Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Tín ngưỡng của cộng đồng người quảng nam tại tp hồ chí minh (trường hợp cộng đồng người quảng nam ở khu vực bảy hiền quận tân bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.87 MB, 189 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---o0o---

LÊ THỊ NGỌC BÍCH

TÍN NGƯỠNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
QUẢNG NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
(TRƯỜNG HỢP CỘNG ĐỒNG NGƯỜI QUẢNG NAM
Ở KHU VỰC BẢY HIỀN - QUẬN TÂN BÌNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---o0o---

LÊ THỊ NGỌC BÍCH

TÍN NGƯỠNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
QUẢNG NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
(TRƯỜNG HỢP CỘNG ĐỒNG NGƯỜI QUẢNG NAM
Ở KHU VỰC BẢY HIỀN - QUẬN TÂN BÌNH)
Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC
Mã số: 8310630

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thu

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự đóng góp hết sức q báu của
nhiều tập thể và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thu đã
tận tâm hướng dẫn trong quá trình học tập, nghiên cứu và triển khai luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn tập thể q Thầy/Cơ của Khoa Việt Nam học đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
luận văn.
Xin được biết ơn gia đình, bạn bè, và chính quyền nhân dân nơi tôi nghiên cứu
đã ủng hộ, giúp tôi hồn thành cơng trình này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2020
Học viên

Lê Thị Ngọc Bích


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả những tham
khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Những số liệu chúng tôi công
bố đều là những số liệu có đầy đủ tài liệu để kiểm chứng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2020
Học viên

Lê Thị Ngọc Bích



MỤC LỤC
DẪN NHẬP ...................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ............................................................ 2
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về tín ngưỡng - tơn giáo .............................. 2
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về người Quảng ........................................... 4
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................ 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 7
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU ....................... 7
5.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 7
5.2. Nguồn tư liệu .......................................................................................... 8
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 8
6.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 9
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ......................................................................... 9

CHƯƠNG 1.................................................................................................... 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI QUẢNG NAM Ở KHU VỰC BẢY HIỀN ................................... 10
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 10
1.1.1. Các khái niệm..................................................................................... 10
1.1.1.1. Tín ngưỡng ..................................................................................... 10
1.1.1.2. Cộng đồng ...................................................................................... 14
1.1.1.3. Cộng đồng người Quảng Nam ở khu vực Bảy Hiền....................... 17
1.1.2. Quan điểm tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu...................................... 18



1.1.2.1. Quan điểm tiếp cận ........................................................................ 18
1.1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ...................................................................... 18
1.1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.................................... 20
1.1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 20
1.1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 20
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC BẢY HIỀN ........................................... 21
1.2.1. Lược sử hình thành vùng đất ............................................................. 21
1.2.2. Xuất xứ tên gọi Bảy Hiền .................................................................. 23
1.2.3. Địa lí tự nhiên .................................................................................... 24
1.3. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI QUẢNG NAM Ở KHU VỰC BẢY HIỀN
........................................................................................................................... 25
1.3.1. Sự xuất hiện của cộng đồng người Quảng Nam ở Sài Gòn ............... 25
1.3.2. Quá trình hình thành cộng đồng người Quảng Nam ở khu vực Bảy Hiền
...................................................................................................................... 30
1.3.3. Kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Quảng Nam ở Bảy Hiền
...................................................................................................................... 34
1.3.3.1. Kinh tế ............................................................................................ 34
1.3.3.2. Văn hóa- xã hội .............................................................................. 38
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 43

CHƯƠNG 2.................................................................................................... 44
CÁC LOẠI HÌNH TÍN NGƯỠNG CỦA CỘNG ĐỒNG .......................... 44
NGƯỜI QUẢNG NAM Ở KHU VỰC BẢY HIỀN ................................... 44
2.1. TÍN NGƯỠNG CỘNG ĐỒNG ............................................................... 45
2.1.1. Tín ngưỡng Thần Thành Hồng (Lễ cúng xóm đầu năm) ................. 45
2.1.2. Tín ngưỡng liên quan đến chiến sĩ trận vong (Miếu Liệt Sĩ)............. 55
2.2. TÍN NGƯỠNG TRONG DỊNG TỘC: THỜ HỌ TỘC ...................... 58
2.3. TÍN NGƯỠNG TRONG GIA ĐÌNH ................................................... 63



2.3.1. Tín ngưỡng thờ tổ tiên/ ơng bà .......................................................... 63
2.3.2. Tín ngưỡng thờ ơng Thần Tài – Ơng Thổ Địa ................................... 70
2.3.3. Tín ngưỡng thờ Ơng Táo ................................................................... 74
2.3.4. Tín ngưỡng thờ Thiên ........................................................................ 77
2.3.5. Tín ngưỡng giỗ Tổ Nghề.................................................................... 79
2.3.6. Một số tín ngưỡng khác ..................................................................... 81
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 92

CHƯƠNG 3.................................................................................................... 94
CHỨC NĂNG, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN
NGƯỠNG TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI .... QUẢNG
NAM Ở KHU VỰC BẢY HIỀN .................................................................. 94
3.1. CHỨC NĂNG CỦA TÍN NGƯỠNG ..................................................... 94
3.1.1. Chức năng tâm lý ............................................................................... 94
3.1.2. Chức năng xã hội ............................................................................... 98
3.2. VAI TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG ........................................................... 108
3.2.1. Đáp ứng nhu cầu tâm linh ................................................................ 108
3.2.2. Phản ánh lịch sử của địa phương và giáo dục đạo đức ................... 110
3.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN NGƯỠNG ........................................................ 113
3.3.1. Tính linh hoạt ................................................................................... 113
3.3.2. Tính đa thần và sự hỗn dung tín ngưỡng với tơn giáo ..................... 114
3.3.3. Tính nhân văn sâu sắc ...................................................................... 117
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 119

KẾT LUẬN .................................................................................................. 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 124
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 131
PHỤ LỤC 1: VĂN TẾ CÚNG XÓM CỦA KHU XÓM BÀU CÁT ......... 131
PHỤ LỤC 2: VĂN TẾ CÚNG LỄ TẤT NIÊN ........................................... 136



PHỤ LỤC 3: VĂN TẾ LỄ THANH MINH – HOÀN NGUYỆN TẠ ƠN 137
PHỤ LỤC 4: TRÍCH BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1 .................... 139
PHỤ LỤC 5: TRÍCH BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2 .................... 142
PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ..................................... 144


CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Phóng viên

PV

2. Cộng tác viên

CTV

3. Ủy ban Nhân dân

UBND

4. Nhà xuất bản

NXB

5. Khoa học xã hội và Nhân văn

KHXH & NV

6. Ủy ban thường vụ Quốc hội


UBTVQH

7. Hội đồng bộ trưởng

HĐBT


1

DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đơ thị lớn nhất nước, là
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam, từ lâu
đã trở thành địa điểm cư trú của nhiều tộc người và hình thành nên những cộng đồng
mang tính đặc trưng tộc người sâu sắc như cộng đồng người Hoa ở quận 5, quận 6, quận
11; cộng đồng người Islam ở quận 1, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh,… cộng đồng
người Khmer ở quận Tân Bình, quận 3… Riêng người Kinh dựa vào nguồn gốc xuất cư,
tôn giáo, nghề nghiệp… cũng hình thành nên các cộng đồng như cộng đồng cơng giáo
Bắc di cư ở quận 8, quận Gị Vấp, quận Tân Bình, quận 12,… cộng đồng người Quảng
(xuất xứ từ Quảng Nam) ở Tân Bình….
Hiện nay khi nói đến người Quảng ở Thành phố Hồ Chí Minh, thì khu vực Bảy
Hiền của quận Tân Bình là nơi người Quảng cư trú đơng nhất, hình thành nên cộng đồng
mang tính đặc trưng “văn hóa xứ Quảng” ở khu vực này. Do bởi trong cuộc sống cộng
đồng, mặc dù sống trong đơ thị hiện đại như Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng người
Quảng vẫn duy trì được những nét văn hố truyền thống của q hương mình. Đặc biệt
là các loại hình tín ngưỡng của gia đình, dịng họ và cộng đồng khơng bị mai một mà
ln được giữ gìn, phát huy trong đời sống của họ. Các loại hình tín ngưỡng này được
xem là dấu ấn quan trọng, tạo nên tính đặc trưng của cộng đồng người Quảng ở đơ thị
Thành phố Hồ Chí Minh.
Là người con xứ Quảng, sinh ra và lớn lên ngay trong cộng đồng người Quảng ở

Bảy Hiền, ln cùng gia đình và cộng đồng chứng kiến, thực hành các loại hình tín
ngưỡng trong khu vực, nên tôi cũng đã từng đặt ra những câu hỏi như vai trò, chức năng,
đặc điểm của việc thực hiện các loại hình tín ngưỡng trong cộng đồng là gì? và có những
khác biệt như thế nào so với ở các cộng đồng khác để tạo nên tính đặc trưng của cộng
đồng người Quảng trong đơ thị? Chính những câu hỏi này đã thơi thúc tơi muốn tìm
hiểu nghiên cứu và đó cũng là lý do để tơi chọn đề tài “Tín ngưỡng của cộng đồng người
Quảng Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (trường hợp cộng đồng người Quảng Nam ở
khu vực Bảy Hiền, quận Tân Bình)” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Việt Nam học.


2

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “xứ Quảng”, “người Quảng” để
cùng nói về người Quảng Nam và vùng đất Quảng Nam.
Hiện nay nghiên cứu về tín ngưỡng của người Việt Nam nói chung và những
nghiên cứu về vùng đất, con người, tín ngưỡng của người dân Quảng Nam nói riêng khá
nhiều, trong khi đó những tài liệu hoặc cơng trình nghiên cứu về tín ngưỡng của cộng
đồng người Quảng Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh và tín ngưỡng của cộng đồng người
Quảng Nam ở Bảy Hiền thì cịn ít và chưa rõ nét. Có thể điểm qua những cơng trình sau:
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về tín ngưỡng - tơn giáo
Cơng trình Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh (1992), quyển thượng,
là quyển sách cung cấp những hiểu biết về cội nguồn của dân tộc, về những phong tục,
tập quán, văn hóa truyền thống của người Việt. Đồng thời thơng qua cơng trình này, tác
giả cũng cho thấy sự tiến hóa của tổ tiên ta khởi nguồn từ cá nhân  gia đình  họ tộc
 làng xóm  huyện tỉnh  quốc gia.
Cơng trình của Leopold Cadiere Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người
Việt do Đỗ Trinh Huệ dịch (1997), Cơng trình của Bùi Xuân Mỹ về Lễ tục trong gia
đình người Việt (2007) có những nghiên cứu giúp người đọc hiểu được sự tác động sâu
sắc qua lại giữa tín ngưỡng và gia đình.

Cơng trình Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm (2000) cung
cấp cái nhìn hệ thống về loại hình về văn hóa Việt Nam, văn hóa nhận thức, văn hóa tổ
chức cộng đồng - đời sống tập thể và đời sống cá nhân, văn hóa ứng xử với mơi trường
tự nhiên và văn hóa ứng xử với mơi trường xã hội. Đồng thời, cơng trình này cũng đề
cập đến các loại hình tín ngưỡng như: tín ngưỡng Thành Hồng, tín ngưỡng thờ Thổ
thần, Thần Tài – Ơng Địa, thờ tổ tiên, ơng bà… Đi cùng với đó là những khái niệm liên
quan đến các loại hình này được trình bày một cách cụ thể, rõ ràng để tạo nền tảng cho
việc triển khai nghiên cứu các loại hình tín ngưỡng như đã nêu. Bên cạnh đó, hai bài
viết “Văn hóa cổ truyền đứng trước cơng cuộc cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa và “Vấn
đề bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc” nêu ý kiến của Trần Ngọc Thêm về văn hóa
Việt Nam trong quá trình phát triển của xã hội (về cái hay cái dở, cái được cái mất) thể


