Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đánh giá kết quả điều trị ung thư thực quản giai đoạn di căn bằng phác đồ mDCF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.39 MB, 11 trang )

TIÊU HÓA

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN
GIAI ĐOẠN DI CĂN BẰNG PHÁC ĐỒ mDCF
ĐINH THỊ HẢI DUYÊN1, NGUYỄN TRỌNG HIẾU2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá đáp ứng điều trị và một số độc tính của phác đồ mDCF trong điều trị ung thư thực quản
giai đoạn di căn tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2016-2018.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng khơng đối chứng. Từ
T 6/2016 đến T6/2018 có 51 bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn di căn xa được điều trị hóa trị phác đồ
mDCF tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội; bệnh nhân được đánh giá mức độ đáp ứng theo “Tiêu chuẩn Đánh giá
Đáp ứng cho U đặc“ (RECIST), độc tính theo tiêu chuẩn NCI 2.0.
Kết quả:
Đặc điểm lâm sàng: Tuổi trung bình 55 hay gặp từ 50-59 tuổi (41,2%), tỷ lệ nam/ nữ 50/1. Thể trạng bệnh
nhân trước điều trị chủ yếu PS=1 (58,8%). Yếu tố nguy cơ 94% do rượu và/ hoặc thuốc lá.
Kết quả điều trị: Tỷ lệ đáp ứng là 64,7%, đáp ứng hoàn toàn 2%, đáp ứng một phần 62,7%, lợi ích lâm
sàng đạt 78,4%. Ung thư biểu mơ vảy độ II có tỷ lệ đáp ứng cao nhất chiếm 77,8%. Với liều điều trị >90% có tỷ
lệ lợi ích lâm sàng là 93,3%; liều 85-90% có tỷ lệ lợi ích lâm sàng là 57,1%. Di căn gan, phổi, hạch thượng địn
có tỷ lệ lợi ích lâm sàng lần lượt là 51%; 23,5%; 43,1%. Bệnh nhân dung nạp thuốc tốt, tác dụng phụ của thuốc
thường gặp nhất là hạ bạch cầu chủ yếu độ 2,3. Còn lại các tác dụng phụ khác chủ yếu gặp ở độ 1,2.
Kết luận: Phác đồ hóa trị m DCF mang lại kết quả tốt trên lâm sàng với những bệnh nhân ung thư thực
quản giai đoạn di căn xa.
ABSTRACT
Evaluation of efficacy and safety of first-line modified Docetaxel/Cisplatin/5-FU combined therapy for
metastatic esophageal cancer
Purpose: To evaluate the safety and efficacy of a modified administration schedule of docetaxel, cisplatin,
and fluorouracil (m-DCF) in patients with metastatic esophageal cancer at the Hanoi Oncology Hospital
between 2015 and 2016.
Materials and methods: This is an uncontrolled clinical trial. From 10/2015 to 10/2016, 51 evaluable
metastatic esophagel cancer patients were enrolled and treated with m-DCF regimen at the Hanoi Oncology
Hospital; patients were evaluated the response by "Response Evaluation Criteria in Solid Tumors" (RECIST)


and toxicity by criteria NCI 2.0.
Results:
Patient Characteristics: The average age was 55.7, and common between 50 and 59 years old (41.2%),
male/female ratio was 50/1. Pre-treatment status PS = 1 has highest rate (58,8%). Almost patients (94%) with
history of alcohol and/or tobaco use.
Treatment outcomes: The response rate was 64.7%, complete response rate was 2.0%, the partial
response rate was 62.7%, and the disease control rate was 78,4%. Grade II squamous cell carcinoma had the
highest response rate at 77,8%. With over 90% dose of regimen, the disease control rate was 93,3%; higher
than lower dose (85-90% dose) had disease control rate of 57,1%. Patients with liver, lung, and lymph nodes
metastasis have a disease control rate of 51%; 23,5%; 43,1%. Regimen was well tolerated, the most common
side effect of drug was neutropenia, mainly in grade 2 or 3. Others side effects were mainly encountered at
grade 1 or 2.
1
2

BS. Đơn Nguyên Nội trú BN TYC-Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
ThS. Trưởng Khoa Nội 2-Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

