Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Yếu tố phụ hệ trong hôn nhân của người stiêng ở phước long , bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐIỂU ĐIỀU

YẾU TỐ PHỤ HỆ TRONG HÔN NHÂN
CỦA NGƢỜI STIÊNG Ở PHƢỚC LONG, BÌNH PHƢỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUN NGÀNH VĂN HĨA HỌC
MÃ NGÀNH: 8229040

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS.BUÔN KRÔNG TUYẾT NHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐIỂU ĐIỀU

YẾU TỐ PHỤ HỆ TRONG HÔN NHÂN
CỦA NGƢỜI STIÊNG Ở PHƢỚC LONG, BÌNH PHƢỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUN NGÀNH VĂN HĨA HỌC
MÃ NGÀNH: 8229040

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS.BUÔN KRÔNG TUYẾT NHUNG


Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN DANH DỰ
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ "Yếu tố phụ hệ trong hôn nhân của người
Stiêng ở Phước Long, Bình Phước" là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Những số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực. Việc trích dẫn có nguồn gốc, rõ
ràng. Kết quả nghiên cứu chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nào
khác. Trong q trình nghiên cứu, hồn thiện luận văn, tơi tn thủ đúng theo Quyết
định số 02/QĐ-XHNV-TTPC-SĐH, ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Hiệu trƣởng
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh) "Về việc ban hành Quy định trích dẫn và chống đạo văn".
Tác giả luận văn

Điểu Điều


ii

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS.Buôn
Krông Tuyết Nhung, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn luận văn, đặc biệt đã khích lệ tơi
xác định mục tiêu học tập và dự thi vào Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy các chuyên đề
của ngành Văn hóa học, các thầy cơ trong Khoa Văn hóa học, lãnh đạo Phòng sau
Đại học, lãnh đạo Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập.

Đồng thời, xin cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Thƣờng trực tỉnh ủy, Thƣờng
trực HĐND, UBND tỉnh đã xem xét, quyết định cho đi học và tạo điều kiện trong
quá trình học. Cảm ơn Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng; UBND huyện Cát Tiên, tỉnh
Lâm Đồng và Phòng Dân tộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã đón tiếp và hỗ trợ
số liệu về ngƣời Stiêng; Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông,
Ban Dân tộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh đã giúp đỡ,
cung cấp số liệu trong quá trình thu thập số liệu.
Chân thành cảm ơn Trƣờng Dân tộc nội trú tỉnh Bình Phƣớc và Trƣờng Dân
tộc nội trú huyện Bù Gia Mập, các trƣởng thơn, già làng, ngƣời uy tín và cộng đồng
Stiêng đã cung cấp số liệu quan trọng trong quá trình viết luận văn.
Cảm ơn bạn bè và gia đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong
q trình học tập và nghiên cứu.
Do điều kiện về thời gian, chắc chắn luận văn không tránh khỏi thiếu sót, rất
mong nhận đƣợc sự chia sẻ của quý thầy, cô và các bạn.
Trân trọng.
Tác giả luận văn

Điểu Điều


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN DANH DỰ .................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DẪN NHẬP ................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích của việc nghiên cứu ................................................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................2

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ...........................................................10
7. Bố cục của luận văn ..............................................................................................11
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................13
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................13
1.1.1. Một số khái niệm .............................................................................................13
1.2. Khái quát về ngƣời Stiêng ở Phƣớc Long, tỉnh Bình Phƣớc .............................25
1.2.1. Vài nét về thị xã Phƣớc Long..........................................................................25
1.2.2. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................26
1.2.3. Lịch sử tộc ngƣời và tộc danh Stiêng ..............................................................27
1.2.4. Phân bố dân cƣ ................................................................................................32
1.2.5. Vài nét về hoạt động kinh tế truyền thống của ngƣời Stiêng ở Phƣớc Long..33
1.2.6. Văn hóa -xã hội ...............................................................................................38
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................43
CHƢƠNG 2. YẾU TỐ PHỤ HỆ TRONG HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƢỜI STIÊNG Ở PHƢỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƢỚC...................................44
2.1. Yếu tố phụ hệ trƣớc hôn nhân ............................................................................44
2.1.1. Nam giới chủ động chọn bạn đời ....................................................................44
2.1.2. Nam giới chủ động tỏ tình...............................................................................44
2.1.3. Nam giới chủ động “ngủ thăm” với bạn gái trƣớc hôn nhân ..........................46


iv

2.1.4. Nam giới chủ động trong việc kết nối với gia đình bạn đời trƣớc hơn nhân ..48
2.1.5. Nam giới chủ động quyết định kết hơn ...........................................................50
2.2. Tiêu chí chọn vợ, chọn chồng ............................................................................51
2.2.1.Tiêu chí về độ tuổi kết hơn ...............................................................................51
2.2.2. Tiêu chí về nguồn gốc, lai lịch của nam nữ Stiêng khi kết hơn ......................54

2.2.3. Tiêu chí về sức khỏe, kỹ năng sống ................................................................58
2.3. Yếu tố phụ hệ trong hệ thống nghi lễ cƣới hỏi ..................................................64
2.3.1. Vai trò của các chủ thể ....................................................................................64
2.3.1.1. Vai trò của cha mẹ nhà trai và ngƣời đại diện (ông mai mối) trong lễ dạm
hỏi (ng'gơr măt hay mơq măt) ..................................................................................64
2.3.1.2. Vai trò của cha mẹ nhà trai và ngƣời đại diện (ông mai mối) trong lễ hỏi
(ơp sai) ......................................................................................................................67
2.3.1.3.Vai trị của cha mẹ nhà trai và ngƣời đại diện (ngƣời làm chứng: kơn
draanh trong lễ cƣới (ta kơ liêr sai) ..........................................................................71
2.3.1.4. Sự quyết định của con trai trong cƣới, hỏi .................................................73
2.3.2. Nghi thức giao, nhận và sự biến động sính lễ sau lễ cƣới.............................74
2.3.2.1. Việc giao, nhận sính lễ trong lễ cƣới truyền thống ....................................74
2.3.2.2. Sự biến động sính lễ sau lễ cƣới .................................................................76
2.3.2.3 Những tác động đến xã hội, tâm lý phía nhà gái sau lễ cƣới ......................79
2.4. Yếu tố phụ hệ qua các quy định sau lễ cƣới ......................................................79
2.4.1. Những thỏa thuận sau lễ cƣới .........................................................................79
2.4.2. Cƣ trú sau lễ cƣới ............................................................................................81
2.4.3. Các quy định bảo vệ hôn nhân ........................................................................81
2.4.4. Các hình thức xử phạt khi vi phạm những quy định trong hôn nhân .............84
2.4.5. Vấn đề ly hôn và phân chia tài sản, con cái ....................................................86
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................88
CHƢƠNG 3. SỰ BIẾN ĐỔI YẾU TỐ PHỤ HỆ TRONG HÔN NHÂN TRUYỀN
THỐNG CỦA NGƢỜI STIÊNG Ở PHƢỚC LONG, BÌNH PHƢỚC ....................90
3.1. Những khía cạnh biến đổi của yếu tố phụ hệ trong hôn nhân ............................90


v

3.1.1. Sự biến đổi về tuổi kết hôn .............................................................................90
3.1.2. Sự biến đổi về tiêu chí chọn vợ, chọn chồng ..................................................92

