Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hoàn thiện công bố thông tin kế toán đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
---------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC HOA

HỒN THIỆN CƠNG BỐ THƠNG TIN KẾ TỐN
ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÀ ĐẦU TƢ TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. TRẦN THỊ CẨM THANH


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi với sự
hƣớng dẫn của PGS.TS Trần Thị Cẩm Thanh. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài là hoàn toàn trung thực.

Quy Nhơn, tháng 04 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Hoa


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trƣờng Đại học
Quy Nhơn đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học


tập tại trƣờng. Đặc biệt là cô PGS. TS Trần Thị Cẩm Thanh đã tận tình hƣớng
dẫn tơi trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, các nhà đầu tƣ đƣợc khảo sát đã
hỗ trợ tơi hồn thành cuộc khảo sát thực tế liên quan đến luận văn này.
Một lần nữa, tơi xin kính chúc sức khoẻ Q Thầy Cơ Trƣờng Đại học
Quy Nhơn, gia đình, bạn bè,....

Quy Nhơn, tháng 04 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Hoa


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

BCTN


Báo cáo thƣờng niên

3

CBTT

Cơng bố thơng tin

4

CTĐC

Cơng ty đại chúng

5

CTNY

Cơng ty niêm yết

6

HĐQT

Hội đồng quản trị

7

IAS


International Accounting Standard

8

KSNB

Kiểm sốt nội bộ

9

NĐT

Nhà đầu tƣ

10

SGDCK

Sàn giao dịch chứng khốn

11

TTKT

Thơng tin kế toán

12

TTCK


Thị trƣờng chứng khoán

13

Tỷ số M/B

Tỷ số giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách

14

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc

15

VAS

Chuẩn mực Kế toán Việt Nam

16

VCSH

Vốn chủ sở hữu


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 4
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
KẾ TOÁN VÀ YÊU CẦU CỦA NHÀ ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI THƠNG TIN
KẾ TỐN CƠNG BỐ TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN ................ 5
1.1 Những vấn đề chung về cơng bố thơng tin kế tốn trên thị trƣờng chứng
khốn................................................................................................................ 5
1.1.1 Vai trị của thơng tin kế tốn .............................................................. 5
1.1.2 Sự cần thiết của vấn đề cơng bố thơng tin kế tốn trên thị trƣờng chứng
khoán............................................................................................................ 6
1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính – Thơng tin kế tốn quan trọng trên thị
trƣờng chứng khoán .................................................................................... 8
1.1.4 Báo cáo kiểm toán và báo cáo soát xét ............................................ 11
1.2 Yêu cầu của nhà đầu tƣ về chất lƣợng của thơng tin kế tốn cơng bố
trên thị trƣờng chứng khoán .......................................................................... 13
1.2.1 Các đặc điểm chất lƣợng cơ bản ...................................................... 13


1.2.2 Các đặc điểm chất lƣợng bổ sung .................................................... 15
1.3 Thơng tin kế tốn cơng bố trong q trình ra quyết định của nhà đầu tƣ
trên thị trƣờng chứng khoán .......................................................................... 16
1.3.1 Tỷ số thanh khoản ............................................................................ 17

1.3.2 Tỷ số hiệu quả hoạt động ................................................................. 17
1.3.3 Tỷ số quản lý nợ ............................................................................... 17
1.3.4 Tỷ số khả năng sinh lợi .................................................................... 18
1.3.5 Tỷ số tăng trƣởng ............................................................................. 18
1.3.6 Tỷ số giá trị thị trƣờng ..................................................................... 18
1.4 Những yêu cầu về công bố thơng tin kế tốn trên thị trƣờng chứng
khốn Việt Nam ............................................................................................ 19
1.4.1 Những vấn đề chung về công ty đại chúng ...................................... 19
1.4.2 Kết cấu và nội dung chủ yếu của hệ thống báo cáo ......................... 21
1.4.3 Những yêu cầu về cơng bố thơng tin kế tốn đối với các tổ chức
niêm yết ..................................................................................................... 25
1.5 Công bố thông tin kế toán tại một số thị trƣờng chứng khoán lớn trên thế
giới ................................................................................................................. 30
1.5.1 Thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc .............................................. 30
1.5.2 Thị trƣờng chứng khoán Mỹ ............................................................ 33
1.5.3 Bài học cho thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ............................... 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................. 37
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TỐN VÀ SỬ
DỤNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG QUÁ TRÌNH RA QUYẾT
ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƢ TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM ................................................................................................... 38
2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 38
2.1.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 38
2.1.2 Mục đích và đối tƣợng của cuộc khảo sát ........................................ 39


2.1.3 Phƣơng pháp phân tích kết quả khảo sát.......................................... 40
2.2 Thực trạng cơng bố thơng tin kế tốn trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam40
2.3 Kết quả khảo sát mức độ sử dụng thơng tin kế tốn trong q trình ra
quyết định của nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .............. 46

