Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tóm tắt luận án: Vai trò của người cao tuổi trong gia đình hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.36 KB, 32 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ HỢI

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa)

Ngành: Xã hội học
Mã số: 9310301

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2021


Cơng trình đã được hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ NGỌC VĂN

Phản biện 1: GS.TS. Lê Ngọc Hùng
Phản biện 2: PGS. TS. Đỗ Thị Vân Anh
Phản biện 3: GS. TS. Trịnh Duy Luân

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, tổ chức
tại Học viện Khoa học xã hội
Vào lúc ……h .., ngày….. tháng … năm 2021


Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bộ phận người cao tuổi (NCT) trong cơ cấu dân số đang có xu hướng
tăng lên về số lượng và tỷ lệ. Hiện tượng này dẫn đến sự biến động về dân số
theo hướng già hóa, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho xã hội. Điều gì xảy ra
trong quá trình già đi? Đâu là những hàm ý xã hội về việc số lượng người già
ngày một gia tăng? Vì sao lại có những tranh luận lý thuyết về vai trò của
NCT trong các xã hội khác nhau? Giống như sự phân tầng thứ bậc về giới tính,
sự phân tầng thứ bậc theo tuổi tác cũng khác nhau theo mỗi nền văn hóa. Xã
hội này có thể kính trọng người già vì tuổi tác, người già đồng nghĩa với sự
khơn ngoan, nhưng xã hội khác lại xem người già như là gánh nặng, bởi vì họ
được coi như đã chết về mặt xã hội.
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2019 cả nước
có khoảng 11.313.890 NCT chiếm khoảng 11,95% dân số. Trong đó có trên
1.918.987 người từ 80 tuổi trở lên (chiếm khoảng 17,5% tổng số NCT); NCT
nữ là 5.735.300 (chiếm 50,7%); NCT nam là 5.578.590 (chiếm 49,3%); có
7.294.100 NCT sống ở khu vực nơng thơn (chiếm 64%). Ở góc độ cơ cấu xã
hội, NCT được xem như một nhóm xã hội dễ bị tổn thương bởi những đặc
điểm về tâm, sinh lý và sự giảm sút thu nhập, vị thế, vai trò trong gia đình và
xã hội. Ở góc độ văn hóa gia đình, hiện đại hóa đã phần nào làm thay đổi
những giá trị khuôn mẫu ứng xử trong các mối quan hệ giữa con cháu với
NCT. Một nhóm NCT cảm thấy hụt hẫng khi mất đi sự kính trọng, uy tín
trong chính ngơi nhà của mình.
Từ những vấn đề đặt ra trên đây, chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt
đến NCT trong xã hội hiện đại. Vị thế, vai trò của NCT sẽ như thế nào trước

sự biển đổi về cơ cấu tuổi, văn hóa trong gia đình? Những tranh cãi về mặt lý
thuyết liệu có thể kiểm chứng về mặt thực tiễn từ nghiên cứu về vai trị NCT?
Để góp phần trả lời cho những câu hỏi đặt ra trên đây, tơi lựa chọn đề
tài “Vai trị của người cao tuổi trong gia đình hiện nay”(Nghiên cứu trường
hợp tỉnh Thanh Hóa) làm luận án nghiên cứu sinh của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.2. Mục đích nghiên cứu
Nhận diện vai trị NCT trong gia đình hiện nay (trường hợp tỉnh Thanh
Hóa), từ đó trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng tính đúng đắn của các
giả thuyết nghiên cứu về vai trò NCT; cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây
dựng chính sách phát huy vai trò của NCT trong bối cảnh xã hội hiện nay.

1


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, luận án có các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề
tài
- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Tiến hành điều tra thực nghiệm xã hội học trên thực địa nhằm tìm
hiểu vai trị của NCT trong gia đình.
- Phân tích vai trò NCT và những yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của
NCT trong gia đình hiện nay.
- Kiểm chứng tính đúng đắn của các giả thuyết nghiên cứu vai trò
NCT.
- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách nhằm phát
huy vai trị NCT trong gia đình trước bối cảnh già hóa về dân số.
3. Đối tượng, phạm vi, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Vai trò NCT trong gia đình được nghiên cứu trên các khía cạnh về hơn
nhân, sản xuất/kinh doanh, chăm sóc, giáo dục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Cụ thể, NCT tham gia với vai trị ra quyết định hơn nhân, lao động sản
xuất/kinh doanh, chăm sóc, giáo dục con cháu và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của gia đình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trường hợp 03 phường/xã tỉnh Thanh

a
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2016 – 2019.
- Phạm vi về nội dung:
Luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu một số vai trò tiêu biểu sau đây
trong đời sống gia đình ở Thanh Hóa. Các khía cạnh đó là:
+ Đời sống hơn nhân của con cháu
+ Hoạt động sản xuất/kinh doanh
+ Chăm sóc và giáo dục con cháu
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Vai trị của NCT trong gia đình hiện nay được thể hiện như thế nào trên
các phương diện về hôn nhân, hoạt động sản xuất/kinh doanh, chăm sóc, giáo dục
con cháu và hoạt động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của gia đình?


- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến vai trò của NCT trong gia đình Thanh
Hóa hiện nay?


3.4. Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên câu hỏi nghiên cứu đề tài xây dựng 2 giả thuyết nghiên cứu
như sau:

