Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nhận định đúng sai Quản trị kinh doanh NEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.97 KB, 27 trang )

CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN QTKD
Câu 1: Mọi doanh nghiệp được gọi là xí nghiệp nhưng khơng phải xí nghiệp nào cũng
được gọi là doanh nghiệp.
ĐÚNG: vì doanh nghiệp là xí nghiệp hoạt động trong nền KT thị trường. Xí nghiệp phải
thỏa mãn 3 đặc trưng cơ bản: phối hợp nguồn lực, cân bằng tài chính và hiệu quả. Doanh
nghiệp phải thỏa mãn 5 đặc trưng cơ bản: phối hợp nguồn lực, cân bằng tài chính, hiệu
quả, phải tuân thủ nguyên tắc tự xây dựng kế hoạch (đối tượng hoàn toàn tự chủ kinh
doanh) và tối đa hóa lợi nhuận.
Câu 2: Đã là doanh nghiệp nhà nước thì phải đóng vai trị chủ đạo trong nền KTQD
SAI: vì có những DN là DN nhà nước nhưng nó khơng đóng vai trị chủ đạo vì nó chưa có
đóng góp to lớn cho nền KTQD
Câu 3. Thực chất của QTKD là quản trị vật tư, máy móc, tiền vốn được sử dụng
trong quá trình quản trị kinh doanh
SAI. vì thực chất hoạt động QTKD là quản trị hoạt động con người thông qua đó quản
trị mọi yếu tố khác liên quan đến quá trình kinh doanh.
Câu 4. Bản chất của QTKD là quản trị hệ thống tài sản và con người trong DN
SAI. vì thực chất hoạt động QTKD là quản trị hoạt động con người, thơng qua đó quản
trị mọi yếu tố khác liên quan đến quá trình kinh doanh.
Câu 5. Nghiên cứu và phát hiện tính quy luật vận động của các hoạt động khoa
học kte là nội dung của môn QTKD
SAI: vì mơn học QTKD nghiên cứu và phát hiện các tính quy luật vận động của các hoạt
động kinh doanh cũng như trên cơ sở các quy luật kinh tế và quy luật hoạt động đã được
phát hiện mà nghiên cứu các trị thức cần thiết về quản trị các hoạt động KD đó.


CHƯƠNG 2: KINH DOANH
Câu 1. Tư duy KD đề cập đến những suy nghĩ rất cụ thể để ra qđ hàng ngày
SAI. Tư duy kinh doanh liên quan trực tiếp đến khả năng phân tích, tổng hợp những sự
việc, hiện tượng để từ đó khái quát thành các quy luật trong kinh tế và quản trị kinh
doanh. Tư duy kinh doanh gắn với tư duy sản xuất, cung cấp sản phẩm/dịch vụ cụ thể
cho thị trường.


Tư duy kd tốt thể hiện ở tính “dài hạn” của tư duy, đặc trưng này giúp NQT tập trung
vào những mục tiêu mang tính dài hạn, chiến lược, tránh sa đà vào những mục tiêu ngắn
hạn, những hoạt động tác nghiệp hàng ngày.
Câu 2.(Tr 67 - 2.2) Cty TNHH đc phát hành cổ phiếu khi thiếu vốn
SAI. Công ty TNHH chỉ được phát hành trái phiếu, không được phát hành cổ phiếu.
Câu 3.(tr 68 -2.2)Cty hợp danh là loại hình DN có 2 loại thành viên
ĐÚNG. Cơng ty hợp danh có ít nhất 2 chủ sở hữu chung là thành viên hợp danh, ngoài
các thành viên hợp danh cịn có thể có thành viên góp vốn.
Câu 4.Thành viên của các cơng ty hợp danh phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt
động của cty bằng tồn bộ tài sản của mình
ĐÚNG. Thành viên của các cty hợp danh phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động
của cơng ty bằng tồn bộ tài sản của mình và có quyền ngang nhau.
Câu 5.(tr67 - 2.2)Cty cổ phần là loại hình DN ko hạn chế số lượng thành viên tham
gia
ĐÚNG. Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rõ Cơng ty cổ phần cần có tối thiểu 3 cổ đơng,
bất kể đó là pháp nhân hay thể nhân; không quy định số lượng thành viên tham gia.
Câu 6. (tr69 - chương 2.2- phân loại hđ KD theo hình thức pháp lý)Hợp tác xã ko phải
DN vì khơng hoạt động theo luật DN
SAI. Tuy hợp tác xã không hoạt động theo luật DN nhưng theo Luật Hợp tác xã năm 2003
thì hợp tác xã hoạt động như một loại hình DN, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn
khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, ở nước ta ngày nay hợp
tác xã được quan niệm là 1 loại hình DN nhưng lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
Câu 7. (tr70 - chương 2.2- phân loại hđ KD theo hình thức pháp lý) Các DN nước ta
KD theo Nghị định 66/HĐBT cũng là hình thức pháp lý của DN
SAI. Nghị định 66/HĐBT hướng tới các đối tượng kinh doanh nhưng không/chưa được
gọi là doanh nghiệp.


Câu 8. (Tr73 - 2.2) KD đơn ngành là là kinh doanh nhiều sản phẩm/dịch vụ trong cùng

1 ngành.
ĐÚNG. Kinh doanh đơn ngành là kinh doanh 1 hoặc 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ trong cùng
1 ngành.
91. Các doanh nghiệp kinh doanh có mục tiêu cơ bản giống DN cơng ích
SAI. vì mục tiêu của DN kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của DN cơng ích là
tối đa hóa lợi ích xã hội.
Câu 9. Tổ chức phi chính thức hành động và cung cấp thơng tin có thể khác với tổ
chức chính thức sẽ chỉ có hại cho công tác quản trị dn,nên mọi dn nên cố gắng loại
bỏ nó
SAI: Tổ chức phi chính thức hành động và cung cấp thơng tin có thể khác với tổ chức
chính thức, những thơng tin này có thể tổ chức chính thức chưa nắm được nên NQT cần
phải biết thu thập, xử lý và sử dụng thơng tin phi chính thức để làm tăng tác động tích
cực đến TC chính thức
Câu 10. (Chương 2) Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tốn nhiều
chi phí Tuy nhiên, hình thức KD này có thời gian khởi sự nhanh
ĐÚNG. Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tốn nhiều chi phí vì chi phí
đầu tư ban đầu khá lớn bao gồm phí nhượng quyền, chi phí đầu tư cửa hàng, nguồn hàng, 1
phần chi phí đào tạo, chi phí lao động,. ngồi ra cịn phải chia
sẻ lợi ích với bên nhượng quyền. Tuy nhiên, hình thức KD này có thời gian khởi sự nhanh
vì bên mua quyền được hưởng 1 số lợi ích như sử dụng uy tín thương hiệu sẵn có, được
quyền phân phối sản phẩm, hàng hóa trong 1 số khu vực nhất định, thừa hưởng 1 lượng
khách hàng nhất định và được hỗ trợ đáng kể từ bên nhượng quyền và ngân hàng.
Câu 11. (T81- chương 2 ) Nói đến Mơ hình KD là nói đến 4 yếu tố cấu thành: đổi mới
sp, cơ sở hạ tầng, khách hàng, tài chính
ĐÚNG. Mơ hình KD cần phải bao gồm 4 trụ cột với 9 nhân tố:
- Hoạt động đổi mới sản phẩm ( giá trị đề nghị, phân đoạn khách hàng mục tiêu, năng
lực)
- Quản trị cơ sở hạ tầng ( mơ hình hoạt động, mạng lưới đối tác, nguồn lực và tài
sản)
- Quan hệ khách hàng (chiến lược thông tin, cảm xúc và dịch vụ, niềm tin và lịng

trung thành)
- Hoạt động tài chính ( mơ hình thu nhập, cấu trúc chi phí và mơ hình lợi nhuận)
Câu 12. Phân tích và tổng hợp nhiệm vụ là 2 quá trình diễn ra ngược chiều nhau và
đều là cần thiết để hình thành nơi làm việc


