếp xúc ngôn ngữ
1.1. Các định nghĩa và khái niệm
Theo các nhà nghiên cứu thì tiếp xúc ngơn ngữ là hiện tượng phổ biến cho
mọi ngơn ngữ trên thế giới. Nó xuất hiện khi có hiện tượng song ngữ hay đa ngữ
do nguyên nhân địa lý, kinh tế, chính trị, quân sự hay văn hóa,…
Trong bộ sách nghiên cứu gồm nhiều tập có tựa đề “Quy luật ngơn ngữ”, tác
giả Hồ Lê đã định nghĩa về tiếp xúc ngôn ngữ như sau: “Tiếp xúc ngôn ngữ là tổng
thể các mối quan hệ giữa hai ngơn ngữ trong suốt một tiến trình lịch sử nhất định,
thơng qua vai trị của người song ngữ/người lưỡng ngữ, bao gồm từ các quan hệ so
sánh – đối chiếu trong giai đoạn nhận thức – tiếp xúc” đến các quan hệ tác động –
chịu tác động hoặc các quan hệ tương tác giữa hai ngôn ngữ trong giai đoạn “ thực
hành tiếp xúc”
1.2.

Tính tất yếu của sự tiếp xúc ngôn ngữ

Xét về bản chất của ngôn ngữ thì:
Trước hết, ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ chỉ sinh ra và
phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu: người ta phải giao tiếp
với nhau trong quá trình sống và tồn tại, phát triển.
Đồng thời, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con
người. Sự giao tiếp được thực hiện nhờ hoạt động giao tiếp giữa hai hoặc hơn
hai người với nhau trong một bối cảnh nhất định và bằng một phương tiện giao
tiếp chung. Hoạt động giao tiếp đó được thực hiện bằng ngơn ngữ. Nhờ đó con
người có khả năng hiểu biết lẫn nhau. Vì vậy, chức năng trung tâm của ngơn
ngữ chính là chức năng giao tiếp. Ngồi ra, ngơn ngữ là hiện thực trực tiếp của
tư tưởng và ngôn ngữ là hoạt động của lời nói.
10



Từ những bản chất đó của ngơn ngữ thì sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ là
vấn đề tất yếu. Bởi lẽ trong quá trình sống, giữa các cá nhân và các tộc người
ln có sự tiếp xúc với nhau. Sự tiếp xúc này có thể do khơng gian địa lý sống
gần nhau hoặc do q trình bn bán trao đổi hàng hóa, văn hóa, tơn giáo…Và
đây là điều kiện dẫn đến việc tiếp xúc ngôn ngữ giữa các cộng đồng người với
nhau.
Như vậy tiếp xúc ngôn ngữ là một hiện tượng mang tính tất yếu xảy ra
với mọi ngơn ngữ trên thế giới. Trong đó, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng
Mạ diễn ra khá phức tạp trong một quãng thời gian dài, và vẫn còn đang tiếp
tục. Nó xảy ra hầu như do tất cả các nguyên nhân nêu trên. Q trình tiếp xúc sẽ
có tác động đến ngôn ngữ của các ngôn ngữ được tiếp xúc. Kết quả của quá
trình này sẽ tồn tại khi hai ngơn ngữ này khơng cịn tiếp xúc với nhau nữa.
1.3.

Đặc điểm tình hình tiếp xúc ngơn ngữ ở Tây Ngun
Nhìn chung, tình hình tiếp xúc ngơn ngữ của dân tộc thiểu số vùng Tây

Nguyên có thể thấy do những đặc điểm sau:
-

Sự quy tụ và tập hợp cư dân đưa đến sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa các tộc người với
nhau. Với một cộng đồng cư dân đa dạng thì một trong những ngơn ngữ hay
phương ngữ nào có ưu thế sẽ đóng vai trị là hạt nhân cho tồn bộ quá trình giao

-

tiếp của bộ phận cư dân mới hình thành này.
Các ngơn ngữ tiếp xúc với nhau đều cùng thuộc một loại hình – loại hình ngơn ngữ


-

đơn lập.
Trình độ phát triển và chức năng xã hội của các ngôn ngữ tiếp xúc không đồng đều

