Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Tư tưởng pháp trị của hàn phi và ý nghĩa lịch sử của nó đối với vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM MẠNH HÙNG

TƢ TƢỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM MẠNH HÙNG

TƢ TƢỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 8.22.90.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. VŨ ĐỨC KHIỂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Đức Khiển. Tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về kết quả nghiên cứu của luận văn này.

Tác giả

PHẠM MẠNH HÙNG


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài............................................................ 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn................................................................ 9
4. Đối tượng, giới hạn và phạm vi nghiên cứu .................................................... 9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 10
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 10
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 11
CHƢƠNG 1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
VÀ NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG PHÁP TRỊ CỦA

HÀN PHI ......................................................................................................... 11
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG PHÁP
TRỊ CỦA HÀN PHI ............................................................................................. 11

1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi ...... 11
1.1.1.1. Điều kiện kinh tế hình thành tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi ................ 11
1.1.1.2. Điều kiện chính trị - xã hội hình thành tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi15
1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi ...................... 23
1.1.2.1. Tư tưởng về “đạo” và “lý” tiền đề tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi ....... 23
1.1.2.2. Học thuyết tính “ác” và “tơn quân – chính danh” tiền đề tư tưởng Pháp
trị của Hàn Phi .................................................................................................. 25
1.1.2.3. Khái quát tư tưởng hình pháp trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa cổ đại ...31
1.2. NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TƢ TƢỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI ....34

1.2.1. Nội dung tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi ................................................. 34
1.2.1.1. Quan điểm của Hàn Phi về lịch sử phát triển xã hội ............................ 34
1.2.1.2. Quan điểm của Hàn Phi về con người .................................................. 37
1.2.2.1. Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi mang tính tham nghiệm (thời biến –
pháp biến) ......................................................................................................... 52


1.2.2.2. Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi có tính nguyên tắc “dùng luật để trị
nước” ................................................................................................................ 56
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 59
CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC TỪ TƢ
TƢỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ
NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY..... 61
2.1. GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI ...... 61

2.1.1. Giá trị tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi ...................................................... 61

2.1.2. Hạn chế tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi ................................................... 64
2.2. KHÁI QUÁT TƢ TƢỞNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN TRÊN THẾ GIỚI, TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .......................................................... 66

2.2.1. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử..................................... 66
2.2.2. Những đặc trưng và giá trị cơ bản cần được kế thừa phát huy trong Nhà
nước pháp quyền ............................................................................................... 71
2.2.3. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay .................................................................................................... 80
2.3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI ĐỐI VỚI VẤN
ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HIỆN NAY ......................................................................................................... 95

2.3.1. Xây dựng bộ máy nhà nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong Nhà
nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay trên tinh thần thượng tôn
pháp luật............................................................................................................ 95
2.3.2. Xây dựng con người mới trong Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay ......................................................................................... 113
2.3.3. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa .............................................................................................. 116
2.3.4. Đấu tranh chống bệnh quan liêu, tham nhũng ....................................... 118
2.3.5. Cách thức kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay ........... 121


2.3.6. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng đi đôi với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước ............................................................................................ 126
2.3.7. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp ................................ 129
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 132

KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 134
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 137


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp trị là một học thuyết chính trị - xã hội lớn của Trung Quốc, ra đời từ
rất sớm trong điều kiện nhà Chu đang bị suy yếu về địa vị kinh tế và vai trị
chính trị. Pháp trị với chủ trương xây dựng đất nước dựa trên pháp luật, coi
pháp luật là công cụ cai trị xã hội của giới cầm quyền thông qua nhà nước. Tư
tưởng trị quốc với quan điểm dụng pháp là một trong những nội dung chủ chốt
của học thuyết chính trị - xã hội của Pháp gia.
Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi là một học thuyết có tầm ảnh hưởng lớn đối
với lịch sử Trung Quốc cổ đại. Quan điểm thượng tôn pháp luật, dùng pháp luật
là công cụ quan trọng nhất để cai trị xã hội, nhằm mang lại hiệu quả to lớn đối
với Trung Quốc thời kỳ loạn lạc, chia cắt. Việt Nam cũng là một nước nằm
trong khối đồng văn chịu ảnh hưởng của văn hóa, chính trị của Trung Quốc.
Trong q trình du nhập và phát triển tư tưởng pháp trị đi liền với các học
thuyết khác như Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo dù khơng được chính thức
thừa nhận như một tư tưởng chính thơng như Nho giáo nhưng đã từng bước
chiếm ưu thế và có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ yếu
của đời sống chính trị Việt Nam.
Tư tưởng pháp trị từng bước đã trở thành công cụ phục vụ đắc lực để trị
nước, tổ chức nhà nước và quản lý xã hội của các triều đại phong kiến Việt
Nam. Trái với quan điểm của Nho giáo chú trọng vào giáo hóa con người thì
Pháp trị coi trọng thưởng, phạt và đưa ra chủ trương dùng pháp luật để cai trị. Tư
tưởng pháp trị của Hàn Phi được vận dụng vào trong quá trình trị quốc thơng qua
các bộ luật. Với quan điểm san định luật lệ cho thích dụng với thời thế, với
những bộ luật nổi tiếng như: Hình thư của nhà Lý, Hình luật của nhà Trần, Quốc

triều hình luật của nhà Lê và Hoàng việt Luật lệ của nhà Nguyễn. Trong hoàn
cảnh lịch sử cụ thể mỗi triều đại, việc thực thi quyền lực với điều kiện lịch sử cụ
thể khác nhau nhưng ở các triều đại này đã vận dụng khéo léo tư tưởng pháp trị
theo cách của mình đều đã tiến hành “San định Luật lệ cho thích dụng với thời


2
thế” ngơn ngữ hiện nay là việc pháp điển hóa để cho mọi người dễ hiểu “dân đều
lấy làm tiện”. Các di sản tư tưởng ấy không chỉ ảnh hưởng đến xã hội và con
người Việt Nam trong quá khứ mà cả trong giai đoạn hiện nay. Tư tưởng Pháp trị
của Hàn Phi bên cạnh những giá trị và những yếu tố có tính hợp lý nhất định thì
những hạn chế có tính lịch sử của nó là điều khơng tránh khỏi. Chính vì lẽ đó tầm
ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội nói chung, đến q trình xây dựng, hoàn
thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay nói riêng vừa
mang yếu tích cực vừa hạn chế mà chúng ta phải chú ý.
Tiến tới xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình
hình với của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Muốn xây dựng đất nước “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước tiến vào thời đại
mới. Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tại Hội nghị đại biểu tồn
quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng đã chính thức nêu vấn đề “Tiếp tục xây
dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam” (Đảng Cộng
sản Việt Nam, 1994, tr.56) và khẳng định đó là nhiệm vụ cũng như mục tiêu
xây dựng “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (Đảng Cộng sản
Việt Nam, 1994, tr.56). Quan điểm này đã được khẳng định và làm rõ trong các
kỳ Đại hội tiếp theo. Chúng ta có thể nhận thất nét chung nhất là cả hai Đại hội
XI (2011) và XII (2016) đều nêu cao nhiệm vụ “tiếp tục đẩy mạnh việc xây
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước
ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…” Khác nhau là ở chỗ,
Đại hội XI đặt vấn đề “khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

năm 1992 (đã được bổ sung, sửa đổi năm 2001) phù hợp với tình hình mới”.
Cịn Đại hội XII, sau khi Hiến pháp năm 2013 đã được ban hành thì đặt vấn đề
phải thực hiện đầy đủ những nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước được quy
định trong Hiến pháp. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII xác định:
“Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy
nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật”


