Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ cơ sở tâm lý của tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự ở học viện chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.5 KB, 109 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ SỞ TÂM LÝ

Trang
3

TUYỂN CHỌN CÁN BỘ ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUÂN SỰ

1.1.
1.2.

Các khái niệm cơ bản
Đặc trưng tâm lý hoạt động sư phạm của người giảng
viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự

1.3.

22
22
27

Nội dung và các tiêu chí tuyển chọn cán bộ đào tạo
giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự

33

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TÂM LÝ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TUYỂN CHỌN CÁN BỘ ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN


KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUÂN SỰ Ở HỌC
VIỆN CHÍNH TRỊ

2.1.

Thực trạng tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học

2.2.

xã hội và nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị hiện nay
Biện pháp tâm lý nâng cao chất lượng tuyển chọn cán

41
41

bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn
quân sự ở Học viện Chính trị
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

66
76
79
83

2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ,
giáo viên quân đội, đáp ứng những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng quân
đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” trong giai
đoạn hiện nay, Học viện Chính trị đã xây dựng và triển khai kế hoạch 5 năm
2015 - 2020 với nhiều nội dung, biện pháp đồng bộ. Trong đó, vấn đề tuyển
chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội nhân văn đã và đang trở thành
vấn đề được quan tâm. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong
kế hoạch 5 năm của Học viện là: “Nâng cao chất lượng tuyển chọn cán bộ đào
tạo giảng viên khoa học xã hội nhân văn”. Quán triệt tinh thần đó, Học viện đã
tiến hành tuyển chọn cán bộ vào đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn
qn sự. Đó là một xu hướng tích cực để nâng cao chất lượng đội ngũ người
giảng viên tương lai cho Học viện và các nhà trường trong toàn quân.
Hoạt động nghề nghiệp của giảng viên khoa học xã hội nhân văn có
những đặc trưng riêng, địi hỏi người giảng viên muốn hồn thành tốt nhiệm
vụ của mình cần phải có những phẩm chất tâm lý phù hợp và cần thiết để đáp
ứng. Để có được những phẩm chất tâm lý này, liên quan chặt chẽ đến việc
tuyển chọn đầu vào đào tạo giảng viên khoa học xã hội nhân văn, giúp cho việc
chọn được những người đạt được mức độ phát triển các phẩm chất tâm lý cần
thiết theo địi hỏi của nghề nghiệp ngay từ đầu khố học.
Trên thực tế, việc tuyển chọn vẫn còn chứa đựng tính chất kinh nghiệm,
khả năng lượng hố khơng cao, thiếu các công cụ đo đạc. Điều này làm hạn
chế đến chất lượng tuyển chọn ở Học viện. Nếu nghiên cứu xác định được nội
dung, các tiêu chí tuyển chọn tâm lý phù hợp với yêu cầu đào tạo và hoạt
động nghề nghiệp của người giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự;
xác định được hệ thống phương pháp tuyển chọn và các công cụ đo khách
quan, khoa học, có tính lượng hố cao sẽ góp phần tạo nên sự chính xác và
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện.
3



Trong tâm lý học, vấn đề tuyển chọn tâm lý được nghiên cứu và ứng
dụng ở nhiều lĩnh vực đối với đào tạo và hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên,
chưa có những cơng trình nghiên cứu về cơ sở tâm lý của tuyển chọn cán bộ
đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Vì vậy, nghiên cứu
nâng cao chất lượng tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội
nhân văn ở Học viện Chính trị là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận
và thực tiễn.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Cơ sở tâm lý của tuyển
chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự ở
Học viện Chính trị” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Các nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài, các nghiên cứu về tuyển chọn tâm lý cho các lĩnh vực
nghề nghiệp xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử cả trong và ngoài quân đội. Từ
các tư tưởng mang tính khoa học ban đầu đã tạo nên những lý thuyết rõ ràng
và các phương pháp, quy trình tuyển chọn cụ thể.
Các nghiên cứu lý thuyết về tuyển chọn tâm lý
Các nghiên cứu lý thuyết được bắt đầu từ các tư tưởng về tuyển chọn;
tiếp đó, cùng với sự phát triển của lịch sử và khoa học, hình thành các lý
thuyết đầy đủ hơn. Có nhiều tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan
đến tuyển chọn tâm lý. Trong đó, có một số tác giả tiêu biểu sau:
Tư tưởng về tuyển chọn đã có từ rất lâu trong lịch sử lồi người. Từ
thời cổ đại, Platon (428 - 347 TCN) đã từng cho rằng: Để tất cả các công dân
sống, cần thiết phải làm cho họ hiểu rằng, tất cả họ sinh ra nhưng khơng phải
tất cả đều có khả năng như nhau cho cùng một trách nhiệm được giao phó, bởi
vì các con người theo khả năng của mình rất khác nhau: người thì sinh ra để
làm quản lý, người khác - cho nghề phục vụ, còn số khác nữa cho nghề canh
tác nông nghiệp, thủ công... [dẫn theo 20, tr.14].


4


Tư tưởng có tính khoa học đầu tiên trong lĩnh vực tuyển chọn người để
đào tạo phải kể đến nhà triết học Aristote (384 - 322 TCN). Ông là người đã
đưa ra vấn đề phân chia độ tuổi để chọn học sinh đến trường. Cùng với thời
gian, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã hình thành nên nhiều nghề
nghiệp khác nhau và con người trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của
mình cộng với sự phát triển của khoa học, những tri thức, hiểu biết của con
người về tuyển chọn cũng không ngừng phát triển [dẫn theo 20, tr. 14].
Huarte K. (1575) đã đặt cho khoa học 4 vấn đề: Tự nhiên đem lại cho
con người những phẩm chất, năng lực cho một ngành khoa học này mà không
cho một ngành khoa học khác như thế nào? Các dạng như thế nào của tài
năng mà lồi người có? Các nghệ thuật và khoa học như thế nào là phù hợp
với mỗi một tài năng nói riêng? Có thể nhận biết tài năng thích hợp theo
những dấu hiện nào? Đây là một tác phẩm đầu tiên trong lịch sử Tâm lý học
đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu sự khác biệt cá nhân liên quan đến năng lực con
người vì mục đích tuyển chọn nghề nghiệp [dẫn theo 20, tr.15-16].
Thomson - nhà tổ chức lao động khoa học người Mỹ, qua nghiên cứu
tại một phân xưởng vòng bi đã phát hiện ra mức độ nhạy cảm của con người
đối với các vật nhỏ là nguyên nhân chủ yếu và trước hết của nó là sự khác
nhau về năng suất lao động giữa các cơng nhân. Từ đó, ơng đã đề xuất cách
xác định hệ số nhạy cảm này để dựa vào đó người ta tuyển chọn được những
người có đặc điểm tâm, sinh lý phù hợp [dẫn theo 8, tr.44].
Nghiên cứu của các nhà Tâm lý học Liên Xô (trước đây) ở trên xây
dựng những vấn đề lý luận cơ bản về tuyển chọn tâm lý theo hướng tiếp cận
hoạt động; qua các quan điểm này ta thấy được mối quan hệ biện chứng giữa
đòi hỏi khách quan của nghề nghiệp về mặt tâm lý và các phẩm chất tâm lý
hiện có ở cá nhân người dự tuyển.
Các tác giả tâm lý học như Ananhev B.G. (1962); Rutnưi N.M. (1983);