SAI. Trong hoạt động kinh doanh, tổng hợp và phân tích là 2 hoạt động có mối quan hệ
thuận chiều trong việc hình thành nơi làm việc khi ta phân tích các yếu tố liên quan sau
đó tổng hợp và đưa ra quyết định.
Câu 13.(T89 - 2.5) Tồn cầu hóa chỉ tác động thuận lợi đến KD của nước ta
SAI. Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế chung thế giới. Xu thế này mang lại
cho DN nhiều thời cơ như: thị trường mở rộng, có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận
vốn, tín dụng, cơng nghệ, nhân lực từ nước ngồi, mt kinh doanh được cải thiện, áp lực
hội nhập, cơ hội giải quyết tranh chấp công bằng.
Tuy nhiên, Bên cạnh việc đem lại các cơ hội thì tồn cầu hóa cịn đem đến nhiều thách
thức cho hoạt động kinh doanh của DN nước ta như yêu cầu của thị trường khắt khe hơn,
cạnh tranh khốc liệt hơn, xuất hiện sự chuyển dịch lao động cấp cao, các chính sách ưu
đãi bị dỡ bỏ, sự hiểu biết của DN về thị trường và luật chơi cịn hạn chế.
Câu 14. (chương 2) KD trong mơi trường kd tồn cầu, các DN có cơ hội mở rộng thị
trường
ĐÚNG. Hội nhập với nền kinh tế quốc tế và tham gia vào các thể chế kinh tế trên thế
giới mở ra cho các DN một thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. Trên thị trường đó,
những rào cản từ trước đến nay như hạn ngạch, giấy phép, thuế quan,...sẽ dần được gỡ
bỏ, chúng ra sẽ bình đẳng với hàng hóa đến từ các quốc gia khác.
Câu 15. (chương 2) Khi kd trong nền kte hội nhập, DN bình đẳng trong tiếp cận vốn,
cơng nghệ, nguồn nhân lực nước ngồi
ĐÚNG. Xu thế hội nhập và tồn cầu hóa sẽ mang lại cho DN những thời cơ mà trong đó
có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận vốn tín dụng, cơng nghệ, nhân lực từ nước ngồi.
Câu 16. (chương 2 - chu kỳ KD) DN phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về tài chính
trong giai đoạn bắt đầu phát triển của chu kì KD

ĐÚNG. Giai đoạn này DN phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về tài chính khi các khoản
thu mang lại khơng đủ bù đắp các khoản chi phí về nhân lực, marketing và các khoản chi
phí đầu tư ban đầu.
Câu 17. Chu kỳ kinh tế gồm 3 giai đoạn: mở rộng, suy thoái, phục hồi
ĐÚNG. Một chu kỳ kinh tế bao gồm các quá trình mở rộng sản xuất diễn ra gần như
đồng thời trong rất nhiều các hoạt động kinh tế, tiếp theo là các giai đoạn giảm sút, thu
hẹp và phục hồi, gắn với chu kỳ mở rộng tiếp theo. Quá trình này diễn ra liên tiếp nhưng
với độ dài ngắn khác nhau từ 1 năm tới 10 hay 12 năm, chúng không thể được chia thành
các giai đoạn ngắn hơn với các đặc tính tương tự.


CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG KD
Câu 18: (Tr132 - chương 3.2) MTKD của các DN nước ta ngày nay vẫn mang tư duy
manh mún, truyền thống, cũ kĩ
ĐÚNG: vì có thể nhận thấy cho đến nay tư duy manh mún nhỏ bé vẫn là đặc trưng của nền
KT nước ta. Tư duy manh mún thể hiện ở nhiều góc độ, chẳng hạn như kinh doanh với quy
mô quá nhỏ bé, KD theo kiểu phong trào, khả năng đổi mới thấp, KD thiếu vắng hoặc sai
tính phường hội, thiếu cái nhìn dài hạn về sự phát triển và lợi ích
Câu 19. Tư duy KD còn manh mún, truyền thống, cũ kỹ thể hiện ở góc độ KD với mơ
hình q nhỏ bé
SAI. Tư duy KD còn manh mún, truyền thống, cũ kỹ thể hiện ở nhiều góc độ, chẳng hạn
như kinh doanh với quy mô quá nhỏ bé, KD theo kiểu phong trào, khả năng đổi mới
thấp, KD thiếu vắng hoặc sai tính phường hội, thiếu cái nhìn dài hạn về sự phát triển và
lợi ích.
Câu 20: MTKD nước ta ngày nay mang tính thị trường hồn hảo
SAI: Các yếu tố thị trường ở nước ta đang được hình thành. Nền KT nước ta vẫn mang
nặng dấu ấn của cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Biểu hiện rõ nét nhất của đặc trưng này ở
lĩnh vực quản lý nhà nước về KT. Thứ nhất, tư duy quản lý KHHTT vẫn chưa chấm dứt
mà được chuyển sang quản lý nền KT thị trường hiện nay: các quyết định quản lý nhà
nước vẫn chi phối hoạt động KD của DN, bản chất KD của nhiều DN ngày nay vẫn mang

dáng dấp của sự “cùng ra quyết định”. Thứ hai, các thủ tục hành chính nặng nề tồn tại
trong lĩnh vực quản lý nhà nước: các quy định luật pháp chưa thực sự mang tính thị
trường, chưa thực sự tạo đk cơng bằng, thuận lợi cho mọi đối tượng DN cạnh tranh bình
đẳng; việc ban hành các chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước trong nhiều trường
hợp còn tùy tiện, ban hành các giấy phép còn trái với các quy định của pháp luật
Câu 21: MTKD ở thế kỉ 21 cũng có đặc trưng như nó vốn có cho đến nay
SAI: Thế kỉ 21 là thế kỉ mà môi trường KD vận động mang các đặc trưng cơ bản khác hẳn
so với mọi thời kì trước đó: phạm vi KD mang tính tồn cầu, tính chất bất ổn của thị
trường là rất rõ ràng và ngày càng mạnh mẽ
Câu 22. Các DN ko cần biết về tháp sinh hay hay tỷ lệ sinh của các quốc gia nơi nó
tiến hành hoạt động KD
SAI. Tỷ lệ sinh hay tháp tuổi của quốc gia nơi DN tiến hành kinh doanh là các yếu tố có
trong mơi trường vĩ mơ mà DN cần phải xem xét bởi sự tác động của môi trường kinh
doanh hoặc kìm hãm hoặc thúc đẩy cho sự tồn tại và phát triển của DN. Từ đó địi hỏi
DN ln luôn theo dõi, nghiên cứu môi trường KD ở mọi cấp độ.
Câu 23. (T136 - chương 3-3.2)Tính phường hội đúng nghĩa thể hiện ở việc những
thành viên trong cùng một hiệp hội cùng bảo nhau dừng bán hàng, đầu cơ, chờ cơ hội


SAI. Việc bảo nhau dừng bán hàng, đầu cơ, chờ cơ hội là biểu hiện của tính phường hội bị
biến tướng, không tuân thủ việc tránh gây tổn hại đến lợi ích của bên thứ ba, Đây là biểu
hiện xấu cần được chấm dứt nếu khơng sẽ làm xấu hình ảnh của mình trong KD cũng như
rơi vào thế vi phạm PL.
Câu 24.(chương 3) Nhóm liên quan bên ngồi và bên trong đều giống nhau vì ko cần
lợi ích tài chính trực tiếp từ DN
SAI. Các nhóm liên quan bên ngồi khơng cần có một lợi ích tài chính trực tiếp trong
DN trong khi các nhóm liên quan bên trong có quyền lợi vật chất trực tiếp trong DN.
Câu 25. Nhóm liên quan bên ngồi DN u cầu có 1 lợi ích tài chính trực tiếp từ DN
SAI. Các nhóm liên quan bên ngồi DN khơng cần có 1 lợi ích tài chính trực tiếp trong
doanh nghiệp, nhưng họ muốn rằng các nhà lãnh đạo của DN bảo đảm trách nhiệm của

mình theo cách thức chấp nhận về phương diện xã hội và đạo đức.


CHƯƠNG 4: HIỆU QUẢ KD
Câu 1.(chương 4 - hiệu quả KD) Xác định và phân tích điểm hịa vốn để đánh giá hiệu
quả KD của DN
SAI. Xác định và phân tích điểm hịa vốn là giải pháp mang tính chiến lược để nâng cao
hiệu quả KD của DN.
Câu 2. Doanh thu của DN dùng để tính chỉ tiêu hiệu quả
SAI. Vì doanh thu của DN là 1 thơng số dùng để tính các chỉ tiêu hiệu quả KD tổng hợp.
Câu 3. Trong cùng một thời kì DN nào tạo ra nhiều lợi nhuận hơn ắt có hiệu quả KD
cao hơn DN khác cùng ngành
SAI. vì lợi nhuận phản ánh kết quả của 1 DN chứ không phản ánh hiệu quả KH của 1 DN.
Lợi nhuận cao chưa hẳn DN đã làm ăn hiệu quả.
Câu 4. HQKD và hiệu quả đầu tư cùng phản ánh kết quả giống nhau
SAI. vì hiệu quả KD phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu KD
xác định. Hiệu quả đầu tư phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu
đầu tư xác định.
59. Đã đạt đc hiệu quả kinh doanh thì phải đạt đc hiệu quả ktế và xã hội
SAI. vì đạt được hiệu quả kinh doanh nhưng chưa chắc đạt được hiệu quả kinh tế và hiệu
quả xã hội
Câu 5. Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả tất yếu suy ra từng bộ phận DN phải hoạt
động hiệu quả
SAI. vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của DN . Vì vậy có thể có 1 số bộ phận
hoạt động chưa hiệu quả nhưng tồn DN vẫn có hiệu quả là do các bộ phận khác hoạt
động tích cực hơn, có kết quả kinh doanh cao hơn để bù lại phần chưa hiệu quả kia.
Câu 6: Hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động SX-KD.
HQKD là phạm trù phức tạp và khó đánh giá
ĐÚNG : HQKD là 1 phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực, phản ánh mặt
chất lượng của các hoạt động SX-KD, phức tạp và khó tính tốn bởi cả phạm trù kết quả

và hao phí nguồn lực gắn với 1 thời kì cụ thể nào đó đều khó xác định chính xác
Câu 7: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, HQKD và HQ đầu tư giống nhau
SAI: HQKT phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu KT trong 1 thời
kì nào đó. Mục tiêu KT thường là tốc độ tăng trưởng KT, tổng sp quốc nội…
HQXH phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu XH
nhất định. Mục tiêu XH thường là giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng….