3.1.4. Biến đổi về hình thức hơn nhân ......................................................................96
3.1.5. Biến đổi trong thực hành nghi lễ cƣới, hỏi .....................................................97
3.1.6. Biến đổi về sính lễ...........................................................................................99
3.1.7. Biến đổi về hình thức cƣ trú sau lễ cƣới .......................................................101
3.2. Các nhân tố làm biến đổi yếu tố phụ hệ trong hôn nhân truyền thống của ngƣời
Stiêng ở Phƣớc Long, tỉnh Bình Phƣớc .................................................................102
3.2.1. Sự biến đổi về thiết chế tổ chức xã hội .........................................................102
3.2.2. Sự tác động của pháp luật .............................................................................106
3.2.3. Tác động từ chính sách giáo dục và đào tạo ...................................................108
3.2.4. Tác động của tiếp biến văn hóa tộc ngƣời ....................................................110
3.2.5. Tác động của tôn giáo ...................................................................................112
Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................115
KẾT LUẬN .............................................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................121
CÁC BÀI BÁO, CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN..
........................................................................................................................129
PHỤ LỤC: CÁC TƢ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ...............................131
Phụ lục 1. Những câu chuyện sƣu tầm liên quan đến ngƣời Stiêng ở Phƣớc Long,
tỉnh Bình Phƣớc.......................................................................................................131
Phụ lục 2. Danh sách ngƣời Stiêng thôn 7, xã Long Giang, Phƣớc Long kết hôn với
dân tộc khác và ngƣời làng khác .............................................................................136
Phụ lục 3. Nhật ký điền dã ......................................................................................139
Phụ lục 4. Một số hình ảnh liên quan đến luận văn ................................................141


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND


Hội đồng Nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐHQGTPHCM

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

CĐSP

Cao đẳng sƣ phạm

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

DTTS

Dân tộc thiểu số


DTNT

Dân tộc nội trú

BLHS

Bộ Luật Hình sự

NXB

Nhà xuất bản

Tr

Trang

Ngồi ra, trong một số trƣờng hợp đặc biệt, luận văn có chú thích ngay dƣới
cuối trang viết.


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi tộc ngƣời có q trình lịch sử hình thành, phát triển trong mơi trƣờng tự
nhiên và xã hội nhất định tạo nên những đặc trƣng về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trong đó, hôn nhân là cơ sở, nền tảng tạo nên gia đình, tổ chức xã hội, mối quan hệ
xã hội đặc biệt của mỗi cộng đồng tộc ngƣời, đồng thời hôn nhân còn là yếu tố
quyết định đến vị thế cá nhân và tạo nên sự phát triển của mỗi gia đình trong xã hội.
Tác giả Mạc Đƣờng (1985), phát biểu rằng: "Mối quan hệ nam giới và nữ giới trong

hôn nhân và gia đình thực chất là những mối quan hệ của một cấu trúc xã hội nhỏ
trong một xã hội lớn hơn"(tr.29). Tác giả Ngô Văn Lệ (2010), nêu: "Hôn nhân
không chỉ thuần túy là sự kết hợp giới tính mà cịn thể hiện những sắc thái văn hóa
của một tộc người" (tr.241).
Tƣơng tự nhƣ các tộc ngƣời khác, hôn nhân của ngƣời Stiêng chứa đựng
những giá trị văn hóa đặc trƣng, thể hiện tâm lý, tình cảm con ngƣời trƣớc và trong
hôn nhân, biểu hiện qua những quan niệm, ngun tắc, nghi lễ và các hình thức hơn
nhân đƣợc quy định trong luật tục. Tác giả Mạc Đƣờng (1985), viết: "Mối quan hệ
nam nữ trong hôn nhân và gia đình biểu hiện đặc trưng người Stiêng, đồng thời
biểu hiện đặc trưng của tổ chức xã hội ở người Stiêng cổ truyền" (tr.29-30). Xã hội
tộc ngƣời Stiêng là một xã hội song hệ, "vừa có đặc điểm mẫu hệ, vừa có đặc

điểm phụ hệ (Hồng Nam, 1997, tr.57), trong đó ngƣời Stiêng ở Phƣớc Long
theo chế độ phụ hệ, ít bị ảnh hƣởng bởi văn hóa tộc ngƣời khác.
Yếu tố phụ hệ trong xã hội truyền thống của ngƣời Stiêng là một đặc trƣng
văn hóa khơng chỉ chi phối đến hơn nhân của ngƣời Stiêng mà cịn thể hiện đặc
điểm giới trong mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ. Trong bối cảnh hiện nay, sự
tác động của kinh tế - xã hội, tác động của chính sách, giao lƣu và tiếp biến văn hóa
tộc ngƣời, ảnh hƣởng của tôn giáo đã làm biến đổi đến yếu tố phụ hệ trong hôn
nhân của tộc ngƣời Stiêng.
Trong những năm qua, việc cụ thể hóa những chủ trƣơng, chính sách dân tộc


2

đối với ngƣời Stiêng nói chung đã đƣợc các cấp, các ngành và địa phƣơng triển khai
tổ chức thực hiện tốt. Tuy nhiên, do chƣa am hiểu văn hóa nói chung, tập qn, đặc
trƣng hơn nhân của ngƣời Stiêng nói riêng nên việc thực hiện chính sách dân tộc ở
địa phƣơng cịn những hạn chế, bất cập. Vì vậy, nghiên cứu yếu tố phụ hệ trong hôn
nhân không chỉ nhằm góp phần làm rõ thêm các đặc trƣng trong hơn nhân, tổ chức

xã hội cổ truyền, góp phần vào việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa của
ngƣời Stiêng, thực hiện hiệu quả hơn các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho
cộng đồng ngƣời Stiêng mà cịn là tƣ liệu góp phần hiểu rõ hơn về hơn nhân, gia
đình, văn hóa, xã hội của ngƣời Stiêng ở Bình Phƣớc nói chung và ở Phƣớc Long
nói riêng.
Là một thành viên của cộng đồng ngƣời Stiêng, từ lâu bản thân ln ý thức
đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa của tộc ngƣời mình. Từ ý thức của bản thân,
cùng với kiến thức có đƣợc trong quá trình làm việc và học tập, bản thân mong
muốn tìm hiểu và làm rõ hơn yếu tố phụ hệ trong hơn nhân (những giá trị văn hóa)
của ngƣời Stiêng. Đồng thời, làm rõ hơn sự khác biệt trong hôn nhân của ngƣời
Stiêng với một số tộc ngƣời khác. Từ những lý do trên, tôi chọn Đề tài “Yếu tố phụ
hệ trong Hôn nhân của người Stiêng ở Phước Long, Bình Phước” làm luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ ngành Văn hóa học.
2. Mục đích của việc nghiên cứu
Nghiên cứu một cách có hệ thống yếu tố phụ hệ và những biến đổi của nó qua
quan niệm, các ngun tắc, hình thức, nghi lễ trong hôn nhân của ngƣời Stiêng ở
Phƣớc Long, tỉnh Bình Phƣớc góp phần làm rõ vị trí, vai trị giới và giá trị văn hóa
của ngƣời Stiêng đƣợc thể hiện qua hôn nhân.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Các nghiên cứu trước năm 1975
Ở Việt Nam, những tài liệu đƣợc biết sớm nhất về lịch sử tộc ngƣời Stiêng1 là
những ghi chép trong cơng trình "Xương Tinh Thành"(đƣợc trích dẫn bởi Nguyễn
1

Theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ, ngày 02/3/1979, của Tổng Cục Thống kê, tộc danh của
ngƣời Stiêng đƣợc viết là “Xtiêng”. Còn ngƣời Stiêng tự gọi mình là Bơl Sdiêng. Trong Luận văn
này, tộc danh Stiêng sẽ đƣợc dùng thay cho tộc danh “Xtiêng”.