2.3.1 Kết quả khảo sát về thông tin chung của các nhà đầu tƣ đƣợc khảo
sát .............................................................................................................. 46
2.3.2 Kết quả khảo sát thông tin cơ bản về đầu tƣ chứng khoán của nhà
đầu tƣ ......................................................................................................... 47
2.3.3 Kết quả khảo sát về chuyên môn của nhà đầu tƣ và tầm quan trọng
của thơng tin kế tốn đƣợc công bố .......................................................... 48
2.3.4 Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hƣởng của thơng tin kế tốn đƣợc
cơng bố đến quyết định đầu tƣ của nhà đầu tƣ.......................................... 51
2.3.5 Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các chỉ số tài chính để phân
tích và ra quyết định đầu tƣ của nhà đầu tƣ .............................................. 54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................. 58
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG BỐ THƠNG TIN KẾ
TOÁN ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÀ ĐẦU TƢ TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................................................... 59
3.1 Quan điểm và định hƣớng ....................................................................... 59
3.1.1 Quan điểm ........................................................................................ 59
3.1.2 Định hƣớng ...................................................................................... 60
3.2 Một số giải pháp cụ thể ........................................................................... 61
3.2.1 Hoàn thiện nội dung của hệ thống báo cáo theo quy định hiện hành61
3.2.2 Nâng cao ý thức và kỹ năng lập và cơng bố báo cáo tài chính của
các công ty đại chúng ................................................................................ 69
3.2.3 Nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm sốt thơng tin kế tốn cơng bố71
3.2.4 Hồn thiện hình thức cơng bố thơng tin kế tốn .............................. 77
3.2.5 Một số kiến nghị .............................................................................. 79


KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 82
KẾT LUẬN ................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 84
PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Chênh lệch lãi lỗ trong báo cáo tài chính bán niên trƣớc và sau sốt xét
năm 2019 ................................................................................................. 45
Bảng 2.2: Chênh lệch lãi lỗ trong BCTC năm 2019 trƣớc và sau kiểm toán ........... 45
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp thông tin chung của các nhà đầu tƣ đƣợc khảo sát .......... 46
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp thơng tin cơ bản về đầu tƣ chứng khốn của các nhà
đầu tƣ đƣợc khảo sát ................................................................................ 47
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp thông tin chuyên môn của nhà đầu tƣ .............................. 48
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp tầm quan trọng của thơng tin kế tốn đƣợc cơng bố ........ 49
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ ảnh hƣởng của thơng tin kế
tốn đƣợc cơng bố đến quyết định đầu tƣ của nhà đầu tƣ ....................... 53
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các chỉ số tài chính
để phân tích và ra quyết định đầu tƣ ........................................................ 55


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1: Quy trình khảo sát mức độ sử dụng TTKT của NĐT .............................. 38
Hình 2.1: Thống kê doanh nghiệp đạt chuẩn CBTT giai đoạn 2011 - 2020 ............. 41
Hình 2.2: Tỷ lệ các công ty niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin phân theo vốn
hóa thị trƣờng (Market Cap) .................................................................... 42
Hình 2.3: Các lỗi vi phạm công bố thông tin ............................................................ 43


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Thị trƣờng chứng khốn Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000
với việc vận hành Trung tâm giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (nay
là Sở Giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 20/7/2000 và thực
hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Đến nay, sau hơn 20 năm đi vào
hoạt động và phát triển với nhiều thăng trầm (chỉ số VN Index đạt mức thấp nhất là
130 điểm vào năm 2003 và đỉnh điểm vào năm 2018 với gần 1.180 điểm), TTCK
Việt Nam đã và đang trở thành một kênh huy động vốn trực tiếp có hiệu quả, góp
phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế cả nƣớc. Hiện nay, có đến 750
doanh nghiệp niêm yết trên hai Sàn Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) HOSE và
HNX, gần 860 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn UPCOM, vốn hóa thị trƣờng cổ
phiếu đạt hơn 4,5 triệu tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 80% GDP.
Theo Đề án cơ cấu lại TTCK và bảo hiểm đã đặt ra một số mục tiêu quan
trọng cho năm 2020 nhƣ: quy mô thị trƣờng cổ phiếu sẽ đạt 100% GDP, quy mô thị
trƣờng trái phiếu đạt 47% GDP; số lƣợng NĐT trên thị trƣờng đạt mức 3% dân số.
Để hoàn thành đề án này cũng nhƣ chiến lƣợc xây dựng một TTCK phát triển
nhanh, bền vững trong tƣơng lai thì “chìa khóa vàng” vẫn là dịng tiền và tính thanh
khoản trên thị trƣờng, xuất phát từ niềm tin và tâm lý ổn định của các thành viên
tham gia thị trƣờng đặc biệt là NĐT. Chính niềm tin của NĐT là một nhân tố hết
sức quan trọng để gia tăng luồng tiền vào thị trƣờng, tạo nên những cơn sóng sinh
động giúp khơi phục và phát triển TTCK nƣớc ta hiện nay.
Do đó, địi hỏi các doanh nghiệp trên TTCK phải công khai minh bạch đầy đủ
thông tin tài chính. Nhà đầu tƣ, những ngƣời sử dụng thơng tin, bên cạnh việc không
ngừng trau dồi, nâng cao vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế thì cũng cần đƣợc đảm
bảo về độ tin cậy của thông tin đƣợc cung cấp. Đây chính là hai vấn đề cốt lõi mà
TTCK Việt Nam cần phải thực hiện để củng cố, gia tăng niềm tin và tâm lý ổn định của
NĐT trên thị trƣờng, tạo động lực thúc đẩy TTCK phát triển vẹn toàn.


