Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Hoàn thiện tổ chức kế toán tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên thành phố quy nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VŨ HỒNG PHƢỚC

HỒN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TỐN TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO
DỤC THƢỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ QUY NHƠN

Chuyên ngành

:

Kế toán

Mã số

:

8340301

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đỗ Huyền Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tơi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Đỗ Huyền Trang. Các
nội dung nghiên cứu và kết quả thể hiện trong luận văn này là trung thực và
chƣa từng công bố trong bất cứ cơng trình nào. Tơi xin chịu trách nhiệm về
nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn



Vũ Hồng Phƣớc


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
hƣớng dẫn tận tình của TS. Đỗ Huyền Trang trong suốt quá trình nghiên cứu và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế & Kế toán
Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý
báu và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại
trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cũng nhƣ tập thể phịng Tài
chính – Kế toán của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên
Thành phố Quy Nhơn đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, khảo sát trong thời
gian làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp,
bạn bè - những ngƣời đã hỗ trợ, chia sẻ và không ngừng động viên tôi trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu.

Tác giả luận văn

Vũ Hoàng Phƣớc


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan ............................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ................................................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài .......................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................ 5
7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 5

Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP .......................................................... 6
1.1. TỔNG QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CĨ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TỐN .............................................................. 6

1.1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập ........................................ 6
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ............................................... 7
1.1.3. Đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp
công lập ............................................................................................................. 9
1.2. QUAN ĐIỂM, VAI TRÕ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ........................................................................... 11

1.2.1. Quan điểm tổ chức kế tốn ........................................................... 11
1.2.2. Vai trị tổ chức kế tốn .................................................................. 13
1.2.3. Nguyên tắc tổ chức kế toán ........................................................... 14
1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP16

1.3.1. Tổ chức bộ máy kế tốn ................................................................ 16



1.3.2. Tổ chức thực hiện khối lƣợng công tác kế toán ............................ 22
1.3.3. Tổ chức kiểm tra kế toán ............................................................... 35
1.3.4. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán .................. 37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..................................................................................... 38

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN THÀNH
PHỐ QUY NHƠN .............................................................................................. 39
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO
DỤC THƢỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ QUY NHƠN ........................................... 39

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................... 39
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động và đặc điểm quản lý
tài chính ........................................................................................................... 42
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động............................. 42
2.1.2.2. Đặc điểm quản lý tài chính ........................................................ 45
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIÊP - GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ QUY NHƠN .. 50

2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán............................................... 50
2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện khối lƣợng cơng tác kế tốn .......... 55
2.2.3. Thực trạng tổ chức kiểm tra công tác kế toán ............................... 72
2.2.4. Thực trạng tổ chức ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong kế tốn . 74
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ
QUY NHƠN.............................................................................................................. 75

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ........................................................................... 75

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế .............................................................. 80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..................................................................................... 85

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TỐN TẠI

TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƢỜNG
XUYÊN THÀNH PHỐ QUY NHƠN ............................................................. 86


3.1. PHƢƠNG HƢỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN TỔ
CHỨC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC
THƢỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ QUY NHƠN .................................................... 86

3.1.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện ............................................................. 86
3.1.2. Quan điểm và nguyên tắc hồn thiện ............................................ 88
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ
QUY NHƠN.............................................................................................................. 89

3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế tốn............................................... 89
3.2.2. Hồn thiện tổ chức thực hiện khối lƣợng cơng tác kế tốn .......... 91
3.2.3. Hồn thiện tổ chức cơng tác kiểm tra kế tốn ............................... 98
3.2.4. Hồn thiện tổ chức ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong kế tốn . 99
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN TỔ CHỨC KẾ
TỐN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƢỜNG
XUYÊN THÀNH PHỐ QUY NHƠN .................................................................... 100

3.3.1. Về phía Nhà nƣớc ....................................................................... 100
3.3.2. Về phía Hội nghề nghiệp kế tốn ................................................ 101
3.3.3. Về phía Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng

xuyên Thành phố Quy Nhơn ......................................................................... 102
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................... 105
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐÀY ĐỦ

BCQT

Báo cáo quyết tốn

BCTC

Báo cáo tài chính

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

BTC

Bộ Tài chính

CCDC

Cơng cụ dụng cụ

CP

Chính phủ

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

GDTX

Giáo dục thƣờng xun

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn




Nghị định

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc



Quyết định

QH

Quốc hội

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TK

Tài khoản

TSCĐ

Tài sản cố định


TT

Thông tƣ

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Tên bảng
Một số chỉ tiêu chủ yếu về đào tạo của Trung tâm GDNNGDTX TP.Quy Nhơn
Tình hình nguồn kinh phí của Trung tâm GDNN-GDTX
TP.Quy Nhơn giai đoạn 2018 - 2020
Hoạt động chi của Trung tâm GDNN-GDTX TP.Quy Nhơn
giai đoạn 2018 - 2020
Hoạt động chi của Trung tâm GDNN-GDTX TP.Quy Nhơn
giai đoạn 2018 - 2020

