Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Phân tích cơ cấu tổ chức và môi trường quản lý của công ty cổ phần dược phẩm hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ DƯỢC

MƠN: QUẢN LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
BÀI SEMINAR 2
Phân tích cơ cấu tổ chức và môi trường quản lý của
Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây
Thực hiện: Nhóm 2 – Tổ 3/ A2K73
Trần Ngọc Phan – 1801541
Phạm Trung Thành – 1801642
Phạm Thị Thương – 1801676
Hoàng Thị Phương Thúy – 1801680
Trần Xuân Trường – 1801733
Trần Thị Tường Vi – 1801765
Phạm Thị Xuân - 1801786

HÀ NỘI - 2021
1


Mục lục
I. Đặt vấn đề..........................................................................................................3
II.Nội dung............................................................................................................3
1. Giới thiệu thông tin về tổ chức.........................................................................3
2. Phân tích ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức...............................................6
3. Phân tích điểm mạnh điểm yếu, mơi trường bên trong bên ngồi...................8
3.1 Phân tích ma trân SWOT............................................................................8
3.2 Mơi trường bên ngồi...............................................................................10
3.3. Mơi trường bên trong...............................................................................13
4. Phân tích các hoạt động của cơng ty thích nghi với mơi trường................17
III. Kết luâ ̣n.........................................................................................................19


VI. Sự đóng góp của từng thành viên..................................................................19
V. Minh chứng làm việc nhóm............................................................................21

2


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bất cứ tổ chức nào cũng cần phải có cơ cấu tổ chức nhất định. Xây dựng cơ
cấu tổ chức có tác dụng phân bố nguồn lực hợp lý cho từng cơng việc cụ thể, từ
đó có thể tiết kiệm nguồn lực, hạ thấp chi phí nhân công, hạ giá thành sản phẩm.
Mặt khác, cơ cấu tổ chức có chức năng xác định rõ trách nhiệm và cách thức thể
hiện vai trò của mỗi thành viên theo quy chế của bản mô tả công việc, sơ đồ tổ
chức và hệ thống phân cấp quyền hạn trong tổ chức. Khi một cơ cấu tổ chức đã
hoàn chỉnh, sẽ làm cho nhân viên hiểu rõ những kỳ vọng của tổ chức đối với họ
thông qua các quy tắc, quy trình làm việc. Chính vì vậy mà việc tiến hành phân
tích, đánh giá cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp là vơ cùng quan trọng để từ
đó có thể hoàn thiện và nâng cao cơ cấu đảm bảo sự phát triển bền vững nhất.  
Mơi trường quản lý là tồn bộ những lực lượng và thể chế tác động ảnh
hưởng tới hoạt động và kết quả của tổ chức. Việc phân tích các yếu tố mơi
trường cũng rất cần thiết. Đây là bước đầu tiên và được thực hiện thường xun
trong suốt q trình quản lý. Phân tích các yếu tố môi trường giúp xác định các
thách thức, cơ hội của mơi trường bên ngồi cũng như điểm mạnh, điểm yếu của
mơi trường bên trong, từ đó giúp doanh nghiệp, tổ chức xây dựng được bước đi,
cơ cấu tổ chức phù hợp. Chính vì vậy mà nhà quản lý phải ln phân tích,
nghiên cứu những biến động của mơi trường bên trong và ngoài để xác định
phương hướng phù hợp cho tổ chức của mình. 
II. NỘI DUNG
1. Giới thiệu thơng tin chung về tổ chức 
1.1. Lịch sử phát triển
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm Hà

Tây được thành lập năm 1965. Năm 1985, Xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây sáp
nhập với Cơng ty Dược phẩm Hà Tây và Công ty Dược liệu Hịa Bình thành Xí
nghiệp liên hợp Dược Hà Sơn Bình.
Năm 1991, Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Sơn Bình chia thành Công ty
Dược phẩm Hà Tây và Công ty Dược phẩm Hịa Bình.
Năm 2000, Cơng ty Dược phẩm Hà Tây được chuyển đổi thành Công ty Cổ
phần Dược phẩm Hà Tây theo quyết định số 1911/QĐ-UB ngày 21/12/2000 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây, lấy tên giao dịch là HATAPHAR.
1.2. Sản phẩm kinh doanh 
Lĩnh vực kinh doanh 
Sản xuất, Kinh doanh, Xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, hoá chất nguyên liệu
làm thuốc, dược liệu và trang thiết bị dụng cụ y tế. 
Sản phẩm

Thực phẩm chức năng: Dưỡng tâm đan DHT, đại tràng Hataphar,
Bosugold, Elemon C, Brain forte, Oralplus, Calcido, Bioxgut,...

Thuốc: thuốc bổ sung Calici Titit, Prednisolon 5mg, Fahado, vitamin
B1,...

Mỹ phẩm: nước súc miệng Nano Silver DHT
Dịch vụ 
3



Sản xuất theo đơn đặt hàng 

Xuất nhập khẩu uỷ thác 


Kinh doanh nguyên liệu 
Hệ thống phân phối 

 
1.3. Tầm nhìn 
Đến năm 2030 trở thành biểu tượng niềm tin và sự lựa chọn hàng đầu Việt
Nam về thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe phục vụ sức khỏe cộng đồng.
1.4. Sứ mệnh 
Cam kết mang đến cho cộng đồng các sản phẩm thuốc và sản phẩm chăm
sóc sức khỏe an tồn, hiệu quả cao bằng chính tâm huyết, sự trân trọng, tình u
và trách nhiệm của mình với cuộc sống con người và xã hội.
Ln hướng tới sự hài lịng của khách hàng bằng chính tâm huyết và trách
nhiệm cao với cơng việc, tạo ra những việc làm đảm bảo thu nhập và cơ hội
thăng tiến cho người lao động.
Gia tăng giá trị và lợi ích cho các nhà đầu tư bằng chiến lược kinh doanh
đúng đắn cũng như phát triển nguồn tài lực và thế mạnh sẵn có của cơng ty.
1.5. Giá trị cốt lõi 
Trở thành biểu tượng niềm tin và sự lựa chọn hàng đầu Việt Nam về thuốc
và sản phẩm chăm sóc sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.
Chất lượng: Sản phẩm và dịch vụ đạt chất lượng cam kết trong tất cả các
giao dịch.
4


Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách
đạo đức, đề cao sức khỏe và sự an tồn của người bệnh.
Tơn trọng: Tơn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty,
Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
1.6. Triết lý kinh doanh 
Dược Hà Tây mong muốn cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, hữu ích

cho sức khỏe của cộng đồng, được yêu thích nhất ở mọi khu vực và vùng lãnh
thổ. Dược Hà Tây xem khách hàng là trung tâm và cam kết thỏa mãn mọi nhu
cầu của khách hàng.
Chất lượng của sản phẩm, sức khỏe của người bệnh và sự hài lòng của
khách hàng là tiêu chí cho sự trường tồn và phát triển của Dược Hà Tây.
Con người là nguồn lực quan trọng nhất. Đối với HATAPHAR, nguồn
nhân lực đóng vai trị tối quan trọng trong việc phát triển cơng ty. Vì vậy việc
thu hút, đãi ngộ và bồi dưỡng nhân tài luôn là điều mà công ty quan tâm hàng
đầu. Trong những năm gần đây, Công ty đã thu hút được hơn 80 dược sĩ đại học
về phục vụ lâu dài tại công ty.
1.7. Thành tựu vượt trội trong thời kỳ đổi mới
 “Giải thưởng chất lượng Việt Nam” năm 2001 do Bộ khoa học công nghệ
trao tặng.
 “Giải thưởng chất lượng Việt Nam” năm 2004 do Bộ khoa học công nghệ
trao tặng.
 “Quả cầu vàng” năm 2004 do Bộ Công nghiệp trao tặng.
 “Cúp sen vàng” năm 2004 do Bộ khoa học và cơng nghệ trao tặng.
 Cúp vàng “Vì sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển bền vững” năm 2005
do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cùng Trung tâm doanh nhân văn
hoá trao tặng.
 Biểu tượng “Doanh nhân văn hố” do Tổng Liên đồn lao động Việt Nam
cùng Trung tâm doanh nhân văn hoá trao tặng Giám đốc Lê Văn Lớ,
chứng nhận danh hiệu Nhà doanh nghiệp giỏi.
 “Siêu cúp thương hiệu mạnh và phát triển bền vững” năm 2005 do Tổng
Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ khoa học và công nghệ trao tặng.
 Cúp vàng “thương hiệu và nhãn hiệu” năm 2005.
 Giải thưởng “Cúp vàng ISO” năm 2005.
 Danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” năm 2006.
 Đạt Giải thưởng “Siêu cúp thương hiệu mạnh và phát triển bền vững” lần
thứ 3 liên tiếp năm 2007

 Giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm và Ngôi sao quốc tế về chất lượng
năm 2008 do Hiệp hội quản lý và tư vấn OMAC- Geneve cấp năm 2008
 Giải thưởng Vì sức khỏe người Việt năm 2009
 Giải thưởng Vì sự phát triển văn hóa cộng đồng năm 2011
 Thuốc trị tiểu đường Bitabet đạt top 50 sản phẩm vàng- dịch vụ vàng do
người tiêu dùng bình chọn năm 2012
 Giải thưởng Vì mơi trường xanh quốc gia năm 2013
 Giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt năm 2014
5


 Giải thưởng Top 10 thương hiệu tốt nhất Việt Nam năm 2015
1.8. Bộ máy tổ chức 

2. Phân tích ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức
Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến.
2.1. Ưu điểm
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của cơng ty được xây dựng theo mơ hình
trực tuyến. Lệnh từ chủ tịch hội đồng quản trị được chuyển xuống cho tổng giám
đốc và từ tổng giám đốc truyền xuống các phòng ban. Các phòng ban tham gia
tư vấn cho tổng giám đốc ra các quyết định quản lý theo chức năng nhiệm vụ
của phịng mình. Nhìn chung cơ cấu này có các ưu điểm sau:
 Mơ hình ở công ty đơn giản, rõ ràng, chỉ huy thống nhất tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng hạn chế các bất đồng ý kiến,
quyết định tập quyền của tổng giám đốc giúp công ty hoạt động theo đúng mục
tiêu đã đề ra.
 Cơ cấu này của công ty thúc đẩy, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy
đầy đủ năng lực, sở trường của mình đồng thời tích lũy được kiến thức và kinh
nghiệm cho bản thân.
 Cơ cấu này còn giảm sự trùng lặp về nguồn lực và vấn đề phối hợp nội bộ

trong lĩnh vực chuyên môn.
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì cơ cấu tổ chức cịn tồn tại một số nhược điểm.

6


 Tổng giám đốc trực tiếp quản lý nhiều phòng ban ( chỉ có 2 phó giám đốc
phụ trách chất lượng) nên cơng việc của tổng giám đốc cịn nặng nề, địi hỏi phải
có kiến thức tồn diện, trình độ năng lực điều phối hoạt động giữa các bộ phân.
 Cơng ty bao gồm nhiều chi nhánh nên địi hỏi tổng giám đốc phải được tư
vấn và trợ giúp của các phịng ban chức năng mới có thể đưa ra các quyết định
chính xác.
 Sự phối hợp hoạt động của người lãnh đạo chung với người lãnh đạo chức
năng ngày càng khó khăn hơn khi khối lượng các vấn đề chun mơn tăng lên.
Vì vậy các nhà lãnh đạo ngày càng phải nỗ lực hơn trong việc quản lý, phát triển
công ty.
2.3. Đề xuất thay đổi trong cơ cấu tổ chức
Đề xuất 1: Bổ sung thêm các bộ phận chức năng chun mơn hóa cao
Cạnh tranh trên thương trường ngày một quyết liệt, sự phát triển của công
nghệ, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin, đã xóa đi mọi rào cản về không gian và
địa lý. Nhờ vào công nghệ, họ có thể tiếp cận thơng tin về sản phẩm tốt hơn, có
nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, để kích thích việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa,
cơng ty cần phải thuyết phục, phải chứng minh cho người tiêu dùng thấy tính ưu
việt sản phẩm của mình so với các sản phẩm của các công ty khác. Không chỉ
thế, cơng ty cịn phải xây dựng quan hệ với khách hàng nhằm đảm bảo sự ổn
định của thị trường và xây dựng một hình ảnh cơng ty thân thiện với khách
hàng. Chính từ những u cầu đó đã làm cho hoạt động marketing trở nên
quan trọng đối với các công ty, quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển
của công ty, nhất là với 1 công ty chú trọng vào phân phối sản phẩm như

HATAPHAR, hướng công ty đến sự thành công, phát huy những nỗ lực hiện có
của mình để tạo nên lợi thế cạnh tranh và phát triển một cách bền vững trong
mơi trường. Vì vậy cơ cấu tổ chức cần phải xây dựng phòng chức năng
marketing có tính chun mơn hóa cao.
Đề xuất 2: Ứng dụng công nghệ 4.0 giúp lãnh đạo quản lý tổ chức nhanh chóng,
có hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức của dược Hà Tây theo mơ hình trực tuyến địi hỏi người
lãnh đạo phải có kiến thức tồn diện, có năng lực chỉ đạo điều phối hoạt động
của tất cả các đơn vị. Hiện nay dù đã chuyển sang cách mạng công nghiệp 4.0
tuy nhiên cơng ty vẫn theo hình thức quản lý thủ công, dẫn đến những thách
thức lớn trong việc đánh giá đúng năng lực, chuẩn hóa quy trình làm việc của
trình dược viên; thu thập thơng tin thị trường; quản lý hoạt động kinh doanh
điểm bán; hỗ trợ thương mại… Vì vậy doanh nghiệp cần thay đổi cách thức
quản lý để việc kiểm soát điều hành tổ chức hiệu quả hơn.Tồn bộ các hoạt
động (Tài chính kế tốn, Bán hàng, Mua hàng, Logistics, Sản xuất, Quản lý chất
lượng, Nhân sự) nên được vận hành trên một nền tảng chung giúp quản trị
thống nhất, nhanh chóng và hiệu quả
 Thứ nhất: Ứng dụng công nghệ bán hàng trên thiết bị di động, máy tính
bảng cho Trình dược viên, Giám sát. Việc này giúp nhân viên có đầy đủ thơng
tin khi gặp khách hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn, tăng đơn hàng, theo dõi
chỉ tiêu ngay trên Smartphone
7