-

nhau và phạm vi tiếp xúc thường là khẩu ngữ.
Sự ảnh hưởng của khẩu ngữ thông qua tiếp xúc thường xuyên giữa các dân tộc nói
các ngơn ngữ khác nhau. Các dân tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong đời sống

11


hàng ngày, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp làm nảy sinh ảnh hưởng giữa các ngôn
-

ngữ, ngôn ngữ chịu ảnh hưởng mạnh hơn thường là ngơn ngữ khơng có chữ viết.
Sự ảnh hưởng của sách vở, ngơn ngữ có chữ viết sẽ tác động đến ngơn ngữ khơng
có chữ viết.
Những đặc điểm trên đã có tác động đến diện mạo của các ngôn ngữ
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, cũng như chiều hướng phát triển của các
ngôn ngữ hiện nay.
1.4.

Các hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ
Trong xã hội đa ngữ các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau và ảnh hưởng lẫn

nhau. Hệ quả của sự ảnh hưởng này là biểu hiện của sự vay mượn và pha trộn

hay hiện tượng song ngữ trong một cộng đồng hoặc trong mỗi các nhân.

-

2. Đặc điểm tộc người và ngôn ngữ Mạ tại địa bàn khảo sát
2.1. Tên gọi tộc người
Theo danh mục cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Việt Nam có 54 dân tộc. Các tiêu
chí xác định thành phần dân tộc dựa trên: Cộng đồng về mặt ngôn ngữ, đặc điểm
chung về sinh hoạt – văn hóa, ý thức tự giác tộc người. Người Mạ được định danh
là một tộc người riêng biệt trong 54 cộng đồng dân tộc của Việt Nam. Xếp theo số

-

lượng dân cư, người Mạ được xếp thứ 28/54 dân tộc.
Người Mạ thuộc loại hình nhân chủng Anhđơnêdiên. Chiều cao trung bình khoảng
1,57m đến 1,6m đối với nam giới và 1,5m đến 1,56m đối với nữ giới. Tuy nhiên,
cũng có những người Mạ cao tới 1.7m hoặc hơn. Thân hình vạm vỡ, phát triển cân
đối. Màu da ngăm đen, mặt tương đối rộng, gị má hơi dơ, mũi bè, mơi dày, mặt

-

đen hoặc nâu sẫm. Tóc cứng và phần nhiều là tóc thẳng.
Về tộc danh “Mạ” bước đầu đã có cơng trình Rừng người Thượng và Cơng trình
Các dân tộc ít người ở Việt Nam bàn tới. Nhưng thực sự có ý nghĩa gì là điều cịn
cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa. Song đa số người Mạ và phần nhiều cư
dân những dân tộc láng giềng trong cùng nhóm ngơn ngữ đều quan niệm tộc danh
12


Mạ, đồng nhất với việc xác định một phương thức sinh hoạt kinh tế của những

người làm rẫy, “mir” (nghĩa là rẫy) phân biệt với “xrê”( nghĩa là ruộng nước ) của
người Kơ Ho. Người Mạ có nghĩa là những người làm rẫy và trở thành tên gọi của
-

dân tộc.
Dân tộc Mạ là một cộng đồng người thống nhất, có một tên gọi chung, một ngôn
ngữ chung và ý mức chung về tộc người Mạ, tự phân biệt mình với các dân tộc
láng giềng. Nhưng trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng dân tộc Mạ đã

-

chia các nhóm địa phương như: Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tơ, Mạ Krung.
2.2. Ngôn ngữ
Người Mạ thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngơn ngữ Mơn – Khmer. Nhóm ngơn ngữ
Mơn – Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ – ro, Co, Cơ –
ho, Cơ – tu, Gié – triêng, Hrê – Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M’Nông, Ơ –
đu, Rơ – măm, Tà – ôi, Xinh – mun, Xơ – đăng, Xtiêng. Trong nhóm ngơn ngữ này
được chia thành 05 tiểu nhóm gồm: Khmer, Khơ – mú, Cơ tu, Ba na, M’Nông.
Người Mạ được xếp vào tiểu nhóm M’Nơng cùng với các thành phần dân tộc
M’Nông, Kơ ho, Xtiêng, Chơ ro. Mặc dù ngôn ngữ là một chỉ báo rất quan trọng
trong sự phân biệt thành phần dân tộc, không phải lúc nào nó cũng là một chỉ báo
tộc người. Có nhiều trường hợp các bộ phận dân cư khác nhau nói cùng một ngôn
ngữ nhưng không thuộc về cùng một dân tộc. Tại tỉnh Lâm Đồng, người Kơho và

