Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Liên quan giữa các tỷ số tế bào máu ngoại vi với kết quả hóa trị ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.39 MB, 5 trang )

TIÊU HÓA

LIÊN QUAN GIỮA CÁC TỶ SỐ TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI VỚI
KẾT QUẢ HÓA TRỊ Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
NGUYỄN THỊ HOA1, TRẦN BẢO NGỌC2, NGUYỄN THỊ CHI3
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa các tỷ số tế bào máu ngoại vi với kết quả hóa trị ở bệnh nhân ung
thư đại trực tràng tại Bệnh viện Trung ương Thái Ngun.
Phương pháp: Mơ tả, có theo dõi dọc 53 trường hợp ung thư đại trực tràng được hóa trị từ 7/2017 đến
7/2018.
Kết quả: Tỷ số bạch cầu đa nhân/lympho (NLR) <3 cao hơn ở nhóm T sớm và N0. Phân tích đơn biến: tỷ
số NLR < 3; CEA bình thường có kết quả hóa trị tốt hơn có ý nghĩa. Kết quả hóa trị tốt có xu hướng cao hơn ở
nhóm tuổi dưới 60 và giai đoạn T sớm. Tỷ số tiểu cầu/lympho (PLR), số lượng tiểu cầu chưa thấy liên quan.
Chưa thấy mối liên quan độc lập với kết quả hóa trị trong phân tích đa biến.
Kết luận: Chỉ số NLR<3 và nồng độ CEA bình thường trước điều trị có thể là yếu tố dự báo kết quả hóa trị
tốt hơn ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Từ khóa: Tỷ số bạch cầu đa nhân/lympho; tỷ số tiểu cầu/lympho; hóa trị; ung thư đại trực tràng.
SUMMARY
The relation between peripheral blood test and chemotherapy outcome
in colorectal cancer patients in Thai Nguyen National Hospital
Objective: Evaluate the relation between peripheral blood test and chemotherapy outcome in patients with
colorectal cancer (CRC) in Oncology department in Thai Nguyen National hospital.
Subject and method: A longitudinal study of 53 CRC patients were treated at least 6 cycles of
chemotherapy from 7/2017 to 7/2018.
Result: NLR <3 was higher in patients with T2, T3 and NO. NLR<3 and normal CEA levels were
significantly associated with the better chemotherapy outcome than NLR≥3 and abnormal CEA levels in the
single variable analysis. There were not significantly associated with ages, T stage, PLR, PLT and
chemotherapy outcome. There was not any independent relevance with chemotherapy outcome in multivariate
analysis.
Conclussion: NLR <3 and normal CEA levels in pretreatment may be a predictor the chemotherapy


outcome in CRC patients.
Key word: Neutrophil-to-lymphocyte ratio (NLR); platelet-to-lymphocyte ratio (PLR); chemotherapy;
colorectal cancer.
bệnh nhân (BN) tử vong mặc dù đã được điều trị
ĐẶT VẤN ĐỀ
triệt căn, đặc biệt ở những bệnh nhân có di căn xa.
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là ung thư phổ
Hóa trị trong UTĐTT (kể cả hóa trị bổ trợ sau
biến thứ ba trên thế giới và cũng là nguyên nhân phổ
phẫu thuật hoặc hóa trị với các trường hợp di căn
biến thứ năm gây tử vong do ung thư. Mặc dù đã có
và/hoặc khơng thể phẫu thuật) là chỉ định tối ưu
những tiến bộ đáng kể trong việc điều trị, song kết
trong điều trị. Một số nghiên cứu cho thấy phác đồ
quả vẫn không được như kỳ vọng, với khoảng 40%
hóa trị có thể giảm 15 đến 50% bệnh nhân từ ung
PGS.TS. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
3 Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
1

