Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

báo cáo chuyên đề lớp y tế công cộng hạng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.57 KB, 17 trang )

BỘ Y TẾ
VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Y TẾ CƠNG CỘNG CHÍNH (HẠNG II)

BÁO CÁO CHUN ĐỀ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG
THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE
TẠI TỈNH LONG AN

Họ và tên học viên: NGUYỄN THANH SƠN
Thời gian đào tạo: 25/6/2021 đến 14/8/2021
Đơn vị: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Long An

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
CHƯƠNG II. MỤC ĐÍCH.......................................................................................................3
CHƯƠNG III. NỘI DUNG......................................................................................................4
3.1 Các luận điểm lý thuyết chính...........................................................................................4
3.1.1. Khái niệm về đánh giá [11]..................................................................................4
3.1.2. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS tại Long An..................................4
3.1.3. Thông tin chung về Methadone...........................................................................5
3.1.4. Tình hình triển khai chương trình điều trị Methadone tại Long An.....................5
3.2. Vận dụng các luận điểm lý thuyết vào thực tiễn hoạt động của đơn vị.........................6
3.2.1. Các bước tiến hành đánh giá kết quả chương trình điều trị Methadone tại tỉnh


Long An......................................................................................................................... 6
3.2.2. Một số kết quả đạt được của chương trình điều trị Methadone tại tỉnh Long An
[5].................................................................................................................................. 8
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị Methadone..........................................9
3.2.4. Khó khăn, hạn chế của đánh giá.........................................................................11
3.2.5. Bài học kinh nghiệm..........................................................................................12
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................13
4.1. Kết luận.......................................................................................................................... 13
4.2 Kiến nghị........................................................................................................................13
CHƯƠNG V. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................14


CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Bộ Công an và Bộ LĐ-TBXH, số người nghiện ma túy trong năm
2020 tại Long An ước tính lên đến 2.500 người [6]. Phần lớn những người TCMT có hành
vi tiêm chích khơng an tồn như dùng chung bơm kim tiêm (BKT). Điều này góp phần làm
lây lan HIV, viêm gan B và C một cách nhanh chóng trong quần thể những người tiêm
chích ma túy (TCMT) và cả cộng đồng. Những chương trình can thiệp trên nhóm quần thể
TCMT như cấp phát bơm kim tiêm sạch, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc Methadone (điều trị Methadone),… góp phần quan trọng vào việc giảm tác hại
của hành vi tiêm chích khơng an tồn, đồng thời giảm gánh nặng tồn cầu về kinh tế, chính
trị và an ninh xã hội [12].
Chương trình điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone đã được
triển khai ở nhiều nước trên thế giới như Úc, Mĩ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc.
Đây là một chương trình điều trị lâu dài, có kiểm sốt, giá thành rẻ, được sử dụng theo
đường uống, dưới dạng siro hoặc viên nén nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua
đường máu như HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm
lý, xã hội, lao động và tái hồ nhập cộng đồng [1]. Chương trình được chính thức triển khai
thí điểm tại Việt Nam từ tháng 4/2008 tại thành phố Hài Phịng và thành phố Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo của Cục Phịng, chống HIV/AIDS, Chương trình Methadone được triển khai

đã làm giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy trong nhóm được điều trị. Trước khi tham gia
điều trị, 100% đối tượng đã sử dụng Heroin. Sau 6 tháng và sau 24 tháng điều trị, số BN sử
dụng Heroin giảm xuống lần lượt là 19,29% và 15,87%. Việc giảm tỷ lệ sử dụng chung
bơm kim tiêm, tăng tỷ lệ sử dụng bao cao su trong nhóm BN tham gia chương trình đã góp
phần dự phịng lây nhiễm HIV trong cộng đồng [4].
Chương trình điều trị Methadone tại Long An triển khai vào cuối tháng 10/2013 tại
Trung tâm phịng chống HIV tỉnh Long An. Tính đến cuối tháng 12/2020, Long An hiện có
4 cơ sở điều trị và 2 điểm cấp phát thuốc Methadone, hiện đang điều trị cho 433 bệnh nhân
[8].
Mặc dù trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có các nghiên cứu đánh giá kết quả
chương trình điều trị Methadone, tuy nhiên, vẫn cần phải đánh giá chương trình điều trị
Methadone tại Long An sau một thờ gian triển khai nhằm xác định những thông tin khoa
Page 1