HQKD phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu KD xác
định. HQĐT phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu
đầu tư xác định.
CÂU 8: Một DN thông thường phải đánh giá đồng thời HQKD và HQĐT (nếu DN có
đầu tư)
ĐÚNG: Để tiến hành hoạt động KD, Dn cần tiến hành song song nhiều hoạt động khác
nhau: hoạt động đảm bảo sự hoạt động bình thường trước mắt, hoạt động đầu tư cho tương
lai. Cũng chính vì lẽ đó, 1 DN bất kì bao giờ cũng phải đánh giá cả 2 loại hiệu quả là
HQKD và HQĐT
CÂU 9: Doanh nghiệp kinh doanh chỉ cần quan tâm đến hiệu quả kinh doanh mà
không cần quan tâm đến hiệu quả xã hội.
SAI: Doanh nghiệp kinh doanh cần phải quan tâm đến cả hiệu quả kinh doanh và hiệu quả
xã hội, Nếu 1 doanh nghiệp kinh doanh chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, chỉ chú tâm
đến cái lợi nhuận của doanh nghiệp mà không quan tâm để hiệu quả xã hội, có những hành
động khơng tốt đối với xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội thì sẽ bị gạt bỏ và không
được xã hội chấp nhận.
CÂU 10: DN cơng ích xem xét cả hiệu quả kd và hiệu quả xã hội, nhưng cần chú ý
nhiều hơn đến hiệu quả kd
SAI: Doanh nghiệp cơng ích xem xét cả hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội nhưng
chú trọng nhiều đến hiệu quả xã hội. DN cơng ích có mục tiêu tối đa hóa lợi ích xã hơi vì
thế cần chú ý đến đánh giá HQXH hơn đánh giá HQKD.
Câu 11. Để kinh doanh hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào bản thân hoạt động của

DN mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố quản lý vĩ mơ
ĐÚNG. Các chính sách KT vĩ mô tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng
ngành, từng vùng KT cụ thể, do đó tác động trực tiếp đến KQ và HQKD của các DN
thuộc các ngành, vùng KT nhất định. Các chính sách KT vĩ mơ bao gồm: chính sách đầu
tư phát triển KT, chính sách phát triển KT, chính sách tiền tệ, chính sách cơ cấu…
Câu 12. Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải chủ động sáng
tạo vận dụng tổng hợp các biện pháp
ĐÚNG. Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo
vận dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành tới cái thiện
hoạt động, làm thích ứng mơi trường…
CÂU 13: Cứ có lợi nhuận là kết luận DNKD có HQ. DNKD lỗ vốn là DN khơng HQ
SAI: Vì lợi nhuận không phải là phạm trù để đánh giá hiệu quả kinh doanh mà bản chất
của HQKD là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động KD phản ánh trình độ
lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong q trình HĐ SX-KD của DN. Hai trong những mục
đích của việc đánh giá HQKD là tính tốn chỉ tiêu HQ và so sánh chúng với tiêu chuẩn để
đưa ra kết luận cuối cùng là cơng việc KD đó HQ hay không hoặc HQ ở mức độ nào


CÂU 14: DN có kết quả thống kê tỉ lệ doanh lợi vốn liên tục tăng qua mỗi thời kỳ
hoạt động cũng chưa chắc đã là DN hoạt động của HQ
ĐÚNG: Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn là chỉ tiêu tốt nhất phản ánh HQKD. Nhưng để đánh
giá chính xác HQKD của DN thì cần phải dựa vào nhiều chỉ tiêu khác như: doanh lợi vốn
tự có, doanh lợi của doanh thu bán hàng…
CÂU 15: Chỉ cần hoặc đánh giá HQKD tổng hợp hoặc đánh giá HQKD lĩnh vực hoạt
động là đủ; đánh giá cả lãng phí
SAI: HQKD tổng hợp đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của toàn DN
(1 đơn vị bộ phận của DN) trong 1 thời kỳ nhất định. HQ ở từng lĩnh vực khơng đại diện
tính hiệu quả của DN, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng 1 nguồn lực cá biệt. Phân tích
HQ từng lĩnh vực là để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
từng nguồn lực và do đó, góp phần nâng cao HQKD của DN. HQKD tổng hợp là kết quả

“tổng hợp” từng HQ sử dụng các nguồn lực.
CÂU 16: Chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có đánh giá HQ chính xác hơn vì nó đề cập đến
HQSD vốn của bản thân DN
SAI: Thực chất, doanh thu bán hàng của 1 thời kỳ tính tốn cụ thể ln là kết quả tính tốn
cụ thể của việc sử dụng tồn bộ lượng vốn kinh doanh hiện có chứ khơng thể là KQ của
riêng số vốn tự có của DN. Hơn nữa chỉ tiêu này còn hạn chế là nếu đánh giá HQKD thơng
qua chỉ tiêu này thì DN đi vay vốn càng nhiều hiệu quả càng cao
CÂU 17: Muốn kết luận doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay khơng phải có tiêu
chuẩn hiệu quả kinh doanh
ĐÚNG: Tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là “mốc” xác định ranh giới có hay khơng có
hiệu quả. Tiêu chuẩn hiệu quả có thể được xác định là mức bình quân của ngành, quốc gia,
khu vực, quốc tế; cũng có thể lấy mức của đối thủ cạnh tranh cùng đặc điểm với doanh
nghiệp hoặc mức thiết kế, phương án sản xuất kinh doanh trong các luận chứng kinh tế kỹ
thuật làm tiêu chuẩn hiệu quả.

CHƯƠNG 5: QTKD
Câu 1: (5.1) Vì QTDN cũng có cùng mục tiêu với DN nên chức năng hoạt động của DN
cũng là chức năng QTDN


SAI: DN thường có các chức năng hoạt động là tiêu thụ-sản xuất-hậu cần-tài chính-tính
tốn-quản trị. Hoạt động QTKD là sự kết hợp hài hòa quản trị các chức năng: QT tài chính,
quản trị mua hàng, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị nguyên vật liệu, quản trị marketing,
quản trị sản xuất và tác nghiệp, quản trị chất lượng, quản trị nhân lực…
Câu 2. Phân tích và tổng hợp nhiệm vụ là cơ sở để hình thành các nơi làm việc trong
bộ máy quản trị DN
ĐÚNG: tổng hợp nhiệm vụ nhằm tập hợp các nhiệm vụ đã phân tích lại thành các nơi
làm việc và liên kết các nơi làm việc lại theo mơ hình tổ chức (nhiều hay ít cấp phụ thuộc
vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố quy mơ) xác định. Thực chất phân tích và tổng hợp
nhiệm vụ là điều cần thiết để hình thành nơi làm việc: phải phân tích nhiệm vụ mới có cơ

sở thể tổng hợp nhiệm vụ và tổng hợp nhiệm vụ mới hình thành được các nơi làm việc.
Câu 3. (tr206 gtr – chương 5.2) Tính trọn vẹn QTKD đc thể hiện thong qua việc đào
tạo đc giá trị gia tăng sau mỗi quá trình
ĐÚNG. vì đặc điểm của quá trình là nhấn mạnh vào giá trị gia tăng. Một q trình
thường được xác định thơng qua việc xác định giá trị gia tăng mà nó tạo ra là gì.
Câu 4.(T204 - chương 5.2 - cơ sở tổ chức hđ quản trị) áp dụng ngun tắc chun mơn
hóa đem lại nhiều lợi ích cho DN, do đó NQT cần tổ chức mọi bộ phận theo hướng
CMH
SAI. Việc áp dụng nguyên tắc chun mơn hóa đem lại nhiều lợi ích cho DN, song nguyên
tắc này cũng có các nhược điểm như gây ra sự chia cắt quá trình và cái lợi do chun mơn
hóa đem lại chưa chắc đã bù đắp được cái hại do sự chia cắt quá trình mà nó gây ra. Do
đó, khơng thể tổ chức mọi hoạt động theo hướng CMH.
CÂU 5:(5.2) Vì tính CMH và tính linh hoạt mâu thuẫn nhau nên khi TC bộ máy
QTDN phải biết lựa chọn để đáp ứng 1 trong 2 yêu cầu đó
SAI: Phải đáp ứng được cả CMH và tính thống nhất q trình, chỉ CMH đến mức mà cái
lợi do CMH đem lại lớn hơn so với cái hại mà do các quá trình gây ra
Câu 6. Quản trị theo cách tiếp cận hàng ngang tạo điều kiện phát huy thế mạnh hay
ưu điểm của từng các nhân
SAI. Quản trị theo cách tiếp cận hàng dọc mới tạo điều kiện phát huy thế mạnh hay ưu
điểm cá nhân vì ai cũng muốn có được vị trí cao hơn trong cơng việc. Trong khi đó, quản
trị theo cách tiếp cận hàng ngang lấy tính trọn vẹn của q trình làm cơ sở, một vị trí, bộ
phận, phịng ban phải quan tâm đến các mối quan hệ tương tác với vị trí, bộ phận, phịng
ban khác, điều này sẽ ít thúc đẩy sự phát triển cá nhân.