3
hiện qua bảng phân tích trang 621 trong cuốn sách này cũng như đề ra những biện pháp
trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc
Cơng trình của Lê Như Hoa về Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam (2001), của
Nguyễn Đăng Duy về Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam (2001) đều nghiên
cứu về những tín ngưỡng của cộng đồng (thờ thần xóm ngõ, thần làng) và gia đình (thờ
cúng tổ tiên, tín ngưỡng vong hồn).
Cơng trình Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam của Ngô Đức Thịnh
(2001) nêu lên bản chất và sắc thái đa dạng trong đời sống tâm linh của người nông dân
Việt Nam thể hiện qua các tín ngưỡng: thờ Thần Thành Hồng, thờ tổ tiên, thờ các anh
hùng dân tộc, tín ngưỡng nghề nghiệp; đồng thời qua đó nêu bật mối quan hệ giữa tín
ngưỡng và con người Việt Nam.
Cơng trình Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam của nhà xuất bản văn hóa dân tộc
(2001), cơng trình của Đồn Triệu Long về Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam (hỏi và
đáp) (2014) cung cấp những kiến thức cơ bản về các khái niệm: tín ngưỡng, tơn giáo,
các tục lệ thờ cúng trong gia đình (thờ thần tài, thờ thổ công, thờ cúng tổ tiên ông bà,
cúng cơ hồn, tín ngưỡng nghề nghiệp…). Trong hai cơng trình nghiên cứu này, những

câu hỏi và câu trả lời được khái quát ngắn gọn giúp người đọc dễ hiểu và dễ ghi nhớ.
Cơng trình Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam của Nguyễn Đức
Lữ và cộng sự (2007) đã đề cập đến các loại hình tín ngưỡng điển hình ở Việt Nam như:
thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc, tín ngưỡng thờ Thành Hồng, tín
ngưỡng phồn thực… Để đưa ra được các loại hình tín ngưỡng này, Nguyễn Đức Lữ và
các cộng sự đã trình bày rõ các khái niệm liên quan như: niềm tin, tín ngưỡng, tín ngưỡng
dân gian… để làm cơ sở lý luận vững chắc cho việc triển khai nghiên cứu các loại hình
tín ngưỡng cụ thể ở Việt Nam.
Cơng trình nghiên cứu Tín ngưỡng dân gian ở thành phố Hồ Chí Minh của Võ
Thanh Bằng (2008) là cơng trình nghiên cứu về những tín ngưỡng tại Thành phố Hồ Chí
Minh với các loại hình như: tín ngưỡng đình, miếu, nhà vng, tín ngưỡng thờ các anh
hùng liệt sĩ, tín ngưỡng trong dịng tộc, tín ngưỡng trong gia đình. Tín ngưỡng của các
tộc người Việt, Hoa, Chăm, Khmer đều được nghiên cứu đầy đủ và rõ nét. Trong nghiên
cứu này, những tín ngưỡng của cộng đồng người Quảng Nam ở khu vực Bảy Hiền được
đề cập đến như: tín ngưỡng liên quan đến chiến sĩ trận vong (miếu liệt sĩ), thờ Tổ nghề


4
nghiệp (thờ ông Võ Dẫn (nghề dệt)). Tuy nhiên, một số tín ngưỡng khác trong khu vực
như: tín ngưỡng cộng đồng (lễ cúng xóm đầu năm), tín ngưỡng trong gia đình (thờ Mơn
thần, tín ngưỡng trấn trạch, cúng cơ hồn vào ngày 2 và 16 âm lịch hằng tháng,...), chưa
được đề cập đến trong cơng trình này. Và một số thơng tin liên quan đến tín ngưỡng ở
khu vực người Quảng được đề cập đến đã khơng cịn chính xác nữa như thông tin thờ
hai liệt sĩ hy sinh năm Mậu Thân (tr.98), thực tế là thờ ba liệt sĩ (UBND Phường 11,
Quận Tân Bình, 2010, tr.230); hoặc thơng tin liên quan đến “các nhà thờ tộc ở Bảy Hiền
đều nằm ở vị trí Bàu Cát, phường 11” (tr.438), thực tế nhiều nhà thờ tộc ở Bảy Hiền
nằm rải rác ở phường 11, khơng tập trung ở vị trí Bàu Cát. Sự sai lệch thực tế hiện nay
so với thông tin trong quyển sách này có thể do sự điều chỉnh địa giới và việc xác định
vị trí theo thời gian khác nhau. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, người Quảng ở Bảy
Hiền có nhiều nhà thờ Tộc và đã được đề cập đến trong cơng trình nghiên cứu của Võ

Thanh Bằng.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về người Quảng
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu về tơn giáo, chúng tơi cũng đã tìm hiểu
những cơng trình nghiên cứu về người Quảng như sau:

- Đất Gia Định xưa của Sơn Nam (1984), Gia định thành thơng chí của Trịnh Hồi
Đức (1998), Phủ Biên tạp lục của Lê Qúy Đơn (2007), cung cấp những tư liệu, dẫn
chứng về nguồn gốc của người Quảng Nam ở Sài Gịn. Bên cạnh đó cũng cho thấy dấu
ấn của người Quảng trong phong tục tập quán, nhà ở trong quá trình khẩn hoang trên
đất Gia Định xưa.
- Các tài liệu nghiên cứu được sử dụng khá nhiều trong luận văn của chúng tơi:
+ Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống Nam Bộ của Phan Thị Yến Tuyết và
các tác giả (2002) có bài viết “Nghề dệt ở Bảy Hiền” (Huỳnh Thị Ngọc Tuyết). Bài viết
đã giới thiệu về lịch sử hình thành cũng như nghiên cứu rõ nét về nghề dệt truyền thống
của vùng đất Bảy Hiền. Bên cạnh đó đời sống văn hóa xã hội ở khu vực này cũng được
tác giả đề cập đến, trong đó có tục “cúng xóm “. Và đặc biệt, nguồn gốc của ngôi chùa
Phổ Hiền và trường học trong khu vực: trường cấp 2 Hạnh Đức, nay là trường Võ Văn
Tần cũng đã được giới thiệu trong bài viết. Đây là một tư liệu quý giá cho luận văn của
chúng tôi.