2
Vì vậy, việc tìm hiểu các yêu cầu và thực trạng cơng bố thơng tin kế tốn của

các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam cũng nhƣ nắm bắt trình độ và mức độ sử
dụng TTKT công bố của NĐT giúp chúng ta có thể đánh giá đƣợc tính hữu ích của
các TTKT cơng bố trong q trình ra quyết định của NĐT giai đoạn hiện nay. Đây
chính là cơ sở để giúp chúng ta đƣa ra những giải pháp nhằm xây dựng một TTCK
với cơ chế thơng tin hồn thiện; nâng cao tính hữu ích của TTKT cơng bố đến NĐT;
đảm bảo lợi ích cho NĐT, đặc biệt là NĐT thiểu số.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hồn
thiện cơng bố thơng tin kế tốn đáp ứng nhu cầu nhà đầu tƣ trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến
mức độ công bố thông tin. Để xác định các yếu tố quyết định công bố thông tin của
các công ty niêm yết Bồ Đào Nha, Patrícia Teixeira Lopes đã xây dựng 54 mục liên
quan đến cơng cụ tài chính dựa trên IAS 32 và IAS 39. Kết quả nghiên cứu cho rằng
các cơng ty có quy mơ lớn, có địn bẩy tài chính cao và tình trạng niêm yết trên
nhiều thị trƣờng nƣớc ngồi sẽ có mức độ cơng bố thơng tin cao. Chủ thể kiểm tốn
có mối quan hệ trong phân tích đơn biến nhƣng trong phân tích đa biến thì khơng
ảnh hƣởng. Cịn các biến độc lập cịn lại thì khơng có mối quan hệ với mức độ cơng
bố thơng tin. Omneya H Abd-Elsalam and Pauline Weetman đã nghiên cứu BCTC
của 72 cơng ty niêm yết phi tài chính ở Ai Cập. Tác giả đã tính chỉ số cơng bố thông
tin với các mức độ công bố thông tin khác nhau. Kết quả thực nghiệm cho thấy,
mức độ tuân thủ công bố thông tin đối với các chỉ mục quen thuộc trong BCTC cao
hơn so với các chỉ mục không quen thuộc.
Các nghiên cứu trƣớc đây đƣợc nghiên cứu trong bối cảnh của các nƣớc đã
phát triển nhƣ Anh, Mỹ, Úc nơi mà thị trƣờng chứng khoán đã phát triển từ rất lâu.
Cịn ở Việt Nam cũng có những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ
công bố thông tin nhƣ tác giả Trƣơng Bá Thanh và cộng sự (2013) đã xây dựng


3

thƣớc đo để đo lƣờng mức độ công bố thông tin trong BCTC của các doanh nghiệp
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả
năng sinh lời và tài sản cố định có ảnh hƣởng đến mức độ cơng bố thơng tin trong
BCTC của các doanh nghiệp niêm yết, còn các biến cịn lại thì khơng ảnh hƣởng.
Kế thừa và phát triển các nghiên cứu trƣớc, luận văn tiếp tục xem xét tìm hiểu
các nhu cầu sử dụng thơng tin kế tốn tác động đến quá trình ra quyết định của các
nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam để giúp các nhà đầu tƣ cũng đƣa
ra dự đoán và quyết định tốt hơn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn mong muốn đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
Một là, hệ thống hóa các vấn đề chung về cơng bố TTKT trên TTCK Việt
Nam.
Hai là, đánh giá thực trạng công bố TTKT trên TTCK Việt Nam và việc sử
dụng TTKT đƣợc công bố để ra quyết định của NĐT.
Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng bố TTKT trên TTCK nói
chung và đáp ứng yêu cầu của NĐT nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công bố TTKT trên TTCK Việt Nam
và việc sử dụng TTKT đƣợc công bố để ra quyết định của NĐT.
 Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi về không gian: Luận văn sử dụng bảng khảo sát các NĐT trên Sàn
Giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

-

Phạm vi về thời gian: Thời gian khảo sát từ 07/2020 đến 08/2020.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn là kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên
cứu định tính và định lƣợng. Trong đó, phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử
dụng chủ yếu là phƣơng pháp đánh giá tài liệu, tổng hợp và phân tích vấn đề, …
Cịn phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp so


4
sánh, đối chiếu, thống kê kết quả khảo sát, …
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn đƣợc bố cục làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về công bố thông tin kế tốn và u cầu của
nhà đầu tƣ đối với thơng tin kế tốn cơng bố trên thị trƣờng chứng khốn.
Chƣơng 2: Thực trạng cơng bố thơng tin kế tốn và sử dụng thơng tin kế tốn
cơng bố đối với nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Chƣơng 3: Giải pháp hồn thiện cơng bố thơng tin kế tốn đáp ứng nhu cầu
nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.