học về kết quả mà chương trình mang lại cho BN, gia đình và xã hội. Đây là bằng chứng
rất thiết thực và có ý nghĩa để sử dụng trong q trình vận động chính sách tạo thuận lợi
trong việc mở rộng điều trị Methadone, đồng thời có cơ sở để xác định những giải pháp
nâng cao hiệu quả chương trình, cải thiện chất lượng phục vụ hướng tới sự hài lịng của
BN. Đó chính là lý do tơi chọn nội dung: “Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Long An” cho chương trình học tập Bồi
dưỡng chức danh nghề nghiệp y tế cơng cộng chính (hạng II).

Page 2


CHƯƠNG II. MỤC ĐÍCH
- Vận dụng kiến thức về hoạt động đánh giá chương trình, dự án vào thực tế hoạt
động tại đơn vị.
- Thông qua hoạt động đánh giá nhằm xác định được một số kết quả của chương

trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Long An sau
8 năm triển khai.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động đánh giá.

Page 3


CHƯƠNG III. NỘI DUNG
3.1 Các luận điểm lý thuyết chính
3.1.1. Khái niệm về đánh giá [11]
Đánh giá là nhận định, một cách có hệ thống và vơ tư, về một hoạt động, dự án,
chương trình, chiến lược, chính sách, chun đề, ngành, lĩnh vực tác nghiệp và (hoặc) năng
lực thể chế.
Đánh giá là q trình phân tích và lượng giá các kết quả đạt được của chương trình,
dự án thơng qua việc thu thập và trình bày có hệ thống các thông tin, số liệu vào một thời
điểm nhất định. Đánh giá bao gồm việc thu thập và phân tích thơng tin về kết quả và tác
động của chương trình, dự án giúp hiểu được vì sao chương trình, dự án thành cơng hay
thất bại, các giải pháp nào có hiệu quả hơn, những vấn đề nào tồn tại và làm thế nào khắc
phục chúng trong tương lai.
Đánh giá là lượng giá định kỳ, hồi cứu về một tổ chức, chương trình hoặc dự án,
được thực hiện bởi người đánh giá nội bộ hoặc người đánh giá độc lập bên ngồi. Qua
đánh giá cung cấp thơng tin phản hồi về tính đầy đủ hay thích hợp của các chỉ số, chỉ tiêu
của chương trình, có thể biết được thực trạng của vấn đề tại một khung thời gian nhất định.
Một số câu hỏi cần được trả lời thông qua đánh giá chương trình:
- Vì sao đạt được kết quả hay hướng phát triển nhất định?
- Những can thiệp hay bộ phận nào của chương trình có ảnh hưởng nhiều nhất
hoặc ít nhất đến các thay đổi nhất định?
- Làm thế nào để đạt được kết quả tốt nhất? Chương trình có phạm vi ảnh hưởng
rộng hơn nữa?
- Chất lượng của các dịch vụ chăm sóc đạt được như thế nào thơng qua q trình

và các hoạt động?
- Làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc nói chung?
3.1.2. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS tại Long An
Tính đến cuối năm 2020, cả tỉnh có 15/15 huyện, thành phố với 134/188 xã, phường
phát hiện 1.414 người nghiện ma túy, các huyện có người nghiện ma túy cao nhất là Đức
Hòa (336), Cần Giuộc (204), Bến Lức (183) [9]. Tuy nhiên theo kết quả điều tra của Viện