2

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

307


TIÊU HĨA
thư khơng thể phẫu thuật trở thành ung thư có thể

phẫu thuật được.
Các yếu tố xác định kết quả điều trị, ngoài phân
loại TNM/giai đoạn bệnh của AJCC, phân loại
Dukes, gần đây đã xác định và phát triển dấu ấn
sinh học từ các xét nghiệm máu thông thường. Một
số chỉ số để dự báo thời gian sống thêm ở những
BN UTĐTT đã được nhiều nghiên cứu xác định, bao
gồm các chỉ số tỷ lệ bạch cầu trung tính-lympho
(NLR), tỷ lệ tiểu cầu-lympho (PLR), số lượng bạch
cầu và số lượng tiểu cầu. Trong đó NLR được quan
tâm nhiều nhất và có liên quan đến hầu hết các giai
đoạn của UTĐTT[4],[5]. Tăng NLR có liên quan đến
kết quả điều trị xấu hơn và khơng dung nạp/đáp ứng
tốt với hóa trị liệu bổ trợ hoặc xạ trị[5]. Tác giả Zhang
(2017) phân tích gộp từ 23 nghiên cứu, trên 11762
BN UTĐTT cho thấy: tăng NLR, PLR hoặc số lượng
tiểu cầu có thể là dấu ấn sinh học không xâm lấn để
tiên lượng xấu cho những bệnh nhân này[7].
Tại Việt Nam, chưa thấy có nghiên cứu nào
quan tâm tới chủ đề này. Vì vậy, đề tài này được
thực hiện với mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa
các tỷ số tế bào máu ngoại vi với kết quả hóa trị ở
BN UTĐTT tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Gồm 53 BN UTĐTT có chỉ định hóa trị với các
mục đích khác nhau tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên từ 7/2017 đến 7/2018.
Tiêu chuẩn chọn: Xác chẩn là UTĐTT bằng mơ
bệnh học; Có chỉ định hóa trị lần đầu; Hồ sơ lưu trữ

đầy đủ; Bệnh nhân đồng ý tham gia và điều trị đủ ít
nhất 6 chu kỳ hóa trị.
Tiêu chuẩn loại trừ: Đã điều trị ung thư trước
đó. BN bỏ dở điều trị.
Phương pháp
Mơ tả, có theo dõi dọc.
Cỡ mẫu
Chọn chủ đích tồn bộ BN trong thời gian
nghiên cứu, đánh giá tối thiểu sau 6 chu kỳ hóa trị.

+ Chỉ số PLR theo Zhang (2017) PLR cao ≥150[7].
+ Chỉ số tiểu cầu theo Zhang (2017) tiểu cầu
cao ≥ 300[7].
+ Chỉ số CEA và albumin theo hằng số sinh học
người Việt Nam. CEA cao ≥ 5ng/mL; albumin thấp
<35g/L.
Dung nạp hóa trị (BN hóa trị bổ trợ): Chia thành
hai nhóm theo CTCAE phiên bản 4.0 năm 2009:
Dung nạp tốt khi độc tính hóa trị (hệ tạo huyết, ngoài
hệ tạo huyết) theo chủ yếu ở độ 1, 2; Dung nạp
khơng tốt khi độc tính chủ yếu độ 3, 4. Đáp ứng điều
trị (với BN không mổ): Chia thành hai nhóm theo
RECIST 2000: Đáp ứng tồn bộ khi BN đáp ứng
hoàn toàn hoặc đáp ứng một phần; Khơng đáp ứng
khi BN có bệnh giữ ngun hoặc tiến triển. Từ đó
chúng tơi gộp thành hai nhóm: nhóm kết quả tốt (có
dung nạp và/hoặc có đáp ứng) và nhóm kết quả
chưa tốt (các trường hợp còn lại).
Xử lý số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS

20.0. Phân tích yếu tố liên quan qua phân tích đơn
biến (2) và phân tích đa biến logistric nhị phân,
được coi có ý nghĩa khi p <0,05.
Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức nghiên
cứu Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thông qua.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Giới

Nhóm tuổi

Kích thước T

Tình trạng N

Chỉ tiêu nghiên cứu
Một số thơng tin chung: Tuổi, giới, vị trí ung thư,
TNM.
Thơng tin xét nghiệm: Tổng phân tích tế bào máu
ngoại vi trước khi điều trị ung thư để lấy các thông tin về
huyết học. Nồng độ CEA, albumin huyết tương.
Tiêu chuẩn đánh giá
+ Chỉ số NLR theo Kim (2014) NLR cao ≥ 3[4].
308

Số bệnh
nhân


Tỷ lệ %

Nam

30

56,6

Nữ

23

43,4

< 60 tuổi

24

45,3

≥ 60 tuổi

29

54,7

Đặc điểm

Vị trí


Kết quả điều trị

T2

4

7,6

T3

31

58,5

T4

18

33,9

N0

26

49,1

N1

21


39,6

N2

6

11,3

Đại tràng

41

77,4

Trực tràng

12

22,6

Tốt

33

62,3

Chưa tốt

20


37,7

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


TIÊU HÓA
Nhận xét: Nam giới mắc UT ĐTT nhiều hơn nữ,
tỷ lệ nam/nữ là 1,3/1; nhóm tuổi khá đồng đều (tuổi
trung bình 59,3 ± 10,2, khoảng từ 35-83 tuổi); kích
thước T muộn (T3, T4) chiếm đa số; tình trạng di
căn hạch tương đương. Vị trí UT trong nghiên cứu
chủ yếu là UT đại tràng (77,4%).
33/53 BN có kết quả điều trị tốt (có dung nạp
và/hoặc có đáp ứng sau tối thiểu 50% chu kỳ
hóa trị).
Bảng 2. Chỉ số xét nghiệm của đối tượng
nghiên cứu