5

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN
VÀ YÊU CẦU CỦA NHÀ ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI THƠNG TIN KẾ
TỐN CƠNG BỐ TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN
1.1 Những vấn đề chung về công bố thông tin kế tốn trên thị trƣờng chứng khốn
1.1.1 Vai trị của thơng tin kế toán
Nhƣ ta đã biết, kế toán là nghệ thuật của việc phân loại, ghi chép, tổng hợp các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại một tổ chức theo những cách thức riêng và góp phần
lý giải kết quả của những nghiệp vụ đó. Chức năng của kế tốn là cung cấp thơng
tin kinh tế - tài chính cho các đối tƣợng liên quan nhằm đánh giá về tình hình hoạt

động sản xuất kinh doanh của một tổ chức. Do đó, nếu những thơng tin kinh tế - tài
chính đƣợc cung cấp này càng hữu ích cho các đối tƣợng sử dụng thơng tin trong
q trình ra quyết định thì vai trị của kế tốn sẽ càng đƣợc nâng cao và đƣợc coi
trọng. Với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật và tồn cầu hóa kinh tế
nhanh chóng, kế tốn bây giờ khơng chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin thể hiện
mối quan hệ vật chất – pháp lý về tình hình, kết quả hoạt động của một tổ chức mà
nó cịn phải phục vụ tốt hơn cho công tác dự báo, tổ chức, điều hành, kiểm soát và
ra quyết định trong nội bộ tổ chức. Chính vì thế, đã tạo ra sự tách rời kế tốn thành
kế tốn tài chính và kế tốn quản trị nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của
những đối tƣợng sử dụng thông tin khác nhau.
Nếu nhƣ kế tốn tài chính chủ yếu hƣớng sự quan tâm của mình đến các đối
tƣợng sử dụng thơng tin ở bên ngồi tổ chức thì ngƣợc lại kế tốn quản trị lại hƣớng
đến việc đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà quản lý trong nội bộ của tổ chức.
Tuy tách rời thành hai hệ thống kế toán khác nhau nhƣng giữa chúng có mối quan
hệ mật thiết, hỗ trợ với nhau trong q trình cung cấp thơng tin kinh tế - tài chính
cho các đối tƣợng sử dụng thơng tin. Để cuối cùng, điều mà cả kế tốn tài chính và
kế tốn quản trị đều muốn hƣớng tới chính là cung cấp thơng tin một cách chính
xác, kịp thời về tình hình hoạt động của tổ chức cho các đối tƣợng sử dụng thông tin


6
khác nhau trong q trình sử dụng thơng tin và ra quyết định của họ, từ đó nâng cao
hơn nữa vai trị của nghề kế tốn trong thế giới tài chính.
1.1.2 Sự cần thiết của vấn đề cơng bố thơng tin kế toán trên thị trường chứng khoán
1.1.2.1 Sự ra đời của thị trường chứng khoán – Kết quả tất yếu trong tiến trình phát
triển của nền kinh tế thị trường
Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về vốn trong xã hội tăng lên và trở
nên đa dạng, phong phú; ngƣời thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tƣ,
ngƣời thì lại có vốn nhàn rỗi, muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau
trực tiếp trên cơ sở quen biết. Tuy nhiên sau đó, khi nhu cầu vốn khơng ngừng tăng

lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết khơng cịn đáp
ứng đƣợc nhu cầu nữa. Lúc này, địi hỏi cần phải có một thị trƣờng chung cho cung
và cầu về vốn, từ đó thị trƣờng tài chính ra đời. Thơng qua thị trƣờng tài chính,
nhiều khoản vốn nhàn rỗi đƣợc huy động vào tiêu dùng, đầu tƣ, tạo đòn bẩy cho
việc phát triển kinh tế.
Ban đầu, nhu cầu vốn cũng nhƣ tiết kiệm trong dân chƣa cao và nhu cầu về
vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo thời gian, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu
về vốn dài hạn cho đầu tƣ phát triển ngày càng cao. Chính vì vậy, thị trƣờng vốn đã
ra đời để đáp ứng các nhu cầu này. Để huy động đƣợc vốn dài hạn, bên cạnh việc đi
vay ngân hàng thơng qua hình thức tài chính gián tiếp, chính phủ và doanh nghiệp
cịn huy động vốn thơng qua hình thức phát hành chứng khốn. Khi một bộ phận
các chứng khốn có giá trị nhất định đƣợc phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán
chứng khốn. Từ đó, dẫn đến sự ra đời của thị trường chứng khoán với tƣ cách là
một bộ phận của thị trƣờng vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng
khoán các loại.
1.1.2.2 Sự cần thiết của vấn đề cơng bố thơng tin kế tốn trên thị trường chứng khoán
Chức năng quan trọng nhất của TTCK là nhằm huy động những nguồn vốn tiết
kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế và chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trƣởng kinh tế hay cho các dự án
đầu tƣ thơng qua việc phát hành chứng khốn (thị trƣờng sơ cấp) và trao đổi chứng


7
khốn (thị trƣờng thứ cấp). Chính sự phát hành và trao đổi mua bán chứng khốn đã
tạo ra một mơi trƣờng đầu tƣ cho cơng chúng, hình thành nên một thị trƣờng hàng hóa
đặc biệt, cao cấp và vƣợt trội hơn so với các thị trƣờng truyền thống khác (thị trƣờng
hàng hóa, dịch vụ; thị trƣờng lao động, …). Hàng hóa lƣu thơng và mua bán trên thị
trƣờng là chứng khốn các loại (cổ phiếu, trái phiếu và các cơng cụ tài chính khác có
thời hạn trên một năm). Mọi thành viên trong xã hội đều có thể tự do tham gia vào thị
trƣờng từ các cá nhân đầu tƣ nhỏ lẻ đến các NĐT có quy mơ, tổ chức. Giá cả trên