- NCT vẫn tiếp tục thể hiện vị thế, vai trò nhất định khi tham gia vào
các vấn đề hôn nhân của con cháu, hoạt động sản xuất/kinh doanh, chăm sóc,
giáo dục con cháu và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của gia đình. NCT khơng
cịn giữ vai trị quyết định chính về hơn nhân, sản xuất/kinh doanh của con
cháu như trong xã hội truyền thống mà chỉ đóng góp ý kiến để lớp trẻ tham
khảo. NCT vẫn tham gia lao động sản xuất/kinh doanh để nuôi sống bản thân
và hỗ trợ cho các thành viên khác trong gia đình về kinh tế. Ở một số hoạt
động khác về chăm sóc cháu nhỏ, giáo dục truyền thống cho con cháu và tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, NCT vẫn giữ được vai trò quan trọng do sự hiểu biết
và kinh nghiệm của họ nhiều hơn lớp trẻ.
- Hai nhân tố đáng kể nhất ảnh hưởng đến vị thế, vai trò của NCT trong
gia đình là biến đổi kinh tế - xã hội và các giá trị gia đình truyền thống. Nhưng
hai yếu tố này dường như tác động theo những chiều hướng trái ngược nhau.
Trong khi quá trình CNH, HĐH và TCH là yếu tố làm cho kiến thức, kinh
nghiệm của NCT trở nên lạc hậu, vị thế, vai trò của NCT có sự suy giảm so với
người trẻ thì những giá trị tốt đẹp của truyền thống kính trọng người già, biết ơn
cha mẹ, hiếu kính với tổ tiên, v.v.. giúp cho NCT vẫn tiếp tục có được vị thế, vai
trị đáng kể trong mối quan hệ với con cháu. Ngoài ra, nhóm yếu tố đặc trưng cá
nhân (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, dân tộc), gia đình (mức sống, khu vực
và mơ hình sống) cũng tạo nên nhiều sự khác biệt trong đánh giá tương quan
về vai trò của NCT ở gia đình Thanh Hóa.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của đề tài. Cơ sở
phương pháp luận này cho phép đề tài đặt ra các câu hỏi nghiên cứu và xây dựng
các giả thuyết nghiên cứu để kiểm nghiệm chúng trong thực tiễn thông qua kết quả
điều tra, khảo sát xã hội học.
Luận án chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu xã hội học
để nhận diện, phân tích, đánh giá vai trị của NCT trong gia đình hiện nay (Nghiên
cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa) gồm: phương pháp phân tích tài liệu, phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu. Trong đó, phương pháp

điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu là phương pháp chủ yếu được sử dụng để
đo lường thơng tin định lượng và định tính mới của đề tài. Cụ thể:


Về mẫu định lượng: Luận án đã tiến hành phỏng vấn 500 NCT đại diện
hộ gia đình bằng bảng hỏi, bao gồm cả NCT nam và NCT nữ trong độ tuổi từ
60 trở đi để đảm bảo đo lường các sự kiện xã hội.
Về mẫu định tính: Nghiên cứu phỏng vấn nhóm về các hoạt động
trong gia đình bao gồm NCT, nhóm con cháu, đại diện chính quyền địa
phương, cán bộ tổ chức chính trị xã hội có liên quan đến NCT. Tổng số 35 phỏng
vấn sâu đã được thực hiện với các nhóm NCT (20 PVS); Con cháu (10 PVS); CB
đồn thể (5 PVS).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Về lý luận: Việc kiểm chứng tính đúng đắn của các giả thuyết nghiên cứu
và vận dụng lý thuyết vai trị, thuyết hiện đại hóa, thuyết hoạt động, thuyết gỡ bỏ
trong nghiên cứu vai trị NCT góp phần bổ sung và hoàn thiện các lý thuyết này
trong bối cảnh xã hội và văn hóa Việt Nam (trường hợp tỉnh Thanh Hóa).
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đã phân tích, đánh giá về vai trị và
các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của NCT trong gia đình hiện nay. NCT đã
có sự suy giảm ở một số vai trị ra quyết định chính trong gia đình. Nhưng ở
một số hoạt động khác như chăm sóc, giáo dục truyền thống cho con cháu và
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, NCT vẫn giữ được vai trò quan trọng do sự hiểu
biết và kinh nghiệm của họ nhiều hơn lớp trẻ. Một bộ phận NCT có xu hướng
sống độc lập, tự chăm lo cho bản thân thay vì phụ thuộc vào con cháu, nhưng
vẫn hỗ trợ và giúp đỡ con cháu. Những phát hiện này góp phần cung cấp luận
cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu của NCT
trước bối cảnh sự già hóa về dân số bao gồm cả chăm sóc, ni dưỡng và phát
huy vai trị.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu góp phần hệ thống lại những vấn đề lý luận và phương
pháp trong nghiên cứu về NCT nói chung và vai trị của NCT trong gia đình
nói riêng.Ý nghĩa lý luận của đề tài còn được thể hiện ở việc vận dụng và
kiểm chứng tính đúng đắn của các lý thuyết xã hội học về vai trò, lý thuyết
hiện đại hóa, lý thuyết gỡ bỏ và hoạt động trong nhận diện vai trị của NCT,
cũng như phân tích những yếu tố ảnh hưởng vai trò của NCT trong gia đình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu mang lại một sự hiểu biết tương đối có hệ thống
về vai trị của NCT trong gia đình hiện nay (trường hợp tỉnh Thanh Hóa), từ đó
đưa ra những đề xuất về mặt chính sách nhằm phát huy hơn nữa vai trị của
NCT trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và xu hướng già hóa về dân số


của nước ta. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu
tham khảo cho các nghiên cứu xã hội học về NCT sau này.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục các bảng, biểu, hình, danh mục các từ viết tắt và phần phụ lục, luận
án được chia thành bốn chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề
tài Chương 3. Vai trị của người cao tuổi trong gia đình hiện nay qua
kết
quả khảo sát xã hội học
Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò người cao tuổi trong gia
đình hiện nay.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những vấn đề nội dung, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

về NCT liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1. Những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu
Vai trò của NCT trong đời sống hơn nhân của con cháu từ một vài góc
nhìn nghiên cứu xã hội học:
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, hôn nhân và sinh con đẻ cái là
hai việc quan trọng của các cặp vợ chồng và dịng họ, nó liên quan đến yếu tố
môn đăng hộ đối và yếu tố duy trì nịi giống. Cha mẹ là người quyết định hôn
nhân của con cái và là những người chủ yếu, thường là duy nhất lựa chọn đối
tượng kết hôn [24,tr.2].
Cuộc điều tra gia đình Việt Nam (2006) đã tiếp tục khẳng định quyền
quyết định hoàn toàn của cha mẹ đối với hơn nhân của con cái có xu hướng
giảm dần nhưng khơng có nghĩa rằng, quyết định hơn nhân được hoàn toàn
chuyển giao cho con cái.
Những thay đổi vai trị của NCT trong hoạt động sản xuất/kinh doanh
gia đình từ lý luận và thực tiễn:
Nếu như trong xã hội truyền thống, NCT được đánh giá với vai trò
quyết định chính trong gia đình từ quan niệm “trọng xỉ” thì vị thế, vai trị của
NCT trong xã hội cơng nghiệp có phần suy giảm. Một số quan điểm và lý
thuyết nghiên cứu về NCT cịn cho thấy xã hội cơng nghiệp hóa là nguyên


nhân dẫn đến sự suy giảm quyền lực của NCT. Các nhà nghiên cứu tin rằng


cơng nghiệp hố và hiện đại hóa đã góp phần làm giảm sức mạnh, ảnh hưởng
và uy tín của NCT. Theo Robert C. Atchley (1987), trong xã hội tiền công
nghiệp, NCT là lớp người tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sống, phong tục
tập qn, tài sản và có vai trị quan trọng trong việc chuyển giao, lưu giữ văn
hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó họ có nhiều đặc quyền cũng như
quyền lực.

