Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

ĐỀ tài NHỮNG THÀNH tựu đạt được TRONG THUẬN lợi HOÁ THƯƠNG mại của VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.24 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---***---

TIỂU LUẬN
MƠN THUẬN LỢI HĨA THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI
NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
TRONG THUẬN LỢI HOÁ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM

Lớp tín chỉ

: TMA410(1.1/2021).1

Nhóm thực hiện

: Nhóm 8

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Thị Yến

Hà Nội, tháng 9 năm 2020


THÀNH VIÊN NHÓM 8
Họ và tên

MSV

Nguyễn Duy Nam Chiến 1811120023



Phân cơng
Làm nội dung nửa đầu
chương 2

Mức độ
hồn thành
100%

Làm slide thuyết trình
Chỉnh sửa nội dung final
Cao Tuấn Vũ

1811120169

Làm nội dung chương 3

100%

Thuyết trình
Nguyễn Việt Tiến

1811120151

Làm nội dung nửa sau
chương 2

100%

Sửa slide thuyết trình

Chỉnh sửa nội dung final
Phan Hữu Ngọc

1811120114

Làm nội dung Lời mở
đầu và chương 1

100%


Mục lục
Lời mở đầu ..................................................................................................................4
Chương 1. Khái quát thuận lợi hóa thương mại ..........................................................5
1. 1. Về định nghĩa thuận lợi hóa thương mại ........................................................5
1. 2. Về đặc điểm của thuận lợi hóa thương mại ....................................................5
Chương 2. Những thành tựu trong thuận lợi hóa thương mại của Việt Nam .............7
2. 1. Môi trường hải quan .......................................................................................7
2. 2. Hạ tầng giao thông và hiệu quả cảng ............................................................11
2. 3. Thời gian và chi phí thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu.................................12
2. 4. Mơi trường pháp lý .......................................................................................13
2. 5. Cơ sở hạ tầng dịch vụ viễn thơng .................................................................14
Chương 3. Những vấn đề cịn tồn tại và kiến nghị giải pháp....................................17
3. 1. Những vẫn đề còn tồn tại ..............................................................................17
3.1.1. Thiếu một bộ máy tổ chức thống nhất tạo thuận lợi hóa thương mại ......17
3.1.2. Kẽ hở trong chính sách .............................................................................17
3.1.3. Logistics thiếu hiệu quả ...........................................................................18
3. 2. Kết luận và đề xuất một số giải pháp ............................................................20
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................22



Lời mở đầu
Thương mại đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế của các nước. Hoạt động thương mại có vai trị điều tiết sản xuất, ngành
thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản
xuất hàng hóa. Đặc biệt trong thời đại tồn cầu hóa như hiện nay, các nước cần hợp
tác, trao đổi với nhau, kí kết các hiệp định về thương mại. Những hiệp định được ký
kết sẽ giúp xóa bỏ các rào cản về thương mại, giúp thương mại giữa các nước diễn ra
thuận lợi hơn.Việt Nam muốn phát triển thì cũng cần phải hòa nhập với nền kinh tế
của thế giới. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại trong gần hai thập kỷ qua
đạt được là nhờ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giảm dần các rào cản thương mại.
Sau khi gia nhập khối ASEAN và Tổ chức Thương mại thế giới, thương mại Việt
Nam đã có những bước tiến và thành tựu nổi bật. Khối lượng cũng như kim ngạch
xuất, nhập khẩu của Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực, do thuận lợi hóa thương
mại đem lại. Q trình thuận lợi hóa của Việt Nam bước đầu đã có những thành tựu
nhất định.Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Những thành tựu đạt được trong thuận lợi
hóa thương mại của Việt Nam” khơng chỉ nhằm điểm lại những thành tựu mà Việt
Nam đã đạt được, mà còn cho thấy những vấn đề còn tồn tại song song với đó, qua
đó, có thể vạch ra những giải pháp xử lý.


Chương 1. Khái quát thuận lợi hóa thương mại
1. 1. Về định nghĩa thuận lợi hóa thương mại
Tiểu luận này sử dụng và mở rộng quan điểm của WTO về định nghĩa của tạo thuận
lợi thương mại, rằng tạo thuận lợi thương mại khơng chỉ là việc đơn giản hóa và hài
hịa hóa thủ tục thương mại quốc tế mà còn bao gồm các yếu tố khác như giảm bớt
và xóa bỏ thuế quan, cải thiện mơi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng cơ sở hạ
tầng, tăng cường tính minh bạch của hệ thống pháp lý. Tất cả các yếu tố trên đều tác
động đến năng lực xuất khẩu quốc gia thơng qua việc giảm chi phí sản xuất hàng xuất
khẩu. Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại có thể xem xét ở hai khía cạnh: (i) đầu

tư vào hạ tầng “cứng” (gồm đường cao tốc, đường sắt, cảng, hạ tầng cơ sở thông tin),
và (ii) đầu tư vào hạ tầng “mềm” (bao gồm tính minh bạch, nâng cao hiệu suất hải
quan, quản lý biên giới, môi trường kinh doanh, và các cải cách thể chế khác).
1. 2. Về đặc điểm của thuận lợi hóa thương mại
Các nguyên tắc tạo thuận lợi hóa thương mại
 Tính minh bạch hóa (Transparency):Tính minh bạch trong chính phủ thúc đẩy
tính cởi mở và trách nhiệm của các hành động của chính phủ và các cơ quan
hành chính. Nó địi hỏi phải tiết lộ thơng tin theo cách mà cơng chúng có thể
dễ dàng truy cập và sử dụng nó.
 Tính đơn giản hóa (Simplification):Là loại bỏ tất cả các yếu tố không cần thiết
và sao chép trong các thủ tục, quy trình và thủ tục thương mại.
 Tính hài hịa hóa (harmonization): Hài hịa hóa thủ tục là sự liên kết giữa các
thủ tục, hoạt động và tài liệu quốc gia với các công ước, tiêu chuẩn và thực
tiễn quốc tế hoặc là một phần của quá trình hội nhập khu vực hoặc là kết quả
của các quyết định kinh doanh.
 Tính tiêu chuẩn hóa (Standardization): Tiêu chuẩn hóa thủ tục là quá trình phát
triển các định dạng cho thực tiễn và các tài liệu quy trình và thơng tin được
các bên khác nhau nhất trí trên thế giới.
Các yếu tố tạo thuận lợi hóa
A. Giao thơng vận tải và dịch vụ Logistics:
 Dịch vụ vận tải, thiết bị và hà tầng được sử dụng cho mỗi loại phương tiện,
bao gồm vận chuyển trong nước và vận chuyển quốc tế