Cheplov B.M. (1961) đã đề cập đến những tiền đề cơ bản cho việc giải quyết

5


những nhiệm vụ của tuyển chọn tâm lý: sự hiện diện của những khác biệt cá
nhân trong những phẩm chất nhân cách quan trọng đối với nghề nghiệp; mối liên
hệ giữa việc đào tạo có hiệu quả và hoạt động nghề nghiệp [dẫn theo 20, tr. 27].
Platonov K.K. trong: “Những vấn đề năng lực” (1972), Sarikov V.D.
trong: “Những vấn đề về năng lực nghề nghiệp” (1982) đã bàn đến từ góc
độ tuyển chọn tâm lý một điều hết sức quan trọng là quan niệm về những
năng lực nghề nghiệp với góc độ là những đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá
nhân tạo nên sự khác biệt giữa người này với người khác, nhưng vẫn thể
hiện được hiệu quả của việc lĩnh hội cũng như thực hiện nghề nghiệp cụ
thể. Tuy nhiên, đối với việc tuyển chọn tâm lý một điều quan trọng nữa là
phải nghiên cứu tiếp những đặc điểm phát triển và hình thành năng lực
trong quá trình đào tạo nghề cũng như sự thay đổi của nó dưới ảnh hưởng
của các yếu tố bên trong, bên ngoài của hoạt động nghề. Đặc biệt như vấn
đề động cơ hoạt động nghề nghiệp là yếu tố rất cần được quan tâm [dẫn
theo 20, tr. 28].
Những năm 1960 các cơng trình nghiên cứu về tuyển chọn tâm lý đã
được các nhà Tâm lý học quân sự như Barabansicov A.V. , Glotoskin A.D.,
Phedenco N.Ph. , Seliăc... nghiên cứu trong: “Tuyển chọn về mặt tâm lý với
các phi công” (1966), Rutnưi N.M. trong: “Tâm lý học phi công quân sự”
(1983) đã chỉ ra phần tuyển sinh vào các trường quân sự đã đề cập tuyển chọn
theo yêu cầu nghiệp vụ quân sự. Theo các quan điểm này, các phẩm chất, đặc
điểm nhân cách có thể quy về bốn nhóm được xây dựng theo thứ bậc: Khuynh
hướng nhân cách (gồm các phẩm chất chính trị đạo đức và tình cảm cao cấp);
Các thuộc tính nhân cách bao gồm các tri thức, kỹ xảo, kỹ năng và thói quen
mà nhân cách thu lượm được (kinh nghiệm của nhân cách); Tổng hợp các đặc

điểm tâm lý cá biệt như tư duy, tri giác, cảm giác, tình cảm, ý chí và trí nhớ;
Các thuộc tính về cơ thể: loại thần kinh, nhu cầu bậc thấp, đặc điểm lứa tuổi
[dẫn theo 20, tr.30].

6


Bodrov V.A. (1985) cho rằng tuyển chọn tâm lý là xác định trạng thái
mức độ phát triển của tổng thể các phẩm chất tâm lý nhân cách được quy định
bởi những yêu cầu của nghề nghiệp cụ thể. Theo tác giả, điều kiện giáo dục,
hoàn cảnh sống và hoạt động lao động của con người có ảnh hưởng đáng kể
đến sự hình thành phát triển của nhiều nét phẩm chất nhân cách của cá nhân.
Tuy nhiên, trong các phẩm chất đó cũng có phẩm chất chịu ảnh hưởng nhiều
của yếu tố bẩm sinh. Do đó, tuyển chọn tâm lý cần phải đánh giá về những
chức năng tâm, sinh lý bền vững, có nghĩa là đánh giá trạng thái của cơ thể,
kiểu hoạt động thần kinh và những phẩm chất được tạo thành trong quá trình
sống và hoạt động xã hội. Trong thực tiễn, tuyển chọn tâm lý của các nghề
nghiệp dựa trên 3 nhóm phẩm chất về đặc điểm sinh học, đặc điểm tâm lý, các
quá trình trạng thái và phẩm chất xã hội của nhân cách [dẫn theo 20, tr. 26-27].
Kulagin B.V. (1987) đã đánh giá những phẩm chất quan trọng cho nghề
nghiệp là: Tâm lý - vận động, trí tuệ, thể lực. Để đánh giá các đặc điểm trí tuệ
Kulagin B.V. đã sử dụng phương pháp như: Chọn từ, dãy số, trí nhớ thị giác, số
học, đánh dấu vịng trịn, trí khơn thính giác, ngơn ngữ [dẫn theo 20, tr.32].
Svedin V.Ia. đề cập nhiều vấn đề lý luận liên quan đến tuyển chọn tâm
lý cho học viên đầu vào đào tạo sĩ quan các trường quân sự như: Mối quan hệ
giữa đào tạo và tuyển chọn, những nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của
tuyển chọn tâm lý nghề nghiệp... Theo tác giả, tuyển chọn và đào tạo có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau, để nâng cao các điều kiện của cá nhân, những cấu
thành tâm lý phức tạp (kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng) và các thuộc tính (xu
hướng, tính cách, khí chất, năng lực); đối với một loại hoạt động cần: Hoàn

thiện hệ thống đào tạo; Tiến hành tuyển chọn những cá nhân có tính đến tính
đủ điều kiện thực hiện hoạt động đó; Đồng thời tiến hành cả hai cơng việc đó
[dẫn theo 20, tr.32-33].
Nhìn chung, các nghiên cứu lý luận về tuyển chọn tâm lý ở ngoài nước
từ rất sớm và khá phong phú. Các nghiên cứu đã bao quát rất nhiều vấn đề của

