Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Khảo sát chủ ngữ tiếng Việt dưới góc nhìn của lý thuyết điển mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 211 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐỖ HỒNG DƯƠNG







KHẢO SÁT CHỦ NGỮ TIẾNG VIỆT
DƯỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT ĐIỂN MẪU



Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62.22.01.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP









Hà Nội, 2011

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ix
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
1.1. Các khuynh hƣớng nghiên cứu “chủ ngữ” trong các trƣờng phái ngôn ngữ
học 7
1.1.1. Khuynh hướng cổ điển 7
1.1.2. Khuynh hướng cấu trúc và khuynh hướng chức năng 11
1.1.3. Khuynh hướng ngữ pháp ngữ nghĩa 13
1.1.4. Khuynh hướng ngữ pháp tạo sinh 14
1.1.5. Khuynh hướng tri nhận 14
1.2. Các quan điểm nghiên cứu chủ ngữ trong tiếng Việt 19
1.2.1. Quan điểm “câu tiếng Việt có chủ ngữ” 19

1.2.1.1. Khuynh hướng truyền thống 20
1.2.1.2. Khuynh hướng hiện đại 23
1.2.2. Quan điểm “câu tiếng Việt không có chủ ngữ” hay chủ ngữ không phải
là nhãn hiệu cần thiết để miêu tả cấu trúc câu tiếng Việt 29
1.2.3. Quan điểm của luận án 33
1.3 Lý thuyết điển mẫu 34
1.3.1. Lý thuyết điển mẫu 34
1.3.2. Các công trình nghiên cứu áp dụng lý thuyết điển mẫu 35
1.3.2.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả nƣớc ngoài 35
1.3.2.2. Các công trình nghiên cứu về điển mẫu trong tiếng Việt 36

iv
1.3.3. Một số ứng dụng mẫu mực của lý thuyết điển mẫu trong nghiên cứu cú
pháp 39
1.3.3.1. Kết cấu sở hữu cách 43
1.3.3.2. Kết cấu ngoại động 47
1.3.4. Tiểu kết 57
Chƣơng 2. CƠ SỞ XÁC LẬP VÀ BỘ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHỦ NGỮ ĐIỂN
MẪU 59
2.1 Một vài nhận xét chung 59
2.2 Cơ sở xác lập bộ tiêu chí 59
2.2.1 Bộ tiêu chí xác định chủ ngữ tổng quát của Keenan 59
2.2.2 Bộ tiêu chí xác định chủ ngữ của H.J.J. Dyvik 63
2.2.3 Bộ tiêu chí xác định chủ ngữ tiếng Việt của các tác giả nghiên cứu về cú
pháp tiếng Việt 64
2.2.4 Cơ sở xác lập tiêu chí nhận diện chủ ngữ nhìn từ góc độ loại hình học
65
2.3. Bộ tiêu chí xác định chủ ngữ điển mẫu trong tiếng Việt 71
2.3.1. Tiêu chí về đặc điểm ngữ pháp 72
2.3.1.1. Tiêu chí về các đặc điểm ngữ pháp nói chung 72

2.3.1.2. Tiêu chí về vị trí và hình thức biểu đạt 77
2.3.2. Tiêu chí về đặc điểm ngữ nghĩa 80
2.3.3. Tiêu chí về đặc điểm ngữ dụng 84
2.4. Tiểu kết 86
Chƣơng 3. CÁC TRƢỜNG HỢP CHỦ NGỮ ĐIỂN MẪU TRONG CÂU TIẾNG
VIỆT 90
3.1. Dẫn nhập 90
3.2. Chủ ngữ điển mẫu của các câu có hệ từ “là” 91
3.2.1. Các loại chủ ngữ điển mẫu trong câu có hệ từ “là” 91
3.2.2. Các tiêu chí ngữ pháp 98
3.2.3. Các tiêu chí ngữ nghĩa và ngữ dụng 101

v
3.3. Chủ ngữ điển mẫu của các câu không có hệ từ “là” (các câu có trật tự
SV(O) thông thƣờng). 105
3.3.1. Các vai nghĩa của chủ ngữ điển mẫu 106
3.3.1.1. Chủ ngữ là tác thể, hành thể 106
3.3.1.2. Chủ ngữ là chủ thể tính chất, phẩm chất 111
3.3.1.3. Chủ ngữ là nghiệm thể (expriencer) 113
3.3.1.4. Chủ ngữ là chủ sở hữu (possessor) 115
3.3.1.5. Chủ ngữ là chủ thể so sánh 115
3.3.2. Các tiêu chí ngữ pháp và ngữ dụng 120
3.4. Tiểu kết 123
Chƣơng 4. CÁC TRƢỜNG HỢP CHỦ NGỮ KHÔNG ĐIỂN MẪU TRONG CÂU
TIẾNG VIỆT 124
4.1. Dẫn nhập 124
4.2. Chủ ngữ không điển mẫu của các câu có hệ từ “là” 124
4.2.1. Chủ ngữ được cấu tạo bởi động từ/tính từ 125
4.2.2. Chủ ngữ được cấu tạo bởi một kết cấu C-V 127
4.2.3. Chủ ngữ được cấu tạo bởi giới từ hoặc ngữ giới từ 128

4.3. Chủ ngữ không điển mẫu của các câu không có hệ từ “là” 130
4.3.1. Chủ ngữ là thể từ/ngữ thể từ 130
4.3.1.1. Chủ ngữ có vai nghĩa “nguyên nhân” 130
4.3.1.2. Chủ ngữ có vai nghĩa “phƣơng tiện, công cụ” 131
4.3.1.3. Chủ ngữ có vai nghĩa “vị trí, vật chứa” 134
4.3.1.4. Chủ ngữ có vai nghĩa “đối thể, tiếp thể” 136
4.3.2. Chủ ngữ là động từ/động ngữ, tính từ/tính ngữ và kết cấu C-V 141
4.3.3. Chủ ngữ của các câu có thành tố chỉ không gian cấu tạo bởi cấu trúc
“thời vị từ + X” đứng đầu 143
4.3.3.1. Trƣờng hợp câu tồn tại 144
4.3.3.2. Trƣờng hợp câu thƣờng đƣợc xem là có chủ ngữ đảo trí 151
4.3.3.3. Trƣờng hợp câu thƣờng đƣợc xem là có chủ ngữ zero (chủ ngữ tỉnh
lƣợc) 157
4.3.4. Chủ ngữ của các câu có thành tố chỉ thời gian đứng đầu 159
4.3.5. Các trường hợp chủ ngữ đảo trí 161

vi
4.3.6. Chủ ngữ zero 164
4.3.6.1. Chủ ngữ zero hồi chỉ 166
4.3.6.2. Chủ ngữ zero là chủ thể phát ngôn hoặc đối tƣợng tiếp nhận 170
4.3.7. “Nó” với vai trò là chủ ngữ thực và chủ ngữ hình thức 172
4.3.8. Chủ ngữ của một số kiểu câu khác 175
4.4. Tiểu kết 180
4.4.1. Mức độ đáp ứng tiêu chí điển mẫu của các trường hợp chủ ngữ phi điển
mẫu 180
4.4.2. Mô hình phạm trù chủ ngữ 183
4.4.3. Nhận xét chung 184
KẾT LUẬN 186
CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 190
TÀI LIỆU THAM KHẢO 191