 Dịch vụ vận tải, thiết bị và cơ sở hạ tầng được sử dụng để chuyển tiếp giữa các
dịch vụ vận tải, bao gồm đơn và đa phương thức.
 Dịch vụ Logistics phi giao thơng: lưu kho hàng hóa, khai thuê hải quan, bảo
hiểm hàng hóa, tài trợ thương mại
B. Quy trình thủ tục thương mại:
Là tập hợp tất cả các quy trình và dịch vụ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa

qua biên giới ( thu các loại thuế quan. thực thi các hiệp định thương mại, hạn chế
bn bán các loại hàng hóa..)
C. Phát triển chuỗi cung ứng :
Việc phát triển chuỗi cung ứng nhằm tăng thêm các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng
trong nước, giảm thiểu các chi phí trong q trình vận chuyển, các chi phí phát sinh
trong chuỗi cung ứng và đo lường bởi thời gian, chi phí và độ tin cậy của việc giao
hàng.


Chương 2. Những thành tựu trong thuận lợi hóa thương mại của Việt Nam
Tăng trưởng ngoạn mục của Việt Nam kể từ Đổi Mới năm 1986 - công cuộc cải cách
nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - phần lớn là
kết quả của tự do hóa kinh tế, trong đó thương mại đóng một vai trị quan trọng. Tăng
trưởng xuất khẩu nhanh chóng tại Việt Nam đã được hỗ trợ bởi việc xóa bỏ các rào
cản thương mại, cả thuế quan và phi thuế quan, tạo thuận lợi thương mại trong quá
trình cải cách. Tuy sự phát triển tích cực này rất đáng khích lệ, nhưng bên cạnh đó,
ngày càng xuất hiện những dấu hiệu cho thấy khơng có gì đảm bảo cho những thành
tích này tiếp tục được duy trì. Các động lực tăng trưởng xuất khẩu hiện tại đã giảm
dần hiệu lực, vì vậy, cần chủ động tìm biện pháp tăng cường năng lực cạnh tranh
thương mại mới. Do Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu, tạo thuận lợi
thương mại đã trở thành yếu tố sống còn trong năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Các
chỉ số đo lường mức độ về tạo thuận lợi thương mại mặc dù cịn khác nhau khơng chỉ
cho thấy những cố gắng tạo thuận lợi hóa thương mại, cải thiện mơi trường kinh
doanh trong những năm qua, mà còn cho thấy rất nhiều vấn đề lớn cần cải thiện.
2. 1. Môi trường hải quan
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, việc tạo thuận lợi thương mại được ngành
hải quan chú trọng thực hiện với nhiều giải pháp như: cải cách thủ tục hành chính,
giảm thiểu thời gian sau thơng quan, triển khai hệ thống quản lý giám sát hải quan tự
động tại cảng biển, hàng không và khu vực biên giới đường bộ nhằm hỗ trợ mạnh mẽ
hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tổng cục Hải quan Việt Nam đóng vai trị

quan trọng trong điều phối giữa các bộ, ngành nhằm thực thi Hiệp định tạo thuận lợi
thương mại (TFA) của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN
Cụ thể, Tổng cục Hải quan đã đưa ra nhiều giải pháp trong việc tạo thuận lợi thương
mại, nhất là những giải pháp đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, phát triển một
cổng thông tin điện tử phục vụ xử lý các hồ sơ khai hải quan; trao đổi thông tin với
các bộ chủ quản và các quốc gia thành viên ASEAN.
Với vai trò là Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa
ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Tổng cục Hải quan
đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai các thủ tục hành chính mới, mở rộng phạm


vi, số lượng doanh nghiệp tham gia đối với các thủ tục hành chính đã triển khai thực
hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia. Tính đến cuối năm 2019 đã có 188 TTHC của 13
Bộ, ngành được kết nối chính thức trên Cơ chế một cửa quốc gia (tăng 15 thủ tục so
với năm 2018) và 22 thủ tục thực hiện kết nối để chuẩn bị triển khai chính thức. Số
lượng hồ sơ tham gia Cơ chế một cửa quốc gia là trên 2,8 triệu với sự tham gia của
hơn 35 ngàn doanh nghiệp.
Cơ chế một cửa quốc gia đã giúp các doanh nghiệp không phải trực tiếp làm việc với
từng cơ quan nhà nước để hoàn thành các thủ tục hành chính, do đó giảm chi phí, thời
gian thông quan; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, cùng với Cơ chế một cửa quốc gia, đến nay Việt Nam
đã trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thơng qua Cơ chế một cửa
ASEAN với 6 quốc gia tham gia, gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan,
Brunei và Campuchia. Việt Nam đã nhận 88.000 C/O từ các quốc gia này và gửi sang
các nước 155.000 C/O.
Số hóa các thủ tục hải quan
Từ năm 2009, ngành Hải quan đã thực hiện thu thuế, phí, lệ phí bằng phương thức
điện tử với cách thức được hồn thiện dần theo thời gian. Tính đến ngày 30/9/2019,
cả nước đã có 41 ngân hàng thương mại tham gia phối hợp thu và 28 ngân hàng