Câu 7. Trong DN, khi phân chia nhiệm vụ theo chiều ngang sẽ xuất hiện các cấp quản
trị
SAI. vì trong DN, phân chia nhiệm vụ theo chiều dọc sẽ làm xuất hiện các cấp quản
trị.
Câu 8 (5.3). Các điều kiện mt bên ngoài và bên trong là 1 trong các cơ sở hình

thành hệ thống nguyên tắc quản trị
ĐÚNG. Các điều kiện của mơi trường có vai trị quan trọng trong việc hình thành các
nguyên tắc của QTKD. Các điều kiện cụ thể của môi trường bao gồm điều kiện cụ thể của
môi trường bên trong và điều kiện cụ thể của mơi trường bên ngồi.
Câu 9: (T212- chương 5.3) Nguyên tắc quản trị là cứng nhắc, không phát huy tình
năng động của NQT nên cần loại bỏ đi
SAI: Nguyên tắc QTKD là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà chủ DN và
các nhà quản trị phải tuân thủ trong quá trình QTKD. Nguyên tắc mang tính bắt buộc. Nhà
quản trị phải tuân thủ nguyên tắc thì hoạt động quản trị mới có hiệu quả bởi nguyên tắc
được xây dựng trên mục tiêu của DN nên hệ thống nguyên tắc vừa mang tính độc lập lại
vừa tác động tương hỗ trong việc điều khiển hành vi quản trị nên thiếu nguyên tắc quản trị
thì dễ rơi vào hỗn loạn
Câu 10.(chương 5.3) Hệ thống nguyên tắc quản trị dựa trên nhiều cơ sở, trong đó có
các quy luật tâm lý
ĐÚNG. Thực tế chỉ rõ, nếu con người làm việc trong môi trường tâm lý tốt lành (vui vẻ,
phấn khởi, mọi người hợp tác giúp đỡ nhau,...) thì năng suất có xu hướng cao hơn so với
làm việc trong mơi trường nặng nề, ức chế. Vì vậy, quy luật tâm lý là 1 trong những yếu tố
cơ sở hình thành nên hệ thống nguyên tắc quản trị.
Câu 11. nguyên tắc quản trị định hướng mục tiêu là giới hạn quyền ra qđ của
QTDN ở các trường hợp sai lệch so với mục tiêu dự kiến và các trường hợp đặc biệt
địi hỏi có qđ quan trọng
SAI. Theo ngun tắc quản trị định hướng mục tiêu, mọi cấp quản trị đều phải thực hiện
các nhiệm vụ trên cơ sở hệ thống mục tiêu đã cùng xác định
Câu 12. Hiệu quả và kết quả là 2 khái niệm giống nhau
SAI. Vì kết quả là phạm trù phản ánh cái thu được sau một quá trình bất kỳ hay 1 khoảng
thời gian hoạt động nào đó, cịn hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các
nguồn lực tham gia vào quá trình tạo ra kết quả.
Câu 13. Kết quả phản ánh hiệu quả hoạt động. Có chỉ tiêu kq đc tính bằng đơn vị hiện
vật,có chỉ tiêu tính bằng đơn vị giá trị



SAI. Kết quả phản ánh cái thu được sau một quá trình bất kỳ hay một khoảng thời gian hoạt
động nào đó. Kết quả khác hiệu quả.
Câu 14.(chương 5.3) Hiệu quả nghĩa là đem lại kết quả cao trong công việc, chi phí
KD khơng cần thiết phải quan tâm là cách thực hiện của NQT khi áp dụng nguyên tắc
HQKD
SAI. Theo nguyên tắc hiệu quả, mọi hđ quản trị DN phải hướng đến mục tiêu đã đề ra 1
cách thiết thực, an tồn với chi phí kinh doanh thấp nhất; địi hỏi mọi bộ phận, cá nhân
phải hồn thành nhiệm vụ cụ thể được giao với việc sử dụng nguồn lực ít nhất có thể. Bởi
vậy, NQT cần phải quan tâm đến chi phí kinh doanh.
Câu 15.(tr158 gtr- 5.3) Để đảm bảo HQKD dài hạn cần xem xét và đánh giá HQKD
hài hạn theo quan điểm ngắn hạn
SAI. Chỉ có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn theo quan điểm dài hạn, không
bao giờ được phép ngược lại.
Câu 16. Các DN đều cần nâng cao hiệu quả kd của mình
ĐÚNG. vì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại,
phát triển và thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Câu 17. Muốn nâng cao HQKD cần phải có chiến lược kd đúng đắn, phù hợp với
những biến động liên tục của tt.
ĐÚNG: Trong nền kinh tế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập, để chống đỡ với sự
thay đổi khơng lường trước của mơi trường địi hỏi DN phải có một chiến lược kinh
doanh mang đúng đắn. Chất lượng của hoạch định và quản trị chiến lược tác động trực
tiếp đến sự tồn tại và phát triển của DN, vị thế cạnh tranh cũng như hiệu quả KD của
DN.
CÂU 12: Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần sử dụng nhiều biện pháp khác nhau
song rõ ràng các biện pháp chiến lược bao giờ cũng có ý nghĩa quan trọng hơn
ĐÚNG: Chất lượng của chiến lược KD là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định
đến sự thành công, đến HQKD cao hay ngược lại, dẫn đến thất bại, KD phi hiệu quả của 1
DN. ĐỊnh hướng đúng và luôn định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của
DN

SAI: Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo vận
dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành tới cái thiện hoạt
động, làm thích ứng mơi trường… Các biện pháp này rất đa dạng, phù hợp với đặc thù
riêng của từng doanh nghiệp. Với các doanh nhân chuẩn bị khởi sự doanh nghiệp thì các
giải pháp trong khâu tạo lập doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng hơn, cịn với các doanh
nghiệp đã thành lập thì các giải pháp chiến lược lại quan trọng hơn.


CÂU 13: (T226 - chương 5.3) Vì NQT đứng đầu chịu mọi trách nhiệm trước sử hữu
chủ và đội ngũ những người LĐ về hoạt động của DN và mọi người LĐ phải tuân thủ
mệnh lệnh của NQT đứng đầu DN đó nên anh ta….
SAI: các nhà QT xây dựng các nguyên tắc hoạt động và quản trị song sau khi đã được xây
dựng thì hệ thống ngun tắc đó phải tự hoạt động, chi phối hành vi của chính NQT. Khi
nào và ở đâu, hệ thống nguyên tắc chi phối cả người đứng đầu DN khi đó và ở đó mới phát
huy tác dụng
Câu 14. (T233 – chương 5.3) Nguyên tắc hiệu quả trong hoạt động quản trị là
nguyên tắc cho phép giải phóng các NQT cấp cao khỏi công việc sự vụ để tập trung
giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược và định hướng phát triển của DN.
SAI. Nguyên tắc ngoại lệ mới là nguyên tắc cho phép giải phóng các NQT cấp cao khỏi
cơng việc sự vụ để tập trung giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược và định
hướng phát triển của DN.
Câu 15. (Tr229 - 5.3)Nguyên tắc định hướng khách hàng chi phối hành vi mỗi NQT
và người lđ trong DN
ĐÚNG. Theo nguyên tắc này, chất lượng là sự thỏa mãn khách hàng, vì vậy việc quản lý
chất lượng phải đáp ứng mục tiêu đó. Vậy nên mỗi NQT và người lao động phải điều
chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với nguyên tắc và đảm bảo được việc thỏa mãn
các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
148. (chương 5.3 - giới thiệu 1 số nguyên tắc) Nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thông
lệ KD thường đi ngược lại với mục tiêu lợi ích của DN nên NQT ko cần quan tâm đến
nguyên tắc này khi thực hiện HĐKD