Page 4


Vệ sinh dịch tễ trung ương trên địa bàn tỉnh Long An, số nghiện ma túy ước tính cao hơn
so với thực tế từ 1,5-2 lần so với thực tế [10].
Trong năm 2020, toàn tỉnh đã phát hiện 427 trường hợp nhiễm HIV mới, 22 tử vong
do AIDS. So với cùng kỳ 2019, số trường hợp nhiễm HIV mới tăng 132 ca, tử vong giảm 7
ca. Từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 8/1993, đến cuối tháng 12 năm
2020 tồn tỉnh có 4.679 người nhiễm HIV, 1.520 ca tử vong Số bệnh nhân còn sống đang
quản lý là 2.826 người, trong đó có 412 bệnh nhân ngoại tỉnh. [9].
Giai đoạn 2015 – 2017, dịch HIV trong tỉnh lây lan chủ yếu qua đường máu trên đối
tượng bệnh nhân TCMT chiếm tỷ lệ 60%, đường tình dục chiếm 40%. Tuy nhiên trong giai
đoạn 2018-2020 dịch HIV có xu hướng dịch chuyển qua đường tình dục rất nhanh, chiếm
trên 90%. Hầu hết các ca dương tính phát hiện được trong giai đoạn này đều là nhóm nam
quan hệ tình dục đồng giới [9].
3.1.3. Thơng tin chung về Methadone
Methadone được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1937 tại một phịng thí nghiệm
dược phẩm của Đức. Đây là thuốc tổng hợp có tác dụng kéo dài được sản xuất với mục
đích ban đầu là làm thuốc giảm đau trong Chiến tranh thế giới thứ II. Nó là một chất đồng
vận với CDTP, nghĩa là có tác dụng tương tự các CDTP như Morphin, Heroin nhưng có
thời gian tác dụng kéo dài hơn [3]. Năm 1963, Tiến sĩ Robert Holliday, một nhà nghiên cứu
người Canada, đã thiết lập chương trình điều trị Methadone đầu tiên trên thế giới tại British
Columbia. Kể từ thời điểm đó, điều trị thay thế nghiện CDTP bằng Methadone đã trở thành

một lựa chọn hiệu quả cho việc điều trị những người nghiện CDTP trên toàn thế giới. Năm
2005, Methadone được WHO xếp vào danh mục thuốc thiết yếu để điều trị nghiện CDTP.
3.1.4. Tình hình triển khai chương trình điều trị Methadone tại Long An
Đề án triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone tại thành
phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định phê
duyệt ngày 12/12/2007, cho phép thí điểm điều trị Methadone tại thành phố này trong 2
năm, bắt đầu từ tháng 4/2008. Kết quả đánh giá bước đầu Đề án triển khai thí điểm điều trị
nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone do Bộ Y tế tiến hành ghi nhận những kết quả hết
sức tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân BN, gia đình BN và xã hội [2].

Page 5


Căn cứ trên những kết quả đã đạt được của Đề án thí điểm, Chính phủ đã cho phép
nhiều tỉnh/thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS tiến hành triển khai chương trình
Methadone tại địa phương, trong đó có tỉnh Long An.
Đến ngày 31/12/2020, Long An đã triển khai 4 Cơ sở điều trị Methadone.
Cơ sở 1 triển khai tại Bệnh viện Tâm thần trên địa bàn TP Tân An (khai trương
tháng 10/2013) điều trị cho BN tại TP Tân An và các huyện lân cận Thủ Thừa, Châu
Thành, Tân Trụ.
Cơ sở 2 triển khai tại huyện Đức Hòa điều trị cho cả BN huyện lân cận Đức Huệ.
Cơ sở 3 triển khai tại huyện Cần Giuộc điều trị cho cả BN huyện lân cận Cần Đước.
Cơ sở 4 triển khai tại huyện Bến Lức điều trị cho cả BN huyện lân cận Thủ Thừa,
Cần Đước và Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh).
Trong năm 2020, có 88 bệnh nhân mới được điều trị, bỏ cuộc và chuyển cơ sở khác
là 101 bệnh nhân (do đi cai nghiện tập trung, bị bắt do vi phạm pháp luật, tử vong do tai
nạn). Cuối năm 2020, còn 433 BN đang tiếp tục điều trị đạt 66% chỉ tiêu Chính phủ giao
(650 BN) theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 [7].
3.2. Vận dụng các luận điểm lý thuyết vào thực tiễn hoạt động của đơn vị
3.2.1. Các bước tiến hành đánh giá kết quả chương trình điều trị Methadone tại tỉnh