thương mại tham gia triển khai Đề án nộp thuế điện tử 24/7. Tỷ lệ thanh toán, nộp
tiền thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu, Kho bạc Nhà nước luôn đạt trên 90%
tổng thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan. Qua đó, tiếp tục đơn giản hố thủ
tục nộp tiền thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, mở thêm kênh
thanh toán cho người nộp thuế. Người nộp thuế chủ động nộp tiền thuế tại bất kỳ nơi
nào có internet, vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; việc nộp thuế không phụ
thuộc vào thời gian làm việc, địa điểm làm việc của các cơ quan thu như: Ngân hàng,
Kho bạc Nhà nước, Hải quan…
Việc vận hành hệ thống thơng quan hàng hóa tự động (VNACCS/VCIS) đồng bộ với
sửa đổi Luật Hải quan năm 2014 nhằm triển khai thực hiện phương pháp quản lý hải
quan hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, đã đem lại kết quả là tất cả các thủ tục hải
quan cốt lõi hoàn toàn thực hiện bằng phương thức tự động thông qua Hệ thống


VNACCS/VCIS ở mức độ rất cao tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn
quốc với hơn 99% doanh nghiệp tham gia.
Với người khai hải quan, hệ thống này có một số ưu điểm nổi bật như sau:
 Tốc độ thông quan nhanh (sử dụng chữ ký số): với luồng Xanh chỉ mất 1-3
giây. Với luồng Vàng hay Đỏ, thời gian xử lý phụ thuộc vào mức độ chuẩn
chỉnh của bộ hồ sơ và hàng hóa.
 Hạn chế hồ sơ giấy: nhờ liên kết giữa các bộ ngành khi triển khai hoàn tất qua
phần mềm, nên chứng từ sẽ gửi trực tiếp đến hải quan. Ngoài ra, với luồng
xanh sẽ không cần tới chi cục hải quan.
 Không cần phải khai riêng tờ khai trị giá đối với phương pháp trị giá giao dịch,
do một số chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch vào tờ
khai nhập khẩu.
 Giảm bớt số loại hình xuất nhập khẩu: hệ thống VNACCS/VCIS sẽ chuẩn hóa
chỉ cịn khoảng trên 40 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (thay vì hơn 200
trước đây). Như vậy việc tra cứu dễ dàng hơn cho người khai hải quan.
 Không phân biệt loại hình mậu dịch và phi mậu dịch: Nghĩa là hai loại này chỉ

khác nhau về hồ sơ chứng từ, thủ tục thông quan giống nhau. Thông thường,
hàng phi mậu dịch có thủ tục phức tạp hơn khá nhiều so với hàng kinh doanh.
Hiện đại hóa hệ thống quản lý hải quan
Tổng cục Hải quan ban hành các kế hoạch triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự
động tại cảng biển (VASSCM) trên toàn quốc. Đến nay, VASSCM đã được triển khai
tại 33/35 Cục hải quan tỉnh, thành phố với 75 chi cục hải quan, 414 doanh nghiệp
kho, bãi, cảng tham gia.
Theo khảo sát của cơ quan hải quan và Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
tại Cảng Hải Phịng và Cảng Hàng khơng quốc tế Nội Bài (Hà Nội), VASSCM giúp
việc đưa hàng ra khỏi kho bãi đơn giản hơn; không cần thủ tục xác nhận của hải quan
giám sát tại cổng cảng; và chứng từ giấy như trước đây mà chỉ làm việc trực tiếp với
doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, giảm tiếp xúc giữa hải quan và doanh nghiệp.
Hệ thống này cũng giảm thời gian đi lại làm thủ tục của doanh nghiệp xuất nhập khẩu,
khắc phục được tình trạng ùn tắc tại cổng cảng/kho bãi, giảm thời gian từ khi hàng


hóa được thơng quan/giải phóng hàng. Nhờ áp dụng VASSCM, thời gian lấy hàng
của doanh nghiệp chỉ vài chục phút so với trước là vài giờ.
Triển khai đề án bảo lãnh thơng quan
Bảo lãnh thơng quan là hình thức cam kết bảo lãnh về mặt tài chính mà cơ quan hải
quan yêu cầu đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi chưa hoàn thành thủ tục hải
quan theo quy định nhưng mong muốn được giải phóng hàng hóa, thơng quan hàng
hóa. Đây là mơ hình quản lý hồn tồn mới tại Việt Nam, nhưng ở nhiều nước trên
thế giới, bảo lãnh thông quan đã được mở rộng và phát triển để trở thành một công
cụ hữu hiệu trong tạo thuận lợi thương mại xuất nhập khẩu.
Theo đánh giá của các chuyên gia Liên minh tạo thuận lợi thương mại Toàn cầu tại
Hoa Kỳ, bảo lãnh thông quan sẽ giảm chi phí hành chính từ 0,1-0,5%, chi phí thơng
quan từ 0,5-0,8% trị giá lô hàng, tăng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu
khoảng 1%.
Để có thể triển khai được cơ chế bảo lãnh thơng quan đối với hàng hóa xuất nhập

khẩu, cần phải rà soát, sửa đổi một số văn bản Luật để tạo cơ sở pháp lý khi thực hiện.
Theo kế hoạch, việc triển khai cơ chế bảo lãnh thơng quan dự kiến sẽ thí điểm trong
2 năm 2021-2022; mở rộng từ năm 2022-2023 và chính thức từ năm 2024.
Tiêu chí Hải quan (Customs): hiệu quả của q trình thơng quan, chẳng hạn như tốc
độ, tính đơn giản, và tính có thể dự liệu trước của các thủ tục hải quan – là một trong
6 tiêu chí để đánh năng lực về logistics của một quốc gia, được gọi là Chỉ số Kết quả
Hoạt động Logistics Thương mại (LPI) của Ngân hàng Thế giới.
Chỉ số Hoạt động Logistics Thương mại theo các năm
Năm

2012

2014

2016

2018

Chỉ số hoạt động logistics

3 (53)

3.15 (48)

2.98 (64)

3.27 (39)

