Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CẤP PHÒNG KHỐI ỦY BAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.49 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CẤP PHÒNG
Tổ chức tại ………………………………………………………..

TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CẤP PHÒNG KHỚI ỦY BAN
Chủ đề 1:
“ Xử lý tình huống về việc phối hợp trong công tác giáo dục trên địa bàn huyện.........
– tỉnh .................”

Chủ đề 2:
“Phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi phá rừng theo quy định của pháp luật
nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ rừng ở địa phương, tạo
điều kiện cho người dân hưởng lợi từ rừng và tham gia bảo vệ rừng”

Chủ đề 3:
“Xử lý tình huống giải quyết đơn khiếu nại của gia đình bệnh nhân ở xã B, Huyện
C, tỉnh ................”

Họ và tên: ………………………..
Lớp: …………………………..
Đơn vị công tác: …………………………
…………, tháng 5/2021


MỞ ĐẦU
Qua thời gian tham gia lớp học Bồi dưỡng kiến thức ngạch
chuyên viên chính mở tại thành phố ......., tỉnh ......với những nội


dung của chương trình: Kiến thức chung, kiến thức quản lý nhà
nước theo ngành và lãnh thổ và các kỹ năng. Với sự biên soạn nội
dung chương trình ngắn gọn, đặc biệt sự giảng dạy nhiệt tình, tâm
huyết và cách truyền đạt thông tin dễ hiểu của quý Thầy, Cô giáo
học viện quản lý giáo dục đã giúp lớp học nói chung và bản thân
nói riêng nắm được các kiến thức cơ bản của khóa học.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị
quyết số 29-NQ/TW của hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành
Trung ương (khố XI) về đổi mới căn bản, tồn diện Giáo dục và
Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập Quốc tế, chỉ thị 02/2008/CT-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2008
của Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh phong trào khuyến học,
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; những năm qua, tổ chức Đảng
các cấp đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo phát triển sự
nghiệp giáo dục và đào tạo, động viên nhân dân tham gia học tập,
phong trào thi đua xây dựng trung tâm học tập cộng đồng, gia
đình, dịng họ hiếu học được đẩy mạnh. Việc phát huy vai trò của
các lực lượng trong xã hội tham gia khuyến học, khuyến tài, thực
hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục ngày càng hiệu quả, thu hút


đông đảo các tầng lớp tham gia. Hội khuyến học Việt nam đã phát
triển rộng khắp cả nước, hoạt động đạt nhiều kết quả tốt. Đây là
những tiền đề quan trọng để thúc đẩy cuộc vận động xây dựng xã
hội học tập trong thời kỳ mới.
Để công tác giáo dục đạt kết quả cao thì khơng chỉ một mình
ngành giáo dục tự làm được mà phải là kết quả của sự đóng góp
cơng sức của mọi người, mọi gia đình và các ban, ngành, đoàn thể,
các cấp trong xã hội. Đó là kết quả của cơng tác xã hội hố giáo

dục, trong đó ngành giáo dục đóng góp vai trị quyết định. Nhưng
yếu tố gia đình là nền tảng của thành cơng, chính gia đình là cái
nơi đầu tiên để giáo dục con trẻ, là mơi trường giáo dục hồn hảo
nhất. Các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để con em
mình phát triển tài năng ngay từ khi cịn nhỏ mới lọt lịng. Nhiều
gia đình đã chú ý đến con mình từ khi đi lớp mẫu giáo cho đến khi
trưởng thành, vì đây là cả một quãng đường phát triển tri thức và tu
dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội. Nhưng vẫn
cịn một bộ phận khơng nhỏ các bậc phụ huynh đã giao phó cho
nhà trường cơng việc dạy dỗ con em mình với nhiều lý do khác
nhau, chính vì vậy đã không theo sát được việc học tập cũng như
không hiểu được diễn biến tâm lý của con mình dẫn đến con mình
hư hỏng lúc nào khơng biết .
Trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo luôn học
tập lời dạy của Bác Hồ là: “Vì lợi ích Long năm trồng cây, vì lợi


ích trăm năm trồng người”. Chính vì vậy cha mẹ là người thầy đầu
tiên của con em mình đồng thời không ngừng tạo điều kiện thuận
lợi, theo dõi giúp đỡ con mình trong suốt cả cuộc đời học sinh một
cách đúng đắn nhất nhằm phát huy hết khả năng của bản thân trẻ
trên con đường học tập.
Xử lý tình huống này là một trong những tình huống của
quản lý hành chính nhà nước về giáo dục hiện nay đã và đang xẩy
ra bức xúc trên địa bàn địa phương, đòi hỏi các cơ quan, mỗi cán
bộ, công chức, viên chức phải tập trung giải quyết tìm ra giải pháp
hữu hiệu để đưa nền giáo dục đi đúng hướng và đạt kết quả khả
quan theo mong muốn .
Xử lý tốt tình huống này trong thực tiễn sẽ góp phần nâng
cao hiệu lực thi hành pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ

nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về
việc thực hiện pháp luật quyền trẻ em. Đồng thời cũng từ đó mà
làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục, thực hiện có hiệu quả cuộc
vận động “ Hai không với bốn nội dung: Nói khơng với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói khơng với vi
phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi nhầm lớp”; Tránh
được việc học sinh bỏ học, để thực hiện tốt phổ cập giáo dục tiểu
học, trung học cơ sở nhằm xây dựng một môi trường giáo dục lành
mạnh, đào tạo ra các thế hệ học sinh có đủ đức, đủ tài, đáp ứng u
cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Chính