288

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


TIÊU HÓA

Conclusion: m-DCF chemotherapy regimen appears tolerable and had good clinically effective in patients
with metastatic esophageal cancer.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư thực quản là khối u ác tính của
thực quản, thường bắt đầu từ các tế bào lót bên

trong lịng thực quản (lớp niêm mạc). Ung thư biểu
mô vảy (squamous cell carcinoma) và ung thư biểu
mô tuyến (adenocarcinoma) là hai thể ung thư phổ
biến nhất, chiếm hơn 90% các khối u ác tính của
thực quản.
Ung thư thực quản đứng thứ 8 trong các ung
thư phổ biến nhất trên toàn cầu, với ước tính
456.000 trường hợp mới mắc trong năm 2012
(chiếm 3,2% tổng số ung thư), và đứng thứ 6 trong
các nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung
thư ước tính 400.000 trường hợp tử vong (4,9%
trong tổng số). Khoảng 80% các trường hợp bệnh
tập trung ở các nước kém phát triển[1].
Ở Việt Nam, ung thư thực quản nằm trong số
10 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, riêng ở
Hà Nội ung thư thực quản đứng ở vị trí thứ 5, với tỷ
lệ mắc ở nam là 8,7/100.000 người, ở nữ là
1,7/100.000 người[2].
Điều trị ung thư thực quản tùy thuộc vào giai
đoạn bệnh và thể trạng của bệnh nhân[3]. Phẫu thuật
cắt đoạn hoặc tồn bộ thực quản, hóa xạ trị đồng
thời là các phương pháp chỉ thực hiện được cho 20 25% bệnh nhân ở giai đoạn tổn thương tại chỗ, tại
vùng[4,5]. Đa số các bệnh nhân ung thư thực quản
gặp ở giai đoạn muộn, hoặc tái phát di căn, theo
nghiên cứu của Hàn Thanh Bình, bệnh ở giai đoạn
này chiếm 60,6%[2,6,7,8].
Mục tiêu điều trị trong ung thư thực quản giai
đoạn di căn xa là cải thiện triệu chứng, nâng cao
chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống
thêm. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đối

chứng, phân tích gộp cho thấy điều trị hóa trị so với
điều trị chăm sóc giảm nhẹ cải thiện đáng kể thời
gian sống thêm toàn bộ từ 4,3 đến 11 tháng[5,9,10],11].
Bộ ba nhóm thuốc Taxan, Platinum, và 5FU đã
được chứng minh có hiệu quả trong điều trị ung thư
thực quản giai đoạn di căn, việc phối hợp ba nhóm
thuốc đạt tỷ lệ đáp ứng gần 65% vì vậy đã được sử
dụng như một phác đồ đầu tay của các bác sĩ ung
thư lâm sàng trên thế giới[3,5,9,12,13]. Phác đồ DCF
(Docetaxel - Cisplatin - 5FU) với sự phối hợp của
Docetaxel, Cisplatin, 5FU đã được chứng minh có
kết quả tốt đối với ung thư thực quản giai đoạn di
căn trong nhiều nghiên cứu pha III, ngẫu nhiên đa
trung tâm. Tuy nhiên, phác đồ DCF độc tính cao,
ảnh hưởng đến thể trạng bệnh nhân ung thư thực
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

quản giai đoạn muộn, do đó đã có những nghiên
cứu và hướng dẫn thực hành lâm sàng trên thế giới
sử dụng điều trị các phác đồ Modifications DCF
(mDCF) với sự phối hợp của Docetaxel kết hợp
Cisplatin và 5FU truyền liều thấp, chu kỳ 14 ngày
điều trị cho bệnh nhân mang lại hiệu quả cao, ít độc
tính và kiểm sốt tốt, phù hợp với thể trạng của
bệnh nhân ở giai đoạn muộn[14,15,16]. Tại các
bệnh viện trong nước nói chung và bệnh viện
Ung bướu Hà Nội nói riêng, phác đồ mDCF cũng đã
được sử dụng trong điều trị ung thư thực quản giai
đoạn di căn nhiều năm, nhưng chưa có một nghiên
cứu nào đánh giá hiệu quả của phác đồ trên nhóm

bệnh nhân này.
Chính vì vậy, tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá kết quả điều trị ung thư thực quản giai
đoạn di căn bằng phác đồ mDCF” với hai mục tiêu
sau:
Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng của ung thư biểu mô thực quản giai đoạn di
căn tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.
Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ mDCF
cho ung thư biểu mô thực quản di căn.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
51 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung
thư thực quản giai đoạn di căn được điều trị hóa
chất phác đồ mDCF tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội
từ tháng 06/ 2016 đến 06/ 2018.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Bệnh nhân được chẩn đoán UTTQ:

1. Giai đoạn có di căn xa, trừ di căn não.
2. Giải phẫu bệnh: Ung thư biểu mô thực quản.
3. Chưa điều trị hóa trị tồn thân trước đó.
4. Chỉ số tồn trạng ECOG ≤ 2.
5. Bệnh nhân không mắc ung thư thứ 2.
6. Khơng có bệnh lý tim mạch kèm theo: bệnh

van tim, đang điều trị rối loạn nhịp tim, chức
năng tâm thu thất trái trong giới hạn bình
thường (LVEF ≥54%).


