Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Luận văn ThS Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán quản trị của các ngân hàng thương mại Nghiên cứu điển hình tại Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 161 trang )

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
Lời mở đầu….………………………………….……………………………………1
1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………….…………………………3
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................................................4
7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................4
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu…………………………….……………..…..5
1.1 Các nghiên cứu về cơng tác kế tốn quản trị trong các ngân hàng .......................5
1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn quản trị
...................................................................................................................................12
1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu của tác giả ..............15
Tóm tắt chương 1....………………………………………………………………...17
Chương 2: Cơ sở lý thuyết……………………………………………………..…...18


2.1 Lý luận chung về kế toán quản trị .......................................................................18
2.1.1 Định nghĩa về kế tốn quản trị .........................................................................18
2.1.2 Tiến trình hình thành và phát triển của kế tốn quản trị ..................................19
2.1.3 Vai trị của kế tốn quản trị ..............................................................................23
2.1.4 Nội dung của kế toán quản trị ..........................................................................23
2.1.4.1 Nội dung của kế toán quản trị truyền thống ..................................................23
2.1.4.2 Nội dung của kế tốn quản trị hiện đại .........................................................25
2.2 Tổ chức cơng tác kế toán quản trị .......................................................................26


2.2.1 Nội dung tổ chức cơng tác kế tốn quản trị trong doanh nghiệp .....................26
2.2.1.1 Tổ chức thu thập thông tin ban đầu ...............................................................26
2.2.1.2 Tổ chức phân loại và xử lý thông tin ............................................................27
2.2.1.3 Tổ chức thiết lập và cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán quản
trị ...............................................................................................................................27
2.2.1.4 Tổ chức bộ máy kế tốn……………………………………………………28
2.2.2 Đặc điểm tổ chức cơng tác kế toán quản trị trong ngân hàng thương mại ......29
2.3 Lý thuyết nền liên quan đến việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến tổ chức
kế toán quản trị ..........................................................................................................30
2.3.1 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory) ....................................................30
2.3.1.1 Nội dung lý thuyết .........................................................................................30
2.3.1.2 Áp dụng lý thuyết ngẫu nhiên vào tổ chức công tác KTQT .........................31
2.3.2 Lý thuyết đại diện (Agency theory) .................................................................31
2.3.2.1 Nội dung lý thuyết .........................................................................................32
2.3.2.2 Áp dụng lý thuyết đại diện vào tổ chức công tác KTQT ..............................33
2.3.3 Lý thuyết tâm lý học (Psychological theory) ...................................................33


2.3.3.1 Nội dung lý thuyết .........................................................................................33
2.3.3.2 Áp dụng lý thuyết tâm lý học vào tổ chức công tác KTQT ..........................34
2.3.4 Lý thuyết kinh tế học hành vi ...........................................................................35
2.3.4.1 Nội dung lý thuyết .........................................................................................35
2.3.4.2 Áp dụng vào tổ chức công tác KTQT ...........................................................36
Tóm tắt chương 2…………………………………………………………….….….37
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu…………………………………………...…..38
3.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................38
3.1.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................38
3.1.2 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ....................................................................38
3.2 Mơ hình nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu .............................39
3.2.1 Mơ hình nghiên cứu .........................................................................................39

3.2.1.1 Mơ hình nghiên cứu dự kiến .........................................................................39
3.2.1.2 Mơ hình nghiên cứu chính thức ....................................................................40
3.2.2 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ................................................................42
3.3 Xây dựng thang đo các biến ................................................................................43
3.3.1 Biện luận cho các thang đo ..............................................................................43
3.3.2 Xây dựng thang đo nháp ..................................................................................47
3.3.2.1 Thang đo tính không chắc chắn của môi trường (UNCER)..........................47
3.3.2.2 Thang đo mức độ cạnh tranh của thị trường (COM) ....................................47
3.3.2.3 Thang đo chiến lược kinh doanh (STRA) .....................................................48
3.3.2.4 Thang đo quy mô tổ chức (SIZE) .................................................................48
3.3.2.5 Thang đo trình độ của kế toán viên (QUA) ..................................................48
3.3.2.6 Thang đo cấu trúc tổ chức (STRU) ...............................................................49


3.3.2.7 Thang đo văn hóa doanh nghiệp (CUL)........................................................49
3.3.3 Xây dựng thang đo chính thức .........................................................................49
3.4 Kích thước mẫu, cách thức chọn mẫu, cơng cụ thu thập và phân tích dữ liệu ...54
3.4.1 Kích thước mẫu ................................................................................................54
3.4.2 Cách thức chọn mẫu .........................................................................................55
3.4.3 Cơng cụ thu thập và phân tích dữ liệu..............................................................55
3.4.3.1 Cơng cụ thu thập dữ liệu ...............................................................................55
3.4.3.2 Phân tích dữ liệu............................................................................................56
3.5 Mơ hình hồi quy đa biến .....................................................................................56
Tóm tắt chương 3…………………………………………………………….……..58
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận……………………………..……….…59
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính ..............................................................................59
4.1.1 Nhận xét, đánh giá về tổ chức kế toán quản trị tại các ngân hàng thương mại59
4.1.2 Kết quả phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng về khám phá
nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị tại các ngân hàng thương mại. ......59
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ...........................................................................60

4.2.1 Kết quả thống kê mô tả ....................................................................................60
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo .....................................................................62
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ...................67
4.2.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho nhóm biến độc lập ............................68
4.2.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc ..................................72
4.2.4 Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................73
4.2.4.1 Kiểm định tương quan tuyến tính .................................................................73
4.2.4.2 Phân tích hồi quy đa biến ..............................................................................75