Vai trị chăm sóc và giáo dục của NCT trong gia đình truyền thống và hiện
đại.
Trình bày những đánh giá về nghiên cứu người về hưu Hà Nội đầu
những năm 1980 (Trong miền an sinh xã hội, 2005), tác giả Bùi Thế Cường
cho rằng, NCT ln có trách nhiệm với gia đình mặc dù đã nghỉ hưu. Giúp đỡ
gia đình,con cái: ¼ người phỏng vấn thường xuyên trông nom cháu nhỏ giúp con
cái. 12% có kiểm tra việc học tập của các cháu nội ngoại, 78% thường xuyên đảm
nhận công việc nội trợ trong gia đình... Các cuộc phỏng vấn cịn cho thấy, 78%
thường xuyên chăm sóc con cái khi ốm đau hay sinh nở, nổi bật lên vai trò của
các cụ bà nghỉ hưu [11, tr. 144 -145]. Từ những nghiên cứu trên cho thấy, vị thế,
vai trị của NCT gần như khơng có sự thay đổi nhiều trong gia đình, họ vẫn giữ
một vị trí khá quan trọng đối với cơng việc chăm sóc cháu nhỏ.
Người cao tuổi trong hoạt động thờ cúng tổ tiên của gia đình:
Những nghiên cứu tơn giáo gần đây cho thấy, đời sống tâm linh của
người Việt là rất đa dạng và phức tạp, trong đó thờ cúng tổ tiên là một tín
ngưỡng căn bản của Việt. Trong các gia đình ở nhiều thế hệ, NCT thường là
người giữ vai trị chính về hoạt động này.
1.1.2. Những quan điểm lý thuyết và phương pháp liên quan đến đề
tài
Về lý thuyết nghiên cứu: Những lý thuyết được vận dụng trong các
nghiên cứu về NCTcũng khá đa dạng như thuyết vai trị, hiện đại hóa, xã hội
hóa, cơ cấu xã hội, hoạt động Tuy nhiên, những nghiên cứu có đề cập đến vị
thế, vai trò hay các mối quan hệ giữa NCT và con cháu trong gia đình thì lý
thuyết vai trò (role theory) được vận dụng nhiều hơn cả. Vì vậy, việc bổ sung
thêm các thuyết hoạt động và gỡ bỏ khi nghiên cứu về vai trò của NCT sẽ
cung cấp một cách nhìn tồn diện hơn về NCT trong gia đình hiện nay.
Về phương pháp nghiên cứu: Đa phần, các nghiên cứu điều tra xã hội
học về NCT đều sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa nghiên cứu
định lượng và nghiên cứu định tính. Một số phương pháp thu thập thông tin
được vận dụng như phương pháp điều tra bằng bảng hỏi có kết hợp điều tra

hồi cố, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phân tích tài liệu. Tiếp tục kế thừa


những nghiên cứu đi trước và đảm bảo tính phù hợp trong nghiên cứu, đề tài
luận án sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu làm cơ
sở chính cho việc tổng hợp, phân tích và so sánh kết quả nghiên cứu.
1.2. Nhận xét và định hướng nghiên cứu mới của đề tài
Kết quả tổng quan cho thấy, vai trò của NCT được tác giả khái quát từ
nhiều nghiên cứu đơn lẻ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý học, lịch
sử, xã hội học…và rút ra những luận điểm sau:
(1) Giá trị truyền thống và cơng nghiệp hóa có nhiều ảnh hưởng đến vị
thế, vai trị của NCT trong gia đình và xã hội. Ngồi ra, các yếu tố về tuổi,
giới tính, trình độ học vấn, khu vực được phân tích là nguyên nhân dẫn đến sự
khác biệt về vai trò của NCT trong gia đình ở từng thời điểm phát triển xã hội
khác nhau. Yếu tố dân tộc chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu đi
trước.
(2) Qua những kết quả nghiên cứu từ các nghiên cứu đi trước, hôn
nhân là một vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân và được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm trong các nghiên cứu về gia đình.
(3) Thờ cúng tổ tiên là một nét cơ bản trong giá trị tâm linh của người
Việt từ xưa đến nay, NCT được xem như một sợi dây kết nối giữa quá khứ và
hiện tại qua các thế hệ trong gia đình. Tuy nhiên, nghiên cứu vai trị NCT tham
gia vào hoạt động thờ cúng tổ tiên với tư cách là chủ thể cịn ít được đề cập và
mờ nhạt trong các nghiên cứu xã hội học
(4) Về mặt lý thuyết, nhiều lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu
về NCT như thuyết vai trò, cấu trúc – chức năng, hiện đại hóa…đã phản ánh
tình phù hợp trong nghiên cứu và nhận định vai trò NCT ở nhiều chiều cạnh
khác nhau. Đây là những tư liệu rất quý giá. Song đó chỉ là tập hợp những tư
liệu có tính chất tham khảo. Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu các kết quả nghiên cứu
đã có, đề tài luận án tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu vai trò NCT trong gia đình

trước những thay đổi của bối cảnh xã hội hiện đại. Tôi đề xuất nghiên cứu đề
tài “Vai trị người cao tuổi trong gia đình hiện nay”(Nghiên cứu trường hợp
tỉnh Thanh Hóa).
Tiểu kết chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các tác giả trong và ngồi
nước đã khẳng định vai trị của NCT trong gia đình rất quan trọng trong gia
đình truyền thống. Ở xã hội hiện đại vai trị NCT có sự suy giảm, song NCT
vẫn được con cháu kính trọng nhờ uy tín, kinh nghiệm và những đóng góp
nhất định cho gia đình. Cơng nghiệp hóa được các nhà nghiên cứu lý thuyết