SAI. Tuy việc tuân thủ các quy định của PL và thông lệ kinh doanh thường đi ngược lại với
mục tiêu lợi ích của DN nhưng đây là nguyên tắc mà bất cứ nhà quản trị nào cũng phải tn
theo vì ngun tắc này đem lại nhiều lợi ích như DN tránh bị khiển trách, xử phạt; giúp ghi
điểm đối với nhân viên và khách hàng, cộng đồng; mang lại lợi ích cho khách hàng; góp
phần xây dựng nền kinh tế lành mạnh, phát triển ổn định, bền vững.
125. (chương 5.3-ngun tắc dung hịa lợi ích)Khi tiến hành hoạt động KD, DN cần
quan tâm đến lợi ích của các người liên quan như người lđ, bạn hàng, cộng đồng
ĐÚNG. Để hoạt động KD của DN phát triển bền vững, nhà quản trị cần hướng đến việc
đảm bảo những lợi ích tối thiểu và cố gắng tối đa hóa lợi ích cho các bên liên quan như
người lđ, các bạn hàng, cộng đồng ở mức độ tốt nhất.
21.Nguyên tắc đa sở hữu là nguyên tắc trong nền ktế kế hoạch hóa tập trung
SAI: Vì ngun tắc đa sở hữu là nguyên tắc trong nền kinh tế thị trường


131. Hiệu quả KD tổng hợp cho phép kết luận về trình độ lợi dụng 1 nguồn lực của
DN
SAI. Hiệu quả KD tổng hợp cho phép kết luận về trình độ lợi dụng mọi nguồn lực của
DN.
Câu 8: (T239 chương 5.4) Phương pháp hành chính cũng có các đặc trưng giống như
phương pháp kinh tế
SAI: Vì đặc trưng cơ bản của phương pháp kinh tế là tác động vào đối tượng quản trị
thơng qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng của quản trị tự lựa chọn phương án hoạt
động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ. Còn đặc trưng cơ bản của phương
pháp hành chính là mọi người phải thực hiện khơng điều kiện điều lệ, nội quy cũng như
các mệnh lệnh, chỉ thị, quy chế…Phương pháp này đòi hỏi người lao động phải chấp hành
nghiêm ngặt, mọi sự vi phạm phải bị xử lý kịp thời, thích đáng
CÂU 6: Nội quy, quy chế là điều kiện không thể thiếu trong tổ chức QTDN nên cần
xây dựng nội quy, quy chế cho bất cứ hoạt động quản trị nào, ở bất cứ nơi nào
ĐÚNG: Vì nội quy, quy chế đóng vai trị quan trọng đối với việc thiết lập mối quan hệ làm
việc ổn định giữa mọi bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp. Trong bất cứ hoạt động quản

trị nào, ở bất cứ nơi nào cũng cần phải xây dựng nội quy, quy chế để có thể xác định rõ
ràng, chính xác các mối quan hệ chỉ huy, chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ
phận, cá nhân, để đảm bảo mối quan hệ làm việc rõ ràng giữa mọi bộ phận cấu thành cơ
cấu tổ chức doanh nghiệp
Câu 9: Các phương pháp quản trị bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ QTDN
ĐÚNG: Dựa trên hình thức tác động lên đối tượng quản trị kinh doanh, người ta chia các
phương pháp quản trị thanh 3 phương pháp phổ biến, đó là: phương pháp kinh tế, phương
pháp hành chính, phương pháp giáo dục thuyết phục. Các phương pháp quản trị sẽ bổ sung
cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp. Nếu như phương pháp
hành chính bắt buộc mọi người phải thực hiện khơng điều kiện điều lệ, nội quy cũng như
các mệnh lệnh, chỉ thị, quy chế….để xác lập trật tự, kỷ cương, xác định quyền hạn, trách
nhiệm của từng bộ phận, cá nhân (điều này là cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp) thì
phương pháp kinh tế sẽ tác động lên đối tượng quản trị qua các lợi ích kinh tế, sẽ có sự
thưởng phạt phân minh,v.v… tạo động lực và thu hút, khuyến khích các cá nhân phấn đấu
hồn thành nhiệm vụ được giao. Nếu như phương pháp hành chính là những nội quy, quy
tắc cứng nhắc thì phương pháp giáo dục thuyết phục lại rất uyển chuyển, linh hoạt, nó
đóng vai trị quan trọng trong việc động viên tinh thần, sự sáng tạo, quyết tâm của mọi
người lao động, làm cho họ nhận biết rõ cái tốt, cái xấu v.v... Vì vậy, để quá trình thực hiện
nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp được hiệu quả thì nên sử dụng kết hợp các phương pháp
quản trị.


132. Việc lựa chọn pp quản trị trong QTKD phụ thuộc vào tư duy và quan điểm quản
trị
ĐÚNG. Việc lựa chọn pp quản trị trong QTKD phụ thuộc vào tư duy quản trị truyền thống
hay hiện đại, phụ thuộc vào quan điểm của các NQT doanh nghiệp, đặc biệt là các NQT
cấp cao.
50. PP kte nhằm xác lập kỷ cương trật tự đối với các bộ phận cá nhân trong DN
SAI. vì phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của mỗi người và tập

thể lao động, tạo ra động lực kinh tế trực tiếp khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong mỗi
con người, động lực đó càng vững chắc nếu lợi ích cá nhân được kết hợp đúng đắn với
lợi ích của tập thể và xã hội.
49. Phương pháp kinh tế được sử dụng thơng qua các địn bẩy như lương thưởng
ĐÚNG. vì phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản trị thơng qua các lợi ích
kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế (tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả,
lợi nhuận, lãi suất…) để cho đối tượng của quản trị tự lựa chọn phương án hoạt động có
hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.
47. Phương pháp kinh tế được vận dụng thông qua các điều lệ, nội quy
SAI. vì phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản trị thông qua các lợi ích
kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế (tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả,
lợi nhuận, lãi suất…)
40.(T242 -chương 5.4) Phương pháp kinh tế được sử dụng để giáo dục thuyết phục
thông qua các tác động vào tâm lý người lao động
SAI. vì phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản trị thông qua các lợi ích kinh tế
bằng việc sử dụng các địn bẩy kinh tế (tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi
nhuận, lãi suất…) để cho đối tượng của quản trị tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu
quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.


CHƯƠNG 6: NHÀ QUẢN TRỊ
Câu 1: Trong điều kiện KD khu vực và toàn cầu mọi NQT chỉ cần biết ứng dụng các
mơ hình sẵn có là đủ
SAI: Một DN tiến hành KD chỉ có thể thành cơng nếu chiến thắng trong cạnh tranh. Muốn
chiến thắng trong cạnh tranh thì cách tốt nhất là tách ra khỏi cuộc cạnh tranh. Trong nhiều
cách để tách ra khỏi cạnh tranh thì cách tốt nhất là sáng tạo ra những mơ hình tổ chức tạo
ra sản phẩm hoặc dịch vụ và mơ hình quản trị mới mà thế giới chưa có.
36. Trong mơi trường kinh doanh toàn cầu, NQT phải biết áp dụng những mơ hình
kinh doanh đã có
SAI: Một DN tiến hành KD chỉ có thể thành cơng nếu chiến thắng trong cạnh tranh. Muốn

chiến thắng trong cạnh tranh thì cách tốt nhất là tách ra khỏi cuộc cạnh tranh.
Trong nhiều cách để tách ra khỏi cạnh tranh thì cách tốt nhất là sáng tạo ra những mơ hình
tổ chức tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ và mơ hình quản trị mới mà thế giới chưa có.
Hoặc: Trong điều kiện MTKD ngày càng biến đổi phức tạp, mọi nhà quản trị cần biết
ứng dụng mơ hình nào vừa có tính linh hoạt, vừa dễ thích nghi với sự thay đổi nhanh
chóng của MTKD.
Câu 2: (6.2) Mọi nhà quản trị đều cần có ba kỹ năng: Kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng
quan hệ con người và kỹ năng nhận thức chiến lược và vai trị của ba kỹ năng đó đối
với mọi nhà quản trị là như nhau.
SAI: Mọi nhà quản trị đều cần có ba kĩ năng: kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng quan hệ con người
và kĩ năng nhận thức chiến lược. Tuy nhiên vai trò của 3 kỹ năng đó đối với từng nhà quản
trị là khác nhau. Đối với các nhà quản trị cấp cao thì kỹ năng nhận thức chiến lược là quan
trọng nhất, đối với các nhà quản trị cấp trung thì kĩ năng quan hệ con người là quan trọng
nhất còn đối với các nhà quản trị cấp cơ sở thì kĩ năng kĩ thuật là quan trọng nhất
CÂU 3: Kỹ năng kĩ thuật quan trọng hơn kĩ năng nhận thức chiến lược
SAI: Kỹ năng kĩ thuật là những hiểu biết về thực hành theo quy trình ở 1 lĩnh vực chun
mơn cụ thể nào đó. Kỹ năng nhận thức chiến lược là kỹ năng phân tích, nhạy cảm trong dự
báo về cơ hội và đe dọa của môi trường KD. Đối với NQT cấp cao(lãnh đạo) thì kỹ năng
nhận thức chiến lược quan trọng hơn kỹ năng kĩ thuật nhưng đối với nhà quản trị cấp cơ
sở thì kĩ năng kĩ thuật quan trọng hơn kỹ năng nhận thức chiến lược
122. Kỹ năng kĩ thuật chỉ có thể được hình thành thơng qua học tập tại các trường kỹ
thuật và đc pt thông qua các nhiệm vụ quản trị cụ thể
SAI. Kỹ năng kỹ thuật chỉ có thể và phải được hình thành thơng qua học tập tại các trường
quản trị kinh doanh và sẽ được phát triển trong quá trình thực hành nhiệm vụ
67. Nhà quản trị cấp cao không cần đến kỹ năng kỹ thuật
SAI. Kỹ năng kỹ thuật là những hiểu biết về thực hành theo quy trình ở 1 lĩnh vực
chun mơn cụ thể nào đó. Kỹ năng nhận thức chiến lược là kỹ năng phân tích, nhạy