4.2.5 Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................80
4.2.5.1 Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu ...............................................80
4.2.5.2 Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính ...................83
4.2.6 Bàn luận về kết quả nghiên cứu .......................................................................86
Tóm tắt chương 4…………………………………………………………….……..90
Chương 5: Kết luận và kiến nghị………………………………………………..….91
5.1 Kết luận ...............................................................................................................91
5.2 Kiến nghị đối với bản thân các NHTM: ..............................................................91
5.3 Hạn chế của đề tài ...............................................................................................93
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ..............................................................93
Tóm tắt chương 5………….………………………………………………….…….94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABC (Activity-Based Costing): Kế toán chi phí dựa trên hoạt động
ACCA: Hiệp hội kế tốn cơng chứng Anh quốc (the Association of Chartered
Certified Accountants)
AICPA: Hội Kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified

Public Accountants)
CMA: Kế toán quản trị Hoa Kỳ (Certified Management Accountant)
DN: Doanh nghiệp
DNNVV: Doanh Nghiệp nhỏ và vừa
EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
HĐQT: Hội Đồng Quản Trị
IFAC: Liên đồn Kế tốn Quốc tế (International Federation of Accountant)
IMAP: Bảng báo cáo điều chỉnh về việc thực hành kế toán quản trị quốc tế International Management accounting practices Statement
KTQT DN: Kế Toán Quản Trị Doanh Nghiệp
KTQT: Kế Toán Quản Trị
NHTM: Ngân hàng Thương Mại
TMCP: Thương mại Cổ phần
Tp HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TQM: Total Quality Management
UNDSD: Ủy ban về phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Việc thực hành kế tốn quản trị (Gliaubicas, 2012)…………………...21
Bảng 3.1: Tóm tắt về tiêu chuẩn của các chuyên gia……………………………...46
Bảng 3.2: Tóm tắt thang đo chính thức…………………………………………….49
Bảng 4.1: Bảng thống kê mơ tả thang đo………………………………………......61
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo lần 1……………………………..62
Bảng 4.3: Bảng đánh giá độ tin cậy thang đo lần 2………………………………..66
Bảng 4.4: Bảng tổng phương sai giải thích (nhóm biến độc lập)………………….69
Bảng 4.5: Bảng ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrix) (nhóm biến
độc lập)………..…………………………………………………………………....70
Bảng 4.6: Bảng tổng phương sai giải thích (biến phụ thuộc)……………………...72
Bảng 4.7: Ma trận tương quan giữa các biến………………………………………74
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá mơ hình……………………………………………….76

Bảng 4.9: Phân tích phương sai-ANOVA………………………………………….78
Bảng 4.10: Bảng hệ số hồi quy…………………………………………………….79
Bảng 4.11: Giả thuyết nghiên cứu………………………………………………….81
Bảng 4.12: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới biến phụ thuộc MAP…………87
Hình 4.1: Biểu đồ tán xạ của biến độc lập STRU với biến phụ thuộc MAP………77
Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa…………………………………..84
Hình 4.3: Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính……………….85
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu…………………………………………………...38


Sơ đồ 3.2: Mơ hình nghiên cứu dự kiến…………………………………………..40
Sơ đồ 3.3: Mơ hình nghiên cứu chính thức………………………………………..42
Sơ đồ 4.1: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh………………………………………..83


1

MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài

Ngày nay, trong xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới với việc hình thành
hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối quan hệ
thương mại, lưu thơng hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng.
Đóng vai trị là trung gian, cầu nối để tiến hành hội nhập, nơi cung cấp nguồn vốn
cho nền kinh tế cũng như là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các
ngân hàng thương mại ngày càng cho thấy được vai trị quan trọng của mình trong
sự phát triển của nền kinh tế. Bằng việc huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở
mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế thơng qua hoạt động tín dụng, các

ngân hàng thương mại đã cung cấp vốn cho nền kinh tế, đáp ứng đầy đủ kịp thời
cho quá trình tái sản xuất. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà
nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, hoạt
động của ngân hàng thương mại nếu có hiệu quả sẽ thực sự trở thành cơng cụ hữu
hiệu để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Các ngân hàng thương mại góp phần mở rộng hay thu hẹp lượng tiền trong lưu
thơng qua hoạt động tín dụng và thanh tốn giữa chúng. Cũng thơng qua hoạt động
cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, các ngân hàng thương mại đóng vai trị quan
trọng trong việc dẫn dắt các luồng tiền, điều tiết vốn của thị trường một cách hiệu
quả. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh chính là ngân hàng thương mại. Giữ vai trò hết sức
quan trọng trong nền kinh tế nên các ngân hàng thương mại ln tìm cách để nâng
cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của chính mình. Điều này đặt lên vai các nhà
lãnh đạo những gánh nặng trong việc ra quyết định. Họ phải làm sao để có được
những quyết định nhanh chóng, chính xác, kịp thời, phù hợp với thực tế. Và kế tốn
quản trị là một cơng cụ hữu ích giúp đáp ứng nhu cầu này của các nhà quản trị.
Nhưng làm sao để tổ chức hệ thống kế toán quản trị hiệu quả trong các ngân hàng
thương mại nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đang là vấn đề nan giải, một
bài tốn hóc búa đặt ra cho các nhà lãnh đạo.


