1
GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA HÀN VIỆT DƢỚI GÓC NHÌN THÍCH NGHI
CỦA NGƢỜI CHỒNG HÀN QUỐC SỐNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM
Đỗ Thị Thùy ( Đỗ Thùy) [*]
Lớp: 09DH111
Khoa: Đông Phương
Email:
Địa chỉ: Tổ 7, Khê Tân – Tịnh Khê – Sơn
Tịnh – Quảng Ngãi
Tóm tắt
Sự thích nghi của những ông chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam vốn dĩ vẫn còn là những số liêu
khá mới đối với những ai có nhu cầu muốn tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của những con người này. Họ
chính là chiếc cầu nối gắn kết mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc hữu hiệu nhất trong bối cảnh lịch sử mở
cửa và hội nhập toàn cầu. Mức độ thích ứng của họ với cuộc sống ở Việt Nam cũng như đối vơi luật pháp
Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những quan điểm khách quan nhất của những người ngoại quốc đối
với với con người Việt Nam, đất nước Việt Nam.
Bằng những phương pháp điều tra, khảo sát, xử lý số liệu, phân tích và tổng hợp các dữ liệu đã cho
ra những kết luận mang tính khái quát nhất về những thuận lợi, khó khăn, mức độ thích ứng mang tính
tương đối nhất về những vấn đề xoay quanh cuộc sống của những con người mang hai dòng máu Việt
Nam – Hàn Quốc. Thông qua đó để người viết có thể đề xuất những phương pháp giải quyết nhằm hạn
chế những mâu thuẫn ở mức thấp nhất có thể do sự khác nhau về mặt vị trí địa lý, phong tục tập quán
gây nên. Tạo nên sự hài hòa, cảm thông giữa những con người của hai quốc gia nhưng sống chung dưới
một mái nhà này.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình kinh tế hội nhập như hiện nay đã giúp cho Việt Nam có những bước
chuyển biến rõ rệt về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống con người ngày càng được nâng
cao. Một trong những vấn đề không còn mới mẽ cho lắm đối với xã hội con người nhưng
đối với lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu thì đang còn là một vấn đề khá hấp dẫn và mới lạ.
Đó chính là vấn đề hôn quốc tế của các cô gái, chàng trai Việt Nam với những người bạn
đời ngoại quốc. Đặc biệt phải nhắc đến là việc kết hôn quốc tế của các cô gái Việt Nam
với các chàng trai Hàn Quốc thu hút sự chú ý mạnh mẽ của xã hội trong những năm gần
đây. Đã có nhiều những đề tài nghiên cứu về gia đình đa văn hóa như: “Phụ nữ Việt Nam
kết hôn với người nước ngoài” của hai tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết, Phạm Thị Minh Hằng;
“Hiện tượng lấy chồng Hàn Quốc ở phụ nữ Việt Nam: thực trạng và một vài suy nghĩ”
2
của Trần Văn Phương; hay “Giáo dục con cái trong gia đình đa văn hóa Hàn – Việt tại
Việt Nam” của tác giả Kim Kyung Hee Mỗi đề tài xoay quanh những mảng khác nhau
của Gia đình văn hóa nhưng vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào cụ thể đi sâu vào nghiên
cứu đặc điểm thích nghi của các ông chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam. Với đề tài:
“GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA HÀN – VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN THÍCH NGHI CỦA
NGƯỜI CHỒNG HÀN QUỐC SỐNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM” người viết giúp
chúng ta có thể hiểu được rõ hơn những khó khăn mấu chốt của cuộc sống những người
chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam với những vấn đề như: Ngôn ngữ, ẩm thực, khí hậu,
giao tiếp giữa người với người, giáo dục con cái, cũng như luật pháp Việt Nam đã có
những chính sách ưu đãi như thế nào đến cuộc sống của những con người mang 50%
dòng máu Việt Nam này.
Bài báo nghiên cứu khoa học gồm 5 phần như sau:
1. Đặt vấn đề.
2. Phương pháp nghiên cứu.
3. Kết luận.
4. Bàn luận.
5. Lời cảm ơn và phần tài liệu tham khảo.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu:
Những ông chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam trong khu vực thành phố
Hồ Chí minh.