hiện đại hóa, gỡ bỏ cho rằng, đây là nguyên nhân làm suy giảm vị thế, vai trò
và gỡ bỏ vai trò xã hội của NCT bởi kinh nghiệm và kiến thức NCT trở nên
lạc hậu. Đây cũng là một cơ sở quan trọng về mặt lý thuyết và thực tiễn cho
nghiên cứu luận án của tác giả có thể vận dụng và kiểm chứng ở Việt Nam, khi
chúng ta đang thực hiện quá trình CNH, HĐH và TCH nhanh và mạnh.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Định nghĩa và giải thích các khái niệm làm việc
2.1.1. Người cao tuổi (Older person/the elderly)
Trong nghiên cứu này, khái niệm NCT được hiểu là “những người từ
60 tuổi trở lên là người cao tuổi” theo Luật NCT Việt Nam được Quốc hội
thông qua năm 2009. Để làm cơ sở cho việc nhận diện cũng như đánh giá vai
trò của NCT, tác giả phân chia NCT thành ba nhóm tuổi: từ 60 – 69 tuổi (NCT
trẻ), 70 – 79 tuổi (NCT trung niên), 80 tuổi trở lên (NCT già). Khái niệm
“người cao tuổi” được sử dụng thay thế cho khái niệm “người già”.
2.1.2. Vai trò (Role)
Vai trò xã hội là sự thể hiện những hành động, hành vi ứng xử, những
khuôn mẫu tác phong mà xã hội chờ đợi hay đòi hỏi ở một người phải thực

hiện trên cơ sở vị thế của họ. Người cao tuổi với tư cách là cá nhân trong gia
đình và xã hội nên việc thực hiện các vai trị của mình dựa trên việc thiết lập
các vị trí thơng qua các mối quan hệ trong gia đình, họ vừa thực hiện vài trị
của mình và đáp ứng sự mong đợi từ gia đình đối với họ.
2.1.3. Gia đình (family)
Trong nghiên cứu này, gia đình được xác định như một tập hợp những
người gắn bó với nhau do hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi
dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau và NCT trong
gia đình được hiểu là cha mẹ già của cả hai bên chồng, vợ dù sống chung hay
sống riêng, khi xem xét vai trị của NCT trong gia đình ở hai mối quan hệ
chính là mối quan hệ là cha mẹ cao tuổi (60 tuổi trở lên) với con cái và mối
quan hệ ông bà là NCT với các cháu (sau đây gọi chung là mối quan hệ giữa
NCT với con cháu).
2.1.4. Vai trị người cao tuổi trong gia đình
Vai trị cơ bản của NCT trong gia đình (Nghiên cứu trường hợp tỉnh
Thanh Hóa) như: hơn nhân, sản xuất/kinh doanh, chăm sóc, giáo dục và tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên.


Vai trị trong đời sống hơn nhân: NCT tham gia ra quyết định hôn
nhân, lựa chọn bạn đời, số con, mơ hình sống sau hơn nhân, giải quyết các
mâu thuẫn và chia sẻ những kinh nghiệm hôn nhân đối với con cháu.
Vai trò trong hoạt động sản xuất/kinh doanh gia đình: NCT thể hiện
vai trị trong việc tham gia quyết định sản xuất về vốn đầu tư, mua bán
phương tiện sản xuất, sản phẩm kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất; tham
gia hỗ trợ con cháu làm các công việc tạo ra thu nhập, cấp vốn, truyền đạt kinh
nghiệm cho con cháu làm ăn.
Vai trò trong hoạt động giáo dục con cháu: NCT tham gia vai trò
quyết định giáo dục và dạy con cháu về giá trị truyền thống, lịng u thương,
tính đồn kết, tính kỷ luật, lối sống, ứng xử và định hướng nghề nghiệp.

Vai trò trong hoạt động chăm sóc giai đình: NCT tham gia vai trị
trơng cháu và chăm sóc cháu; đưa đón cháu đi học; dạy và kiểm tra việc học
của các cháu; truyền đạt kinh nghiệm chăm chóc sức khỏe cho con cháu.
Vai trị thực hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của gia đình: NCT tham
gia quyết định và giáo dục cho con cháu về giá trị văn hóa thờ cúng tổ tiên của
gia đình.
2.2. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài
2.2.1. Tiếp cận lý thuyết về vai trò (Role theory)
Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội
tương ứng. Nó là mặt động của vị thế xã hội, vì ln biến đổi trong các xã hội
khác nhau, qua các nhóm xã hội khác nhau. Tương ứng với từng vị thế sẽ có
một mơ hình hành vi được xã hội mong đợi. Mơ hình hành vi này chính là vai
trị tương ứng với vị thế xã hội...Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với
các vị thế xã hội. Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực
và giá trị xã hội. Vì vậy, cùng một vị thế xã hội, nhưng trong các xã hội khác
nhau thì mơ hình hành vi được xã hội trơng đợi cũng khác nhau và vai trò xã
hội cũng khác nhau [55, tr.117 -118]. Do đó, đề tài vận dụng thuyết này nhằm
nhận diện những vai trò của NCT khi tham gia các hoạt động trong gia đình
như: đời sống hôn nhân của con cháu, hoạt động sản xuất/kinh doanh của gia
đình, hoạt động chăm sóc, giáo dục con cháu và thờ cúng tổ tiên trong gia
đình.
2.2.2. Tiếp cận lý thuyết hiện đại hóa (Modernization theory)
Ronald Iglehart cho rằng nội dung cơ bản của lý thuyết hiện đại hóa
hiện nay dường như vẫn cịn giá trị: cơng nghiệp hóa dẫn tới những thay đổi
về văn hóa xã hội từ nâng cao trình độ học vấn tới thay đổi các vai trò giới.


Cơng nghiệp hóa là yếu tố trung tâm của q trình hiện đại hóa và có ảnh
hưởng đến hầu hết các nhân tố xã hội khác.
Trong xã hội CNH, HĐH, vai trị của gia đình trở nên kém quan trọng