7. Chức năng tủy xương, gan, thận trong giới

hạn có thể cho phép điều trị hóa chất (bạch
cầu hạt >2G/l, tiểu cầu >100G/l, AST và ALT,
ure, creatinin trong giới hạn bình thường).
289


TIÊU HĨA

8. Điều trị tối thiểu 3 chu kỳ hóa chất.
9. Có hồ sơ lưu trữ đầy đủ.
10. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ

Điều trị hố chất phác đồ mDCF
Phác đồ mDCF
Docetaxel
Cisplatin
5FU (Bolus)

Mơ bệnh học không phải là UTBM (như u
lympho, thần kinh nội tiết, UT tế bào nhỏ,
sarcome…).
- Mẫn cảm với thuốc hóa chất trong phác đồ.
- Không đủ thông tin.
- Bệnh nhân không theo hết liệu trình điều trị
mà khơng phải do bệnh tiến triển.

5FU


40mg/m2,

TM ngày 1

2

TM ngày 3

40mg/m

400mg/m

2

1000mg/m

2

TM ngày 1
TM ngày 1-2

TM liên tục 24h

Chu kỳ 14 ngày

PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các thông tin được thu thập qua bệnh án
nghiên cứu đã thiết kế sẵn (xin xem thêm phần
phụ lục).

Các thơng tin thu thập được mã hố và xử lý
trên phần mềm SPSS 16.0.

Phương pháp nghiên cứu
Mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu.

Phân tích đa biến bằng phần mềm SPSS 16.0
và Stata 8.0.

Các bước tiến hành
Thu thập thông tin trước điều trị
Lâm sàng, cận lâm sàng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu 51 bệnh nhân UTBMTQ giai đoạn di căn được điều trị bằng phác đồ mDCF tại bệnh viện
Ung bướu Hà Nội từ 06/2016 đến 06/2018, chúng tôi thu được những kết quả sau:
Lâm sàng, cận lâm sàng
Tuổi

Phân bố tuổi bệnh nhân theo nhóm
Nhận xét:
Tuổi trung bình là 55.
Tuổi cao nhất là 69 và thấp nhất là 39 tuổi.

290

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


TIÊU HÓA

Độ tuổi gặp nhiều nhất là 50-59 tuổi chiếm 41,2%, lứa tuổi dưới 50 chiếm tỷ lệ khá cao là 33,3%.
Giới tính
Trong 51 bệnh nhân có 50 nam chiếm 98% và 01 nữ chiếm 2%.
Tỉ lệ nam/ nữ là 50/1.
Các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ

Số bệnh nhân

Tỉ lệ%

Thuốc lá

2

3,9

Rượu

3

5,8

Thuốc lá + Rượu

43

84,3

Không rượu, không thuốc lá

Tổng

3

6

51

100

Nhận xét:
94% bệnh nhân có yếu tố nguy cơ uống rượu và/ hoặc hút thuốc lá, chỉ có 6% là khơng có các yếu tố
nguy cơ chủ yếu này.
Các triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng được trình bày trong biểu đồ 2.

Nhận xét:
Nuốt nghẹn là triệu chứng gặp ở tất cả các bệnh nhân chiếm 76,4%.
Triệu chứng đau khi nuốt và đau vùng ngực sau xương ức lần lượt là 39,2% và 23,5%.
Gần 60% có sút cân ở các mức độ khác nhau.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

291


TIÊU HĨA
Chỉ số tồn trạng

Nhận xét:

Phần lớn các bệnh nhân có chỉ số tồn trạng là 0-1 (70,6%).
PS=2 (chiếm 29,4%).
Đặc điểm cận lâm sàng
Phân bố độ mô học

Nhận xét:
Độ mô học II chiếm tỷ lệ cao nhất 70,6%.
Độ III là 15,7%, độ I và độ IV lần lượt là 3,9% và 9,8%.
Vị trí di căn

292

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


TIÊU HĨA
Nhận xét:
Di căn gan là vị trí hay gặp nhất chiếm 51%.
Di căn hạch thượng đòn đạt gần 45%, tiếp theo là di căn phổi chiếm 23,5% còn lại di căn xương chiếm
5,9%.
Di căn tạng hay gặp là: Gan, phổi, xương.
Số lượng cơ quan di căn
Số lượng cơ quan di căn

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Di căn 1 cơ quan


43

84,3

Di căn 2 cơ quan

05

9,8

Di căn 3 cơ quan

3

5,9

51

100

Tổng

Nhận xét:
Đa phần bệnh nhân trong nghiên cứu di căn 1 cơ quan chiếm hơn 80%.
Di căn 02 cơ quan xấp xỉ 10% còn lại là di căn 3 cơ quan chiếm 5,9%.
Kết quả điều trị và độc tính của phác đồ
Kết quả điều trị
Thay đổi về triệu chứng lâm sàng sau điều trị
Phần lớn bệnh nhân có cải thiện về triệu chứng lâm sàng, cụ thể được trình bày trong biểu đồ.