vì vậy mà tơi chọn Đề tài “Xử lý tình huống về việc phối hợp
trong công tác quản lý giáo dục trên địa bàn huyện ............ –
tỉnh ..........”.
1. NỘI DUNG
Hoàn cảnh ra đời tình huống
Ở Huyện ........... hiện tượng phụ huynh chưa quan tâm đến
việc học tập của con em mình một cách đúng đắn, thường xun
xảy ra cịn nhiều. Trong đó có nhiều lý do: Bố, mẹ cịn mải mê đi
làm ăn ở xa, kinh tế khó khăn, bố, mẹ hoặc trong gia đình có người
nghiện ma t hoặc các tệ nạn xã hội hay không coi trọng việc học
hành của con cái.
Chính sự thiếu quan tâm của gia đình, sự thờ ơ của xã hội, sự
bng lỏng quản lý của nhà trường đã dẫn đến một bộ phận không
nhỏ học sinh học yếu chán học, kiến thức rỗng, mất gốc nên bị các
tệ nạn xã hội tác động dẫn đến bỏ học, đạo đức suy đồi xuống cấp,
hay gây gổ đánh nhau, trộm cắp, cờ bạc...
Mơ tả tình huống
Đây là tình huống có thật xảy ra ở huyện ...... – tỉnh ......., mà

bản thân tôi được chứng kiến và tham gia thực tế…
Cách đây 5 năm khi Sỹ mới học hết lớp 6 và Trang chị gái
của Sỹ cũng vừa hết lớp 8, ở cái hè ấy là hè đáng nhớ nhất vì vừa
được nghỉ hè đúng một tuần thì chị em Trang phải chia tay mẹ đi
lao động ở Hàn Quốc với thời hạn 3 năm. Cũng như nhiều gia


đình khác vì kinh tế khó khăn nghèo túng hơn nữa gia đình khơng
có nghề phụ mà chỉ trơng chờ vào mấy sào ruộng lúa và mấy sào
vườn cà phê, chăn ni thì lúc được lúc mất. Do vậy nhà Sỹ
thường thiếu ăn, hàng năm chỉ đủ gạo ăn được 6 đến 7 tháng, thời
gian cịn lại thì phải vay mượn, đi rừng lấy măng, hái đót để bán
lấy tiền mua gạo sống qua ngày. Khi ấy trong xã rộ lên phong trào
đi lao động nước ngoài, đây là cơ hội đổi đời cho nhiều gia đình
khi mà hợp đồng lao động ghi mức lương thu nhập hàng tháng
khoảng 400 đến 650 đô la (8.000.000đ đến 12.400.000đ) với công
việc là lao động giản đơn chủ yếu là đi làm nghề giúp việc mà theo
cách gọi của nông thôn làm đi làm “ơsin”. So với thu nhập ở nhà
hiện tại thì là một trời một một vực hơn nữa chi phí ban đầu cho
việc học tiếng, khám sức khoẻ, hồ sơ, hộ chiếu...chỉ hết 1.500 USD
mà Công ty môi giới lại cho vay trả dần vào lương, chỉ phải nộp
8.000.000đ. Thế là bố Sỹ (ông Long) quyết định vay mượn để cho
vợ đi lao động tại Hàn Quốc , trước khi đi mẹ dặn hai chị em Sỹ
rất nhiều: Hai con ở nhà chăm chỉ học hành, giúp đỡ bố, mọi người
trong gia đình phải giúp đỡ lẫn nhau, chăm lo sức khoẻ hàng ngày
đặc biệt là khi mùa đông đến, thường xun sang thăm ơng bà nội,
ngoại ... mẹ nói nhiều lắm nhưng lúc ấy chị em Trang và Sỹ chỉ
biết ơm mẹ mà khóc, rồi mẹ con chia tay nhau để mẹ đi làm ăn,
kiếm tiền để về giúp đỡ bố, con có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Những ngày đầu khi vắng mẹ, bố rất quan tâm chú ý đến



công việc nhà và thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở chị em
Trang, Sỹ học tập, hàng năm bố thường động viên khen thưởng khi
chị em Trang có thành tích trong học tập. Những lúc ấy chị em
Trang, Sỹ chỉ mong mẹ về để chia sẻ niềm vui mà chị em Trang
đạt được và Chị em Trang, Sỹ thường hứa với mẹ là chị em chúng
con ở nhà sẽ cố gắng học tập để đền đáp công lao của bố mẹ.
Sau khi mẹ hết 3 năm, về phép một thời gian rồi lại đi tiếp 3
năm nữa, lúc này gia đình Trang đã có nhiều đổi thay: nợ đã trả
hết, đồ đạc trong nhà đã có nhiều thứ trang bị hiện đại và đắt tiền
như: Ti vi, đầu máy, bàn ghế salon, xe tay ga..vv. Những ngày mẹ
ở nhà là những ngày hạnh phúc và sung sướng nhất, hai chị em
Trang và Sỹ được mẹ cho tiền tiêu, được mua sắm vui chơi theo ý
muốn của mình, những trị chơi trước đây khao khát bao nhiêu thì
nay được thoải mái vui chơi bấy nhiêu. Thời gian cứ thầm lặng trơi
đi và những ngày vui đã nhanh chóng qua đi, khi mẹ vì cuộc sống
gia đình lại phải lên đường đi tiếp, khơng khí trầm lắng tẻ nhạt, u
buồn như vừa mất đi một cái gì lớn lao của gia đình. Bố Trang
cũng buồn và ơng thì suốt ngày uống rượu, say bét nhè khơng làm
chủ được mình, ln mồm chửi mắng, từ khi nào khơng biết bố
Trang có những người bạn là những người cũng có vợ đi lao động
nước ngoài như bố Trang. Họ thường tụ tập hẹn hị nhau lúc thì ở
nhà này lúc thì ở nhà khác hay ở một quán nhậu nào đó. Họ uống
rượu, cãi vã, chửi mắng hay lại cùng nhau đi hát Karaoke, thậm chí