Trang
41


47

48

53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Hình 1.1

Tổ chức bộ máy kế tốn tập trung

17

Hình 1.2

Tổ chức bộ máy kế tốn phân tán

19

Hình 1.3

Tổ chức bộ máy kế tốn vừa tập trung vừa phân tán

20


Hình 1.4

Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn Nhật ký
chung

29

Hình 1.5

Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn Nhật ký Sổ cái

30

Hình 1.6

Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn Chứng từ
ghi sổ

31

Hình 1.7

Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn trên máy vi
tính

32

Hình 2.1


Tổ chức bộ máy quản lý Trung tâm GDNN-GDTX
Tp.Quy Nhơn

43

Hình 2.2

Tổ chức bộ máy Kế tốn Trung tâm GDNN-GDTX
Tp.Quy Nhơn

55

Hình 2.3

Quy trình luân chuyển chứng từ tại Trung tâm GDNNGDTX Quy Nhơn

56

Hình 2.4

Kế tốn nguồn kinh phí hoạt động

63

Hình 2.5

Kế tốn chi hoạt động

64


Hình 2.6

Kế tốn thu hoạt động sản xuất kinh doanh - dịch vụ

65

Hình 2.7

Kế tốn chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh - dịch vụ

66

Hình 2.8

Quy trình thu tiền học phí

70

Hình 2.9

Quy trình kiểm tra cơng tác kế toán

73

Trang


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên nhƣ là một hình thức
huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập nhằm đáp ứng nhu
cầu học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời của mọi ngƣời ở mọi trình độ, mọi lứa
tuổi với nhiều nội dung, chƣơng trình và hình thức học tập. Ngƣời học đƣợc bồi
dƣỡng ngắn hạn định kỳ theo các chƣơng trình giáo dục, chƣơng trình kỹ năng nghề
nghiệp phù hợp với nhu cầu, nâng cao năng suất lao động tăng thu nhập hoặc chuyển
đổi nghề nghiệp, góp phần nâng cao dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực cho địa
phƣơng và đất nƣớc.
Trong những năm gần đây, khi Việt Nam mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế
giới thì Nhà nƣớc đã dần thay đổi cách quản lý từ việc cấp phát chuyển sang hình
thức khốn kinh phí, biên chế để các đơn vị sự nghiệp cơng lập có thể chủ động hơn
trong việc điều hành và thực hiện nhiệm vụ của mình. Theo đó, các cơ sở giáo dục
cơng lập phải tuân thủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp
công về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị mình.
Kế tốn có vai trị rất quan trọng trong q trình tự chủ, quản lý, điều hành,
kiểm tra và giám sát việc sử dụng các nguồn tài chính đúng mục đích, đạt hiệu quả
cao của các đơn vị sự nghiệp công lập. Để phát huy vai trị quan trọng đó, vấn đề có
tính chất quyết định là các đơn vị phải biết tổ chức một cách khoa học và hợp lý
cơng tác kế tốn của đơn vị. Chính vì thế, tổ chức kế tốn đƣợc hoàn thiện sẽ giúp
cho việc quản lý các nguồn thu và các nội dung chi của đơn vị hiệu quả hơn.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên Thành phố Quy
Nhơn là đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ một phần kinh phí chi thƣờng xuyên, từng
bƣớc thực hiện lấy “thu bù chi”. Nhiệm vụ của Trung tâm chủ yếu bao gồm: Tổ chức
hoạt động giáo dục thƣờng xuyên các cấp THCS và THPT, đào tạo ngắn hạn những
nghề có nhu cầu ở địa phƣơng; liên kết với các cơ sở đào tạo, các cơ sở sản xuất tổ
chức đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Trong những năm qua, Trung tâm đã có
những bƣớc phát triển và thay đổi trong mơ hình quản lý cũng nhƣ trong các hoạt
động nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm để phát triển, giảm dần sự phụ

thuộc vào Ngân sách nhà nƣớc.


2
Qua nghiên cứu và đúc kết từ thực tiễn hoạt động tổ chức kế toán tại Trung
tâm mặc dù đang từng bƣớc hồn thiện nhƣng vẫn cịn nhiều bất cập, cịn bị động
khi chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới. Với yêu cầu vừa phát triển quy mô, vừa
đảm bảo nâng cao chất lƣợng đào tạo, vừa phải huy động và sử dụng một cách có
hiệu quả các nguồn lực từ Ngân sách Nhà nƣớc và các nguồn thu sự nghiệp địi hỏi
tổ chức kế tốn của Trung tâm phải khoa học và phù hợp với thực tiễn hoạt động
của đơn vị. Vì vậy, vấn đề hồn thiện tổ chức kế toán tại Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên Thành phố Quy Nhơn có ý nghĩa thiết thực góp
phần nâng cao chất lƣợng quản lý tài chính và phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Hồn thiện
tổ chức kế tốn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
Thành phố Quy Nhơn” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan
Qua tham khảo một số đề tài nghiên cứu trƣớc đây đã đƣợc cơng bố về vấn
đề nghiên cứu tổ chức kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Hầu hết, các tác
giả chủ yếu đề cập đến nguyên lý, nguyên tắc chung và vai trò, ý nghĩa, đặc điểm tổ
chức kế tốn đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập, từ đó chỉ ra những ƣu điểm, tồn
tại trong tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời đề ra một số
giải pháp nhằm tiếp tục hồn thiện tổ chức kế tốn trong thời gian tới, cụ thể:
Tác giả Trần Thu Hằng (2014) với đề tài “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế
tốn tại Học viện chính trị hành chính quốc gia - Hồ Chí Minh” đã trình bày đƣợc
những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán của đơn vị sự nghiệp có thu, thực tế tổ chức
kế tốn của đơn vị, đƣa ra đƣợc những ƣu nhƣợc điểm trong từng khâu, từng vấn đề
của cơng tác kế tốn. Tuy nhiên, đề tài chƣa nêu đƣợc việc sử dụng nhu cầu thông
tin quản trị trong tổ chức cơng tác kế tốn tại đơn vị và chƣa có giải pháp phù hợp
đƣợc đƣa ra [4].