cảm trong dự báo về cơ hội và đe dọa của mơi trường KD. Đối với NQT cấp cao(lãnh

đạo) thì kỹ năng nhận thức chiến lược quan trọng hơn kỹ năng kĩ thuật nhưng đối với
nhà quản trị cấp cơ sở thì kĩ năng kĩ thuật quan trọng hơn kỹ năng nhận thức chiến lược.
CÂU 4: Có phong cách QTKD tốt, cũng có phong cách QTKD khơng tốt nên NQT
phải biết lựa chọn cho mình phong cách QTKD tốt
SAI: phong cách QTKD là tổng thể các phương thức ứng xử(cử chỉ lời nói, thái độ, hành
động) ổn định của chủ thể quản trị với 1 cá nhân hoặc nhóm người (đối tượng quản trị
khách hàng…) trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản trị của mình.. NQT phải biết
rèn giũa, lựa chọn, sử dụng phong cách thích hợp với hồn cảnh mơi trường. các phong
cách quản trị đều khơng xấu, chỉ xấu nếu nó thể hiện sự thái quá, vượt q giới hạn cần
thiết. Khơng có PCQT tuyệt đối. Nhà quản trị có thể có phong cách chủ đạo và không chủ
đạo
CÂU 5: Phong cách của các NQT là giống nhau nên không cần đặt vấn đề lựa chọn
phong cách
SAI: phong cách QTKD là tổng thể các phương thức ứng xử(cử chỉ lời nói, thái độ, hành
động) ổn định của chủ thể quản trị với 1 cá nhân hoặc nhóm người (đối tượng quản trị
khách hàng…) trong q trình thực hiện các nhiệm vụ quản trị của mình. Mỗi phong cách
quản trị là kết quả của mối quan hệ tương tác giữa cá tính bản thân NQT và mơi trường cụ
thể nên khơng thể có khn mẫu chung cứng nhắc cho mọi người, trong các môi trường
khác nhau
1. Phong cách quản trị là bất biến, không thể thay đổi
SAI. vì phong cách quản trị có thể thay đổi theo điều kiện hồn cảnh cụ thể của mơi
trường trong khi cá tính của chính người quản trị đó hầu như không thay đổi.
133. Mỗi phong cách QT là kết quả của mối quan hệ tương tác giữa cá tính của NQT
và mơi trường cụ thể nên khơng thể có khn mẫu chung và cứng nhắc cho mọi
người
ĐÚNG. Thực chất, phong cách của mỗi người chính là biểu hiện cá tính của người đó
trong mơi trường cụ thể: cá tính được hun đúc trong khoảng thời gian dài, đã chín muồi
nên hầu như rất ít thay đổi; mơi trường là nhân tố bên ngoài, là một tập hợp các hoàn cảnh
mà cá nhân phản ứng lại. Như thế, phong cách QT có thể thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể
của mơi trường trong khi cá tính của NQT khơng thay đổi . Do đó, phong cách quản trị

khơng phải là 1 phạm trù cứng nhắc, bất biến và khơng có khn mẫu chung.
74.NQT mang phong cách dân chủ có sự phân biệt ngôi thứ rõ ràng
SAI. Đặc điểm chủ yếu của phong cách dân chủ là khơng có sự phân biệt rõ ràng trong
quan hệ trên dưới vì NQT và mọi nhân viên cấp dưới gắn với nhau thành 1 ê kíp làm việc.


14. NQT trung gian cần ưu tiên kỹ năng nhận thức chiến lược
SAI: Vì nhà quản trị cấp trung gian cần ưu tiên kỹ năng quan hệ với con người. NQT cấp
cao cần ưu tiên kỹ năng nhận thức chiến lược
14. Ra quyết định theo pp độc đoán thường đc NQT dân chủ sử dụng
SAI: Vì nhà quản trị mang phong cách dân chủ làm việc dựa trên nguyên tắc bình đẳng,
khơng có sự phân biệt rõ ràng trong quan hệ cấp trên cấp dưới
Ra qđ theo pp độc đoán thường là NQT tập trung dân chủ sử dụng
169.(T290 - chương 6) NQT mang chủ nghĩa cực đại không sợ bất đồng vì cho rằng đó
là cơ sở để đưa ra giải pháp hay
ĐÚNG. NQT mang chủ nghĩa cực đại khơng sợ bất đồng vì cho rằng sự va chạm giữa
các quan điểm bất đồng thường dẫn đến các giải pháp hay nhưng biết duy trì bầu khơng
khí có lợi cho tập thể. Khi có bất đồng xảy ra, NQT mang pc chủ nghĩa cực đại thường
gắng tìm nguyên nhân thực sự để giải quyết dứt điểm bất đồng đó
144. NQT mang phong cách mạnh dạn thường có địi hỏi cao ở đối tác, yêu cầu đối
tác phải đạt được những kết quả tốt nhất
SAI. NQT mang phong cách mạnh dạn ít tin tưởng vào đối tác, muốn can thiệp sâu vào các
biện pháp mà đối tác đưa ra, rất chú trọng công tác kiểm tra đối với các hoạt động của đối
tác có liên quan. Cịn việc địi hỏi cao ở đối tác, yêu cầu đối tác phải đạt được những kết
quả tốt nhất là đặc điểm của NQT mang phong cách chủ nghĩa cực đại.
CÂU 6: NQT vừa hoạt động có nguyên tắc lại vừa có nghệ thuật là mâu thuẫn với
nhau do nguyên tắc cứng nhắc và nghệ thuật mềm dẻo
SAI: Nhà quản trị hoạt động có nguyên tắc để đảm bảo được quyền hạn, trách nhiệm của
các đối tượng quản trị, Ngồi việc hoạt động có ngun tắc thì nhà quản trị phải hoạt động
có nghệ thuật, đó là tính mềm dẻo, linh hoạt trong cơng việc, sử dụng các nguyên tắc, công

cụ, phương pháp kinh doanh, tính nhạy cảm trong việc phát hiện và tận dụng các cơ hội
kinh doanh một cách khôn khéo và tài tính nhằm đặt được các mục tiêu đã xác định với
hiệu quả kinh tế cao nhất
CÂU 7: NT đưa cái quan trọng nhất lên trước chính là cơng việc nào vừa quan trọng
nhất….
SAI: NQT ở cương vị lãnh đạo phải biết cảnh giác đừng bao giờ chú ý quá lâu đến những
công việc vừa cấp bách vừa quan trọng vì nếu chú ý q nhiều đến cơng việc này sẽ dễ bị
các “vấn đề cần giải quyết ngay” lấn át, cuốn hút và làm cho NQT luôn phải đi chữa cháy,
khơng cịn thời gian để dành cho cơng việc khác. NQT lãnh đạo cần phải biết sử dụng các
NQT dưới quyền, ủy quyền cho họ làm các công việc này. Những công việc quan trọng là


các công việc mà những NQT cao cấp nào muốn thành đạt phải biết chú ý tập trung vào
giải quyết
CÂU 8: Trong các nghệ thuật xử sự với cấp dưới thì nghệ thuật biết quan tâm tới
người dưới quyền là quan trọng nhất
SAI: Vì nghệ thuật hiểu người mới quan trọng nhất, là chìa khóa đi vào lịng người và là
điều kiện then chốt để có thái độ cư xử đúng mực với họ. Nếu khơng hiểu người dưới
quyền thì đừng nói đến việc quản trị họ có hiệu quả, còn biết quan tâm đến mọi người chỉ
là điều kiện của hiểu người.
CÂU 9: Cứ có tiền là có thể thưởng, thưởng càng nhiều càng tốt, có lỗi là phạt…
SAI: phải biết khen chê đúng lúc, đúng chỗ và phải tế nhị. Khen để hướng thiện, kích thích
sự vươn lên của con người, phê bình để người khác nhận thức được khuyết điểm của họ và
sửa chữa nó, hạn chế thói xấu. Trong mọi trường hợp, NQT đạt được mục đích nếu tỏ rõ
thái độ thực sự có ngụ ý xây dựng chứ khơng chỉ trích cấp dưới khi họ phạm sai lầm. Do
tính háo danh là đặc biệt quan trọng đối với mọi người nên trong cư xử với cấp dưới việc
khen, chê, thưởng phạt, thăng tiến hạ cấp… là 1 công việc vô cùng quan trọng nếu NQT
muốn sẽ thành đạt
CÂU 10: Nghệ thuật tự quản trị là trong trọng và khó rèn luyện nhất đối với mọi
NQT1