-

người Mạ nói cùng một ngôn ngữ nhưng thuộc hai dân tộc khác nhau.
Trong từ vựng của ngôn ngữ Mạ, yếu tố Môn - Khơme trội hơn hẳn so với các dân

-


tộc cùng nhóm ngôn ngữ này cư trú ở Bắc Tây nguyên như Ba Na, Xơ đăng…
Ngày nay, khi mà Đảng và Nhà nước khuyến khích chính sách kinh tế mới, số
lượng người Kinh đến đây sinh sống và làm việc cùng đồng bào Mạ càng nhiều, tại
đây diễn ra nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin giữa hai tộc người diễn ra
thường xuyên. Hiện tại, đa số người Mạ đã biết tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ
và đã sử dụng một cách thuần thục hơn, nhất là giới trẻ.
2.3. Dân số và địa bàn cư trú
13


-

Hiện nay, người Mạ sinh sống chủ yếu và chiếm số lượng đông đảo tại tỉnh Lâm
Đồng, Đắk Nông, Đồng Nai. Theo báo cáo chính thức tổng điều tra dân số và nhà ở
1/4/2009 (tóm tắt) của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương, dân
số Mạ ở Việt Nam hiện nay là có 41.405 người trong đó, nữ là 21.316 người, nam
là 20.087 người. Cư trú tại 34 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Mạ cư trú tập
trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (31.869 người, chiếm 77,0% tổng số người Mạ tại
Việt Nam), Đắk Nơng (6.456 người), Đồng Nai (2.436 người), Bình Phước (432

-

người), thành phố Hồ Chí Minh (72 người).
Về các nhóm địa phương phân bố như sau:
• Mạ Ngăn, được quan niệm là người Mạ chính tơng. Trung tâm cư trú của họ
là lưu vực sông Đạ Đơng, ở về phía Bắc và phía Tây thị trấn Blao, chỉ yếu
tại các xã: Lộc Bắc, Lộc Trung và Lộc Lâm thuộc huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm



Đồng.
Mạ Tơ phân bố ở thượng lưu sơng La Ngà (Đạ Rnga), nằm trên cao ngun



Bảo Lộc, gần gũi với người Cơ Ho hơn cả.
Mạ Krung, là nhóm người Mạ ở vùng bình sơn ngun. Họ có địa bàn cư trú



từ Tây - Nam Bảo Lộc đến huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Mạ Xốp, là nhóm người Mạ sống ở vùng đất phiến (xốp có nghĩa là đất
phiến) thuộc địa phận các xã Lộc Bắc, một phần của xã Lộc Trung huyện

-

Bảo Lộc.
2.4. Văn hóa – xã hội
Đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của người Mạ là bon, mỗi bon có các thơn. Đứng
đầu bon là già làng. Già làng là hiện thân của truyền thống và là yếu tố tinh thần

-

đem lại sự thống nhất trong bon.
Nhà cửa: nhà sàn là kiến trúc chính, tuy nhiên qua q trình giao thoa văn hóa xã

-

hội giữa các dân tộc nên nhà sàn còn rất ít và được thay thế bằng nhà trệt.
Chế độ hôn nhân của người Mạ là một vợ, một chồng, theo chế độ phụ hệ. Khi con

trai đến tuổi trưởng thành (khoảng 15- 17 tuổi), cảm mến cơ gái nào thì báo cáo
cha mẹ để tìm người mai mối. Người Mạ quan niệm, khi người con gái đi lấy
chồng, nhà gái mất đi một lao động, nên sính lễ được địi hỏi khá nhiều để đền bù
14