Long An
3.2.1.1. Đối tượng đánh giá
Tiến hành thu thập số liệu từ các đối tượng sau:
- BN đang điều trị ít nhất được 6 tháng;
- Cán bộ y tế trực tiếp tham gia quản lý và điều trị BN;
- Người hỗ trợ của những BN đang điều trị Methadone ít nhất được 6 tháng;
- Số liệu thứ cấp: Bệnh án, phiếu đánh giá BN (đánh giá trước điều trị, đánh giá
sau 6 tháng và 12 tháng điều trị)
3.2.1.2. Thời gian và địa điểm đánh giá
+ Thời gian đánh giá: 6/2020 – 12/2020
+ Địa điểm đánh giá: 4 Cơ sở Methadone, tỉnh Long An.
3.2.1.3. Mơ hình đánh giá
Đánh giá trước và sau can thiệp, áp dụng phương pháp định lượng kết hợp định tính
thơng qua hồi cứu hồ sơ bệnh án.
Page 6


3.2.1.4. Phương pháp thu thập thông tin
Hoạt động quan trọng nhất của thực hiện đánh giá là tổ chức thu thập thông tin cần
thiết. Các thông tin thu thập cho đánh giá cần đảm bảo các yêu cầu chung là chính xác, kịp
thời và đầy đủ. Trước khi tổ chức thu thập thơng tin chính thức cần kiểm tra lại các công cụ
hay phương tiện thu thập thông tin một lần nữa bằng cách thử nghiệm lại các công cụ thu
thập thơng tin, kiểm định lại tính thực thi của kế hoạch đánh giá và sửa đổi cho thích hợp.
Thu thập thơng tin định lượng
- Chọn tồn bộ hồ sơ bệnh án của BN đang điều trị thay thế nghiện các CDTP
bằng thuốc Methadone.
- Tiêu chí chọn: Hồ sơ bệnh án phải có đủ thơng tin, BN đang trong giai đoạn liều
duy trì, được đánh giá tồn diện sau 6 tháng và 12 tháng điều trị.
Thu thập thông tin định tính
Chọn 3 nhóm đối tượng tham gia thảo luận nhóm tập trung

Bảng 1: Mô tả đối tượng tham gia thảo luận nhóm
TT
1
2
3

Đối tượng
BN đang điều trị ít nhất được 6 tháng
Cán bộ y tế tại cơ sở điều trị Methadone
Người hỗ trợ của BN đang điều trị ít nhất được 6

Thảo luận nhóm
Số người
Số cuộc
18
3
6
1

tháng
Tổng cộng

12

2

36

6


3.2.1.5. Các biến số đánh giá
Thông tin định lượng
- Một số thông tin chung của ĐTNC gồm: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng
hơn nhân, liều khởi đầu và duy trì…
- Tình hình sử dụng ma túy trước và sau 6 tháng điều trị: sử dụng Heroin và các chất
gây nghiện khác, hình thức sử dụng, sử dụng chung BKT, kết quả xét nghiệm Heroin…
- Tình trạng sức khỏe: cân nặng, các bệnh truyền nhiễm.
- Tâm lý xã hội: nhà ở, việc làm, phương tiện đi lại, mức độ trầm cảm.
Thông tin định tính
- Kết quả điều trị: giảm hành vi sử dụng ma túy, cải thiện tình trạng sức khỏe, cải
thiện về tâm lý xã hội…
Page 7


- Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chương trình bao gồm các yếu tố thuộc về cá
nhân BN; gia đình và bạn bè; dịch vụ điều trị; mơi trường, chính sách và quan niệm cộng
đồng.
- Một số ý kiến đề xuất để cải thiện kết quả chương trình điều trị Methadone.
3.2.1.6. Ứng dụng phần mêm tin học để phân tích số liệu
Số liệu định lượng
- Nhập và quản lý số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1.
- Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 19.0.
Số liệu định tính
- Các băng ghi âm từ các buổi thảo luận nhóm được gỡ băng.
- Các thơng tin sẽ được mã hố (mã hóa mở) và tổng hợp theo chủ đề đánh giá.
- Trích dẫn thơng tin phù hợp với mục tiêu đánh giá.
3.2.2. Một số kết quả đạt được của chương trình điều trị Methadone tại tỉnh Long An [5]
3.2.2.1. Một số thông tin chung của BN
Độ tuổi trung bình là 29,5 (±6,3), độ tuổi trung bình sử dụng ma túy lần đầu là 19,9
(±4,6), tuổi TCMT lần đầu là 20,1 (±5,0); 100% BN đã sử dụng Heroin trong 1 tháng trước