165.(chương 6-nghệ thuật quản trị) NQT phải biết tự quản trị mình trước khi quản trị
người khác trong dn
ĐÚNG: Điều hiển nhiên là muốn quản trị người khác cũng như làm chủ mọi tình huống có
thể xảy đến thì trước hết mỗi NQT phải biết làm chủ chính bản thân mình. Nghệ thuật tự
quản trị hình thành những thói quen, tư chất để hồn thành NQT thành cơng: thói quen
dám chịu trách nhiệm, thói quen hình thành suy nghĩ chín chắn trước khi bắt đầu cơng
việc, hình thành mong muốn niềm tin và tính kiên trì, hình thành thói quen đưa cái quan
trọng lên trước, tự đánh giá năng lực bản thân
CÂU 11: NQT có nghệ thuật nếu biết áp dụng các quy định, nguyên tắc đã xây dựng
1 cách linh hoạt
ĐÚNG: Nghệ thuật quản trị là tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các nguyên tắc,
công cụ, phương pháp kinh doanh; tính nhạy cảm trong việc phát hiện và tận dụng các cơ
hội KD 1 cách khôn khéo và tài tình nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định với hiệu quả
kinh tế cao nhất. Vì vậy, NQT có nghệ thuật nếu biết áp dụng các quy định, nguyên tắc đã
xây dựng 1 cách linh hoạt
181. NQT nào cũng có nghệ thuật tự đánh giá năng lực bản thân nên không cần
đặt vấn đề này cho các NQT


SAI. Việc tự đánh giá năng lực bản thân bao giờ cũng là 1 trong những điều khó khăn
nhất mà khơng phải nhà quản trị nào cũng có sẵn. Đây là 1 tư chất rất cần thiết đảm bảo
cho NQT thành đạt trong việc.
135.Kiên trì thực hiện các mục tiêu đã vạch ra là 1 nghệ thuật qt góp phần đem lại
thành cơng cho DN
ĐÚNG. Kiên trì thực hiện các mục tiêu đã vạch ra là tư chất đảm bảo thành công trong
kinh doanh. Nhiều người thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp cho rằng đức tính kiên
nhẫn, sự tận lực trong cơng việc, lịng say mê mà khởi đầu thường từ những ước mơ,
khát vọng và những ý nghĩ táo bạo,...đã giúp họ thành công.

114. Bộ máy QTDN chỉ nên sử dụng các điều chỉnh cá biệt

SAI. vì bộ máy quản trị phải biết kết hợp hợp lý giữa các điều chỉnh chung mang tính
ổn định cứng nhắc với điều chỉnh cá biệt mang tính mềm dẻo, linh hoạt.
91. Điều chỉnh chung càng lớn, tính thống nhất của quản trị càng cao vì vậy cần
điều chỉnh chung cho mọi hoạt động dn
SAI. vì điều chỉnh chung có ưu điểm lớn là tạo ra tính thống nhất và ổn định của hoạt
động quản trị DN, nhưng nhược điểm là mang tính cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Do đó điều
chỉnh chung chỉ nên được áp dụng đối với các hoạt động có tính chất lặp đi lặp lại.
64. Vì điều chỉnh chung cứng nhắc mà cơ chế kinh tế thị trường lại thường xuyên
biến động nên khi tổ chức quản trị DN khơng nên sử dụng hình thức điều chỉnh này
SAI. vì điều chỉnh chung có ưu điểm lớn là tạo ra tính thống nhất và ổn định của hoạt
động quản trị DN, nhược điểm là mang tính cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Do đó sẽ có hiệu
quả nếu điều chỉnh chung được áp dụng đối với các hoạt động có tính chất lặp đi lặp lại.
84. Nếu chỉ đảm bảo cân xứng giữa quyền hạn. quyền lực, trách nhiệm và nvu cũng
chưa đủ mà còn phải cân xứng với quyền lợi.
ĐÚNG: Khi thiết kế hay hoàn thiện cơ cấu tổ chức thì quyền hạn. quyền lực, trách nhiệm
phải tương xứng với nhau và tương xứng với nhau và tương xứng với nhiệm vụ. Khi đưa
vào mơ hình vận hành thì quyền hạn, quyền lực, trách nhiệm và nhiệm vụ cũng chưa đủ mà
các nội dung đó cịn phải cân xứng với quyền lợi.
72. Mơ hình trực tuyến khơng phù hợp với tổng cơng ty
ĐÚNG. Mơ hình tổ chức trực tuyến có 1 cấp trên và 1 số cấp dưới, toàn bộ vấn đề được
giải quyết theo một kênh đường thẳng. Đặc điểm cơ bản nhất của mơ hình này là lãnh đạo
trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của tổ chức, người thừa hành


mệnh lệnh chỉ làm theo mệnh lệnh của một cấp trên trực tiếp nên ko phù hợp với tổng cty
mà phù hợp với các cty nhỏ.
CÂU 13: Mơ hình tổ chức kiểu trực tuyến không phù hợp với những doanh nghiệp
quy mô lớn, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực
ĐÚNG: Vì mơ hình tổ chức kiểu trực tuyến có tính chun mơn hóa cao và nó phù hợp
với những tổ chức có quy mơ vừa và nhỏ, hoạt động đơn lĩnh vực, đơn ngành, cịn với các

doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực nếu xây dựng hệ thống
theo kiểu trực tuyến sẽ sinh ra hao phí lao động lớn, khơng tận dụng được nguồn lực, chỉ
chuyên về 1 lĩnh vực nhất định còn các doanh nghiệp quy mơ lớn địi hỏi phải tận dụng
được nguồn lực ở các bộ phận khác nhau với chuyên mơn khác nhau
14. Mơ hình tổ chức trực tuyến tạo ra sự không đồng nhất trong hoạt động quản trị
SAI: vì mơ hình tổ chức kiểu trực tuyến có ưu điểm chủ yếu là đảm bảo tính thống nhất
trong hoạt động quản trị, xóa bỏ việc 1 cấp quản trị phải nhận nhiều mệnh lệnh quản trị
khác nhau.
CÂU 9: Hệ thống TC trực tuyến-chức năng đơn giản, gọn nhẹ lại có nhiều ưu điểm
cho nên trong TC bộ máy QTDN ở nước ta hiện nay các DN thường áp dụng hệ
thống này
SAI: Bên cạnh ưu điểm lớn là gắn với việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng
với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định thì hệ
thống tổ chức kiểu trực tuyến-chức năng có nhiều nhược điểm như: tạo ra nhiều tầng,
nhiều nấc, nhiều trung gian. Điều này dẫn đến phát sinh nhiều mối quan hệ cần xử lý. Vì
vậy chi phí KD phát sinh cho hoạt động ra quyết định rất hớn. Mặc khác mô hình này
khơng thích hợp với mơi trường kinh doanh biến động. Mặc dù có nhiều nhược điểm
nhưng đây lại là mơ hình đang được tổ chức phổ biến ở nhiều doanh nghiệp nước ta hiện
nay
CÂU 10: Vì hệ thống TCQT theo nhóm có nhiều ưu điểm nên phải áp dụng nó trong
mọi DN nước ta hiện nay
SAI: Hệ thống TCQT theo nhóm có những ưu điểm là: các hệ thống con đơn giản, giới
hạn trách nhiệm của từng nhóm được rõ ràng, thích hợp với mơi trường KD biến động.
Hạn chế là khơng thích hợp với quy mơ q nhỏ mà nước ta có đến 60-70% là các DN vừa
và nhỏ vì thế khơng thể áp dụng TC theo nhóm cho mọi DN ở nước ta


1. Nền kinh tế VN là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa
Sai - Trang 125 nền kinh tế VN có mơ hình kinh tế hỗn hợp đặc trưng cơ bản là dựa trên
nền tảng kinh tế thị trường nhưng có sự can thiệp của nhà nước

2. Mơi trường kinh doanh tồn yếu tố bất lợi
Sai - Trang 103 dịng cuối
3. Phương pháp giáo dục uyển chuyển, linh hoạt đúng
Đúng - Trang 242
4. Nhà quản trị có thể tác động thay đổi môi trường kinh doanh
Sai - Trang 105 nhà quản trị chỉ có thể thay đổi được mơi trường nội bộ DN chứ không thay
đổi được môi trường ngành và môi trường kinh tế quốc dân
5. Chu kỳ kinh doanh có 5 giai đoạn
Đúng - Trang 76
6. Hiệu quả kinh doanh tăng nếu doanh thu và lợi nhuận tăng
Sai - doanh thu và lợi nhuận là chỉ tiêu kết quả không phải hiệu quả
7. Hệ thống tổ chức kiểu ma trận tận dụng triệt để việc sử dụng các nguồn lực của DN
cho nhiều dự án cùng một thời gian
Đúng - Trang 400 do đặc điểm của các dự án là có thời hạn và tính độc lập cao. Hệ thống tổ
chức kiểu ma trận là kết hợp của trực tuyến và chức năng nên nó có cách phân bổ nguồn lực
cho các dự án
8. Trong 3 kỹ năng: Kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ con người, kỹ năng nhận thức
chiến lược khơng có kỹ năng nào quan trọng nhất
Sai: vì đối với NQT cấp cao thì kỹ năng nhận thức chiến lược là quan trọng nhất. NQT cấp
trung thì kỹ năng quan hệ quan trọng nhất, cịn NQT cấp cơ sở thì quan trọng nhất là kỹ
năng kĩ thuật
9. Có 2 chiến lược thương mại để quản trị môi trường kinh doanh là chiến lược độc
lập và chiến lược hợp tác.
Đúng - Trang 140
10. Ra quyết định theo phương pháp độc đoán thường được các nhà quản trị phong
cách dân chủ sử dụng.
Sai 290 - Nhà quản trị có phong cách mạnh dạn ra quyết định theo phương pháp độc đoán
11. Trường phái lý thuyết hành chính đề cao vai trị của người lao động và chun mơn
hóa trong sản xuất
Sai - Trang 243 Trường phái lý thuyết quản trị khoa học cổ điển mới đúng