vì cuộc sống lao động của con người chủ yếu diễn ra ngồi ra đình. Trước đây,
con cái phụ thuộc hồn toàn vào cha mẹ và cha mẹ phụ thuộc vào con cái khi
về già (trẻ cậy cha, già cậy con). Xã hội cơng nghiệp hóa có thể làm giảm
quyền lực của NCT. Nguyên nhân chính của việc mất quyền lực và ảnh hưởng
trong xã hội là những lực lượng song song của cơng nghiệp hóa và hiện đại
hóa. Khi q trình xã hội hiện đại hóa càng nhanh, thì sự tham gia của các bậc
trưởng lão giảm đi, và họ càng ngày càng bị ảnh hưởng bởi sự loại trừ của xã
hội [86]. Vận dụng lý thuyết HĐH trong nghiên cứu này sẽ nhận diện hệ vai
trò NCT trong gia đình trước bối cảnh của hiện đại hóa, đồng thời có thể giúp
chúng ta chứng minh, CNH, HĐH có phải là nhân tố dẫn đến sự suy giảm vai
trò của NCT như những dự báo về mặt lý thuyết hay không ?
2.2.3. Tiếp cận thuyết gỡ bỏ (disengagement theory)
Lý thuyết gỡ bỏ liên quan đến việc gỡ bỏ người lớn tuổi khỏi vị trí
trách nhiệm xã hội trong hoạt động có thứ tự của xã hội. Lý thuyết gỡ bỏ là nổ
lực ban đầu nhằm giải thích bằng cách nào và tại sao xã hội định nghĩa người
lớn tuổi khác với lớp trẻ. Nhu cầu đối với người lớn tuổi phải gỡ bỏ khỏi xã
hội chủ yếu áp dụng cho xã hội cơng nghiệp. Vì thay đổi xã hội nhanh chóng,
sự thay thế liên tục cơng nhân lớn tuổi bằng lớp trẻ có chức năng cập nhật kỹ
năng vào đào tạo công nhân càng nhiều càng tốt [31, tr. 437]. Ở Việt Nam,
quá trình CNH, HĐH và TCH diễn ra chậm hơn so với các nước phát triển. Do
đó, quan niệm gỡ bỏ vai trò đối với NCT ở Việt Nam có thể sẽ chưa được tính
đến nhiều do điều kiện sống của NCT cịn nhiều khó khăn, đặc biệt là khu vực
nơng thơn. Tuy nhiên, q trình CNH, HĐH và TCH diễn ra nhanh và mạnh
trong những năm gần đây đã có nhiều tác động sâu sắc đến đời sống của người
dân nói chung và NCT nói riêng. Vì vậy, vận dụng thuyết này cho chúng ta trả
lời được câu hỏi, NCT có thực sự gỡ bỏ vai trị khi về già và chuyển giao cho
người trẻ? Giống như những luận điểm của thuyết này, việc gỡ bỏ vai trò giúp
NCT giảm bớt áp lực trong cuộc sống.
2.2.4. Tiếp cận thuyết hoạt động (Activity theory)
Lý thuyết hoạt động khuyến khích NCT nên cố gắng giữ vai trị tích

cực trong xã hội bằng cách thay thế những hoạt động đã mất bằng hoạt động
mới. Bước sang tuổi già, NCT cũng cần được xã hội hóa để thích nghi với mơi
trường hoàn cảnh sống mới (mất quyền lực xã hội, giảm thu nhập, giảm quyền
lực, vai trị trong gia đình..) cũng ở giai đoạn này, người trẻ có thể hình dung


được cuộc sống của mình khi bước sang tuổi già sẽ diễn ra như thế nào chính
là nhờ quan sát cuộc sống của những người già trong gia đình(ơng bà, cha
mẹ…). Do đó, vận dụng thuyết hoạt động trong nghiên cứu này nhằm mục
đích trả lời câu hỏi. Người cao tuổi có tiếp tục khẳng định vai trị thơng qua
việc tham gia các cơng việc chính của gia đình? Sự thích ứng vai trị của NCT
trong gia đình hiện nay như thế nào, khi có những thay đổi từ xã hội cơng
nghiệp?
2.3. Quan điểm của Đảng và Chính sách nhà nước về NCT
Nhóm chính sách của nhà nước về phát huy vai trị của người cao tuổi
trong gia đình cộng đồng và xã hội:
Từ các Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1992, từ Chỉ thị 59 - chỉ thị về
chăm sóc người cao tuổi, các văn kiện đại hội Đảng và Thơng báo số 12 của
Ban bí thư TW Đảng… (như đã đề cập). Các chính sách hiện có đều hướng tới
việc bảo vệ, chăm sóc và phát huy lớp người cao tuổi.
Thông tư số 16/2002/TT-BLĐTBXH ngày 09/12/2002 hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của
chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh NCT,
NCT khi trực tiếp tổ chức các hoạt động tạo thu nhập và việc làm được Uỷ
ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi theo chính sách
tín dụng của nhà nước và được miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật
hiện hành (Mục 1 đến Mục 4, Phần IV, Thông tư số 16/2002/TT-BLĐTBXH).
Luật NCT 2009, Mục 3, Điều 23 qui định “Nhà nước, xã hội và gia
đình tạo điều kiện để NCT phát huy trí tuệ, tài năng và phẩm chất tốt đẹp vào
hoạt động: truyền thụ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức văn hóa, xã hội, khoa

học và công nghệ và nghề truyền thống cho thế hệ trẻ”.
Như vậy, về mặt chính sách, NCT được tạo điều kiện để tham gia vào
các hoạt động giáo dục, truyền thụ kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức; vào việc
xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật; vào việc
tham gia các phong trào, các cuộc vận động tại địa phương.
2.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
2.4.1. Đơi nét về tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn với qui mơ 11.129,48 km 2 (chiếm
3,36% cả nước) là một trong 5 tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam; xếp thứ 2
trong vùng Bắc Trung Bộ sau tỉnh Nghệ An. Tồn tỉnh có 27 đơn vị hành
chính, gồm 02 thành phố, 01 thị xã và 24 huyện. Tính đến ngày 01/4/2019,
Thanh Hóa có 3.640.128 người, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 1.824127 người
(50,11%), NCT chiếm gần 14,13% dân số của tỉnh.Tăng trưởng kinh tế có xu


hướng tăng, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (GRDP) ước tính năm
2018 tăng 14,07% so với năm 2017.Thanh Hóa là tỉnh có lịch sử khai thác lâu
đời, do vậy,văn hóa mang tính đa dạng.
Nhìn chung, Thanh Hóa là tỉnh có sự phát triển kinh tế nhanh trong cả
nước, xong q trình này diễn ra khơng đồng đều giữa các khu vực, do sự
khác biệt điều kiện kinh tế, địa lý và văn hóa. Dân số già hóa có xu hướng
tăng nhanh và nhiều biến động, đời sống NCT đã có nhiều thay đổi do q
trình thực hiện tốt các chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, quá trình nơng
thơn mới đã có nhiều thay đổi về văn hóa bản địa phần nào làm ảnh hưởng đến
mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình, trong khi NCT ở một số khu vực
mẫu khảo sát, coi trọng văn hóa truyền thống nên dễ bị tổn thương.
2.5. Lược đồ phân tích