cùng nhau đánh bài ăn tiền, chơi xóc đĩa. Bố đi cả ngày lẫn đêm,
vườn tược, nương rẫy để cỏ mọc um tùm, nhà cửa bố giao cho hai
chị em Trang nửa ngày đi học cịn ở nhà trơng nhà và chăm mấy

con gà và đàn lợn ...
Năm học này Trang học cuối cấp việc học tập bận rộn để
chuẩn bị thi tốt nghiệp và thi vào đại học, Trang khơng có thời gian
để dạy được em học, bố thì đi suốt ngày như vậy thế là Sỹ cũng
không chịu học hành, kết quả Sỹ không được lên lớp mà học lại
lớp 9 thế là Sỹ sinh ra chán nản, đến ngày khai giảng năm học mới
một phần vì xấu hổ phải học với đàn em, một phần vì chán gia
đình, Sỹ khơng đến trường mà đi với mấy đứa có cùng cảnh ngộ
cùng nhau đi chơi điện tử, la cà hàng quán. Những ngày học sau đó
khi đến trường Sỹ chỉ có một cuốn vở duy nhất đút túi quần, trong
giờ học tuy ngồi trong lớp mà đầu óc mơ màng tận đâu. Có hơm
sáng đi học, trưa giờ tan học cũng có mặt đúng giờ ở nhà, may mà
Sỹ còn sợ chị. Trò chơi điện tử cần phải có nhiều tiền, xin mãi bố
khơng cho thế là trong nhà hay bạn bè, hàng xóm có thứ gì bán
được tiền là Sỹ lấy bán đi bằng bất cứ giá nào. Ở nhà bố thì mải
việc của bố khơng hề để ý đến con cái hơn nữa hễ có cái gì con vi
phạm nội quy ở trường được nhà trường mời ra hay thơng báo về
hoặc khơng vừa lịng là ông ấy đánh Sỹ tới tấp. Thấy cảnh ngộ gia
đình như vậy Trang buồn lắm, nhiều lần em đã khóc và nói với bố;
“Bố cứ đi nhiều như vậy thì em con sẽ hỏng mất thôi, con cũng


khơng cịn tâm trí học tập được nữa”. Và đúng như vậy năm học ấy
Trang chỉ thi đỗ tốt nghiệp chứ không đỗ đại học, điểm của Trang
được 13,5 điểm cũng đủ nguyện vọng 2 để theo học các trường
Cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp nhưng thấy hoàn cảnh gia
đình như vậy Trang thương mẹ cũng khơng đi học nữa với ý định ở
nhà thay bố, mẹ dạy dỗ em Sỹ , nhưng cứ mỗi lần Trang nói và
khuyên nhủ em Sỹ lại nói: “ Chị nói bố đấy, bố cịn đi chơi ăn
nhậu suốt ngày đấy huống gì em”.

Một kỷ niệm nhớ đời đến với Sỹ khi gần đến ngày nhà giáo
Việt nam 20-11- 2017, buổi chiều ở nhà buồn quá Sỹ rủ Chiến bạn
cùng học lưu ban lớp đến chỗ nhóm làm báo tường để xem nhưng
các bạn lại đuổi đi vì sợ làm hỏng báo đang làm dở. Khi đi ra Sỹ
thấy xe của các bạn để ngoài nhà xe mà trường lại vắng, thế là Sỹ
bàn với Chiến lấy một chiếc xe đạp của bạn đi bán lấy tiền cùng
nhau chơi điện tử đến tối mới về. Không ngờ chưa kịp ăn cơm tối
Sỹ đã thấy mấy chú công an xã đến yêu cầu ra Uỷ ban TT Cát
Tiên để làm rõ việc mất xe buổi chiều vì có người phát hiện Sỹ có
đi xe của bạn. Biết không chối cãi được nên Sỹ nhận tội và phải
viết bản kiểm điểm và đọc trước công An TT ......., đài truyền
thanh của TT Cát Tiên, hơn thế đến đêm mới được tha về bụng thì
đói mà lại bị bố dùng roi đánh cho một trận tơi bời.
Nhiều đêm khơng ngủ được Sỹ nghĩ mình học năm thứ hai
lớp 9 rồi mà chẳng đi đến đâu, chán học quá hay là bỏ học đi