khi điều trị Methadone với tần suất trung bình 3 lần/ngày; 16,7% BN sử dụng chung BKT
và 4% BN sử dụng thêm Methamphetamine (ma túy đá); 76% BN đã từng đi cai nghiện ít
nhất 1 lần trong đó có 17% đã từng cai nghiện ít nhất 3 lần, tỷ lệ BN thất nghiệp 43%.
3.2.2.2. Tình hình sử dụng heroin
Đối với những BN điều trị từ 12 tháng trở lên, tỷ lệ BN xét nghiệm Heroin dương
tính từ 28,3% sau 6 tháng điều trị giảm xuống còn 16,7% sau 12 tháng điều trị.
3.2.2.3. Tình trạng sức khỏe của BN
- Cân nặng : Sau 6 tháng điều trị, cân nặng trung bình của BN tăng lên gần 2 kg (từ
56,5 kg lên 58,4 kg với p<0,001). Đối với BN điều trị trên 12 tháng, cân nặng trung bình
tăng thêm 2,3 kg (từ 58,8 kg sau 6 tháng tăng lên 61,1 kg sau 12 tháng với p<0,001).
- Nhiễm HIV: Trước khi điều trị Methadone có 13/100 BN đã nhiễm HIV chiếm tỷ
lệ 13%, sau 6 tháng và 12 tháng điều trị không phát hiện trường hợp nhiễm HIV mới.
- Nguy cơ trầm cảm : 67,9% BN có nguy cơ trước điều trị đã khơng cịn nguy cơ sau
6 tháng điều trị. Tỷ lệ BN có nguy cơ sau 6 tháng điều trị thấp hơn trước điều trị (p<0,001).
Page 8


60% BN có nguy cơ sau 6 tháng điều trị đã khơng cịn nguy cơ sau 12 tháng điều trị. Tỷ lệ
BN có nguy cơ sau 12 tháng thấp hơn sau 6 tháng điều trị (p<0,05).
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị Methadone
3.2.3.1. Mối quan hệ của BN với người TCMT
Hầu hết người hỗ trợ đều có chung nhận xét BN sẽ khơng tn thủ điều trị tốt nếu để
BN thường xuyên tiếp xúc với người TCMT đang hoặc chưa điều trị Methadone.
“Hồi mới uống thuốc ngày nào tơi cũng đi theo nên nó ngoan dữ lắm, sau này để tự
mình nó đi, uống xong ngồi qn cà phê nên bị tụi nó khích bác, lơi kéo rồi rủ đi chỗ khác
chơi tiếp bỏ uống thuốc ln.” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 1, nữ 47 tuổi)
3.2.3.2. Khoảng cách từ nhà đến cơ sở điều trị Methadone
Các ý kiến của hầu hết BN và gia đình đều cho rằng khoảng cách từ nhà đến cơ sở
điều trị là một yếu tố quan trọng có tác động đến kết quả điều trị của BN.
“Tôi thấy ở huyện thì uống ở huyện cho gần, lên đây xa q nên ngày nào khơng