5
+ Tìm hiểu con người xứ Quảng của Nguyên Ngọc và các tác giả (2005) là một cơng
trình nghiên cứu về người Quảng trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, đánh
giặc. Bên cạnh đó là 13 phụ lục giúp làm rõ hơn về tính cách của người Quảng Nam,
đặc biệt phụ lục 11“Người Quảng Nam làm nên cơ nghiệp trên đất Sài Gịn- TP. Hồ
Chí Minh và phụ lục 12 “Làng dệt vải Bảy Hiền” giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc
của người Quảng ở Thành phố Hồ Chí Minh và ở khu Bảy Hiền cũng như nghề nghiệp,
tính cách của họ khi di cư vào mảnh đất phương Nam. Trong phụ lục 11 và phụ lục 12
cũng đã nghiên cứu rõ nét về nghề dệt truyền thống ở Bảy Hiền, từ quá trình hình thành,

quá trình phát triển đến sự suy thoái của làng nghề trước sự phát triển của xã hội đồng
thời thơng qua đó, nét văn hóa của người Quảng cũng được khắc họa qua phụ lục này.
Trong phụ lục, sự miêu tả kĩ càng về nghề dệt cùng những từ chuyên môn về nghề dệt
như: “mắc hồ”, “thoi “, “gô “, “lược “được tác giả dùng chính xác, chứng tỏ sự am hiểu
của mình đối với nghề dệt nơi đây. Tuy nhiên theo chúng tơi, có một số thơng tin chưa
chính xác trong cơng trình này. Ví dụ: chợ Bà Hồ (tr.643) chính xác là chợ Bà Hoa
(UBND Phường 11, Quận Tân Bình, 2010, tr.18), hoặc những nhận định về cuộc sống
người dân ở Bảy Hiền “có thể nói, trong suốt mấy chục năm qua ở Bảy Hiền, một trong
những điểm nổi bật là ở đây ai cũng có điều kiện thăng tiến, khơng có ai bơ bấc, tụt
xuống cảnh cùng khổ” (tr.621). Những nhận định này theo chúng tơi hơi khiên cưỡng,
vì hiện nay vẫn còn nhiều nhà giữ nghề dệt truyền thống và cuộc sống của họ vẫn cịn
rất khó khăn (từ xưa đến nay) (theo tư liệu điền dã).
- Những bài báo “Người Quảng ở Sài Gòn” của Nguyễn Thị Hồi Hương (n.d) ,
“Dấu ấn người Quảng ở Sài Gịn” Thúy Bình (2017) , là những bài viết về vùng đất,
con người Quảng Nam tại khu vực Bảy Hiền nhưng chỉ dừng ở mức khái quát, sơ lược
về người Quảng ở Sài Gòn hoặc ở Bảy Hiền. Những nét văn hóa đặc sắc của người
Quảng ở khu vực này chưa được các tác giả nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, tín ngưỡng của cộng đồng người Quảng tại thành phố Hồ Chí Minh
cũng được đề cập qua những bài báo: “Cúng xóm, nét văn hóa đầu năm” của Ngơ Đăng
Bảy (2009), “Cúng xóm Sài Gịn vừa lạ vừa quen” của Giang An - Thanh Nhẫn (2016),
“Tình nghĩa Bảy Hiền qua tục Cúng Xóm” (www.bayhientower.vn, ngày 28/02/2015).
Tuy nhiên những nghiên cứu trên chỉ dừng ở việc giới thiệu, chưa đi sâu vào tìm hiểu
chi tiết.


6
- “Cúng xóm (“hamlet workship”) in Hồ Chí Minh city during Tết, the Lunar New
Year Festival “của Patric McAllister (DORISEA Working Paper, ISSUE 11, 2014,
ISSN: 2196-6893) là một bài nghiên cứu về cúng xóm của Patric McAllister về tục cúng
xóm ở khu phố 3, phường Hòa Thành, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh từ năm

2011 đến năm 2013. Bài nghiên cứu đã đi sâu về nguồn gốc, tiến trình, ý nghĩa của tục
cúng xóm. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã thực hiện phỏng vấn và so sánh với tục cúng
xóm ở khu vực khác để thấy sự khác biệt. Nghiên cứu này đã giúp chúng tôi nhiều tư
liệu cũng như có cái nhìn khách quan hơn khi nghiên cứu về tục cúng xóm ở khu vực
Bảy Hiền. Bài báo này chúng tôi đọc nguyên bản và tự dịch sang tiếng Việt, chúng tôi
hiểu theo những kiến thức mình có được trong q trình thực hành trong nghi lễ cúng
xóm nhiều lần.
- Luận văn thạc sĩ “Lễ cúng xóm ở Quảng Nam”, của Hồng Hà Giang (2017) đã
nghiên cứu về tục cúng xóm đầu năm của người Quảng Nam ở huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam. Bên cạnh đó, luận văn cịn có sự so sánh lễ cúng xóm của người Quảng
giữa các khu vực với nhau để thấy sự chuyển biến của lễ cúng này. Đây là những tư liệu
hữu ích cho đề tài của chúng tơi.
Tóm lại những cơng trình nghiên cứu trên tuy chưa có những nghiên cứu trực
tiếp đến tín ngưỡng của người Quảng Nam trong khu vực Bảy Hiền nhưng là những tư
liệu khoa học quý giá, cung cấp những kiến thức và thông tin hữu ích giúp chúng tơi
thực hiện luận văn của mình.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thơng qua việc thực hiện luận văn này, chúng tôi hướng đến các mục tiêu sau:

- Tìm hiểu thực trạng tín ngưỡng của cộng đồng người Quảng tại Thành phố Hồ
Chí Minh, cụ thể là cộng đồng người Quảng ở Bảy Hiền, quận Tân Bình, qua đó nhận
thấy được đặc trưng tín ngưỡng của cộng đồng người Quảng trong đơ thị.

- Tìm hiểu vai trị, chức năng, đặc điểm của tín ngưỡng trong cộng đồng người
Quảng tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và ở Bảy Hiền nói riêng.

- Ngồi ra, thơng qua luận văn chúng tơi muốn quảng bá rộng rãi những phong tục
tín ngưỡng của người Quảng trong khu vực để nhiều người cùng thấy nét đẹp truyền
thống từ đó chung tay bảo tồn, giữ gìn nét văn hóa này.