3


Đình Đầu, 1991, tr.153), nằm ở phía Bắc Sơng Bé 2. Địa danh đƣợc ghi bằng chữ
Hán trên bản đồ "Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ" vẽ thời Minh Mạng, trích trong
"Hồng Việt Địa Dư Chí" của Phan Huy Chú, in lần thứ nhất Minh Mạng thứ 14
(1833), in lần thứ hai năm 1907 (đƣợc trích dẫn bởi Nguyễn Đình Đầu, 1991,
tr.153). "Xương Tinh" là địa danh của ngƣời Xtiêng có lẽ đƣợc phiên âm theo Hán
Nơm. Cịn "Thành" là để chỉ một thủ phủ có đặc điểm cƣ dân khác với cƣ dân ở
trong làng (poh), là thủ đô của một tiểu quốc. Tiểu quốc "Xương Tinh" đƣợc coi là
phiên quốc nhỏ nằm trong bản đồ Đại Nam đƣơng thời. Địa danh "Nƣớc Xtiêng"
cũng ghi trên bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ của Tabert đƣợc ấn hành năm
1838"3 (đƣợc trích dẫn bởi Nguyễn Đình Đầu, 1991, tr.153).
Đại Nam Nhất Thống Chí (2006), Quốc Sử quán triều Nguyễn thời Minh
Mạng (1820-1840), có đề cập đến việc nhà Nguyễn ban các họ: Sơn, Lâm, Hồng,
Nhạn, Ngƣu, Mã...cho các "thổ dân" ở Bắc Trấn Biên (tr.43)4. Nếu dịch sang chữ
Hán thì họ "Nhạn" có lẽ chính là họ "Điểu" của ngƣời Stiêng và một số tộc ngƣời
khác nhƣ Mnông, Chơro5.
Những nét sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán và phƣơng thức canh tác
dựa vào tự nhiên đã đƣợc ghi rõ trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí (2006), sách
mơ tả rằng: "Người thổ dân thì khơng biết chữ, đốt rẫy làm ăn, gác sàn mà ở, không
nhớ ngày tháng. Khi gặt hái xong thì hội họp ăn uống, đánh trống, đánh chiêng
cùng nhau vui thích, gọi là ngày tết" (tr.48).
Ngoài ghi chép về nếp sinh hoạt, phong tục và sản xuất nông nghiệp, trong
những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX việc nghiên cứu văn hóa, ngơn ngữ của
ngƣời Stiêng đƣợc các học giả nƣớc ngoài quan tâm. Tác giả ngƣời phƣơng Tây
(sau Tabert, 1838) nghiên cứu cơ bản nhất về ngƣời Stiêng đó là R.PH.Azémar, với
cơng trình khá đồ sộ. Bởi, trong điều kiện lúc bấy giờ, vấn đề đi lại, cơng tác phối
2

Nguyễn ĐỗTrung(1984).Di tích thành đất trịn ở Lộc Ninh (Sơng Bé), trong kỷ yếu văn hóa Ĩc Eo
và các văn hóa cổ ở đồng bằng sơng Cửu Long, sở Văn hóa và Thơng tin An Giang, Long Xuyên.

3
An Nam Đại Quốc Họa Đồ, cỡ 50cmx90cm, trích từ Từ điển La tinh Việt của Tabert xuất bản năm
1938.
4
Phƣớc Long, tỉnh Bình Phƣớc thời nhà Nguyễn thuộc Bắc Trấn Biên.
5
Tác giả Nguyễn Đình Đầu (1991), cho rằng dân tộc Xtiêng, Mạ nhóm có họ Mã (tr.148).


4

hợp với ngƣời Stiêng để ghi chép về phong tục, tập quán và dịch sang tiếng Pháp
thật không đơn giản. Ơng đã nghiên cứu văn hóa, ngơn ngữ của ngƣời Stiêng, đến
năm 1887 xuất bản cuốn Dictionnaire Stieng, với phần từ điển đối chiếu Stiêng Pháp gồm 2.500 mục từ. Đây là cơng trình sớm nhất của ngƣời Pháp viết về ngƣời
Stiêng, cũng nhƣ các dân tộc ít ngƣời ở Tây Nguyên (đƣợc trích dẫn bởi Phan An,
2007, tr.11).
Những năm đầu thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên cứu ngƣời Pháp nhƣ: P.De
Barthélémy, P.Raulin, J.Dournes, Bernard Bourotte có những bài viết về ngƣời
Stiêng ở vùng Phƣớc Long, Bù Đốp (đƣợc trích dẫn bởi Mạc Đƣờng, 1985, tr.13).
Năm 1900, ông P.De Barthélémy, khi đi khảo sát vùng núi Djambra (núi Bà Rá, thị
xã Phƣớc Long ngày nay) đã miêu tả các làng Stiêng ở vùng Bà Rá. Theo ông P.De
Barthélémy: "người Stiêng cư trú dọc Sông Bé, săn bắn và bắt cá là hai nguồn sống
quan trọng đối với họ. Ở một số làng người Stiêng lúc đó đã biết làm ruộng"(đƣợc
trích dẫn bởi Mạc Đƣờng, 1985, tr.17-tr.18)6.
Vào năm 1912, cơng trình nguyên bản bằng tiếng Pháp "Les Jungles Moi”
(Rừng ngƣời Thƣợng) của học giả Henri Maitre đƣợc Nhà xuất bản Esmile Larose,
Pari cơng bố, do Lƣu Đình Tn dịch vào năm 2008 với 145 ảnh, 43 bức họa, 02
bản đồ và 02 chƣơng khá dày dặn đề cập đến dân tộc, nhân học, văn hóa, lịch sử của
các dân tộc Nam Đông Dƣơng. Khi bàn về tộc danh của ngƣời Stiêng, tác giả cho
rằng: “Người Stiêng tự gọi mình là KeDieng hay SeDieng, là dòng tộc hùng mạnh

và hiếu chiến, với nhiều làng đông dân gồm các nhà sàn”(tr.144). Đồng thời tác giả
Henri Maitre còn đề cập đến sự phân bố của ngƣời Stiêng:
Họ sống trên toàn bộ hinterland của Thƣợng Nam Kỳ và Đông Cambodge;
họ trải rộng trên thƣợng lƣu Sơng Bé và các chi lƣu của nó. Về phía Tây tới
khu vực Thƣợng lƣu Sơng P.Tchlong, trên đó họ có tràn ra một ít và trên
thƣợng lƣu sơng Sài Gịn; về phía đơng họ dừng lại ở Sơng Rlap, chi lƣu của
Sông Bé (tr.144).
Năm 1950, Jacques Dournes – Một nhà Tây Ngun học nổi tiếng cơng bố
6

Xem hình: 2, 3,4 của phụ lục số 4.