sự mất mát đó. Người con trai muốn đính hơn với một người con gái thì phải biếu
bố mẹ vợ tương lai nhiều món q q, thường là một ché rượu, một con gà, một số
tặng phẩm như chuỗi hạt đeo cổ, lục lạc, lược sừng và một số đồ trang sức nhỏ
-

khác theo ý thích của người vợ tương lai.
Tục ma chay: Ở đồng bào Mạ, khi nhà có người chết, cả buôn đều bị ảnh hưởng.
Đồng bào đến nhà có người chết, thăm viếng và giúp đỡ cơng việc. Sau khi chơn
cất thì bảy ngày kế tiếp là những ngày kiêng cữ không đi làm rẫy. Hết bảy ngày
đồng bào lại giết một con gà, nấu nước sôi, lấy lá Suarning, làm lễ rửa một lần nữa.
Khơng có sự phân biệt trong đám tang giữa chủ làng với người thường, ai chết, dân

-

làng đều lo như nhau.
Kho tàng văn học dân gian Mạ gồm nhiều truyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại
độc đáo. Nhạc cụ có bộ chiêng, đồng, trống, khèn bầu, khèn sừng trâu, đàn lồ ô,

-

sáo trúc 3 lỗ gắn vào trái bầu khơ.
Trang phục: Tóc dài búi sau gáy, nam ở trần đống khố, nữ mặc váy. Nam nữ
thường thích mang vịng đồng hồ ở cổ tay có những ngấn khắc chìm - ký hiệu các
lễ hiến sinh tế thần cầu mát cho chủ nhân nó. Nam nữ đều đeo hoa tai cỡ lớn bằng

đồng, ngà voi, gỗ; cổ đeo hạt cườm. Phụ nữ còn mang vịng chân đồng nhiều vịng

-

-

xoắn.
Vấn đề tơn giáo - tín ngưỡng: chủ yếu là Đạo Tin lành, ngồi ra cịn có Đạo Thiên
Chúa.
Lễ hội chính và quan trọng tại địa phương: có các lễ hội chính như:
• Lễ hội đâm trâu vào tháng 8 và 10 hàng năm
• Lễ hội thu mùa vào tháng 11 và 12 hàng năm

15


CHƯƠNG 2: TIẾP XÚC NGƠN NGỮ MẠ - VIỆT DƯỚI
GĨC NHÌN NGƠN NGỮ HỌC
Trên bình diện ngữ âm

1.

Ngữ âm được hiểu một cách chung nhất là toàn bộ âm thanh của ngôn ngữ và
tất cả các quy luật kết hợp âm thanh ở trong từ, trong câu của ngôn ngữ.
Tiếp xúc ngơn ngữ trên bình diện ngữ âm, cho phép ta phân tích, miêu tả âm
thanh với những đặc trưng âm học và nguyên lí cấu tạo nên chúng trong sự so
sánh, đối chiếu giữa tiếng Mạ và tiếng Việt.
1.1.

Âm tiết trong tiếng Mạ


Trong chuỗi lời nói con người dùng để giao tiếp, có thể chia tách thành những
khúc đoạn khác nhau từ lớn đến nhỏ, khúc đoạn nhỏ nhất khơng cịn có thể phân
tách được nữa thì ta gọi đó là âm tiết.
Trong tiếng Mạ, phần lớn các từ chỉ có một âm tiết, hay cịn được gọi là từ đơn
tiết.
Ví dụ:
Đá
Nước
Đầu
Ngã
Mới
Cịn
Nhiều
Khơng
Ngồi

Luh
Đa
vồ
chốt

gam

Ơ
ra, cịn có một số từ gồm nhiều âm tiết, chủ yếu là hai âm tiết (từ đơn

song tiết)
Ví dụ:
16



Trăng
Núi
Gió
Tiền
Trâu

Đứng

nhhai
bơnơm
chal
pría
rơpu
chre
ntàu

Trong tiếng Mạ, chuỗi kết hợp nhiều âm tiết có thể gồm các âm tiết mạnh hoặc
là sự kết hợp của âm tiết yếu đặt trước âm tiết mạnh. Âm tiết mạnh là âm tiết có
mang trọng âm, ngược lại, âm tiết yếu là âm tiết không mang trọng âm, đọc lướt
nhẹ hoặc cũng có thể chuyển thành phụ âm để ghép với âm tiết mạnh.
Một âm tiết mạnh có các yếu tố sau:
ÂM ĐẦU – PHẦN VẦN (ÂM ĐỆM – ÂM CHÍNH – ÂM CUỐI)
1.1.1.