Tác giả Lê Thành Huyên (2014) với đề tài “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế
tốn nhằm tăng cƣờng quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở giáo
dục Bắc Giang” đã trình bày các lý luận cơ bản, đánh giá, phân tích thực trạng về tổ
chức kế tốn đơn vị sự nghiệp cơng lập từ đó đƣa ra các định hƣớng và giải pháp
nhằm hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị. Tuy nhiên, các giải pháp


3
mà tác giả đƣa ra chƣa dựa trên nền tảng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế [5].
Tác giả Phan Lê Bích Khiêm (2017) với đề tài “Hồn thiện tổ chức cơng tác
kế tại Trƣờng Cao đẳng Bình Định” đã đƣa ra đƣợc những lý luận, khái niệm cơ bản
về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục. Ngồi thực trạng tổ chức
cơng tác kế tốn trong các đơn vị sự nghiệp có thu giáo dục, ngƣời viết cũng đã đƣa
ra những quan điểm và giải pháp hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại đó [6].
Tác giả Đỗ Ngọc Trâm (2019) với đề tài tiến sĩ “Hồn thiện kế tốn trong các
trƣờng trung học chun nghiệp cơng lập Việt Nam” đã hệ thống hóa những vấn đề
lý luận về kế toán trong đơn vị sự nghiệp cơng lập theo cơ sở kế tốn, dùng kết quả
nghiên cứu thực chứng tại các trƣờng Trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam
một mặt bổ sung và củng cố hệ thống lý luận về cơ sở kế toán dành cho kế tốn đơn
vị sự nghiệp cơng lập Việt Nam mặt khác đề xuất các giải pháp góp phần hồn thiện
kế tốn tại các trƣờng Trung học chun nghiệp cơng lập Việt Nam theo cơ sở kế
tốn phù hợp trong tƣơng lai gần [11].
Tác giả Trần Lê Linh (2019) với đề tài “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế
tốn tại Học viện An ninh nhân dân” đã rút ra những vấn đề cịn tồn tại cần phải
hồn thiện nhằm phát huy đƣợc vai trị của kế tốn trong cơng tác quản lý của
đơn vị sự nghiệp [7].
Tất cả những đề tài nghiên cứu nêu trên là những tƣ liệu hữu ích về cả lý
luận và thực tiễn. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu về tổ chức kế toán tại các đơn
vị sự nghiệp công lập rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên lại chƣa có một cơng
trình nào nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trung tâm Giáo

dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xun Thành phố Quy Nhơn. Chính vì vậy, tác
giả chọn đề tài này với mong muốn có những đóng góp thiết thực vào tổ chức cơng
tác kế tốn nhằm đạt hiệu quả tốt hơn tại Trung tâm.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm ra giải pháp phù hợp để hồn thiện tổ chức
kế toán tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên Thành phố Quy
Nhơn nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng cơng tác kế tốn của Trung tâm.
Từ mục tiêu cơ bản đó, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể đƣợc xác định là:
- Làm rõ và hệ thống hoá các vấn đề cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong
các đơn vị sự nghiệp công lập;


4
- Phân tích và khảo sát thực trạng tổ chức kế tốn tại Trung tâm, từ đó đánh
giá thực trạng và chỉ rõ những ƣu và khuyết điểm trong quá trình hoạt động;
- Đề xuất các giải pháp hồn thiện tổ chức kế tốn trại Trung tâm nhằm góp
phần nâng cao chất lƣợng cơng tác kế tốn của Trung tâm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài:
Tổ chức kế toán tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng
xuyên Thành phố Quy Nhơn, gồm: tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống tài khoản,
chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, kiểm tra kế tốn và vấn đề ứng dụng cơng nghệ
thông tin phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin trong cơng tác kế
tốn.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản và tiến hành
phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán, khảo sát thực tế, vận dụng đánh giá
những ƣu nhƣợc điểm trong hoạt động cùng với việc đề xuất giải pháp hồn thiện tổ
chức kế tốn tại đơn vị.
+ Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ năm 2018 đến năm 2020.