5

cơng trình "Miền đất huyền ảo, các dân tộc miền núi Nam Đơng Dương" trên Tạp
chí France - Asie số 49-50, Nguyên Ngọc dịch, (2003), với tổng số 439 trang, gồm
9 chƣơng, với các nội dung liên quan đến diện mạo con ngƣời, kinh tế, văn hóa,
phong tục và những câu chuyện huyền thoại về nguồn gốc, lịch sử, trong đó chi tiết
liên quan đến tập quán đi săn - một thú tao nhã gắn với các dân tộc Nam Đông
Dƣơng đƣợc tác giả mô tả khá chi tiết. Đoạn viết về kỹ năng thành thạo và khéo léo,
chuyên nghiệp của những ngƣời thợ săn Stiêng đƣợc tác giả mô tả khá thú vị:
Họ chẳng có vũ khí hiện đại, nhƣng sự khéo léo và tài năng của họ bù đắp
cho họ nhiều đến mức không một ngƣời đi săn Châu Âu nào có thể thi tài săn
bắn với anh chàng ngƣời Stiêng mƣu mẹo chỉ có mỗi cái ná (tr.93).
Năm 1951, Tác giả T.Gerber cơng bố cơng trình“Coutumier Stieng” – Luật
tục Stiêng gồm 5 chƣơng, trong đó chƣơng IV, tác giả đã mô tả khá chi tiết những
quy định của tập qn ngƣời Stiêng về "hơn nhân, gia đình, kết hôn, ly hôn, phá
thai, sát hại thai nhi" (đƣợc trích dẫn bởi Ngơ Đức Thịnh, 2007, tr.357). Th.Gerber
cịn cho rằng, vai trị của ngƣời đàn ơng nổi trội hơn so với đàn bà, mặc dù chƣa

phải là một chế độ phụ hệ cực đoan nhƣ ở vài tộc ngƣời kế cận (đƣợc trích dẫn bởi
Ngơ Đức Thịnh, 2007, tr.379).
Lịch sử tộc ngƣời, đấu tranh chống thực dân Pháp, sinh hoạt văn hóa, lễ hội,
tín ngƣỡng, hơn nhân của tộc ngƣời Stiêng ở Phƣớc Long7 đƣợc tác giả Lƣu Ty
(1972), mơ tả khá chi tiết trong cơng trình "Non nƣớc Phƣớc Long" (tr.65-70).
Tác giả Cửu Long Giang và Toan Ánh (1974), trong cơng trình "Việt Nam
Chí Lƣợc Miền Thƣợng Cao Nguyên", đã chia tộc ngƣời Stiêng thành bốn nhánh:
"Budip, Budeh, Bulach và Bulo (tr.379). Đồng thời tác giả đã mô tả khá cụ thể về
chế độ xã hội, hôn nhân và gia đình, sính lễ trong cƣới hỏi, các hình thức xử phạt
trong hôn nhân, vấn đề cƣ trú sau hôn nhân, các tác giả viết:
Ngƣời Stiêng sống theo chế độ phụ quyền tộc trƣởng và đa thê. Khi ngƣời
con trai ƣng ý nơi nào cha mẹ nhờ mai mối dạm hỏi. Nếu nhà gái đồng ý đôi
7

Ngày nay bao gồm: thị xã Phƣớc Long, huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, huyện Bù Đốp, huyện Phú
Riềng, huyện Đồng Phú và Thành phố đồng Xồi). Ngơn ngữ nhóm ngƣời Stiêng Phƣớc Long đƣợc ông
R.PH.Azémar chọn làm phƣơng ngữ để xây dựng từ điển Stiêng - Pháp, công bố năm 1887.


6

bên sẽ thảo luận các điều kiện với nhau... Lúc làm lễ cƣới nếu nhà trai giàu
có thì mổ trâu, bị, heo, gà... mời họ hàng đơi bên đến dự (bên gái cũng vậy)
và sau đó ngƣời con gái sẽ về nhà chồng. Đối lại nếu nhà trai nghèo không
nộp đủ sính lễ thì phải để con ở rể (tr.379, tr.381).
3.2. Các cơng trình nghiên cứu sau 1975
Từ sau năm 1975, việc nghiên cứu về văn hóa, xã hội, hơn nhân của ngƣời
Stiêng tiếp tục đƣợc nhiều học giả nghiên cứu có giá trị đƣợc cơng bố. Tác giả
Nguyễn Duy Thiệu (1981), trên tạp chí Dân tộc học số 3, có đăng bài “Nhà dài
người Xtiêng”, đã khái quát các mối quan hệ tình cảm, kinh tế của các gia đình nhỏ

để hợp thành một gia đình mở rộng trong ngôi nhà dài một cách khái quát. Hữu Ứng
(1983), trên tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 6, đăng bài viết “Xã hội Xtiêng qua tài
liệu điền dã tại sóc Bom Bo”, bài viết đã cung cấp cho ngƣời đọc các thơng tin liên
quan đến văn hóa, hoạt động kinh tế, phong tục, tập quán, tổ chức xã hội của ngƣời
Stiêng. Tác giả Diệp Đình Hoa (1984), với cơng trình “Các dân tộc ít người ở Việt
Nam" (các tỉnh phía Nam), đã đƣa ra một bức tranh khái quát về các hoạt động kinh
tế, sinh hoạt văn hóa, xã hội và phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ của ngƣời Stiêng. Đặc biệt, tác giả đã phân tích những biến đổi văn hóa,
xã hội của ngƣời Stiêng từ năm 1975 đến 1979.
Trong giai đoạn này, một cơng trình có ý nghĩa rất quan trọng đối với các
nghiên cứu cũng nhƣ đối với tộc ngƣời Stiêng đó là: “Vấn đề dân tộc ở Sông Bé” do
Mạc Đƣờng, Đinh Văn Liên, Phan Ngọc Chiến, Phan An, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn
Văn Diệu và Nguyễn Tuấn Triết nghiên cứu, đƣợc Nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé
ấn hành năm 1985. Đây là kết quả của khảo sát và nghiên cứu với quy mơ lớn về
hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, hơn nhân và gia đình các các dân tộc ít ngƣời
của tỉnh Sơng Bé, trong đó chủ yếu là cộng đồng ngƣời Stiêng. Các tác giả đã mô
tả, phân tích, cung cấp cái nhìn tổng quan về cấu trúc xã hội, văn hóa, hơn nhân của
tộc ngƣời Stiêng.
Năm 1991, tác giả Nguyễn Bá Thọ và các tác giả khác với cơng trình “Địa
chí tỉnh Sơng Bé”, đƣợc Nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé xuất bản 1991, gồm 6


7

phần, 650 trang. Trong phần hai, viết về địa lý lịch sử, tác giả Nguyễn Đình Đầu đã
khái quát về lịch sử tộc ngƣời Stiêng8. Trong phần thứ ba “Miền núi tỉnh Sông Bé":
lịch sử phát triển xã hội và đời sống các dân tộc”, tác giả Mạc Đƣờng đề cập đến
các đặc điểm kinh tế - xã hội, về điểm xuất phát và con đƣờng phát triển xã hội của
ngƣời Stiêng cũng nhƣ các dân tộc miền núi tỉnh Sơng Bé.
Trên tạp chí Dân tộc học số 3, (1991), có đăng bài viết của tác giả Trần Tất