3
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.79). Xây dựng nhà nước pháp quyền phải
tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ
với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với
đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Tiếp tục hồn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp
và pháp luật. Trong công cuộc đổi mới cũng như xây dựng đất nước trong tình
hình mới với sự diễn biến phức tạp của tạp hiện nay, như sự suy thối về tư
tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ công
chức nhà nước làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng,
chế độ. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí, quan liêu ở
khơng ít cơ quan công quyền đang là vấn đề nhức nhối thì việc hồn thiện nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu xây dựng một “nhà nước liêm
chính”, một “chính phủ kiến tạo” phù hợp với yêu cầu của nhân dân, phù hợp
với tình hình của đất nước và xu thế thời đại là một đòi hỏi bức thiết.
Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình
hình đất nước với nhiệm vụ nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,
vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng văn minh”, điều này đòi
hỏi phải xem xét ảnh hưởng của những tư tưởng, lý thuyết chính trị - xã hội
trong lịch sử, bởi chúng có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đến q trình ấy.
Trong những tư tưởng chính trị - xã hội cổ đại phương Đông tư tưởng Pháp trị
của Hàn Phi nổi lên như một điểm sáng ảnh hưởng đến xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Do những hạn chế của giai

đoạn lịch sử thì tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi bên cạnh những điều có ý nghĩa
tiến bộ như quan niệm về thời biến pháp biến, xóa bỏ chế độ phân biệt đẳng
cấp, đề ra quan điểm mọi người bình đẳng trước pháp luật; xây dựng xã hội ổn
định, có trật tự, thượng tơn pháp luật, phạt thưởng nghiêm minh; tinh thần biện
chứng; đào tạo cán bộ cơng chức nhà nước có phẩm chất, năng lực gắn với nhu
cầu của đất nước trong những giai đoạn lịch sử cụ thể..., nó cũng có những ảnh
hưởng tiêu cực như tư tưởng quá đề cao pháp luật, coi luật pháp là chìa khóa
vạn năng, khơng chú trọng đạo đức của con người, coi trọng vũ lực, chú trọng


4
độc tài, trọng nước mạnh mà quên dân giàu là điều kiện để nước mạnh, thiếu
dân chủ,...
Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi đối
với vấn đề việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn để tìm ra ngun nhân,
có phương hướng và giải pháp phù hợp để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực của nó là vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn rõ rệt. Từ đó đi
sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tư tưởng về
nhà nước và pháp luật trong lịch sử văn minh nhân loại, mà ở đây là tư tưởng
Pháp trị của Hàn Phi, từ đó rút ra bài học, ý nghĩa từ nhưng bài học lịch sử góp
phần vào cơng việc xây dựng và hồn thiện pháp luật trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, là một cơng việc địi hỏi bức thiết
hơn bao giờ hết. Chính vì lẽ đó học viên chọn vấn đề: “Tƣ tƣởng Pháp trị của
Hàn Phi và ý nghĩa lịch sử của nó đối với vấn đề xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành triết học cho mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi cách chúng ta hiện nay hơn 2000 năm
nhưng nó phản ánh bối cảnh chính trị, xã hội hỗn loạn đương thời. Tư tưởng

của ông phản ánh rất rõ rệt bối cảnh xã hội, chính trị thời Xuân Thu - Chiến
Quốc. Ông cũng là người đưa ra những giải pháp nằm tái thiết lập một trật tự xã
hội đương thời nhằm thống nhất đất nước Trung Hoa. Mặc dù đã trải qua thời
gian hàng nghìn năm, dù cho lịch sử có nhiều biến đổi những tư tưởng của Hàn
Phi vẫn còn những nội dung giữ nguyên giá trị phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Những tư tưởng của Hàn Phi phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể do vậy
có rất nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã nghiên cứu về tư
tưởng cũng như thân thế sự nghiệp của ơng dưới nhiều góc độ khác nhau.
Chúng ta có thể khái qt các cơng trình nghiên cứu về Hàn Phi từ trước
đến nay theo các chủ đề như sau:


5
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về con người, thân thế, sự nghiệp của
Hàn Phi phải kể đến: Sử ký của Tư Mã Thiên với thiên Thân Bất hại, Hàn Phi
liệt truyện (Nxb. Lã Bối. Sài Gòn.1970 (Bản dịch Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê);
Bách gia chư tử, (Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2016), là tác phẩm lịch sử do nhà sử
học lỗi lạc của Trung Hoa viết khái quát về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của
Hàn Phi. Ông không chỉ miêu tả những sự kiện lịch sử mà chúng ta còn thấy thể
hiện rõ phong thái tinh thần của nhân vật, dẫn dắt chúng ta vào cuộc đời đầy
thảm kịch của Hàn Phi. Thông qua tác phẩm tác giả đã dựng nên một hình
tượng của một con người vì dân vì nước Hàn Phi. Đối với sự nghiệp của Hàn
Phi thì có các cơng trình nghiên cứu sự nghiệp của Hàn Phi, tiêu biểu cho
hướng nghiên cứu này, trước hết phải kể đến tác phẩm Hàn Phi Tử, Nxb. Lửa
Thiêng, Sài Gòn, 1974 (bản dịch của Nguyễn Ngọc Huy dịch); Hàn Phi Tử của
Phan Ngọc dịch, Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, xuất bản 2018… Đi sâu vào vấn đề
dịch thuật tác phẩm của Hàn Phi đến với độc giả với tính nguyên vẹn và nguyên
gốc nhất với ngun tác Trung văn.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi. Tác
phẩm: Lịch sử Trung Quốc, 2 tập do trung tâm Phương Đông, Thượng Hải, xuất