Gia đình đa văn hóa Việt - Hàn tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1 THU THẬP DỮ LIỆU
Dữ liệu thứ cấp: Được tổng hợp lại dựa trên những số liệu thông kê chính
xác nhất từ những điều tra hàng năm của các tài liệu nghiên cứu mang quy mô lớn
như tài liệu từ Bộ quản lý xuất – nhập cảnh, Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt
Nam để có những số liệu tổng quan nêu lên thực trạng, tình hình kết hôn quốc tế
tại Việt Nam.
Dữ liệu sơ cấp: Được sử dụng trong việc nghiên cứu và điều tra từng đối
tượng được tổng hợp lại sau khi phỏng vấn. Từ những dữ liệu này tào nên những
biểu đồ tương ứng cho những vần đề cần được kết luận trong bài nghiên cứu.
2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Điều tra được thực chủ yếu là đối thoại gián tiếp nhờ vào các mạng lưới xã hội như:
Facebook, Yahoo, Kakaotalk và bảng điều tra. Sau khi phỏng vấn đào sâu đối với từng
đối tượng được nghiên cứu là những ông chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam, tất cả dữ
3
95%
5%
Người biết tiếng Việt
Người không biết tiếng
Việt
23.8%
47.5%
18.1%
Người nghe, nói, viết lưu loát,
Người nghe, nói, viết trung
bình
Người nghe, nói, viết chậm
liệu được số hóa thành mô hình theo từng lĩnh vực nghiên cứu. Các số liệu được xử lý và
sự hổ trợ của phần mềm Excel.
2.3 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Các dữ liệu sau khi điều tra sẽ được tách lọc theo từng vấn đề, xử lý phần trăm nhờ
vào phần mền Excel dựa trên số liệu tổng để cho ra những con số chính xác nhất nhằm
đưa ra kết luận cuối cùng về mức độ thích ứng của các ông chồng Hàn Quốc sống tại
Việt Nam hiện nay.
3. KẾT QUẢ
Dựa trên những dữ liệu mà tác giả điều tra và nghiên cứu đã cho ra những mô hình
cụ thể trên từng vấn đề về mức độ thích ứng của những ông chồng Hàn Quốc sống tại
Việt Nam nói chung và khu vực thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2013:
3.1 SỰ THÍCH NGHI VỀ MẶT NGÔN GỮ
Theo số liệu điều tra cho thấy, cứ 100 chú rể Hàn Quốc thì có 95 chú rể biết tiếng
Việt Nam chiếm 95% trong đó: có 26 chú rể nói, nghe, viết lưu loát tiếng Việt chiếm
23.75% ; 50 chú rể nghe, nói ở mức trung bình 47.5% ; 19 chú rể nghe, nói, viết chậm
chiếm 18.05%. Và 5 chú rể hoàn toàn không biết tiếng Việt Nam chiếm 5%.
Biểu đồ 2.1 a – Số ngƣời chồng Hàn Quốc biết tiếng Việt
Trong 95% người chồng Hàn Quốc biết tiếng Việt có:
4
Biểu đồ 2.1 b – Mức độ biết tiếng Việt của các ông chồng Hàn Quốc
3.1.1 Trong giao tiếp với vợ và họ hàng nhà vợ
Theo số liệu thống kê của lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam: Nếu như so với số
lượng cô dâu Việt, chồng Hàn sống tại Hàn Quốc, cứ 100 cặp kết hôn Hàn – Việt thì có
đến 89 cặp là thông qua cơ quan mai mối chiếm 89% thì dựa vào số liệu điều tra tại khu
vực thành phố Hồ Chí Mình - Việt Nam: cứ 100 cặp vợ Việt chồng Hàn thì có 45 cặp nhờ
vào mai mối của người quen chiếm 45%; quen nhau qua mạng và các phương tiện truyền
thông khác có 18 cặp chiếm 18%; quen nhau qua những chuyến công tác, hợp tác làm
việc có 26 cặp chiếm 26% và thông qua cơ quan mai mối quốc tế chỉ có 11 cặp chiếm
11%.