NGUỒN TƢ LIỆU TRÍCH DẪN TRONG LUẬN ÁN 201

vii
Danh mục các bảng
Bảng 1.1. Ví dụ (1) phân tích phối hợp 3 kiểu cấu trúc của câu 27
Bảng 1.2. Ví dụ (2) phân tích phối hợp 3 kiểu cấu trúc của câu 27
Bảng 1.3. Ví dụ (1) phân tích phối hợp 3 kiểu chủ thể có mặt trong câu 28
Bảng 1.4. Ví dụ (2) phân tích phối hợp 3 kiểu chủ thể có mặt trong câu 28
Bảng 1.5. Ví dụ (3) phân tích phối hợp 3 kiểu chủ thể có mặt trong câu 28
Bảng 1.6. Ví dụ (4) phân tích phối hợp 3 kiểu chủ thể có mặt trong câu 28
Bảng 2.1. Mối tƣơng quan giữa các đặc trƣng của 3 loại hình chủ ngữ 69
Bảng 2.2. Ví dụ về một câu đầy đủ các thành phần câu theo quan điểm của Nguyễn
Văn Hiệp. 73
Bảng 2.3. Tóm tắt khả năng đảm nhiệm các vai nghĩa của chủ ngữ trong tiếng Pháp
(Nguyễn Văn Bằng) 81
Bảng 2.4. Tóm tắt khả năng đảm nhiệm các vai nghĩa của chủ ngữ trong tiếng Việt
(Nguyễn Văn Bằng) 82
Bảng 3.1. Ví dụ về cấu trúc cú pháp “Danh là Danh” thể hiện sự thể quan hệ thuộc
tính 95
Bảng 3.2. Ví dụ (1) về cấu trúc cú pháp “Danh là Danh” thể hiện sự thể quan hệ
đồng nhất 95
Bảng 3.3. Ví dụ (2) về cấu trúc cú pháp “Danh là Danh” thể hiện sự thể quan hệ
đồng nhất 96
Bảng 3.4. Bảng đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chí chủ ngữ điển mẫu của các thành
tố trong ví dụ kiểu “Cơm bà ấy ăn bữa ba bát” 128
Bảng 4.1. Mức độ đáp ứng bộ tiêu chí của chủ ngữ trong câu có hệ từ “là” 130
Bảng 4.2. Mức dộ đáp ứng tiêu chí điển mẫu của chủ ngữ đƣợc cấu tạo bởi thể
từ/thể ngữ 141
Bảng 4.3. Mức độ đáp ứng tiêu chí điển mẫu của các chủ ngữ không đƣợc cấu tạo
bởi thể từ 159

Bảng 4.4. Mức độ đáp ứng tiêu chí điển mẫu của nhóm chủ ngữ đảo trí 164
Bảng 4.5. Mức độ đáp ứng tiêu chí điển mẫu của chủ ngữ zero 172
Bảng 4.6. Mức độ đáp ứng tiêu chí điển mẫu của “nó” với tƣ cách là chủ ngữ thực
và chủ ngữ hình thức 175
Bảng 4.7. Bảng tổng hợp mức độ đáp ứng tiêu chí điển mẫu của các loại chủ ngữ
180
Bảng 4.8. Bảng phân loại cấp độ thành viên trong phạm trù chủ ngữ 182
Bảng 4.9. Bảng phân loại các cấp độ chủ ngữ phi điển mẫu 183

viii
Bảng 4.10. Bảng thống kê số lƣợng chủ ngữ điển mẫu và không điển mẫu trong 6
truyện ngắn, 1 truyện dài và 2 phóng sự. 184


ix
Danh mục các hình vẽ, đồ thị

Mô hình 3.1. Quá trình đồ chiếu khái niệm “table” lên mốc định vị “under” 100
Mô hình 3.2. Quá trình đồ chiếu “the newspaper” lên mốc định vị “under the
table” 100
Mô hình 3.3. Mô hình truyền năng lƣợng từ F đến G 107
Mô hình 3.4 Lấy hình trong ngôn ngữ 118
Mô hình 4.1 Phạm trù chủ ngữ trong tiếng Việt 183

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cú pháp học là miêu tả cấu trúc cú
pháp của câu. Trong hầu hết các đường hướng miêu tả, việc xác định các thành
phần câu với tư cách là những nhãn hiệu (label) cấu trúc đóng một vai trò rất quan

trọng. Tuy nhiên, việc xác định thành phần câu là một việc làm không đơn giản.
Vấn đề xác định thành phần câu cho đến nay vẫn là một vấn đề còn gây tranh cãi rất
nhiều, trong đó việc xác định thành phần chủ ngữ - thành phần chủ chốt trong cơ
cấu ngữ pháp của bất kỳ ngôn ngữ nào – có thể được coi là nhiệm vụ gian nan nhất,
bởi lẽ có quá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định thành phần câu này, hay
nói cách khác, thành phần câu này là nơi giao cắt của nhiều bình diện khác nhau của
câu. Đã có một số công trình, luận án… bàn về cách xác định chủ ngữ tiếng Việt
cũng như đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề thành phần câu tiếng Việt
nói chung, song các quan điểm vẫn chưa đi tới sự nhất trí.
Sự không thống nhất trong các quan điểm còn khiến các nhà ngôn ngữ học
thậm chí đã đưa ra giả thuyết “tiếng Việt không có chủ ngữ” (Cao Xuân Hạo) và
nghi ngờ tư cách xác đáng của cấu trúc chủ- vị được áp dụng lâu nay để miêu tả cấu
trúc cú pháp của câu tiếng Việt. Cũng có một số tác giả, dù không nghi ngờ sự tồn
tại của chủ ngữ tiếng Việt, song cũng nhận định rằng, việc xác định chủ ngữ không
phải là điều dễ dàng, cần phải xác lập các tiêu chí chặt chẽ thì mới có thể xác định
được. Nhiều tiêu chí đã được đưa ra để nhận diện thành phần quan trọng này của
câu, cả các tiêu chí hình thức và ngữ nghĩa… Song, như lịch sử nghiên cứu cú pháp
tiếng Việt cho thấy, đây là một việc làm hết sức khó khăn bởi hiện thực nhiều chiều
kích của câu bao giờ cũng phức tạp hơn rất nhiều so với những lập thức lí thuyết
ban đầu, có lẽ bởi vậy mà đến hiện nay vẫn chưa có một mô hình, một cách giải
quyết nào thỏa đáng được đưa ra.
Nguyên nhân sâu xa của sự tranh luận và bàn cãi về vấn đề tiếng Việt có hay
không có chủ ngữ này, chính là bản chất cú pháp của tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn

2
lập điển hình với câu hỏi mà cho đến nay các nhà ngữ pháp vẫn chưa thống nhất
được câu trả lời: “tiếng Việt là ngôn ngữ thiên về chủ ngữ hay thiên về chủ đề”?
Trước những vấn đề đặt ra, chúng tôi muốn bắt đầu tiếp cận vấn đề chủ ngữ dưới
một góc nhìn mới: “lý thuyết điển mẫu” (Prototype Theory) để tìm đến câu trả lời
mà chúng tôi hy vọng là có nhiều thỏa đáng. Đây là một lý thuyết hiện được áp

dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt có hiệu quả khi áp dụng cho
những hiện tượng, sự vật có ranh giới phạm trù không rõ ràng. Trong tiếng Việt,
việc nghiên cứu lý thuyết điển mẫu như một chỗ dựa để xác định các vấn đề tâm và
biên đã được ứng dụng trong nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa. Vậy trong lĩnh vực ngữ
pháp, khả năng áp dụng lý thuyết điển mẫu có thể đạt hiệu quả tới đâu? Trong luận
án này chúng tôi sẽ áp dụng lý thuyết điển mẫu vào việc nghiên cứu thành phần
chủ ngữ mà mục đích hướng đến là dựng nên một bức tranh về phạm trù chủ ngữ
của câu tiếng Việt với nhiều loại chủ ngữ khác nhau cùng những đặc điểm riêng của
chúng, những đặc điểm quyết định chúng sẽ ở vùng tâm (điển mẫu) hay vùng biên
(không điển mẫu) của phạm trù này.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thành phần chủ ngữ trong các câu đơn tiếng
Việt. Câu ghép và câu phức thực ra chỉ là sự mở rộng cấu trúc của câu đơn, bởi vậy
chúng tôi chỉ khảo sát chủ ngữ ở câu đơn với tư cách là cấu trúc cơ bản nhất.

- Phạm vi nghiên cứu
Với đối tượng nghiên cứu là thành phần chủ ngữ trong các câu đơn tiếng
Việt, chúng tôi khảo sát câu trong các văn bản (báo chí, sách truyện), và thu thập tư
liệu theo chiều dài thời gian từ những năm 30 của thế kỷ 20 đến nay. Ngoài ra,
nguồn tư liệu được mở rộng ở cả phạm vi báo mạng, hay lời nói trực tiếp, để ngữ
liệu khảo sát được đa diện và phong phú hơn, tức tư liệu của chúng tôi không chỉ là
tiếng Việt viết (written) mà còn là tiếng Việt nói (spoken).


3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Áp dụng lý thuyết điển mẫu vào việc xem xét chủ ngữ trong tiếng Việt,
chúng tôi muốn bắt đầu chỉ ra các cơ sở xác lập một điển mẫu chủ ngữ, bao gồm
các tiêu chí chung để từ đó xem xét các thành phần có thể đóng vai trò làm chủ ngữ

trong câu. Nếu thành phần nào đáp ứng được các tiêu chí như vậy, thì thành phần đó
sẽ được xem là chủ ngữ điển mẫu. Tuy nhiên, trường hợp các thành phần không đáp
ứng được đầy đủ các tiêu chí trong danh sách thì có nhất thiết bị loại ra khỏi phạm
trù chủ ngữ không? Có trường hợp ngoại lệ không, tức có thể nghĩ đến các chủ ngữ
không điển mẫu không? Và trong trường hợp này thì các chủ ngữ không điển mẫu
sẽ được xem xét như thế nào? Tổng hợp tất cả các kết quả nghiên cứu trên, luận án
sẽ góp ý kiến vào việc trả lời câu hỏi lý thuyết: về mặt loại hình học cú pháp tiếng
Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào: thiên chủ ngữ (Subject- prominent) hay thiên
chủ đề (Topic-prominent), tiếng Việt có chủ ngữ hay không, có thể dùng bộ khái
niệm cấu trúc cú pháp nào để miêu tả câu tiếng Việt?

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đặc thù của luận án là phương pháp miêu tả và
phân loại theo tinh thần của lý thuyết điển mẫu. Nhất quán với tinh thần phân chia
các thành viên theo mức độ trong phạm trù chứ không theo sự phân biệt rành ròi
giữa “có” và “không”, chúng tôi tiến hành phân tích, miêu tả các trường hợp rất cụ
thể để có thể xếp loại theo một mức độ hợp lý nhất. Thông qua việc phân tích, miêu
tả, luận án sẽ tìm ra được các thang độ đi từ tâm ra biên của các thành viên trong
phạm trù chủ ngữ. Với logic như vậy, phương pháp luận của luận án là phương
pháp quy nạp, các nhận định được nêu ra dựa trên dữ liệu thu được từ các thủ pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phân tích cú pháp (theo mô hình tam diện của ký hiệu học);
- Các thủ pháp so sánh tương phản, thay thế, tỉnh lược, cải biến, chêm xen
- Phương pháp định lượng, định tính;
- Phương pháp đối chiếu (đối chiếu với cứ liệu tiếng Anh);

4
- Các kỹ năng phân tích, thống kê, xử lý tư liệu bằng phần mềm SPSS lược
đồ, bảng biểu hỗ trợ cho các miêu tả định lượng.
5. Ý nghĩa và đóng góp

Luận án sẽ tiến hành nghiên cứu điển mẫu áp dụng cho chủ ngữ ở mức độ cụ
thể nhất có thể, nhằm tránh những khó khăn lâu nay trong việc xác định và phân
loại. Việc chỉ ra các ngoại lệ và các chủ ngữ không điển mẫu chắc chắn sẽ giúp
tránh được cái nhìn phiến diện trong nghiên cứu, mà vẫn không làm mất tính thống
nhất của các thành phần vốn chỉ khác nhau về mức độ. Đường hướng này sẽ giải
quyết được những khó khăn mà đường hướng nghiên cứu các vấn đề dựa trên cách
định nghĩa theo danh sách đặc trưng (essential features) đã gặp phải và không tài
nào giải quyết được.
Về mặt lí luận, từ cứ liệu của tiếng Việt, luận án sẽ góp phần làm phong phú
hơn lí thuyết điển mẫu trong nghiên cứu cú pháp, góp phần làm sáng tỏ hơn những
vấn đề lí thuyết liên quan đến loại hình học cú pháp, cụ thể là góp phần trả lời câu
hỏi: tiếng Việt là ngôn ngữ thiên về chủ ngữ hay thiên về chủ đề?
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có thể ứng dụng trong
việc biên soạn sách giáo khoa tiếng Việt, sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
và các sách giảng dạy ngữ văn.
Cái mới của luận án: Như mọi người đều biết, thành phần chủ ngữ trong
tiếng Việt đã là đối tượng quen thuộc của nhiều công trình nghiên cứu về cú pháp
lâu nay. Và trong thời gian gần đây lý thuyết điển mẫu cũng đã bắt đầu xuất hiện
trên những bài báo, công trình nghiên cứu về từ vựng, ngôn ngữ học xã hội, hay cú
pháp (câu điều kiện, câu đặc biệt…) trong tiếng Việt. Tuy nhiên, áp dụng lý thuyết
điển mẫu để nghiên cứu thành phần chủ ngữ trong câu tiếng Việt lại là một đường
hướng chưa có tác giả nào thực hiện. Luận án sẽ góp phần vào việc tìm một hướng
đi mới cho việc giải quyết một vấn đề của cú pháp tiếng Việt nói riêng và cú pháp
nói chung, và chúng tôi tin rằng các kết quả đạt được của luận án sẽ góp phần giúp
lý thuyết điển mẫu được áp dụng sâu rộng hơn trong các nghiên cứu về cú pháp, nơi