18
(60,0)

12 (40,0)

Nữ

15
(65,2)

8 (34,8)


< 60 tuổi

18
(75,0)

6 (25,0)

≥ 60 tuổi

15
(51,7)

14 (48,3)

T2, T3

25
(71,4)

10 (28,6)

Giới

Nhóm
tuổi

=
0,082

69,8


≥3

16

30,2

T4

8 (44,4)

10 (55,6)

< 150

23

34,4

N0

7 (26,9)

≥ 150

19
(73,1)

30


56,6

Bình thường (<5ng/mL)

36

67,9

N1, N2

14
(51,9)

13 (48,1)

Đại tràng

27
(65,9)

14 (34,1)

Trực tràng

6 (50)

6 (50)

Có Irinotecan


11
(61,1)

7 (38,9)

Khơng Irinotecan

22
(62,9)

13 (37,1)

<3

27
(73,0)

10 (27,0)

≥3

6 (37,5)

10 (62,5)

< 150

16
(69,6)


7 (30,4)

≥ 150

17
(56,7)

13 (43,3)

< 300

22
(64,7)

12 (35,3)

≥ 300

11
(57,9)

8 (42,1)

Bình thường

32
(88,9)

4 (11,1)


Khơng

1 (5,9)

16 (94,1)

Bình thường

10
(71,4)

4 (28,6)

Khơng

23
(59,0)

16 (41,0)

Khơng bình thường

17

32,1

Bình thường (≥35 g/L)

39


73,6

Khơng bình thường

14

26,4

Nhóm T

Nhóm N

Vị trí

Phác đồ
hóa trị

NLR

Bảng 3. Tỷ số xét nghiệm máu ngoại vi với kích
thước T, tình trạng N của đối tượng nghiên cứu
Tỷ số tế bào máu

NLR
<3

≥3

< 150


≥ 150

T2, T3:
n (%)

27
(77,1)

8
(22,9)

16
(45,7)

19
(54,3)

T4: n (%)

10
(55,6)

8
(44,4)

7
(38,9)

11
(61,1)


Chỉ số T, N

p

> 0,05

> 0,05

N0:
n (%)

19
(73,1)

7
(26,9)

12
(46,2)

14
(53,8)

N1, N2:
n (%)

18
(66,7)


9
(33,3)

11
(40,7)

16
(59,3)

p

> 0,05

> 0,05

Nhận xét: Mặc dù tỷ số NLR và PLR không liên
quan có ý nghĩa với kích thước u ngun phát và
tình trạng di căn hạch vùng (p>0,05). Tuy nhiên, tỷ
số NLR dưới 3 hay gặp hơn với giai đoạn T sớm
(T2, T3) cũng như chưa có di căn vùng (N0).

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Tiểu cầu

CEA

Albumin

=

0,055

>
0,05

>
0,05

>
0,05

=
0,014

>
0,05

PLR

PLR

p

>
0,05

37

Nhận xét: Có tới 69,8% số BN có tỷ số bạch
cầu đa nhân/lympho bào (NLR) dưới 3; 30 trường

hợp (56,6%) có tỷ số tiểu cầu/lympho (PLR) trên
150. Các xét nghiệm CEA, Albumin máu trong giới
hạn bình thường chiếm 2/3 số BN nghiên cứu.

Tình
trạng N

Nam

<3

Tỷ số PLR

Kích
thước T

Kết quả
chưa tốt
n (%)

Tỷ lệ
%

Tỷ số NLR

Albumin

Kết
quả tốt
n (%)


Yếu tố

Số bệnh
nhân

Chỉ số

CEA

Bảng 4. Một số yếu tố liên quan với kết quả điều trị
của đối tượng nghiên cứu qua phân tích đơn biến

>
0,05

=
0,001

>
0,05

Nhận xét: Giới tính, tình trạng di căn hạch vùng,
vị trí ung thư, phác đồ hóa trị, tỷ số PLR và nồng độ
albumin máu không liên quan với kết quả điều trị.
Nhóm BN dưới 60 tuổi, kích thước u sớm
(T2, T3) có xu hướng kết quả điều trị tốt hơn.