Hải quan


2.65

2.81

2.75

2.95

Hạ tầng

3.14

3.22

2.7

3.01

Đúng hạn

3.64

3.49

3.50

3.67

(LPI)


Nguồn: LPI, Ngân hàng Thế giới
Các chỉ số về tính hiệu quả hải quan, cơ sở hạ tầng của Việt Nam có sự lên xuống
mạnh nhưng năng lực vận chuyển quốc tế, theo dõi và giao hàng đúng hạn đã được


cải thiện, tiêu chí về thời gian gần như khơng thay đổi. Nhìn chung lại, hiệu quả hải
quan giai đoạn 2012 – 2018 có sự cải thiện đáng kể.
2. 2. Hạ tầng giao thông và hiệu quả cảng
Mở rộng hệ thống đường cao tốc, kết nối với các cửa khẩu
Về đường bộ, đã đưa vào khai thác 1.041 km đường cao tốc, đang đầu tư xây dựng
hơn 160km, tiếp tục triển khai các thủ tục để đầu tư xây dựng thêm 654km đường cao
tốc Bắc - Nam phía Đơng; 40km đường cao tốc đoạn thành phố Lạng Sơn - cửa khẩu
Hữu Nghị (Đồng Đăng); 92km đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.
Nâng cấp các cảng hàng khơng
Về hàng khơng: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16% - 18%/năm, nâng cấp các
cảng Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và xây dựng mới các cảng hàng không Phú
Quốc, Vân Đồn, nâng tổng công suất mạng cảng hàng không đạt khoảng 90 triệu lượt
hành khách/năm, tăng 2,5 lần so với năm 2011. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đã được Quốc hội thông qua.
Nâng cao năng lực tiếp nhận hàng hóa, cải tạo cảng biển
Hồn thành đầu tư cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải, Lạch Huyện có khả năng
tiếp nhận được tàu tải trọng lớn từ 130.000 tấn đến 200.000 tấn (DWT) đi thẳng tới
bờ tây nước Mỹ, Canada và châu Âu; thực hiện nâng cấp, cải tạo các cảng đầu mối
khu vực Nghi Sơn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Khánh Hòa, Cần Thơ, đưa tổng công suất
các cảng từ 420 triệu tấn (năm 2011) lên khoảng 580 triệu tấn mỗi năm. Các tuyến
đường thủy chính đã được đầu tư nâng cấp, trong đó: Vùng đồng bằng sơng Cửu
Long có 1.082km đường thủy, vùng đồng bằng Bắc Bộ có 462km đường thủy được
đầu tư cải tạo, nâng cao năng lực vận tải.
Việc triển khai kịp thời bằng những dự án nên hệ thống Kết cấu hạ tầng giao thơng
của đất nước đã có những chuyển biến hết sức rõ nét, năng lực hệ thống KCHTGT

được nâng lên đáng kể: Tăng từ thứ 95/144 (năm 2011) lên thứ 79/137 (năm 2016),
trong đó, chỉ số về chất lượng kết cấu hạ tầng đường bộ đứng thứ 92 (tăng 28 bậc),
cảng biển đứng thứ 82 (tăng 31 bậc). (Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu
được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố năm 2018)


Chất lượng hạ tầng Việt Nam
Chất lượng hạ tầng
đường bộ
6

Việt Nam
Giá trị trung bình

4
2
Chất lượng hạ tầng bến
cảng

Chất lượng hạ tầng
đường sắt

0

Chất lượng hạ tầng
đường hàng không

Nguồn: Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu WEF, 2019
Dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển KCHTGT theo hướng đồng
bộ, hiện đại, nhưng thực tế vẫn còn là điểm nghẽn đối với nhu cầu phát triển. Vì thế,

chưa hình thành được hệ thống KCHTGT đồng bộ, hiện đại, nhất là so sánh với các
tiêu chí của quốc tế (mạng đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, cảng hàng không,
cảng biển đầu mối).
2. 3. Thời gian và chi phí thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu
Khảo sát Môi trường Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới gồm các đo lường về thời
gian và chi phí (không bao gồm thuế quan) liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa
được tiêu chuẩn hóa theo đường vận tải biển cho thấy: Năm 2019, Việt Nam đứng
thứ 100 trong số 190 nền kinh tế xét theo chỉ số này, mặc dù xếp hạng tổng thể của
Việt Nam trong Chỉ số Môi trường Kinh doanh là 69.
Thời gian và chi phí xuất nhập khẩu của các quốc gia ASEAN năm 2019
400

800

300

600

200

400

100

200

0

0


Thời gian làm thủ tục xuất khẩu (giờ)

Chi phí xuất khẩu (USD/cont)

Thời gian làm thủ tục nhập khẩu (giờ)

Chi phí nhập khẩu (USD/cont)

Nguồn: Chỉ số Môi trường Kinh doanh, Ngân hàng Thế giới, 2019.


2. 4. Môi trường pháp lý
Phạm vi trong nước
Nhà nước đang tiếp tục đổi mới thể chế và nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân,
tiến hành cổ phần hóa mạnh mẽ DN nhà nước; Tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng
cho các DN tư nhân tốt hơn bằng cách xóa bỏ các điều kiện kinh doanh của các ngành
nghề khác nhau...
- Về vấn đề kiểm soát tham nhũng: Trong năm 2017, chống tham nhũng là một trong
các chiến lược cải cách của Nhà nước. Theo công bố của Phịng Thương mại và Cơng
nghiệp Việt Nam (VCCI) về chỉ số PCI: Chi phí khơng chính thức đã có sự giảm
tương đối (2011: 6,81 điểm, đến 2017: 5,31 điểm). Kết quả đó cũng cho thấy, những
nỗ lực kiểm sốt tham nhũng của Chính phủ đang khẳng định sự đúng đắn của Chính
phủ nhằm chống tham nhũng, giảm thiểu chi phí khơng chính thức cho DN.
- Về cải thiện mơi trường kinh doanh: Nhà nước đã ban hành một loạt nghị quyết
nhằm cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể như Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính
phủ ban hành ngày 01/01/2017 yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương lập
kế hoạch chi tiết để cải thiện tất cả các lĩnh vực PCI có liên quan đến các quy định và
thủ tục hành chính”. Cùng với đó là Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính phủ
yêu cầu các tỉnh, thành phố nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh
tranh quốc gia. Chỉ số gia nhập thị trường là một trong những chỉ số đã có nhiều cải