5
mà ranh giới mờ giữa các phạm trù luôn hứa hẹn là mảnh đất tốt cho lí thuyết này
phát huy tính hiệu quả
6. Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 4 chương nội dung:
Chương 1. Lịch sử vấn đề và Cơ sở lý thuyết
Trong phần lịch sử vấn đề, chúng tôi tổng kết lại các khuynh hướng nghiên
cứu về thành phần “chủ ngữ” nói riêng, kết cấu “chủ- vị” nói chung của các tác giả
trong nước và trên thế giới. Trong đó, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến các nghiên
cứu gần đây theo khuynh hướng đặt ra nghi vấn “có hay không có chủ ngữ trong
tiếng Việt”.
Phần Cơ sở lý thuyết trình bày tập trung vào lý thuyết chính của luận án: Lý
thuyết điển mẫu. Thông qua việc tóm tắt các công trình nghiên cứu lý thuyết điển
mẫu trên thế giới và trong nước, đồng thời tham khảo một số áp dụng của lý thuyết
điển mẫu vào nghiên cứu cú pháp, chúng tôi đề xuất cách áp dụng lý thuyết điển
mẫu trong nghiên cứu thành phần chủ ngữ tiếng Việt.
Chương 2. Cơ sở xác lập và bộ tiêu chí xác định chủ ngữ điển mẫu
Chương này trình bày các bộ tiêu chí được luận án lấy làm nền tảng (bộ tiêu
chí của Keenan, Dyvik, các tác giả Việt ngữ học ), đồng thời xây dựng nên bộ tiêu
chí thích hợp để xác định chủ ngữ điển mẫu trong câu tiếng Việt gồm 3 nhóm tiêu
chí là: tiêu chí ngữ pháp, tiêu chí ngữ nghĩa, và tiêu chí ngữ dụng.
Chương 3. Các trường hợp chủ ngữ điển mẫu trong câu tiếng Việt
Thông qua số liệu thống kê và miêu tả các ví dụ, luận án tổng hợp lại các
kiểu câu có chủ ngữ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí đề ra trong bộ tiêu chí điển
mẫu. Các trường hợp này sẽ được khảo sát cụ thể ở tất cả các bình diện.
Chương 4. Các trường hợp chủ ngữ không điển mẫu trong câu tiếng Việt
Chương này sẽ miêu tả, phân tích và gom nhóm các trường hợp chủ ngữ
không phải là chủ ngữ điển mẫu (không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí). Thông
qua việc miêu tả và phân tích trên cả 3 bình diện, các trường hợp chủ ngữ này sẽ
được sắp xếp theo thang độ (có 5 cấp độ từ gần tâm đến xa tâm) tùy theo số lượng

6
tiêu chí mà chúng đáp ứng được. Từ đó, chúng tôi xây dựng sơ đồ (từ tâm ra biên)
của các thành viên điển mẫu và phi điển mẫu trong phạm trù chủ ngữ.



7
Chƣơng 1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Các khuynh hƣớng nghiên cứu “chủ ngữ” trong các trƣờng phái ngôn
ngữ học
1.1.1. Khuynh hướng cổ điển
Thuật ngữ chủ ngữ xuất hiện trong các tác phẩm về logic hình thức của
Aristotle từ những năm 300 trước công nguyên. “Bằng việc sáng lập ra logic học và
gắn liền với nó là việc nghiên cứu sự biểu đạt tư duy bằng ngôn ngữ, Aristotle là
người sáng lập ra ngữ pháp học logic mà ngày nay, người ta còn thấy ảnh hưởng sâu
đậm trong ngữ pháp nhà trường cũng như trong ngữ pháp khoa học ở châu Âu và
thế giới” [64: 153]. Trong đó, chủ ngữ (hay chủ từ) được hiểu như một trong hai bộ
phận cấu thành nên phán đoán gồm S (subject – chủ ngữ) và P (predicate – vị ngữ)
được viết dưới dạng S là/không là P. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, vào thời kì của
Aristotle, khi bàn về ngôn ngữ người ta chưa đưa ra một khái niệm về chủ ngữ một
cách cụ thể, mà chỉ đề cập đến thuật ngữ mà sau này được hiểu như chủ ngữ/chủ từ,
đó là ónóma. Sở dĩ Aristotle cho rằng “ónóma và réma đã phần nào mang ý nghĩa
của danh từ và động từ, vì ông đã dựa vào những tiêu chí hình thái học; réma có ý
nghĩa độc lập, kèm theo sắc thái về thời gian, còn ónóma thì không có sắc thái về
thời gian, mà là những tên gọi thuộc giống đực, giống cái hay giống trung. Tuy vậy,
ở nhiều chỗ, réma bao gồm cả tính từ vẫn được tác giả coi như “vị ngữ” (dùng thuật
ngữ của ngôn ngữ học hiện đại) và ónóma cũng vẫn mang ý nghĩa của chủ ngữ.
Không tách biệt từ loại và chức năng cú pháp là một trong những đặc điểm của ngữ
pháp học thời này” [64: 151].
Trong một thời kì dài, logic học có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến cách
phân tích và lí giải về ngôn ngữ. Đặc biệt đến thế kỉ 17, do ảnh hưởng của logic học
Aristotle, sự ra đời của cuốn “Ngữ pháp tổng quát và duy lý” do Arnauld và
Lancelot – 2 nhà giáo của tu viện Port-Royal - soạn năm 1660 đánh dấu một bước