Âm đầu

Trong tiếng Mạ, âm đầu có thể là một phụ âm đơn hoặc một phụ âm kép. Ví
dụ: “p” trong pơ (mới), “pr” trong pría (tiền),…

1.1.1.1.

Phụ âm đứng đầu âm tiết

Các phụ âm đứng đầu âm tiết bao gồm 5 nhóm:






Nhóm phụ âm mơi: b, m, p, ph, v, w
Nhóm phụ âm đầu lưỡi: d, đ, n, n’h, t, th, tr, s, l, r
Nhóm phụ âm mặt lưỡi: j, dj, n, ch, ch, y, z
Nhóm phụ âm gốc lưỡi: g, ng, k, kh
Nhóm phụ âm thanh hầu: h, Ɂ

Nhóm

Chữ viết Đặc điểm âm học, Cách phát âm và Ví dụ từ/ ngữ
ghi

chức năng, vị trí sử dụng (so sánh tiếng Mạ kèm
17


nguyên
âm,

và sự kết hợp của với tiếng Việt)


tiếng Việt

phụ âm vị trong âm tiết

âm và tổ
hợp
âm
(2)

(1)

phụ
(3)

(4)

(5)

Phụ âm tắc, môi- Đọc là bờ như b Bơnơm (núi)
Bb

môi, tiền thanh hầu của tiếng Việt
hóa
Phụ âm mũi, mơi- Đọc là mờ như m măng (đêm)

Mm
Pp

môi, vang

của tiếng Việt
Phụ âm tắc, môi- Đọc là pờ như p Per (bay)
môi,



thanh, của tiếng Việt

không bật hơi
Phụ âm tắc, môi- Đọc là pờhờ
PH ph
Phụ
môi

âm

Phàm (tám)

môi, vô thanh, bật
hơi
Phụ âm xát, môi- Đọc là vờ như v Vô to (ngực)

Vv

răng, hữu thanh
của tiếng Việt
Phụ âm xát, môi- Đọc là vờ như v Wa (bác)
môi, hữu thanh

của


Ww

tiếng

Việt

nhưng nặng hơn
Dùng chữ w thay
v nếu đứng đầu
âm tiết
Phụ âm tắc, đầu Đọc là dờ (cong Dây (giây)

Dd

lưỡi-lợi, hữu thanh, lưỡi)
Tiếng Việt có chữ
tiền thanh hầu hóa
d và gi cùng thể
18


hiện âm này
Phụ âm tắc, đầu Đọc là đờ như đ Đạ (nước)
Đđ

lưỡi-lợi, hữu thanh của tiếng Việt
(có ảnh hưởng của
dây trong họng)
Phụ âm mũi, đầu Đọc là nờ như n Nduh (bụng)


Nn

lưỡi-lợi, mũi, vang của tiếng Việt
Tổ hợp phụ âm gồm Đọc là nờ và hờ N’hai (trăng)
hai phụ âm n và h

N’H n’h

như n và h của
tiếng Việt (ngắt
qng)
Tiếng Việt khơng

Phụ

âm

đầu lưỡi

có chữ n’h
Phụ âm tắc, đầu Đọc là tờ như t Tuôih (đến)
Tt

lưỡi-lợi, vô thanh, của tiếng Việt
không bật hơi
Phụ âm tắc, đầu Đọc là tờhờ khác Thôr (đẩy)

TH th


lưỡi-lợi, bật hơi, vô với chữ th của
thanh
tiếng Việt
Tổ hợp gồm hai phụ Đọc là tờrờ
âm là t và r

Trôk (trời)

Khác với tr là một

TR tr

phụ âm quặt lưỡi
của tiếng Việt
Phụ âm xát, đầu Đọc là xờ như x Sa (ăn)