bản 1993, với một chương có tên là: mầm mống của chánh pháp và học thuật
của Chư tử, Cuốn Lịch sử văn hóa Trung Quốc do Đàm Gia Kiệm làm chủ biên,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1993 với các phần về pháp chế cổ
đại, Triết học tiên Tần; Cuốn, Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc do Ngơ
Vinh Chính, Vương Miên Q chủ biên, Nxb. Văn hóa – Thơng tin,1994. Hay
các sách do các tác giả Hồng Tiềm, Nhiệm Hoa, Ương Tử Tung, Trương Thế
Anh, Trần Tú Trai, Chu Bá Côn “Lịch sử triết học trung Quốc”. Nxb. Sự thật,
Hà Nội, 1958. Một số sách nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc hay phương
Đơng mà trong đó có một chương hay mục nói về tư tưởng triết học hay chính
trị của Hàn Phi như của các tác giả Hầu Ngoại Lư, Triệu Kỷ Bân, Đỗ Quốc
Tường Bàn về tư tưởng Trung Quốc (Nxb. Sự thật, Hà Nội1959); Tác phẩm
Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc (Lã Trấn Vũ, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1964). Trung Quốc triết học sử. Phùng Hữu Lan, Nxb. Khai Trí, Sài


6
Gòn,1966); Đại cương triết học sử Trung Quốc, (Phùng Hữu Lan (Nguyễn Văn
Dương dịch) Ban tu thư đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1968); Lịch sử triết học
Trung Quốc tập 1, (Dỗn Chính (Chủ biên), Nxb. Giáo dục, Hà Nội,1991); Đại
cương lịch sử triết học Trung Quốc, (Dỗn Chính (chủ biên) Nxb. Đại học và
trung học chuyên nghiệp, 1991); Đại cương lịch sử triết học phương Đơng cổ
đại, (Dỗn Chính, Nxb. Đại học – trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991); Đại
cương lịch sử triết học cổ đại, (Dỗn Chính (Chủ biên), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1991); Đại cương triết học Trung Quốc, (Dỗn Chính (Chủ biên),
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); Đại cương lịch sử các tư tưởng và học
thuyết chính trị thế giới. (Dỗn Chính – Nguyễn Thế Nghĩa (Đồng chủ biên),
Nxb. Khoa học xã hội 2002); Tư tưởng pháp trị của Pháp gia với sự nghiệp xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, (Dỗn Chính - Nguyễn Văn Trịnh,
Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội,2005); Lịch sử triết học phương Đơng, (Dỗn
Chính (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015); tác phẩm của Lê Văn

Quán Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Trung Quốc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
1997; Vấn đề nhà nước trong triết học Trung Quốc cổ đại, (Nguyễn Anh Tuấn,
Nxb. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh); hay cuốn Lịch sử
triết học phương Đông của Nguyễn Đăng Thục, Nxb. Hồng Đức, 2017; các tác
giả trình bày nội dung tư tưởng của Pháp gia qua lịch sử phát triển của nó qua
các nhân vật từ Thân Bất hại, Thân Đáo, Thương Ưởng, Hàn Phi, … Đặc biệt
các tác giả đi vào lý giải phân tích các nội dung chính trong tư tưỡng pháp trị là:
phạm trù “pháp”, “thế”, “thuật” … của Pháp gia cũng như của Hàn Phi. Sách
Hàn Phi Tử của Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn Hóa – Thơng tin, Hà Nội,
1994; Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, của Lưu Kiếm Thanh –
Phạm Hồng Thái (dịch), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993; Hàn Phi Tử - sự
phát triển của tư tưởng Pháp gia Hàn Thế Chân (dịch), Nxb. Đồng Nai,1995;
Đức trị và Pháp trị trong Nho giáo của Vũ Khiêu, Nxb. Hà Nội,1995; Tư tưởng
phương Đơng – gợi điểm nhìn tham chiếu tác giả Cao Xuân Huy, Nxb Văn học,
Hà Nội, 1995; Lịch sử các học thuyết chính trị pháp lí, Định Văn Mậu – Phạm
Hồng Thái, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1997; Lịch sử triết học Trung Quốc (tập 1).


7
(Hà Thúc Minh, Nxb. Thành phố hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 1998); Hà Thúc
Minh (biên khảo – dịch thuật), Tuyển tập tư liệu nghiên cứu tư tưởng Trung
Quốc (tập 3), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh,2000; Triết lý chính trị trung hoa
cổ đại và vấn đề Nhà nước pháp quyền tác giả Bùi Ngọc Sơn, Nxb Tư pháp,
2004; Hàn Phi Tử - Tư tưởng và sách lược, Trí Tuệ, Nxb. Cà Mau, 2004; Hàn
Phi Tử và sự thống nhất Trung Quốc cổ đại, Võ Thiện Điển, Nxb. Văn hóa –
Thơng tin, 2010; Hàn Phi Tử mưu lược tung hồnh, Ngơ Khung (Thành Khang –
Phạm Vân dịch), Nxb Thanh Hóa, 2016; Quan điểm chính trị - pháp lý của Hàn
Phi Tử, (Nguyễn Vinh Quang, Tạp chí thơng tin chính trị số 3, 2000); Tư tưởng
lợi kỉ trong triết học Hàn Phi Tử, (Vũ Kim Dung, Tạp chí triết học, số 3, 2000);
Học thuyết pháp trị Trung Quốc cổ đại – một số tư tưởng cơ bản, (Đỗ Đức Minh

Tạp chí. Nghiên cứu Lập pháp số 2/2002); Giá trị tư tưởng và lịch sử của trường
phái Pháp gia, (Lê Tuấn Huy Tạp chí triết học số 7, 2002; Phát – Thuật – Thế
trong học thuyết Hàn Phi Tử, (Vũ Kim Dung Tạp chí triết học số 5, 2000); Lý
luận nhận thức trong triết học Hàn Phi Tử, (Vũ Kim Dung,Tạp chí triết học số 2,
2002); Lý luận nhận thức trong triết học Hàn Phi Tử, (Đỗ Kim Dung , tạp chí.
Triết học, số 2 (129), tháng 2 – 2002); Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi, (Nguyễn
Tài Đơng, Tạp chí Triết học, số 12, tháng 2006). Trong những tác phẩm trên, các
tác giả tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cốt lõi của tư tưởng pháp trị về lý
luận và thực tiễn của Hàn Phi, phát triển, hình thành, nội dung, rút ra giá trị, chỉ
ra hạn chế, ý nghĩa của tư tưởng pháp trị của Hàn Phi.
Thứ 3, Các cơng trình nghiên cứu về ý nghĩa tư tưởng pháp trị của Hàn
Phi đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trước hết phải kể đến: Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi và ý nghĩa của nó đối
với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, (Nguyễn Văn Trịnh, luận
văn Thạc sĩ, 2002, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí
Minh). Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi và ý nghĩa lịch sử của nó trong việc xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, (Dỗn Chính – Cao Xuân Long, Tạp chí
Triết học, số 8, 2002); Tư tưởng pháp trị của Pháp gia, ý nghĩa và bài học lịch
sử của nó với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, (Nguyễn