TP .......làm thuê như mấy đứa bạn. Ngày trước khi mẹ cịn ở nhà
thì gia đình mình đâu có như thế này, bố đâu có rượu chè, cờ bạc,
hay chửi mắng con cái một cách vô cớ, giá như bây giờ có mẹ ở
nhà thì tốt biết bao. Mà có riêng gì mình đâu cịn khối đứa nó cũng
như mình đó có sao đâu, chúng nó cịn nói bố nó bảo học để làm gì
cứ nhìn mấy anh chị hàng xóm đã tốt nghiệp đại học nay vẫn ở nhà
làm nơng nghiệp đó sao…Bọn nó cịn bảo sau này lớn lên đi lao
động xuất khẩu như mẹ chúng nó thì thiếu gì tiền mà lại được đi
nước ngồi…Thế là Sỹ bỏ học theo mấy anh ở xóm lên TP
.......làm thuê kiếm tiền, chị Trang thấy em như vậy nói với bố
khuyên em đừng để em bỏ học. Bố Sỹ nói: “Nó khơng thích đi học
thì đi làm nó thích khổ thì cho nó khổ”. Trang buồn và thương mẹ
lắm nhưng khơng biết làm thế nào để thơng tin gia đình và thông

tin của em đến được với mẹ, thế rồi trang đã viết thư kể với mẹ tất
cả mọi chuyện trong gia đình. Mẹ Trang buồn vơ cùng và gọi điện
cho chồng để chồng bớt rượu, chè dạy bảo con nhưng chồng chỉ
nói bằng giọng rượu con hư tại mẹ, cô về mà dạy con cô đi. Mẹ
Trang muốn bay về nước ngay để giải quyết việc gia đình nhưng
thời hạn chưa hết nếu vi phạm cam kết hợp đồng đã ký thì sẽ phải
bồi thường vả lại trong nhà giờ có cịn gì nữa đâu mà về. Mẹ Trang
đành viết thư nhờ cơ giáo chủ nhiệm đến tìm bố Sỹ và động viên
ơng lên TP .......đi tìm Sỹ để khun can, cơ giáo chủ nhiệm đã
đến nhà Sỹ nói cho bố Sỹ biết hậu quả của việc bỏ học không


những về sau Sỹ phải khổ vì làm việc gì cũng khó, vì khơng có
trình độ mà nhỡ cháu rơi vào các tệ nạn xã hội khác thì hậu quả sẽ
đi về đâu?... Nghe cơ giáo thuyết trình như vậy bố Sỹ cũng phần
nào hiểu được những hậu quả sẽ đến nếu như Sỹ vẫn tiếp tục bỏ
học, ông đã lên TP .......gặp Sỹ để khuyên can và Sỹ đã quay trở
lại trường học tập nhưng bố Sỹ thì vẫn chứng nào tật ấy, Sỹ thấy
bố như vậy cũng chán vẫn thỉnh thoảng bỏ giờ và vẫn có tư tưởng
bỏ học.
2. PHÂN TÍCH TÌNH H́NG
2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý:
Trên đây chắc chắn khơng phải là tình huống duy nhất đã xảy
ra ở tại trường THCS trên địa bàn Huyện ...... – tỉnh ......., nó đã có
ảnh hưởng không tốt đến phong trào học tập của các em học sinh ở
địa phương và tác động xấu đến hiệu quả của phương pháp giáo
dục. Chính quyền địa phương và các ban ngành của TT Cát Tiên
phải có biện pháp phù hợp trong đường lối phát triển kinh tế xã hội
và ổn định các ngành nghề thủ công của từng thơn, xóm. Đồng thời
cần điều chỉnh lại hướng phát triển kinh tế của xã trong những năm

tiếp theo cho thích hợp với thực tế. Các ban ngành cần kiểm tra lại
hiệu quả hoạt động của chính cơng việc do ngành mình phụ trách,
cơng tác xã hội hố giáo dục phải chăng chưa nhịp nhàng, hoạt
động chưa thường xuyên? Vai trò của gia đình truyền thống Việt


nam liệu có cịn phù hợp với thời đại mới, với nền kinh tế thị
trường, với thời kỳ hội nhập? việc quản lý nhà nước về Giáo dục
trên địa bàn xã đã đúng chưa? hay vẫn bỏ mặc cho các nhà
trường...
2.2. Phân tích tình huống:
Tình huống trên đã và đang xẩy ra rất nhiều ở tất cả
Huyện ............ Trên thực tế cũng có những gia đình có mẹ đi lao
động ở nước ngồi thì rất tốt vì bố và các con đều thương mẹ ,vì
gia đình khó khăn, vì cuộc sống của gia đình mẹ mới phải vất vả,
hy sinh như vậy. Nên họ biết bảo ban nhau, giành dụm tiền mẹ gửi
về để xây dựng nhà cửa, mua đất rẫy mở rộng sản xuất, kinh
doanh, vì vậy khi hết thời hạn lao động ở nước ngoài ra về họ vẫn
duy trì được hạnh phúc gia đình, nhưng trường hợp đó chỉ chiếm tỷ
lệ 20% đến 30% cịn lại đa số gia đình mất hạnh phúc, bố say rượu
suốt ngày, con cái hư hỏng, gia đình Sỹ cũng là một trong những
gia đình như vậy. Đây là một vấn đề rất bức xúc trong các địa
phương hiện nay, nó đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm
trọng nếu các cấp, các ngành không thực hiện tốt việc quản lý hành
chính và xử lý hành chính trên các lĩnh vực khác nhau. Tình huống
trên giải quyết như vậy là chưa ổn mới chỉ có sự tham gia của nhà
trường về mặt tác động đến tâm lý ông bố và đứa trẻ mà chưa có
sự can thiệp của pháp luật, giải quyết như vậy sẽ có nguy cơ ơng
bố và đứa trẻ lại quay lại đường cũ. Tình huống này theo tơi cần có