Ss

lưỡi, vang

của tiếng Việt
Tương đương phụ
âm x của tiếng
Việt
19


Phụ âm xát, đầu Đọc là lờ như l Luh (đá)
Ll
Rr


Jj

lưỡi, vang
của tiếng Việt
Phụ âm rung, đầu Đọc là rờ như r Rơpu (trâu)
lưỡi vang
của tiếng Việt
Phụ âm tắc, mặt Đọc là dờ như d Kênh
lưỡi
thanh,

giữa,
tiền

hữu của

tiếng

Jim

Việt (buổi sáng)

thanh nhưng nặng hơn

hầu hóa
Phụ âm tắc, mặt Đọc là dờ (nặng), Chao djah cơ
DJ dj

lưỡi

thanh,

giữa,
hút

hữu giờ (cong lưỡi)

tao (người sử

vào,

kiện)

Tiếng Việt khơng

khơng bật hơi

có chữ dj
Phụ âm tắc, mặt Đọc là chờ như ch Chal (gió)
lưỡi giữa, vơ thanh, của tiếng Việt
bật hơi

Dùng thêm chức

CH ch
Phụ

năng

âm


thay

cho

cách ghi chữ c

mặt lưỡi

trước đây
Kết thúc âm tiết có
ghi chữ c, theo
cách ghi trước đây
sẽ thay bằng chữ
ch hoặc k

20


Tổ hợp phụ âm gồm Đọc là chờhờ (có Chhop (vui)
CHH chh

phụ âm tắc, mặt sự bật hơi)
lưỡi giữa, bật hơi ch
và phụ âm h

Tiếng Việt khơng
có chữ chh

Phụ âm tắc, gốc Đọc là gờ như g Gam (còn)

Gg

lưỡi, hữu thanh, tiền của tiếng Việt
thanh hầu hóa
Phụ âm mũi, gốc Đọc là ngờ như ng Ngkah (ngon)

NG ng
Phụ

lưỡi hoặc mặt lưỡi của tiếng Việt

âm

sau, vang
Phụ âm tắc, gốc Đọc là kờ như k Ka (cá)

gốc lưỡi
Kk

lưỡi (mặt lưỡi sau), của tiếng Việt
vô thanh
Phụ âm tắc, gốc Đọc là khờ như kh Khồm (thổi)

KH kh

lưỡi hoặc mặt lưỡi của tiếng Việt
sau, vô thanh, bật
hơi
Phụ âm tắc thanh Đọc là hờ như h Hàw (lên)
hầu, vơ thanh (có của tiếng Việt


Hh
Phụ

ảnh hưởng của dây

âm

thanh trong họng)

thanh hầu

Biểu hiện tính bật
hơi khi đặt sau các
phụ âm tắc n’k,
ph, th, chh, kh

Khơng có Phụ âm tắc thanh
chữ

viết hầu, vơ thanh (có

thể hiện

ảnh hưởng của dây
thanh trong họng)
21


1.1.1.2.


Phụ âm đứng cuối âm tiết

Bao gồm các phụ âm đơn: p, t, ch, k, m, n, nh, ng, l, r, h. Như vậy có thể
thấy, một số phụ âm đơn có thể vừa đứng đầu, cũng có thể vừa đứng cuối âm tiết.
1.1.2.

Phần vần
1.1.2.1.
Âm đệm

Tiếng Mạ cũng có âm đệm như tiếng Việt, nhưng nếu tiếng Việt chỉ có một
âm vị /-w-/ ở vị trí âm đệm thì trong tiếng Mạ có đến hai âm vị: /-w-/ và /-j-/
Ví dụ:
Khuac – gãi
Ciang – đi
1.1.2.2.

Âm chính

Hệ thống ngun âm trong tiếng Mạ phong phú về số lượng hơn so với
tiếng Việt. Về chất lượng, hệ thống nguyên âm của tiếng Mạ tương đối khó phân
biệt do có tới bốn độ mở: hẹp, hẹp vừa, rộng vừa, rộng.
Hệ thống nguyên âm tiếng Mạ có thể được hình dung như bảng dưới đây.
Ngun âm dài
Aa
Ee
Êê
Ii
Oo

Ơơ
Ơơ
Uu
Ưu

Ngun âm ngắn
Ăă
Ââ
ê’
Íi
O’ o’
Ố ơ’
U’ u’
Ư’ ư’
E’ e’

22


Ví dụ:
Đak
Ngai pe
Gênh
Prit
Chơ ngo

Nước
Thứ 3
Sớm
Chuối

Buổi tối
Âm cuối

1.1.2.3.