2

Thực tiễn cơng tác kế tốn quản trị ở các ngân hàng thương mại Việt Nam bộc lộ
những hạn chế nhất định mà nếu khơng khắc phục được thì các ngân hàng sẽ rất khó
cạnh tranh trong điều kiện hội nhập sâu rộng như hiện nay. Thứ nhất, có thể kể đến
là việc thiếu hành lang pháp lý và khuôn khổ cho hoạt động kế toán quản trị. Trên
thực tế, trong suốt thời gian qua thiếu hẳn một hệ thống luật đầy đủ cho cơng tác kế
tốn quản trị. Thứ hai, mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn quản trị tại các ngân hàng
thương mại vẫn chưa hoàn thiện, chưa đánh giá được hiệu quả của từng sản phẩm,

dịch vụ, từng khối kinh doanh, nên chưa tính được rủi ro và lợi nhuận của NHTM.
Thứ ba, cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo mơi trường kinh doanh, đánh giá nguồn
lực, xác định tầm nhìn trung và dài hạn – vốn được xem là công cụ quản lý cơ bản
của các NHTM hiện tại vẫn cịn thiếu.
Vì vậy, việc nghiên cứu để nhận diện và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố tới tổ chức công tác kế toán quản trị trở nên quan trọng và cấp thiết. Đó
chính là lý do thơi thúc tác giả thực hiện đề tài“Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức
cơng tác kế tốn quản trị của các ngân hàng thương mại – Nghiên cứu điển hình tại
Thành phố Hồ Chí Minh.”
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công
tác kế toán quản trị tại các ngân hàng thương mại.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
Nhận diện các nhân tố tác động đến tổ chức cơng tác kế tốn quản trị ở các ngân
hàng thương mại.
Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến tổ chức công tác kế toán quản trị ở
các ngân hàng thương mại.
3.

Câu hỏi nghiên cứu

Các nhân tố nào tác động đến tổ chức công tác kế toán quản trị ở các ngân hàng
thương mại?


3


Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổ chức cơng tác kế tốn quản trị ở các
ngân hàng thương mại như thế nào?
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố tác động đến tổ chức cơng tác kế tốn quản
trị ở các ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: Tháng 07-10/2017
Khơng gian nghiên cứu: Các chi nhánh chính của các ngân hàng thương mại trên
địa bàn Tp Hồ Chí Minh.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp
nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính: Dựa vào các bài nghiên cứu trước, tác giả
dùng công cụ phỏng vấn để xin ý kiến của những người có chun mơn sâu về kế
tốn, tài chính và người có trách nghiệm quản lý trong các ngân hàng thương mại
như giám đốc chi nhánh, trưởng phòng giao dịch, kiểm soát viên kế toán, kiểm soát
viên nội bộ. Từ kết quả thu được sau khi phỏng vấn, tác giả sẽ tổng hợp các nhân tố
ảnh hưởng và lập bảng câu hỏi phục vụ cho công tác khảo sát.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: tác giả dựa vào các bài nghiên cứu trước đó
và kết quả nghiên cứu định tính để đưa ra mơ hình nghiên cứu. Dùng các cơng cụ
khảo sát để tập hợp dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến
các đối tượng liên quan đến cơng tác tổ chức kế tốn quản trị tại các ngân hàng
thương mại tại địa bàn Tp Hồ Chí Minh, ví dụ như giám đốc chi nhánh, trưởng
phịng giao dịch, kiểm sốt viên kế tốn, kiểm sốt viên nội bộ, nhân viên kế tốn

giao dịch. Tiếp đó, tác giả sử dụng công cụ SPSS.20 để kiểm định dữ liệu được tập
hợp từ cuộc khảo sát. Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, các kỹ thuật phân


4

tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và phân tích hồi quy
được sử dụng để kiểm định mơ hình.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Những người làm cơng tác kế tốn quản trị có thể tham khảo kết quả nghiên cứu
của đề tài này để tổ chức cơng tác kế tốn quản trị trong các ngân hàng thương mại
một cách hiệu quả hơn.
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mục lục và mở đầu, luận văn có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lý thuyết nền
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
Thơng qua việc tóm tắt một số cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên
quan, tác giả muốn phác họa bức tranh tồn cảnh về tình hình nghiên cứu về tổ chức
cơng tác kế toán quản trị dựa trên hai khuynh hướng chính: các nghiên cứu về cơng
tác kế tốn quản trị trong các ngân hàng và các nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn quản trị.
1.1 Các nghiên cứu về cơng tác kế tốn quản trị trong các ngân hàng

Nghiên cứu “Management accounting and performance measures in Japanese
banks” của Md Mostaque Hussain và A. Gunasekaran (2002). Mục tiêu chính của
nghiên cứu này là điều tra về vai trị của kế tốn quản trị trong việc đo lường hiệu
quả phi tài chính trong các tổ chức dịch vụ tài chính ở Nhật Bản. Để đạt được mục
tiêu trên thì phương pháp thu thập thơng tin bao gồm phỏng vấn bán cấu trúc, thu
thập thông tin sơ cấp, thứ cấp và nghiên cứu cơ sở lý thuyết. Phỏng vấn bán cấu trúc
được thực hiện với các đối tượng là các giám đốc tài chính của các ngân hàng và
trong ngành tài chính để thảo luận về bản chất và tổng quan về việc thực hiện kế
toán quản trị trong tổ chức. Để hiểu về bản chất của kế toán quản trị, nghiên cứu tập
trung vào giải quyết các câu hỏi sau:
-Các ngân hàng và tổ chức tài chính có đo lường các chỉ số phi tài chính khơng và
đâu là lý do họ làm vậy?
-Những yếu tố quan trọng nào của hiệu quả phi tài chính được đo lường, và những
phương pháp và công cụ nào của kế toán quản trị được áp dụng?
-Mức độ thỏa mãn việc thực hiện hiện tại và đo lường hiệu quả của kế tốn quản
trị? Những khó khăn hiện tại là gì? Và giải pháp vào được dùng để vượt qua những
khó khăn đó?
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kế tốn quản trị đóng vai trị nhất định trong việc
đo lường hiệu quả của các ngân hàng khác nhau ở Nhật Bản, nhưng vai trị của nó