7

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các loại hình tín ngưỡng của cộng đồng
người Quảng ở khu vực Bảy Hiền. Cụ thể là các loại hình tín ngưỡng như: tín ngưỡng
cộng đồng, tín ngưỡng trong dịng tộc, tín ngưỡng trong gia đình và một số loại hình tín
ngưỡng khác.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về khơng gian: Khơng gian nghiên cứu cụ thể là khu vực Bảy Hiền – quận Tân
Bình – Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tơi chọn khu vực này vì đây là nơi có cộng đồng
người Quảng Nam sinh sống đông và lâu nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Và người
Quảng nơi đây này hầu như vẫn giữ nguyên những giá trị văn hóa truyền thống của q
nhà.
* Về thời gian: Chúng tơi nghiên cứu tín ngưỡng của cộng đồng người Quảng
Nam ở Bảy Hiền trong quá trình hình thành phát triển nhằm làm rõ các loại hình tín
ngưỡng trong khu vực và nghiên cứu sự biến đổi của các tín ngưỡng trong q trình đơ
thị hóa hiện nay

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã thực hiện điền dã nhiều lần tại cộng đồng
người Quảng ở Bảy Hiền trong năm 2019 và 2020. Qua các cuộc điều dã đó, chúng tôi
đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu để thu thập dữ liệu sơ cấp từ cộng đồng như:
* Quan sát tham dự: Chúng tôi thực hiện điền dã tại cộng đồng và tham dự các
buổi lễ cúng: cúng xóm, các lễ cúng, lễ giỗ,… tại cộng đồng người Quảng ở Bảy Hiền
nhằm có cái nhìn thực tế và chính xác cho luận văn của mình
* Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn cơ quan đồn thể

(UBND Phường 11, Quận Tân Bình, quận Tân Bình), những người dân Quảng Nam
sinh sống trong khu vực Bảy Hiền (những người dân sinh sống lâu năm, những vị trong
ban tế lễ, những vị Trưởng tộc, những hộ gia đình có tín ngưỡng..) để có tư liệu cho đề
tài và trả lời được cho câu hỏi nghiên cứu.


8
* Điều tra bảng hỏi: Chúng tôi đã sử dụng 100 bảng hỏi cho các cá nhân để khảo
sát tại cộng đồng. Các bảng hỏi này được khảo sát theo cách chọn mẫu phát triển mầm
(snow ball) và theo chủ đích. Do bởi, với lợi thế là người địa phương, nên việc chọn
mẫu có chủ định giúp chúng tơi rút ngắn được thời gian nghiên cứu. Còn với mẫu phát
triển mầm sẽ giúp chúng tơi có thêm nhiều nguồn tư liệu khác nhau để từ đó có thể so
sánh với những dữ liệu do mẫu chủ định cung cấp.
Ngoài ra, chúng tơi cịn tra cứu dữ liệu nền tảng để có nguồn tư liệu thứ cấp phục
vụ cho việc viết luận văn. Chúng tôi đã tra cứu và đọc các tài liệu liên quan đến đề tài
luận văn từ các nguồn như sách, tạp chí, cơng trình nghiên cứu khoa học, trên internet,…
Khi trình bày nội dung nghiên cứu của mình, chúng tơi ln chú trọng đến hai quan
điểm: emic (quan điểm của người trong cuộc) và etic (quan điểm người ngồi cuộc). Khi
phân tích vấn đề nghiên cứu, chúng tôi hướng đến cách tiếp cận liên ngành như văn hóa
học, nhân học, sử học… để giải thích vấn đề một cách toàn diện hơn.
5.2. Nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu chính từ:
* Nguồn tư liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu này được thu thập từ các cơng trình
nhiên cứu như sách, báo, tạp chí, luận văn, nguồn Internet,…có liên quan đến đề tài.
Ngồi ra, chúng tơi cịn xin các thơng tin, số liệu từ UBND Phường 11, Quận Tân Bình,
Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; cũng như các thơng tin, tài liệu, hình ảnh, từ
người dân tại cộng đồng nghiên cứu.
* Nguồn tư liệu sơ cấp: Do chính chúng tơi thu thập trong quá trình đi điền dã
tại cộng bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như quan sát tham dự, phỏng
vấn sâu, điều tra bảng hỏi,…


6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp cái nhìn hệ thống tồn diện về tín ngưỡng của người Quảng Nam ở Bảy
Hiền, qua đó góp phần làm rõ hơn về đời sống văn hóa tinh thần của người Quảng ở khu
vực này.


9
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc thực hiện đề tài này, chúng tơi hy vọng những nét văn hóa đặc sắc của
người dân xứ Quảng ở Bảy Hiền luôn được gìn giữ và phát huy, đặc biệt thế hệ kế thừa
sẽ có thái độ ứng xử phù hợp với những truyền thống này

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần dẫn luận và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI QUẢNG NAM Ở KHU VỰC BẢY HIỀN.
Ở chương này, chúng tơi trình bày về những khái niệm, đưa ra quan điểm tiếp
cận, lý thuyết của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, và tổng quan về
cộng đồng nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH TÍN NGƯỠNG TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
QUẢNG NAM Ở KHU VỰC BẢY HIỀN.
Nội dung của chương này sẽ giới thiệu các hình thức tín ngưỡng của cộng đồng
dân cư trong khu vực bao gồm: lễ cúng xóm, tín ngưỡng thờ cúng các anh hùng liệt sĩ
(miếu liệt sĩ), thờ cúng họ tộc, tín ngưỡng thờ tổ tiên, ơng bà, thờ ông Thần Tài – Thổ
Địa, thờ Ông Táo, thờ Thiên, giỗ Tổ nghề, một số tín ngưỡng khác: thờ Mơn thần, tín
ngưỡng trấn trạch, tín ngưỡng cúng cơ hồn (2& 16 âm lịch hằng tháng, 15/7 âm lịch),
tín ngưỡng dân gian trong sinh hoạt như (lễ cúng đầy tháng, lễ cúng thôi nôi, lễ động
thổ, lễ cúng nhà mới, lễ cúng tất niên,lễ cúng giao thừa, lễ cúng khai trương đầu năm).

Bên cạnh đó cũng đồng thời nêu ra những xu hướng biến đổi hiện nay ảnh hưởng đến
tín ngưỡng của địa bàn nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN
NGƯỠNG TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI QUẢNG NAM Ở KHU VỰC BẢY HIỀN
Trong chương này sẽ tiến hành phân tích vai trị, chức năng và đặc điểm của tín
ngưỡng trong đời sống người dân Quảng Nam ở Bảy Hiền.