Biểu đồ 2.1.1 – Phƣơng thức kết hôn quốc tế của ngƣời chồng Hàn Quốc với vợ
Việt Nam
3.1.2 Sự thích ứng ngôn ngữ trong công việc
Khi các ông chồng Hàn Quốc đến công ty làm việc hoặc làm việc tại nhà thì hầu
như đều có sự trợ giúp của thông dịch viên tiếng Hàn hoặc sự giúp đỡ của vợ. Đối với
những ông chồng Hàn biết tiếng Việt ở mức độ nghe và nói tốt thì trường hợp dùng tiếng
Việt với nhân viên hoặc cấp dưới ở mức độ thường xuyên. Đối với 23.75% chú rể Hàn
Quốc biết tiếng Việt lưu loát thì trường hợp dùng tiếng Việt với đồng nghiệp hay nhân
viên ở mức độ thường xuyên; đối với 47.5% chú rể Hàn Quốc nghe, nói, viết tiếng Việt
mức trung bình và 18.05% ở mức chậm thì trường hợp giao tiếp bằng tiếng Việt trong
công việc ở mức độ thỉnh thoảng; còn đối với 5% chú rể hoàn toàn không biết tiếng Việt
thì mức độ là không bao giờ.
3.2 SỰ THÍCH ỨNG VỀ MẶT ẨM THỰC
Tại các gia đình kết hôn Hàn – Việt sống tại Việt Nam, hầu hết các cô vợ Việt
Nam nấu các món ăn theo yêu cầu và sở thích của các ông chồng. Dựa theo khảo sát, số
ngày trong tuần nấu các món ăn Hàn Quốc nhiều hơn món ăn Việt Nam chiếm 31%, số
ngày món ăn Việt Nam nhiều hơn món ăn Hàn Quốc chiếm 45%. Còn lại 24% là các ông
45%
18%
26%
11%
Thông qua mai mối
Thông qua phương tiện truyền
thông
Thông qua công việc
5
chồng tùy thuộc vào sở thích của vợ, các cô vợ nấu gì các ông chồng sẽ thưởng thức tay
nghề của vợ.
Biểu đồ 2.3.1.1 – Sự thích ứng về ẩm thực của các ông chồng
Hàn Quốc
3.3 SỰ THÍCH ỨNG TRONG VIỆC CHỌN NGÔN NGỮ HỌC CHO CON
CÁI.
Dựa theo kết quả khảo sát, cứ 100 gia đình Việt - Hàn thì có đến 50 gia đình
chiếm 50% phần lớn số lượng các đứa trẻ trong những gia đình này trò chuyện với Mẹ
nhiều hơn Bố. Đó là do tư tưởng con cái phải gần gũi Mẹ nhiều hơn Bố, và trông chăm
con là do được ủy thác hết cho vợ của các ông chồng hoặc các ông chồng bận bịu với
công việc, gia đình vợ thì nhiều họ hàng thường xuyên đến thăm chơi trò chuyện với các
bé tiếng Việt nhiều nên khiến cho khả năng tiếp thu tiếng Việt của bé sẽ vượt trội hơn khả
năng tiếp Hàn từ chỉ một mình Bố. Vì vậy mà nhiều khi người Bố nói chuyện với các bé
nhưng các bé lại không hiểu Bố đang nói gì, gây nên tâm lý hụt hẫng cho các ông Bố.
Có 45 gia đình Hàn – Việt chiếm 45% người vợ Việt Nam giỏi tiếng Hàn thường
xuyên trò chuyện với con bằng tiếng Hàn, điều đó giúp cho bé có thể hiểu được Mẹ đang
muốn nói gì bằng cả 2 thứ tiếng, Bố giỏi tiếng Việt nên khi nói chuyện với con cũng có sử
dụng tiếng Việt để bé có thể hiều được Bố đang nói gì bằng cả hai thứ tiếng. Ở trường
hợp này thì tình hình lại khả quan hơn, vì các bé có thể hiểu được Bố, Mẹ nói gì khiến
cho sự nhạy bén trong việc tiếp xúc tiếng Hàn lẫn tiếng Việt của bé phát triển theo chiều
hướng tốt và các ông Bố bà Mẹ cũng có tâm lý thỏa mái hơn khi nói chuyện với các con.
Còn 5 gia đình còn lại chiếm 5%, rơi vào trường hợp Mẹ giỏi tiếng Hàn, Bố không
giỏi tiếng Việt mà người Bố đảm trách chính việc dạy cho các con học chữ, hoặc thường
xuyên cho các bé về quê nội bên Hàn Quốc chơi thường xuyên nên khả năng tiếng Hàn
của bé vượt trội hơn. Hằng ngày giao tiếp với Mẹ thì Mẹ vẫn dung tiếng Hàn để nói
31%
45%
24%
Món ăn Hàn Quốc nhiều hơn Việt
Nam
Món ăn Việt Nam nhiều hơn Hàn
Quốc
Món ăn theo ý người vợ
6
chuyện với các con mà lại không thường xuyên dùng đến tiếng Việt nên làm cho khả
năng nói tiếng Việt của bé còn rất kém.