ngoặt của ngữ pháp học, mà cũng là của ngôn ngữ học châu Âu. Hai tác giả Arnauld

8
và Lancelot đã đề cập đến thuật ngữ “chủ từ” (tương ứng với cách gọi “chủ ngữ”
hiện tại) với tư cách là một thành tố của phán đoán “Phán đoán mà ta tiến hành đối
với các vật như khi tôi nói quả đất tròn (la terre est ronde), gọi là MỆNH ĐỀ; và thế
là mọi mệnh đề bao gồm hai thành phần: một là chủ từ, là cái được ta khẳng định,
như quả đất chẳng hạn; và hai là thuật từ (attribut) là điều mà người ta khẳng định
như tròn chẳng hạn: ngoài ra còn mối nối giữa hai thành phần là est”. [64: 299].
Mặc dù không chú ý nhiều đến cú pháp ngôn ngữ mà chỉ chú ý đến cú pháp
phán đoán, các tác giả cũng đã nêu ra một số quan điểm về thành phần gọi là chủ
ngữ và các quy tắc liên quan đến chủ cách như sau:
- Không bao giờ ta gặp chủ cách mà không có quan hệ với một động từ nào
đó.
- Không có động từ nếu không có chủ cách của nó, dù là được biểu lộ hay
được hiểu ngầm là có. Bởi vì thuộc tính của động từ là bày tỏ sự khẳng định, cho
nên đòi hỏi chủ từ phải được khẳng định.
(Dẫn theo [64: 301])
Như vậy có thể thấy, ngữ pháp học Port-Royal bị chi phối mạnh mẽ bởi logic học
của Aristotle và triết học duy lí của Baycon, Leibniz và Descartes (mà đặc biệt là
Descartes). Theo đó, ngữ pháp Port-Royal đã đồng nhất ngôn ngữ với tư duy, logic,
đồng nhất câu và phán đoán, đồng nhất chủ ngữ của câu với chủ từ của phán đoán,
cũng như đồng nhất vị ngữ của câu với vị từ (thuật từ) của phán đoán. Điều này
cũng thể hiện một cái nhìn hình thái học đối với phạm trù “chủ ngữ”.
Tuy nhiên, như ngày nay mọi người đều biết, tư duy và ngôn ngữ, logic và
ngữ pháp không thể đồng nhất mặc dù giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Việc áp
dụng một ngữ pháp phổ quát cho mọi ngôn ngữ cũng là một điều không thể. Ngữ
pháp Port-Royal chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu một vài thứ tiếng châu Âu mà lại
khái quát lên cho mọi ngôn ngữ là một điều hết sức sai lầm và dẫn đến nhiều mâu
thuẫn về sau. Tuy vậy, ngữ pháp Port-Royal cũng đã chứng tỏ được tầm ảnh hưởng

của mình cả về bề rộng và bề dài lịch sử về sau. Bằng chứng là trong suốt thế kỷ
XVIII, “mọi công trình ngôn ngữ hay triết lý – ngôn ngữ ở thế kỷ này đều mang

9
theo ảnh hưởng của ngữ pháp Port-Royal” dưới dạng này hay dạng khác [64: 315].
Chẳng hạn, về khái niệm chủ ngữ/chủ từ, tác giả Đuy Macxe (Các nguyên lý ngữ
pháp học) đã lập luận: chủ từ phải đặt trước động từ vì “tự nhiên và lí trí dạy ta
rằng: 1/Cần tồn tại mới có thể hoạt động; 2/cần tồn tại mới có thể là đối tượng của
một hoạt động nào đó; 3/cần tồn tại trong hiện thực hay trong sự tưởng tượng thì
mới có thể định nghĩa được” [64: 320] hay Vico cho rằng “mệnh đề cần phải có một
chủ từ” nên “danh từ ra đời dần dần, trước động từ… Động từ xuất hiện sau cùng”
[64: 341].
Khuynh hướng ngữ pháp duy lý Port-Royal cũng đã có những ảnh hưởng sâu
rộng đến ngữ pháp tiếng Việt thời kì đầu tiên.
Tuy nhiên, khuynh hướng tâm lý tự nhiên của ngôn ngữ học lí thuyết về sau
đã bắt đầu có sự thay đổi. Không đồng nhất ngôn ngữ với tư duy (mà chỉ xem ngôn
ngữ là công cụ tạo nên tư tưởng, là phương tiện cơ bản của tư duy và của ý thức)
nên Potebnja không tán thành quan điểm của trường phái logic về quan hệ giữa câu
và mệnh đề (phán đoán) và cho rằng mệnh đề ngữ pháp nói chung không đồng nhất
với mệnh đề logic ([64: 453]. Bởi vậy ông thừa nhận những mô hình câu không chủ
ngữ: “Sự phát triển của câu không chủ ngữ chứng tỏ cố gắng thay thế danh từ ngay
cả khi nó làm chủ ngữ. Ví dụ Gremit! (Sấm vang). Câu không chủ ngữ hiện còn ít
nhưng theo sự phát triển của ngôn ngữ, loại câu ấy sẽ nhiều thêm”. Bên cạnh đó,
ông cho rằng đặc điểm của chủ ngữ là danh cách của động từ (dẫn theo Nguyễn
Kim Thản [64: 453]).
Cách tiếp cận cấu trúc cú pháp câu từ góc độ hình thái học, định nghĩa chủ
ngữ là “danh ngữ có hình thái ở danh cách” đã đề cập đúng cương vị ngữ pháp của
chủ ngữ trong câu, tức là chủ ngữ ngữ pháp. Mặc dù vậy, do không phải ngôn ngữ
nào cũng có hiện tượng biến cách của danh từ và hình thức nhân xưng của động từ
nên đây không phải là một đặc điểm phổ quát.

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, với sự phát triển của khuynh hướng Ngữ
pháp trẻ với trường phái Laixich, trên quan điểm tâm lý học, Fortunatov có cách
tiếp cận độc đáo về cú pháp học. Mối quan hệ của các biểu tượng với nhau thường

10
được gọi là các phán đoán tâm lí, trong đó có thể chia làm 2 phần: phần thứ nhất
“do phần thứ hai tiền giả định, gọi là chủ ngữ tâm lý”, và phần thứ hai “trong mối
quan hệ với phần thứ nhất, gọi là vị ngữ tâm lý”. Chủ ngữ tâm lý là biểu tượng hay
phức thể biểu tượng hiện ra trước tiên trong ý thức của người nói hay người nghe.
“Từ góc nhìn của ngôn ngữ, mỗi phán đoán tâm lý gồm có ba yếu tố: 1) biểu tượng
của đối tượng tư tưởng thứ nhất thuộc phạm trù sự vật tính; 2) biểu tượng của đối
tượng thứ hai (thường thuộc phạm trù vận động); 3) quan hệ hay sự khuyết quan hệ
của các đối tượng ấy. Hình thức biểu đạt phán đoán tâm lý là câu. Song phân tích
câu về mặt ngữ pháp có thể không trùng hợp với phân tích phán đoán tâm lý.
Ví dụ: phán đoán tâm lý NN priekhal iz Moskvy (NN từ Moskva tới) có chủ
ngữ tâm lý “NN priekhal” (sự kiện đã biết), và vị ngữ tâm lý “iz Moskvy” (nêu điều
mới) [64: 471].
Nhưng phán đoán “Priekhal NN” lại có Priekhal là chủ ngữ tâm lý (điều đã
biết) và NN (thông báo mới) là vị ngữ tâm lý, hay khi priekhal NN tham gia vào vị
ngữ tâm lý thì chủ ngữ tâm lý lại là một biểu tượng ở ngoài ngôn ngữ.
Như vậy, Fortunatov có quan điểm động về mối quan hệ giữa các phạm trù
tâm lý và logic. Cách tiếp cận này có ảnh hưởng mạnh đối với lý thuyết chia câu
theo thành phần thông tin trọng yếu của trường phái Praha thế kỷ XX (còn được gọi
tên là lí thuyết phân đoạn thực tại hay lí thuyết phân đoạn thông tin).
Để thoát ra khỏi cách tiếp cận hình thái học, một số nhà ngôn ngữ học (tiêu
biểu như A.A.Reformatskij) đã dựa vào cơ sở lí thuyết ngữ đoạn, theo đó ngữ đoạn
được chia ra hai loại: ngữ đoạn vị tính và ngữ đoạn phi vị tính. Ngữ đoạn vị tính là
ngữ đoạn có mối quan hệ biểu thị sự phụ thuộc của hai thành phần có mối liên hệ
bắt buộc về thời và thức. Và từ đó, chủ ngữ được định nghĩa: “Chủ ngữ là cái được
xác định có tính chất tuyệt đối, là thành phần được xác định của ngữ đoạn vị tính.”