LƯỢC ĐỒ PHÂN TÍCH



Tiểu kết chương 2:
Nghiên cứu NCT trong gia đìnhdưới nhiều góc độ tiếp cận và cách
nhìn nhận khác nhau về lý luận và thực tiễn cho thấy, NCT có nhiều thay đổi
về vị thế, vai trị từ q trình phát triển. Vận dụng các lý thuyết vai trị, hiện đại
hóa, hoạt động, gỡ bỏ là cơ sởphân tích, kiểm định tính thực tế và xu hướng phát
triển vai trị của NCT trong gia đình ở Thanh Hóa. Lược đồ phân tích và hệ biến
số của đề tài được xây dựng trên nền tảng kế thừa và kết hợp giữa hệ thống lý
thuyết và phạm trù khái niệm về vai trò NCT trong gia đình từ các nghiên cứu đi
trước và địa bàn nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được thiết lập ngay từ đầu, có
tiến hành điều tra thử nghiệm trước khi tiến hành khảo sát chính, nhằm điều chỉnh
sơ đồ phân tích và bảng hỏi khảo sát cho phù hợp với thực tế. Các phương pháp
nghiên cứu định tính được tác giả triển khai song song với nghiên cứu định lượng
nhằm tìm hiểu sâu hơn ý nghĩa của các số liệu thống kê định lượng.
Chương 3
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH
Ở THANH HĨA
3.1. Thực trạng già hóa và một vài đặc điểm của người cao tuổi ở
Thanh Hóa
Thanh Hóa có sự biến động nhanh về dân số già so với cả nước. Thời
gian bước vào giai đoạn già hóa dân số sớm hơn so với cả nước là 2 năm. Tỉ lệ
người 60 tuổi trở lên ở Thanh Hóa đã tăng từ 9,10% năm 1999 lên 14,13%
năm 2019.
Tuổi thọ trung bình của dân cư Thanh Hóa cao so với cả nước: Tuổi
thọ trung bình của dân cư Thanh Hoá đã tăng lên đáng kể trong giai đoạn 1999
- 2019. Nếu như năm 1999 tuổi thọ trung bình của dân cư Thanh Hố chỉ đạt
66,8 tuổi, năm 2009 tăng lên 72,5 tuổi; thì đến năm 2019 đã đạt 73,3 tuổi, (trong
đó tuổi thọ trung bình của nam giới là 70,8 tuổi và nữ giới là 76,1 tuổi) [9].
Dân số già dẫn đến tỷ lệ phụ thuộc già tăng: Giai đoạn 2009 - 2019, tỉ
lệ dân số phụ thuộc chung lại có xu hướng tăng lên đạt 63,0% năm 2019.

Nguyên nhân chủ yếu do Thanh Hóa đang bước vào giai đoạn đầu của già hóa
dân số, tỉ lệ dân số phụ thuộc già tăng (từ 11,5% năm 2009 lên 23,1% năm
2019, tăng 11,6%) đã kéo theo tỉ lệ dân số phụ thuộc chung tăng lên [9].
Người cao tuổi vẫn sống chủ yếu ở khu vực nông thôn: Năm 2019, NCT ở KV
Nông thôn: 434.921 người; thành thị: 79.312 người; gấp 5,48 lần.2019, NCT
nữ: 301.887 người (8,29% tổng dân số); NCT nam: 212.346 người (5,83%
tổng dân số [9].


3.2.Vai trị người cao tuổi trong đời sống hơn nhân của con cháu ở
gia đình Thanh Hóa
3.2.1.
Người cao tuổi trong vai trị tham gia ra quyết định hơn
nhân của con cháu
Kết quả nghiên cứu về vai trò NCT tham gia quyết định hơn nhân của con
cháu ở gia đìnhThanh Hóa, thời điểm cha mẹ là NCTchiếm 40,3%. Ý kiến của
NCT phần lớn được đánh giá khơng cao, mức độ bình thường chiếm đến
68,5%. NCT sống chung với con cháu có tỷ lệ tham gia cao hơn so với NCT
sống riêng (43,5% so với 29,5%), độ chênh là 14,0%. Những thay đổi về quan
niệm giá trị hôn nhân, quyền tự do cá nhân và mối quan hệ thứ bậc trong gia
đình là nguyên nhân làm suy giảm vai trò NCT về hơn nhân trong gia đình ở
Thanh Hóa. Người lớn tuổi khơng phải là người ra quyết định chính về hơn
nhân của con cháu như mơ hình quyết định hơn nhân truyền thống.
3.2.2. Vai trò người cao tuổi trong xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn
bạn đời cho con cháu
Kết quả điều tra ở Thanh Hóa, có 36,9% NCT tham gia định hướng các
tiêu chí lựa chọn bạn đời cho con cháu. Đây là nội dung được đánh giá thấp nhất
trong các vai trị NCT tham gia vào đời sống hơn nhân của con cháu. NCT ít tham
gia vào vai trị này là do có sự khác biệt trong tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời giữa
NCT và lớp con cháu (sau đây gọi chung là người trẻ). Vai trị này cũng có sự

khác biệt lớn giữa hai mơ hình sống của NCT, ở mơ hình sống chung tỷ lệ tham
gia là 40,6% và mơ hình sống riêng là 24,6%. Vai trị của NCT trở nên kém quan
trọng bắt nguồn tự sự không tương đồng về quan niệm lựa chọn bạn đời với người
trẻ. Thực tế cho thấy, con người đặt ra rất nhiều tiêu chí để lựa chọn bạn đời,
cá nhân có thể lấy đó làm quy chuẩn để chọn vợ, chọn chồng, nhưng rõ ràng
hôn nhân không sắp đặt là nguyên nhân dẫn đến sự tự do lựa chọn bạn đời của
người trẻ.
3.2.3.
Vai trò người cao tuổi trong việc chia sẻ kinh nghiệm và
giải quyết mẫu thuẫn trong đời sống hôn nhân cho con cháu ở gia đình Thanh
Hóa
Về chia sẻ kinh nghiệm hôn nhân:
Kết quả nghiên cứu về NCT ở Thanh Hóa cho thấy, NCT có vai trị
quan trọng trong việc chia sẻ những kinh nghiệm về hôn nhân đối với con
cháu (chiếm 63,7%). Đây là 1 trong 7 tiêu chí được đánh giá cao về vai trị
tham gia của NCT trong đời sống hôn nhân của con cháu. Những nội dung
NCT chia sẻ với con cháu chủ yếu là ứng xử hôn nhân, ứng xử với người lớn
tuổi, cách phân cơng lao động trong gia đình và ý nghĩa của hôn nhân.