sự tham gia giải quyết của các ban, ngành, đoàn thể trong trường,
trong xã có như vậy mới giải quyết được tình huống này và các
tình huống tương tự.
2.3. Nguyên nhân của tình huống:
* Một số nguyên nhân cơ bản đã dẫn đến tình huống trên:
- Nguyên nhân về nhận thức pháp luật yếu kém:
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, về quyền
trẻ em trong nhân dân chưa được chính quyền quan tâm đúng mức,
hình thức, nội dung tuyên truyền pháp luật chưa phù hợp. Cán bộ
và nhân dân khơng chủ động tích cực tìm hiểu luật, tìm hiểu quyền
trẻ em, làm việc tự do theo ý của mình. Có một bộ phận trong cán
bộ và nhân dân cịn có ý thức coi thường và khơng tơn trọng pháp
luật, không biết đến Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Các chỉ thị
nghị quyết của các cấp lãnh đạo, các ban ngành không được triển
khai tới từng người dân.
- Những nguyên nhân thuộc về trách nhiệm của cơ quan quản
lý hành chính nhà nước trong việc điều hành các hoạt động quản lý
liên quan đến tình huống trên:
Một phần là do buông lỏng quản lý của các cấp ủy Đảng
chính quyền các ban ngành địa phương về chỉ đạo hướng phát triển
sản xuất kinh doanh và các hình thức làm kinh tế khác của các hộ
xã viên nên không hiểu rõ và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng
của từng hộ. Sự quản lý của nhà trường của các thầy cô giáo chưa


được thường xuyên, chưa thông tin kịp thời tới gia đình, chưa có
biện pháp cụ thể để giải quyết sự việc mới xuất hiện.
Chính quyền địa phương chưa có chế tài để quản lý các nơi
kinh doanh dịch vụ của địa phương như quán Bi-a, Điện tử,

Internet, quán Karaoke. Các nơi kinh doanh này cần phải có giao
ước với địa phương và nội quy kinh doanh đảm bảo đúng giờ giấc
cụ thể.
Có thể do thiếu ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ
công chức trực tiếp chỉ đạo quản lý lĩnh vực này ở địa phương.
Do phát sinh tiêu cực trong cán bộ công chức trực tiếp quản
lý trẻ em, do điều kiện kinh tế khó khăn, chế độ phụ cấp khơng có
hoặc ít nên đã ảnh hưởng đến công việc họ phụ trách.
- Những nguyên nhân thuộc về sự bất cập trong các văn bản
pháp luật có liên quan đến tình huống nêu trên.
Quy định của pháp luật đối với quyền của trẻ em còn dài
chưa phù hợp với trình độ dân trí cịn thấp và chưa đồng đều ở
nông thôn. Việc hướng dẫn thực hiện pháp luật chưa kịp thời, thiếu
cụ thể. Hệ thống loa truyền thanh của địa phương còn thiếu, hoạt
động chưa thường xuyên, chưa có người phụ trách cụ thể và
chuyên nghiệp nên hiệu quả còn thấp, chưa thực sự đi vào cuộc
sống.
- Những nguyên nhân do sự tư lợi, sự tham lam, ích kỷ của
người vi phạm pháp luật trong tình huống đã nêu ở trên.


Do chủ quan của người vi phạm pháp luật, có trình độ văn
hố cịn thấp, mặc dù đã nhận thức được hành vi của mình là có thể
gây ra vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích hợp pháp của trẻ em.
Nhưng vì tính ích kỉ tham lam, thiếu kế hoạch, tính ỷ lại dựa dẫm
vào người khác mà cố tình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dẫn
tới những vi phạm pháp luật về quyền trẻ em như đã nêu ở trên.
Trong cuộc sống hàng ngày, người bố do bị bạn bè lôi kéo, rủ
rê, xúi giục mà khơng làm chủ được bản thân mình. Do có mặc
cảm trong cuộc sống nghèo túng, do sự kích bác, trêu chọc, xuyên

tạc sự thật của một số kẻ xấu về việc người vợ đi lao động ở nước
ngoài. Sự tác động của cuộc sống vật chất, sự buông thả của phong
cách sống. Chính những cái đó đã dẫn đến những hành vi vi phạm
pháp luật, vi phạm quyền trẻ em lúc nào mà mỗi người chúng ta
không hề hay biết.
2.4. Hậu quả của tình huống:
- Hậu quả thiệt hại về các mặt đời sống gia đình như bố mẹ
bỏ cơng sức ra lao động bấy nhiêu năm không mang lại lợi ích gì,
phương thức sản xuất bị phá bỏ, lối sống đạo đức thì bng thả,
trách nhiệm với con cái bị đánh mất. Các con bỏ bê việc học hành
ham chơi, lười lao động, bị các thói hư tật xấu của xã hội tác động,
đạo đức con người xuống cấp, tương lai không sáng sủa khi thiếu
sự chỉ bảo, giám sát của người lớn.
- Thiệt hại về đạo đức lối sống: Tạo ra một luồng tư tưởng lối