6

trong việc đo lường hiệu quả phi tài chính thì ít quan trọng hơn so với việc đo lường
hiệu quả tài chính. Việc đo lường hiệu quả tài chính (ví dụ lợi nhuận, giá vốn,
doanh thu, tỷ suất lợi nhuận…) là quan trọng, nhưng hầu hết các ngân hàng và tổ
chức tài chính trong nghiên cứu này cho rằng việc đo lường hiệu quả phi tài chính
(như là chất lượng, sự thỏa mãn của khách hàng, trách nhiệm xã hội…) cũng khá
quan trọng. Nghiên cứu này khám phá ra rằng trong thực tế hiệu quả phi tài chính
khơng nhận được sự quan tâm như hiệu quả tài chính. Hiệu quả phi tài chính có liên

quan trực tiếp đến việc cải thiện hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh trong dài
hạn (sự thỏa mãn của khách hàng). Việc quản trị hiệu quả tài chính được xem là cần
thiết và cần thực hiện liên tục. Tuy nhiên, trong nhiều tổ chức ngân hàng và tài
chính, việc quản trị hiệu quả phi tài chính ít được chú trọng và hầu như không được
thực hiện liên tục.
Nghiên cứu này cũng khám phá ra rằng khơng có ngân hàng Nhật Bản nào trong
danh sách nghiên cứu sử dụng phương pháp điểm chuẩn (benchmarking) trong việc
quản lý hiệu quả. Trong khi đó phương pháp ABC (Activity-Based Costing) được
sử dụng trong việc đo lường hiệu quả tài chính và phi tài chính.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khơng có ngân hàng nào thỏa mãn với việc quản
lý hiệu quả, và ba trong số các ngân hàng được khảo sát không thỏa mãn với việc
quản lý hiệu quả tài chính và phi tài chính.
Thực hiện nghiên cứu về việc áp dụng hệ thống kiểm soát quản lý tại các ngân hàng
thương mại ở Nepal, trong nghiên cứu “Application of management control system
in Nepalese Commercial Banks” của Saroj Rijal (2006), tác giả khẳng định ngành
ngân hàng là ngành chứa đựng rủi ro kinh doanh lớn, và rất khó trong việc quản trị
rủi ro và lợi nhuận. Hệ thống quản lý nội bộ tại các ngân hàng ở Nepal khá lạc hậu,
vẫn sử dụng hệ thống quản trị truyền thống của chính phủ. Các lý thuyết quản trị
truyền thống khơng cịn phù hợp với mơi trường hoạt động trong ngành ngân hàng
tại Nepal. Nghiên cứu này tập trung vào bàn luận các vấn đề sau:


7

-Tình hình cạnh tranh của các ngân hàng ở Nepal.
-Hệ thống kiểm soát quản lý nào mà ngân hàng thương mại ở Nepal áp dụng?
-Hiệu suất hoạt động được đánh giá như thế nào?
-Hệ thống khen thưởng nào mà các ngân hàng thương mại áp dụng?
-Bằng cách nào các ngân hàng thương mại khuyến khích nhân viên học thêm kỹ
năng và kiến thức mới?

Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu gồm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu
sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát các quản lý chi nhánh và các
nhân viên tại các chi nhánh khác nhau của ngân hàng thương mại. Kết quả thu hồi
được phản hồi của 26 quản lý và 76 nhân viên của 13 ngân hàng thương mại. Dữ
liệu thứ cấp được thu thập từ trang web của Sở Giao Dịch Chứng Khoán Nepal
(Nepal Stock Exchange Limited), Ngân hàng Nepal Rastra (Nepal Rastra Bank), các
ngân hàng thương mại liên quan. Dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau và
được phân tích bằng các cơng cụ thống kê và các lý thuyết đã được phát triển trước
đó.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại
Nepal là rất cao. Các ngân hàng thương mại chủ yếu cạnh tranh về dịch vụ để nâng
cao vị thế cạnh tranh, đa phần các chi nhánh của các ngân hàng thương mại tại
Nepal áp dụng chiến lược khác biệt hóa. Các phản hồi cho thấy rằng các chi nhánh
khác nhau của cùng một ngân hàng thương mại áp dụng các chiến lược khác nhau
và vài trong số các ngân hàng theo đuổi nhiều chiến lược khác nhau cùng lúc.
Tất cả các ngân hàng thương mại ở Nepal đang áp dụng các khái niệm về hệ thống
kiểm soát quản lý bằng việc thiết lập mục tiêu cho các chi nhánh, cho các cá nhân
đồng thời so sánh với hiệu suất thực tế. Mục tiêu được thiết lập cho các chi nhánh
bao gồm số lượng khách hàng, tổng tiền gửi và cho vay. Mục tiêu cũng được thiết
lập cho đa số các cá nhân. Mức độ thực hiện mục tiêu của các chi nhánh và cá nhân