+ Không gian nghiên cứu: Giới hạn tại phạm vi Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên Thành phố Quy Nhơn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng một số phƣơng pháp tiếp
cận nghiên cứu thực tế, tổng hợp, phân tích, tƣ duy logic và các phƣơng pháp kỹ
thuật cụ thể nhƣ so sánh, đối chiếu, nghiên cứu tại bàn...
- Phƣơng pháp xử lý dữ liệu:
Sử dụng phần mềm Word, Excel; so sánh, đối chiếu giữa lý thuyết và thực
tiễn đơn vị; phân tích, tổng hợp để đƣa ra các đánh giá tổng hợp và ý kiến đề xuất.
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:
Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả thu thập thông qua các giáo trình, sách, tài
liệu học tập; website của Trung tâm; hệ thống văn bản nội bộ nhƣ các báo cáo tổng
hợp; các biên bản thanh tra, kiểm tra; các chế độ tài chính, những quy định về tổ
chức kế toán trong các đơn vị giáo dục, chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính…


5
Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả thu thập đƣợc từ việc trao đổi, phỏng vấn
các đồng nghiệp về chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống báo kế toán…và ghi
chép lại.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Sau khi hoàn thành, đề tài dự kiến đạt đƣợc những kết quả cụ thể sau:
- Về mặt lý luận: Luận văn trình bày hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ
bản về tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với cơ chế tự
chủ tài chính.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng thực trạng tổ
chức kế tốn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên Thành
phố Quy Nhơn một cách có hệ thống. Trên cơ sở đó, đánh giá và xem xét những ƣu,
nhƣợc điểm về tổ chức kế toán tại đơn vị và đƣa ra những giải pháp có tính khả thi
nhằm tổ chức kế toán một cách khoa học, hợp lý góp phần nâng cao chất lƣợng

cơng tác kế tốn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên
Thành phố Quy Nhơn.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, phụ lục và
danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thƣờng xuyên Thành phố Quy Nhơn.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên Thành phố Quy Nhơn.


6

Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1. TỔNG QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP
CĨ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN
1.1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp cơng lập
Trong q trình đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động
của Chính phủ, các cơ quan Nhà nƣớc xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý của
mình về kinh tế, xã hội, phù hợp với yêu cầu phát triển, tách bạch rõ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Vì vậy, hiện nay
đơn vị sự nghiệp công lập thƣờng đƣợc định nghĩa khá giống nhau nhƣ:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật viên chức (2010) thì: Đơn vị sự
nghiệp cơng lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tƣ cách pháp
nhân, cung cấp dịch vụ cơng, phục vụ quản lý nhà nƣớc.
Theo Giáo trình “Tài chính cơng” của Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh (2005) thì: Đơn vị sự nghiệp cơng lập là tổ chức thuộc sở hữu Nhà

nƣớc, hoạt động cơ bản của nó là cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ công cho xã
hội trong các lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao... [12].
Theo Giáo trình “Kế tốn hành chính sự nghiệp” của Trƣờng Đại học Quy
Nhơn (2018) thì: Đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc là những đơn vị do Nhà nƣớc quyết
định thành lập hoạt động cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơng cho xã hội và các
dịch vụ khác trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thơng tin, thể dục thể thao,
nông-lâm-ngƣ nghiệp... nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của
ngƣời dân, duy trì sự hoạt động bình thƣờng của các ngành kinh tế quốc dân. Các
đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mà mang tính
chất phục vụ cộng đồng là chính hay cịn gọi là các đơn vị hoạt động vô vị lợi [10].
Nhƣ vậy, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức đƣợc thành lập bởi cơ quan có
thẩm quyền của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo trình tự,
thủ tục pháp luật quy định và giao cho thực hiện các nhiệm vụ thuộc về hoạt động
sự nghiệp nhằm cung cấp các hàng hóa và các dịch vụ công cộng đáp ứng cho nhu


7
cầu xây dựng và phát triển mỗi ngành, mỗi lĩnh vực hay tồn bộ nền kinh tế. Nguồn
tài chính để đảm bảo hoạt động do kinh phí Nhà nƣớc cấp hoặc các nguồn khác
nhằm thực hiện các chức năng nhiệm đƣợc giao trong từng giai đoạn nhất định.
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp cơng lập
Có nhiều tiêu thức để phân loại đơn vị sự nghiệp cơng lập, trong đó có một
số cách phân loại cơ bản nhƣ sau:
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo;
- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế;
- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực văn hóa thơng tin, nghệ thuật;
- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực thể dục thể thao;
- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trƣờng;
- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế;

- Đơn vị sự nghiệp khác.
Căn cứ theo cấp ngân sách, các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận kinh phí NSNN cấp hàng
năm từ cơ quan tài chính, phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp dƣới.
- Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I có nhiệm
vụ quản lý kinh phí ở cấp trung gian, là cầu nối giữa đơn vị dự toán cấp I và cấp III
trong một hệ thống.
- Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách để thực
hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Đơn vị dự tốn cấp III nhận kinh phí ngân sách từ đơn vị
cấp II hoặc cấp I (trong trƣờng hợp không có đơn vị cấp II).
- Đơn vị cấp dƣới của đơn vị dự tốn cấp III đƣợc nhận kinh phí để thực hiện
phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện tổ chức kế toán và quyết toán với
đơn vị dự toán cấp trên nhƣ quy định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp II, và
cấp II với cấp I.
Đứng trên góc độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, các đơn vị sự
nghiệp cơng lập có thể phân thành:
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ: Là
các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên đảm bảo đƣợc