tiền đổ xăng thì tụi nó nghỉ uống” (Thảo luận nhóm BN 1, BN 27 tuổi)
3.2.3.3. Các yếu tố từ gia đình và bạn bè
Yếu tố tâm lý của gia đình có người TCMT
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy một số người hỗ trợ BN có tâm lý che giấu về
người thân đang điều trị hoặc chuẩn bị đăng ký điều trị Methadone, vì vậy có thể ảnh ảnh
hưởng tiêu cực đến sự quyết định đăng ký điều trị và sự tuân thủ uống thuốc của BN.
“Nó bị nghiện ở thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) khơng ai biết, giờ về đây lên
xã chứng giấy này nọ thì họ sẽ biết nhà mình có người nghiện thì căng q nên phải tính
mãi mới đi đăng ký” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 1, nam 61 tuổi)
Sự quan tâm hỗ trợ của gia đình đối với BN
Kết quả thảo luận trên 3 nhóm BN, người hỗ trợ và cán bộ y tế đều nhận xét sự quan
tâm hỗ trợ của gia đình sẽ tác động tích cực đến sự tuân thủ điều trị của BN.
“Điều trị được 3 tháng, tưởng nó đã ổn định nên tơi mới đi mần, ai ngờ là nó bỏ
điều trị liền. Giờ phải theo dõi hàng ngày nó mới uống thuốc đầy đủ” (Thảo luận nhóm
người hỗ trợ BN 2, nữ 55 tuổi)
3.2.3.4. Các yếu tố từ phía cung cấp dịch vụ điều trị Methadone
Thủ tục đăng ký điều trị Methadone
Page 9


Nhận xét về thủ tục xác nhận đơn đăng ký điều trị Methadone, đa số BN và người
hỗ trợ đều nhận xét chính quyền địa phương rất tích cực giúp đỡ, thủ tục được thực hiện
nhanh chóng và thuận lợi tạo điều kiện để BN dễ dàng tiếp cận điều trị.
“Tôi tới công an xã là được xác nhận đơn của mình liền, thủ tục nhanh gọn. Mấy
anh cơng an cịn nói sao điều trị trễ vậy?” (Thảo luận nhóm BN 1, BN 33 tuổi).
“Cô đem đơn lên Ủy ban phường xác nhận rất là dễ, họ không nắm con của cô như
thế nào nên họ gọi cho công an xác minh. Một lát là cơng an điện nói chứng nhận cái hồ
sơ đó đi, họ giúp mình nhiệt tình khơng có tiền bạc gì hết ráo” (Thảo luận nhóm người hỗ
trợ BN 1, nữ 47 tuổi)
Thời gian uống thuốc trong ngày

Hầu hết BN và người hỗ trợ đều có ý kiến khá nhất quán về giờ giấc cho BN uống
thuốc theo giờ quy định là không phù hợp với BN đã có việc làm, điều này sẽ ảnh hưởng
đến sự tuân thủ điều trị của họ.
“Tôi đi làm từ sáng tới chiều, chỉ có cách uống trước 7 giờ rồi chạy vơ xí nghiệp
thay ca, vơ trễ hồi thì khơng được nên đành bỏ uống” (Thảo luận nhóm BN 1, BN 26
tuổi)
Thái độ của cán bộ y tế cơ sở điều trị Methadone
Hầu hết BN và gia đình BN đều đánh giá rất cao về thái độ phục vụ của cán bộ y tế,
điều này tác động đến niềm tin của BN và gia đình để an tâm điều trị.
“Trời ơi, ở đây tốt hơn ở bệnh viện nhiều, ai cũng vui và hịa đồng như trong nhà
vậy đó, ai cũng phục vụ BN tích cực thấy thương ln, thành thử con tơi nó uống đều dữ
lắm (cười)” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 1, nữ 47 tuổi)
“Ở đây cán bộ khơng có xem thường và cộc cằn như ở trên kia nên bận đi đám cưới
nó mới xin nghỉ uống mấy bữa, chứ nếu mà la nó là nó tự ái nghỉ uống ln” (Thảo luận
nhóm người hỗ trợ BN 2, BN 55 tuổi)
Tác dụng phụ của Methadone
Kết quả thảo luận nhóm đã thu được thơng tin khá bất ngờ về tác dụng phụ gây ngủ
của Methadone có thể dẫn đến nguy hiểm cho BN đang là người lái xe.
“Lúc nó uống thuốc được khoảng một hai tháng gì đó, nó kêu tui chở đi uống hằng
ngày vì nó nói uống thuốc vơ buồn ngủ dữ lắm nên khơng dám chạy xe một mình” (Thảo
luận nhóm người hỗ trợ BN 1, nam 55 tuổi)
Page 10