Chủng “Góp thêm tài liệu nghiên cứu về người Stiêng”. Bài viết đã giới thiệu một
số kết quả điều tra điền dã của các tác giả tại hai “poh” Stiêng thuộc hai vùng Bù lơ
và Bù dêh. Năm 1992, trên cơ sở các tài liệu, tƣ liệu, các cơng trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là những sƣu tập trong các đợt điều tra
điền dã ở nhiều vùng cƣ trú của ngƣời Stiêng ở các huyện phía Bắc tỉnh Sơng Bé,
tác giả Phan An đã tổng hợp và cơng bố cơng trình nghiên cứu Luận án Tiến sĩ khoa
học lịch sử “Hệ thống xã hội tộc người Stiêng ở Việt Nam: từ giữa thế kỷ XIX đến
năm 1975”. Đây là cơng trình nghiên cứu khá tồn diện về mọi mặt đời sống xã hội
của ngƣời Stiêng tại các huyện phía Bắc tỉnh Sơng Bé (tỉnh Bình Phƣớc ngày nay) 9.
Tác giả Ngô Văn Lý (1993), trên tạp chí Dân tộc học số 1, có đăng bài viết
“Góp phần tìm hiểu luật tục Stiêng”. Trong cơng trình Luận án tiến sĩ, với đề tài
"Xã hội tộc người qua tập quán pháp" tác giả Ngô Văn Lý (1994), đã cung cấp
nhiều thơng tin bổ ích về xã hội tộc ngƣờ Stiêng, quan hệ giữa các tầng lớp xã hội
tộc ngƣời truyền thống, về quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội và quyền sở hữu công
về ruộng đất của cƣ dân tại chỗ trƣớc khi Pháp xâm lƣợc.
Từ năm 2000 đến nay, việc nghiên cứu về văn hóa ngƣời Stiêng đƣợc nhiều
tác giả quan tâm. Tác giả Phan An (2001), trên tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 1, có
đăng bài viết Luật tục Stiêng và vấn đề đất rừng ở tỉnh Bình Phước hiện nay; năm
2002, Thơng tấn Xã Việt Nam, phát hành cuốn sách và băng hình “Việt Nam hình
ảnh cộng đồng 54 dân tộc”, trong đó có giới thiệu sơ nét về văn hóa vật chất và tinh

8

Đã trích dẫn trong phần 3.1 (phần lịch sử vấn đề).
Năm 2007, tác giả Phan An có cơng trình nghiên cứu "Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng ở
Việt Nam".
9


8


thần của ngƣời Stiêng10. Tác giả Ngô Văn Lệ (2003), có cơng trình "Một số vấn đề
văn hóa tộc người ở Nam Bộ và Đơng Nam Á" có đề cập đến văn hóa Stiêng. Tác
giả Ngơ Đức Thịnh và Ngơ Văn Lý (2004), trên cơ sở các cơng trình nghiên cứu
trƣớc đó của nƣớc ngồi và kết quả của các đợt khảo sát điền dã, đã cơng bố cơng
trình nghiên cứu “Luật tục các dân tộc Nam Tây Nguyên". Đây là cơng trình nghiên
cứu quy mơ và tƣơng đối đầy đủ về luật tục của các dân tộc thiểu số Nam Tây
Nguyên, trong đó có ngƣời Stiêng. Năm 2007, tác giả Ngơ Đức Thịnh tiếp tục xuất
bản cơng trình nghiên cứu “Những mảng màu văn hóa Tây Ngun”. Trong cơng
trình này, tác giả đã dành 37 trang (từ tr.256- tr.392) để viết về ngƣời Stiêng "Xã
hội Xtiêng qua luật tục", trong đó có đề cập đến hơn nhân của ngƣời Stiêng. Tác giả
Ngơ Văn Lệ (2010), trong cơng trình "Văn hóa tộc người truyền thống và biến đổi"
có viết về văn hóa ngƣời Stiêng (tr.162).
Năm 2008, Lê Khắc Cƣờng và các tác giả khác nghiên cứu "Xây dựng hệ
thống chữ viết tiếng S’tiêng và biên soạn từ điển Việt - S’tiêng, từ điển S’tiêng - Việt
(dung lượng 12.000 từ); tác giả Ngô Quang Hƣng (2010), sƣu tập và biên soạn tác
phẩm “Tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng và lễ hội vùng dân tộc thiểu số” của ngƣời
Stiêng. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Tuyết (2010), với đề tài luận văn Thạc sĩ “Tìm hiểu
lịch sử hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của người Stiêng ở Bình Phước”.
Tác giả Trần Văn Ánh (2011), trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Bộ Văn hóa - Thơng
tin và Du lịch, số 324 có đăng bài viết ghi nhận “Một số biến đổi văn hóa của người
Xtiêng ở Bình Phước”. Tác giả Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng và Phạm Hữu
Hiến (2015), cơng bố (Văn hóa Xtiêng); Lý Tùng Hiếu (2017), trong cơng trình
"Trường Sơn - Tây Ngun tiếp cận Văn hóa học" cũng có đề cập đến ngƣời Stiêng.
Tác giả Buôn Krông Tuyết Nhung và các tác giả khác (2012), đã chuyển hóa thành
cơng đề tài "Từ điển điện tử Việt - S’tiêng, S’tiêng - Việt". Huỳnh Thanh và các tác
giả (2012), "Nghiên cứu văn hóa trang phục, ẩm thực truyền thống dân tộc S'tiêng
tỉnh Bình Phước"; Nguyễn Thị Nhƣ Hiền (2012), với luận văn Thạc sĩ Sử học,
nghiên cứu "Giao lưu văn hóa giữa người Stiêng với các dân tộc khác ở Bình
10


Khi tác giả đang cơng tác ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Phƣớc (2002-2004), tác giả đã
biên tập hình ảnh 54 dân tộc Việt Nam để phát trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phƣớc.


9

Phước từ năm 1945 đến nay; Từ Thị Thơ (2013), với luận văn Thạc sĩ văn học
nghiên cứu, "khảo sát văn học dân gian Stiêng"; cơng trình "Xây dựng chƣơng trình
dạy tiếng Stiêng cho học sinh tiểu học ở Bình Phƣớc" đề tài Khoa học cấp tỉnh của
Nguyễn Văn Hùng (chủ nhiệm đề tài), Buôn Krông Tuyết Nhung và các tác giả
khác đƣợc UBND tỉnh Bình Phƣớc cơng bố năm 2018.
Nhìn chung, các tác giả đã có cái nhìn chung nhất về văn hóa Stiêng ở Việt
Nam. Các tác phẩm và cơng trình nghiên cứu trên đã phản ánh tồn cảnh bức tranh
sinh hoạt của cộng đồng tộc ngƣời Stiêng về vùng cƣ trú, lịch sử tộc ngƣời, ngôn
ngữ tộc ngƣời, cơ cấu tổ chức xã hội, quan hệ tộc ngƣời và đặc trƣng của xã hội tộc
ngƣời. Những công trình này đã nhìn nhận văn hóa ngƣời Stiêng mang tính nhân
văn đặc sắc. Tuy nhiên, các tác giả chƣa đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể trong hơn
nhân, đặc biệt là chƣa phân tích sâu yếu tố phụ hệ và các nguyên nhân làm biến đổi
đến yếu tố phụ hệ trong hôn nhân của ngƣời Stiêng ở Phƣớc Long, Bình Phƣớc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu yếu tố phụ hệ qua quan niệm, nguyên tắc,
hình thức, nghi thức và những biến đổi của nó trong hơn nhân của ngƣời Stiêng ở
Phƣớc Long, Bình Phƣớc.
- Phạm vi nghiên cứu (khơng gian): Không gian của tỉnh Phƣớc Long trƣớc
đây gồm: thị xã Phƣớc Long, huyện Bù Đăng, huyện Bù Gia Mập, Bù Đốp, Phú
Riềng, Đồng Phú và Thành phố Đồng Xồi. Khơng gian nghiên cứu của luận văn
tập trung chủ yếu ở xã Long Giang (thị xã Phƣớc Long); các xã: Đăk Ơ, Phú Nghĩa,
Đức Hạnh, Đa Kia, Bình Thắng của huyện Bù Gia Mập; xã Phƣớc Tân của huyện
Phú Riềng; xã Đồng Nai của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc.