Nhận xét:
Hầu hết các bệnh nhân có giảm triệu chứng cơ năng sau điều trị:
Có tới xấp xỉ 75% bệnh nhân giảm > 5% trong lượng cơ thể tăng cân sau điều trị.
Gần 90% bệnh nhân cải thiện triệu chứng nuốt nghẹn sau điều trị
70,8% bệnh nhân giảm nuốt đau và 58,3% giảm đau sau xương ức.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

293


TIÊU HÓA

Nhận xét:
PS = 0-1 trước điều trị là 36 BN chiếm 70,6%, sau điều trị tăng lên 40BN chiếm 78,4%. Với p<0,05, khác
biệt có ý nghĩa thống kê.
Đáp ứng thực thể
Kết quả điều trị được đánh giá phân loại của RECIST 1.1 gồm có đáp ứng hồn tồn, đáp ứng một phần,
bệnh giữ nguyên và bệnh tiến triển.
Tỷ lệ đáp ứng thực thể

Số bệnh nhân

Tỷ lệ%

Đáp ứng hoàn toàn

1

2


Đáp ứng một phần

32

62,7

Bệnh ổn định

7

13,7

Bệnh tiến triển

11

21,6

51

100

Tổng

Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh có đáp ứng là 64,7% các trường hợp trong đó có 1 trường hợp đáp ứng bệnh hồn tồn.
Có 21,6% bệnh nhân tiến triển trong nghiên cứu.
Lợi ích lâm sàng


Nhận xét:
Tỷ lệ đạt được lợi ích lâm sàng là 78,4%, khơng đạt được lợi ích lâm sàng là 21,6%.

294

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


TIÊU HĨA
Một số độc tính của phác đồ mDCF
Nghiên cứu của chúng tơi có 51 bệnh nhân, tổng số chu kỳ điều trị phác đồ mDCF là 274 chu kỳ.
Tỷ lệ bệnh nhân giảm Hb là gần 40%, chỉ gặp
giảm ở độ 1 và 2.

Độc tính trên hệ tạo huyết
Giảm bạch cầu
Tỷ lệ bệnh nhân giảm bạch cầu

Giảm tiểu cầu
Tỷ lệ bệnh nhân giảm tiểu cầu

Mức độ

Số chu kỳ

Tỷ lệ%

Độ 0

118


43,0

Mức độ

Số chu kỳ

Tỷ lệ%

Độ 1

70

25,6

Độ 0

252

92,0%

Độ 2

43

15,8

Độ 1

6


2,2%

Độ 3

27

9,8

Độ 2

11

4%

5

1,8%

274

100

Độ 4

16

5,8

Độ 3


Tổng cộng

274

100

Tổng cộng

Nhận xét:

Nhận xét:
Hạ bạch cầu chủ yếu là độ 1 và 2 chiếm hơn
40%.
Hạ bạch cầu độ 3 và 4 rất ít chiếm 15,6%.

Tỷ lệ bệnh nhân giảm tiểu cầu cũng chỉ gặp ở
độ 1 và 2 với tỷ lệ thấp (6,2%).
Tỷ lệ giảm bạch cầu độ 3 chiếm 1,8%.
Độc tính ngồi hệ tạo huyết

Tỷ lệ bệnh nhân giảm bạch cầu hạt
Mức độ

Số chu kỳ

Tỷ lệ%

Độ 0


118

43

Độ 1

70

25,6

Độ 2

60

Độ 3

16

ĐỘ

AST, ALT

Creatinin

Số chu kỳ

%

Số chu kỳ


%

0

167

60,9

263

96

21,9

1

91

33,2

11

4

5,9

2

16


5,9

0

0

0

0

0

0

274

100

274

100

Độ 4

10

3,6

3


Tổng cộng

274

100

Tổng

Nhận xét:

Nhận xét:
Giảm bạch cầu hạt chủ yếu là độ 1-2, chiếm
47,5%.
Tỷ lệ hạ bach cầu hạt độ 3-4 chiếm 9,5%.