8
tồn bộ chi phí hoạt động thƣờng xun và đầu tƣ, NSNN khơng phải cấp kinh phí
cho hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị và đƣợc vận dụng cơ chế tài chính nhƣ
doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp cơng lập tự bảo đảm chi thƣờng xuyên: Là các đơn vị có
nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp ln ổn định nên đảm bảo đƣợc tồn bộ chi phí
hoạt động thƣờng xun, NSNN khơng phải cấp kinh phí cho hoạt động thƣờng
xuyên của đơn vị.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thƣờng xuyên: Là
những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhƣng chƣa tự trang trải tồn bộ

chi phí hoạt động thƣờng xuyên, ngân sách Nhà nƣớc phải cấp một phần kinh phí
cho hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị.
- Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nƣớc bảo đảm chi thƣờng xuyên: Là
những đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc khơng có nguồn thu, kinh
phí hoạt động thƣờng xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách Nhà nƣớc đảm
bảo tồn bộ kinh phí hoạt động.
Theo quan điểm trên tiêu chí để phân loại đơn vị sự nghiệp công lập là mức
độ tự đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị sự nghiệp, đƣợc xác định
bằng công thức sau:
Mức tự bảo đảm chi phí
hoạt động thường xuyên
của đơn vị (%)

Tổng số nguồn thu sự nghiệp
=

x 100
Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Tổng nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thƣờng xun tính theo
dự tốn thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định.
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp và mức tự đảm bảo chi phí hoạt động
thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập được chia thành 3 loại:
Những đơn vị sự nghiệp cơng lập tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động
thƣờng xuyên là những đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo tồn bộ chi phí
hoạt động thƣờng xun, có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên của
đơn vị đƣợc tính lớn hơn hoặc bằng 100%.
Những đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động là
đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thƣờng



9
xun, phần cịn lại đƣợc NSNN cấp, có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng
xuyên của đơn vị đƣợc tính từ 10% đến dƣới 100%.
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp và đơn vị sự nghiệp công lập khơng có
nguồn thu đƣợc gọi là đơn vị sự nghiệp cơng lập do NSNN bảo đảm tồn bộ chi phí
hoạt động có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị đƣợc tính
dƣới 10%.
1.1.3. Đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.3.1. Đặc điểm hoạt động
Không nhƣ các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi
nhuận. Đơn vị sự nghiệp cơng lập là đơn vị đƣợc Nhà nƣớc thành lập để cung
cấp các dịch vụ cơng và có nguồn thu trực tiếp từ các đối tƣợng sử dụng dịch vụ
cơng đó.
Bắt nguồn từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vai trò của Nhà nƣớc
trong nền kinh tế thị trƣờng nên đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
cơng lập rất đa dạng và mang tính chất phục vụ là chính nên nguồn kinh phí hoạt
động của đơn vị này chủ yếu là do NSNN cấp. Nhƣng cho dù đơn vị đó có thuộc
ngành nào hay loại hình đơn vị sự nghiệp nào thì cũng đều có một số đặc điểm
chung nhất định:
- Thứ nhất, mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là khơng
vì lợi nhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng.
- Thứ hai, sản phẩm, dịch vụ do hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
tạo ra là các sản phẩm, dịch vụ mang lại lợi ích chung có tính bền vững, lâu dài
cho xã hội.
- Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi
phối bởi các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc.
- Thứ tư, việc quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với
việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính đƣợc tiến hành theo hai phƣơng thức
quản lý đầu vào và quản lý đầu ra.

1.1.3.2. Đặc điểm quản lý tài chính
Việc quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp cơng lập bắt buộc phải tuân
theo quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc vì nguồn lực tài chính phục
vụ chủ yếu cho các hoạt động là kinh phí từ NSNN cấp. Do đó, việc tổ chức kế tốn
trong đơn vị sự nghiệp công lập vẫn chủ yếu là về kế toán các hoạt động thu chi


10
thực hiện trong đơn vị, cụ thể hơn là việc quản lý và sử dụng các khoản kinh phí và
một số các khoản thu khác, cịn việc kế tốn để xác định kết quả hoạt động vẫn chƣa
đƣợc chú trọng nhiều.
Tuy nhiên, đến nay hoạt động kế tốn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công
lập đã và đang có những điều chỉnh cho phù hợp với thay đổi trong hoạt động của
các đơn vị, giúp nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động,
đặc biệt là hoạt động tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra, cơng tác quản lý tài chính đơn vị sự
nghiệp công lập bao gồm ba khâu công việc:
- Thứ nhất: Lập dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nƣớc trong phạm vi đƣợc
cấp có thẩm quyền giao hàng năm;
- Thứ hai: Tổ chức chấp hành dự toán thu, chi tài chính hàng năm theo chế
độ, chính sách của Nhà nƣớc;
- Thứ ba: Quyết toán thu, chi Ngân sách Nhà nƣớc
* Nội dung thu, nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp công lập
- Nội dung thu, bao gồm:
Các khoản kinh phí nằm trong dự tốn đã đƣợc duyệt của năm ngân sách
trƣớc nhƣng chƣa sử dụng đƣợc phép chuyển sang năm nay sử dụng tiếp.
Nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị bao
gồm nhiệm vụ thƣờng xuyên và nhiệm vụ đột xuất, kể cả nguồn viện trợ của
nƣớc ngồi.
Nguồn kinh phí NSNN cấp bao gồm: kinh phí đảm bảo hoạt động thƣờng

xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí
hoạt động; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ….
Phần để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định.
Các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các khoản thu từ viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp
ngân sách theo chế độ.
Lãi đƣợc chia từ các hoạt động liên doanh liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
Các khoản huy động vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc từ các cá nhân… phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà đơn vị đƣợc phép thực hiện.