10

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI QUẢNG NAM Ở KHU VỰC BẢY HIỀN

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Các khái niệm

1.1.1.1. Tín ngưỡng
“Tín ngưỡng”, tiếng Anh là belief với nghĩa danh từ là: “lòng tin, đức tin, tín
ngưỡng”, (Phạm Duy Uyên, Bùi Thị Tuyết Nhung và Nghiêm Thế Di,1999, tr.119),
tiếng Pháp là Croyance, có nghĩa là tin vào điều gì đó và thơng thường hay được dùng
để chỉ niềm tin tôn giáo (croyance religieuse) (Hà Văn Tăng – Trương Thìn, 20??, tr.50).
Lý giải rộng ra, “tín ngưỡng” là niềm tin, hy vọng của con người được gửi gắm để thốt
khỏi sự khó khăn và tìm sự bình an về tinh thần.
Hiện nay, quan điểm giải thích về khái niệm tín ngưỡng rất nhiều, đa dạng, phong
phú và được các nhà nghiên cứu nhìn nhận, phân tích dưới nhiều phương diện:
* Tín ngưỡng được hiểu là tơn giáo
Theo quan điểm này, giữa tín ngưỡng và tơn giáo khơng có sự tách biệt, tín
ngưỡng được xem là niềm tin tôn giáo, là yếu tố cơ bản nhất của mọi tơn giáo, vì vậy
giữa tín ngưỡng với tơn giáo khơng thể có sự tồn tại độc lập (Nguyễn Ngọc Mai, 2017).

Do đó, trong Từ điển Việt Nam Phổ Thơng của Đào Văn Tập giải nghĩa: “Tín ngưỡng là
lịng tin tưởng và ngưỡng mộ đối với một tơn giáo hay một chủ nghĩa” (Toan Ánh,1991,
tr.12). Tương tự như vậy, trong Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa
(2007) cũng đề cập: “Tín ngưỡng là lịng tin và sự tơn thờ một tơn giáo” (tr.871). Đặng
Nghiệm Vạn (2005) đã viết trong quyển Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt
Nam:
“Tín ngưỡng có thể hiểu theo hai nghĩa: khi chúng ta nói đến tự do tín ngưỡng,
người nước ngồi có thể hiểu đó là niềm tin nói chung (belief, lelieve, croyance)
hay niềm tin tơn giáo (belief, believe, croyance riligieuse), khi hiểu tín ngưỡng
là niềm tin thì có một phần ở ngồi tơn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo (belief,


11
believer theo nghĩa hẹp croyance riligieuse) thì tín ngưỡng chính là một bộ phận
chủ yếu nhất cấu thành của tôn giáo” (tr.87- 88).
Đặng Nghiêm Vạn (2005) cho rằng: “Niềm tin tơn giáo hay tín ngưỡng là niềm
tin chắc chắn có thật, là một niềm tin mang tính chủ quan, trực giác, không cần lý giải
một cách khoa học. Người nào muốn theo một tôn giáo nhất định, trước hết phải có niềm
tin” (tr.97).
Trong cơng trình Tín ngưỡng – Mê tín của Hà Văn Tăng – Trương Thìn (20??)
cũng xem tín ngưỡng đồng nhất với tôn giáo, khi cho rằng: “những tín ngưỡng lớn như
tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mà với quan điểm của tôn giáo học
hiện đại, cũng có thể gọi đó là các tơn giáo” (tr.17). Hay quan điểm của Leopold Cadiere
- một học giả phương Tây đầu thế kỷ XX – nghiên cứu ở Việt Nam cũng lý giải “việc
thờ cúng thần thánh, vong linh tổ tiên ông bà của người Việt cũng là một loại tôn giáo”
(Đỗ Trinh Huệ, 1997, tr.37-38).
Như vậy, với quan điểm này, tơn giáo và tín ngưỡng được xem là một. Đó là sự
thể hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người vào một thế lực siêu nhiên trong trời đất
như Thượng đế, Phật, Thần, Thánh,...Bản chất của niềm tin trong tín ngưỡng là khẳng
định sự tồn tại và sự cứu giúp của thần thánh đối với con người, có chức năng giải quyết,

cứu rỗi, xoa dịu nỗi đau hiện thực của con người, hướng con người tới sự giải thoát về
mặt tinh thần. Theo Đặng Nghiêm Vạn (2000):
“Tôn giáo nào cũng bao gồm một hệ thống niềm tin được hình thành do những
tình cảm thơng qua những hành vi tôn giáo biểu hiện rất khác nhau… được quy
định bởi một nội dung mang tính siêu thực (hay siêu nghiệm) nhằm tập hợp những
thành viên trong một cộng đồng tức có tính xã hội” (tr.43).
Niềm tin hay tín ngưỡng, nội dung hay giáo lý, cộng đồng hay tổ chức là những
yếu tố cấu thành của tôn giáo. Ba yếu tố này đóng vai trị chính trong tơn giáo, tín
ngưỡng. Trong đó, niềm tin hay tín ngưỡng là yếu tố quyết định nhất.
* Tín ngưỡng hồn tồn khác và độc lập với tôn giáo
Quan điểm này tách biệt rõ ràng giữa tín ngưỡng và tơn giáo, thậm chí cho rằng
tín ngưỡng như một cấp độ thấp của tơn giáo (Nguyễn Ngọc Mai, 2017). Theo Nguyễn
Duy Hinh (1996) trong quyển Tín ngưỡng Thành Hồng Việt Nam: “trong tình hình
cuộc tranh luận về định nghĩa tín ngưỡng và tơn giáo chưa đưa ra một kết luận tương


12
đối được nhiều người chấp nhận, thì sử dụng khái niệm tín ngưỡng như biểu hiện thấp
hơn tơn giáo trong khi nghiên cứu các hiện tượng tôn giáo là điều cần thiết” (tr.337).
Ơng cho rằng nói đến “tín ngưỡng” là đề cập đến sản phẩm tinh thần của con người, chỉ
tình cảm, khơng phải là hành vi tơn giáo; cịn nói đến “tơn giáo” cần phải hiểu theo hai
nghĩa: nghĩa rộng chỉ các hiện tượng tơn giáo, cịn nghĩa hẹp chỉ các tơn giáo lớn thể
chế hóa cao độ (tr.336 – 337).
Trần Ngọc Thêm (2000) khẳng định sự khác biệt giữa tín ngưỡng với tơn giáo
trong quyển sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của ơng, khi cho rằng:
“Khi đời sống và trình độ hiểu biết cịn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào
những thần thánh mà họ tưởng tượng ra. Từ tự phát lên tự giác theo con đường
quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường - tín ngưỡng trở thành tơn
giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do mạnh về tư duy tổng hợp mà thiếu óc phân
tích nên các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển biến hoàn toàn được thành tơn giáo