7


tuyển chọn tâm lý. Đáng chú ý nhất là nghiên cứu về tuyển chọn tâm lý cho
học viên đầu vào đào tạo sĩ quan các trường quân sự như: Mối quan hệ giữa
đào tạo và tuyển chọn, những nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của tuyển
chọn tâm lý nghề nghiệp (Svedin V.Ia. ) hay khẳng định việc tuyển chọn tâm
lý của các nghề nghiệp dựa trên 3 nhóm phẩm chất về đặc điểm sinh học, đặc
điểm tâm lý, các quá trình trạng thái và phẩm chất xã hội của nhân cách
(Bodrov V.A., 1985)… là những hướng đi quan trọng cho chúng tôi thực hiện
nghiên cứu luận văn.
Bên cạnh nghiên cứu về lý luận là các nghiên cứu hướng ứng dụng về
tuyển chọn tâm lý. Các nghiên cứu ứng dụng về tuyển chọn tâm lý ở ngoài
nước tập trung chủ yếu ở quy trình tuyển chọn và các phương pháp đánh giá
các nhóm phẩm chất phù hợp bằng trắc nghiệm (test).
Thứ nhất, nghiên cứu các yếu tố liên quan đến quy trình tuyển chọn
Ở Ai Cập cổ đại, việc lựa chọn những người vào phục vụ trong cung
đình phải trải qua một cuộc toạ đàm và trong quá trình này các tài liệu về tiểu
sử của người dự tuyển được tách ra như trình độ đào tạo.... Ngồi ra, họ cịn
được đánh giá cả vẻ bề ngồi, kỹ năng tiến hành toạ đàm, kiểm tra kỹ năng
lao động, phục tùng và sự nhẫn nhục chịu đựng thông qua các thử nghiệm
bằng lửa, nước, sự sợ hãi, thử nghiệm khắc phục ở dưới lịng đất tối tăm trong
sự cơ đơn hồn toàn... [dẫn theo 20, tr.14-15].
Các triều đại phong kiến trong lịch sử Trung Quốc từ khoảng 2200 năm

trước công nguyên, những người muốn có một chức quan trong triều đình cần
phải trải qua một kỳ thi theo 6 “tài khéo léo”: Nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, kỹ
năng viết, kỹ năng đọc và tri thức về các nghi lễ, xã giao. Sau này, các tuyển
chọn có chú ý nhiều về phương diện tâm lý thơng qua việc tìm hiểu, hỏi han
cho tự trình bày, một thể hiện của tuyển chọn tâm lý [4, tr.546-636].
Braun và Pearson đã nghiên cứu và đưa ra một quy trình tuyển chọn
học sinh năng khiếu gồm 10 bước: Kiểm tra năng lực trí tuệ chung; Test

8


chuyên biệt và điểm số học tập; Test sáng tạo; Sự tiến cử của giáo viên theo
tiêu chuẩn đã được ấn định; Tiến cử của bạn bè theo thang chuẩn mực cụ thể
qua kỹ thuật trắc đạc xã hội; Sự tiến cử của cha mẹ trên cơ sở đánh giá những
sản phẩm kết quả học tập và quan sát hàng ngày theo một thang đánh giá
thống nhất; Dựa vào các sản phẩm sáng tạo của học sinh như bài làm được
điểm cao trước đó, các sản phẩm thủ cơng, các báo cáo khoa học; Những
phẩm chất của học sinh như nhận thức thói quen làm việc, tự điều khiển, tự
tin, ý thức trách nhiệm, hứng thú, say mê; Tự thuật bản thân và tự tiến cử [dẫn
theo 22, tr.43].
Các tác giả Petơropski A.V. và Iarosepki M.G. cho rằng, tuyển chọn tâm
lý cho hoạt động học tập nhằm đáp ứng với những yêu cầu của đào tạo, đặt ra
các yêu cầu về các đặc điểm tâm lý cá nhân. Tuyển chọn tâm lý cho hoạt động
nghề nghiệp được thực hiện trên cơ sở phân tích đặc điểm hoạt động nghề
nghiệp mà tiến hành tuyển chọn những người tốt nhất thông qua các phương
pháp tuyển chọn. Vì vậy, càng tuyển chọn kỹ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu
cho hoạt động nghề nghiệp sau này. Các chỉ số tương quan tâm sinh lý được
lưu tâm trên cơ sở tính đến đặc điểm hệ thần kinh [dẫn theo 20, tr.25-26].
Hướng thứ hai, xây dựng và sử dụng trắc nghiệm tuyển chọn tâm lý
Munsterberg H. và các cộng sự đã soạn thảo hệ phương pháp tuyển

chọn nghề để tuyển người lái tàu điện nhằm tuyển chọn học sinh và công
nhân vào nghề lái tàu điện. Munsterberg H. đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng
những phương pháp đặc biệt dùng hình ảnh chuyển động trên màn ảnh, dùng
những biểu tượng có điều kiện tượng trưng cho các chướng ngại vật trong
giao thông đang chuyển động theo những phương hướng khác nhau để xem
xét sự phản ứng của người dự tuyển. Những phương pháp này cho phép phát
hiện những đặc điểm tâm lý phù hợp với nghề lái tàu điện [dẫn theo 20, tr.18].
Grath R.F Mc. (1971) đã quan tâm nghiên cứu vấn đề tuyển chọn quản
lý nhân viên. Grath R.F Mc. đã đến Việt Nam nghiên cứu “tuyển lựa nhân

9


cơng người Việt Nam thuộc những trình độ kiến thức khác nhau, để qua
những cuộc huấn luyện và sau đó sẽ được giao phó những chức vụ thuộc
nhiều ngành khác biệt”, cùng các đồng sự xây dựng 8 bài trắc nghiệm để đo
đạc tâm lý trong đó có tuyển chọn về trí thơng minh [32].
Các tác giả Harold K., Odonnell C. và Weihrich H. đã xác định
được bốn nhóm trắc nghiệm hay được áp dụng nhất nhằm tuyển chọn tâm
lý cho các lĩnh vực nghề nghiệp: Trắc nghiệm về trí tuệ được xây dựng để
đánh giá năng lực trí tuệ, trắc nghiệm trí nhớ, tốc độ tư duy và khả năng
nhận ra được những mối quan hệ trong những tình huống phức tạp; Trắc
nghiệm về tài năng và năng khiếu được xây dựng nhằm phát hiện sở thích,
kỹ năng và tiềm năng để đạt được các kỹ năng khác nhau; Trắc nghiệm về
nghề nghiệp được xây dựng để chỉ ra nghề nghiệp thích hợp nhất đối với
một ứng cử viên; Trắc nghiệm về tính cách được xây dựng để gợi lên
những cá tính của ứng cử viên và cách chúng có thể tác động đến những
người khác, qua đó có được một đại lượng để đánh giá khả năng lãnh đạo
[dẫn theo 20, tr.20].
Ở lĩnh vực quân sự, nội dung tuyển chọn về chính trị, tuyển chọn về

tâm lý đã được các nhà tâm lý học quân sự tư sản sử dụng từ những năm đầu
thế kỷ XX. Các bài trắc nghiệm (test) của Stern, Binet,... và xây dựng cả một
hệ thống những thủ tục tuyển mộ, tức là một hệ thống áp dụng các trắc
nghiệm một cách liên tục để tuyển chọn [35, tr.94].
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), để tuyển chọn và đào tạo
cấp tốc những người có phẩm chất trí tuệ và thể lực cần thiết phục vụ nhu cầu
chiến tranh. Werner W. nhà Tâm lý học Mỹ trong cuốn: “What is psychology”
(1947) đã chỉ ra: “Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, kiểm tra trí thơng minh
được tiến hành với 1750000 lính Mỹ. Sau cuộc kiểm tra này 8000 người bị thải
hồi vì trí tuệ kém; 10000 lính được sử dụng trong các ngành địi hỏi ít trí tuệ,
và 10000 lính khác đưa đến các trại huấn luyện đặc biệt” [dẫn theo 20, tr.22].