11
Nguồn vốn liên doanh liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc
theo quy định.
- Nhiệm vụ chi, bao gồm:
Các khoản chi thanh toán cho cá nhân, bao gồm: Tiền lƣơng và các khoản
phụ cấp có tính chất lƣơng, tiền công, tiền thƣởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng
góp theo lƣơng (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ); các khoản thanh toán khác cho cá
nhân nhƣ khám sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động…
Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, bao gồm: Chi thanh tốn dịch vụ cơng
cộng, chi vật tƣ, văn phịng phẩm, chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội thảo,
công tác phí trong nƣớc; chi các đồn đi cơng tác nƣớc ngồi; đón các đồn khách
nƣớc ngồi vào Việt Nam, chi phí th mƣớn, chi phí nghiệp vụ chun mơn.
Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phƣơng tiện, vật tƣ, sửa chữa thƣờng
xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên mơn và duy tu, bảo dƣỡng các cơng trình cơ
sở hạ tầng.
Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định.
Chi thực hiện chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, viên chức.
Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Chi thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia.

Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao.
Chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nƣớc đặt hàng theo khung giá do Nhà
nƣớc quy định.
Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nƣớc quy định.
Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản theo các dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Các khoản chi khác theo quy định.
1.2. QUAN ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC KẾ TỐN TẠI
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP
1.2.1. Quan điểm tổ chức kế toán
Kế toán là một trong những cơng cụ quản lý có hiệu lực đƣợc sử dụng trong
các đơn vị để quản lý tài sản, quản lý quá trình tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh
phí. Thơng tin do kế tốn cung cấp mơ tả thực trạng hoạt động tài chính tại các đơn


12
vị giúp cho các cơ quan quản lý, các lãnh đạo ở các đơn vị có cơ sở để hoạch định
các chính sách, phƣơng hƣớng hoạt động và phát triển phù hợp với nhiệm vụ của
từng đơn vị.
Để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý đắc lực ở các đơn vị sự nghiệp
cơng lập, thì vấn đề tổ chức kế toán hợp lý và khoa học là một trong những tiền đề
tiên quyết của các đơn vị. Do đó để đạt đƣợc u cầu trên thì mỗi đơn vị sự nghiệp
công lập cần phải tổ chức kế tốn khoa học.
Có nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức kế toán nhƣ sau:
Theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, tổ chức cơng tác kế
tốn là việc tổ chức thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế tốn để phán ánh tình
hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ
kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản lƣu giữ tài liệu kế tốn, cung cấp thơng tin tài liệu
kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán [8].
Theo giáo trình “Kế tốn cơng trong đơn vị hành chính sự nghiệp” của

Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân (2005) thì “Tổ chức kế tốn trong đơn vị hành
chính sự nghiệp là việc tạo ra mối quan hệ qua lại theo một trật tự xác định giữa các
yếu tố chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp - cân đối kế tốn trong từng
nội dung cơng việc kế tốn cụ thể nhằm thu thập thơng tin chính xác, kịp thời” [3].
Theo Giáo trình “Ngun lý kế tốn” của Học viện Tài chính (2009) thì “Tổ
chức cơng tác kế toán cần đƣợc hiểu nhƣ một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ
chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phƣơng pháp kế toán, kỹ thuật hạch
toán, tổ chức vận dụng các chế độ, thể lệ kế toán… mối liên hệ và sự tác động giữa
các yếu tố đó với mục đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy tối đa chức
năng của hệ thống các yếu tố đó” [9].
Trên cơ sở các quan điểm trên, tác giả cho rằng tổ chức kế toán là việc tổ
chức thực hiện các phƣơng pháp kế toán trên nền tảng pháp lý về kế toán đƣợc
quy định, kết hợp với các phƣơng tiện, kỹ thuật cũng nhƣ nguồn lực của bộ máy
kế toán để thu thập, đo lƣờng, ghi nhận, xử lý, kiểm tra và tổng hợp thông tin về
các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị kế tốn nhằm phục vụ cho nhu cầu sử
dụng thông tin của các đối tƣợng bên trong lẫn bên ngồi đơn vị kế tốn. Tổ
chức kế tốn trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập vừa phải đảm bảo với đặc điểm