8

sẽ được theo dõi thường xuyên. Quản lý của các chi nhánh khác nhau của các ngân
hàng thương mại khác nhau mong muốn đánh giá hiệu suất của các chi nhánh dựa
trên các công cụ truyền thống như tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM), tỷ số lợi nhuận
ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn đầu tư (ROI).
Ở mức độ cá nhân, 65.4% các nhân viên của các ngân hàng thương mại cho rằng
hiệu suất cơng việc của họ có thể so sánh được với các tiêu chuẩn định trước,

khoảng 18% người lao động khơng biết liệu hiệu suất của họ có được đánh giá hay
không, 3.8% phản hồi rằng hiệu suất công việc của họ không thể so sánh với tiêu
chuẩn. Căn cứ vào phản hồi của người lao động, lợi ích tài chính và phi tài chính sẽ
dựa vào hiệu suất thơng qua các yếu tố như trình độ, sự đào tạo và kinh nghiệm.
Nhưng thưởng hằng năm lại dựa vào phần trăm lương mà họ nhận được. Có 53.8%
người lao động hồi đáp rằng họ được trả lương cao hơn khi hiệu suất công việc cao
hơn so với tiêu chuẩn đặt ra trước đó.
Tất cả quản lý của các chi nhánh khác nhau của các ngân hàng thương mại khác
nhau đều khuyến khích nhân viên tham gia vào q trình ra quyết định. Nhưng theo
các nhân viên thì điều này không được công bố rõ ràng. Các ngân hàng thương mại
ở Nepal khuyến khích nhân viên nâng cao kiến thức và kỹ năng vì lợi ích được tính
dựa vào bằng cấp và sự đào tạo, sau đó mới là hiệu suất cơng việc, họ vẫn nghỉ có
lương để tham gia vào các khóa đào tạo và học cao hơn.
Mơi trường làm việc tại các ngân hàng ở Nepal rất tương trợ lẫn nhau vì phần lớn
(75%) các đáp viên cảm thấy rằng có sự hợp tác với đồng nghiệp. Sự tồn tại của các
tổ chức khơng chính thức và hệ thống giao tiếp thơng tin khơng chính thức chỉ tồn
tại ở một số ngân hàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu tương lai cần xác định mối quan
hệ giữa hệ thống kiểm sốt quản trị và tính hiệu quả của các ngân hàng thương mại
ở Nepal.
Bàn về vai trò của kế tốn quản trị trong việc tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh cho
trường hợp ngân hàng vốn chủ (equity bank) có thể kể tới nghiên cứu “The role of
management accounting in creating and sustaining competitive advantage, a case
study of equity bank, Kenya” của Nicholas Murithi Ndwiga (2011). Ngành ngân


9

hàng là một trong những ngành cạnh tranh mạnh nhất ở Kenya. Ngành công nghiệp
ngân hàng tại Kenya bao gồm 43 ngân hàng thương mại, trong số đó có 9 ngân hàng
có tên trong danh sách của sàn giao dịch chứng khoán Nairobi. Ngân hàng vốn chủ

là một trong 9 ngân hàng đó, nó đăng ký kinh doanh từ năm 1984. Ngân hàng vốn
chủ là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng kế tốn quản trị thành cơng, tạo ra lợi
thế cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Các kỹ thuật kế tốn quản trị đã đóng góp
vào các thành tựu đạt được của các ngân hàng. Mục đích của nghiên cứu này là tìm
hiểu về vai trị của kế toán quản trị trong việc tạo ra và duy trì một lợi thế cạnh tranh
đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể là nghiên cứu nhắm tới giải quyết các
vấn đề sau:
-Xác định đóng góp của kế toán quản trị trong việc ra quyết định quan trọng của tổ
chức nhằm hướng tới việc tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh.
-Khám phá vai trị quan trọng của kế toán quản trị trong sự tăng trưởng, hiệu quả
tài chính, khả năng cạnh tranh và trách nhiệm của tổ chức thơng qua trường hợp
điển hình là ngân hàng vốn chủ.
-Tìm hiểu về chiến lược cạnh tranh được áp dụng bởi ngân hàng vốn chủ nhằm tăng
trưởng và tạo ra lợi nhuận, từ đó mang lại lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.
Để đáp ứng mục tiêu của nghiên cứu này, cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được dùng.
Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn, bảng câu hỏi và quan sát.
Nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm các ấn phẩm, bài báo chuyên đề, sách, tạp chí xuất
bản định kỳ, báo chí và mạng internet. Dữ liệu được thu thập sẽ được thu thập và
kết quả sẽ được trình bày ở dạng biểu đồ tròn, bảng tần suất, và ở dạng phần trăm.
Nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận sau:
-Kế toán quản trị cung cấp các chiến lược cạnh tranh nội bộ và cả bên ngồi, từ đó
tổ chức kinh doanh có thể tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh.


10

-Kế tốn quản trị rất có ích cho việc ra các quyết định quan trọng của tổ chức bao
gồm các quyết định về tiếp thị, dịch vụ, giao nhận, quy trình nghiệp vụ, nhân sự, và
cơng nghệ thơng tin, từ đó cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh.
-Kế toán quản trị cung cấp các chiến lược cần thiết cho sự tăng trưởng, đánh giá sự