“Sao cơ thấy nó uống thuốc này vơ nó ngủ tối ngày hà, ngủ dậy rồi ăn xong lại ngủ,
không biết có sao khơng nữa. Nó chạy xe tải mà như vầy thì sao mà chạy được, nếu ngủ
gục là chết ln” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 2, nữ 48 tuổi)
3.2.3.5. Các yếu tố về mơi trường chính sách và xã hội
Sự kỳ thị của cộng đồng
Một số ý kiến của BN và người hỗ trợ cho biết họ bị phân biệt, kỳ thị khi đến chính

quyền địa phương xác nhận thủ tục đăng ký điều trị Methadone. Đây là rào cản tâm lý sẽ
ảnh hưởng đến quyết định đăng ký điều trị Methadone của BN.
“Biết con tui nghiện thì nhà tơi bị cắt gia đình văn hóa nhưng khu phố lại còn bàn
tới bàn lui, lên trển chứng đơn sợ bị nói nữa, nên lúc đó tơi phân vân khơng biết có cần
điều trị cho nó khơng?” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 1, nam 61 tuổi)
“Tui là thành phần bị chiếu cố nên họ nói thẳng là ở trên trường mầy cai khơng
được thì về đây làm đơn đi cai chi nữa (ý nói điều trị Methadone) cũng vậy thơi. Nói như
vậy thì thằng nghiện nào mà đi đăng ký uống thuốc” (Thảo luận nhóm BN 3, BN 32 tuổi)
Kinh phí vận hành cơ sở điều trị Methadone
Đa số các ý kiến của BN và gia đình đều đồng thuận về chính sách thu phí điều trị
Methadone.
“Cơ khơng biết ở đây tính bao nhiêu để mình nhắm có đóng được khơng? Trời ơi
cơ nói con nghe mình đóng có bao nhiêu đâu cịn hơn để nó chích tốn q cha hơn nữa
đó” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 1, nữ 58 tuổi)
“Đóng tiền thì cũng được chứ có sao đâu, cịn hơn để nó đi làm tầm bậy tầm bạ bị
công an bắt” (Thảo luận nhóm người hỗ trợ BN 2, nam 48 tuổi)
Về mức phí điều trị, đa số các ý kiến khá nhất quán thu 1 ngày dưới 10 ngàn là phù
hợp với số đơng gia đình BN.
“Đóng khoảng 10 ngàn thơi vì nếu mà đóng 20 ngàn cộng với tiền xăng, xe cộ tính
ra gần cả trăm thì chơi ma túy với uống Methadone giá cũng ngang nhau, mà đi uống
thuốc thì xa q nên chích ln cho rồi, đúng khơng?” (Thảo luận nhóm BN 3, BN 29
tuổi)
3.2.4. Khó khăn, hạn chế của đánh giá

Page 11


BN là những người đã sử dụng ma túy lâu năm nên ít nhiều bị ảnh hưởng đến khả
năng nhớ. Bên cạnh đó, BN có xu hướng che dấu hành vi nguy cơ như sử dụng ma túy, các
hành vi vi phạm pháp luật như gây rối trật tự, đánh nhau hoặc bn bán ma túy.

Trong q trình đánh giá BN sau 6 tháng điều trị, BN có thể trả lời khơng trung thực
vì lo ngại.
Cán bộ thực hiện việc đánh giá chưa hiểu hết bộ công cụ đánh giá, kỹ năng đặt câu
hỏi hạn chế.
Quá trình nhập liệu, phân tích số liệu có thể sai sót.
3.2.5. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình thu thập số liệu phục vụ đánh giá, cán bộ chịu trách nhiệm thu thập
thông tin và ghi chép bệnh án của các BN phải được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, rõ ràng theo
đúng quy định.
Cần tổ chức giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính thống nhất, chính xác, trung thực của
thơng tin và giải quyết các khó khăn nảy sinh trong việc thu thập thông tin.
Cần phải lập kế hoạch rõ ràng cho quá trình thu thập số liệu.
Cán bộ phụ trách thu thập số liệu đánh giá phải nghiên cứu và hiểu rõ nội dung biểu
mẫu thu thập số liệu và đã tiến hành thu thập thử.
Thực hiện tốt việc nhập liệu và kiểm tra nhằm tránh sai sót.