 Thứ hai: Tự động hóa tồn bộ quy trình viếng thăm khách hàng, giảm thiểu
tối đa các thao tác thủ công như đặt đơn hàng; kiểm kho; quản lý trưng bày sản
phẩm. Dữ liệu phải được gửi về cho nhà quản lý theo thời gian thực; vừa giảm
thiểu độ trễ đơn hàng vừa xóa bỏ tình trạng dữ liệu ảo.
 Thứ ba: Giám sát chặt chẽ hoạt động của đội ngũ trình dược viên: Mọi
thơng tin như vị trí, thời gian làm việc, lộ trình di chuyển,... cần được theo dõi

gửi về cho nhà quản lý; tránh tình trạng nhân viên không làm việc.
 Thứ tư: Lãnh đạo sử dụng thiết bị máy tính cá nhân, thiết bị văn phịng khi
kết nối sẽ thấy tồn bộ dữ liệu kinh doanh của công ty. Khi nhân viên sử dụng
thiết bị di động, máy tính sẽ ghi nhận được tất cả từ khi người nhân viên đến với
khách hàng, biết được họ giao dịch gì, họ đang ở gần điểm bán khơng và họ
chăm sóc khách hàng như thế nào? Bộ phận kế tốn có thể truy cập vào hệ thống
để ghi nhận các vấn đề về đơn hàng, giá bán…
Thực tế đã chứng minh việc áp dụng công nghệ vào quản lý luôn mang lại
hiệu quả cao. Traphaco trang bị gần 400 máy tính bảng cho nhân viên bán hàng.
Mọi dữ liệu mua bán ở 63 tỉnh thành được truyền thẳng về máy chủ cơng ty
nhanh chóng giúp ban lãnh đạo cập nhật tình huống theo thời gian thực để có
những điều chỉnh chiến lược phù hợp. Đồng thời phần mềm DMS còn thiết lập
tác phong làm việc chuyên nghiệp cho các trình dược viên, tồn bộ q trình
như: cập nhật thông tin khách hàng, tra cứu lịch sử, gửi báo cáo đều được thao
tác trên di động. Nhờ đó trình dược viên có nhiều thời gian hơn cho việc chăm
sóc khách hàng, gia tăng doanh số.
Hay với Sao Thái Dương; Dược Nhân Hưng; Dược Trà Vinh; Boston
Pharma; Vinacare….các doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh áp dụng phần mềm
DMS để thay đổi hồn tồn quy trình làm việc truyền thống. Theo khảo sát của
MobiWork; khoảng 30% tỷ lệ cửa hàng ảo; số liệu ảo bị cắt bỏ; mỗi nhân viên
chỉ mất khoảng 8 phút để thực hiện đầy đủ quy trình kinh doanh tại hiệu thuốc
do giảm bớt 80% thao tác thủ cơng.
3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, mơi trường bên ngồi, bên trong của
tổ chức
3.1. Phân tích ma trận SWOT
a) Điểm mạnh

Đối tác của HATAPHAR là những nhà cung ứng và bạn hàng lâu năm, có
mối quan hệ hợp tác lâu dài.


Nguyên liệu dùng cho sản xuất thuốc tân dược được nhập khẩu trực tiếp
từ các nhà sản xuất hoặc phân phối nguyên liệu dược phẩm thương hiệu uy tín
trên thế giới như: BASF (Đức), DSM (Thụy Sĩ), Ấn độ... và nhiều nhà cung ứng
ở thị trường châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,...

Nguyên liệu được phân phối cho các nhà sản xuất dược phẩm lớn trong
nước như: Công Ty CP Dược Hậu Giang, Công ty Cổ Phần Dược 3/2, Dược 2/9,
Khôi Nguyên, Tiền Giang, Bến tre, công Ty CP dược Cửu Long, Công Ty
TNHH MTV Trung ương 1, Công ty cổ phần dược phẩm TW1, Công ty cổ phần
dược phẩm TW2, Công ty cổ phần Mediplantex, Công ty Cổ phần Dược phẩm
8


Nam Hà, Hải Phịng, hải Dương, Hà nội, Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế,
Quảng Bình, Bình Định ( Bidiphar), BV Pharma…

Phát triển kinh doanh dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh, năng lực cốt lõi và tay
nghề chuyên môn và luôn coi con người là nguồn nhân lực quan trọng nhất.
Định hướng chiến lược rõ ràng, công cụ thực hiện chiến lược hiện đại, hiệu quả.
Có ý thức trách nhiệm xã hội, mơi trường và văn hóa. Cơng ty mang bản sắc
riêng.

Đạt nhiều thành tựu trong thời kỳ đổi mới như: “Giải thưởng chất lượng
Việt Nam” năm 2001 do Bộ khoa học công nghệ trao tặng, “Cúp sen vàng” năm
2004 do Bộ khoa học và công nghệ trao tặng, Giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt
năm 2014, Giải thưởng Top 10 thương hiệu tốt nhất Việt Nam năm 2015,..và
còn rất nhiều giải thưởng khác. Ngồi ra cơng ty cịn được tặng nhiều Huy
chương vàng và Bằng khen về chất lượng sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm.

Với 55 năm hoạt động và phát triển trên thị trường, HATAPHAR có được

lịng tin của khách hàng, Cổ đông, nhà đầu tư và uy tín thương hiệu đã tạo nên
giá trị phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Hệ thống máy móc liên tục được nâng cấp, trang bị hệ thống kho biệt trữ
nguyên liệu và kho thành phẩm đạt GSP - thực hành tốt bảo quản thuốc, với
tổng diện tích kho lên tới 4.800 m2.
b) Điểm yếu

Nguồn nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ các nước phát triển như
Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Nhật, Hàn Quốc,Trung Quốc…, nên phụ thuộc nhiều vào
nhập khẩu chưa tự cung được nguồn nguyên liệu.

Quy mô Công ty tăng nhanh, nhân sự đông, áp lực cho Ban quản trị trong
việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế quản lý điều hành nhằm đảm bảo tính
nhất quán, linh hoạt, chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời.

Nhiều cơng trình đang trong giai đoạn cải tạo, sửa chữa một dây chuyền
sản xuất nhỏ của Công ty.