sống tha hóa, biến chất đã tác động xấu tới thuần phong mỹ tục của
làng quê, của người dân đất Việt. Người cha sống thiếu trách
nhiệm với con cái, bị các thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội lơi
kéo sống ích kỷ thực dụng, sa đọa chỉ biết dựa dẫm vào người
khác. Các con thiếu sự chỉ bảo của cha mẹ, lười lao động bị kẻ xấu
lôi kéo nên bị các tệ nạn xã hội làm biến chất, bỏ bê việc học hành,
dễ dẫn đến vi phạm pháp luật. Trật tự trong gia đình bị đảo lộn,
mọi người khơng tơn trọng nhau mà ai thích làm gì thì làm, sống
thiếu trách nhiệm với người khác.
- Hậu quả thiệt hại liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước
ở địa phương như: Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và
nhà trường phải mất nhiều công sức thời gian để giải quyết tình
huống, gây tốn kém kinh phí, dịch vụ hành chính cơng tại cơ sở.
- Hậu quả thiệt hại về mặt xã hội như gây ra những căng

thẳng, mất ổn định về mặt an ninh trật tự xã hội trong địa bàn. Ảnh
hưởng xấu đến công việc sản xuất trồng trọt, chăn ni của gia
đình và thơn xóm. Tác động khơng tốt đến cơng tác giáo dục của
tồn xã và hoạt động thanh thiếu niên, cơng tác đồn thanh niên,
ảnh hưởng đến nếp sống văn hố, đồn kết trong khu dân cư, ảnh
hưởng đến những vấn đề đạo đức xã hội liên quan đến trẻ em.
- Thiệt hại về kinh tế: Cơng sức của cả gia đình lao động vất
vả trong 3 năm vừa qua coi như bằng không, mặc dù phải trải qua
biết bao vất vả nhọc nhằn, tủi nhục nay chẳng thấy đâu mà cái mất


lại quá lớn. Trước đây tuy cái đói nghèo hành hạ nhưng gia đình
cịn hạnh phúc. Vợ, chồng con cái thuận hoà bảo ban nhau làm ăn
vui vẻ. Nay nhà cửa thì tan hoang, ruộng vườn, nương rẫy bỏ
hoang để cỏ mọc, chăn ni thì thua lỗ, nợ nần thì nơi nào cũng có.
Cuộc sống chơi bời, bng thả đã làm cho con người ta lười biếng,
hư hỏng và sống dựa giẫm ỉ lại người khác.
3. XỬ LÝ TÌNH H́NG
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống:
Trong tun ngơn thế giới về quyền con người và các công
ước quốc tế về quyền con người. Liên hợp quốc đã công bố trẻ em
có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt, nhằm phát triển tối
đa nhân cách, các tài năng chung và riêng, những khả năng về tinh
thần và thể chất; khắc sâu vào trẻ những lí tưởng, những ước vọng,
những giá trị cao quý của nền văn minh loài người trong thời đại
ngày nay. Trẻ cần được phát triển đầy đủ hài hịa về nhân cách,
được trưởng thành trong mơi trường gia đình, trong bầu khơng khí
hạnh phúc và tràn ngập niềm yêu thương.
Để đảm bảo kinh tế địa phương phát triển ổn định, phù hợp
với quy luật và theo đúng định hướng phát triển của địa phương

trước hết Đảng Ủy và chính quyền địa phương phải xác định đây là
nhiệm vụ trọng yếu cần tập trung trí lực và nhân lực để chỉ đạo
theo định hướng cụ thể. Chỉ đạo ban Giám đốc trung tâm học tập
cộng đồng, các ban ngành đoàn thể của xã vào cuộc nghiên cứu,


tìm ra các ngành nghề mới, các phương thức sản xuất mới và
hướng cho nhân dân phát triển để đảm bảo điều kiện của từng vùng
ở địa phương. Đi lao động xuất khẩu nước ngoài cũng là một
hướng phát triển tốt nhưng cần phải có sự kết hợp, một giải pháp
chu đáo của mọi người trong gia đình kể cả người đi và người ở lại
về sự hy sinh, sự chịu đựng và có mục đích động cơ rõ ràng. Đồng
thời phải có sự ủng hộ đồng tình của mọi người trong cộng đồng
xã hội, để tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình đi lao
động xa nhà. Công việc đề ra theo kế hoạch đã lựa chọn phải được
bàn bạc với sự thống nhất cao, phù hợp với chính sách, pháp luật,
đạo đức xã hội…
Q trình phát triển kinh tế địa phương theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và sự hội nhập kinh tế quốc tế đã xẩy
ra tình huống như đã nêu ở trên.
Để giải quyết tình huống trên chúng ta cần đặt ra các mục
tiêu sau:
- Giải pháp tình huống trên không những đảm bảo các yêu
cầu về pháp luật, pháp chế mà cịn phải đảm bảo lợi ích hợp pháp
của trẻ em liên quan đến tình huống .
- Đồng thời giải quyết tình huống trên phải đảm bảo góp
phần phát triển các vấn đề giáo dục ở địa phương, thực hiện các
mục tiêu giáo dục của nước nhà góp phần phòng chống các tác hại
của mặt trái cơ chế thị trường đối với trẻ em.