Về giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân của con cháu: ngồi giữ vai
trị quan trọng về chia sẻ kinh nghiệm đời sống hơn nhân cho con cháu, NCT
cịn đảm nhận vai trò là người hòa giải những vấn đề mâu thuẫn của con cháu
trong đời sống hôn nhân, tỷ lệ này chiếm 48,5%. Ý kiến của NCT được đánh
giá khá cao, có đến 66,2% ý kiến được đánh giá ở mức độ rất quan trọng và quan
trọng. Một trong những lý do NCT được con cháu coi trọng là uy tín và kinh
nghiệm từ đời sống hơn nhân của NCT.
3.2.4.
Vai trị của NCT đối với mơ hình sau kết hơn của con
cháu

Kết quả nghiên cứu tại Thanh Hóa cho thấy, vai trị NCT trong việc
quyết định mơ hình sống của con cháu sau hôn nhân khá quan trọng, khi có
hơn ½ NCT tham gia ý kiến về vấn đề này (chiếm 55,2%). Những NCT sống
chung có sự ảnh hưởng lớn đến quyết định này đối với người trẻ (chiếm
61,4%), trong khi NCT sống riêng tỷ lệ tham gia chỉ (chiếm 34,4%). Người trẻ
hiện nay thường có xu hướng ra ở riêng sau khi kết hơn để có cuộc sống tự do
hơn. Tuy nhiên, việc sống riêng sau hôn nhân khơng phải ai cũng thực hiện
được, vì nó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự cho phép cha mẹ già, điều
kiện kinh tế, quyền và trách nhiệm với NCT.
3.3.Vai trò người cao tuổi trong hoạt động sản xuất gia đình ở Thanh
Hóa
3.3.1. Quan điểm của NCT về hoạt động sản xuất gia đình
Quan niệm của NCT về hoạt động sản xuất/kinh doanhra đình có
nhiều thay đổi. Thứ nhất, NCT gần như khơng cịn là người ra quyết định
chính của sản xuất/kinh doanh gia đình mà có sự trao quyền cho con cháu.
Thứ hai, NCT vẫn duy trì vai trò sản xuất để tạo thu nhập và hỗ trợ con cháu.
Bên cạnh đó, NCT cũng mong muốn được con cháu tôn trọng bằng việc
nênhỏi ý kiến và học hỏi kinh nghiệm từ người già về sản xuất/kinh doanh.
3.3.2.
Người cao tuổi tham gia quyết định các hoạt động sản
xuất/kinh doanh của gia đình
Kết quả nghiên cứu tại các khu vực khảo sát ở Thanh Hóa, có 38,4%
NCT nói rằng, họ vẫn tham gia quyết định một số hoạt động sản xuất/kinh
doanh chung của gia đình như vốn sản xuất, mua bán phương tiện sản xuất, con
giống, mở rộng quy mô sản xuất/ kinh doanh. Trong đó, NCT tham gia quyết định
hoạt động mở rộng quy mô sản xuất/kinh doanh của gia đình cao hơn so với các
hoạt động khác (chiếm 66,3%), ở các hoạt động cịn lại khơng có sự khác biệt
lớn. Ý kiến của NCT nhìn chung vẫn được con cháu tôn trọng, nhưng NCT không
phải là người quyết định cuối cùng trong gia đình, chỉ có 22,0% NCT giữa vai trò



ra quyết định chính về sản xuất/kinh doanh trong gia đình ở Thanh Hóa. Phần
lớn,


ý kiến của NCT chỉ mang tính chất trao đổi ý kiến và định hướng cho con cháu
về sản xuất/kinh doanh.
3.3.3.
Những hoạt động sản xuất/kinh doanh NCT tham gia
trong gia đình ở Thanh Hóa
Kết quả nghiên cứu về hoạt động sản xuất /kinh doanh gia đình của
NCT ở Thanh Hóa trong 12 tháng qua cho thấy, có đến 53,4% NCT vẫn tham
gia hoạt động sản xuất của gia đình. Điều này nói lên rằng, NCT vẫn đang là
lực lượng quan trọng đối với sản xuất của gia đình.Tỷ lệ NCT tham gia các
hoạt động sản xuất khá cao, đặc biệt ở hai vai trò truyền đạt kinh nghiệm sản
xuất và giúp đỡ công việc sản xuất/kinh doanh tạo ra thu nhập cho gia đình
(lần lượt là 72,5% và 46,8%). Trong khi đó, các vai trị về cấp vốn và tạo thu
ra thu nhập cho gia đình, tỷ lệ tham gia thấp hơn (chiếm 34,8%).
 Đối với hoạt động giúp đỡ cơng việc sản xuất/kinh doanh tạo thu
nhập cho gia đình: Vai trị tham gia các cơng việc sản xuất/kinh doanh tạo thu
nhập cho gia đình của NCT được đánh giá cao trong chuỗi các hoạt động sản
xuất gia đình ở Thanh Hóa chiếm 46,8%. Trong đó, cơng việc chủ yếu mà
NCT tham gia làm việc là sản xuất nông nghiệp chiếm đến 83,7%.
Người cao tuổi cấp vốn cho con cháu làm ăn: NCT có hỗ trợ cho con
trai cao hơn so với con gái, bằng tiền (95,3% so với 4,7%), hỗ trợ bằng vật
chất (60,5% so với 39,5%). Sự khác biệt này bắt nguồn từ quan niệm truyền
thống về vai trị của người con trai trưởng trong gia đình là người nối dõi tông
đường, thờ cúng tổ tiên và chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ già.
 NCT tham gia truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho con cháu:Ngoài
việc tham gia hỗ trợ sản xuất, thu nhập và cấp vốn làm ăn thì NCT cịn có vai

trị quan trọng trong việc truyền đạt các kinh nghiệm về sản xuất/kinh doanh trong
gia đình. Có 72,5% NCT nói rằng đã trợ giúp con cháu bằng việc truyền đạt các
kinh nghiệm trong sản xuất/ kinh doanh. Tuy nhiên, mức độ trao đổi kinh nghiệm
với con cháu khơng mang tính chất thường xun chỉ chiếm 42,5%.
 Người cao tuổi tham gia hỗ trợ thu nhập cho gia đình: Do xuất phát
từ việc mong muốn giúp đỡ con cháu khi gặp những khó khăn trong cuộc
sống, NCT đã sử dụng nguồn thu nhập và tích lũy riêng của mình vào việc hỗ
trợ con cháu, tỷ lệ này không cao chiếm 34,8%, việc hỗ trợ thu nhập cho con
cháu của NCT khơng mang tính chất thường xun. Những nguồn thu nhập
NCT hỗ trợ con cháu chủ yếu là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và nguồn
tiết kiệm (lần lượt là 41,7% và 33,1%).