10


Murray H. (1943) đã tiến hành tuyển chọn binh sĩ làm nhiệm vụ đặc biệt
cho quân đội Mỹ. Phương pháp của ơng là dùng trắc nghiệm phóng chiếu TAT
(Thematic apperception test) để đo đạc về nhân cách, tập trung vào các nội dung
như khám phá để biết: “những nhu cầu và khuynh hướng chủ yếu, những tình
cảm, những cuộc xung đột nội tâm, những cảm xúc, những mặc cảm của một
nhân cách. Khi người ta biết những điểm này, người ta sẽ dễ dàng hơn trong việc
hướng dẫn tuyển chọn” [32, tr.37-38].
Các tác giả Lauschner E.A.

(1964) và Plumlee L.B.

(1975),

Phelan J.G. (1962) và Sparvieri F. (1970), Ulrich L., Trumbo D. (1965)
đã khái quát các phương pháp sử dụng chủ yếu trong tuyển chọn tâm lý

và chia thành các nhóm sau: Test xác định năng lực, Test xác định trình
độ; ngồi ra cịn sử dụng Test phóng chiếu. Trong lực lượng vũ trang của
Mỹ, các Test tâm lý được sử dụng rộng rãi để tiến hành tuyển chọn tâm
lý như các Test đo trí tuệ, năng lực, kỹ xảo vận động... ngồi ra, nhiều
nước khác cịn sử dụng Test phóng chiếu, Rorschach trên ba bình diện
cấu trúc động cơ, tính trọn vẹn của nhân cách và tính bền vững của cảm
xúc [dẫn theo 20, tr.24].
Nhìn chung cho đến nay, các quy trình, phương pháp tuyển chọn tâm lý
rất phong phú được thể hiện ở nhiều nước, trên nhiều lĩnh vực. Mỗi phương
pháp lựa chọn đánh giá mức độ các phẩm chất tâm lý ở các ứng cử viên đều
có những điểm mạnh riêng và những khía cạnh cần lưu tâm (cần nhiều thời
gian, cần đào tạo người đánh giá...). Sự khác nhau của các phương pháp cho
thấy khơng có cách lựa chọn nào được coi là hoàn hảo để tuyển chọn về mặt
tâm lý mà cần kết hợp nhiều phương pháp, cách thức khác nhau.
Tóm lại, các nghiên cứu ở nước ngồi về tuyển chọn tâm lý khá đầy đủ
từ lý thuyết đến ứng dụng. Với sự tham gia nghiên cứu của đông đảo các nhà
khoa học, các kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ vấn đề tuyển chọn tâm lý từ
các lý thuyết tổng thể đến các nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề cụ thể.

11


Từ các quy trình tuyển chọn đến các trắc nghiệm nhằm tìm ra các phẩm chất
phù hợp của các ứng viên.
* Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam tư tưởng về tuyển chọn tâm lý cũng đã xuất hiện qua việc
tuyển chọn, đào tạo sử dụng quan lại ở các triều đại phong kiến nước nhà.
Trần Quốc Tuấn trong “Binh thư yếu lược” ở phần chọn tướng đã chú ý
nhiều đến trí tuệ của người được tuyển chọn: “Người làm tướng không nên
lấy giỏi cung đao cưỡi bắn làm tài, mà phải lấy thơng suốt cổ kim làm giỏi”.

Ơng đã đề ra phương pháp cụ thể để tuyển chọn tướng gồm có 8 vấn đề cơ
bản: 1, Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng khơng. 2, Gạn cùng bằng lời lẽ
xem có biến hố khơng. 3, Cho gián điệp thử để xem có trung thành khơng. 4,
Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào. 5, Lấy của mà thử để xem có
thanh liêm khơng. 6, Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn khơng. 7, Lấy
việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm khơng. 8, Cho uống rượu say để
xem có giữ được thái độ khơng. Có thể thấy qua một số vấn đề cụ thể vận
dụng trong tuyển chọn để làm bộc lộ những đặc điểm về tư duy và phẩm chất
nhân cách cần thiết với người làm tướng dưới chế độ phong kiến [47].
Sau này, các tác giả trong nước nghiên cứu về tuyển chọn tâm lý thể
hiện ở hai khuynh hướng:
Khuynh hướng thứ nhất, nghiên cứu ở góc độ lý luận
Một số tác giả tiêu biểu thuộc khuynh hướng này như Phạm Tất Dong,
Trần Trọng Thuỷ, Mạc Văn Trang...
Trần Trọng Thuỷ cho rằng, trên cơ sở tạo ra những an toàn lao động,
đưa ra biện pháp tuyển chọn về mặt tâm lý cũng như khẳng định ý nghĩa quan
trọng của nó với q trình sản xuất nguy hiểm. Cơ sở để tiến hành tuyển chọn
tâm lý là bản hoạ đồ nghề nghiệp cụ thể (Professiogramme) cho từng nghề.
Bản hoạ đồ nghề nghiệp cần phải bao gồm: Đặc điểm chung của nghề, sự mơ
tả q trình lao động của công việc, những tri thức về sự chuẩn bị phải có,

12


những đặc điểm sinh lý và vệ sinh, những chống chỉ định về mặt y học, đặc
điểm kinh tế của nghề, những triển vọng phát triển và đặc điểm tâm lý của
nghề. Sự mô tả những đặc điểm tâm lý của nghề được thể hiện trong hoạ đồ
tâm lý (Psychogramme) [40, tr.52-70].
Tác giả Phạm Tất Dong qua các tác phẩm “Nghề nghiệp tương lai”
(1978), “Giúp bạn chọn nghề” (1989), “Sự lựa chọn tương lai” (2000) đã đề

cập nhiều vấn đề về nghề nghiệp nói chung và tuyển chọn nghề về tâm lý nói
riêng [7], [8].
Theo Từ điển tâm lý học (2000) thì đối với việc tuyển chọn tâm lý
trước hết phải đưa những yêu cầu về mặt tâm lý cho người muốn lựa chọn và
tập hợp những hệ phương pháp thử nghiệm trên cơ sở phân tích hoạt động
tương lai của người đó. Kiểm tra sự thích hợp của những ứng viên với yêu
cầu tâm lý và hệ phương pháp này đối với nhóm cá nhân tiêu biểu và so sánh
kết quả thực nghiệm với hiệu quả làm việc, nghề nghiệp mà ở đó hiệu quả lao
động phụ thuộc nhiều và trực tiếp vào các đặc điểm tâm lý của con người.
Song dù q trình tuyển chọn tâm lý có chính xác và tốt đến đâu thì nó vẫn
chưa hứa hẹn sự hữu ích chắc chắn trong thực tế. Bởi vì để hoạt động có hiệu
quả ngồi những yếu tố bẩm sinh ra còn cần một yếu tố quan trọng là động cơ
làm việc của cá nhân [9, tr.386].
Khuynh hướng thứ hai, nghiên cứu ở góc độ ứng dụng
Đồng tác giả Đỗ Thị Hồ và Phạm Đức Quang với cơng trình nghiên
cứu: “Tuyển chọn giáo viên dạy thực hành nghề (nhóm nghề cơ khí) về năng
lực sư phạm” (1987), là những cơng trình đầu tiên nghiên cứu ứng dụng tuyển
chọn tâm lý cho nghề nghiệp ở Việt Nam.
Mạc Văn Trang cùng các đồng sự đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
những yêu cầu tâm lý cơ bản đối với một số nghề và phương pháp xác định
những yêu cầu tâm lý cá nhân phù hợp nghề làm cơ sở cho công tác hướng
nghiệp và tư vấn nghề”. Trong đề tài đề cập đến 6 nghề: Nghề y, giáo viên