- Phát triển ngành nghề phù hợp với tình hình thực tiễn của
địa phương, các địa phương cần thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm
vụ chính trị của địa phương và của ngành Giáo dục - Đào tạo.
- Nhằm góp phần nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở địa bàn dân cư cho người dân.
- Nhằm bảo vệ các lợi ích chính đáng của nhà nước, của tập
thể, của trẻ em góp phần đấu tranh phịng chống các tệ nạn xã hội
vi phạm pháp luật, vi phạm quyền trẻ em tại địa phương.
a. Mục tiêu trực tiếp:
- Giúp trẻ em được hưởng các quyền về quyền con người và
các công ước quốc tế về quyền con người và được sống trong bầu
khơng khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, cần thực hiện tốt sự kết
hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc dạy dỗ, giáo dục
con cái, từ đó trẻ mới phát triển tồn diện và học tập tốt ở nhà
trường.
- Giúp chính quyền địa phương cần phải tìm ra những
phương án mới để tạo các ngành nghề trên địa bàn phù hợp với
thực tiễn nhằm giải quyết lao động dư thừa ở địa phương và có
biện pháp quản lý tốt đối với các gia đình có đối tượng lao động ở
nước ngoài, giúp họ đầu tư tiền kiếm được vào mục đích chính
đáng, nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình và góp phần vào việc phát
triển kinh tế địa phương.
b. Mục tiêu hướng tới: Để giải quyết chúng ta cần hướng


tới mục tiêu:
- Nhằm bảo vệ các lợi ích chính đáng của nhà nước, của tập
thể, của trẻ em góp phần đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp
luật, vi phạm quyền trẻ em ở địa phương .

- Nhằm góp phần nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật, tăng
cường pháp chế ở địa bàn nơi cư trú.
-

Dựa vào tình hình thực tiễn của địa phương, các địa

phương cần thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa
phương và của ngành Giáo dục - Đào tạo huyện nhà.
- Giải quyết được tình huống trên khơng những đảm bảo các
yêu cầu về pháp luật, pháp chế mà còn phải đảm bảo lợi ích hợp
pháp của trẻ em liên quan đến tình huống.
- Đồng thời giải quyết tình huống trên để đảm bảo góp phần
phát triển các vấn đề giáo dục ở địa phương, thực hiện các mục
tiêu giáo dục của nước nhà góp phần phịng chống các tác hại của
mặt trái cơ chế thị trường đối với trẻ em.
3.2. Đề xuất và lựa chọn phương án giải quyết.
- Phương án 1: Tuyên truyền, vận động để các lực lượng
trong tồn xã hội bắt tay vào cơng tác bảo vệ qùn trẻ em, vì
“Trẻ em hơm nay, thế giới ngày mai ” bằng cách:
+ Chính quyền địa phương thấy được trách nhiệm của
mình và trực tiếp vào cuộc:
Các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền phải thường xuyên


chỉ đạo các bộ phận ban ngành nắm bắt phản ánh tình hình các
cụm dân cư về an ninh, trật tự xã hội. Trong kế hoạch chỉ đạo các
hoạt động kinh tế xã hội phải chú trọng công tác sản xuất và dịch
vụ, tăng cường kiểm tra, đôn đốc. Áp dụng khoa học kỹ thuật,
những mơ hình sản xuất giỏi tiên tiến để các hộ nông dân học tập
và áp dụng đồng thời tạo điều kiện để hỗ trợ vốn, kỹ thuật để họ

phát triển kinh tế.
Chỉ đạo Ban công an làm tốt nhiệm vụ của mình để giữ bình
yên cuộc sống cho mọi người dân, phòng chống các tệ nạn xã hội,
nghiện hút ma tuý xâm nhập vào thôn xóm, làm tốt cơng tác quản
lý hộ khẩu, hộ tịch, tạm trú, tạm vắng. Hàng tháng trong các cuộc
họp giao ban cần chỉ đạo và đôn đốc các hoạt động của hội phụ nữ,
đồn thanh niên, hội nơng dân tập thể .v.v. Đặc biệt là hoạt động
của hội đồng giáo dục của xã, hội khuyến học, trung tâm học tập
cộng đồng, hội cha mẹ học sinh, tăng cường sự liên kết giữa các
ban ngành trong địa phương cùng chăm lo đến giáo dục thì mới
nâng hiệu quả của cơng tác xã hội hoá giáo dục.
Nâng cao chất lượng của sinh hoạt chi bộ các cụm dân cư,
phân công đảng viên phụ trách các đầu việc cũng như phân công
đảng viên phụ trách các hộ dân trong xóm, thường xuyên theo sát
giúp đỡ và phát hiện các biểu hiện khác thường, đồng thời tìm biện
pháp tích cực để khắc phục hoặc báo cáo cấp trên kịp thời giải
quyết.