Số lượng âm cuối của tiếng Mạ nhiều hơn so với số lượng âm cuối của tiếng
Việt.
Các âm tiết có thể là phụ âm: p, t, k, ch, m , n, nh, ng, l, r, h. Ví dụ: vach
(bùn)
Có thể là bán ngun âm: u, i. Ví dụ: loi (sắt)
Hoặc cũng có thể là một tổ hợp gồm bán nguyên âm và phụ âm. Tuy nhiên,
trường hợp này rất ít gặp.
Ngồi ra, trong tiếng Mạ, cịn xuất hiện âm cuối tắt vơ thanh, đối với tiếng
Việt thì đây được xem là những đặc trưng của thanh điệu.
1.2.

Biểu hiện của sự tiếp xúc ngôn ngữ Mạ - Việt trên bình diện
ngữ âm

Khi các từ vựng tiếng Việt du nhập vào ngơn ngữ Mạ, trên bình diện ngữ âm
xảy ra các trường hợp sau:
-

Giữ nguyên cách phát âm của tiếng Việt

Sân khấu  sân khấu
Diễn viên hát  diễn viên hát
23



Chuyển cách phát âm cho giống với cách phát âm bản ngữ

-

Giây  dây (Mạ)
Cá  ka (Mạ)
Sự tiếp xúc ngơn ngữ của tiếng Mạ và tiếng Việt trên bình diện ngữ âm vẫn
có nhưng chưa thật sự mạnh mẽ. Tuy nhiên, với những nét tương đồng về ngữ âm
đã giúp ích cho việc giao tiếp giữa cộng đồng người Mạ với người Kinh dễ dàng
hơn.
Tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện từ vựng – ngữ nghĩa

2.

Tiếng Việt và tiếng Mạ (nhóm Bahnar) đều là những ngơn ngữ thuộc nhánh MonKhmer và cùng họ ngơn ngữ Nam Á. Từ đó, có thể nói rằng giữa tiếng việt và tiếng
Mạ sẽ có những điểm giống nhau.
2.1.

Hệ thống từ vựng của tiếng Mạ

Các phương ngữ trong tiếng Mạ có hệ thống từ vựng khá phong phú, đa
dạng, bao gồm các loại, phân chia theo từng phương diện.
2.1.1.

Phân loại theo nguồn gốc

Trong xã hội đa ngữ các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau và ảnh hưởng lẫn
nhau. Hệ quả của sự ảnh hưởng này là biểu hiện của sự vay mượn và pha trộn.

-


Lớp từ vay mượn
Được dùng để phân biệt với lớp từ bản ngữ (ở đây có thể hiểu là từ thuần
Việt). Trong tiếng Mạ, lớp từ vay mượn là kết quả của hiện tượng tiếp xúc

-

ngôn ngữ Mạ với các ngơn ngữ khác cùng loại hình.
Trong q trình tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ mà hiện nay trong vốn từ của

-

tiếng Mạ có:
Một số từ vay mượn tiếng Việt :
24


Khắc gỗ → khắc gỗ
Trường học → trường học
Chữ viết → chữ viết
Bàn học → bàn học
Chữ viết → chữ viết
Lớp trưởng → lớp trưởng
-

Một số từ vay mượn của tiếng Pháp, tiếng Anh:

Áo sơ mi → phan sơ mi
Tem → tem
Cà phê → cà phê

-

Một số từ có hình thức vay mượn chủ yếu là mô phỏng tiếng Việt (thường
bỏ dấu thanh), viết như tiếng Việt, nhưng khơng có dấu thanh.

Mẹ →me
Cá → ca
Mặt → măt
Mắt → măt
Mũi → muh
Cằm → cam
Cổ → co
2.1.2.

Phân loại theo phạm vi sử dụng
25


×