8
Văn Trịnh, Luận án tiến sĩ, 2005, trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn
Tp. Hồ Chí Minh); Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với
việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay,
(Dương Thị Hoa, Luận văn thạc sĩ triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội, 2016) có cách nhìn lại lịch sử để xây dựng một Nhà nước Pháp
quyền xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế thừa những tinh hoa nhân loại mà trong đó
tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi là một điểm sáng để kế thừa và vận dụng vào thời
đại ngày nay; Tư tưởng Hàn Phi, (Vũ Kim Dung, Luận án tiến sĩ triết học, Viện

Triết học, Hà Nội, 2003); Tư tưởng chính trị Hàn Phi Tử, (Trương Văn Huyền,
Luận án tiến sĩ chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Nội,
2013) tìm hiểu tư tưởng chính trị của Hàn Phi, nhẳm đưa ra những kiến giải cho
một xã hội mà Hàn Phi đã lựa chọn và vạch ra, từ đó giúp chúng ta hiểu hơn về
con người và tư tưởng của Hàn Phi. Học thuyết Pháp trị Trung Hoa thời kỳ cổ
đại – giá trị và sự kế thừa trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay của Đỗ Đức
Minh, (Luận án tiến sĩ luật học, Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2011) đưa ra kiến giải cho việc vận dụng học thuyết Pháp trị cho
việc xây dựng quản lý xã hội trong thời kỳ mới, tuy nhiên chưa đưa ra được
những kiến giải phù hợp, do con người cụ thể phải gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ
thể, tác giả đã có sự nhầm lẫn và đắm chìm trong học thuyết Pháp trị.
Nhìn chung, các cơng trình trên đi vào nghiên cứu nhà nước pháp quyền
và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, tư tưởng triết
học – chính trị của Hàn Phi từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử của tư tưởng. Các cơng
trình trên đã đưa ra một số kiến giải nhất định dựa vào mục tiêu của mình và
thu được những thành quả nhất định trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, áp
dụng vào cuộc sống. Những kết quả này là một nguồn tài liệu vô cùng quý báu
đối với việc viết luận văn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tư tưởng Pháp trị của
Hàn Phi và ý nghĩa của nó đối với đối với vấn đề xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thì chưa có nhiều cơng trình
nghiên cứu nó từ cách tiếp cận của Triết học. Do đó đây là hướng nghiên cứu
chính của luận văn.


9
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn: Trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản và giá
trị tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi, từ đó rút ra ý nghĩa và bài học nhằm góp phần
nhằm phát huy tư tưởng Pháp trị đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên, luận văn cần phải giải
quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày và phân tích làm rõ cơ sở xã hội và tiền đề hình thành tư
tưởng Pháp trị của Hàn Phi về triết học - chính trị.
Thứ hai, làm rõ nội dung và những đặc điểm chủ yếu của tư tưởng Pháp trị
của Hàn Phi.
Thứ ba, Rút ra ý nghĩa và bài học của nó đối với việc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi; ý nghĩa của tư tưởng
Pháp trị của Hàn Phi đối với vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi và Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là những vấn đề có nội dung rất rộng, do đó
luận văn chỉ nghiên cứu tư tưởng pháp trị của Hàn Phi trong mối tương quan, ảnh
hưởng của nó đến vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện những vấn đề nêu trên, luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan
và phương pháp luận của phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền.
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu trình bày luận văn, học viên cịn sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như:


10
Phương pháp phân tích – tổng hợp sử dụng để phân tích làm rõ những điều
kiện, tiền đề lý luận hình thành tư tưởng chính trị và phẩm chất cá nhân, truyền
thống gia đình, quê hương với sự hình thành tư tưởng của Hàn Phi về triết học chính trị, nhà nước và phát luật, cách thức xây dựng, tuyên truyền phổ biến và

minh bạch hóa pháp luật từ đó rút ra ý nghĩa đối với thời kỳ quá độ cũng như
xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Phương pháp so sánh – đối chiếu sử dụng để phân tích q trình hình thành,
phát triển tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi về chính trị và so sánh với các nhà tư
tưởng khác cùng thời đại, cùng có một góc nhìn về một vấn đề.
Phương pháp diễn dịch – quy nạp và phương pháp lịch sử - logic sử dụng
để phân tích, làm rõ nội dung tư tưởng pháp trị của Hàn Phi về tư tưởng triết
học - chính trị. Ngồi ra luận văn cịn sử dụng một số phương pháp khác để làm
sáng tỏ các vấn đề mà mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Đồng thới với
phương pháp logic và lịch sử để nghiên cứu và trình bày luận văn để làm rõ tư
tưởng Pháp trị của Hàn Phi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: trên cơ sở trình bày và phân tích những nội dung và đặc
điểm chủ yếu trong tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Luận văn trình bày một cách
có hệ thống những nội dung đặc điểm cơ bản của tư tưởng pháp trị của Hàn Phi
về chính trị; đồng thời, nêu lên những giá trị và rút ra ý nghĩa lịch sử của nó đối
với sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phổ biến cũng như tuyên truyền pháp luật ở
Việt Nam hiện nay, góp phần làm phong phú tư tưởng của Hàn Phi.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu Lịch sử triết học –
chính trị phương Đơng, nghiên cứu giảng dạy lý luận nhà nước và pháp luật.
Rút ra bài học bổ ích đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo luận
văn được kết cấu 2 chương, 5 tiết.


11
PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1
ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ
NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG PHÁP TRỊ
CỦA HÀN PHI
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI

1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tƣ tƣởng Pháp trị của
Hàn Phi
1.1.1.1. Điều kiện kinh tế hình thành tƣ tƣởng Pháp trị của Hàn Phi
Vào cuối thời Xuân thu – Chiến quốc1, nền kinh tế của Trung Quốc có sự
chuyển biến to lớn. Trong đó sự chuyển biến từ đồ đồng sang đồ sắt từ đó làm
cho năng suất lao động được nâng lên một cách rõ rệt so với các thời kỳ trước
đó. Việc phát hiện, sử dụng đồ sắt được ghi lại như sau: “Theo các sử gia thì
thư tịch cổ nhất nói về kỹ thuật nấu sắt viết vào năm 513 Tr. CN, mà theo
những cuộc khai quật gần đây thì những đồ bằng gang xuất hiện vào khoảng
đầu thế kỉ thứ V Tr. CN. Vậy có thể nói rằng thời đại đồ sắt của Trung Hoa bắt
đầu vào khoảng 500 năm trước tây lịch, mà kỹ thuật nấu sắt ở Trung Hoa có
trước phương Tây non 1.600 năm” (Nguyễn Hiến Lê, 2012, tr.86). Việc sử
dụng đồ sắt thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc thời kỳ này phát triển trên mọi
mặt mà đầu tiên phải nói tới là về nông nghiệp. Các nước phương Đông trong
thời kỳ này nông nghiệp giữ một vai trị vơ cùng quan trọng. Thời kỳ này người
ta đã biết chế tạo các nông cụ từ sắt để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như:
dao, rìu, lưỡi cày, cuốc… Sự phát triển này đi liền với nó là các lĩnh vực hỗ trợ
1