thiện rõ rệt. Theo kết quả cơng bố PCI của VCCI thì chỉ số gia nhập thị trường năm
2017 đạt cao nhất trong tất cả các chỉ số thành phần khi đạt 7,84 điểm. Năm 2006,
thời gian đăng ký kinh doanh trung bình là 21,9 ngày, đến năm 2017 chỉ cịn 6 ngày.
Điều đó cho thấy, cải cách hành chính đã đạt được những kết quả kỷ lục, giúp cho
việc thành lập DN trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Năm 2017, đã có 126.859 DN
đăng ký thành lập, với số vốn đăng ký là 1.295.911 tỷ đồng, tăng 15% về số DN và
tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016. Những con số ấn tượng đó đã phản
ánh những quyết tâm mạnh mẽ của Nhà nước với chủ trương khuyến khích “khởi
nghiệp” và xây dựng “chính phủ kiến tạo”.
- Về thiết chế pháp lý: Kết quả điều tra PCI 2017 cho thấy, về cơ bản, chỉ số thiết chế
pháp lý có sự thay đổi tích cực so với các năm trước khi đạt 5,94/10 điểm; Tỷ lệ DN
tin tưởng vào hệ thống pháp luật sẽ đảm bảo quyền tài sản/thực thi hợp đồng của DN


đạt tương đối cao (85%). Tuy nhiên, tỷ lệ DN sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết
các tranh chấp giảm chỉ còn 36% vào năm 2017, trong khi ở năm 2013 là 60%.
Trên phạm vi quốc tế
Việt Nam đã cam kết và tham gia một số thỏa thuận với các nội dung về tạo thuận lợi
thương mại. Đó là: (i) Hiệp định GATT của WTO năm 1994 trong đó có quy định về
tự do q cảnh, lệ phí và thủ tục kết nối với nhập khẩu và xuất khẩu hàng hố, và
thơng báo và quản lý các quy định thương mại, (ii) APEC với các thành viên phải
thực hiện hai Kế hoạch Hành động Thúc đẩy Thương mại (TFAPs), (iii) Diễn đàn
Hợp tác Á-Âu (ASEM), với Kế hoạch Hành động Thúc đẩy Thương mại giữa
ASEAN và Liên minh Châu Âu, và (iv) ASEAN, trong đó Việt Nam đã ký các thỏa
thuận và chương trình thúc đẩy thương mại sau đây:
 Thỏa thuận Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA);
 Hiện đại hóa Hải quan ASEAN;
 ASEAN Một cửa (ASW);
 Những thoả thuận công nhận lẫn nhau trong ASEAN; và
 Hài hịa hóa các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Việt Nam cũng tham gia một số sáng kiến ASEAN:
 Một cửa ASEAN;
 Hiệp định Công nhận lẫn nhau (MRAs); và
 Hài hịa hóa các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
Việt Nam đã chủ động trong việc xây dựng, đàm phán, phê duyệt, thực hiện các cam
kết và thực hiện các quy định về tạo thuận lợi thương mại và logistics như là một
phần của các thỏa thuận quốc tế. Tác động kết hợp của việc ký kết và tuân thủ các
thỏa thuận song phương và đa phương đã tăng cường môi trường thể chế, tạo điều
kiện thúc đẩy thương mại và logistics giữa Việt Nam và các nước thành viên khác
của cộng đồng quốc tế. Tuy vậy, độ cải thiện tạo thuận lợi thương mại chưa rõ ràng
bởi nhiều cam kết chưa được thực hiện. Về những quy định liên quan đến các thỏa
thuận song và đa phương mà Việt Nam bắt đầu tuân thủ, hiệu quả thực hiện như thế
nào sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của các thể chế tại các tầng thấp hơn.
2. 5. Cơ sở hạ tầng dịch vụ viễn thông
Cơ sở hạ tầng viễn thông


 Tuyến cáp quang biển mạng viễn thông quốc tế:
Cáp quang biển đóng một vai trị rất quan trọng trong kết nối viễn thơng, Internet
giữa các châu lục trên tồn cầu, là “cửa ngõ” để chúng ta kết nối liên tục với thế giới
24/24. Hiện Việt Nam đang khai thác 6 tuyến cáp quang biển quốc tế là AAG, SMW3,
APG, AAE-1, TGN-IA, T-V-H và sắp tới là SJC2 với chiều dài các tuyến lên đến
hàng chục nghìn km và cơng nghệ truyền tải dữ liệu hiện đại
 Công nghệ 4G:
Theo báo cáo của OpenSignal về tình trạng phủ sóng 4G LTE trên toàn cầu trong quý
I/2019, với tốc độ mạng 4G trung bình đạt 14,1Mbps, Việt Nam xếp thứ 44 trên tổng
số 87 quốc gia được OpenSignal nghiên cứu (cao hơn cả Israel (13,6 Mbps) hay Nga
(12Mbps)), và xếp thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á. Các nhà mạng cũng liên tục tăng
cường các điểm phát sóng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nước. Hiện cả
nước có hơn 100.000 trạm thu phát sóng 4G thuộc sở hữu của 3 công ty viễn thông