Đội ngũ kế thừa vẫn đang là vấn đề các cổ đông, khách hàng và đối tác
quan tâm.
c) Cơ hội
 Thị trường Dược Việt Nam ngày càng phát triển: là thị trường tiêu thụ
dược phẩm tiềm năng với dân số trên 90 triệu người, cùng với đó là thu nhập
bình qn của người dân ngày càng được cải thiện, dự báo chi tiêu dành cho
thuốc theo bình quân đầu người sẽ đạt 163 USD vào 2025, chắc chắn sẽ ngày
càng thu hút các doanh nghiệp ngồi ngành nhảy vào đầu tư.
 Chính phủ cũng có những chính sách ưu tiên đối với cơng nghiệp dược như
luật bảo hộ xuất khẩu, cộng với xu hướng mua bán sáp nhập của các công ty đa
quốc gia và nhà sản xuất nước ngồi

 Chính phủ đã và đang thực hiện các giải pháp khác nhau để giải quyết nạn
hàng giả: phạt mạnh tay với những người sản xuất và bán thuốc giả
 Việt Nam được thiên nhiên ưu ái bởi một nguồn tài nguyên tương đối
phong phú có thể cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất dược phẩm (tân dược
và đông dược)
9


 Việc dễ dàng tiếp cận và tận dụng công nghệ thơng tin trong thời đại số hóa
sẽ kiến tạo cơ hội giúp gia tăng tốc độ tăng trưởng của ngành dược phẩm Việt
Nam
 Luật Dược mới tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp dược Việt Nam và
doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đăng
ký thuốc, thời gian đăng ký thuốc mới đã rút ngắn hơn nhiều so với trước đây.
Ngoài ra, Luật Dược mới cũng có những quy định cụ thể theo hướng tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đăng ký thuốc, thử tương đương sinh học,
đầu tư nước ngồi, phát triển cơng nghiệp dược trong nước và quản lý giá thuốc.
d) Thách thức
 Năng lực cạnh tranh yếu trong khi Việt Nam mở cửa thị trường: dược phẩm
sẽ là một trong những mặt hàng mà Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay
lập tức, từ mức thuế khoảng 2.5% về 0%.
 Chưa đủ trình độ, cũng như công nghệ để tận dụng nguồn tài nguyên trong
nước, nên hiện nay, nguyên liệu để sản xuất dược vẫn phải nhập khẩu từ nước
ngoài
 Hàng ngoại nhập rất đa dạng, phong phú và đáp ứng tốt cho người tiêu
dùng hay các trung tâm y tế. Hành vi tiêu dùng của người dân thích xài hàng
ngoại.
 Khi tham gia TPP, các thuốc Brandname (thuốc Biệt dược gốc, thuốc phát
minh) sẽ tăng thời gian bảo hộ tại Việt Nam, các doanh nghiệp VN sẽ gặp khơng
ít khó khăn vì đa số doanh nghiệp hiện nay chỉ sản xuất các sản phẩm thuốc

generic thông thường. Bên cạnh việc gia tăng bảo hộ thuốc gốc, giá thuốc gốc
chuyên khoa đặc trị sẽ duy trì ở mức cao cho đến khi hết thời gian bảo hộ.
 Lạm phát tăng cao, giá nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào tăng cao, làm tăng
chi phí sản xuất dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, làm giảm doanh số.
3.2. Phân tích mơi trường bên ngồi
a) Mơi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Dược là một trong những ngành công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế nhất. Kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn
định, tạo điều kiện thuẩn lợi cho các ngành kinh tế phất triển. Nhưng cuộc
khủng hoảng tài chính tồn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam,
đặt biệt là các ngành công nghiệp chế biến xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng,
bất động sản. Lạm phát tăng cao, làm cho người dân thận trọng hơn trong đầu tư
và tiêu dùng. Điều này khiến các ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn.
So với các ngành khác thì dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng nhất, vì đây là một mặt hàng thiết yếu đối với người dân.
Đặc biệt, Dược phẩm là một trong số những ngành hiếm hoi có sự tác động
tích cực từ Covid-19. Các doanh nghiệp ngành dược phẩm được kỳ vọng được
hưởng lợi khi nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng lên
Môi trường công nghệ

10


Cũng như một số ngành sản xuất khác, công nghiệp dược nước ta trong quá
trình đổi mới và hội nhập cũng đã từng bước hiện đại hóa và tiếp cận với những
kỹ thuật và công nghệ mới do sự phát triển của công nghệ thông tin đem lại. 
Công nghiệp 4.0 cho phép nhà sản xuất có cái nhìn tồn diện về các cơng
đoạn của q trình sản xuất và buộc nhà sản xuất có trách nhiệm thông tin về
nguyên liệu, sản phẩm, chất lượng, về chi phí, về kết quả đầu ra và về khách

hàng… nhằm bảo đảm các cơ hội cải tiến, tiết kiệm nguồn lực tài chính, cải
thiện sự hài lịng của khách hàng và cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp.
Trong công nghiệp dược phẩm những năm gần đây, nhiều nhà máy trong nước
đã trang bị các thiết bị sản xuất dược phẩm tự động được kiểm soát bằng bộ điều
khiển logic lập trình. Có nhà máy đã ứng dụng hệ thống SCADA vào dây
chuyền sản xuất… Trong sản xuất thuốc vô khuẩn và các dây chuyền sản xuất
dược phẩm có độc tính cao như thuốc ung thư, hormon sinh dục
(cytotoxics, sexual hormones) đã áp dụng công nghệ isolator… 
Tuy nhiên, công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức: tác động đến các
vấn đề về an tồn cơng nghệ thơng tin.
Mơi trường chính trị- pháp luật
Ngành dược là một trong những ngành chịu nhiều tác động từ sự quản lý
của nhà nước. Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược
bao gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề như Chính sách của nhà nước về
lĩnh vực dược, quản lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc,
quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng
thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc... Ví dụ như triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin, kết nối mạng đối với các cơ sở bán lẻ thuốc được thực hiện theo lộ
trình, đối với nhà thuốc từ 1/1/2019, đối với quầy thuốc từ 1/1/2020, đối với tủ
thuốc trạm y tế xã từ 1/1/2021. Đây là quy định bắt buộc để cơ quan quản lý
kiểm soát xuất xứ, giá cả nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra và chấn chỉnh tình
trạng bán thuốc khơng theo đơn.
Mơi trường văn hóa- xã hội
Dân số Việt Nam đang có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, đến năm
2019 theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cả nước có khoảng 11,41 triệu NCT,
chiếm khoảng 12% dân số. Nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi ngày càng
tăng cao: sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh
và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra.
Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện
thuận lợi phát triển ngành dược. Phần lớn người dân Việt Nam sống ở nơng

thơn, thường có mức sống thấp, có nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ,
đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị
trường. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có mức sống nâng cao,
tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao để
đảm bảo sức khỏe.
Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phất triển ngành dược Việt
Nam.
11