thay đổi của mơi trường kinh doanh, quản trị rủi ro, phân tích khách hàng và đối
thủ cạnh tranh, hiệu quả tài chính và sự cạnh tranh trong một tổ chức đặc biệt là
trong lĩnh vực ngân hàng.
Để tìm hiểu về mối liên quan giữa cơng tác kế tốn quản trị và cơng tác quản trị rủi
ro trong các tổ chức tài chính, các tác giả Siti Zaleha Abdul Rasid, Abdul Rahim
Abdul Rahman và Wan Khairuzzaman Wan Ismail đã kết hợp với nhau thực hiện
nghiên cứu “Management accounting and risk management in Malaysian financial
institutions” của Siti Zaleha Abdul Rasid, Abdul Rahim Abdul Rahman, Wan
Khairuzzaman Wan Ismail (2011). Mục đích của nghiên cứu là xác định mối liên hệ
giữa kế toán quản trị và quản trị rủi ro, mức độ ảnh hưởng tích cực của kế toán quản
trị tới quản trị rủi ro và mức độ tích hợp của hai chức năng quản trị này. Tác giả đã
gửi thư khảo sát tới các tổ chức tài chính liệt kê trên trang web của ngân hàng trung
ương Malaysia (bao gồm: các ngân hàng thương mại (commercial banks), ngân
hàng Hồi giáo (Islamic banks), ngân hàng bán buôn/đầu tư (merchant/investment
banks), cơ sở kinh doanh chuyên giao dịch bằng hối phiếu (discount houses), tổ
chức đầu tư tài chính (development financial institutions DFIs), và công ty bảo hiểm
(insurance companies) . Với 106 bảng hỏi được gửi tới các giám đốc tài chính hoặc
các vị trí cấp cao ở bộ phận tài chính, tỷ lệ phản hồi là 68%. Có 16 phỏng vấn bán
cấu trúc được thực hiện để có được những thông tin sâu hơn về nghiên cứu. Dữ liệu
được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn bán cấu trúc. Kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng có mối liên hệ giữa việc thực hiện kế toán quản trị và quản trị rủi
ro trong các tổ chức tài chính. Kế tốn quản trị được mong đợi sẽ cung cấp thông tin
cho việc ra quyết định cho các hoạt động cũng như ra các quyết định dài hạn trong
tương lai. Việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị cũng cung cấp thông tin liên quan


11

tới việc ra quyết định, như phân bổ nguồn lực, giới thiệu sản phẩm mới và dịch vụ
hoặc cho việc đánh giá hiệu suất. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc

phân tích báo cáo tài chính cũng góp phần vào quản trị rủi ro. Căn cứ vào kết quả
khảo sát thì việc kiểm sốt ngân sách, lên ngân sách, lập kế hoạch chiến lược đóng
vai trị quan trọng trong việc quản trị rủi ro. Nghiên cứu này cũng tồn tại hạn chế đó
là đối tượng nghiên cứu là các tổ chức tài chính ở Malaysia nên khơng mang tính
tổng qt.
Kế tốn quản trị chiến lược được cho là một trong những mảng quan trọng của kế
toán quản trị nói chung, điển hình có nghiên cứu “The relationship between
strategic management accounting techniques usage and financial performance of
commercial banks in Kenya” của Samwel Kariuki Gatandi (2012). Đối tượng
nghiên cứu bao gồm 43 ngân hàng thương mại tại Kenya. Nghiên cứu này nhằm tìm
hiểu về hiệu quả tài chính của các ngân hàng tại Kenya. Nghiên cứu sử dụng cả dữ
liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp được sử dụng thông qua việc sử dụng bảng
câu hỏi khảo sát để thu thập thông tin về mức độ sử dụng các kỹ thuật kế toán quản
trị chiến lược. Trong khi đó dữ liệu thứ cấp về các ngân hàng thương mại Kenya
được thu thập từ các báo cáo hằng năm và dùng dữ liệu thu thập về tỷ số lợi nhuận
trên tài sản (ROA) để kiểm tra rằng các sáng kiến có mối liên hệ đến hiệu quả tài
chính đến mức nào thông qua báo cáo giám sát năm 2013 của ngân hàng trung ương
Kenya. Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả dựa vào công cụ thống kê trong khoa
học xã hội SPSS để phân tích đặc tính của mẫu nghiên cứu. Với mục tiêu phân tích
dữ liệu và kiểm tra dữ liệu nghiên cứu, nghiên cứu này sử dụng phân tích thống kê
mơ tả, các giá trị như phần trăm, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng
để phân tích mức độ áp dụng của kế toán quản trị chiến lược.
Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu phát hiện ra rằng 95.26% các
ngân hàng thương mại ở Kenya đang sử dụng ít nhất một kỹ thuật kế toán quản trị
chiến lược. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng có mối tương quan


12

mạnh giữa việc sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị đến việc cải thiện hiệu quả tài

chính.
Cũng thực hiện nghiên cứu về kế toán quản trị nhưng nghiên cứu “Hồn thiện cơng
tác quản lý chi phí tại ngân hàng TMCP Liên Việt chi nhánh Thăng Long” của
Hoàng Thị Liên (2011) lại đi sâu vào nghiên cứu kế toán quản trị chi phí. Nghiên
cứu đã nêu lên những vấn đề cơ bản về quản lý chi phí và hồn thiện cơng tác quản
lý chi phí trong ngân hàng thương mại. Bằng việc thực hiện nghiên cứu tại đơn vị
cụ thể là ngân hàng TMCP Liên Việt – Chi nhánh Thăng Long, tác giả đã phác họa
và đánh giá thực trang cơng tác quản trị chi phí tại ngân hàng này. Bên cạnh những
kết quả đạt được thì cơng tác quản trị chi phí tại đây cũng cịn những hạn chế nhất
định. Để khắc phục những hạn chế này, luận văn đã đề xuất những giải pháp và kiến
nghị nhằm hồn thiện cơng tác quản trị chi phí tại Ngân hàng Liên Việt – Chi nhánh
Thăng Long.
1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán
quản trị
Thiết kế hệ thống kế toán quản trị chịu sự chi phối của thơng tin kế tốn tài chính
trong doanh nghiệp, những thơng tin mang tính lịch sử. Tuy nhiên, khi vai trị của
kế tốn quản trị trong việc hỗ trợ các nhà quản trị xác định hướng tập trung phát
triển và trong việc giải quyết vấn đề quản trị thì đã có sự phát triển trong việc thiết
kế hệ thống kế toán quản trị. Lúc này, kế tốn quản trị đã có sự liên kết với các
thơng tin bên ngồi doanh nghiệp và các dữ liệu phi tài chính liên quan đến tiếp thị,
đổi mới sản phẩm, định hướng chiến lược, và các thông tin dự báo có liên quan đến
việc ra quyết định (Mia và Chenhall, 1994). Trong nhiều thập kỷ qua, có nhiều các
cơng trình nghiên cứu của các tác giả về các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức cơng tác
kế tốn quản trị trong các tổ chức ở các nước phát triển cũng như các nước đang
phát triển. Các nghiên cứu này đề cập các nhân tố bên trong cũng như bên ngồi có
ảnh hưởng đến việc tổ chức cơng tác kế toán quản trị của các tổ chức.