Độc tính trên gan thận ít gặp chủ yếu là độc tính
độ I, II lần lượt là 39,1% và 4%.
BÀN LUẬN
Lâm sàng, cận lâm sàng

Giảm huyết sắc tố
Giảm huyết sắc tố
Mức độ

Số chu kỳ

Tỷ lệ%

Độ 0


172

62,7

Độ 1

80

29,2

Độ 2

22

8,1

Độ 3

0

0

Độ 4

0

0

Tổng cộng


274

100

Nhận xét:

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Lâm sàng
Tuổi, giới
Tuổi mắc bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi
nằm trong khoảng từ 39 - 69 tuổi. Tuổi mắc bệnh
hay gặp nhất từ 40 - 59 tuổi chiếm tỷ lệ 74,5%, với
hai nhóm tuổi đỉnh cao của bệnh từ 40 - 49 tuổi
(33,3%) và 50 - 59 tuổi (41,2%). Kết quả nghiên cứu
này cũng phù hợp với kết quả của các tác giả khác
như Bùi Văn Lệnh là 74,5%[17], Phạm Văn Hòa là
72,8%[18], Phạm Đức Huấn là 69%[7], của Hàn Thanh
Bình[60] là 60,5%. So với nghiên cứu của nước ngồi
thì tuổi mắc bệnh của chúng tôi thấp hơn. Theo
Launoy tuổi mắc bệnh trung bình ở nam giới là 65
tuổi, ở nữ giới là 72 tuổi[19]. Sự khác nhau về tuổi
295


TIÊU HĨA
trung bình so với nghiên cứu của nước ngồi có thể
do tuổi thọ trung bình người Việt Nam thấp hơn các
nước phát triển. Ngồi ra cũng có thể do quan niệm
sống và điều kiện kinh tế khó khăn nên những bệnh

nhân cao tuổi của nước ta không được đi khám và
chữa bệnh. Chính vì điều kiện kinh tế và hạn chế về
sự hiểu biết mà những bệnh nhân ở vùng nông thôn
trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao, khi
có biểu hiện bệnh họ thường bỏ qua những biểu
hiện sớm, chỉ đến khi không thể chịu đựng được
bệnh thì họ mới đi khám và phát hiện ra bệnh ở giai
đoạn muộn.
Ung thư thực quản gặp trong nghiên cứu của
chúng tôi chủ yếu ở nam giới, chiếm tỷ lệ 98%, tỷ lệ
nữ/ nam=1/50. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Hòa
là 96,7%[18], tỷ lệ nam/nữ=29,6/1; Bùi Văn Lệnh là
96,8%[17], Phạm Đức Huấn là 96,9%[7]. Theo nghiên
cứu của Launoy tỷ lệ nam/nữ = 6,2 điều đó có thể
giải thích do phụ nữ việt nam khơng có thói quen hút
thuốc hay uống rượu như phụ nữ phương tây.
Tiền sử liên quan
Thuốc lá và rượu là hai yếu tố nguy cơ chính
của các loại ung thư đường tiêu hóa, hơ hấp, tiết
niệu trong đó có ung thư thực quản. Qua nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nghiện rượu
là 5,8%, nghiện thuốc lá là 3,9%. Tỷ lệ bệnh nhân
nghiện cả rượu và thuốc lá là 84,3%. Các bệnh nhân
nghiện rượu và thuốc tồn bộ là nam giới khơng gặp
ở phụ nữ.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào ung
thư biểu mơ thực quản, trong đó ung thu biểu mô
vảy là chủ yếu chiếm 98% kết quả này cũng giống
như các nghiên cứu trên thế giới, nhất là ở các nước
đang phát triển. Bất kỳ tác nhân nào gây kích thích

và viêm niêm mạc thực quản mạn tính đều có thể
làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mơ vảy. Trong
đó đặc biệt phải kể đến thuốc lá và rượu, sự kết hợp
của cả hai tác nhân đó được cho là liên quan đến
hơn 90% tất cả các ca ung thư biểu mô vảy của thực
quản[20].
Trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần bệnh
nhân di căn 1 cơ quan chiếm 84,3%, tiếp đến di căn
2 vị trí chiếm 9,8% cịn lại là di căn 3 vị trí chỉ có 3
bệnh nhân chiếm 3,9%. Trong đó di căn thường gặp
nhất là gan chiếm tỷ lệ 51%, tiếp đến là hạch thượng
đòn chiếm tỷ lệ 43,1%, di căn phổi chiếm 23,5% cịn
lại chỉ có 5,9% bệnh nhân di căn xương. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả
nghiên cứu San-Gang Wu năm 2017 nghiên cứu
trên hơn 3000 bệnh nhân ung thư thực quản giai
đoạn IV cho thấy vị trí di căn chủ yếu là: gan
(33,4%), hạch thượng địn (26,6%), phổi (20,5%),
xương (15,7%), não (3,8%); Gan (47,6%), phổi
(29,8%), xương (23,6)[21] cũng là những vị trí di căn
296