lớn nhất là VNPT, Viettel và Mobiphone.
 Cơng nghệ 5G:
Hiện nay, q trình phát triển công nghệ 5G tại Việt Nam đã đạt được những bước
tiến lớn. Các nhà mạng đang cạnh tranh tích cực để nhanh chóng triển khai phủ sóng
cơng nghệ này trên quy mơ lớn. Điển hình là mới đây, tháng 3/2020, Mobiphone
thông báo đã thử nghiệm thành công công nghệ 5G tại 4 thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng. Sau hơn một năm chuẩn bị, việc thử nghiệm 5G của nhà
mạng này đã diễn ra thành công với tốc độ dữ liệu tải xuống đạt xấp xỉ 2 Gbps, đỗ trễ
ghi nhận gần bằng 0
Dịch vụ viễn thông:
 Dịch vụ di động và kết nối mạng dữ liệu di động
Việt Nam có tới hơn 145,8 triệu kết nối mạng dữ liệu di động tính tới tháng 1 năm
2020. Con số tăng trưởng cũng khá là ấn tượng với hơn 1,9% so với cùng kì năm
trước. Vì thế, số lượng thiết bị có kết nối internet tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020
đã tương đương 150% trên tổng dân số mà Việt Nam đang có
 Dịch vụ Internet
Tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam trên tổng dân số là ở mức 70% tính đến tháng
1 năm 2020. Cùng với đó, tốc độ truy cập Internet vẫn tăng trưởng hàng năm. Cụ thể,


tốc độ truy cập năm 2019 là 21,56 Mbps (tăng 6,1% so với năm 2018) và ở máy tính
là 27,18 Mbps (tăng 9,7%).
Tác động của cơ sở hạ tầng viễn thông và dịch vụ viễn thông đến hoạt động thương
mại của doanh nghiệp Việt Nam
 Nâng cao hiệu quả sản xuất, qua đó gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các doanh
nghiệp
Sự phát triển CSHT, dịch vụ viễn thông cho phép doanh nghiệp gia tăng hiệu quả sản
xuất nhờ tiếp cận được các luồng thơng tin chính xác, đa chiều với tốc độ nhanh nhất.
Qua đó xác định nhu cầu thị trường và tham khảo về giá sản phẩm tương tự tại thị
trường mục tiêu cũng như tiếp cận các giải pháp cơng nghệ giúp đẩy mạnh q trình

thương mại cho doanh nghiệp và bắt kịp xu thế của thế giới. CSHT, dịch vụ viễn
thơng cũng giúp quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và kết nối các doanh nghiệp với
nhau dễ dàng hơn nhà nền tảng mạng internet và các sàn thương mại điện tử, cũng
như là các chiến dịch marketing online vơ cùng hiệu quả.
 Giảm chi phí thương mại
CSHT, dịch vụ viễn thơng giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn cung đầu
vào chất lượng, giá cả hợp lý, từ đó giảm chi phí sản xuất. Thứ hai, việc phát triển
các nền tảng online giúp giảm chi phí logistics và giúp kết nối với các bên trung gian
dễ dàng, thuận tiện hơn. Thứ ba, thông qua q trình máy tính hóa quy trình quản lý
thơng tin, thời gian tiến hành thủ tục và thông quan hàng hóa sẽ được rút ngắn đáng
kể, đồng thời cũng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa phương thức quản lý doanh
nghiệp, qua đó tiết kiệm chi phí vận hành và gia tăng hiệu quả kinh doanh.
 Tăng luồng hàng thương mại
Sự phát triển CSHT, dịch vụ viễn thông giúp giảm đi rủi ro thiếu hụt thông tin của
doanh nghiệp đối với thị trường cũng như là thông tin của khách hàng đối với doanh
nghiệp. Việc cắt giảm được chi phí Logistics và sản xuất, vận hành cũng như sự nở
rộ của các sàn thương mại điện tử cũng khiến cho giao dịch thương mại quốc tế trở
nên nhanh chóng và thuận tiện hơn bao giờ hết.


Chương 3. Những vấn đề còn tồn tại và kiến nghị giải pháp
3. 1. Những vẫn đề còn tồn tại
3.1.1. Thiếu một bộ máy tổ chức thống nhất tạo thuận lợi hóa thương mại
Hoạt động quản lý thúc đẩy thương mại được thực hiện tự chủ bởi các bộ, ngành khác
nhau. Trách nhiệm thúc đẩy thương mại được phân cấp theo chiều ngang cho các bộ,
ngành và các cơ quan trực thuộc quản lý và thực hiện trong các lĩnh vực phụ trách
tương ứng của mình, và theo chiều dọc từ các bộ ngành trung ương xuống các cấp
chính quyền thấp hơn. Phân cấp theo chiều ngang đã dẫn đến thiếu sự phối hợp giữa
các khu vực trong khi phân cấp theo chiều dọc ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các
hoạt động. Quyền hạn chồng chéo và trách nhiệm giữa các bộ, ngành thường gây khó

khăn trong việc quản lý và hướng dẫn các địa phương triển khai chiến lược ở cấp cơ
sở. Mặt khác, chưa có một định hướng quốc gia chung về tạo thuận lợi thương mại;
việc quản lý và thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại ở từng địa phương thường là mang
tính cục bộ, khơng đồng bộ và nhất quán với các địa phương khác.
Từ đó khơng tạo ra sự nhất qn trong q trình thực hiện thủ tục hành chính liên
quan, gây tốn kém thời gian và chi phí. Điều này thực sự gây ra sự cản trở thương
mại hàng hóa. Khơng những thế, nhiều mặt hàng hiện nay nhiều mặt hàng vẫn phải
chịu sự quản lý, kiểm tra của nhiều cơ quan. Thống kê cho thấy có đến 50% các mặt
hàng đang chịu sự kiểm tra của hai đến ba bộ, thậm chí trong cùng một bộ nhưng có
những mặt hàng phải do hai đến ba cục, vụ kiểm tra,.. Ví dụ điển hình như các dịng
sản phẩm nồi cơm điện, nồi áp suất, nồi hấp, nồi chiên… phải chịu sự quản lý của 3
Bộ đó là Bộ Khoa học và Cơng nghệ; Bộ Công Thương; Bộ Y tế quản lý. Hay như
đối với xe ô tô con, loại 9 chỗ trở xuống, cũng do 3 Bộ quản lý là: Bộ Giao thông và
Vận tải; Bộ Khoa học và Công nghệ; và Bộ Cơng Thương quản lý.
3.1.2. Kẽ hở trong chính sách
Lợi dụng những kẽ hở trong chính sách thuế, hiện nay tình trạng buôn lậu, gian lận
thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã xảy ra rất phổ biến. Tại thị trường Việt
Nam, hàng nhập lậu, hàng trốn thuế, khơng có hóa đơn chứng từ… chiếm thị phần
rất lớn trong tổng ngành hàng nhập khẩu vào trong nước.
Lợi dụng chính sách ân hạn thuế (cho phép doanh nghiệp chậm nộp thuế đối với
những mặt hàng máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu nhập khẩu, các loại hàng nhập