Xuân thu – Chiến quốc: Hai giai đoạn thuộc thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc, Triều Chu (1122?256 Tr.CN) chia làm hai thời kỳ là Tây Chu (1122?-771Tr.CN), thời kỳ thịnh vượng, đóng đơ ở phía Tây và
Đơng Chu (770-256Tr.CN), thời kỳ thịnh suy yếu, phải dời đơ sang phía Đơng. Gia đoạn trước của Đơng
Chu có tên là Xn thu (770-476 Tr.CN), vì bộ sử Xuân Thu của nước Lỗ ghi chéplịch sử đại thể tương
đương với giai đoạn này, nên giai đoạn này mớicó tên là Xuân thu; giai đoạn sau của Đơng Chu có tên là

Chiến quốc (475-256), vì trong giai đoạn này các nước chư hầu lớn đánh nhau liên miên. Xem thêm Chu
Phát Tăng, Trần Long Đào & Tề cát Tường (Chủ biên). (2001). Từ điển Lịch sử chế độ Chính trị Trung
Quốc. (Nguyễn Văn Dương dịch). Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb.Trẻ.


12
cho sản xuất nông nghiệp phát triển như hệ thống thủy lợi được mở mang, các
cơng trình ngăn nước, nắn dòng, phát triển việc đắp đê trị thủy, đào kinh dẫn
nước. Nhờ đó mà thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các cơng trình thủy lợi lớn
trên hai lưu vực canh tác có nhiều tiến bộ hơn các thời kỳ trước. Việc phân chia
đất công theo định kỳ căn cứ vào đất xấu hay tốt khơng cịn cần thiết nữa. Các
cơng xã khơng cịn phân chia theo định kỳ hằng nằm nữa mà giao hẳn đất cho
từng hộ gia đình nơng nơ canh tác trong một thời gian dài. Vì vậy những người
nơng nơ có thể áp dụng các biện pháp luân canh để tăng năng suất cây trồng
trên cùng một mảnh ruộng so với thời kỳ trước. Mặt khác, sự phát hiện ra nông
cụ bằng sắt làm cho thủy lợi phát triển, đất đai hoang hóa được các nơng nô
khai hoang nhiều lên và biến thành tài sản riêng tư ngày một nhiều. Chính lúc
này tầng lớp quý tộc cũng có sự tích lỹ và chiếm dụng đất của cơng xã làm
thành đất của mình. Từ đó chế độ về ruộng đất thời kỳ trước “tỉnh điền”2 bị xóa
bỏ dần, về sau này chế độ tư hữu về ruộng đất được thừa nhận bởi giai cấp
thống trị (nhà nước) và được pháp luật bảo vệ.
Trước kia theo chế độ của nhà Chu, giai cấp quý tộc nắm mọi nguồn gốc
của cải trong xã hội như ruộng đất, nô lệ. Đặc biệt với chế độ “tỉnh điền” ruộng
đất được chia thành chin khu trong đó tám khu được phân chia cho các nơng nơ
tự chăm sóc, cày cấy, cịn lại một khu thường là màu mỡ nhất ở giữa các khu
kia được gọi là công điền và các nông nô phải làm không công và hoa lợi thu
được trên khu này được nộp về cho nhà nước. Đối với khu cực được chia nơng
nơ canh tác trên đó và phải nộp 1/10 sản lượng nông sản thu được để nộp lên
triều đình. Trong cuốn Tứ thư có viết:
“Hồi đời nhà Hạ, mỗi người chủ gia đình phải cống hiến cho chính phủ số

h lợi trung bình của năm mẫu. Đó gọi là phép cống. Qua đời nhà Ân, mỗi
người chủ trong gia đình được cấp bảy chục mẫu ruộng mà làm và hưởng
trọn hoa lợi. Nhưng tám gia đình phải chung sức với nhau làm khoảnh ruộng
2

“Tỉnh điền: Chế độ đất đai của xã hội nô lệ Trung Hoa”, Xem thêm Chu Phát Tăng, Trần Long Đào & Tề
cát Tường (Chủ biên). (2001). Từ điển Lịch sử chế độ Chính trị Trung Quốc. (Nguyễn Văn Dương dịch).
Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb.Trẻ. tr.335.


13
cơng bảy chục mẫu ở giữa. Đó gọi là phép trợ. Đến đời nhà Chu, mỗi gia
đình được cấp một trăm mẫu ruộng để làm mà hưởng hoa lợi. Nhưng tám
gia đình phải chung sức với nhau làm mảnh ruộng một trăm mẫu ở giữa để
nộp hoa lợi cho nhà nước. Đó gọi là phép triệt. Ba triều đại lập ra ba phép
đánh thuế ruộng tuy có khác tên, mà kỳ thật đều lấy một phần trong mười
phần huê lợi của dân. Phép triệt có nghĩa là thơng dung. Phép triệt có nghĩa
là tạ” (Mạnh Tử, 1950, tr.155).
Quan hệ sản xuất khơng cịn phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản
xuất thời kỳ này nữa chính vì lẽ đó nó kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội,
ngay lúc này địi hỏi phải có sự thay đổi trong quan hệ sản xuất để phù hợp với
sự phát triển của lực lượng sản xuất thời kỳ này. Sự phát triển của chế độ tư hữu
ruộng đất không đồng đều về diện tích cũng như giữa các tầng lớp trong xã hội
dẫn đến việc nhà nước bãi bỏ các hình thức thu thuế kiểu cũ, thi hành chế độ
thu thuế trên từng mẫu ruộng và thùy thuộc vào số lượng ruộng đất mà nông nô
sở hữu mà đánh thuế. Có nhiều nước áp dụng nhưng nước Lỗ được công nhận
là nước đầu tiên áp dụng và thi hành chế độ thuế mới (năm 594 trước công
nguyên), đi liền với chế độ thuế mới thì các nước cũng áp dụng chế độ quân sự
mới. Nước Trịnh thì gọi là “khâu phú”, nước Lỗ gọi là “khâu giáp”. Sự ra đời của
chế độ tư hữu về ruộng đất, sự phân chia đất công không công bằng dẫn tới việc