thường gặp nhất trong ung thư thực quản giai đoạn
IV trong nghiên cứu của Dashan Ai và cộng sự năm
2017 trên hơn 9000 bệnh nhân ung thư thực quản
giai đoạn IV[22].
Kết quả nghiên cứu
Đáp ứng cơ năng
Hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi đều cải thiện triệu chứng lâm sàng trong

và sau khi kết thúc điều trị. Tình trạng nuốt nghẹn
giảm dần cùng với quá trình điều trị, 89,8% giảm
mức nuốt nghẹn, chỉ có 2 bệnh nhân chiếm 5,1% là
khơng thay đổi mức độ và có 2 bệnh nhân tăng độ
khó nuốt, khơng có bệnh nhân nào phải mở thơng dạ
dày ni dưỡng trong q trình điều trị. Cũng như
vậy với triệu chứng nuốt đau và đau ngực sau
xương ức, trên 70% là giảm triệu chứng, chỉ có
khoảng 10% trường hợp tăng mức độ triệu chứng.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Đức Lợi, trong đó tỷ lệ đáp ứng về triệu
chứng lâm sàng là 84,8%. Nghiên cứu của Lê Lộc
cũng cho tỷ lệ giảm triệu chứng khó nuốt đạt được
90% sau khi kết thúc điều trị. Nuốt nghẹn và đau sau
xương ức là 2 triệu chứng bệnh nhân tự nhận biết
được một cách rõ rệt và khách quan, giúp cải thiện
thể trạng bệnh nhân, chất lượng cuộc sống, điều đó
lý giải sau điều trị số bệnh nhân sút >5% trọng lượng
cơ thể chỉ còn 21,5% so với 29,4% khi bắt đầu điều
trị, cũng như cải thiện chỉ số tồn trạng của bệnh
nhân, số bệnh nhân có PS 0,1 tăng từ 70,6% lên
78,4%, bệnh nhân có PS 2 giảm từ 29,4% cịn
21,5%, sự thay đổi này có ý nghĩa với p<0,05, khơng
có bệnh nhân nào phải dừng điều trị do thể trạng
không đảm bảo.
Đáp ứng thực thể
Trong nghiên cứu có 01 bệnh nhân đạt đáp ứng
hồn tồn (2%), 32 bệnh nhân đáp ứng một phần
(62,7%) và 7 bệnh nhân đạt được bệnh ổn định
(13,7%), 11 bệnh nhân tiến triển (21,6%). Như vậy tỷ

lệ đáp ứng toàn bộ của nghiên cứu là: 64,7% và lợi
ích lâm sàng đạt được: 78,4%. Đây là kết quả khả
quan trên nhóm bệnh nhân ung thư thực quản giai
đoạn di căn.
Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với
nghiên cứu pha II của Hiroaki Takahashi trên bệnh
nhân ung thư thực quản tế bào vảy giai đoạn IV
được điều trị với DCF tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là:
5,1%, đáp ứng một phần là: 61,5%, tỷ lệ đáp ứng
toàn bộ: 66,6%[23]. Nghiên cứu đa trung tâm pha II
của Yamasaki M trên bệnh nhân ung thư ung thư
thực quản tế bào vảy giai đoạn tái phát và di căn
điều trị với phác đồ DCF cũng cho tỷ lệ đáp ứng toàn
bộ tương tự với nghiên cứu của chúng tơi và Hiroaki
Takahashi là: 72,5%[24].
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


TIÊU HĨA
Một số độc tính của phác đồ
Độc tính trên hệ tạo huyết
Độc tính của phác đồ hóa trị là vấn đề đặc biệt
quan trọng với những bệnh nhân ung thư thực quản
giai đoạn di căn vì đa số những bệnh nhân ở
giai đoạn này thể trạng không tốt do đó trong điều trị
sẽ gặp nhiều độc tính. Vai trị của hóa chất trong
điều trị UTTQ giai đoạn di căn đóng vai trị chủ đạo
nhằm mục đích làm giảm triệu chứng, nâng cao chất
lượng sống và kéo dài thời gian sống thêm cho
người bệnh.