Nội dung công tác giáo dục phải được xác định là công tác
trọng tâm hàng tháng của địa phương, phải được đưa vào nghị
quyết của Đảng bộ và của Uỷ ban nhân dân, có giao nhiệm vụ cụ
thể cho từng bộ phận, cán bộ phụ trách. Nâng cao hiệu quả hoạt
động của Đài truyền thanh của xã, thường xuyên có bài nêu gương
tốt của cá nhân tập thể về công tác giáo dục và lao động sản xuất
hay lòng nhân ái tương thân giúp đỡ nhau trong sinh hoạt đời
thường.
Ban văn hố thơng tin làm tốt cơng tác tun truyền xây
dựng khu văn hố, thơn văn hố, gia đình văn hóa, xây dựng nếp
sống văn minh vệ sinh mơi trường đồng thời tổ chức cho các hộ

dịch vụ kinh doanh thực hiện nghiêm túc pháp luật, ký giao ước
không làm ảnh hưởng nếp sống văn minh, đến đạo đức xã hội,
thuần phong mỹ tục, đến việc học tập của con em trong địa
phương, khơng tun truyền văn hố phẩm đồi truỵ, bạo lực học
đường vào trong các nhà trường.
Thực tế cho thấy ở nơi nào bộ máy chính quyền mạnh, làm
việc khoa học bài bản dứt khoát, làm theo pháp luật, pháp chế, kỷ
luật nghiêm minh thì nơi đó có phong trào mạnh về mọi mặt, nhân
dân có đời sơng vật chất cũng như tinh thần ấm no hạnh phúc. Ở
những địa phương đó cũng có phong trào giáo dục vững mạnh,
trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, kinh tế ngày càng phát
triển phồn thịnh.


+ Nâng cao công tác quản lý, giáo dục của nhà trường :
Ban giám hiệu nhà trường phải có kế hoạch hoạt động cụ thể
sáng tạo, phù hợp với từng thời điểm, có giám sát kiểm tra thường
xun. Khơng ngừng làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh, giảng dạy kiến thức sinh động.
Áp dụng phương pháp mới giảng dạy tiếp cận với phương pháp
dạy học bằng phương tiện hiện đại. Đánh giá cho điểm học sinh
phải công bằng chính xác kịp thời, thường xuyên nêu gương tốt
trong học tập.
Tuyên truyền phát động giáo viên và học sinh hưởng ứng cuộc
vận động hai không do ngành phát động, ngay từ đầu năm học tổ
chức ký cam kết hưởng ứng thực hiện và không vi phạm nội dung
của cuộc vận động. Phát động các phong trào thi đua hai tốt, hai
giỏi thông qua các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn như:
Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thành lập QĐND Việt Nam
22-12, ngày thành lập ĐTNCS HCM 26-3, ngày sinh nhật Bác 195..v.v. Sau mỗi đợt có sơ kết, tổng kết kịp thời, đồng thời rút ra

những bài học kinh nghiệm cho lần sau.
Tổ chức sinh hoạt tổ chủ nhiệm thường xuyên, mỗi lớp có sổ
kế hoạch, theo dõi cụ thể, sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường
được giáo viên chủ nhiệm dùng để thơng tin kịp thời giữa gia đình
và nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm lý lịch trích ngang và
hồn cảnh gia đình cụ thể của từng em, cũng như tính cách mỗi


học sinh để có những biện pháp giáo dục thích hợp cho từng hoàn
cảnh cụ thể cho từng học sinh .
Củng cố ban chấp hành hội cha mẹ học sinh ở các lớp và của
trường theo từng năm học một cách kịp thời và nhà trường cùng
với hội phụ huynh xây dựng phương hướng kết hợp trong hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh. Cùng với hội khuyến học của
xã, của các dịng họ, các cơ quan đồn thể làm tốt công tác khuyến
học khuyến tài, nhằm động viên khích lệ, ni dưỡng nhân tài của
địa phương cũng như trong xã hội .
Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng tác đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh và Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
đây là các hoạt động tập thể của học sinh trong nhà trường nhằm
nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tập thể của mỗi học sinh.
Khích lệ các em tham gia đầy đủ các đợt phát động phong trào thi
đua do các cấp phát động và tổ chức .
+ Xác định vai trị và vị trí của gia đình trong cơng tác giáo
dục học sinh.
Như chúng ta đã biết gia đình là tập hợp những người gắn bó
với nhau do hơn nhân, do quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi
dưỡng. Trên cơ sở đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với
nhau, cùng quan tâm giúp đỡ nhau về vật chất, tinh thần, xây dựng
và nuôi dạy các thành viên trẻ trong gia đình dưới sự giúp đỡ của

bà con, dịng họ củng như nhà nước và tồn xã hội.


Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ với con cái là quyền và nghĩa
vụ giữa cha mẹ với con cái và ngược lại. Cụ thể :
Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền hạn cùng nhau chăm sóc ni
dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật.
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật cho con chưa
thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự
và chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do họ gây ra. Có
quyền và nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng con, bảo vệ các quyền
lợi hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không được phân
biệt đối xử giữa các con, ngược đãi xúc phạm con, không được lạm
dụng sức lao động của con trẻ vị thành niên.
Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn đối với cha mẹ,
lắng nghe ý kiến đúng đắn của cha mẹ.
Ngoài ra pháp luật còn quy định người cha, người mẹ nào bị
xử phạt về tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của con
chưa thành niên có thể bị tồ án nhân dân tước quyền trông giữ,
giáo dục, quản lý tài sản của con, đại diện cho con trước pháp luật
thời hạn từ 1 đến 5 năm. Nhưng trong thời gian bị tước các quyền
nói trên, người cha, người mẹ vẫn phải đóng góp phí tổn ni con .
Như vậy vai trò của cha mẹ đối với con cái là rất quan trọng
nó quyết định đến sự trưởng thành của các con sau này, cha mẹ là
nhân tố không thể thiếu để xây dựng gia đình hạnh phúc, hồ
thuận, gia đình văn hoá. Nên cần xem lại cách sống và tinh thần


×