3.4. Vai trị NCT trong chăm sóc và giáo dục con cháu ở gia đình
Thanh Hóa

3.4.1.

Quan điểm của NCT về chăm sóc và giáo dục con cháu
trong gia đình
Người cao tuổi vốn là lớp người có tính bảo thủ và áp đặt cho con
cháu, nhưng đã có những thay đổi phù hợp sự biến đổi của xã hội. Hay nói
cách khác, trong gia đình hiện đại, NCT khơng cịn áp đặt hay chi phối nhiều
đến con cháu như gia đình truyền thống. Kinh nghiệm của NCT ln có giá trị
kế thừa mà ở đó người trẻ biết lựa chọn và vận dụng vào cuộc sống. Tôn trọng
người già là phù hợp với giá trị gia đình và xã hội. Sự tương đồng trong quan
điểm và cách làm là sự mong đợi trong q trình thực hiện vai trị giữa NCT
và con cháu ở các gia đình hiện nay.
3.4.2. Vai trị NCT trong hoạt động chăm sóc các thành viên trong
gia đình

Nghiên cứu về vai trị NCT trong các gia đìnhThanh Hóa từ hoạt động
chăm sóc cho thấy, có đến 60,4% NCT đảm nhận vai trị chăm sóc gia đình để
hỗ trợ con cháu bao gồm những công việc như: trông cháu nhỏ (ăn uống, ngủ
nghỉ) và giúp con làm việc nhà/nội trợ, đưa đón cháu đi học và truyền đạt kinh
nghiệm chăm sóc sức khỏe cho con cháu. Nhìn chung, vai trị NCT trong các
cơng việc gia đình khơng có sự giảm sút nhiều so với trước đây, phần lớn NCT
cịn tham gia khá cao trong các cơng việc chăm sóc gia đình, đặc biệt là các
cơng việc chăm sóc cháu nhỏ và nội trợ lần lượt là 53% và 58,0%). Ở vai trò
này, NCT gần như chiếm được nhiều niềm tin, gửi gắm từ con cháu.
3.4.3.
Vai trò NCT trong hoạt động giáo dục con cháu ở gia
đình Thanh Hóa
3.4.3.1. Người cao tuổi với vai trò quyết định giáo dục của con
cháu trong gia đình
Vai trị NCT tham gia các quyết định quan trọng về giáo dục của con
cháu trong các gia đình ở Thanh Hóa khơng cao. Chỉ riêng ở quyết định chọn
nghề/ngành học, NCT tham gia cao hơn (chiếm 41,4%). Thứ nhất là do một bộ
phận NCT nhận thấy những kiến thức của họ đã khơng cịn phù hợp trong việc
đưa ra những quyết định giáo dục quan trọng đối với con cháu, đặc biệt là giáo
dục về kiến thức. Thứ hai là trong xã hội hiện đại, giáo dục nhà trường được
coi trọng hơn giáo dục gia đình.
3.4.3.2. Người cao tuổi với vai trị giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống cho con cháu trong gia đình
Ngược lại với vai trò ra quyết định về giáo dục thì vai trị NCT giáo


dục truyền thống cho con cháu lại được đánh giá khá cao trong gia đình. Kết


quả đo lường cho thấy, NCT tham gia giáo dục ứng xử cho thế hệ trẻ trong gia

đình được quan tâm đặc biệt với tỷ lệ cao nhất (chiếm 96,9%), ý kiến của
NCT trong giáo dục cũng được đánh giá cao và coi trọng từ người trẻ (chiến
86,2%). Theo NCT duy trì những giá trị truyền thống của gia đình là một điều
quan trọng, mỗi gia đình là một nét văn hóa riêng, nó có thể tồn tại từ thế hệ
này sang thế hệ khác hoặc mai một, nếu không được nhắc nhở của thế hệ đi
trước và ý thức tham gia của thế hệ sau.
3.4.3.3. Về giáo dục văn hóa
So với các vai trị khác, đây là vai trị có tỷ lệ NCT tham gia thấp nhất
từ chuỗi các nội dung về giáo con cháu trong gia đình (chiếm 43,1%), mức độ
tham gia khơng thường xun, chỉ có 24,4% NCT nói thường xuyên giáo dục
văn hóa cho cháu. Cũng phải nói thêm rằng, ở hoạt động này NCT tham gia
với mục đích nhắc nhở con cháu học bài là chủ yếu chứ khơng mang tính chất
dạy kiến thức cho trẻ, nếu có chỉ là đối với trẻ ở cấp tiểu học. Trong gia đình,
việc giáo dục kiến thức cho trẻ chủ yếu là cha mẹ.
3.5.Vai trò người cao tuổi trong hoạt động thờ cúng tổ tiên của gia
đình
3.5.1. Người cao tuổi tham ra quyết định các hoạt động thờ cúng tổ
tiên của gia đình ở Thanh Hóa
Có đến 90,4% NCT tham gia quyết định lựa chọn vị trí đặt bàn thờ
cho gia đình. Như chúng ta đã biết trong thờ cúng tổ tiên, việc lựa chọn vị trí
đặt bàn thờ rất quan trọng - bàn thờ chính là nơi tưởng nhớ những người đã
khuất của con cháu, vì vậy trong gia đình, NCT ln được đề cao.
3.5.2. NCT tham gia giáo dục con cháu về giá trị thờ cúng tổ tiên
trong gia đình ở Thanh Hóa
Một trong những hình thức giáo dục mà gia đình người Việt truyền
thống đã áp dụng chính là thơng qua việc thờ cúng tổ tiên. Trong gia đình Việt
Nam truyền thống, nghi thức thờ cúng tổ tiên và giáo dục cho con cháu
thường do người lớn tuổi nhất trong gia đình thực hiện. Xuất phát từ những
quan niệm trên, NCT vẫn luôn được đề cao trong vị thế, vai trị này trong gia
đình hiện đại (chiếm 95%). Bản thân NCT cũng ý thức được việc cần duy trì

giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cho lớp con cháu, cho nên họ bắt đầu dạy và
truyền cho con cháu về ý nghĩa và các nghi thức thờ cúng tổ tiên của gia đình,
làng xã, dân tộc. Tuy nhiên, tâm lý người trẻ còn chưa thực sự chủ động mà
còn cậy nhờ từ NCT.
Tiểu kết chương 3
Quá trình phát triển của xã hội theo hướng CNH, HĐH và TCH đã có


nhiều thay đổi về giá trị sống của con người. Bên cạnh những giá trị truyền


×