Page 12


CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Công tác quản lý y tế không thể thiếu hoạt động đánh giá. Đánh giá là một khâu quan
trọng cần thiết cho mọi hoạt động, mọi chương trình y tế. Ngay từ khi xây dựng kế hoạch
cho các hoạt động y tế cần dành các nguồn lực thích hợp cho hoạt động đánh giá.
Phải thực hiện đánh giá theo kế hoạch đã xây dựng một cách nghiêm túc để đảm bảo
đánh giá là một chức năng quan trọng trong quản lý các hoạt động và chương trình y tế, góp
phần khơng ngừng tăng cường chất lượng, hiệu quả trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe
cho cộng đồng.
4.2 Kiến nghị
Đánh giá là công việc cần thiết đối với mọi hoạt động, dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói

chung. Do đó, bất kỳ người quản lý các chương trình hay hoạt động y tế ở cấp nào, cơ sở nào
cũng cần phải biết được phương pháp cũng như kỹ năng cần thiết để thực hiện đánh giá tiến
độ hoạt động, kết quả, hiệu quả của hoạt động đã triển khai.
Đánh giá các hoạt động, chương trình y tế thực chất chính là các cơng trình nghiên
cứu khoa học có giá trị nếu chúng ta thực hiện một cách nghiêm túc, vì nó cung cấp các
thơng tin chính xác, cho biết các ngun nhân của sự thành công và tồn tại, đề ra các giải
pháp, kế hoạch giải quyết các vấn đề trong tương lai.
Các báo cáo đánh giá hoạt động y tế cần được lưu trữ để làm cơ sở dữ liệu cho xây
dựng các kế hoạch hoạt động y tế của cá nhân và đơn vị, cả trước mắt và lâu dài và làm tài
liệu tham khảo cho những cá nhân hay đơn vị khác nếu cần.
Tổ chức định kỳ các lớp tập huấn, đào tạo về theo dõi đánh giá cho cán bộ y tế nhằm
tăng cường năng lực quản lý và theo dõi giám sát việc thực hiện chương trình, dự án ở tất cả
các tuyến.

Page 13


CHƯƠNG V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2010), Quyết định 3140/QĐ/BYT Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, chủ biên.
2. Hồng Đình Cảnh, Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Văn Hưng (2013), "Bước đầu
đánh giá hiệu quả mơ hình thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phịng (2009-2011)", Y học thực hành, 7, tr.
102-107.
3. FHI 360 (2011), Sổ tay thông tin điều trị Methadone dành cho người bệnh, Hà
Nội.
4. Như Hiển (2021), Methadone hy vong cho người nghiện ma túy, hiệu quả trong
phịng chống HIV/AIDS, Trung tâm Truyền thơng Giáo dục sức khỏe Trung ương, truy cập
ngày 4/8/2021, tại trang web />5. Nguyễn Thanh Sơn (2020), Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các chất

dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Long An năm 2020, Hà Nội: Trường Đại
học Y tế cơng cộng.
6. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 1008/QĐ-TTg về việc giao chỉ tiêu
bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
năm 2014 và 2015, chủ biên, Cổng thơng tin điện tử Chính phủ
7. Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật Long An (2020), Báo cáo cơng tác phịng, chống
HIV/AIDS năm 2020, Long An.
8. Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật Long An (2020), Báo cáo tình hình điều trị
Methadone năm 2020, Long An.
9. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Long An (2020), Kế hoach phòng, chống
HIV/AIDS tỉnh Long An năm 2020, Long An
10. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An (2013), Kế hoạch triển khai chương trình điều
trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2013-2015, Long
An.
11. Viện y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh (2019), Tài liệu bồi dưỡng chức
danh nghề nghiệp Y tế cơng cộng chính (hạng II), TP HCM, tr.136, 141.
Tiếng Anh

Page 14


12. WHO (2008), Operational guidelines for the management of opioid dependence
in the South-East Asia Region, Regional Office for South-East Asia.

Page 15



×