- Phạm vi thời gian: Yếu tố truyền thống trong hôn nhân thể hiện trong luận
văn dựa vào luật tục của ngƣời Stiêng và những biến đổi của nó từ 1986 đến nay.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về mặt khoa học: luận văn nghiên cứu một cách hệ thống yếu tố phụ hệ và
sự biến đổi trong hôn nhân của ngƣời Stiêng ở Phƣớc Long, Bình Phƣớc nhằm góp
phần làm rõ một số giá trị văn hóa của ngƣời Stiêng thể hiện qua hôn nhân truyền


10

thống và những biến đổi, cũng nhƣ những định chế xã hội liên quan đến hôn nhân
thể hiện trong phong tục, tập quán truyền thống. Đồng thời, góp phần làm rõ đặc
trƣng xã hội của tộc ngƣời Stiêng theo chế độ song hệ.
- Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu sẽ là tƣ liệu phục vụ cho học tập, giảng
dạy, nghiên cứu; tƣ liệu tham khảo để các ngành chức năng triển khai, thực hiện có
hiệu quả các chính sách, chƣơng trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội cho ngƣời
Stiêng ở tỉnh Bình Phƣớc.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
6.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học: phƣơng pháp điều tra xã hội học dùng để
quan sát, tìm hiểu, phỏng vấn, ghi chép các thông tin liên quan đến nhiệm vụ của
luận văn. Đặc biệt, phỏng vấn đƣợc sử dụng để trao đổi với các già làng, ngƣời uy
tín, trƣởng thôn, 48 học sinh ngƣời Stiêng ở trƣờng dân tộc nội trú và những ngƣời
Stiêng am hiểu về hôn nhân, phong tục và văn hóa truyền thống của ngƣời Stiêng để
có nguồn thơng tin, tƣ liệu trong q trình viết luận văn.
- Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp: sử dụng phƣơng pháp này để thống kê,
tổng hợp các tài liệu thứ cấp đã đƣợc công bố liên quan đến hôn nhân, văn hóa, xã hội
của ngƣời Stiêng để phục vụ cho đề tài.
- Phƣơng pháp phân tích: sử dụng phƣơng pháp này để phân tích, tìm hiểu
từng nội dung cụ thể các nguồn tài liệu đã đƣợc sƣu tầm, nguồn tài liệu đi thực tế,

điền dã, từ đó đƣa ra những kết luận có tính khái qt về hơn nhân của ngƣời
Stiêng. Vận dụng phƣơng pháp này để luận giải các nguyên tắc, quan niệm và
những biến đổi trong hôn nhân truyền thống của ngƣời Stiêng trong mối quan hệ xã
hội truyền thống và hiện đại.
- Phƣơng pháp so sánh: sử dụng phƣơng pháp so sánh để nghiên cứu, so sánh
sự tƣơng đồng và khác biệt giữa yếu tố phụ hệ trong hôn nhân của ngƣời Stiêng ở
Phƣớc Long với yếu tố phụ hệ và mẫu hệ của dân tộc khác ở Việt Nam. Từ đó, thấy
đƣợc sự độc đáo của yếu tố phụ hệ trong hôn nhân của ngƣời Stiêng.


11

6.2. Nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu thứ cấp:
Các công trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến văn hóa của tộc ngƣời
Stiêng nói chung và hơn nhân nói riêng của các tác giả trong và ngồi nƣớc; Các
cơng trình nghiên cứu đã cơng bố về hơn nhân và gia đình của ngƣời Kinh (Việt) ở
Việt Nam; Các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến hơn nhân và gia
đình của các tộc ngƣời thiểu số ở Việt Nam; các bài viết, sách báo khoa học.
- Nguồn tài liệu sơ cấp:
Bao gồm các số liệu thu thập đƣợc liên quan đến hơn nhân và văn hóa, xã hội
của ngƣời Stiêng qua các đợt điền dã thực tế, quan sát, phỏng vấn sâu hồi cố và
đƣơng đại trong quá trình điền dã trong cộng đồng ngƣời Stiêng ở thị xã Phƣớc
Long, tỉnh Bình Phƣớc.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phần kết luận, phần phụ lục, nội
dung chính của luận văn đƣợc triển khai trong 3 chƣơng sau đây:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn bao gồm một số khái niệm liên
quan đến hôn nhân, khái niệm về chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ, khái niệm văn hóa
và văn hóa truyền thống; lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu dựa trên lý thuyết tiếp

cận của trƣờng phái lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết về địa lý học văn hóa và
sinh thái học, lý thuyết về tiếp biến văn hóa, lý thuyết về giới; Điều kiện tự nhiên,
lịch sử tộc ngƣời và tộc danh, sự phân bố dân cƣ và đặc điểm về kinh tế, văn hóa –
xã hội của ngƣời Stiêng ở Phƣớc Long, tỉnh Bình Phƣớc.
Chƣơng 2: Yếu tố phụ hệ trong hơn nhân truyền thống của ngƣời Stiêng ở
Phƣớc Long, Bình Phƣớc bao gồm: Các nội dung liên quan đến quan niệm, điều
kiện, quy định trƣớc khi kết hôn, trong cƣới hỏi, sau lễ cƣới, các nghi thức thực hiện
và trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong các quy trình, lễ thức trong lễ cƣới và
các quy định về tài sản, hình thức cƣ trú sau lễ cƣới, vấn đề ly hôn, phân chia tài
sản, con cái và các xử phạt khi vi phạm các quy định trong hôn nhân của ngƣời
Stiêng ở Phƣớc Long, tỉnh Bình Phƣớc.


12

Chƣơng 3: Sự biến đổi của yếu tố phụ hệ trong hôn nhân truyền thống của ngƣời
Stiêng ở Phƣớc Long, Bình Phƣớc. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về sinh thái học
văn hóa và giao lƣu tiếp biến văn hóa, kết hợp với kết quả điều tra thực địa, nội
dung Chƣơng 3 đƣợc trình bày qua 02 luận điểm đó là các khía cạnh (07) biến đổi:
tuổi kết hơn, tiêu chí chọn vợ, chồng; ngun tắc kết hơn, hình thức hơn nhân, thực
hành nghi lễ, sính lễ và hình thức cƣ trú sau lễ cƣới và 05 nhân tố tác động đến yếu
tố phụ hệ trong hôn nhân truyền thống của ngƣời Stiêng ở Phƣớc Long: sự biến đổi
của thiết chế tổ chức xã hội, sự tác động của pháp luật, chính sách giáo dục và đào
tạo, biến đổi về văn hóa tộc ngƣời và tác động của tơn giáo đối với cộng đồng ngƣời
Stiêng.