theo đúng nghĩa của nó - mới có những mầm móng của những tơn giáo như thế đó là đạo Ơng Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi các tơn giáo thế giới như Phật giáo, Đạo
giáo, Kitô giáo du nhập vào và đến thời điểm giao lưu với phương Tây, các tôn
giáo dân tộc (như Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo) mới xuất hiện” (tr.263).
Nguyễn Đức Lữ (1999) cũng nhận định tín ngưỡng và tơn giáo là hai khái niệm
hồn tồn khác nhau. Ơng đã giải thích sự khác nhau giữa tơn giáo và tín ngưỡng:
“Tơn giáo có giáo lý với những hệ thống, những quan điểm về thế giới quan
nhân sinh quan với những tín điều phản ánh niềm tin ấy, có giáo luật với những
điều cấm kị, răn dạy, có giáo lễ với những nghi thức thờ phụng, có tổ chức giáo
hội với đội ngũ, chức sắc, số lượng tín đồ và hệ thống tổ chức nhất định, trong
khi đó, tín ngưỡng phản ánh niềm tin, đức tin của con người về một chủ thuyết,
một lực lượng nào đó” (tr.30 – 32).
Ngơ Đức Thịnh (2001) trong quyển sách Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở
Việt Nam đã có sự phân biệt giữa tín ngưỡng và tơn giáo như sau: (tr.18)


13
Tín ngưỡng
Chưa có hệ thống giáo lý, mà chỉ mới có
các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết

Tơn giáo
Hệ thống giáo lý, kinh điển thể hiện
quan niệm vũ trụ và nhân sinh truyền thụ
qua học tập ở các tu viện, thánh đường

Chưa thành hệ thống thần điện còn mang Thần điện đã thành hệ thống dưới dạng
tính chất đa thần

đa thần hay nhất thần giáo


Còn hòa nhập giữa thế giới thần linh và Tách biệt thế giới thần linh và con người,
con người. Chưa mang tính cứu thế

xuất hiện hình thức “cứu thế”

Gắn với cá nhân và cộng đồng làng xã, Tổ chức giáo hội, hội đoàn khá chặt chẽ,
chưa thành giáo hội

hình thành hệ thống giáo chức

Nơi thờ cúng cịn phân tán và chưa thành Nơi thờ cúng riêng, nghi lễ thờ cúng chặt
qui ước chặt chẽ
Mang tính chất dân gian, sinh hoạt của
dân gian, gắn với đời sống nông dân

chẽ (chùa, nhà thờ, thánh đường)
Khơng mang tính dân gian, có chăng chỉ
là sự biến dạng theo kiểu dân gian hóa,
như Phật giáo dân gian

Năm 2004, Nhà Nước ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tơn giáo số 21/2004/PLUBTVQH11 ngày 18 tháng 6 năm 2004, trong đó khoản 1 điều 3 qui định về tín ngưỡng:
“Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và
tơn vinh những người có cơng với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh,
biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu
biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội” (UBTVQH,
2004).
Khoản 5 điều 3 đề cập về tôn giáo: “hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực
hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo” (UBTVQH, 2004).
Đến năm 2016, Luật Tín ngưỡng, Tơn giáo ra đời; trong đó, khoản 1 điều 2 định
nghĩa: “tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn

liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá
nhân và cộng đồng.” (Quốc hội, 2016, tr.8); Khoản 5 điều 2 định nghĩa: “Tôn giáo là
niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng
tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.” (Quốc hội, 2016, tr.8).


14
Như vậy, bên cạnh việc hiểu tín ngưỡng như là tơn giáo, cịn có cách hiểu khác
là tín ngưỡng khơng phải tôn giáo mà ở mức độ thấp hơn tôn giáo. Nhưng cho dù hiểu
theo ý nào thì tín ngưỡng vẫn thể hiện yếu tố là niềm vào thế giới siêu nhiên của con
người, là nơi con người dựa vào để tìm sự bình n cho tinh thần. Theo Đồn Triệu
Long (2014), trong tâm thức người Việt, tín ngưỡng giữ vai trò quan trọng trong đời
sống tâm linh của họ cho dù sự du nhập của các tôn giáo ngoại lai rất mạnh mẽ. Một
người vừa có thể đến chùa và cũng có thể đến phủ, miễn những hoạt động này mang lại
sự thỏa mãn và thanh thản cho tinh thần của họ. Tín ngưỡng và tơn giáo là để phục vụ
cho những nhu cầu về tinh thần của họ trong cuộc sống (tr.5- 6). Tín ngưỡng đóng góp
việc hình thành nên các giá trị truyền thống của văn hoá và tính cách dân tộc, kết nối
cộng đồng, thúc đẩy việc bảo tồn bản sắc văn hóa. Như Nguyễn Đức Lữ (2007) khẳng
định trong quyển sách Góp phần tìm hiểu văn hóa dân gian ở Việt Nam là:
“Thờ cúng tổ tiên mang nhiều hàm ý, không chỉ tự giới hạn thờ cúng những người
có cơng sinh dưỡng đã khuất (những người có cùng huyết thống), mà thờ cả
những người có cơng với cộng đồng làng xã, đất nước. Bởi vì trong tâm linh
người Việt Nam, khó tách gia đình, làng xóm và Tổ quốc. Kính hiếu với tổ tiên
là kính hiếu với mẹ Âu Cơ, với Vua Hùng đã có cơng dựng nước. Lịng u nước,
lịng tự hào dân tộc là giá trị đạo đức quý báu xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng
lẽ sống của người Việt Nam” (tr.21).
Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng nội hàm của khái niệm tín ngưỡng mang
tính độc lập với tơn giáo. Bởi vì theo chúng tơi, tín ngưỡng nhìn ở khía cạnh nào đó vẫn
khác so với tơn giáo, mặc dù nó vẫn chứa đựng các yếu tố như: là nơi con người gửi
gắm những niềm tin, hy vọng, chỗ dựa của con người khi gặp những khó khăn trong

cuộc sống; và là một phần quan trọng trong đời sống xã hội của con người.
* Các loại hình tín ngưỡng của người Quảng ở Bảy Hiền:
Trong luận văn, chúng tôi nghiên cứu các loại hình tín ngưỡng của người
Quảng ở Bảy Hiền theo các hình thức: tín ngưỡng của cộng đồng, tín ngưỡng trong dịng
tộc và tín ngưỡng trong gia đình.
1.1.1.2. Cộng đồng
Tô Duy Hợp & Lương Hồng Quang (2000) đã cho là:


15
“Tương quan giữa cá nhân-giữa người này với những người khác,tương
quan này chặt chẽ mật thiết. Có sự liên hệ, ràng buộc giữa các thành viên,
thiên về hoàn thành các cơng việc chung, hình thành các tình cảm gắn bó
với nhau. Có sự dấn thân giữa các thành viên, phấn đấu gìn giữ, phát triển
các giá trị chung (tinh thần và vật chất) được coi là cao cả, có ý nghĩa vì
lợi ích chung. Mọi thành viên trong cộng đồng có ý thức gắn bó, đồn kết
với nhau” (tr.106-107).
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng dành cho học sinh của Nhà xuất bản Hồng
Đức (2016), cộng đồng là “toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau,
gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội” (mục bảng chữ cái C).
Như vậy có thể hiểu, cộng đồng là một tập thể mà trong đó các thành viên gắn
bó với nhau bởi những giá trị chung. Những giá trị này bao gồm: địa lý, kinh tế và văn
hóa, tộc người, tơn giáo- tín ngưỡng… Trong đó yếu tố văn hóa, tơn giáo - tín ngưỡng
đóng vai trị quan trọng đối với mỗi cộng đồng người, vì giữ vai trị gắn kết cộng đồng
trên cơ sở cùng niềm tin và cùng hành vi văn hóa lẫn tín ngưỡng, tơn giáo. Thực tế cho
thấy ở Việt Nam có những cộng đồng tín ngưỡng, tơn giáo tồn tại và phát triển mạnh
mẽ như: cộng đồng Islam, cộng đồng Baha’i, cộng đồng Công giáo…
Khái niệm cộng đồng cũng có thể hiểu khi chỉ một nhóm, một tập thể, nhóm xã
hội có tính cộng đồng với rất nhiều loại (thể) có quy mơ khác nhau (Huỳnh Thị Thảo
Nguyên, 2019, tr.13) và trong đơn vị tổ chức xã hội ở Việt Nam, gia đình, gia tộc, xóm,

làng, xã, thơn, ấp… cũng có thể được xem là cộng đồng. Trần Ngọc Thêm (2000) đã
tổng hợp các hình thức cơ cấu xã hội cổ truyền theo dạng cộng đồng như sau:
- “Tập hợp theo huyết thống: Gia đình và họ tộc. Những người cùng quan hệ
huyết thống gắn bó mật thiết với nhau sẽ tạo thành Gia đình và có đơn vị lớn hơn là Gia
tộc. Gia tộc là một cộng đồng gắn bó đóng vai trị quan trọng trong đời sống của người
Việt Nam.
- Tập hợp theo địa bàn cư trú: xóm và làng. Những người sống gần nhau có xu
hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Mối liên kết này chính là làng, xóm. Người Việt có
câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” ý nói khơng thể thiếu được bà con lối xóm
trong cuộc sống của họ.


16
- Tập hợp theo nghề nghiệp và sở thích: Phường và Hội. Trong một làng có những
người có cùng nghề nghiệp khác với những người còn lại trong làng sẽ liên kết chặt chẽ
với nhau tạo thành tổ chức theo nghề nghiệp gọi là Phường (phường gốm, phường vải,
phường nón, phường chăn trâu, phường cắt cỏ, phường chèo…). Bên cạnh Phường để
liên kết những người cùng nghề, cịn có Hội là tổ chức nhằm liên kết những người cùng
sở thích, cùng thú vui, cùng đẳng cấp (vd: hội bô lão, hội tư văn, hội cờ tướng, hội võ,
hội chọi gà…)
- Tập hợp người theo truyền thống nam giới: Giáp. Đặc điểm của Giáp là chỉ có
đàn ơng tham gia vào Giáp và mang tính chất “cha truyền con nối”. Giáp là tổ chức có
nhiều nghĩa vụ và quyền lợi nhất trong cơ cấu xã hội cổ truyền
- Tập hợp theo bộ máy hành chính: thơn và xã. Về mặt hành chính, làng được gọi
là xã (đơi khi một xã cũng có thể gồm vài làng), xóm được gọi là thơn (đơi khi một thơn
cũng có thể có vài xóm)” (tr.201 - 213).
Ơng cũng nhấn mạnh sự đồng nhất trong tính cộng đồng: đồng tộc, đồng niên,
đồng nghề, đồng hương và cho là vì đồng nhất nên người Việt Nam ln đồn kết, tương
trợ lẫn nhau, ln có tính tập thể và có nếp sống dân chủ, bình đẳng (tr.219).
Mỗi cộng đồng đều có một bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên tính đa dạng

của văn hóa quốc gia. Việt Nam có 54 dân tộc anh em vì vậy đã tạo một nền văn hóa
phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh như phong tục, lễ hội, tín ngưỡng, tơn
giáo, ngơn ngữ, văn học, nghệ thuật…
Trong mỗi cộng đồng, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng ln được đề cao.
Cá nhân là số ít, là một cá thể với những suy nghĩ và cuộc sống riêng. Cộng đồng được
hình thành khi có nhiều cá nhân cùng tham gia, trong cá nhân có cộng đồng, trong cộng
đồng có cá nhân. Một cộng đồng mạnh khi có nhiều cá nhân xuất sắc, một tổ chức ổn
định thì đời sống cá nhân cũng ổn định, vững vàng.
Trong đề tài nghiên cứu này, cộng đồng người Quảng Nam ở Bảy Hiền phù hợp
với các nguyên lý trên: đồng hương (cùng nguyên quán Quảng Nam), chức năng (nghề
nghiệp truyền thống của người dân Quảng Nam trong khu vực là nghề dệt), tín ngưỡng
- tơn giáo (Phật giáo chiếm vai trị chủ đạo trong tín ngưỡng, thờ tổ tiên, ơng bà, trong
cộng đồng có tục cúng xóm và các tín ngưỡng, tập tục khác,…), vừa có gia đình, dịng
họ, lối xóm sinh sống gần nhau.


×