nông nô bị mất ruộng đất vào tay quý tộc hay những thương gia giàu có, sự phân
chia cho các nước chư hầu, địa chủ chiếm làm của riêng. Chế độ “tỉnh điền” tan
rã là nguyên nhân chính dẫn tới sự tan rã của giai cấp quý tộc chủ nô. Từ đây bắt
đầu hình thành giai cấp mới trong xã hội đó là giai cấp địa chủ phong kiến,
phương thức sản xuất mới cũng bắt đầu manh nha đó là phương thức sản xuất
phong kiến. Do việc phát triển và sử dụng công cụ bằng sắt là phổ biến trong giai
đoạn này đi liền với nó là sự mở rộng việc trao đổi sản phẩm lao động, sự phân
công lao động trong sản xuất thủ công nghiệp đã thúc đẩy nhiều ngành nghề ra
đời nhẳm phục vụ nhu cầu đời sống và sản xuất như nghề luyện sắt, nghề làm đồ
gốm, dệt lụa, nghề mộc…Thời kỳ này việc chế tạo vũ khí như: kiếm, đao, dao


14
búa…cũng đã đạt nhưng thành tựu cao. Chính sự phát triển của nông nghiệp và
thủ công nghiệp đã nâng cao đời sống, biết dùng sức kéo của trâu, bò, ngựa của
người dân trong thời kỳ này, giúp giải phóng sức lao động của con người, từ đó
bước đầu tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội về sau.
Từ những cơ sở phát triển thủ công nghiệp, đã từng bước thúc đẩy thương
nghiệp phát triển hơn trước. Với sự mở rộng trao đổi mua bán hàng hóa làm cho
tiền tệ ra đời. Các trung tâm mua bán lớn được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu
của xã hội, những nơi này lâu ngày trở thành trung tâm chi phối hoạt động giao
thương của một vùng rộng lớn hay của một đất nước. Trong xã hội hình thành
tầng lớp thương nhân giàu có và có thế lực trong xã hội như: Tử cống, Lã Bất Vi
(nước Tần)…Các thương nhân này khi đã giàu mạnh về kinh tế thì họ khơng thấy
thỏa mãn với những gì mình có mà tìm cách kết giao với chư hầu, cơng khanh
đại phu tìm mọi cách mà leo lên và tranh giành quyền lực chính trị, thay đổi địa
vị xã hội của mình, từ đó có nhiều ảnh hưởng đối với đời sống xã hội và chính trị
đương thời. Chính điều này đã tạo ra sự phân hóa giai cấp trong xã hội, mâu
thuẫn giai cấp địa chủ phong kiến với giai cấp quý tộc, nông dân lao động với địa
chủ phong kiến, hay trong chính nội bộ giai cấp quý tộc…

Mâu thuẫn trong xã hội đi liền với nó là tình trạng chính trị rối ren, phương
tiện giao thơng thì thơ sơ, sự phân chia cát cứ của các chư hầu, dẫn đến việc đi
lại giao thương giữa các nước trở lên khó khăn, các cuộc tranh giành quyền lực
trong nội bộ quốc gia, chiến tranh giữa các nước xảy ra liên miên. Các nước
chư hầu khơng cịn tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của nhà Chu nữa mà giải
quyết mâu thuẫn bằng các cuộc chiến tranh dẫn đến xã hội trở nên loạn lạc,
kinh tế sa sút, đời sống nhân dân lầm than. Chiến tranh lúc này được coi như là
một phương thức giải quyết mâu thuẫn và quyền lợi địa vị đương thời. Chiến
tranh cũng làm cho xã hội bất ổn, đảo lộn trật tự xã hội, xóa bỏ địa vị của giai
cấp thống trị này bằng một gai cấp thống trị khác. Tình hình đó đã ảnh hưởng
tới sự phát triển của kinh tế - xã hội đương thời kéo lùi sự phát triển của xã hội,
ảnh hưởng tới sự phát triển của thủ công nghiệp. Hơn thế, trong xã hội thời kỳ


15
này nghề buôn bán bị coi là nghề rẻ mạt, không được coi trọng với tư tưởng
“nông bản thương mạt” nên thương nghiệp bị coi thường. Trong thời kỳ này
thương nghiệp khơng thể phát triển được nhưng sự hình thành của thương
nghiệp và buôn bán bước đầu đã tạo ra trong xã hội một tầng lớp mới, mặc dù
chưa có sự đóng góp to lớn cho nền kinh tế - xã hội Trung Quốc thời kỳ này.
Từ những thay đổi, biến động trên bình diện kinh tế, đã có sự tác động to
lớn đến đời sống chính trị - xã hội, tư tưởng của nhà Chu đã lỗi thời không cịn
phù hợp nữa với tình hình mới. Chế độ “tơng pháp”3 khơng đáp ứng được u
cầu của thời cuộc địi hỏi các nhà tư tưởng phải tìm cách lý giải và giải quyết
mâu thuẫn, đưa ra được một tư tưởng mới phù hợp hơn. Do đó, điều kiện kinh
tế chính là một trong những yếu tố cơ bản và mang tính quyết định đối với sự
hình thành tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi.
1.1.1.2. Điều kiện chính trị - xã hội hình thành tƣ tƣởng Pháp trị của
Hàn Phi
Sự phát triển về kinh tế thời kỳ này đã có những tác động to lớn dẫn đến sự

biến đổi sâu sắc trên lĩnh vực chính trị - xã hội. Nó được thể hiện qua việc chế
độ “tông pháp” của nhà Chu khơng cịn đủ mạnh để trấn áp và lãnh đạo các
nước chư hầu. Chế độ tông pháp của nhà Chu dựa trên quan hệ huyết thống để
“chế độ phân phong chư hầu”4, nhưng càng về sau huyết thống càng xa, dẫn
đến mối quan hệ về kinh tế, chính trị ngày một lỏng lẻo. Bên cạnh đó, sự cai trị
hà khắc của giới quý tộc nhà Chu đối với nhân dân ngày càng nhiều với mức độ
cao hơn làm cho các cuộc nổi dậy của nông dân ngày một nhiều và gay gắt hơn,
các nước chư hầu tranh giành nhau, không cịn nghe lời thiên tử nhà Chu nữa,
thay vì trước đây do thiên tử nhà Chu đứng ra giải quyết các tranh chấp mâu
3

“Chế độ tông pháp: Chế độ đẳng cấp trong đó nhà nước duy trì đặc quyền thống trị của lớp quý tộc cha
truyền con nối trong xã hội nô lệ ở Trung Quốc. Chế độ này do chế độ gia trưởng phụ hệ diễn biến ma
thành, đến thời Chu thì dần hồn thiện”. Xem thêm. Chu Phát Tăng, Trần Long Đào & Tề cát Tường (Chủ
biên). (2001).Từ điển Lịch sử chế độ Chính trị Trung Quốc. (Nguyễn Văn Dương dịch). Thành phố Hồ Chí
Minh: Nxb.Trẻ, tr.114.
4
“Chế độ phân phong chư hầu: Chế độ chính trị trong đó Thiên tử chia đất, ban tước (phân thổ phong hầu)
cho thân thuộc hay công thần”. Xem thêm. Chu Phát Tăng, Trần Long Đào & Tề cát Tường (Chủ biên).
(2001).Từ điển Lịch sử chế độ Chính trị Trung Quốc. (Nguyễn Văn Dương dịch). Thành phố Hồ Chí Minh:
Nxb.Trẻ. tr.257.