TTCK cũng đƣợc hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu.
Để TTCK tồn tại và phát triển nhanh, bền vững thì bảo đảm về chất lƣợng
hàng hóa là nhân tố quan trọng hàng đầu, chất lƣợng của hàng hóa trên TTCK ở đây
chính là hiệu quả kinh tế hiện tại và giá trị ƣớc tính trong tƣơng lai của doanh
nghiệp. Vì vậy, việc cơng khai và minh bạch hóa tình hình tài chính của các cơng ty
đại chúng, đặc biệt là các CTNY là một yêu cầu tất yếu khách quan nhằm đảm bảo
lợi ích và quyền lợi của các NĐT trên TTCK.
Để nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp nhƣ: tổng tài sản, các khoản
nợ ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp phải đối mặt, tình hình sản xuất và kinh
doanh trong kỳ, khoản tiền thực thu và thực chi trong kỳ… thì NĐT căn cứ chủ yếu
vào các TTKT thể hiện chủ yếu trong hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) của doanh
nghiệp. Chính hệ thống TTKT này là cơ sở dữ liệu để NĐT có thể đƣa ra những
quyết định đầu tƣ của mình. Vì vậy, vấn đề cơng bố TTKT trên TTCK là hết sức
cần thiết nhằm tránh tình trạng bất cân xứng trong việc tiếp nhận thông tin của các
NĐT trên TTCK, ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định của họ và từ đó bảo đảm
mơi trƣờng đầu tƣ lành mạnh cho các NĐT, giúp TTCK hoạt động hiệu quả hơn.
Mặt khác, công bố TTKT trên TTCK cũng góp phần giúp cho các cơ quan
chức năng trong quá trình đánh giá giá trị của từng cơng ty đại chúng, đồng thời
đánh giá tình hình chung của nền kinh tế cũng nhƣ tình hình của từng ngành nghề,
lĩnh vực khác nhau vì các cơng ty đại chúng, đặc biệt là các CTNY đều là những
công ty lớn, hàng đầu từ những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau.


8
1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính – Thơng tin kế toán quan trọng trên thị trường
chứng khoán
Báo cáo kế tốn là sản phẩm cao nhất của q trình thực hiện kế tốn, do đó hệ
thống BCTC cung cấp những TTKT quan trọng trên TTCK.
1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng CĐKT cho biết tình trạng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của

công ty tại một thời điểm (ngày) cụ thể, thƣờng là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối
năm. Đây là một cách thức xem xét một công ty dƣới dạng một khối vốn (tài sản)
đƣợc bố trí dựa trên nguồn của vốn đó (nợ và vốn cổ đơng). Do đó, tổng tài sản phải
bằng với tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Thông tin về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trên
Bảng CĐKT trƣớc hết giúp cho NĐT nắm bắt đƣợc tình hình sức khỏe của doanh
nghiệp, đánh giá đƣợc khả năng thanh toán ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn và năng lực
của doanh nghiệp trong việc thích ứng với những thay đổi trong môi trƣờng kinh
doanh. Sau đó, nó cũng giúp cho việc xem xét và đánh giá khả năng tạo ra tiền
trong tƣơng lai của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu trong bảng CĐKT đƣợc biểu hiện dƣới hình thái giá trị (tiền) nên
có thể tổng hợp đƣợc tồn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dƣới các
hình thái khác nhau (cả vật chất và tiền tệ, cả vơ hình lẫn hữu hình).
1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo KQHĐKD thể hiện doanh thu và chi phí trong từng kỳ kế toán cụ thể
nhƣ tháng, quý hay năm. Báo cáo này là báo cáo riêng rẽ quan trọng phản ánh tổng
hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của thực thể kinh doanh
theo từng loại trong một kỳ kế tốn. Nó cho biết khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp, giúp NĐT đánh giá khả năng tăng trƣởng của các nguồn lực kinh tế trong
tƣơng lai cũng nhƣ khả năng tạo ra dòng tiền từ các nguồn lực hiện có. Hay nói một
cách khác, báo cáo KQHĐKD đƣợc sử dụng nhƣ một bảng hƣớng dẫn để xem xét
doanh nghiệp hoạt động nhƣ thế nào trong tƣơng lai.
Không giống nhƣ Bảng CĐKT đƣợc xem nhƣ là một tấm ảnh chụp (tĩnh), cho


9
biết tình trạng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định. Báo cáo KQHĐKD lại đƣợc coi nhƣ là một bộ phim (động)
phản ánh kết quả của các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó.
Báo cáo KQHĐKD trình bày sự thay đổi tình hình tài chính phát sinh từ kết

quả hoạt động trong kỳ dƣới cơ sở kế tốn dồn tích, nghĩa là ảnh hƣởng của các
giao dịch đƣợc ghi nhận không nhất thiết phải đã thu đƣợc tiền hay đã chi tiền. Việc
này giúp doanh nghiệp phản ánh tốt hơn kết quả hoạt động và dòng tiền tƣơng lai,
đồng thời thể hiện đầy đủ hơn các tài sản và nghĩa vụ của mình.
1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo LCTT là báo cáo phản ánh việc hình thành (thu) và sử dụng (chi)
lƣợng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của một doanh nghiệp. Báo cáo LCTT đƣợc
coi là cầu nối giữa bảng CĐKT và báo cáo KQHĐKD nhằm cung cấp những TTKT
cần thiết để có thể đánh giá đƣợc kết quả hoạt động trong mối tƣơng quan với việc
sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
Báo cáo LCTT phân loại dòng tiền từ ba hoạt động chính của một doanh
nghiệp: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính.
 Phần 1: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến
các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Các luồng tiền chủ yếu từ
hoạt động kinh doanh bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ; tiền trả cho
ngƣời cung cấp hàng hóa dịch vụ, tiền chi trả lãi vay, tiền chi trả cho ngƣời lao
động…
 Phần 2: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tƣ là luồng tiền có liên quan đến việc
mua sắm, xây dựng, nhƣợng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tƣ khác
không thuộc các khoản tƣơng đƣơng tiền. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu
tƣ gồm: tiền thu từ việc thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định và các khoản tài sản
dài hạn khác; tiền thu hồi đầu tƣ góp vốn vào các đơn vị khác (trừ trƣờng hợp tiền
thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thƣơng mại); tiền thu hồi cho vay (trừ