13
hoạt động và đặc điểm quản lý của từng đơn vị, vừa phải tuân thủ theo khuôn
khổ pháp lý chung.
1.2.2. Vai trị tổ chức kế tốn
Khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đơn vị sự nghiệp công
lập đƣợc Nhà nƣớc giao nhiệm vụ theo chức năng quản lý ngành và đƣợc phân cấp
quản lý theo các đơn vị dự toán cấp I, cấp II, cấp III. Các đơn vị sự nghiệp cơng lập
đƣợc trang trải chi phí bằng nguồn vốn cấp phát của NSNN, nguồn thu sự nghiệp và
các hoạt động dịch vụ. Mọi khoản thu, chi ở các đơn vị này đều phải đƣợc lập dự
toán một cách có cơ sở khoa học. Vì vậy, với quan điểm trên tác giả cho rằng tổ
chức kế toán khoa học và hợp lý sẽ đảm bảo kế toán thực hiện tốt vai trị và nhiệm

vụ của mình trong đơn vị và thỏa mãn tốt đƣợc thông tin kinh tế tài chính của đơn
vị cho các đối tƣợng quan tâm.
Do đó, theo tác giả việc tổ chức tốt kế tốn trong các đơn vị sự nghiệp cơng
lập sẽ mang lại các ý nghĩa cụ thể sau:
- Thứ nhất, tổ chức kế toán khoa học sẽ đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời
và đầy đủ các thơng tin kinh tế, tài chính của đơn vị cho các đối tƣợng quan tâm
giúp họ đƣa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.
- Thứ hai, tổ chức kế toán khoa học sẽ đảm bảo ghi chép, theo dõi, phản ánh
và giám sát chặt chẽ các loại tài sản, nguồn kinh phí của đơn vị, giúp cho việc nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, nguồn kinh phí trong các đơn vị.
- Thứ ba, tổ chức kế toán khoa học sẽ giúp cho kế toán thực hiện tốt yêu cầu,
chức năng và nhiệm vụ của mình trong hệ thống các cơng cụ quản lý nhằm đạt đƣợc
sản phẩm cuối cùng là thông tin cung cấp trên các báo cáo kế tốn có chất lƣợng và
đáng tin cậy cho nhà quản lý và các đối tƣợng sử dụng.
- Thứ tư, tổ chức kế toán khoa học sẽ giúp cho đơn vị sự nghiệp công lập có
đƣợc bộ máy kế tốn gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, nâng cao hiệu suất và hiệu quả
hoạt động của bộ máy kế toán.
Nhƣ vậy tổ chức kế toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý đối
với đơn vị sự nghiệp cơng lập. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay, một yêu cầu
đặt ra với tổ chức kế tốn là phải khơng ngừng đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng
nhu cầu quản lý của bản thân đơn vị cũng nhƣ phù hợp với các chính sách, chế độ,
thể lệ về kinh tế, tài chính của Nhà nƣớc.


14
1.2.3. Nguyên tắc tổ chức kế toán
Tổ chức kế toán một cách khoa học, hợp lý khơng những có ý nghĩa quyết
định đối với chất lƣợng của công tác kế tốn mà cịn là cơ sở để kế tốn cung cấp
thông tin kịp thời, đầy đủ, trung thực, hợp lý về tình hình tài sản, cơng nợ, nguồn
kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị phù hợp với

quy định của pháp luật kế tốn hiện hành và các quy định khác có liên quan.
Để đảm bảo thơng tin kế tốn cung cấp đầy đủ, kịp thời, minh bạch, rõ ràng,
đáng tin cậy, tổ chức kế toán cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, tổ chức kế toán phải đảm bảo yêu cầu khoa học và hợp lý, trên cơ
sở chấp hành đúng các nguyên tắc tổ chức và phù hợp với các chính sách, chế độ,
thể lệ quy chế tài chính kế tốn hiện hành.
- Thứ hai, tổ chức kế toán ở đơn vị phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ
chức quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của đơn vị.
- Thứ ba, tổ chức kế toán ở đơn vị phải phù hợp với biên chế đội ngũ và khả
năng trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên kế tốn hiện có.
- Thứ tư, tổ chức kế toán phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ
kế toán trong đơn vị, thu nhận, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin kế toán đáp
ứng yêu cầu quản lý, quản trị của đơn vị.
- Thứ năm, tổ chức kế toán phải đảm bảo đƣợc những u cầu của thơng tin
kế tốn và tiết kiệm chi phí hạch tốn phù hợp với kết quả, hiệu quả, tính kinh tế
của cơng tác kế tốn mang lại.
Xuất phát từ các yêu cầu trên, theo tác giả để tổ chức kế toán khoa học cần
phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc thống nhất:
Xuất phát từ vị trí của kế tốn trong hệ thống quản lý với chức năng thông tin
và kiểm tra hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập, vì vậy tổ chức kế
tốn phải có sự thống nhất giữa các đơn vị sự nghiệp công lập trong một hệ thống
quản lý, thống nhất giữa cấp trên và cấp dƣới, thống nhất giữa các đơn vị trong một
ngành, thống nhất giữa các ngành với nhau.
Tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo sự thống
nhất trong thiết kế, xây dựng các chỉ tiêu trên chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế
toán với các chỉ tiêu quản lý; thống nhất trong nội dung, kết cấu và phƣơng pháp