309



TIÊU HĨA
Các trường hợp có tỷ số NLR dưới 3, nồng độ
CEA máu bình thường trước điều trị có kết quả tốt
hơn rõ rệt so với nhóm NLR trên 3 cũng như CEA
tăng hơn bình thường.
Bảng 5. Một số yếu tố liên quan với kết quả điều trị
của đối tượng nghiên cứu qua phân tích đa biến
Hệ số
beta chưa
chuẩn
hóa

Hệ số beta
đã chuẩn
hóa

p

Hằng số

62,575

22857,909

0,998

Giới

1,242


1,607

0,440

0,14880,851

Nhóm
tuổi

-1,718

1,655

0,299

0,0074,601

Nhóm
CEA

-42,021

12330,113

0,997

0,000

Nhóm

NLR

-1,681

2,145

0,433

0,00312,486

Số lượng
tiểu cầu

-0,085

1,664

0,959

0,03523,974

Nhóm
albumin

-20,141

7619,303

0,998


0,000

Nhóm
PLR

1,764

2,245

0,432

0,072474,106

Nhóm T

19,758

9694,221

0,998

0,000

Nhóm N

,328

2,008

0,870


0,02771,028

Vị trí ung
thư

-,352

1,507

0,815

0,03713,484

Phác đồ
hóa trị

2,229

2,980

0,454

0,0273196,190

Chỉ số

Khoảng
tin cậy
95%


Nhận xét: Phân tích đa biến chưa phát hiện
được yếu tố liên quan độc lập nào với kết quả
điều trị.
BÀN LUẬN
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ UTĐTT
đang có xu hướng gia tăng (đặc biệt nữ giới) và trẻ
hóa về tuổi mắc bệnh. Mặc dù chỉ trong 01 năm ghi
nhận thơng tin, chúng tơi đã có 53 trường hợp
UTĐTT với tuổi mắc bệnh trẻ nhất 35 (trung bình
59,3 tuổi), tỷ lệ nam/nữ là 1,3/1 (Bảng 1). Kết quả
này khá tương đồng với công bố của Quách Trọng
Đức (2015) qua nghiên cứu 1033 BN UTĐTT với
tuổi trung bình 58,6 (thấp nhất 16 tuổi), nhóm tuổi
dưới 40 chiếm tới 11,7%, nam giới mắc bệnh bằng
nữ giới[1]. Điều này cho thấy, yếu tố nguy cơ UTĐTT
ngồi khía cạnh gia đình, cịn một vấn đề hết sức
quan trọng khó được kiểm sốt là an tồn trong thực
phẩm, điều mà khơng một người dân nào có thể
tránh được trong sinh hoạt hàng ngày.
310

Trong những năm gần đây, ngoài các yếu tố
tiên lượng điều trị kinh điển như giai đoạn TNM,
phân loại Dukes, thể mơ bệnh học, tình trạng di căn
hạch vùng... các chỉ số xét nghiệm máu rất đơn giản
trước điều trị cũng đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu và cơng bố. Trong phân tích gộp của
Tsai (2016) từ 15 nghiên cứu với 7741 BN UTĐTT
cho thấy tỷ lệ NLR đã được khẳng định ban đầu là

một chỉ số đáp ứng viêm tồn thân. Bệnh về bạch
cầu trung tính xảy ra khi mắc viêm nhiễm toàn thân
và giảm bạch cầu lympho là dấu hiệu của giảm sự
miễn dịch thuốc. Các tế bào viêm ở các vi môi
trường khối u có tác dụng đáng kể tới phát triển khối
u. NLR có giá trị tiên lượng trong bệnh ác tính có thể
là do cơ chế hình thành khối u cao gây ra bệnh.
Bạch cầu trung tính góp phần giúp khối u phát triển,
số lượng tế bào lympho liên quan đến mức độ
nghiêm trọng của bệnh khi tế bào sẽ thoát khỏi kiểm
soát miễn dịch [6]. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi
cho thấy: mặc dù chưa có sự khác biệt có ý nghĩa,
nhưng số BN có chỉ số NLR<3 gặp nhiều hơn ở
bệnh nhân ung thư được phát hiện sớm (giai đoạn
T2, T3) và chưa có di căn hạch vùng (Bảng 3).
Khi gộp tỷ lệ dung nạp cũng như đáp ứng điều
trị sau tối thiểu 50% liệu trình hóa trị, kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy 33 BN (62,3%) có kết
quả tốt. Sự dung nạp hóa trị căn cứ chủ yếu từ độc
tính cúa các phác đồ. Các cơng bố tại Việt Nam cho
thấy hóa trị UTĐTT thường có tỷ lệ độc tính thấp, ít
gặp độ 3, độ 4, như của Lê Bá Thảo (2013) chủ yếu
gặp độc tính dòng bạch cầu[3], hay của Lê Văn
Quảng (2016) mặc dù BN lựa chọn là các trường
hợp UTĐTT có di căn và được điều trị đích phối
hợp, song cũng khơng gặp hạ bạch cầu độ 3, độ 4[2].
Khi phân tích đơn biến, kết quả cho thấy chỉ số
NLR, nồng độ CEA có liên quan ý nghĩa với kết quả
điều trị (p < 0,05) (Bảng 4). Nhóm tuổi <60 và giai
đoạn T2, T3 có xu hướng kết quả điều trị tốt hơn so