10
trƣờng hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài
chính); tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và tài sản dài hạn khác; tiền chi

đầu tƣ góp vốn vào các đơn vị khác (trừ trƣờng hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục
đích thƣơng mại), …
 Phần 3: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Lƣu chuyển tiều từ hoạt động tài chính phản ánh việc thay đổi về quy mô và
kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các luồng tiền chủ yếu từ
hoạt động tài chính gồm: tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở
hữu; tiền thu từ các khoản vay ngắn hạn, dài hạn; tiền chi trả vốn góp của chủ sở
hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành; tiền chi trả các khoản
nợ gốc đã vay, …
Tóm lại, báo cáo LCTT giúp ngƣời sử dụng TTKT có thể đánh giá khách
quan hơn tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ làm tăng khả
năng so sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau vì nó loại trừ đƣợc các ảnh hƣởng
của việc sử dụng các phƣơng pháp kế toán khác nhau cho cùng một nghiệp vụ kinh
tế phát sinh. Từ đó, giúp tối đa hóa lợi ích của các đối tƣợng sử dụng thông tin.
1.1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh BCTC là một BCTC hết sức quan trọng bên cạnh bảng CĐKT,
báo cáo KQHĐKD hay báo cáo LCTT. Nếu bộ ba báo cáo trên cung cấp các thơng
tin quan trọng về tình hình tài chính của doanh nghiệp, thì thuyết minh BCTC là
một bản in mạch lạc giải thích chi tiết và bổ sung thơng tin, giúp các NĐT hiểu rõ
hơn về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
Bản thuyết minh BCTC phải đƣợc trình bày một cách có hệ thống và cần nhất
quán nhằm giúp cho ngƣời sử dụng thông tin hiểu khi đọc BCTC và so sánh đƣợc
với các BCTC của các doanh nghiệp khác. Thông thƣờng, cấu trúc chủ yếu của một
bản thuyết minh BCTC nhƣ sau:
- Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế tốn.
- Giải trình về cơ sở đánh giá và chính sách kế tốn đƣợc áp dụng.
Trong phần này, doanh nghiệp phải đƣa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập


11

BCTC và các chính sách kế tốn cụ thể đƣợc chọn và áp dụng đối với các giao dịch
và các sự kiện quan trọng chẳng hạn nhƣ về: ghi nhận doanh thu, nguyên tắc hợp
nhất, phƣơng pháp khấu hao TSCĐ, phƣơng pháp kế tốn HTK, vốn hóa các khoản
chi phí đi vay, các khoản dự phòng, ghi nhận các khoản lãi và lỗ do chênh lệch tỷ
giá hối đoái, …
- Thơng tin bổ sung cho các khoản mục đƣợc trình bày trong các BCTC khác
theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và theo từng BCTC.
Bản thuyết minh BCTC sẽ trình bày và phân tích chi tiết hơn các số liệu đã
đƣợc thể hiện trong các BCTC khác nhƣ bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, báo cáo
LCTT theo quy định của các chuẩn mực kế tốn có liên quan. Việc này đƣợc thực
hiện nhằm mục đích làm rõ các BCTC, giúp các đối tƣợng sử dụng thơng tin có một
cách nhìn chi tiết và cụ thể hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu.
Những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu là những thông tin hết sức quan
trọng trong quá trình ra quyết định của các đối tƣợng sử dụng thông tin, đặc biệt là
các NĐT. Vì vậy nó phải đƣợc cơng khai cho những ngƣời sử dụng BCTC. Theo
Chuẩn mực Kế toán quốc tế số 01 (IAS 01), các doanh nghiệp phải có một báo cáo
riêng trình bày về những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu gọi là báo cáo các
thay đổi trong vốn chủ sở hữu (Statement of changes in equity). Tuy nhiên, theo
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 21 (VAS 21) báo cáo này không đƣợc báo cáo
riêng biệt nhƣ các BCTC khác mà nó nằm trong phần thuyết minh BCTC.
- Những thông tin khác nhƣ: những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết,
những thơng tin tài chính khác và những thơng tin phi tài chính.
Các thơng tin này chƣa đƣợc trình bày trong các BCTC khác nhƣng nó lại hết
sức cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý, ảnh hƣởng đến quá trình ra
quyết định của NĐT.
1.1.4 Báo cáo kiểm toán và báo cáo soát xét
Hệ thống BCTC là một kênh truyền thông tin chủ yếu và hữu hiệu đối với
những ai quan tâm đến tình hình sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp trên