13

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN


1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm hơn nhân
Thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, tộc ngƣời khác
nhau dẫn đến quan niệm trong hôn nhân cũng khác nhau. Tác giả Conrad Phillip
Kottak (2006), cho rằng: "khơng có một định nghĩa nào về hơn nhân đủ rộng để có
thể áp dụng một cách dễ dàng cho tất cả các mô hình xã hội" (tr.134).
Theo tác giả Conrad Phillip Kottak (2006):
Vào năm 1951, học giả Royal Anthropological Institute cho rằng: Hôn nhân là
một sự kết giao giữa một ngƣời đàn ông và một ngƣời phụ nữ sao cho những
đứa trẻ do ngƣời phụ nữ sinh ra đƣợc thừa nhận là con cái hợp pháp của hai
ngƣời phối ngẫu. Ông nhận xét, định nghĩa hơn nhân của Royal
Anthropological Institute có những điểm chƣa phù hợp với mọi xã hội, vì nó
chỉ có thể miêu tả hôn nhân trong xã hội hiện đại ở Bắc Mỹ, song nó khơng có
giá trị phổ biến vì nhiều lý do. Ơng ta đƣa ra ví dụ, trong một số xã hội, hôn
nhân giữa những ngƣời đồng tính đƣợc thừa nhận (ngƣời Nuer ở Xu Đăng ở
miền Đông Châu Phi, hôn nhân đa hôn của ngƣời phụ nữ nền văn hóa
Hymalaya) (tr.134-135).
Khi nghiên cứu hơn nhân ngƣời Nuer ở Êtiopia và Xu Đăng ở miền Đông
Châu Phi, tác giả Emily A.Schulzt và Robert H.Lavenda (2002), đã chỉ ra bốn yếu
tố tạo nên hôn nhân:
Một hôn nhân mẫu phải có một ngƣời nam và ngƣời nữ; hai là, hơn nhân phải
có quy định mức độ tính giao các thành viên trong hơn nhân có thể có với
nhau, xếp từ quan hệ độc quyền đến quan hệ ƣu tiên; ba là, hơn nhân tạo nên
tính hợp pháp của con cái do ngƣời vợ sinh ra; thứ tƣ là, hôn nhân thiết lập các
mối quan hệ giữa họ hàng bên vợ và họ hàng bên chồng (tr.306).


14


Quan niệm của Emily A.Schulzt và Robert H.Lavenda đồng với quan niệm
của G.Endruweit và G. Trommsdoff (2002), khi cho rằng: "Hôn nhân là một dạng
liên kết khác giới thuộc loại đặc biệt đƣợc tập quán và luật pháp công nhận, có giá
trị lâu dài" (tr. 222).
Các nhà nghiên cứu về hôn nhân ở Việt Nam cũng đƣa ra khá nhiều định
nghĩa về hơn nhân. Theo Giáo trình Nhân học Đại cƣơng (2013):
Hôn nhân là sự giao kết giữa nam và nữ đƣợc hợp thức hóa bởi các tập quán
và pháp luật của xã hội, nhằm chung sống khác giới tính với nhau để tái sản
xuất ra con ngƣời, từ đó sản sinh những trách nhiệm và quyền hạn của vợ
chồng trong quan hệ với nhau và con cái của họ (tr.352-367).
Tác giả Nguyễn Đình Khoa (1983), thì cho rằng: "Hơn nhân là một khế ƣớc,
một việc giao dịch có tính pháp lý. Pháp lý bắt buộc ngƣời ta phải chung sống chỉ vì
sự chung sống đó liên quan đến sự tồn tại" (tr.285). Với cách tiếp cận khác, một số
tác giả xem hơn nhân là "mối quan hệ chính thức" giữa hai ngƣời: Tác giả Hoàng
Phê và các tác giả khác (1994), nêu: "Hơn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau
làm vợ chồng" (tr.45). Tác giả Đỗ Thúy Bình (1994), thì cho rằng: "Hơn nhân và
gia đình là các thiết chế xã hội rất đa dạng và phức tạp phản ánh các mối quan hệ
sinh học và xã hội, vật chất và tinh thần, tƣ tƣởng và tâm lý" (tr.28).
Khi tiếp cận từ góc nhìn giá trị văn hóa, Trần Ngọc Thêm (1999), nêu:
Hơn nhân là một loại giá trị văn hóa trong lĩnh vực tổ chức cộng đồng, có tác
dụng ràng buộc ở mức cao hơn hai yếu tố liên quan với nhau là tình dục và
con cái (tức là việc bảo vệ nịi giống) đƣợc hồn thiện hơn (tr.143-145).
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hôn nhân cần đáp ứng những yêu
cầu, điều kiện khác nhau. Luật hơn nhân và gia đình (2014) có quy định:
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.Về điều kiện kết hôn:
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (Điều 3, Khoản 1); do nam
và nữ tự nguyện quyết định, không bị mất năng lực hành vi dân sự (Điều 8,
khoản 1); Cấm: Kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng giữa những ngƣời
cùng dòng máu về trực hệ; giữa những ngƣời có họ trong phạm vi ba đời;



15

giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa ngƣời đã từng là cha, mẹ nuôi với con
nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dƣợng với con riêng của
vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (Điều 5, điểm d, khoản 2).
Nhƣ vậy, dựa vào các khái niệm trên và quy định của pháp luật, thấy rằng:
hôn nhân phải đáp ứng những điều kiện cần thiết. Trước hết, đó là mối quan hệ
khác giới; hai là đủ tuổi theo quy định của luật tục hoặc pháp luật của nhà nước;
ba là không thuộc mối quan hệ trực hệ gần (ngồi ba đời); bốn là có đủ nhận thức
và trách nhiệm thực hiện hành vi xã hội, tự nguyện xác lập quan hệ vợ chồng. Nói
khác đi, hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt giữa nam và nữ trên cơ sở thực hiện các
nghi lễ cần thiết, được xã hội (pháp luật) và cộng đồng (luật tục) thừa nhận.
1.1.1.2. Khái niệm phụ hệ
“Phụ hệ là chế độ gia đình thời đại thị tộc nguyên thủy, trong đó quyền thừa
kế của cải và tên họ thuộc dịng của ngƣời cha (Hoàng Phê và các tác giả khác,
2004, tr.789) và “phụ quyền là hình thái xã hội thị tộc nguyên thủy trong đó quan hệ
huyết thống và quan hệ thừa kế tính theo dịng họ của ngƣời cha (tr.790).
Tuy nhiên, trong một hình thái xã hội, mỗi một quốc gia lại hiểu khác nhau
về phụ hệ. Xã hội Nho giáo của Trung Hoa là một ví dụ về chế độ phụ hệ và chế độ
phụ quyền điển hình. Trong quan hệ "ngũ thƣờng" (quân thần: vua dân; phụ tử: cha
con; phu phụ: vợ chồng; huynh đệ: anh em và bằng hữu: bạn bè), thì ba quan hệ
(phu phụ; phụ tử và huynh đệ) là quan hệ gia đình. Trong ba quan hệ gia đình thì có
hai quan hệ (phụ tử và huynh đệ) là quan hệ huyết thống, quan hệ huyết thống này
là quan hệ huyết thống nam (cha và con trai; anh trai và em trai). Vì vậy, chế độ xã
hội phụ hệ Trung Hoa mang tính huyết thống nam, thiên về vai trò của nam giới.
Quan niệm này ảnh hƣởng khá sâu đậm trong xã hội truyền thống ở Việt Nam.
Khi nghiên cứu về hình thái hơn nhân và gia đình truyền thống ở Việt Nam,
đa số các tộc ngƣời ảnh hƣởng tƣ tƣởng Nho giáo (Trung Hoa) đều tuân thủ nguyên

tắc hôn nhân phụ hệ, tiêu biểu có dân tộc Kinh và một số tộc ngƣời miền núi phía
Bắc Việt Nam. Ngun tắc hơn nhân phụ hệ là “trai năm thê bảy thiếp, gái chính
chuyên một chồng”. Đặc biệt, trong xã hội phong kiến, nếu ngƣời đàn ơng có vị trí