Qua các kết quả nghiên cứu của các tác giả
trên thế giới độc tính hay gặp và nặng nề nhất của
phác đồ m DCF đó là độc tính trên hệ tạo huyết đặc
biệt là giảm bạch cầu. Kết quả nghiên cứu pha II của
Hiroaki Takahashi trên bệnh nhân ung thư thực quản
tế bào vảy giai đoạn IV được điều trị với DCF độc
tính thường gặp là hạ bạch cầu, bạch cầu trung tính
và chán ăn. Hạ bạch cầu và bạch cầu trung tính là:
53,8% và 43,6%[55,24]. Kết quả tương tự trong nghiên
cứu đa trung tâm pha II của Yamasaki M trên bệnh
nhân ung thư ung thư thực quản tế bào vảy giai
đoạn tái phát và di căn tỷ lệ đáp ứng tồn bộ là:
72,5%. Độc tính độ 3,4 thường gặp là hạ bạch cầu
và bạch cầu trung tính: 72,5%; 90%[24]. Trong nghiên
cứu của tơi có 54,8% trường hợp giảm bạch cầu và
giảm bạch cầu hạt, trong đó bệnh nhân giảm bạch
cầu và giảm bạch cầu hạt độ 3-4 lần lượt là 15,6%
và 9,5%, 1 bệnh nhân sốt giảm bạch cầu nhưng chỉ
cần điều trị với thuốc kích bạch cầu, kháng sinh,
truyền dịch, hạ sốt đến ngày thứ 3 bạch cầu trở về
bình thường. Bệnh nhân này tiếp tục điều trị đến đợt
6 không phải giảm liều. Giảm bạch cầu và bạch cầu
hạt độ 1,2 thường gặp nhất và phục hồi nhanh chưa
có bệnh nhân nào phải dùng điều trị do giảm bạch
cầu. Tỷ lệ giảm bạch cầu và bạch cầu hạt độ 3,4 ở
nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn nhiều so với
nghiên cứu của tác giả Hiroaki Takahashi và
Yamasaki M tỷ lệ giảm bạch cầu độ 3 - 4 lần lượt là
53,8% và 72,5% và bạch cầu hạt lần lượt là 43,6%
và 90%[24] có lẽ là do chúng tôi lựa chọn cách truyền

trải liều nên liều thuốc đưa vào từ từ và tất cả các
bệnh nhân được dùng thuốc dự phòng giảm bạch
cầu sau truyền và được chủ động lên xét nghiệm
máu trước mỗi đợt truyền.
Giảm huyết sắc tố trong nghiên cứu của chúng
tôi chỉ gặp độ 1 và độ 2 chiếm tỷ lệ 37,1% trong đó
có 22 chu kỳ bệnh nhân phải tiêm thuốc kích hồng
cầu trước khi điều trị. Tuy nhiên giảm huyết sắc tố
khơng phải chỉ do tác dụng phụ của hóa chất mà còn
do bệnh nhân thiếu dinh dưỡng do khối u thực quản
làm cản trở đường nuốt, do đó chúng tôi muốn đưa
ra khuyến cáo các bệnh nhân nuốt nghẹn độ II, III,IV
nên được mở thông dạ dày trước khi điều trị.Trong
nghiên cứu của chúng tơi có 22 chu kỳ bệnh nhân
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

giảm tiểu cầu chiếm 8%, chỉ có 5 chu kỳ bệnh nhân
giảm tiểu cầu độ 3 phải truyền 1 đơn vị tiểu cầu máy
trước điều trị. Tóm lại các tác dụng phụ trên hệ tạo
huyết khi sử dụng phác đồ m DCF là nhẹ nhàng và
có thể phục hồi khơng bệnh nhân nào phải giảm liều
điều trị cũng như phải dừng điều trị vì tác dụng phụ.
Độc tính ngồi hệ tạo huyết
Trong nghiên cứu của chúng tơi có 39,1% chu
kỳ bệnh nhân tăng AST/ALT nhưng chủ yếu gặp
tăng men gan độ 1, tăng men gan độ 2 gặp ở 16 chu
kỳ chiếm 5,9%. Những trường hợp gặp tăng men
gan độ 2 đều trở về bình thường sau 5 ngày điều trị
(các bệnh nhân này có tiền sử HbsAg (+)). Tăng
Creatinin gặp ở 11 chu kỳ điều trị, đều gặp ở độ 1 là

những bệnh nhân tiến triển bệnh trong q trình điều
trị.
KẾT LUẬN
Tóm lại, việc điều trị UTTQ giai đoạn di căn
bằng phác đồ mDCF đem lại hiệu quả về đáp ứng,
tác dụng phụ nhẹ nhàng cũng như làm giảm đáng kể
triệu chứng cơ năng, nâng cao chất lượng sống cho
người bệnh do đó là 1 lựa chọn tốt cho các bác sỹ
lâm sàng trong công tác điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ai D., Zhu H, Ren W., et al. (2017). Patterns of
distant organ metastases in esophageal cancer:
a population-based study. J Thorac Dis, 9(9),
3023–3030.
2. Nguyễn Bá Đức (2004). Kết quả bước đầu
nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung
thư tại 6 vùng địa lý Việt Nam giai đoạn 20012003. Tạp Chí Học Thực Hành, 498, 11-15.
3. Chang A.E., Ganz P.A., Hayes D.F., et al (2007),
Oncology: An Evidence-Based Approach,
Springer Science & Business Media.
4. Amazon.com: Principles of Anatomy and
Physiology, 12th Edition (8601401200451):
Gerard J. Tortora, Bryan H. Derrickson: Books.
5. Kelsen D. (2008), Principles and Practice of
Gastrointestinal Oncology, Lippincott Williams &
Wilkins.
6. Vũ Văn Khiên, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
hình ảnh nội soi, và mơ bệnh học ung thư thực
quản. Tạp Chí Học Việt Nam, 1-6.
7. Phạm Đức Huấn (2003), Nghiên cứu điều trị