[61: 20]. Tuy nhiên cách tiếp cận thuần túy cấu trúc này vẫn gặp phải rất nhiều hạn
chế, ví dụ như phạm trù thời không phải là phạm trù đặc thù của ngữ đoạn vị tính.

11
1.1.2. Khuynh hướng cấu trúc và khuynh hướng chức năng
Có thể coi L.Bloomfield là đại diện cho khuynh hướng cấu trúc, ông định
nghĩa chủ ngữ là thành phần “có vẻ giống đồ vật hơn” (more object-like) và phần
còn lại là vị ngữ. Cái phần “có vẻ giống đồ vật hơn” thực ra là một cách nói đến
danh ngữ, tuy nhiên cách định nghĩa này không làm rõ được chức năng và đặc tính
ngữ pháp của danh ngữ làm nhiệm vụ chủ ngữ.
Akhmanova định nghĩa về chủ ngữ trong Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học là
thành phần chính của câu song phần, về phương diện ngữ pháp không lệ thuộc vào
các thành phần khác của câu, dùng để chỉ sự vật làm đề tài cho điều được thông báo
trong vị ngữ, nghĩa là cái ngữ đoạn (hay từ) biểu thị cái đối tượng của tư duy mà
nhờ đó nội dung của điều phát ngôn trong câu được xác định và nêu rõ.
Tuy nhiên, cách định nghĩa của các tác giả theo khuynh hướng cấu trúc, như
R.H.Robins nhận xét, đã không phân biệt chủ ngữ với tư cách là thành phần của câu
với chủ ngữ logic, chủ ngữ tâm lý.
Người đầu tiên định nghĩa chủ ngữ trên quan điểm chức năng là A. Martinet.
A. Martinet cho rằng, thành phần chủ yếu của câu là vị ngữ, còn chủ ngữ được xác
định là nhờ quan hệ nổi bật với vị ngữ so với các thành phần khác. Tác giả đưa ra
khái niệm “khai triển” (hay mở rộng) để định nghĩa: “Chủ ngữ là thành phần khai
triển của vị ngữ để cho kết hợp chủ ngữ - vị ngữ thành một câu”. Từ đó, có thể xác
định chủ ngữ bằng cách loại bỏ các thành phần câu khác, sau đó chỉ còn lại cái lõi
mà vẫn không mất tính chất câu, sẽ bao gồm chủ ngữ và vị ngữ. Cách miêu tả chủ
ngữ của A. Martinet có phần giống với cách miêu tả sự tình trong câu của Tesnière
được trình bày dưới đây, nhưng có bổ sung thêm một số tiêu chí hình thức (sau này
được các nhà Việt ngữ tiếp thu để nhận diện chủ ngữ tiếng Việt). Các tiêu chí hình
thức đó là:
- Đặc trưng vị trí của chủ ngữ là đứng trước vị ngữ

- Đặc trưng về tính không thể lược bỏ của chủ ngữ
- Đặc trưng về sự phù ứng với động từ của chủ ngữ
- Đặc trưng về tính không phổ quát

12
- Có thể tham gia vào quá trình cải biến câu bị động (một đặc trưng của các
ngôn ngữ thiên chủ ngữ)
Sau này, E.Keenan đã vận dụng khái niệm đa nhân tố (Multi – Factor concept) để
miêu tả một khái niệm chủ ngữ phổ quát trên cơ sở nghiên cứu hàng trăm ngôn ngữ
trên thế giới. Theo tác giả, có thể lập ra một khái niệm chủ ngữ chung cho mọi ngôn
ngữ, mà chủ ngữ trong mỗi ngôn ngữ, bằng cách này hay cách khác, đều có thể đạt
tới được ở một mức độ nào đó. Tác giả đã lập ra một bộ gồm 30 tiêu chí, thể hiện
trên cả 3 bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, và hình thức. Cách làm này tuy rằng có
tính sáng tạo, nhưng trên thực tế không thể thành công, bởi các ngôn ngữ trên thế
giới không cùng chung một loại hình nên chủ ngữ trong các ngôn ngữ không thể
cùng có một bộ tiêu chí như vậy được, đó là chưa kể đến sự thể rằng không tìm thấy
ngôn ngữ nào mà chủ ngữ của nó thỏa mãn đầy đủ tất cả 30 tiêu chí như vậy (Cao
Xuân Hạo 1991).
Simon Dik, theo khuynh hướng ngữ pháp chức năng hiện đại, đã phân biệt rõ
ràng ba bình diện chức năng của ngôn ngữ: nghĩa học, kết học, và dụng học. Từ đó,
tác giả xác định chủ ngữ là một chức năng cú pháp thuộc bình diện chức năng cú
pháp. “Chủ ngữ xuất hiện trong câu như một sự vận dụng một chức năng cú pháp để
biểu hiện một số chức năng nghĩa học thuộc bình diện chức năng nghĩa học” [84:
13]. Và tác giả định nghĩa chủ ngữ “như một thành tố chỉ cái thực thể được coi như
điểm xuất phát cho việc giới thiệu một sự tình trong đó nó tham gia. Việc thuyết
minh chủ ngữ có thể được hỗ trợ nhờ những thuộc tính ngữ pháp” [84: 87-88].
Halliday cũng đề ra mô hình tam phân, nhưng cái gọi là “mô hình tam phân”
trong ngữ pháp chức năng của Halliday không giống với mô hình tam phân trong
trình bày của Simon Dik. Mô hình tam phân không chia theo ba bình diện nghĩa
học, kết học và dụng học, mà cả ba bình diện này đều thuộc mặt nghĩa (ý niệm –

ideational, liên nhân – interpersonal, văn bản – textual). Trong đó, thành tố chủ ngữ
được tác giả đặt vào bình diện nghĩa liên nhân (như một thành tố trong cấu hình
“thức+phần dư” dùng để thể hiện nghĩa liên nhân), khác hẳn với các tác giả khác
thường đặt vào bình diện cú pháp thuần túy.