13


Trước đây nghiên cứu của Lawrence A.Gordon và V.K.Narayanan (1984) đã đề cập
tới hai nhân tố (một nhân tố bên ngồi và một nhân tố bên trong) có ảnh hưởng tới
tổ chức cơng tác kế tốn quản trị đó là tính khơng chắc chắn của mơi trường và cấu
trúc tổ chức. Sau này cũng có nhiều nghiên cứu khác về sự phù hợp của chiến lược
kinh doanh với thiết kế hệ thống kế toán quản trị trong nghiên cứu của Abernethy
và Guthrie (1994), mối liên hệ của chiến lược kinh doanh và tính khơng chắc chắn
của mơi trường với thiết kế cơng tác kế tốn quản trị của Chong và Chong (1997).
Trong nghiên cứu “Management accounting system design in manufacturing
departments: an empirical investigation using a multiple contingencies approach”
của Jonas Gerdin (2005). Tác giả đã gửi bảng câu hỏi khảo sát tới 160 quản lý sản
xuất của các doanh nghiệp khác nhau trên thế giới, thu về 135 bảng câu hỏi trong đó
có 132 bảng hợp lệ, tỷ lệ phản hồi là 82.5%. Nghiên cứu phân tích tác động của các
nhân tố bên trong doanh nghiệp đến việc thiết kế hệ thống kế toán quản trị của
doanh nghiệp. Hai biến độc lập được tác giả đưa vào mơ hình của mình là: sự phụ
thuộc giữa các phòng ban và cấu trúc tổ chức. Biến phụ thuộc là thiết kế hệ thống
kế toán quản trị của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng sự phụ
thuộc giữa các phòng ban và cấu trúc tổ chức có ảnh hưởng đến thiết kế hệ thống kế
tốn quản trị của doanh nghiệp.
Khơng có một hệ thống kế toán quản trị nào phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp
mà chỉ có hệ thống kế tốn quản trị với những đặc tính nhất định phù hợp với một
tổ chức cụ thể (Otley, 1980). Việc vận dụng kế toán quản trị của một tổ chức chịu
sự tác động của nhiều nhân tố, có thể là yếu tố thuộc về mơi trường hay yếu tố đặc
tính của tổ chức như trong nghiên cứu “The impacts of organizational culture,
firm’s characteristics and external environment of firms on management accounting
practices: an empirical research on industrial firms in Turkey” của Alper Erserim
(2012). Đối tượng mà nghiên cứu nhắm tới để khảo sát là các quản lý về kế tốn vì
họ có kiến thức về kế toán quản trị và hiểu biết rõ về doanh nghiệp của mình. Các
nhân tố tác động tới việc vận dụng cơng tác kế tốn quản trị trong nghiên cứu này
được chia thành hai nhóm:



14

Nhóm đặc tính về mơi trường: Nhận thức về tính không chắc chắn của môi trường,
nhận thức về mức độ cạnh tranh.
Nhóm nhận thức về đặc tính tổ chức: Văn hóa tổ chức, thiết kế tổ chức tập quyền,
thiết kế tổ chức chính thức hóa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng văn hóa tổ chức có tương tác với việc thực hiện
kế tốn quản trị. Hơn nữa, cũng có mối quan hệ giữa việc thực hiện kế toán quản trị
với số lượng nhân viên, tuổi đời và loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên lại khơng tìm
thấy mối liên hệ giữa nhận thức về mức độ cạnh tranh và tính khơng chắc chắn của
mơi trường với việc thực hiện kế tốn quản trị. Tuy vậy, nghiên cứu này không
được thiết kế để nhận diện lý do vận dụng kế toán quản trị.
Các nghiên cứu trong nước thực hiện nghiên cứu việc vận dụng kế tốn quản trị, ví
dụ như “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến
lược trong các doanh nghiệp Việt Nam” của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012). Đối tượng
phỏng vấn của bài nghiên cứu là những kế toán viên trong các doanh nghiệp vừa và
lớn, tác giả đã khảo sát ở ba thành phố đại diện cho trung tâm kinh tế của Việt Nam
là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Bằng việc áp dụng phương pháp chọn
mẫu phân tổ với số lượng thu được là 220 mẫu. Các nhân tố được tác giả nghiên
cứu trong mơ hình bao gồm sự cạnh tranh, phân cấp quản lý, thành quả hoạt động
của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy yếu tố cạnh tranh và phân cấp quản lý có ảnh
hưởng đến việc vận dụng các cơng cụ kế tốn quản trị chiến lược. Khi yếu tố cạnh
tranh càng cao, các tổ chức có khuynh hướng sử dụng càng nhiều các cơng cụ kế
toán quản trị chiến lược và khi phân cấp quản lý càng lớn thì càng thúc đẩy tổ chức
sử dụng nhiều cơng cụ kế tốn quản trị chiến lược. Thơng qua kết quả nghiên cứu ta
thấy rằng khi tổ chức sử dụng càng nhiều kế toán quản trị chiến lược thì thành quả
của tổ chức, gồm cả thành quả về tài chính hay phi tài chính đạt được càng lớn.
Bên cạnh những thành cơng, nghiên cứu này cịn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Phạm vi thực hiện nghiên cứu là ở các doanh nghiệp vừa và lớn nên không mang