16
thuẫn thì nay các nước chư hầu giải quyết bằng chiến tranh. Các nước chư hầu
có luật pháp, quân đội riêng ngày một quy mơ, tiến hành chính phạt chiếm đất
đai của cải của các nước nhỏ hơn mình. Các nước nhỏ khơng cịn tin tưởng và
thiên tử nhà Chu nữa. Thiên tử nhà Chu lúc này gần như không có quyền lực gì,
chỉ cịn là hư danh, đơi khi bị các nước chư hầu uy hiếp. Các nước chư hầu luôn
muốn làm bá chủ thiên hạ chỉ coi nhà Chu là bình phong để họ lấy cớ động binh

cụ thể trong thời kỳ Xuân Thu “có khoảng 242 năm nhưng đã xảy ra 483 cuộc
chiến tranh lớn nhỏ giữa các nước chư hầu. Đầu thời kỳ Tây Chu có hàng nghìn
nước, đến cuối thời Xn Thu chỉ cịn hơn một trăm nước. Sau bao cuộc chinh
chiến và thơn tính lẫn nhau thì cịn lại bảy nước mạnh nhất là Tề, Tần, Sở,
Tống, Ngơ, Việt, Tấn” (Dỗn Chính & Nguyễn Văn Trịnh, 2007, tr.16). Chiến
tranh liên miên, thiên tai thì không ngừng xảy ra, tăng thu thuế để vơ vét tài lực
vật lực, bắt lính để tăng cường chiến tranh khiến đời sống nhân dân vốn cơ cực
nay ngày càng bần hàn cơ cực hơn. Từ đó nhân dân khơng còn tin vào trật tự lễ,
nghĩa uy quyền của nhà Chu nữa, thiên tử nhà Chu không được nhân dân tin
tưởng, lễ nghi, pháp chế khơng cịn được thực thi. Thiên tử nhà Chu chỉ cịn là
bình phong cho các nước chư hầu tranh giành trấn áp lẫn nhau.
Chư hầu thơn tính lẫn nhau, cá lớn nuốt cá bé, xã hội khơng cịn kỷ cương,
trật tự lễ nghĩa nhà Chu bị băng hoại, mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội
ngày một gay gắt và sự bất ổn ngày càng tăng. Càng về cuối thời Chiến quốc,
tình hình càng trở lên rối ren. Các nước tăng cường quân đội bắt lính: “Nước Vệ
bắt lính tới 1 phần 5 dân số, nước Tấn bắt ơng già 73 tuổi ra tịng quân, nước Tề
thu thuế của dân tới 2 phần 3 hoa lợi, ruộng đất bỏ hoang, có kẻ đói quá mà đổi
con cho nhau mà ăn thịt” (Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, 1965, tr.145).
Chế độ triều cống bị các nước chư hầu tự ý gạt bỏ, khơng cịn cống nạp cho
thiên tử nhà Chu nữa. Nhà Chu vốn đã nhỏ lại bị nạn cắt đất phong hầu làm cho
ruộng đất, tài nguyên cạn kiệt nay lại không được triều cống càng làm cho đất
nước suy yếu, các nước lớn mượn danh thiên tử bắt các nước nhỏ triều cống.
Thời kỳ này đạo đức suy đồi, cương thường đạo lý khơng cịn giữ được như


17
trước các nạn như “tiếm ngôi việt vị”. Theo Tử Sản5 mỗi lần nước Trịnh phải
triều cống cho nước Tần phải dùng đến một trăm xe chở lụa và da thú, mà một
trăm xe thì phải cả ngàn người. Xã hội loạn lạc, tranh giành quyền lợi, địa vị
dẫn tới cảnh quân không ra quân, thần không ra thần, tôi giết vua, anh em, cha

con mưu hại lẫn nhau, theo Khổng Tử thì nó khơng phải là sự bộc phát mà là sự
mục nát âm ỉ từ lâu. Tề Cảnh Cơng trước cảnh đó đã phải thốt lên rằng: “nghĩ
như vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con,
trong tình cảnh hỗn loạn như thế, dầu ta có lúa đầy kho, có chắc được ngồi yên
mà ăn chăng?” (Luận Ngữ, 1950, tr.189). Trong xã hội thời bấy giờ trên danh
nghĩa các nước vẫn áp dụng lễ nghĩa của nhà Chu nhưng thực chất là thủ đoạn
ngoại giao nhằm tranh giành địa vị quyền lợi giữa các nước chư hầu.
Mâu thuẫn không phải giữa các nước với nhau mà cịn mâu thuẫn trong
chính nội bộ của tầng lớp quý tộc với nhau. Năm 403 tr.CN nước Tấn là một
nước lớn do sự mâu thuẫn giữa ba dòng họ lớn là Hàn, Triệu, Ngụy đã phế bỏ
nhà Tấn mà tự phân chia thành ba nước là nước Hàn, Triệu, Ngụy. Lúc này
cũng là giai đoạn chuyển giao giữa Xuân thu và bắt đầu sang thời kỳ Chiến
quốc, với cục diện “thất hùng” đó là Tề, Sở, Yên, Tần, Hàn, Triệu, Ngụy các
nước này thường xuyên xảy ra chiến tranh với nhau trên quy mô lớn chưa từng
có và tàn khốc gấp nhiều lần thời Xuân thu nhằm tranh giành đất đai và quyền
lợi mà trên hết là ngôi bị bá chủ thiên hạ muốn thay thiên tử nhà Chu hiệu lệnh
thiên hạ. Thiên tử nhà Chu sợ các thế lực ở phương tây mà phải dời dô qua
phương đông làm cho các nước chư hầu khơng cịn kính nể nữa, dẫn đến các
nước tranh giành nhau mà gây loạn, nước mạnh thì mạnh lên, có nước thì suy
yếu và dần bị tiêu diệt. Trong giai đoạn này một bộ phận quý tộc bị mất địa vị
trong xã hội. Muốn giành lại địa vị, do đó phải dùng mọi thủ đoạn có thể, như
tìm kiếm những người tài giỏi về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao dù ở
tầng lớp nào miễn là phục vụ lợi ích của mình. Nhờ vậy mà một số thành phần

5

Tử Sản (?-522 tr.CN) người nước Trịnh, làm tới chức tể tướng. Ơng là người cho đúc hình thư, một loại
sách về pháp luật, công bố rộng rãi trong dân chúng, nhiều người coi ông là cha đẻ của phái Pháp gia.