13
Tuy nhiên, không phải học giả nào cũng đồng ý với quan điểm “chủ ngữ tồn
tại trong mọi ngôn ngữ”. Có thể thấy luận điểm này trong các khuynh hướng ngữ vị
học (các tác giả đi tìm các đặc điểm cấu trúc thuần túy của các kiểu kết cấu ngữ
đoạn như kết cấu hướng tâm và kết cấu ly tâm), trường phái miêu tả luận của Mỹ
(L.Hjelmslev, Z.S.Harris miêu tả câu theo phương pháp thành tố trực tiếp và thủ
pháp thay thế, tuy rằng vẫn có đề cập đến cấu trúc hai thành phần). Đặc biệt sự phê
phán sự phân đoạn chủ/vị có thể tìm thấy ở các tác giả như Tesnière và Fillmore, là
những tác giả theo khuynh hướng ngữ pháp ngữ nghĩa.
1.1.3. Khuynh hướng ngữ pháp ngữ nghĩa
L.Tesnière trong tác phẩm của mình đã để hẳn một chương để bác bỏ sự tồn
tại của các khái niệm này (chủ ngữ, vị ngữ) và bênh vực cho quan điểm ngữ pháp
phụ thuộc của mình (dẫn theo Lê Xuân Thại, 1994 [61]). Theo L.Tesnière, câu chỉ
có một đỉnh duy nhất là vị từ trung tâm và các thành tố khác đều phụ thuộc hay bị
khống chế bởi vị từ trung tâm của câu. Tác giả đã chỉ ra một số nhược điểm của
ngữ pháp truyền thống trong việc phân chia hai khái niệm “chủ ngữ - vị ngữ” và sự
phê phán này đã nhận được sự ủng hộ của Ch.J.Fillmore. Fillmore cho rằng
Tesnière hoàn toàn đúng khi nhận ra
sự phân chia chủ ngữ/vị ngữ là một sự nhập cảng vào lý thuyết ngôn ngữ
học từ cái logic hình thức của một khái niệm không được các sự thực của
ngôn ngữ ủng hộ, và hơn nữa, ông cũng chủ trương rằng sự phân chia đó đã
làm mờ đi rất nhiều cái song song về kết cấu giữa “chủ ngữ” và “bổ ngữ”.
Các loại quan sát mà một số học giả đã làm về những sự khác nhau giữa
ngữ đoạn “vị ngữ” và ngữ đoạn “chỉ định” có thể được chấp nhận mà
không hề phải tin rằng sự phân chia chủ ngữ/vị ngữ có đóng một vai trò,

trong các quan hệ cú pháp kết cấu sâu giữa các thành tố của các câu.
[29: 28-29]
Như vậy, các tác giả theo đường hướng ngữ pháp Tesnière cho rằng, cấu trúc
cú pháp của câu thực ra là một nút động từ và các diễn tố xung quanh làm bổ ngữ

14
cho nó. Về mặt ngữ nghĩa, câu gồm sự kiện (vị từ trung tâm) với các nhân vật (diễn
tố) và hoàn cảnh (chu tố). Sự phân chia chủ ngữ/vị ngữ là hoàn toàn không xác
đáng.
1.1.4. Khuynh hướng ngữ pháp tạo sinh
Tất cả các khuynh hướng lý thuyết ít nhiều đều có những mối liên quan, hoặc ít
nhất cũng chung một tên gọi với thành phần “chủ ngữ”. Nhưng trong ngữ pháp tạo
sinh, người ta cho rằng, mô hình ngữ pháp không phải là cấu trúc phẳng (theo kiểu
dàn hàng ngang C-V-B) mà là cấu trúc tầng bậc. Do đó, đơn vị trung tâm của cú
pháp không phải là các cấu trúc (constructions) nữa, mà thay vào đó là các trung
tâm chức năng (functional heads). Cái gọi là “chủ ngữ” trong ngữ pháp truyền
thống được thay thế bằng thuật ngữ 'specifier' (yếu tố loại biệt), thể hiện quan hệ
giữa các trung tâm chức năng trong mô hình (ngoài yếu tố loại biêt - specifier còn
có các yếu tố bổ sung - complement). Nếu như trong ngữ pháp truyền thống, trong
câu chỉ có một chủ ngữ, thì theo ngữ pháp tạo sinh, nhân tố loại biệt (specifier) có
thể có ở bất cứ quan hệ nào giữa các trung tâm chức năng (functional heads). Điều
này xuất phát từ việc quan sát thực tế: không có cái gọi là phổ niệm chủ ngữ giữa
các ngôn ngữ.
1.1.5. Khuynh hướng tri nhận
Muốn hiểu khuynh hướng tri nhận thì tốt nhất là đặt khuynh hướng này trong
sự so sánh mang tính đối trọng với ngữ pháp tạo sinh. Ngữ pháp tạo sinh là một loại
cú pháp hình thức, gồm một tập hợp những nguyên tắc tổ chức các tín hiệu mà
không cần quan tâm đến nghĩa của chúng. Như vậy ngữ pháp tạo sinh tiền giả định
một cách tiếp cận khách quan luận đối với sự tri nhận. Trong khi đó, ngữ pháp tri
nhận cho rằng các mô hình tri nhận (cognitive models) được gán nghĩa thông qua

mối liên hệ của chúng với kinh nghiệm, đặc biệt những kinh nghiệm có tính nghiệm
thân (embodiment). Theo đó, các thông số hình thức trong các kết cấu ngữ pháp
không độc lập với nghĩa mà là có nguyên do, và trong nhiều trường hợp thậm chí có
thể dự đoán trước dựa trên cơ sở ngữ nghĩa. Theo cách hiểu như vậy, nhiều bình

15
diện của cấu trúc cú pháp là có nguyên do, hay là hệ quả dựa trên cấu trúc của các
mô hình tri nhận.
Lakoff muốn chứng minh rằng các phạm trù xuyên tâm/lan tỏa (radial) có
mặt trong ngữ pháp và chúng có cùng chức năng như là các phạm trù xuyên tâm
trong từ vựng, chủ yếu là làm rõ mối quan hệ tương liên giữa dạng thức và nghĩa,
rằng phạm trù các cấu trúc của câu trong một ngôn ngữ được kiến tạo theo lối xuyên
tâm, với một tiểu phạm trù trung tâm và nhiều tiểu phạm trù phi trung tâm. Những
cấu trúc câu phi trung tâm có quan hệ một cách hệ thống với các cấu trúc câu trung
tâm theo kiểu lan tỏa, và quan hệ tương liên dạng thức-nghĩa của chúng phần lớn
nảy sinh từ mối quan hệ dạng thức-nghĩa của các cấu trúc trung tâm.
Lakoff chỉ trích những lí thuyết ngữ pháp trước ngữ pháp tri nhận, chủ yếu là
chỉ trích ngữ pháp tạo sinh, bằng những biện luận sau đây:
Thứ nhất, những lí thuyết về nghĩa được sử dụng bởi các lí thuyết ngữ pháp
đó nói chung là một phiên bản của ngữ nghĩa học khách quan luận (tức chỉ quan
tâm đến quan hệ giữa dạng thức biểu đạt và những đối tượng được biểu đạt trong
thế giới khách quan). Trong khi đó, ngữ nghĩa học tri nhận lại đòi hỏi những mô
hình ẩn dụ và hoán dụ cũng như sử dụng lí thuyết không gian tinh thần.
Thứ hai, những lí thuyết như thế không giải thích thỏa đáng các kết cấu ngữ
pháp như là một thể sóng đôi trực tiếp của các thông số hình thức và các thông số
về nghĩa.
Thứ ba, những lí thuyết như thế không đưa ra khái niệm thỏa đáng về phạm
trù, trong khi đó, những phạm trù xuyên tâm với trung tâm điển mẫu lại hết sức cần
thiết.
Thứ tư, những lí thuyết ngữ pháp đó vận hành với sự lưỡng phân quen thuộc