13


mẫu giáo, giáo viên tiểu học, nghề khảm trai truyền thống, nhân viên bán
hàng, lái xe. Có thể thấy một quy trình chung nhất của các tác giả khi nghiên
cứu là chỉ ra các đặc điểm của nghề, xác định các yêu cầu tâm lý phù hợp
nghề, sau đó dùng các Test tâm lý phù hợp để đo với cá nhân để đánh giá mức

độ phù hợp. Nội dung nghiên cứu đã xác định được những đặc điểm tâm lý
phù hợp nghề với các nghề nghiệp như nghề y, giáo viên tiểu học, giáo viên
mầm non, nghề khảm trai, nghề lái xe. Qua đó, xác định được những tập hợp
phẩm chất tâm lý cần có ở người làm các nghề cụ thể [43].
Nhóm tác giả Ngơ Cơng Hồn, Nguyễn Văn Thàng, Ngô Hiệu (1989)
đã nghiên cứu: “Xây dựng bộ trắc nghiệm tâm lý thăm dị một số phẩm chất
trí tuệ, nhân cách và một số tri thức chuyên ngành của sinh viên sư phạm vào
trường” với mã số B91-24-29. Các phẩm chất tâm lý được nghiên cứu là: Xác
định mức độ phát triển trí tuệ của sinh viên qua trắc nghiệm tâm lý; tương
quan giữa các chỉ số trí tuệ và kết quả thi tuyển sinh vào đại học. Xác định
một số năng lực giao tiếp ban đầu vào trường như: Năng lực thiết lập mối
quan hệ trong giao tiếp (tự chủ và tự điều khiển quá trình giao tiếp), sự nhạy
cảm trong giao tiếp. Xác định kết quả những chỉ số ban đầu về xu hướng nghề
sư phạm [17, tr.20].
Tuyển chọn trong lĩnh vực thể thao, tác giả Nguyễn Mậu Loan (1999)
đã đưa ra các tiêu chí khái quát để tuyển chọn vận động viên trong đó có tiêu
chí tuyển chọn tâm lý ở các nội dung như: Phẩm chất ý chí, động cơ thể thao,
hứng thú và say mê của thể thao, trạng thái xúc cảm [24, tr.133-144].
Nguyễn Thị Kim Quý (2000), đã sử dụng bộ trắc nghiệm tâm lý mang
tên: “Trắc nghiệm I.Q” (Test Your I.Q) để đo chỉ số IQ của học sinh tuyển
chọn vào đào tạo lớp kỹ sư tài năng ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội đối
tượng là sinh viên khoá 44 gồm 337 sinh viên [33, tr.22].
Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển
sinh lớp đào tạo cử nhân khoa học tài năng khoá 5 (2001), với những đối

14


tượng phải thi tuyển qua kỳ kiểm tra sẽ tiến hành làm bài để kiểm tra đánh giá
về tâm lý: chỉ số thông minh (IQ) và chỉ số sáng tạo (CQ); kiểm tra kiến thức

và hiểu biết xã hội qua bài tự luận” [dẫn theo 20, tr.37].
Trường Đại học An ninh đã sử dụng trắc nghiệm giao tiếp của Dakharov V.P.
để nghiên cứu tuyển chọn sinh viên vào trường đào tạo [15, tr.23].
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đều hướng đến tuyển chọn sinh viên
vào học tập trong các trường đại học, vì vậy phẩm chất trí tuệ ln được sử
dụng trong tuyển chọn đánh giá. Bên cạnh đó, các phẩm chất nhân cách (giao
tiếp) cũng đã được đưa ra để tuyển chọn tuỳ theo đặc điểm nghề nghiệp cụ thể
sau khi tốt nghiệp ra trường. Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu đánh giá
mức độ các phẩm chất tâm lý là sử dụng các trắc nghiệm (test) tâm lý của các
tác giả nước ngoài để đo, coi như một cơ sở để bổ trợ trong quá trình xét
tuyển, nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn.
Đối với lĩnh vực Tâm lý học quân sự ở Việt Nam
Nguyễn Sĩ Hưng (1995) đã đề cập đến tuyển chọn tâm lý đối với thanh
niên trước khi vào trường dự bị bay. Trong đó, đặt tuyển chọn tâm lý trong hệ
thống tuyển chọn nói chung; bao gồm nội dung, phương pháp tuyển chọn tâm
lý. Tác giả cho rằng, hoạt động nghề nghiệp càng phức tạp bao nhiêu thì vai
trị của tuyển chọn tâm lý càng đòi hỏi cao bấy nhiêu. Hoạt động bay là
một trong những loại hình hoạt động phức tạp nhất, vì vậy tuyển chọn tâm
lý đối với những ứng viên là rất cần thiết. Nó có tác dụng đảm bảo và
nâng cao chất lượng huấn luyện và an toàn bay, làm giảm tỷ lệ thải loại,
tăng thêm hiệu quả kinh tế của huấn luyện bay. Nội dung của tuyển chọn
tâm lý đối với thanh niên khi vào dự tuyển ở trường dự bị bay bao gồm 4
hệ thống phẩm chất: Các phẩm chất tâm lý đánh giá xu hướng, động cơ
nghề nghiệp (mục đích, nguyện vọng, động cơ, hứng thú với nghề nghiệp
lái máy bay phản lực chiến đấu); Các chức năng tâm lý cá nhân như khả
năng của cảm giác, tri giác, trí nhớ, tập trung, phân phối chú ý, tốc độ tư