phẫu thuật ung thư thực quản, Trường Đại học Y
Hà Nội, 56-60.
8. Nguyễn Thị Xuân Hương (1990). Nghiên cứu
hình ảnh siêu âm nội soi trong chẩn đoán ung
thư thực quản.
297


TIÊU HÓA

9. < />ls/pdf/esophageal.pdf>, accessed: 11/08/2018.
10. DeVita V.T., Lawrence T.S., Rosenberg S.A.
(2010), Cancer: Principles and Practice of
Oncology-Advances in Oncology, Lippincott
Williams & Wilkins.
11. Anatomy of the Esophagus | SEER Training.
< />ophagus.html>, accessed: 11/08/2018.
12. Bascoul-Mollevi C., Gourgou S., Galais M.-P., et
al (2017). Health-related quality of life results
from the PRODIGE 5/ACCORD 17 randomised
trial of FOLFOX versus fluorouracil-cisplatin
regimen in oesophageal cancer. Eur J Cancer
Oxf Engl 1990, 84, 239-249.
13. Esophageal Cancer Principles and Practice9781933864174|Demos Medical Publishing.
< />accessed:
11/08/2018.
14. Chiarion-Sileni V., Corti L., Ruol A., et al. (2007).
Phase II trial of docetaxel, cisplatin and
fluorouracil followed by carboplatin and
radiotherapy in locally advanced oesophageal

cancer. Br J Cancer, 96(3), 432-438.
15. Van Cutsem E., Moiseyenko V.M., Tjulandin S.et
al. (2006). Phase III study of docetaxel and
cisplatin plus fluorouracil compared with cisplatin
and fluorouracil as first-line therapy for advanced
gastric cancer: a report of the V325 Study
Group. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol,
24(31), 4991-4997.
16. Docetaxel-cisplatin-5FU (TCF) versus docetaxelcisplatin (TC) versus epirubicin-cisplatin-5FU
(ECF) as systemic treatment for advanced
gastric carcinoma (AGC): A randomized phase II
trial of the Swiss Group for Clinical Cancer
Research (SAKK): Journal of Clinical Oncology:
Vol
22,
No
14_suppl.
< />2.14_suppl.4020>, accessed: 11/08/2018.

298

17. Bùi Văn Lệnh (2007) Nghiên cứu giá trị của chụp
cắt lớp vi tính trong chẩn đốn ung thư thực
quản, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường đại học Y
Hà Nội, .
18. Randomized Multicenter Phase II Study of
Modified Docetaxel, Cisplatin, and Fluorouracil
(DCF) Versus DCF Plus Growth Factor Support
in Patients Wi. - PubMed - NCBI.
< />9>, accessed: 17/08/2018.

19. Launoy G., Desoubeaux N., Leprieur A., et al
(2000). Major changes in social characteristics in
oesophageal cancer patients in France. Int J
Cancer, 85(6), 895-897.
20. Bedenne L., Michel P., Bouché O., et al. (2007).
Chemoradiation Followed by Surgery Compared
With Chemoradiation Alone in Squamous
Cancer of the Esophagus: FFCD 9102. J Clin
Oncol, 25(10), 1160-1168
21. Wu S.-G., Zhang W.-W., He Z.-Y., et al. (2017).
Sites of metastasis and overall survival in
esophageal cancer: a population-based study.
Cancer Manag Res, 9, 781-788.
22. Ai D., Zhu H., Ren W., et al (2017). Patterns of
distant organ metastases in esophageal cancer:
a population-based study. J Thorac Dis, 9(9),
3023-3030.
23. Yamasaki M., Yasuda T., Yano M., et al (2017).
Multicenter randomized phase II study of
cisplatin and fluorouracil plus docetaxel (DCF)
compared with cisplatin and fluorouracil plus
Adriamycin (ACF) as preoperative chemotherapy
for resectable esophageal squamous cell
carcinoma (OGSG1003). Ann Oncol Off J Eur
Soc Med Oncol, 28(1), 116-120.
24. Phase I/II study of docetaxel/cisplatin/fluorouracil
combination chemotherapy against metastatic
esophageal squamous cell carcinoma. - PubMed
NCBI.
< />9>, accessed: 11/08/2018.


TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM



×