giữa tính dự báo và tính võ đoán. Còn đối với ngữ pháp tri nhận, khái niệm về tính
có lí do (motivation) là khái niệm cần thiết.
Thứ năm, các lí thuyết khác nối kết các trường hợp trung tâm với phi trung
tâm thông qua cải biến cú pháp hoặc những công cụ tương tự, đại loại như như các
siêu quy tắc (metarules), các quy tắc rườm (redundancy rules) Những quy tắc như

16
thế thường để chỉ phục vụ cho các mối quan hệ cú pháp. Thay vào đó, ngữ pháp tri
nhận cần một khái niệm về “ecological location”, tức cần một tiểu phạm trù trung
tâm cộng với những kết nối từ các tiểu phạm trù phi trung tâm đến tiểu phạm trù
trung tâm. Những kết nối như thế mang đặc trưng của cái mà ngữ pháp tri nhận gọi
là các quan hệ “dựa trên” (“based on” relations). Chúng khác với các phép cải biến
ở chỗ chúng có thể cụ thể hóa những quan hệ về ngữ nghĩa và ngữ dụng, bao gồm
cả những mô hình ẩn dụ và hoán dụ (ý này phê phán bộ máy hình thức của ngữ
pháp tạo sinh, trong đó có những khái niệm được đặt ra chỉ mang tính bộ lọc
(filter)để phục vụ cho các mối quan hệ hình thức, chuyển từ hình thức này sang
hình thức khác. Còn theo ngữ pháp kết cấu, mỗi cấu trúc có một nghĩa riêng, phản
ánh một cách tri nhận riêng, và không có kết cấu nào là cải biến của kết cấu nào-
chúng tôi chú thích, ĐHD).
Thứ sáu, hầu hết các lí thuyết khác (ngoại trừ đáng kể là ngữ nghĩa học tạo
sinh) giả định rằng các phạm trù cú pháp và các quan hệ ngữ pháp đều mang tính
“tự trị”, tức độc lập hoàn toàn với nghĩa và cách sử dụng. Trong khi đó, ngữ pháp tri
nhận lại cho rằng các phạm trù cú pháp và các quan hệ ngữ pháp đều có cấu trúc
xuyên tâm, với một trung tâm điển mẫu có thể được dự đoán trên cơ sở ngữ nghĩa.
Những thành viên phi trung tâm là những thành viên mở rộng, không phải là có thể
đoán trước dựa trên cơ sở ngữ nghĩa nhưng lại có lí do điển hình về ngữ nghĩa hoặc
ngữ dụng.
Thứ bảy, hầu hết các lí thuyết khác (một lần nữa, loại trừ ngữ nghĩa học tạo
sinh) giả định rằng những chế định cú pháp đối với sự xuất hiện một kết cấu là
không thể đoán trước từ nghĩa của kết cấu đó. Ngữ pháp tri nhận có quan điểm

ngược lại khi cho rằng rất nhiều chế định cú pháp có thể đoán trước được dựa trên
cơ sở nghĩa.
Thứ tám, hầu như tất cả lí thuyết khác đều giả định rằng có một sự phân chia
rõ ràng giữa ngữ pháp và từ vựng, với ngữ pháp làm nhiệm vụ cung cấp cấu trúc,
còn từ vựng cung cấp những từ có nghĩa để đưa vào các cấu trúc cú pháp. Trong khi

17
đó, ngữ pháp tri nhận cho rằng sự phân chia như vậy là không thuyết phục, rằng
thay vào đó có thể có một thể liên tục giữa ngữ pháp và từ vựng.
Thứ chín, hầu hết các lí thuyết hiện nay đều giả định rằng ngữ pháp thì độc
lập với sự tri nhận. Trong khi đó, ngữ pháp tri nhận cho rằng ngữ pháp phụ thuộc
vào nhiều bình diện khác của sự tri nhận mà chúng ta có thể trình bày thông qua lí
thuyết điển mẫu, mô hình tri nhận, không gian tinh thần v.v. Trên thực tế ngữ pháp
tri nhận cho rằng các ngữ pháp được định nghĩa liên quan đến những hệ thống ý
niệm phi phổ quát. (Lakoff, trích từ Case Study 3: “There-Construction” [105: 464-
465]).
Theo ngôn ngữ học tri nhận, bất cứ một hiện tượng ngôn ngữ nào cũng có
thể được giải thích nhìn từ quan điểm tri nhận. Cú pháp không phải là ngoại lệ. Ngữ
pháp tri nhận đã giải thích mô hình cấu trúc cú pháp của câu trên cơ sở hệ thống tri
nhận, một hệ thống được tham vọng là có thể áp dụng để lý giải toàn bộ các hiện
tượng ngôn ngữ khác nhau. Theo đó, Langacker cho rằng mô hình S-V-O phản ánh
mô hình tri nhận của sự phân đoạn (segregation) Hình (Figure - F) và Nền (Ground
- G), cụ thể là: chủ ngữ (Subject) tương ứng với Hình (F), bổ ngữ (Object) tương
ứng với Nền (G), còn động từ (Verb) tương ứng với đường dẫn (Path) biểu thị quan
hệ giữa Hình (F) và Nền (G). Hai khái niệm khác, phần nào tương ứng với Hình và
Nền, được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ học tri nhận, là Vật được định vị
(Trajector) và Mốc định vị (Landmark), theo đó lối đi (path) luôn bắt đầu từ
Trajector (tương đương với F) đến Landmark (tương đương với G) và sẽ có nhiều
kiểu đường dẫn (path) khác nhau.
Nguyên tắc này áp dụng tốt nhất cho trường hợp những câu đối xứng

(symmetrical construction), kiểu như : “Cô ấy giống em gái tôi”/ “Em gái tôi giống
cô ấy”, theo đó chọn F (yếu tố trội) chính là chọn vị trí chủ ngữ. Tuy G không nổi
trội bằng F, nhưng G cũng quan trọng vì nó là mốc để qui chiếu (point of referent).
Khi áp dụng phân đoạn F và G vào cú pháp, một số tác giả (như Ungerer,
Schmid) đề nghị các thuật ngữ Hình cú pháp (syntactic figure) và Nền cú pháp
(syntactic ground).

×