12
TTCK. Tuy nhiên, ngày nay với sự phức tạp trong môi trƣờng kinh doanh, sự tách
biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý làm cho tình trạng bất cân xứng thông tin
diễn ra ngày càng cao. Trong khi, các nhà quản lý thƣờng có xu hƣớng tìm mọi cách
để cung cấp những thơng tin tài chính đẹp mắt nhằm tối đa hóa lợi ích của bản thân
nhà quản lý và doanh nghiệp thì các đối tƣợng ở bên ngồi đặc biệt là NĐT lại
muốn minh bạch hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích
của các khoản đầu tƣ mà họ đã bỏ ra. Vì vậy, kiểm tốn BCTC đã trở thành một nhu
cầu khơng thể thiếu trên TTCK với ý nghĩa làm lành mạnh hóa hoạt động tài chính
của các CTĐC và tạo niềm tin cho các NĐT trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt
động và ra quyết định đầu tƣ của họ.
Sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm tốn BCTC chính là báo cáo kiểm
toán. Thực chất, báo cáo kiểm toán là một bảng thơng báo về kết quả cuộc kiểm
tốn BCTC cho ngƣời sử dụng BCTC, là những đánh giá của kiểm tốn viên và
cơng ty kiểm tốn về sự phù hợp của những thông tin định lƣợng của BCTC cũng
nhƣ sự tuân thủ các chuẩn mực hoặc chế độ kế toán hiện hành khi lập các BCTC
này. Lƣu ‎ý rằng, ý kiến mà kiểm toán viên đƣa ra trên báo cáo kiểm toán là một sự
bảo đảm chắc chắn rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh
trọng yếu chứ khơng phải đảm bảo tuyệt đối rằng khơng có bất kỳ một sai sót nào
trên BCTC đã đƣợc kiểm toán.
Đối với các NĐT trên TTCK, khi sử dụng BCTC có báo cáo kiểm tốn về
BCTC đính kèm theo sẽ giúp cho họ đánh giá đƣợc độ tin cậy của các thông tin
định lƣợng trên BCTC, trên cơ sở đó mà họ có các quyết định kinh tế đúng đắn,
hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế đối với các doanh nghiệp này. Vì vậy, hiện nay
trên TTCK của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có cả nƣớc ta đều yêu cầu
bắt buộc phải có báo cáo kiểm tốn đính kèm với BCTC năm của các CTĐC.
Thế nhƣng, trong thực tế các NĐT trên TTCK lại phải thƣờng xuyên đƣa ra
các quyết định kinh tế xuyên suốt trong cả năm tài chính, do đó họ thƣờng căn cứ
vào các thơng tin tài chính định lƣợng trên BCTC quý hoặc bán niên mà các CTĐC

cung cấp. Trong khi, báo cáo kiểm toán lại chỉ đảm bảo cho mức độ phù hợp của


13
các thơng tin tài chính trên BCTC hàng năm, cho nên để giảm thiểu rủi ro trong các
quyết định của mình, họ sẽ tạm thời căn cứ vào một báo cáo khác, báo cáo này cũng
không kém phần quan trọng trong việc tạo niềm tin cho NĐT trên TTCK khi sử
dụng BCTC, đó chính là báo cáo sốt xét BCTC.
Nếu nhƣ báo cáo kiểm toán đƣa ra sự đảm bảo chắc chắn về tính trung thực và
hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC thì báo cáo sốt xét có sự đảm bảo
thấp hơn, chỉ là sự đảm bảo ở mức độ vừa phải, tức là chỉ đƣa ra ‎ý kiến kết luận là
có (hay khơng có) phát hiện ra sự kiện trọng yếu nào làm cho kiểm tốn viên cho
rằng BCTC đã khơng đƣợc lập phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành và các
quy định có liên quan. Hay nói một cách dễ hiểu, báo cáo soát xét BCTC chỉ cung
cấp mức độ đảm bảo vừa phải rằng các thơng tin đã sốt xét khơng chứa đựng
những sai sót trọng yếu mà thơi.
1.2 u cầu của nhà đầu tƣ về chất lƣợng của thông tin kế tốn cơng bố trên
thị trƣờng chứng khốn
Trong phần trên, chúng ta đã nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của hệ thống
BCTC trên TTCK trong vai trị là kênh thơng tin giúp các NĐT đánh giá hiệu quả
hoạt động của các CTĐC, từ đó đƣa ra các quyết định kinh tế hợp lý. Tuy nhiên, để
hệ thống BCTC này thật sự trở nên hữu dụng trong quá trình ra quyết định của NĐT
thì địi hỏi BCTC cần phải thỏa mãn một số đặc điểm chất lƣợng nhất định. Chính
việc cung cấp BCTC với những TTKT chất lƣợng sẽ giúp cho các quyết định mà
NĐT đƣa ra phù hợp và có hiệu quả kinh tế hơn.
Theo dự thảo trong dự án hội tụ IASB – FASB mới ban hành gần đây về mục đích
và các đặc điểm chất lƣợng của BCTC, đã thống nhất và đƣa ra hai đặc điểm chất lƣợng
cơ bản và bốn đặc điểm chất lƣợng bổ sung mà bất kỳ một BCTC nào cũng cần phải đáp
ứng. Và đây cũng chính là những yêu cầu mà bất kỳ NĐT nào trên TTCK cũng mong
muốn từ các TTKT trình bày trong hệ thống BCTC của các CTĐC.