Phần lớn người dân thường ưu tiên dùng thuốc ngoại vì cho rằng chất
lượng thuốc tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay công tác truyền thông, giáo dục, nâng
cao nhận thức cho cán bộ y tế và người dân về việc ‘’ người Việt ưu tiên dùng
hàng Việt” đang dần đem lại hiệu quả.
Môi trường tự nhiên
Nước ta nằm trong vành đai xích đạo với nhiệt độ cao và độ ẩm lớn thuận
lợi cho thực vật phất triển đa dạng về chủng loại. Theo thống kê năm 2010 Việt
Nam khoảng loài thực vật và nấm cung cấp một nguồn dược liệu khá dồi dào
cho ngành Dược trong tương lai.
Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế trong nước và thế giới, đặc biệt là
sự phất triển công nghiệp. Con người đã thải vào môi trường một khối lượng lớn
các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí
nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Theo
thống kê, hằng năm riêng ĐBSCL đã thải ra môi trường một khối lượng chất
thải rắn sinh hoạt khoảng 606.000 tấn/ năm, nước thải sinh hoạt khoảng 102
triệu / năm, chất thải nước rắn công nghiệp gần 47,2 triệu tấn/ năm, rác thải y tế
gần 4.000 tấn/ năm. Ngoài ra, theo số liệu quan trắc của trạm khơng khí tự động
đặt tại Đại học xây dựng Hà Nội năm 2002: nồng độ bụi PM10 trung bình năm ở
Việt Nam cao 2.5 đến 3.5 lần tiêu chuẩn quốc tế. Những hiện trạng trên cùng với
tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới trong tương lại sẽ trở thành hiểm họa

đối với đời sống và sức khỏe của con người và gây nên nhiều bệnh về hơ
hấp, tim mạch, tiêu hóa… và ngày càng trầm trọng hơn. Điều đó là cơ sở để phát
triển ngành Dược trong tương lai.
b) Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ trong nước: Các công ty tân dược với cách tiếp cận thị trường
tương tự Hataphar và cũng đưa ra chiến lược mang tính phát triển và định hướng
lâu dài như Traphaco, Dược Hậu Giang, Domesco, …
Đối thủ cạnh tranh thế giới: Các hãng dược nổi tiếng thế giới Prizer, Bayer,
Sanofi… với tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ tiên tiến hiện đại
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Trong nước các doanh nghiệp dược mới gia
nhập ngành, gia tăng sức ép cạnh tranh của thị trường trong nước. Đặc biệt khi
Việt Nam gia nhập WTO với mức thuế áp dụng cho dược phẩm nhập khẩu giảm
đáng kể dẫn đến việc cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngồi.
Khách hàng
Nhóm khách hàng gián tiếp: Nhóm khách hàng này bao gồm những
người tiêu dùng cuối cùng trong và ngồi nước. Được phân loại thành 2 nhóm
chính: Nhóm khách hàng gián tiếp nước ngồi và nhóm khách hàng gián tiếp
trong nước
Nhóm khách hàng gián tiếp nước ngồi
Nhìn chung thị phần xuất khẩu Dược của Việt Nam rất nhỏ chủ yếu sang
Nhật, Đông Âu. Và nhu cầu dược phẩm ở các nước châu Á Thái Bình Dương,
Châu Mỹ Latinh…vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới vì dân
số đơng, thu thập bình qn đầu người khơng ngừng được cải thiện, vì vậy nhu
12


cầu nhập khẩu dược ở khu vực này cũng sẽ gia tăng. Trong tương lai quy mơ
của nhóm khách hàng này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển.
Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp nước ngồi (các nước châu Âu):

 u cầu về chất lượng và tính an tồn cao khi sử dụng sản phẩm,
 Quan tâm nhiều đến thương hiệu sản phẩm.
Nhóm khách hàng gián tiếp trong nước
Như phân tích ở trên trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia
tăng việc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Vì vậy cho
thấy nhóm khách hàng gián tiếp trong nước vẫn cịn rất nhiều tiềm năng phát
triển.
Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp trong nước
 Đa phần người dân Việt Nam chưa tin dùng thuốc nội. Họ luôn mang tâm
lý rằng thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt.
 Phần lớn người dân tập trung ở nơng thơn, thường có mức sống thấp, nên
có nhu cầu cao các loại thuốc có giá rẻ.
 Họ có thói quen là thường tự mua thuốc theo kinh nghiệm cá nhân hoặc
theo lời khuyên của người thân và dược tá bán thuốc (có tới 45% người tiêu
dùng Việt Nam thường mua thuốc theo kinh nghiệm).
 Ngoài ra do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn nên
vấn đề về sức khỏe cũng được quan tâm, chăm sóc và đầu tư kỹ hơn vì vậy
người dân ngày nay yêu cầu cao hơn về chất lượng được phẩm cũng như uy tín
thương hiệu.
Nhóm khách hàng gián tiếp trong nước không gây sức ép cho ngành vì
dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu khơng có sản phẩm thay thế
và khơng có sự mặc cả về giá
Khách hàng trực tiếp: Đây là nhóm khách hàng mục tiêu của ngành dược.
Nhu cầu mua thuốc phụ thuộc vào lượng mua của nhóm khách hàng gián tiếp.
Nhóm khách hàng trực tiếp cũng được chia thành 2 nhóm nhỏ:
 Nhóm 1: Bao gồm các bệnh viện và các cơ sở điều trị tại các cấp.
 Nhóm 2: Bao gồm các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối, các nhà thuốc (như
các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm, công ty thương mại, các điểm bán lẻ...)
Nhà cung cấp
Nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu nhập từ nước ngồi, điều này khiến

cơng ty gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Sự
phụ thuộc nguyên liệu đầu vào là một thách thức lớn của công ty. Đồng thời giá
nguyên liệu của thế giới biến động liên tục, tỷ giá ngoại tệ dao là những bài tốn
khó đối với doanh nghiệp
Tuy nhiên, Hataphar là doanh nghiệp kinh doanh lâu năm trong hoạt động
kinh doanh dược phẩm nên cơng ty có mối quan hệ rất bền chặt và gắn bó với
các nhà cung cấp.
Xây dựng được mối quan hệ hợp tác với các viện, các trường đại học, các
đơn vị nghiên cứu khoa học trong nước và trên thế giới để nắm bắt kịp thời
13


những công nghệ tiên tiến cũng như đẩy mạnh khả năng phát triển các loại sản
phẩm mới.
Các nhóm lợi ích đặc biệt
Các hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam ngày càng phát
triển trên cơ sở kết nối các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh để phát triển
thương mại lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện thành lập các Quỹ từ
thiện, An sinh giúp đỡ cộng đồng.
Cơng đồn
Trong những năm qua, Cơng đồn của Hataphar đã tổ chức nhiều hoạt
động thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền với nhiều nội dung phong phú; đồng thời phát động
các phong trào thi đua trong cơng nhân, viên chức, lao động, trong đó chú
trọng đến các cơng tác an tồn vệ sinh lao động, phịng chống cháy nổ…
3.3. Phân tích mơi trường bên trong
a) Nguồn nhân lực
Quy mơ nhân sự
Năm 2020, cơng ty có tổng cộng là 827 người
Trình độ


Số lượng (người)

tỉ lệ (%)