16

xã hội, có tiềm lực kinh tế hoặc vợ khơng sinh đƣợc con trai, hoặc vô sinh, họ đƣợc
quyền cƣới vợ hai (lấy vợ).
Tác giả Lê Văn Chƣởng (1999), có nêu “tầng lớp quan lại, giàu sang, một
chồng hai ba vợ nên cũng có hiện tƣợng đa thê. Và, dƣới chế độ phụ quyền
(gia trƣởng), ngoài việc sở hữu tài sản và vợ con, ngƣời chồng có quyền la
đánh vợ, bỏ vợ nếu vợ khơng có con, dâm dật, khơng phụng cha mẹ, trộm
cắp, độc ác; Ngƣời cha đƣợc quyền la đánh con, gả bán con (tr.136 -137).
Tƣ tƣởng đa thê khơng chỉ có ở nam giới trong xã hội phong kiến ở ngƣời
Kinh và nhiều tộc ngƣời miền núi phía Bắc của Việt Nam, mà có cả ở ngƣời Chăm
theo Hồi giáo tại Việt Nam. Tác giả Võ Tấn Tú (2016), nêu rằng: “trƣờng hợp này
có thể tìm thấy trong cộng đồng của ngƣời Hồi giáo nhƣ cộng đồng ngƣời Chăm
mẫu hệ ở Việt Nam và trên thế giới” (tr.18). Điều này nhận thấy đƣợc khi tìm hiểu
về xã hội ngƣời Chăm theo chế độ mẫu hệ và ngƣời Chăm theo Hồi giáo11.
Tƣơng tự nhƣ vậy, trong xã hội truyền thống, hiện tƣợng đa thê xuất hiện
trong cộng đồng Stiêng. Ngƣời đàn ơng khơng chỉ có một vợ mà còn đƣợc phép
lấy vợ hai hoặc vợ ba. Trƣờng hợp này xuất hiện đối với ngƣời đàn ơng có quyền
lực, giàu có ở nhóm Bu lơ (nhóm Stiêng theo phụ hệ).
Qua định nghĩa của Từ điển tiếng Việt và tìm hiểu về chế độ phụ hệ có thể
hiểu khái quát rằng: chế độ phụ hệ, phụ quyền là chế độ xã hội do người đàn ông
nắm giữ quyền lực trong gia đình và xã hội, quan hệ huyết thống nam, nam giới sở
hữu kinh tế và con cái.
1.1.1.3. Khái niệm chế độ mẫu hệ
Khi bàn về chế độ mẫu hệ, F.Ănghen (1961), quan niệm:

Chế độ mẫu hệ là chỉ huyết tộc về phía mẹ, những ngƣời cùng họ hàng trong
cùng một thị tộc mới đƣợc kế thừa và tài sản đƣợc trao cho những ngƣời
11

Qua đi nghiên cứu thực tế ngƣời Hồi giáo ở Malaysia vào năm 2003, ngƣời Hồi giáo tại khu tự trị
ngƣời Hồi ở Trung Quốc vào năm 2009, ngƣời Chăm Islam ở Việt Nam thì thấy rằng: Mặc dù ngƣời đàn ông
đƣợc cƣới nhiều vợ (bốn vợ), nhƣng ngƣời đàn ơng phải chứng minh với tịa án về khả năng chu cấp của
mình cho các bà vợ). Qua thực tế tìm hiểu ngƣời Chu Ru ở Đơn Dƣơng, Lâm Đồng, một số tộc ngƣời ngƣời
Mạ và một số tộc ngƣời khác ở Việt Nam khi ngƣời vợ bị mất sức lao động hoặc khơng có khả năng sinh con
thì ngƣời vợ cho phép ngƣời đàn ơng lấy thêm vợ thứ hai, ngƣời vợ là ngƣời quyết định lựa chọn vợ thứ hai
cho ngƣời chồng).


17

cùng huyết tộc với ngƣời mẹ. Nhƣng con cái của ngƣời đàn ông chết đi lại
không thuộc về thị tộc của ngƣời đó, mà thuộc về thị tộc của mẹ (đƣợc trích
dẫn bởi Bn Krơng Tuyết Nhung, 2012, tr.17).
Nghiên cứu về chế độ xã hội mẫu hệ của ngƣời Jarai, tác giả Jacques
Dournes (1950), Nguyên Ngọc dịch (2018), cho rằng:
Đàn bà - xã hội Jarai là xã hội mẫu hệ, ba chữ m: (matrilinéaire) theo dòng
mẹ, (matronymique) con cái mang họ mẹ, (matrilocal) (vợ chồng) cƣ trú phía
nhà mẹ (vợ). Ngƣời đàn bà là rƣờng cột của xã hội ấy. Bà là nền tảng của sự
ổn định xã hội, bà "nội giới". "Vƣơng quốc" của bà là ở trong làng, ở đó bà
là vị Nữ Vƣơng"(tr.10). "Phụ nữ vừa là cái tự nhiên đã đƣợc thuần hóa, đã
trở thành nội giới, trở thành làng, thành xã hội; đồng thời trong họ chứa đựng
cái tự nhiên của con ngƣời và cả của xã hội" (tr.08).
Trong xã hội mẫu hệ, vai trò của ngƣời phụ nữ đã tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến mọi ứng xử và giao tiếp của tất cả các thành viên trong cộng đồng.
Mẫu hệ trở thành một nguyên tắc chi phối toàn bộ các mặt trong đời sống xã hội

nhƣ: văn hoá, kinh tế, các quan hệ xã hội và cả đời sống tinh thần của cộng đồng.
Hồng Phê và các tác giả khác (2004), có nêu:
Chế độ mẫu hệ: là chế độ gia đình thời đại thị tộc nguyên thủy, trong đó
quyền thừa kế của cải và tên họ thuộc dòng của ngƣời mẹ. Mẫu quyền là:
hình thái xã hội thị tộc nguyên thủy, trong đó quan hệ huyết thống và quan
hệ thừa kế tính theo dòng của ngƣời mẹ (tr.624).
Trên thế giới, xã hội mẫu hệ của các tộc ngƣời có những đặc điểm khơng
giống nhau. Nhƣng có những điểm chung là: ngƣời phụ nữ đi cƣới chồng, ngƣời
đàn ơng cƣ trú phía nhà vợ gọi là mẫu cƣ (matrilocal), con cái lấy họ mẹ "mẫu tính"
(matronynic); phụ nữ thừa kế, quản lý tài sản, con cái (đƣợc trích dẫn bởi Thu
Nhung Mlơ, 2000, tr.23).
Ở Việt Nam, nhiều tộc ngƣời cƣ trú ở Trƣờng Sơn-Tây Nguyên nhƣ: "Êđê,
K'ho, Mnông, Giarai, Raglai, Mạ và ngƣời Chăm thuộc loại hình xã hội mẫu hệ.
Sau hơn nhân ngƣời chồng cƣ trú phía nhà vợ (matrilocal), con cái tính theo dịng


×