18
thốt được địa vị nơ lệ và tiến lên hàng sĩ phu. Ta thấy có Lý Bách Hề vốn là nơ
lệ mà lại được cử làm quan nước Tần. Cịn hạng q tộc thì lại bị giám làm nơ
lệ hay khơng được trọng dụng như Khổng Tử vốn là dịng dõi quý tộc nhà Tống
do nghèo mà không được coi trọng dẫn tới phải làm chức quan coi kho lúa.
Trong thời Chiến quốc chiến tranh giữa các nước vừa ở quy mô lớn và mức độ
tàn khốc ngày càng cao, xã hội loạn lạc “nghĩ vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi,
cha chẳng ra cha, con chẳng ra cha, con chẳng ra con, ở trong tình – cảnh hỗn
loạn như thế” (Luận Ngữ, 1950, tr.189). Trong khi dân chúng lầm than cơ cực
thì quan lại có lối sống xa hoa, trụy lạc trên mồ hôi sương máu của dân chúng.
Thời kỳ này, kinh tế hàng hóa phát triển, chiến tranh liên miên làm cho các
công xã nông thôn tan rã. Cộng thêm tác động của kinh tế được mở mang cũng
là một nguyên nhân chính để chính trị biến chuyển.
Có thể nói, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, trong lịng xã hội lúc này
bắt đầu có sự xuất hiện những yếu tố của quan hệ sản xuất mới. Địi hỏi giai cấp
thống trị phải có sự thay đổi về chính sách cai trị, quản lý xã hội…chính giai
cấp thống trị đã nhận ra những nguy cơ, nên chúng đã tiến hành các các biện
pháp nhằm ngăn chặn sự đảo lộn xã hội. Trong đó nổi nên có phong trào “biến
pháp”6 được thực hiện ở hầu hết các nước suốt thời kỳ Chiến quốc. Các nước
đều có hình thức “biến pháp” khác nhau, một số nước nổi trội hơn đó là nước
Tề với tư tưởng “biến pháp” của Quản Trọng7, ơng đề ra chủ trương, đường lối
trọng hình luật, dựa vào lễ để cai trị, thì ở nước Trịnh lại cho ban bố pháp luật
rộng khắp trong dân chúng, cho đúc đỉnh đồng để quan lại và dân chúng nhìn
vào đó mà làm theo. Do chưa có giấy mà phải dùng thẻ tre, do đó Đặng Tích
cho chép hình luật trên thẻ tre để phổ biến cho nhân dân…Chính những điều
này là cơ sở cho một chế độ xã hội mới xuất hiện.

6

Xem thêm, Dỗn Chính. (2009). Từ điển triết học Trung Quốc. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. tr.506.

“Quản Trọng tên gọi khác Quản Tử hay Quản Di Ngơ, (? - 645 Tr.CN), tự Trọng Kính, quê miền Dĩnh
Thượng (nước Tề) làm tướng quốc của Tề Hồn Cơng trong 40 năm, từ năm (84 Tr.CN đến năm 664
Tr.CN) với tác phẩm nổi tiếng Quản Tử” xem thêm (Phạm Tất Đắc dịch) Quản Tử. (1968). Sài Gòn: Nxb.
ABC. tr.10.
7


19
Trong các nước “biến pháp” thì có nước Tần là thành công hơn cả với các
biện pháp do Thương Ưởng8 đề xuất. Phương pháp của ông phù hợp với nước
Tần và hoàn cảnh xã hội đương thời, đã đưa nước Tần từ một nước nhỏ ở phía
tây khơng được coi trọng trở lên mạnh nhất Trung Hoa lúc bấy giờ. Tạo tiền đề
cho việc thống nhất Trung Hoa, xác lập nên chế độ phong kiến trung ương tập
quyền, kết thúc giai đoạn đầy biến động của lịch sử Trung Hoa cổ đại. Giai
đoạn lịch sử này ghi nhận sự thay đổi lịch sử chính trị Trung Hoa, hình thành tư
tưởng triết học có tầm ảnh hưởng tới giai đoạn này là Pháp gia mà tiêu biểu
nhất và xuất sắc nhất là Hàn Phi.
Về chính trị chúng ta có thể thấy sự chuyển biến sâu sắc nhất trong thời kỳ
Chiến quốc là sự chuyển biến của xã hội và sự xuất hiện chế độ trung ương tập
quyền với sự tập trung quyền lực, pháp luật, quyền sở hữu về tư liệu sản xuất
(ruộng đất). Sự chuyển hóa từ phân quyền sang tập quyền không hề đơn giản
mà phải trả giá bằng các cuộc chiến tranh thơn tính lẫn nhau giữa các nước chư
hầu dẫn tới thế cục “ngũ bá”, “thất hùng” suốt một thời kỳ dài Xuân thu –
Chiến quốc và kết thúc bằng sự thống nhất Trung Hoa của nước Tần.
Chính trong giai đoạn lịch sử đầy biến động này mà hoàng loạt vấn đề
được đặt ra từ kinh tế, chính trị, triết học, luân lý, pháp luật…cho những nhà
tư tưởng lý giải. Lịch sử gọi thời kỳ này là “Bách gia tranh minh”. Giai đoạn
này sinh ra nhiều trường phái triết học lớn có tầm ảnh hưởng khơng chỉ ở
Trung Hoa và các nước đồng văn cho đến ngày nay, mà cịn có ý nghĩa nhất
định với thế giới. Đúng như Mác viết: “Các triết gia không mọc lên như nấm

từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dịng sữa
tinh tế nhất, q giá và vơ hình được tập trung lại trong những tư tưởng ấy”
(C. Mác & Ph ĂngGhen, 1995a, tr.156). Các trường phái tiêu biểu có Nho gia,
Mặc gia, Đạo gia, Lão gia…

8

“Thương Ưởng (?-338 tr.CN) là người nước Vệ, thời Chiến Quốc, tên Ưởng, sau được phong ở đất
Thương, nên gọi là Thương Ưởng. Ông là đại biểu thời kỳ đầu của Pháp gia”, Xem them Dỗn Chính.
(2009). Từ điển triết học Trung Quốc. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia. tr.708.


×