Dược sĩ đại học

96

11,63

Cán bộ có trình độ cao đẳng

43

5,19

Đại học khác

56

6,77

Cán bộ có trình độ trung cấp

472

57,07

Lao động phổ thơng


88

10,64

Dược tá

72

8,70

Lực lượng lao động của cơng ty có kỷ luật lao động nghiêm túc, phấn đấu hết
mình vì mục tiêu chung của công ty
Chất lượng nguồn nhân lực
Đội ngũ cán bộ có trình độ kinh nghiệm, các nhân viên trẻ năng động, cơng nhân
được đào tạo bài bản...
Chính sách nhân sự:
 Quy trình tuyển dụng bài bản, logic, rõ ràng
 Chế độ làm việc theo quy định của nhà nước
 Điều kiện làm việc tốt. Công ty trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao
động, vệ sinh lao động, nguyên tắc an toàn lao động được tuân thủ
nghiêm ngặt.
 Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về nhân sự từ nhân viên đến cán bộ quản lý
cấp cao, song song với chính sách thu nhập từng vị trí cơng việc đảm bảo
14


hệ thống nhân sự được vận hành và đánh giá một cách khoa học và hiệu
quả
 Mở các khóa đào tạo tập huấn nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ

cho nhân viên 
 Yếu tố tạo động lực: Xây dựng và quản lý quỹ tiền lương, Quỹ phúc lợi,
Quỹ khen thưởng Lương ổn định, gia tăng hằng năm, có thu nhập ngồi
lương Chi phí phúc lợi có xu hướng tăng, đời sống ngày càng cải thiện;
Xây dựng, quản lý quỹ khen thưởng rõ ràng, minh bạch, công bằng
b) Cơ cấu tổ chức
 Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, khoa học. Xác định đúng nhiệm vụ và chức năng
của từng phòng ban 
 Khả năng phối hợp hỗ trợ cho công việc và tạo điều kiện dễ dàng thực
hiện công việc
 Phân bổ nguồn lực Đảm bảo hoạt động hiệu quả, có khả năng kiểm sốt
 Có đủ nguồn nhân lực, có khả năng tận dụng nguồn nhân lực vào từng bộ
phận hợp lý
c) Tài chính
STT Chỉ tiêu
1

2

3

4

Đơn
vị 

năm
2019

năm

2020

Khả năng thanh tốn ngắn hạn

Lần 

1,47

1,26

Khả năng thanh toán nhanh 

Lần 

0,93

0,60

Khả năng thanh toán tức thới

Lần 

0,09

0,08

Hệ số nợ / tổng tài sản

%


58,58

62,94

Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu

%

141,46

169,84

Vòng quay hàng tồn kho

vòng

5,05

4,91

Doanh thu thuần / tổng tài sản

%

283,87

218,78

Hệ số lợi nhuận sau thuế / doanh thu %
thuần 


4,50

4,71

Hệ số lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu %

30,91

27,86

Khả năng thanh toán 

Cơ cấu vốn

Năng lực hoạt động 

Khả năng sinh lời

15


Hệ số lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản

%

Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh / %
doanh thu thuần

12,80


10,32

5,12

5,28

Nhận xét:
Về khả năng thanh toán: 
 Hệ số thanh tốn ngắn hạn (2020) = 1.26 > 1 => Cơng ty có khả năng cao
trong việc sẵn sàng thanh tốn các khoản nợ đến hạn.
 Hệ số thanh toán nhanh (2020) = 0.6 > 0.5 và < 1 => Cơng ty có khả năng
thanh tốn tốt, tính thanh khoản cao.
Về cơ cấu vốn:
 Cả hai chỉ số của năm 2020 đều tăng so với năm 2019 nhưng vẫn ở mức
60% => Hệ số nợ chấp nhận được, khá an toàn.
Về khả năng hoạt động:
 Vòng quay hàng tồn kho (2020) thấp hơn (2019) nên lượng hàng tồn kho
(2020) lớn hơn lượng hàng tồn kho (2019) => doanh thu của công ty
(2020) thấp hơn doanh thu (2019).
Về khả năng sinh lời: 
 Các hệ số (2020) vẫn ở mức chấp nhận được => khả năng sinh lời của
công ty khá tốt.
d) Marketing:
Sản phẩm dịch vụ:
 Sản phẩm, dịch vụ của công ty rất phong phú, đa dạng.
 Sản phẩm bao gồm thuốc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Do có
thương hiệu uy tín, chất lượng sản phẩm tốt nên được thị trường đón nhận
rất tích cực.
 Cơng ty cung cấp dịch vụ ở 3 mảng: sản xuất theo đơn đặt hàng, xuất

nhập khẩu ủy thác và kinh doanh dược liệu.
Chiến lược sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm được coi là yếu tố chiến lược trong chính sách sản
phẩm của doanh nghiệp. Cơng tác nghiên cứu, xây dựng và đưa vào sản xuất
được chú trọng với hơn 20 sản phẩm mới mỗi năm, đồng thời tập trung vào
những sản phẩm chủ yếu: thuốc bổ, thuốc kháng sinh, hạ sốt... 
Định hướng chiến lược mà công ty đề ra là nghiên cứu và phát triển sản
phẩm ngang tầm với hàng nhượng quyền và thay thế hàng ngoại nhập nhằm
nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất và sức cạnh tranh đưa Hataphar lên tầm cao
mới.
Hệ thống phân phối:
Do sức sản xuất của phân xưởng lớn dẫn đến nguy cơ tồn kho nhiều mặt
hàng, gây ảnh hưởng cho khả năng hoạt động nên công ty đã xây dựng hệ thống
phân phối rộng khắp cả nước.
16


Phát triển hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ, mở rộng thị trường đến các
tỉnh miền Bắc, Trung, Nam với phương châm tiến tới xây dựng hệ thống cung
ứng sản phẩm rộng khắp, đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh trong cả nước. 
Mở rộng hệ thống đại lý nhờ các công ty dược phẩm đối tác như: Công ty
cổ phần Dược phẩm Cần Giờ, chi nhánh dược TW2 tại Cần Thơ, dược TW3 tại
Đà Nẵng, Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà, Dược phẩm Hải Phòng, Hải
Dương, Thu Bình…
Xây dựng hệ thống nhà thuốc ở khắp các tỉnh trên cả nước.
Xây dựng đội ngũ trình dược viên năng động, tích cực, sáng tạo.
Chính sách giá:
Cùng với việc chủ động được nguồn nguyên liệu, xây dựng quy trình sản
xuất hợp lý, các sản phẩm của Hataphar đảm bảo giá cả phải chăng có sức cạnh
tranh cao với thị trường đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thuốc của người dân