15



duy, chỉ số thơng minh; Các thuộc tính tâm lý như tính cách, khí chất,
mức độ cân bằng, linh hoạt, cường độ hoạt động của thần kinh cao cấp;
Khả năng tiếp thu kỹ thuật lái máy bay cũng như khả năng tiếp thu kiến
thức, kỹ xảo, kỹ năng và năng khiếu với hoạt động bay [23, tr.119-120].
Ngoài ra, trong nghiên cứu của một số tác giả cũng đã bàn đến tuyển
chọn tâm lý trong lĩnh vực quân sự qua một số các luận án, bài viết, tiêu biểu
như: Nguyễn Ngọc Phú, Trương Thành Trung, Nguyễn Sinh Phúc, Ngơ Minh
Tuấn, Hồng Văn Thanh…
Nguyễn Ngọc Phú trong: “Một số vấn đề về tâm lý học quân sự trong
xây dựng quân đội” (2000) đã đề cập đến hướng nghiên cứu “Tuyển chọn tâm
lý (đi vào các lĩnh vực nghề nghiệp quân sự cụ thể) và vấn đề nâng cao chất
lượng, hiệu quả sức mạnh chiến đấu của quân đội trong điều kiện hiện nay”
[29, tr.44]. Tác giả cho rằng: “Điều cốt yếu là quân đội trong bất kỳ điều kiện
hoàn cảnh nào cũng phải mạnh. Những con người đó: Cán bộ, chiến sĩ, các
thành phần chuyên môn kỹ thuật, phục vụ... phải tuyệt đối trung thành với
Đảng, với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy cả sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến
sĩ cần được tuyển chọn kỹ, tốt nhất là trên cơ sở tự nguyện... tuyển chọn
những con người yêu thích hoạt động qn sự, có tâm huyết và tình nguyện
gắn bó đời mình với cuộc sống qn sự” [29, tr.130-131].
Nguyễn Sinh Phúc trong: “Một số ý kiến về tăng cường và phát triển
tâm lý học thực nghiệm quân sự” (1998) cũng đã đề cập tới việc xác định các
chỉ tiêu tâm lý trong tuyển chọn đầu vào đối với những dạng nghề nghiệp
quân sự khác nhau [31, tr.355].
Ngô Minh Tuấn (2000) cho rằng, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vũ
khí kỹ thuật quân sự hiện đại cần phải chú ý đến tuyển chọn quân nhân cho
phù hợp với những đòi hỏi riêng biệt của từng loại hoạt động; trong đó cần
làm rõ các chỉ số tâm, sinh lý theo yêu cầu của lĩnh vực chuyên môn nghề
nghiệp quân sự [45, tr.68].

16



Một số luận án tâm lý học trong lĩnh vực quân sự cũng đề cập đến
tuyển chọn tâm lý, tiêu biểu như Trương Thành Trung (1989). Tác giả đã đề
cập đến tuyển chọn tâm lý ở khía cạnh như là một giải pháp nâng cao chất
lượng tuyển chọn học viên vào các trường sĩ quan [44].
Hoàng Văn Thanh (2000) dưới góc độ của tuyển chọn nghề nghiệp đối
với học viên sĩ quan ở trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp đã nhấn mạnh cần
phải tuyển chọn về các phẩm chất tâm lý cá nhân và đặt nó trong hệ thống
tiêu chuẩn tuyển chọn học viên sĩ quan nói chung [36, tr.138].
Luận án tiến sĩ Tâm lý học: “Tuyển chọn tâm lý đầu vào đào tạo cán bộ
chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam’’(2003) của tác giả Trương
Quang Học đã chỉ ra đặc trưng hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ chính trị
cấp phân đội, trên cơ sở đó làm rõ các phẩm chất tâm lý phù hợp nghề của cán
bộ chính trị cấp phân đội; Luận giải các tiêu chí trong tuyển chọn tâm lý đầu vào
đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội và cách đánh giá chúng; Đề xuất các kiến
nghị cho tuyển chọn tâm lý đối tượng dự tuyển đào tạo cán bộ chính trị cấp phân
đội phù hợp với những biến đổi kinh tế - xã hội của đất nước, những đòi hỏi của
nhiệm vụ xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng mới [20].
Tóm lại, qua điểm lại các cơng trình nghiên cứu tuyển chọn tâm lý của
các tác giả trong và ngồi nước có thể nhận thấy: Thứ nhất, tuyển chọn tâm lý
là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử. Dù đứng
trên những cơ sở phương pháp luận khác nhau, nhưng các tác giả đều quan
tâm nghiên cứu về tuyển chọn tâm lý. Đồng thời xác định, tuyển chọn tâm
lý cho đào tạo, hoạt động nghề nghiệp phải được quan tâm trước khi đưa
ứng viên vào đào tạo nghề. Cần xác định mức độ phù hợp nghề về mặt tâm
lý của đối tượng dự tuyển (ứng viên dự tuyển). Tuy vẫn chưa có nhiều sự
thống nhất về cơ sở lý luận trong tuyển chọn tâm lý, nhưng mặt ứng dụng
lại được phát triển khá mạnh, nhằm mục đích lựa chọn những người có các
phẩm chất phù hợp cho các lĩnh vực nghề nghiệp trong và ngoài quân đội.


17


Thứ hai, trên cơ sở các thành tựu về tuyển chọn tâm lý ở thế giới và đặc
biệt là Tâm lý học Liên Xô với cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng
đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm tiếp cận hệ thống, hoạt động,
nhân cách. Nghiên cứu tuyển chọn tâm lý ở Việt Nam đang được kế thừa và
bắt đầu có những thành tựu, đã trực tiếp đi vào một số lĩnh vực hoạt động
nghề nghiệp cụ thể và hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp. Các kết quả thu
được trên lĩnh vực này cả lý luận và ứng dụng thực tiễn là rất to lớn, do đó
đã khẳng định được nhiều vấn đề về lý luận của tuyển chọn tâm lý phục vụ
tốt cho đào tạo và hoạt động nghề nghiệp cả trong và ngoài qn đội.
Trên cơ sở khái qt các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài, chúng tơi cho rằng, cơ sở tâm lý tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên
khoa học xã hội và nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị phải dựa trên cơ
sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm tư
tưởng của Đảng và nắm vững các nguyên tắc phương pháp luận, phương
pháp tiếp cận trong nghiên cứu của tâm lý học mác xít. Trên cơ sở đó, kế
thừa và vận dụng sáng tạo các thành tựu nghiên cứu về tuyển chọn tâm lý
đã có để nâng cao chất lượng cơng trình nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tuyển chọn cán bộ đào tạo
giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự, đề xuất một số biện pháp
tâm lý nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa
học xã hội và nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về mặt tâm lý học của tuyển chọn cán bộ đào tạo
giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự.

Phân tích thực trạng tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa
học xã hội và nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị hiện nay.