Biểu đồ 2.4.1 – Khả năng ngôn ngữ của các bé trong gia đình đa văn hóa
Hàn- Việt
4. BÀN LUẬN
4.1 Những kết luận thu đƣợc dựa trên kết quả điều tra.
Bài viết nghiên cứu về mức độ thích ứng của những chú rể Hàn Quốc sống tại Việt Nam
trên một số lĩnh vực tiêu biểu với những kết luận dựa trên các số liệu phân tích trên:
Về ngôn ngôn ngữ: Cho thấy số lượng chú rể Hàn Quốc biết tiếng Việt Nam là rất
lớn và thái độ học tiếng Việt cũng rất chuyên cần nên những khó khăn từ việc bất
đồng ngôn ngữ ngày nay có xu hướng giảm dần.
Về ẩm thực: Không được số hóa thành dữ liệu nhưng ẩm thực Việt Nam được sự
đón nhận rất lớn từ các chú rể Hàn Quốc
Về thời tiết: Khả năng thích ngay rất cao.
Về việc lựa chọn ngôn ngữ cho con: Tiếng Việt nhận được nhiều sự quan tâm, đón
nhận của các ông chồng Hàn Quốc. Họ có thái độ tôn trọng việc cho con học ngôn
ngữ của mẹ và đồng thời cũng cho các con học song song ngôn ngữ của bố.
4.2 Giải pháp nhằm nâng cao mức độ thích ứng của các chú rể Hàn Quốc
Phát triển hơn nữa mối quan hệ Hàn – Việt
Khuyến khích sinh hoạt cộng đồng
Thành lập nên những cơ quan, tổ chức chuyên giải quyết những vấn đề của những
gia đình đa văn hóa sống tại Việt Nam.
Thành lập nên những ngày kỷ niêm hoặc đặc trưng riêng cho những gia đình đa
văn hóa.
Chính phủ Việt Nam cần có những ưu đãi cũng như những chính sách quan tâm
riêng cho những gia đình đa văn hóa tại Việt Nam,
4.3 Những mặt hạn chế của đề tài
50%
45%
5%
Các con giỏi tiếng Việt
Các con giỏi tiếng Hàn lẫn Việt
Các con chỉ giỏi tiếng hàn
7
Do sự hạn chế về thời gian cũng như phạm vi nghiên cứu nên chắc chắn đề tài sẽ
có những đánh giá mang tính nhất thời. Nếu có thời gian và cơ hội được nghiên cứu sâu
hơn, kỹ hơn người viết chắc chắn sẽ nghiên cứu rộng hơn những mặt thích ứng của các
ông chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam như: giáo dục con cái, vai trò của người vợ trong
việc giúp cho chồng thích nghi hơn với cuộc sống Việt Nam, hình ảnh đời sống thực, so
sánh đối chiếu những mặt tích cực và không tích cực trong gia đình đa văn hóa Hàn –
Việt, … Đề tài nghiên cứu hứa hẹn sẽ là một thước phim thu nhỏ ghi lại toàn bộ những
vấn đề thường xuyên xảy ra nhất trong gia đình đa văn hóa Hàn – Việt.
5. LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu 4 tháng, em đã nhận được rất nhiều sự hổ trợ của các
Thầy Cô đã giúp cho em hoàn thành được luận văn nghiên cứu của mình. Em xin gởi lời
cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn là Th.S Trần Hữu Yến Loan đã cho em những tài liệu
cần thiết nhất trong việc nghiên cứu.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình:
- Chị Nguyễn Đặng Kiều Phương và anh Han Ug Huyn trú tại - 53/2A khu phố 6, thị
trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
- Chị Mai Tuyết Hoa và anh Park Ji Young trú tại 15/11/4B khu phố 2, phường Phú Mỹ,
Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
- Chị Nguyễn Thị Lài và anh Lee Sang Woo trú tại 16/86 A Nguyễn Thái Sơn, quận Gò
Vấp, Tp. HCM… và rất nhiều những gia đình khác đã giúp đỡ người viết hoàn thành
được bài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn!.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[*] Đỗ Thị Thùy, lớp 09DH111, khoa Đông Phương, ngành Hàn Quốc học, trường ĐH
Lạc Hồng.
NGƢỜI VIẾT XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO KHOA
( Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐỖ THỊ THÙY