khẩu dạng gia công…) nhiều doanh nghiệp áp dụng phương thức chiếm đoạt tiền thuế
bằng cách trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, hoặc cố tình nợ chây ỳ khơng chịu nộp thuế.
Ngồi ra, cũng có những trường hợp lợi dụng chính sách cho phép doanh nghiệp tự
xây dựng và tự quyết toán định mức, nhiều doanh nghiệp đã hạch toán khống bằng
cách sử dụng hoá đơn của doanh nghiệp "ma" hoặc khơng khai đúng doanh thu để
trốn thuế, gây khó khăn cho cơ quan chức năng.
Chính vì chính sách thuế còn nhiều kẽ hở nên việc áp dụng và quản lý giữa các ngành

Thuế, Hải quan với doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đó cũng là điều kiện thuận lợi
để một số doanh nghiệp lợi dụng khe hở này chiếm dụng tiền thuế, gây thất thoát
ngân sách Nhà nước.
3.1.3. Logistics thiếu hiệu quả
Sự thiếu hiệu quả trong hệ thống logistics tại Việt Nam, điều này khiến cho chi phí
hàng hóa tăng cao, làm cho sản phẩm giảm khả năng cạnh tranh. Nguyên nhân chủ
yếu dẫn tới sự thiếu hiệu quả trong hệ thống logistics là do:
Thứ nhất, hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng u
cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mạng lưới giao thông chưa kết nối giữa các loại đường, giữa đường với cảng, giữa
các vùng, nên chưa có khả năng phát triển vận tải đa phương thức. Tình trạng kỹ thuật
của hệ thống đường bộ chưa cao, chất lượng đường bộ còn thấp và lạc hậu. Đường
cấp I, II, II chiếm 48,3%; đường cấp IV chiếm 31,3% và đường cấp V chiếm 20,4%.
Năng lực thông qua hạn chế, đường bốn làn xe chỉ chiếm gần 4%, đường 2 làn xe
chiếm 36%. Tỷ lệ quốc lộ có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và trung bình mới chiếm 47%,
tỷ lệ đường cao tốc mới chỉ đạt 0,1% trong khi ở Thái Lan là 13,3%, Malaysia là
2,1% và Hàn Quốc là 3,3%.
Đường sắt chủ yếu là đường đơn khổ 1.000 mm, lại hạn chế về kỹ thuật nên tốc độ
chạy tàu thấp, kém an toàn, khai thác mới chỉ đạt 60-70% năng lực. Đường sắt nối
vào các cảng biển chưa được chú trọng đầu tư. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
và Tây Nguyên chưa có đường sắt.
Hệ thống cảng biển quy mô, công nghệ kỹ thuật thấp, số cầu cảng tiếp nhận được tàu
50.000 DWT chỉ chiếm có 1,4%, tỷ lệ bến chuyên dùng cho hàng container còn thấp
trong khi nhu cầu vận tải hàng này tăng rất nhanh. Chưa có cảng trung chuyển quốc


tế lớn, hiện đại, mặc dù đã có những hải cảng quốc tế như Cảng Sài Gòn, Đà Nẵng,
Hải Phòng đón nhận các tàu lớn, song dịch vụ của các cảng này chưa đáp ứng yêu
cầu. Quy hoạch bến bãi chưa tốt, không gian bến chưa hợp lý, quản lý khai thác thiếu
tính chuyên nghiệp nên hiệu quả bốc xếp container tại các cảng Việt Nam thấp hơn

mức trung bình của các cảng trong khu vực. Hệ thống cảng sông còn rất lạc hậu, chưa
đáp ứng được yêu cầu.
Đối với cảng hàng khơng, trong 22 cảng thì chưa có cảng hiện đại tầm cỡ quốc tế,
chưa có sân bay đạt tiêu chuẩn loại 4F hiện đại. Nhiều cảng hàng không chưa đủ khả
năng tiếp nhận máy bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu, 40% số cảng hàng không
chỉ có khả năng khai thác máy bay nhỏ. Năng lực vận tải hành khách và hàng hóa
bằng đường hàng khơng còn thấp so với các nước trong khu vực.
Thứ hai, quy trình thủ tục hải quan cịn nhiều chồng chéo và cứng nhắc làm chậm tốc
độ luân chuyển hàng hóa.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì kết quả cải cách thủ tục hải quan và quản
lý chuyên ngành của Việt Nam đang dậm chân tại chỗ, thậm chí chỉ số thứ hạng về
giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam còn tụt hạng từ 94 năm 2017 xuống
100 trong năm 2018. Các mục tiêu tạo thuận lợi thương mại của Chính phủ trong năm
2018 theo “Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia năm 2018 và những năm tiếp theo”, đến thời điểm này vẫn gặp rất nhiều thách
thức. Điển hình như mục tiêu đến cuối năm 2018, thời gian thực hiện thủ tục đối với
hàng hóa xuất khẩu là 70 giờ là khó khả thi khi thời gian thực hiện hiện nay đang là
105 giờ, tương tự thời gian làm thủ tục với hàng hóa nhập khẩu đang là 132 giờ, trong
khi mục tiêu đến cuối năm 2018 là 90 giờ. Hiện nay 19,4% các lô hàng nhập khẩu
phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan và rất khó để giảm xuống dưới 10%
vào cuối năm nay.
Thứ ba là vận tải biển nội địa chưa được phát huy hết tiềm năng để giảm tải cho vận
tải đường bộ.
Vận tải thủy nội địa có nhiều lợi thế như chi phí vận chuyển rẻ, ít rủi ro và khối lượng
chuyên chở lớn. Tuy nhiên hiện nay, năng lực vận tải hàng hóa đường thủy nội địa


nước ta, nhất là khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa phát huy hết tiềm
năng, lợi thế sẵn có.