12. Theo luật định thì hoạt động kinh doanh là hoạt động cung ứng sản phẩm và dịch
vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và sinh lời.
Đúng - Trang 51 trích khoản 2 - điều 4 luật doanh nghiệp 2005
13. Có phong cách quản trị kinh doanh tốt, cũng có phong cách quản trị kinh doanh
khơng tốt nên nhà quản trị phải biết lựa chọn cho mình phong cách quản trị tốt
Sai - Trang 316
14. Phương pháp kinh tế là phương pháp được sử dụng để thiết lập kỷ cương, trật tự
của một tổ chức
Sai - Trang 240
15. Phong cách quản trị kinh doanh hầu như ổn định vì tính cách của người trưởng
thành ít thay đổi
Sai - Trang 280
16. Các phương pháp quản trị bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
quản trị DN
Đúng - 239 Có nhiều phương pháp quản trị phù hợp với các điều kiện khác nhau của DN
nên cần vận dụng kết hợp các phương pháp để tạo hiệu quả cao nhất
17. Hệ thống quản trị theo kiểu trực tuyến có ưu điểm lớn nhất là linh hoạt để phù
hợp với những biến động của môi trường kinh doanh
Sai - 394
18. Phương pháp giáo dục là phương pháp được ghi trong nội quy, điều lệ, quy chế,...
của công ty và cần phải tuân thủ
Sai - 242
19. Phương pháp ra quyết định theo nhóm là nhà quản trị tập hợp một nhóm chuyên
gia, xin ý kiến và biểu quyết để đưa ra quyết định cuối cùng
Sai - 343
20. Môi trường kinh doanh có mối quan hệ tương tác với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp vì thế từng DN có thể cải tạo mơi trường KD của mình.
Sai - Trang 105 nhà quản trị chỉ có thể thay đổi được mơi trường nội bộ DN chứ không thay

đổi được môi trường ngành và môi trường kinh tế quốc dân
21. các loại chu kỳ nói chung như chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh có 5 giai đoạn:
bắt đầu, phát triển, phát triển nhanh, trưởng thành, suy thoái
Sai - 75-76
22. Doanh thu của DN càng lớn thì chứng tỏ DN hoạt động có hiệu quả
Sai: Bản chất của HQKD là phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động KD, phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình HĐ SX - KD của DN...Doanh thu
là chỉ tiêu kết quả không phải hiệu quả
24. Muốn biết 1 DN có KD có hiệu quả hay khơng chỉ cần tính tốn các chỉ tiêu hiệu
quả tổng hợp và chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh lĩnh vực hđ của cơng ty đó?


Sai - HQKD tổng hợp đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của tồn DN
hoặc của 1 đơn vị bộ phận trong DN trong 1 thời kỳ nhất định. HQKD ở từng lĩnh vực
không đại diện cho tính hiệu quả của DN, chỉ phản ánh hiệu quả sử dụng 1 nguồn lực cá
biệt. Phân tích HQKD từng lĩnh vực là để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng từng nguồn lực và do đó, góp phần nâng cao HQKD của DN, HQKD tổng
hợp là kết quả tổng hợp của HQ sử dụng các nguồn lực.
25. Cơ sở tổ chức hoạt động quản trị theo chiều dọc có mục tiêu chun mơn hóa
nhằm nâng cao năng suất
Đúng - 204
26. Trong nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền sau khi kí kết hợp đồng
khơng phải trả phí nhượng quyền, được phép khai thác trên khơng gian địa lí nhất
định.
Sai - Trang 94
27. Nhà quản trị có thể thay đổi các yếu tố của nền kinh tế quốc dân.
Sai - 106 nhà quản trị chỉ có thể thay đổi được mơi trường nội bộ. DN. MT KTQD phụ
thuộc vào quyết định của các cơ quan chính phủ, các vấn đề xã hội,.. DN chỉ có thể thích
nghi chứ khơng thay đổi được
28, Quyết định không tốt là quyết định đem lại hậu quả xấu cho nhà quản trị.

Sai - 333 định nghĩa quyết định xấu. Quyết định xấu đôi khi may mắn vẫn có thể đem lại
kết cục tốt: vd
29, Doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chung và
cả hiệu quả từng lĩnh vực hoạt động.
Đúng - 156 HQkd tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động của DN, tuy nhiên đánh giá chỉ
tiêu hiệu quả từng lĩnh vực để xác định nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn
lực qua đó là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
30. Nhà quản trị cần rèn thói quen chịu trách nhiệm.
Đúng - Trang 293
31. Sáng tạo toàn cầu là yêu cầu quan trọng với nhà quản trị thế kỷ 21
Đúng - Trang 274
32. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức là phương pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
Đúng - 190
33. Lợi ích DN đặt lên hàng đầu , nguyên tắc dung hịa lợi ích là khơng cần thiết
Sai - 233
34. Hệ thống trực tuyến chức năng gọn nhẹ nên được dùng nhiều ở nước ta
Đúng - 397 (399) định nghĩa, đặc điểm
35.Quyền hạn nhiệm vụ cần tương xứng
Sai - 423 cân xứng
36, DN tư nhân khó huy động vốn


Đúng - 66 phần hạn chế
37. Hệ thống trực tuyến tư vấn dùng nhiều ở cty DN nhỏ Đúng - 396 đn đặc điểm mh =>
hệ thống này tận dụng nguồn lực bằng cách hợp tác thuê ngoài nên phù hợp với công ty nhỏ
không đủ nguồn lực để tự thực hiện
38. Quyết định cần linh hoạt ở chỗ không rập khuôn ,...
Đúng - 327
39. Hiệu quả là yếu tố dễ tính tốn

Sai - đn, 170 đoạn đầu
40. Hiệu quả chỉ cần trong 1 thời kỳ
Sai - 160 nhiều kỳ
41. DN kinh doanh chỉ quan tâm lợi ích tài chính của xã hội Sai - mục tiêu của DN KD
là tối đa hóa lợi nhuận cịn DN cơng ích mới quan tâm đến lợi ích xã hội - T49
42. Phong cách dân chủ phân biệt rõ trên dưới
Sai - dn 282
43. Hệ thống luật VN chưa hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho vn trong quá trình
hội nhập và phát triển
Sai. Trang 90 đây là hạn chế
44. Lao động chỉ cần nắm vững chun mơn hố ngành của mình, không cần biết
những vấn đề khác
Sai - 232 đoạn 2 từ dưới
45. Nguyên tắc tuyển dụng nhân lực theo yêu cầu của công việc là một trong các điều
kiện để cơ cấu tổ chức đơn giản, hiệu quả
Sai. Nguyên tắc tuyển dụng nhân lực theo yêu cầu cv là nguyên tắc chun mơn hóa (232)
mà ngun tắc chun mơn hóa lao động càng lớn tính phức tạp càng cao (437)
46. Quyền lực phi chính thức là quyền điều khiển hành động của người khác do vậy
quyền lực phải được ghi rõ trong nội quy quy chế hoạt động của doanh nghiệp
Sai - 424 quyền lực phi chính thức
47. Nguyên tắc ngoại lệ sẽ giải phóng các nhà quản trị cấp cao khỏi các công việc sự vụ
Đúng - 231
50. Trong tổ chức, phân quyền ở mức cao sẽ khuyến khích sự phát triển của các nhà
quản trị giỏi nên cần phân quyền tối đa cho cấp dưới
Không biết - 431
51. Doanh nghiệp có chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh liên tục tăng là doanh nghiệp
có hiệu quả kinh doanh cao
Sai - để xác định có hiệu quả kinh doanh cao cần có tiêu chuẩn đánh giá Cịn liên tục tăng
chỉ thể hiện xu hướng của DN theo thời gian
52. Nghệ thuật đưa cái quan trọng nhất lên trước chính là công việc nào vừa quan

trọng nhất, vừa khẩn cấp nhất ắt phải đưa lên hàng đầu. Nhà quản trị hàng đầu nào


×