1.2.1 Các đặc điểm chất lượng cơ bản
1.2.1.1 Thích hợp
Thơng tin kế tốn đƣợc coi là thích hợp khi nó có khả năng làm thay đổi quyết


14
định của ngƣời sử dụng, thông qua việc giúp họ thực hiện hai chức năng chính là
chức năng dự đốn và chức năng xác nhận:
+ Chức năng dự đoán: Báo cáo tài chính sẽ cung cấp những thơng tin đầu vào
cho q trình dự đốn về những triển vọng trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Điều
này khơng có nghĩa là doanh nghiệp phải cung cấp các dự báo trên BCTC mà dựa
vào chúng sẽ làm giảm tính khơng chắc chắn trong quá trình ra quyết định của các
NĐT. Chẳng hạn, trong báo cáo KQHĐKD yêu cầu phải trình bày các khoản doanh
thu, thu nhập và chi phí theo từng loại hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Việc phân loại này sẽ giúp cho các NĐT
khi đọc báo cáo sẽ có đƣợc những dự đoán cơ bản về kết quả tài chính của doanh
nghiệp trong những năm tới.
+ Chức năng xác nhận: bên cạnh chức năng dự đốn, các thơng tin trên BCTC
cũng có thể giúp NĐT xác nhận liệu rằng các nhận định trƣớc đây của mình về
doanh nghiệp có chính xác hay chƣa và đƣa ra những điều chỉnh thích hợp đối với
các nhận định đó.
1.2.1.2 Trình bày trung thực
Để TTKT trình bày trên BCTC thật sự hữu dụng cho NĐT trong q trình ra
quyết định, địi hỏi các thơng tin này phải đƣợc trình bày trung thực, phù hợp với
các sự kiện kinh tế mà doanh nghiệp muốn phản ánh. Khái niệm “phù hợp” ở đây
đƣợc hiểu rằng phải ln đặt trong những hồn cảnh cụ thể của doanh nghiệp. Để
trình bày trung thực, thơng tin phải:
+ Đầy đủ: nghĩa là BCTC phải bao gồm mọi thông tin cần thiết giúp các
NĐT có thể có những nhận định đầy đủ nhất về doanh nghiệp.
+ Trung lập: tức là các thông tin trên BCTC không bị lệch lạc một cách có

chủ ý nhằm đạt đến một kết quả định trƣớc hay chịu ảnh hƣởng của một thái độ cá
biệt. Chính sự trung lập sẽ cung cấp một cách nhìn trung thực nhất về các hoạt động
kinh tế của doanh nghiệp.
+ Khơng có sai lệch trọng yếu: ‎trình bày trung thực khơng đồng nghĩa là phải
chính xác tuyệt đối. Tức là các thơng tin trên BCTC chỉ cần khơng có những sai sót


15
trọng yếu làm ảnh hƣởng đến tính đáng tin cậy của thông tin.
1.2.2 Các đặc điểm chất lượng bổ sung
1.2.2.1 Có thể so sánh
Báo cáo tài chính chỉ thật sự hữu ích khi nó có thể so sánh với những BCTC
của những năm trƣớc và với BCTC của những doanh nghiệp khác. Vì vậy, u cầu
về tính “có thể so sánh đƣợc” nhằm đảm bảo cho các NĐT có thể nhận thấy sự
tƣơng tự cũng nhƣ sự khác biệt giữa hai hay nhiều sự kiện kinh tế, giữa các thời kỳ
khác nhau và giữa các doanh nghiệp khác nhau, từ đó có thể đƣa ra những đánh giá
và quyết định đúng đắn.
1.2.2.2 Có thể kiểm chứng
Đây là một yếu tố chất lƣợng cần thiết để đảm bảo cho sự trình bày trung thực
của TTKT trên BCTC. Thơng tin có thể kiểm chứng khi những ngƣời đánh giá (độc
lập và đủ năng lực) có sự đồng thuận hay nhất trí rằng:
+ Thơng tin kế tốn trong BCTC đã trình bày trung thực về sự kiện kinh tế
muốn trình bày mà khơng có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu, hoặc
+ Các phƣơng pháp ghi nhận, đánh giá đã chọn đƣợc áp dụng khơng có sai
sót hay thiên lệch một cách trọng yếu.
1.2.2.3 Kịp thời
Kịp thời tức là TTKT trên BCTC phải đƣợc cơng bố cho NĐT trƣớc khi nó
mất ảnh hƣởng đến quyết định của họ, kịp thời là một khía cạnh hỗ trợ cho tính
thích hợp. Chỉ kịp thời thì khơng thể làm cho thơng tin thích hợp nhƣng nếu thiếu
kịp thời thì có thể làm mất đi tính thích hợp.

Tuy nhiên, thơng tin càng kịp thời thì lại ảnh hƣởng đến độ tin cậy của thơng
tin vì muốn cung cấp thơng tin đáng tin cậy địi hỏi phải có một khoảng thời gian
nhất định để xử lý. Do đó, địi hỏi phải có sự cân đối giữa tính kịp thời và tính đáng
tin cậy của thơng tin.
1.2.2.4 Có thể hiểu được
Để BCTC thật sự hữu ích cho NĐT thì nó phải “có thể hiểu đƣợc”, nghĩa là
BCTC phải trình bày các thơng tin một cách rõ ràng và súc tích. Nhà đầu tƣ ở đây


×