18


Đề xuất biện pháp tâm lý nâng cao chất lượng tuyển chọn cán bộ đào
giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở tâm lý của tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội
và nhân văn quân sự.
* Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính: 169 học viên Hệ 2 (khố 34, 35) và 142
cán bộ dự tuyển vào đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự
ở Học viện Chính trị.
- Khách thể nghiên cứu phụ: 20 giảng viên, cán bộ quản lý ở Học viện Chính
trị.
* Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung xác định các nội dung tâm lý phù
hợp nghề, các tiêu chí và biện pháp tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa
học xã hội và nhân văn quân sự.
Giới hạn về địa bàn: Đề tài nghiên cứu tuyển chọn cán bộ đào tạo
giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị.
Giới hạn về thời gian: Các số liệu được nghiên cứu, phân tích từ năm
2013 đến năm 2017.
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động chuyên môn nghề nghiệp của người giảng viên khoa học xã
hội và nhân văn quân sự có những đặc trưng riêng địi hỏi phải có những phẩm
chất nhân cách tương ứng. Công tác tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa

học xã hội và nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị hiện nay cịn có những
hạn chế nhất định. Nếu trong quá trình tuyển chọn các chủ thể quản lý xác định
được nội dung, tiêu chí và biện pháp tuyển chọn tâm lý phù hợp, thì sẽ nâng cao
chất lượng tuyển chọn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên khoa

19


học xã hội và nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Luận văn xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm
của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục; Nghị quyết của Quân uỷ Trung
ương về giáo dục - đào tạo sĩ quan quân đội; đồng thời luận văn được xây
dựng trên cơ sở phương pháp luận của Tâm lý học Mác - xít, như: Nguyên tắc
quyết định luận duy vật các hiện tượng tâm lý; nguyên tắc thống nhất giữa
tâm lý, ý thức và hoạt động; nguyên tắc tiếp cận hoạt động - nhân cách. Luận
văn tiếp cận vấn đề tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội và
nhân văn quân sự từ góc độ của tâm lý học.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết được sử dụng nhằm nghiên cứu các
quan điểm khác nhau của các trường phái tâm lý học xoay quanh vấn đề
tuyển chọn tâm lý; nghiên cứu quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa
Mác - Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta về những vấn đề có
liên quan đến tuyển chọn đào tạo giảng viên giảng dạy các môn khoa học xã
hội và nhân văn.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng gồm: Phương pháp
quan sát; phương pháp trao đổi, trò chuyện; phương pháp phỏng vấn sâu;
phương pháp khái quát các nhận định độc lập; phương pháp thống kê các sản

phẩm hoạt động; phương pháp trắc nghiệm.
7. Ý nghĩa của luận văn
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở tâm lý tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng
viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị.

20


Đề xuất được hệ thống biện pháp tâm lý nâng cao chất lượng tuyển
chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng để các Khoa giáo
viên và Học viện Chính trị tiến hành tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên
khoa học xã hội và nhân văn quân sự.
8. Kết cấu của luận văn
Đề tài gồm: Phần mở đầu, 2 chương, kết luận và kiến nghị, danh mục
tài liệu tham khảo, phụ lục.

21


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ SỞ TÂM LÝ TUYỂN CHỌN CÁN BỘ
ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUÂN SỰ

1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Tuyển chọn nghề nghiệp
Tuyển chọn học viên vào đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân
văn quân sự là tuyển chọn quân nhân vào một dạng hoạt động nghề nghiệp cụ
thể - đó là hoạt động sư phạm quân sự. Vì vậy, để xác định khái niệm tuyển
chọn cán bộ vào đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự

trước hết cần làm rõ khái niệm tuyển chọn nghề nghiệp.
“Nghề”, theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa là: “Công việc làm theo sự
phân công lao động của xã hội [46, tr.654]. Như vậy, khi đề cập đến thuật ngữ
“nghề” là chỉ một loại hình lao động trong q trình phân cơng lao động xã
hội. Con người với tư cách là chủ thể của hoạt động nghề. Mục đích của hoạt
động nghề là nhằm tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu bản
thân và xã hội. Do nhu cầu của con người và xã hội, thúc đẩy sự phát triển của
sản xuất sẽ kéo theo sự phát triển các nghề khác nhau.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc cách mạng khoa học
công nghệ đã kéo theo sự xuất hiện của nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau,
các nghề do đó mà phát triển rất đa dạng, phong phú. Với tâm lý học, sự quan
tâm của nó thuộc về chủ thể của hoạt động nghề. Đối tượng chính nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động nghề. Nghiên cứu sự phù hợp nghề là tìm chìa khố
cho bài tốn hồn thiện và phát triển các phẩm chất nhân cách nghề cho con
người trong các lĩnh vực hoạt động.
Phù hợp nghề, là vấn đề được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên
cứu. Đi từ tiếp cận hoạt động, các tác giả Cudơmin E.X., Voncov J.p.,
Emelianov Iu.N. đã chỉ ra: “Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật tất nhiên
dẫn theo sự hình thành và phân định nghề nghiệp, điều đó, đến lượt nó sẽ

22


nâng cao yêu cẩu đối với những thuộc tính tâm, sinh lý và tâm lý xã hội
của con người, nâng cao u cầu làm cho những thuộc tính đó phù hợp với
công việc đảm nhiệm”. Điều này cho thấy: Mỗi nghề nghiệp khác nhau đặt
ra những yêu cẩu khác nhau về tâm, sinh lý và tâm lý - xã hội đối với chủ
thể hoạt động nghề; Sự phù hợp nghề là sự phát triển tương ứng các thuộc
tính tâm, sinh lý, tâm lý - xã hội của chủ thể với yêu cầu nghề nghiệp đảm
nhiệm; Muốn nâng cao chất lượng hoạt động nghề của con người tất yếu

phải tính đến việc tuyển chọn nghề nghiệp.
Theo tác giả Phạm Tất Dong: “Sự phù hợp nghề là tập hợp những đặc
điểm tâm sinh lý bảo đảm cho con người đạt kết quả cao trong hoạt động
nghề nghiệp” [7].
Từ mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng khái niệm của tác giả
Phạm Tất Dong: Sự phù hợp nghề là sự phát triển tương ứng các thuộc tính tâm
sinh lý, tâm lý - xã hội của chủ thể với yêu cầu nghề nghiệp bảo đảm cho con
người đạt kết quả cao trong lao động nghề nghiệp [7, tr. 35].
Tuyển chọn nghề nghiệp là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu
của các nhà quản lý, phân công lao động xã hội, đặc biệt là các nhà tâm lý học.
Nghiên cứu về tuyển chọn nghề nghiệp được các nhà tâm lý học tiếp cận trên
nhiều phương diện khác nhau và có nhiều quan niệm khác nhau. Nhưng nhìn
chung, các cơng trình nghiên cứu về tuyển chọn nghề nghiệp trong tâm lý học
mác xít đều có sự thống nhất trên những nội dung cơ bản sau:
Mỗi một hoạt động nghề nghiệp có những u cầu khách quan nhất
định, địi hỏi con người phải có các phẩm chất tương ứng. Có được các phẩm
chất nhân cách phù hợp thì con người có điều kiện phát huy hết khả năng của
mình và đảm bảo cho hoạt động nhanh chóng, thành thạo, đạt hiệu quả cao.
Nếu con người khơng có những phẩm chất phù hợp sẽ làm cho hoạt động
nghề nghiệp không đạt hiệu quả cao. Vì vậy, tuyển chọn nghề nghiệp là
nhằm phát hiện, đánh giá, xác định mức độ và khả năng phù hợp nghề của
các phẩm chất con người theo những tiêu chí nhất định do yêu cầu hoạt động
nghề nghiệp đặt ra.