nông thôn.
Hataphar cũng xây dựng thị trường theo phân khúc mục tiêu, áp dụng chính
sách chiết khấu linh hoạt. Bên cạnh đó, cơng ty hướng tới chú trọng tập trung
sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập ngoại với chất lượng đảm bảo và giá
cả cạnh tranh hơn.
e) Công nghệ
CTCP DP Hà Tây đã và đang được trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện
đại để phục vụ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm của các nước: Mỹ, Đức,
Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc,.. .Năm 2006, dây chuyền sản xuất của công ty
được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và phòng kiểm tra chất lượng đạt
tiêu chuẩn GLP-WHO, kho đạt tiêu chuẩn GSP-WHO.
Cơng ty có dây chuyền sản xuất thuốc Đông dược, tân dược hiện đại và
khép kín, với các máy móc thiết bị được trang bị mới 100% được nhập khẩu
như: dàn máy sản xuất viên nang mềm, máy đóng capsule tự động, máy bao
đường và bao phim, máy điều chế khí nitơ, máy ép vỉ tự động, máy in phun
Hitachi,...
Qua từng năm, công ty luôn đầu tư để mua mới, nâng cấp trang thiết bị
hiện đại.Hiện nay, Công ty đang xây dựng thêm nhà máy dược phẩm công nghệ
cao thứ 2 với sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương để tận
dụng lợi thế trong đấu thầu, đồng thời góp phần giảm sự phụ thuộc vào thị
trường nhập khẩu trong bối cảnh nhu cầu về thuốc chất lượng cao ngày càng
tăng.
4. Phân tích các hoạt động của cơng ty thích nghi với mơi trường
4.1. Bước đi đúng đắn tạo nền tảng vững chắc
Bước vào sự cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế thị trường, công ty đã nhận
thấy rõ tầm quan trọng của việc định hướng đúng đắn đối với sự tồn tại và phát
triển của mình:
 Mọi hoạt động của cơng ty đều được thực hiện công khai, dân chủ, các
cán bộ công nhân viên chức đều được biết, thảo luận và tham gia vào các
chương trình hành động của cơng ty.

17


 Quan tâm đến việc xây dựng văn hố cơng ty. Chú trọng vào việc tạo ra
một môi trường làm việc hăng say, hiệu quả, nơi mỗi nhân viên có thể
phát huy tối đa khả năng sáng tạo, sức lao động của mình, xây dựng cơng
ty ngày càng phát triển.
 Tinh giảm bộ máy gián tiếp, tập trung nhân lực cho sản xuất kinh doanh.
Do đó đến nay đội ngũ gián tiếp của công ty thực sự gọn nhẹ và hoạt động
có hiệu quả.
 Quan tâm đến cơng tác khoa học kỹ thuật, ưu tiên cho việc nghiên cứu sản
phẩm mới có hiệu quả cao.
  Mở rộng hợp tác, liên kết với các đối tác bên ngoài để học hỏi, nắm bắt
những cách thức quản lý và kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất.
4.2. Chiến lược đầu tư
Công ty là một trong số ít đơn vị đã đầu tư và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn
chất lượng GMP, GLP, GSP WHO. Cùng với việc tiến hành quản lý chất lượng
theo các tiêu chuẩn trên, không ngừng đầu tư thích hợp về nhà xưởng và hiện
đại hố thiết bị máy móc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu
quả sản xuất. Đi đôi với việc mở rộng sản xuất, công ty không ngừng đầu tư cho
lĩnh vực nghiên cứu, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm cải tiến, nâng cao
chất lượng và mẫu mã của sản phẩm.
4.3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh
Từ doanh nghiệp sản xuất theo kiểu mua đứt, bán đoạn sản phẩm theo đơn
đặt hàng cho các đối tác, Dược Hà Tây đang phát triển những sản phẩm mang
thương hiệu riêng của mình, từ nghiên cứu thuốc mới; sản xuất thuốc; kinh
doanh, phân phối và cung ứng thuốc cho thị trường; quản lý dược và kiểm
nghiệm thuốc để đảm bảo chất lượng của thuốc trước khi đến tay người tiêu
dùng. Công ty đã chuyển hướng sang tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực,
xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành nhằm phủ rộng hơn hình

ảnh của Dược Hà Tây và cũng là để thích nghi với sự biến động của thị trường. 
Hệ thống máy móc thiết bị sản xuất cũng thường xuyên được công ty
nâng cấp, tổng giá trị đầu tư cho nhà xưởng lên tới 200 tỷ đồng. Bên cạnh đó,
Dược Hà Tây cũng trang bị hệ thống kho biệt trữ nguyên liệu và kho thành
phẩm đạt GSP - thực hành tốt bảo quản thuốc, với tổng diện tích kho lên tới
4.800 m2.
Dược Hà Tây đang tập trung mở rộng kênh phân phối và phát triển
mạnh hệ thống bán lẻ. Đây được coi là hướng đi đúng đắn bởi trên thực tế, khi
doanh nghiệp chủ động tập trung cho bán bn, thì dù việc bán hàng sẽ nhẹ
nhàng hơn do ít đầu mối, nhưng mặt trái lại là tính lệ thuộc rất cao và dễ tạo ra
những cơn sốt giá ảo khiến khách hàng quay lưng.
Thay vì chỉ tập trung vào việc mở rộng phân phối đến từng điểm bán lẻ,
Dược Hà Tây cũng coi trọng việc xây dựng chuỗi nhà thuốc để hỗ trợ khách
hàng tốt nhất. Với bản lĩnh mạnh dạn đổi mới cơ chế, đầu tư áp dụng công
nghệ mới, phát huy tính sáng tạo và năng động của tập thể, Dược Hà Tây đã
vươn cao, trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất dược phẩm hàng
đầu của Việt Nam.
18


4.4.

Các hoạt động trong thời gian phịng dịch
Trước tình hình dịch COVID-19 hiện nay, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà
Tây đã ý thức được trách nhiệm của mình và đã tổ chức chương trình “Cùng
Dược Hà Tây chăm sóc sức khỏe cộng đồng phịng chống Coronavirus” tặng
miễn phí Gel rửa tay kháng khuẩn nhanh, khẩu trang và các sản phẩm tăng
cường sức đề kháng cho người dân trên phạm vi tồn quốc.
Chương trình được lên kế hoạch và thực hiện ngay sau dịp Tết Nguyên
Đán, đây là thời điểm tất cả các bộ phận trong Công ty đều bận rộn do các đơn