Theo thống kê, hiện nay việc kết nối các cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh và BR-VT
với các tỉnh, thành, địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bằng
phương thức vận tải thủy vẫn chưa phát huy được hết tiềm lực sơng ngịi sẵn có. Gần
80% lượng hàng của vùng vẫn phải vận tải bằng đường bộ với chi phí trung bình tăng
thêm khoảng 8 đến 10USD/tấn, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa, đặc biệt đối
với các loại hàng hóa nơng, thủy sản.
Ngun nhân chính là do tuyến đường thủy nội địa khu vực này cịn tồn tại một số
khó khăn nên chưa phát huy được hiệu quả cao. Luồng tàu biển một số điểm cịn hạn
chế độ sâu và độ tĩnh khơng các cầu phà; một số hệ thống phao neo còn gây mất an
toàn cho tàu thuyền neo đậu chờ làm hàng, thủ tục hành chính phức tạp, chồng lấn…
Thứ tư là sự phát triển thiếu quy hoạch và thiếu tính liên kết của các cảng và dịch vụ
hậu cảng như kho, bãi, trung tâm logistics.
3. 2. Kết luận và đề xuất một số giải pháp
Về cơ bản, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể tuy nhiên tốc độ cải thiện
mơi trường kinh doanh, tạo thuận lợi hóa thương mại còn chậm, chưa đạt được những
mục tiêu cũng như đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp, Chính phủ. Bên cạnh đó, cịn
tồn tại một số vấn đề gây ảnh hưởng tới q trình thực hiện tạo thuận lợi hóa thương
mại và giảm hiểu quả những chính sách đề ra của Chính phủ.
Xu thế hội nhập kinh tế với thế giới ngày càng tăng khiến cho việc tạo thuận lợi hóa
thương mại trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Sự tạo thuận lợi hóa thành
cơng sẽ khiến một quốc gia trở thành một điểm sáng, một đích đến đầu tư vào giao
thương đối với cả thế giới. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc tạo
thuận lợi hóa thương mại sẽ trở thành trọng tâm của sự nghiên cứu, phát triển và hoàn
thiện. Để làm được điều này Việt Nam cần phải:
Về phía nhà nước:
 Thành lập một cơ quan nào phụ trách tổng thể về tạo thuận lợi thương mại.
Theo đó, việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN,
Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại là một khởi đầu tốt. Bước
tiếp theo là cần phải có một bộ máy giúp việc được trao đủ quyền và có kiến



thức chuyên môn cần thiết để hỗ trợ Ủy ban thực hiện chỉ đạo liên ngành và
giám sát việc thực hiện chương trình cải cách các biện pháp phi thuế quan
 Bổ sung, khắc phục những kẽ hở trong chính sách
 Hợp lý hóa và cải thiện tính minh bạch của các biện pháp phi thuế quan tại
Việt Nam
 Phải xóa bỏ căn bản sự chồng chéo, một mặt hàng chịu sự quản lý, kiểm tra
của nhiều cơ quan
 Hiện thực hóa việc ứng dụng cơng nghệ trong thúc đẩy thuận lợi thương mại,
thực hiện việc kết nối các thủ tục hành chính với cổng thơng tin điện tử quốc
gia, khơng để tình trạng vừa làm thủ tục điện tử vừa yêu cầu doanh nghiệp nộp
hồ sơ giấy.
 Đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng rất cần sự cân nhắc kỹ càng, triển khai đồng
bộ cũng như một tầm nhìn trong dài hạn, tránh tình trạng thiếu nhất qn, thiếu
sự kết nối hài hịa.
Về phía doanh nghiệp;
 Chủ động tận dụng các điều kiện tạo thuận lợi thương mại thông qua việc nắm
bắt và thực hiện đúng, đủ các chính sách quản lý với hàng hóa xuất nhập khẩu
trong q trình làm thủ tục hải quan.
 Ngồi ra, các doanh nghiệp cũng cần kịp thời phản ánh những khó khăn, bất
cập trong thực hiện các thủ tục hành chính và tích cực đóng góp ý kiến xây
dựng, hồn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước. Cơ chế đối thoại chính là
giải pháp hiệu quả trong việc hài hòa các mục tiêu quản lý Nhà nước và tạo
thuận lợi hóa thương mại cho doanh nghiệp.


Danh mục tài liệu tham khảo
1. WB, Doing Business 2019.
2. Bộ Công thương, Tài liệu Hướng dẫn về chỉ số hiệu quả Logistics (LPI)
3. VNNSW, Năm 2019: Nỗ lực của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) trong

thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia,
< truy cập 14/09/2020.
4. Khánh Hòa, Ngành Hải quan hiện đại hóa để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà
nước, < truy cập
14/09/2020.
5. VCCI, Tạo thuận lợi thương mại để tăng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài,
< truy cập 13/09/2020.
6. Gia Nguyên, Bài 1: Hải quan ứng dụng CNTT, lợi cả đôi đường,
< />X4XVUjnB88O_8BD5M4>, truy cập 13/09/2020.
7. Lưu Hiệp, Doanh nghiệp lợi dụng lỗ hổng pháp lý để gian lận, giả mạo xuất
xứ Việt Nam, < truy cập 13/09/2020.



×