23


Tuyển chọn nghề nghiệp được đề cập dưới nhiều góc độ và được tiến
hành trên nhiều bình diện như: Y học, sinh học, sinh tâm lý học, tâm lý học,
kinh tế, xã hội, kỹ thuật... Song tựu chung lại, cho tới nay việc tuyển chọn

nghề nghiệp được chia thành 4 dạng tuyển chọn cơ bản là: Tuyển chọn người
học, tuyển chọn học vấn, tuyển chọn xã hội và tuyển chọn tâm, sinh lý nghề
nghiệp. Mỗi một tuyển chọn có vai trị, vị trí riêng trong việc tuyển chọn con
người đáp ứng các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp.
Từ những phân tích trên và xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề
tài, tác giả cho rằng: Tuyển chọn nghề nghiệp là quá trình được tổ chức khoa
học nhằm đánh giá mức độ và khả năng hình thành sự phù hợp nghề về thể
lực và phẩm chất tâm, sinh lý đối với những yêu cầu của hoạt động nghề
nghiệp, trên cơ sở đó có quyết định đúng đắn về việc tuyển hay không tuyển
người vào đào tạo hoặc làm việc.
1.1.2. Cơ sở tâm lý của tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa
học xã hội và nhân văn quân sự
Cơ sở tâm lý là những luận cứ, luận chứng khoa học tâm lý về các
đặc điểm nhân cách, đặc điểm hoạt động sư phạm quân sự của người giảng
viên, làm căn cứ để tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội
và nhân văn quân sự. Do đó, khi nghiên cứu cơ sở tâm lý của tuyển chọn
nghề nghiệp chính là nghiên cứu những yếu tố tâm lý tạo thành nền tảng và từ
nền tảng đó nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp sau này.
Cơ sở tâm lý của tuyển chọn nghề nghiệp là sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu đánh giá sự phù hợp các phẩm chất nhân cách của
người dự tuyển đối với những yêu cầu khách quan do hoạt động nghề nghiệp
quy định, trên cơ sở đó ra quyết định lựa chọn về mặt tâm lý đối với người dự
tuyển, nhằm nâng cao hiệu quả học tập hoặc hoạt động của một nghề nghiệp
nhất định.
Đối tượng đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự là

24


những cán bộ, sĩ quan được đào tạo cơ bản ở các nhà trường quân sự, đang đảm

nhiệm các chức vụ từ chính trị viên đại đội và tương đương trở lên, có
phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chi Minh, có xu hướng nghề nghiệp giảng viên, giảng dạy được các
môn khoa học xã hội và nhân văn quân sự, có năng lực trí tuệ khá trở lên,
ngơn ngữ trong sáng, giản dị, lơgic, diễn cảm, chữ viết dễ đọc, có trí nhớ tốt,
có khả năng giao tiếp rộng, có năng lực tổ chức hoạt động học tập, có tri thức
sâu rộng về các vấn đề chính trị - xã hội.
Tuyển chọn cán bộ vào đào tạo giảng viên giảng dạy các môn khoa học
xã hội và nhân văn quân sự là tiến hành tuyển chọn những cán bộ vào học nghề
sư phạm để sau này giảng dạy các môn khoa học xã hội trong các nhà trường
quân đội. Về thực chất, đây chính là tuyển chọn tâm lý nghề nghiệp cho đào tạo
và hoạt động nghề nghiệp sư phạm quân sự. Hiện nay, hàng năm Học viện
Chính trị đang tuyển những cán bộ đã và đang công tác tại các nhà trường, đơn
vị hoặc đã làm giảng viên giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn quân
sự nhưng chưa được đào tạo cơ bản. Các đối tượng này, sau khi tốt nghiệp sẽ
được phân công về giảng dạy tại các học viện, nhà trường trong Quân đội.
Do vậy, tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân
văn quân sự là quá trình đánh giá sự phù hợp các phẩm chất nhân cách của
người dự tuyển với mục tiêu, yêu cầu đào tạo và hoạt động nghề nghiệp của
người giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong các nhà trường
quân đội, trên cơ sở đó quyết định lựa chọn phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
học tập và hoạt động sư phạm quân sự của họ.
Từ cách tiếp cận trên, chúng tôi quan niệm rằng: Cơ sở tâm lý của
tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân
sự là quá trình sử dụng các phương pháp của tâm lý học nhằm đưa ra
quyết định lựa chọn về mặt tâm lý đối với đối tượng cán bộ dự tuyển trên
cơ sở xác định mức độ phù hợp nghề của các phẩm chất tâm lý cá nhân

25



đối với mục tiêu, yêu cầu đào tạo tại thời điểm tuyển chọn.
Cơ sở tâm lý của tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội
và nhân văn quân sự là các yếu tố tâm lý của hoạt động tuyển chọn, từ việc
xác định mục tiêu, nội dung, cách thức của các chủ thể tuyển chọn đến nội
dung các tiêu chí về phẩm chất tâm lý của người được tuyển chọn. Tất cả các
yếu tố đó tạo thành nền tảng, thành quy trình của tuyển chọn. Các yếu tố của
hoạt động tuyển chọn quan hệ qua lại, gắn bó chặt chẽ với nhau bao gồm
nhiều khâu, nhiều bước cụ thể.
Mục tiêu tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân
văn quân sự là xác định những ứng viên có những phẩm chất tâm lý phù hợp
cho việc học tập, nghiên cứu để trở thành giảng viên khoa học xã hội nhân văn
trong các nhà trường quân đội. Mục tiêu sâu xa hơn, là để đảm bảo khi các
giảng viên tốt nghiệp, nhận công tác sẽ đảm đương được các nhiệm vụ giảng
dạy, nghiên cứu; thích ứng và gắn bó với nghề nghiệp; bắt kịp sự thay đổi về
đòi hỏi chất lượng của giảng viên nhà trường quân đội trong giai đoạn cách
mạng mới.
Nội dung tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân
văn quân sự bao gồm: Tuyển chọn tâm lý; tuyển chọn năng lực sư phạm; tuyển
chọn chun mơn. Trong đó, tuyển chọn tâm lý tập trung vào tuyển chọn các
phẩm chất tâm lý phù hợp, đặc biệt là lập trường chính trị, tính cách, khí chất
của các ứng viên cán bộ, trình độ nhận thức, xu hướng nghề nghiệp, năng lực
giao tiếp, trình độ trí nhớ, khả năng thích ứng, khả năng học tập, nghiên cứu,…
Hình thức tuyển chọn cán bộ đào tạo giảng viên khoa học xã hội và
nhân văn quân sự rất phong phú; căn cứ vào từng nội dung mà có những hình
thức tuyển chọn cho phù hợp. Về quy trình tuyển chọn, bắt đầu từ cấp trung
đồn; các sĩ quan chính trị, chủ yếu là chính trị viên tiểu đồn, trợ lý cơ quan
chính trị trung đồn, chính trị viên đại đội trực thuộc,… có những phẩm chất
phù hợp, có thành tích trong cơng tác, có đủ thời gian tích luỹ thực tiễn ở đơn vị


26


×