đặt hàng cũ phải trả hàng, các đơn đặt hàng mới dồn dập. Bên cạnh đó, thời
điểm này cũng là lúc nguồn ngun liệu, bao bì khơng đủ cung cấp do giao
thương với Trung Quốc bị đình trệ khiến cho chương trình gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, Ban lãnh đạo.
Cơng ty đã có những quyết định giúp gỡ rối từng vấn đề để CBCNV yên
tâm thực hiện. Cụ thể, bên cạnh các sản phẩm tăng cường sức đề kháng sẵn có,
Cơng ty cũng tìm mua hai mặt hàng khan hiếm là Gel rửa tay và Khẩu trang y tế
để có thể triển khai chương trình từ ngày 08/02/2020.
Ban lãnh đạo Cơng ty cũng kêu gọi tồn thể CBCNV chung tay, đồng lịng
góp sức tăng ca sản xuất, sắp xếp các công việc thường ngày để làm thêm các
cơng tác chuẩn bị hàng hóa cho chương trình tặng miễn phí.  Nhờ đó mà chương
trình  đã và đang được triển khai ở 80 điểm trên 50 tỉnh thành, dự kiến trao tặng
25.000 suất quà. Các điểm tặng miễn phí được tổ chức tại quầy thuốc, nhà
thuốc, các chi nhánh của Công ty, tại các trường học và trung tâm bảo trợ xã hội.
Công ty cũng kết hợp với các tổ chức từ thiện cùng một số cơ quan, đoàn
thể như Trạm y tế thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương và xã Sơn Lơi, huyện
Bình Xun (thơng qua Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Bình Xuyên)
cùng ở “tâm dịch” Vĩnh Phúc.
4.5. Sản phẩm mới phù hợp nhu cầu người tiêu dùng
Đồng hành với chiến dịch phòng, chống dịch Covid-19, vào cuối tháng
2/2020, Công ty CP Dược phẩm Hà Tây (Hataphar) đã cho ra mắt sản phẩm gel
rửa tay khô kháng khuẩn Dr.Gel-DHT, sạch khuẩn 99% nhằm bổ sung nguồn
hàng đang khan hiếm trên thị trường, góp phần cùng cộng đồng phòng chống
dịch bệnh nguy hiểm.
Sản phẩm Dr.Gel-DHT được sản xuất theo tiêu chuẩn, có số cơng bố:
6138/20/CBMP-HN. Sản phẩm có cơng thức cải tiến với sự kết hợp của Ethanol,
Glycerin, Vitamin E, Triethanolamine giúp hạn chế được các nhược điểm của
nước rửa tay khô tự pha chế, gel rửa tay khơ thơng thường. Dr.Gel-DHT có mùi
hương của bạc hà và trà xanh thơm mát, dễ chịu.
Ngày 5/1 vừa qua, Cơng ty CP Dược phẩm Hà Tây chính thức ra mắt sản

phẩm men vi sinh 19 chủng nhập khẩu nguyên hộp từ Hàn Quốc BioxGut tại Hà
Nội. Đây là men vi sinh Hàn Quốc cho cả gia đình chứa tới 19 chủng vi sinh,
giúp giải quyết các vấn đề đường ruột nhanh chóng. Bifidobacterium bifidum có
trong men vi sinh BioxGut là vi sinh vật sinh acid acetic nhiều nhất và là acid có
phổ hoạt động chống vi khuẩn và vi nấm rộng nhất. Nhờ vậy, BioxGut kích
thích sự tăng trưởng của lợi khuẩn, tạo điều kiện tối ưu cho các lợi khuẩn phát
19


triển và thực hiện chức năng, tăng cường hấp thu canxi và các khống chất khác
từ đó giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư trực tràng.
III. KẾT LUẬN 
Từ các phân tích về cơng ty dược phẩm Hà Tây ở trên, có thể thấy rằng cơ
cấu tổ chức của bất cứ tổ chức nào cũng luôn cần phải được hoàn thiện, đổi mới.
Xây dựng cơ cấu tổ chức có tác dụng phân bố nguồn lực hợp lý cho từng cơng
việc cụ thể, từ đó có thể tiết kiệm nguồn lực, hạ thấp chi phí nhân cơng, hạ giá
thành sản phẩm. Các cơ cấu tổ chức nói chung khơng thể hồn hảo tuyệt đối,
đều có những ưu nhược điểm nhất định. Bên cạnh đó vai trị của các yếu tố mơi
trường bên ngồi cũng rất quan trọng. Việc xác định rõ những tác động, ảnh
hưởng, thách thức do mơi trường bên trong và bên ngồi sẽ giúp tổ chức, cơng
ty có phương hướng, chiến lược phù hợp với xu thế, biến động của môi trường,
đảm bảo sự phát triển bền vững.
IV. SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN
1. Theo từng phần nội dung công việc:
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
8
9
10

2.

Công việc
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung
Giới thiệu chung về tổ chức
Phân tích ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức
Đề xuất (1) thay đổi cơ cấu tổ chức
Đề xuất (2) thay đổi cơ cấu tổ chức
Phân tích swot ( điểm mạnh)
Phân tích swot ( điểm yếu)
Phân tích swot ( cơ hội)
Phân tích swot ( thách thức)
Phân tích mơi trường bên ngồi
Phân tích mơi trường bên trong
Phân tích hoạt động của cơng ty thích ứng với
mơi trường

11

Phần 3:Kết luận


12
13

Tổng hợp, chỉnh sửa file word
Tổng hợp, chỉnh sửa, làm slide

Phụ trách
Hoàng Thị Phương
Thúy
Hoàng Thị Phương
Thúy
Phạm Trung Thành
Phạm Trung Thành
Phạm Thị Thương
Phạm Thị Xuân
Trần Ngọc Phan
Phạm Thị Thương
Trần Ngọc Phan
Trần Xuân Trường
Trần Thi Tường Vi
Phạm Thị Xuân
Hoàng Thi Phương
Thúy
Phạm Thị Thương
Trần Ngọc Phan

Theo từng thành viên
STT

Thành Viên


MSV

Công việc

20


1

2

3

4

5

6

7

Trần Ngọc Phan

Phạm Trung Thành

Phạm Thị Thương

Hoàng Thị Phương
Thúy


Trần Xuân Trường

Trần Thị Tường Vi

Phạm Thị Xuân
(Nhóm trưởng)

180154
1


Đề xuất góp ý chọn tổ chức

Làm nội dung: Phân tích điểm
yếu, thách thức của mơi trường

Góp ý cho nội dung và slide

Tổng hợp và chỉnh sửa, làm slide

180164
2


Đề xuất góp ý chọn tổ chức

Làm nội dung phần: Phân tích ưu
nhược điểm của cơ cấu tổ chức, đề
xuất thay đổi cơ cấu tổ chức


Góp ý cho nội dung và slide

180167
6


Đề xuất góp ý chọn tổ chức

Làm nội dung phần: đề xuất thay
đổi cơ cấu tổ chức, phân tích cơ hội

Góp ý cho nội dung và slide

Tổng hợp và chỉnh sửa file word

180168
0


Đề xuất góp ý chọn tổ chức

Chia nhỏ công việc

Làm nội dung phần: đặt vấn đề,
giới thiệu chung về cơng ty, kết luận

Góp ý cho nội dung và slide
.


180173
3


Đề xuất góp ý chọn tổ chức.

Làm nội dung phần:phân tích
mơi trường bên ngồi.

Góp ý cho nội dung và slide

180176
5


Đề xuất góp ý chọn tổ chức

Làm nội dung phần: Phân tích
mơi trường bên trong.

Góp ý cho nội dung và slide

180178
6


Tổ chức các cuộc thảo luận nhóm

Đề xuất góp ý chọn tổ chức


Phân cơng cơng việc cụ thể cho
từng thành viên.

Tìm nội dung phần: phân tích ưu
điểm, phân tích hoạt động của tổ chức
thích ứng với mơi trường

Góp ý cho nội dung và slide
21


PHẦN 5. MINH CHỨNG LÀM VIỆC NHÓM

22


23



×