15

tính đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Thêm vào đó vẫn cịn một
số nhân tố tác động đến việc sử dụng kế toán quản trị chiến lược mà chưa đưa vào
mơ hình nghiên cứu, những nhân tố này có thể là tác động của cơng nghệ, của yếu
tố sở hữu trong doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp…Ngoài ra, yếu tố liên quan
đến đặc thù quốc gia cũng cần quan tâm.
Đồng thời cũng có nghiên cứu thực hiện riêng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, đó là nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” của Trần Ngọc Hùng (2016).
Phương pháp nghiên cứu tác giả đưa ra là nghiên cứu định tính kết hợp với định
lượng. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các Giám đốc tài chính, Giám đốc điều
hành, trưởng phịng ban, kế tốn trưởng, kế tốn viên, nhân viên kế tốn quản
trị…Kích thước mẫu nghiên cứu chính thức là 282 mẫu. Tác giả đưa vào mơ hình
nghiên cứu các yếu tố sau: quy mơ doanh nghiệp, chi phí cho tổ chức kế tốn quản
trị, văn hóa doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế tốn trong doanh nghiệp, chiến
lược doanh nghiệp, mức độ sở hữu của nhà nước, mức độ cạnh tranh của thị trường,
nhận thức của chủ doanh nghiệp hay điều hành doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng: mức độ sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh
về thị trường, văn hóa doanh nghiệp hỗ trợ hoặc văn hóa DN hướng về mục tiêu,
quy mơ doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ chức kế toán quản trị, chiến lược của
doanh nghiệp đều tương thích với mức độ khả thi của việc vận dụng kế toán quản
trị.
1.3 Nhận xét các nghiên cứu trƣớc và định hƣớng nghiên cứu của tác giả
Nhận xét các nghiên cứu trƣớc: Thông qua các nghiên cứu trước về kế toán quản
trị, tác giả nhận thấy khá nhiều các nghiên cứu nước ngoài về tổ chức và vận dụng
kế toán quản trị truyền thống cũng như hiện đại ở các nước phát triển và các nước
đang phát triển, trong lĩnh vực tài chính cũng như phi tài chính. Nghiên cứu của

Sajoi Rijal (2006) thực hiện tại Nepal cho thấy được mức độ cạnh tranh gay gắt của
các ngân hàng thương mại tại đây, tuy nhiên hệ thống quản lý nội bộ còn khá lạc


16

hậu, vẫn sử dụng hệ thống quản trị truyền thống của chính phủ. Hay nghiên cứu của
Hồng Thị Liên (2011) cũng đi sâu vào nghiên cứu kế toán quản trị chi phí - một
nội dung của kế tốn quản trị truyền thống. Trong khi đó nghiên cứu của Samwel
Kariuki Gatandi (2012) lại tìm hiểu về kế tốn quản trị chiến lược – nội dung mở
rộng của kế toán quản trị áp dụng trong các ngân hàng thương mại tại Kenya. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng thương mại tại đây sử dụng ít nhất một kỹ
thuật kế tốn quản trị chiến lược. Có nhiều nghiên cứu thực hiện nghiên cứu về kế
toán quản trị trong các ngân hàng nhưng tác giả lại chưa tìm thấy nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong ngân hàng
thương mại.
Bản thân ngân hàng thương mại là ví dụ điển hình, đại diện cho các doanh nghiệp
trong lĩnh vực tài chính. Có thể nói ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt
vì hoạt động của ngân hàng có những nét đặc thù khác với cơng ty, ví dụ như sự đa
dạng về các đối tượng thụ hưởng, mức độ rủi ro lớn, nhiều khoản nợ ngắn hạn. Vì
vậy, cơng tác quản lý tại các ngân hàng thương mại gặp khá nhiều khó khăn, rủi ro
trong hoạt động rất cao và rất dễ dẫn tới phá sản. Từ thực tế tác giả cũng thấy rằng
cơng tác kế tốn kế tốn quản trị tại các ngân hàng thương mại chưa được chú trọng
đúng mức. Điều này càng thôi thúc tác giả thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác kế toán quản trị trong các ngân hàng thương mại.
Định hƣớng nghiên cứu của tác giả: Với mục tiêu kế thừa và tiếp tục nghiên cứu
về tổ chức công tác kế toán quản trị trong ngân hàng thương mại, đề tài sẽ thực hiện
nghiên cứu khảo sát và tổng hợp các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT
trong các ngân hàng thương mại tại Tp HCM. Đồng thời là đo lường độ tin cậy và
mức độ tác động của các nhân tố đến tổ chức công tác KTQT trong các ngân hàng

thương mại tại Tp HCM.


17

Tóm tắt chương 1
Trong chương này, tác giả trình bày tóm tắt các nghiên cứu có liên quan đến việc tổ
chức cơng tác kế tốn quản trị đã được thực hiện trước. Kết quả của các nghiên
cứu cho thấy những thành tựu đạt được của mỗi nghiên cứu bên cạnh nét tương
đồng thì cũng tồn tại những khác biệt. Những sự khác biệt này có thể là do khác
nhau về đối tượng khảo sát, thời gian, địa điểm, hoặc phương pháp nghiên
cứu…Cùng với thành tựu đạt được thì các nghiên cứu cũng cịn tồn tại những hạn
chế riêng. Từ đó tác giả càng nhận thấy sự cần thiết của đề tài và xây dựng định
hướng cụ thể cho nghiên cứu này.


×