với nhóm tuổi≥60 và giai đoạn T muộn; chưa thấy
mối liên quan giữa chỉ số PLR với kết quả điều trị.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Tsai cho thấy NLR,
PLR và số lượng tiểu cầu đều liên quan ý nghĩa với
đáp ứng điều trị[6]. Đồng quan điểm của Tsai, tác giả
Malietzis và cộng sự (2014) qua phân tích gộp từ 13
nghiên cứu với thời gian theo dõi 3 năm cho thấy
NLR cao dự báo tỷ lệ sống thêm kém hơn đáng kể
so với nhóm bệnh nhân có chỉ số NLR thấp. NLR
cao là yếu tố dự báo có ý nghĩa về kết quả xấu ở
năm thứ hai (không phải trong năm đầu tiên theo
dõi). Như vậy, chỉ số NLR trước phẫu thuật cao có
liên quan đến tỷ lệ sống thêm thấp hơn ở BN UTĐTT
và có vai trị theo dõi, dự báo kết quả điều trị[5].
Do cỡ mẫu không đủ lớn, chỉ định hóa trị khác
nhau về mục đích, vị trí ung thư chưa đồng nhất,
thời gian theo dõi ngắn nên khi phân tích đa biến,
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


TIÊU HĨA
kết quả nghiên cứu của chúng tơi chưa thấy được
yếu tố nào có liên quan độc lập với kết quả điều trị.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi số BN này để phân
tích sống thêm khơng bệnh, sống thêm tồn bộ từ đó
sẽ có những kết luận khoa học hơn.
KẾT LUẬN
Tỷ số NLR<3 và nồng độ CEA bình thường
trước điều trị có thể là yếu tố dự báo kết quả hóa trị
tốt hơn ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quách Trọng Đức, Nguyễn Trường Kỳ (2015),
"Đặc điểm nội soi và mô bệnh học của ung thư
đại trực tràng: nghiên cứu loạt ca trên 1033
trường hợp", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 19
(Phụ bản số 1), tr. 114-118.
2. Lê Văn Quảng, Nguyễn Văn Hiếu, Hoàng Bùi
Hải và cs (2016), "Đánh giá kết quả điều trị phác
đồ Folfox4 kết hợp Bevacizumab trong ung thư
đại trực tràng di căn", Tạp chí Nghiên cứu Y học,
101 (3), tr. 100-109.
3. Lê Bá Thảo, Huỳnh Văn Nghĩa, Lâm Thành
Quốc và cs (2013), "Đánh giá kết quả trung hạn
hóa trị hỗ trợ ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Nhân dân Gia Định", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí
Minh, 17 (6), tr. 180-186.
4. Kim IY, You SH, and Kim YW (2014),
"Neutrophil-lymphocyte ratio predicts pathologic
tumor response and survival after preoperative
chemoradiation for rectal cancer", BMC Surg,
14, pp. 94.
5. Malietzis G, Giacometti M, Kennedy RH, et al.
(2014), "The emerging role of neutrophil to
lymphocyte ratio in determining colorectal cancer
treatment outcomes: a systematic review and
meta-analysis", Ann Surg Oncol, 21 (12), pp.
3938-3946.

6. Tsai PL, Su WJ, Leung WH, et al. (2016),
"Neutrophil-lymphocyte ratio and CEA level as
prognostic and predictive factors in colorectal
cancer: A systematic review and meta-analysis",
J Cancer Res Ther, 12 (2), pp. 582-589.
7. Zhang J, Zhang HY, Li J, et al. (2017), "The
elevated NLR, PLR and PLT may predict the
prognosis of patients with colorectal cancer: a
systematic
review
and
meta-analysis",
Oncotarget, 8 (40), pp. 68837-68846.

311



×