15

ghi chép trên các tài khoản kế toán và trong việc áp dụng chính sách tài chính, kế
tốn; thống nhất giữa chế độ chung và việc vận dụng trong thực tế tại đơn vị về
chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán.
Tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập cũng phải đảm bảo sự
thống nhất giữa bộ máy kế toán và bộ máy quản lý của đơn vị trong mối quan hệ
với bộ máy quản lý của ngành.
- Nguyên tắc phù hợp:
Tổ chức kế tốn một mặt phải tn thủ khn khổ pháp lý chung nhƣng cũng
phải đảm bảo phù hợp trên các nội dung sau:
+ Phù hợp với lĩnh vực hoạt động, đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập, nằm trong một hệ thống quản lý NSNN và đƣợc tổ chức theo cấp
đơn vị dự tốn có quy mô và phạm vi hoạt động khác nhau.
+ Tổ chức kế toán một mặt phải phù hợp với hệ thống phƣơng tiện vật chất
và các trang thiết bị hiện có của mỗi đơn vị sự nghiệp cơng lập, đồng thời phải phù
hợp với thực trạng đội ngũ lao động kế tốn tại chính các đơn vị này.
+ Ngồi ra, phù hợp với chế độ, quy định quản lý tài chính, Luật Ngân
sách và chế độ kế tốn hiện hành cũng nhƣ phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế
về nghề nghiệp kế tốn là địi hỏi có tính bắt buộc đối với tất cả các đơn vị sự
nghiệp cơng lập.
+ Bên cạnh đó, ngun tắc phù hợp cần phải đƣợc thực hiện trong tổ chức
bộ máy kế toán, ở đây là phù hợp với đặc điểm hoạt động và đặc điểm quản lý
của các đơn vị sự nghiệp cơng lập, đặc biệt là quản lý tài chính và phân cấp quản
lý tài chính.
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm:
Tổ chức kế tốn trong đơn vị sự nghiệp cơng lập một mặt đảm bảo tính tiết
kiệm, hiệu quả nhƣng đồng thời không đƣợc vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
Cụ thể là không để cho một cá nhân nắm tất cả các khâu của 1 quy trình hoặc kiêm
nhiệm các chức năng xét duyệt, thực hiện, ghi sổ và bảo quản tài sản.
- Nguyên tắc chi phí - hiệu quả:
Tổ chức kế toán phải đảm bảo hiệu quả trong quản lý các đối tƣợng hạch

toán kế toán trên cơ sở các thơng tin do kế tốn cung cấp.
Bên cạnh đó, tổ chức kế tốn cũng phải đảm bảo tính đơn giản, dễ làm, dễ


16
đối chiếu, kiểm tra; chất lƣợng thông tin do kế tốn cung cấp phải có đƣợc tính tin
cậy, khách quan, đầy đủ kịp thời, có thể so sánh đƣợc và bảo đảm tính khoa học, tiết
kiệm, tiện lợi cho việc thực hiện khối lƣợng cơng tác kế tốn trên hệ thống sổ kế
tốn cũng nhƣ cơng tác kiểm tra kế toán.
- Nguyên tắc tuân thủ:
Tổ chức kế toán phải đúng với những quy định trong điều lệ tổ chức kế toán
Nhà nƣớc, trong chế độ thể lệ do Nhà nƣớc ban hành và phù hợp với các chính sách,
chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ.
Kế tốn là một cơng cụ quan trọng để tính tốn, xây dựng và kiểm tra việc chấp
hành NSNN đối với tất cả các đơn vị sự nghiệp để điều hành và quản lý nền kinh tế
quốc dân. Vì vậy, tổ chức kế tốn phải tn theo những quy định chung, đó là những
quy định về nội dung cơng tác kế tốn, về tổ chức chỉ đạo cơng tác kế tốn.
1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TỐN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán cần đƣợc hiểu nhƣ là việc tạo ra mối quan hệ giữa
các cán bộ, nhân viên kế toán cùng các phƣơng tiện kỹ thuật ghi chép, tính tốn,
thơng tin đƣợc trang bị để thực hiện tồn bộ cơng tác kế tốn từ khâu thu nhận,
kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, phân tích và cung cấp những thơng tin kinh tế về
các hoạt động của đơn vị, phục vụ công tác quản lý. Do đó, tổ chức bộ máy kế tốn
là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức kế tốn ở các đơn vị sự
nghiệp cơng lập.
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán trong một đơn vị sự
nghiệp cơng lập cần có một bộ máy kế toán hợp lý. Bộ máy này đƣợc xây dựng trên
cơ sở định hình đƣợc khối lƣợng cơng tác kế tốn và tổ chức hệ thống thơng tin kế
tốn đạt chất lƣợng. Thông thƣờng căn cứ vào quy mô, địa bàn hoạt động, cơ sở hạ

tầng, trình độ quản lý cũng nhƣ trình độ chun mơn nghiệp vụ của bộ máy kế toán.
Cụ thể nhƣ sau:
- Một là, tổ chức quản lý của đơn vị. Tổ chức bộ máy kế tốn trong đơn vị sự
nghiệp cơng lập cần phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị (nhƣ quy mô
của đơn vị và các đơn vị phụ thuộc, cơ cấu các bộ phận phòng ban trong đơn vị, cơ
cấu tổ chức bộ phận tài chính kế tốn).


×