Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Hư cấu và sáng tạo trong hoàng lê nhất thống chí của ngô gia văn phái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.09 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

BÙI KHƯƠNG THỊNH

HƯ CẤU VÀ SÁNG TẠO
TRONG HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
CỦA NGƠ GIA VĂN PHÁI

Chun ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Quang


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.

Tác giả luận văn

Bùi Khương Thịnh


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9
5. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 9
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 10
Chương 1. HƯ CẤU, SÁNG TẠO VÀ HỒNG LÊ NHẤT THỐNG
CHÍ TRONG DỊNG CHẢY VĂN HỌC VIỆT NAM .............................. 11
1.1. Một số vấn đề lí luận chung ................................................................. 11
1.1.1. Khái niệm hư cấu, sáng tạo ............................................................ 11
1.1.2. Đề tài, chủ đề tư tưởng, cảm hứng. ................................................ 14
1.1.3. Kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ. ......................................................... 18
1.2. Tiểu thuyết chương hồi và tiểu thuyết chương hồi Việt Nam ............... 21
1.2.1. Tiểu thuyết chương hồi .................................................................. 21
1.2.2. Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam ................................................. 21
1.3. Hoàng Lê nhất thống chí, một thành tựu tiêu biểu của tiểu thuyết
lịch sử ........................................................................................................ 24
1.3.1. Vài nét về tác giả - tác phẩm......................................................... 24
1.3.2. Vấn đề thể loại của tác phẩm ........................................................ 27
1.3.3. Vị trí của tác phẩm trong văn học trung đại Việt Nam .................. 32
Tiểu kết ......................................................................................................... 32
Chương 2. HƯ CẤU VÀ SÁNG TẠO TRONG HOÀNG LÊ NHẤT
THỐNG CHÍ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ............................ 34
2.1 Đề tài.................................................................................................... 34


2.1.1 Hồng Lê nhất thống chí phản ánh sự sụp đổ trong toàn bộ cơ
cấu của triều đại Lê – Trịnh............................................................................34
2.1.2 Phong trào nông dân Tây Sơn với quy mô hồnh tráng, khí thế
hào hùng..........................................................................................................42
2.2 Chủ đề, tư tưởng ................................................................................... 44
2.2.1 Cách nhìn nhận, đánh giá khách quan của các tác giả Ngô gia

đối với giai cấp thống trị và phong trào Tây Sơn...........................................44
2.2.2 Vượt lên thiên kiến chủ quan để có cái nhìn đúng đắn về phong
trào Tây Sơn................................................................................................... 51
2.3. Cảm hứng ........................................................................................... 54
2.3.1. Cảm hứng phê phán hiện thực ....................................................... 55
2.3.2 Cảm hứng yêu nước........................................................................ 62
Tiểu kết chương 2: ........................................................................................ 67
Chương 3. HƯ CẤU VÀ SÁNG TẠO TRONG HỒNG LÊ NHẤT
THỐNG CHÍ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ
THUẬT ........................................................................................................ 69
3.1. Nghệ thuật xây dựng kết cấu ............................................................... 70
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật...............................................................75
3.2.1 Nhân vật vua chúa độc ác, bất tài, vô dụng.................................76
3.2.2 Khanh tướng, quan lại là những kẻ bất tài, vụ lợi, cơ hội, mất
hết nhân cách............................................................................................83
3.2.3 Nguyễn Huệ - anh hùng của dân tộc.........................................86
3.2.4 Nhân vật đám đông......................................................................90
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ............................................................... 91
Tiểu kết chương 3: ........................................................................................ 95
KẾT LUẬN .................................................................................................. 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................... 100
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chế độ phong kiến Việt Nam có dấu hiệu khủng hoảng từ thế kỷ XVI
đến thế kỷ XVIII và thực sự sụp đổ ở thế kỷ XIX. Sự khủng hoảng trầm trọng

đó đã ảnh hưởng lên tất cả các phương diện của đời sống, từ kinh tế, chính trị
cho đến những giá trị tinh thần. Phát triển trong điều kiện xã hội như thế, văn
học trung đại Việt Nam giai đoạn này vừa kế thừa di sản văn học dân tộc của
những thế kỷ trước, vừa có sự chuyển biến mạnh mẽ. Những tác phẩm văn
xuôi chữ Hán xuất hiện nhiều với nội dung phong phú. Trong số đó phải kể
đến Hồng Lê nhất thống chí, một tác phẩm xuất sắc của Ngơ gia văn phái.
Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn phái nổi lên như một kiệt tác,
“tập đại thành của nền văn xuôi chữ Hán Việt Nam”. Tác phẩm đã tái hiện
được diện mạo của thời kỳ bão táp nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam - giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Đó là thời kỳ các cuộc
đấu tranh giai cấp và cuộc đấu tranh dân tộc diễn ra hết sức gay gắt, quyết
liệt. Chưa bao giờ các tập đoàn phong kiến thống trị bộc lộ hết bản chất thối
nát, tàn bạo và phản động như lúc này. Đó cũng là cơ sở làm nảy sinh các
cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết chương hồi có qui mơ
của một bộ sử thi. Với nội dung hiện thực kết hợp với bút pháp nghệ thuật
sinh động, hấp dẫn, Hồng Lê nhất thống chí xứng đáng được coi là bộ tiểu
thuyết độc đáo trên cả hai phương diện: lịch sử và văn học. Bởi vậy, có nhiều
ý kiến cho rằng, không biết nên gọi tác phẩm này là văn học, hay sử học.
Nhiều lập luận được đưa ra, và có người cịn tự ý thay đổi bố cục tiểu thuyết
này khi dịch từ chữ Hán sang chữ Việt Nam hiện đại. Tất cả khơng ngồi mục
đích là phân định rõ ràng đặc trưng thể loại cho Hoàng Lê nhất thống chí. Tác


2

phẩm là sự hội tụ của cả Văn, Sử và Triết học. Chính sự đan xen, kết hợp này
đã làm nên sức hấp dẫn cho Hồng Lê nhất thống chí.
Từ trước đến nay, xung quanh tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có
nhiều cơng trình với những hướng nghiên cứu khác nhau. Nhưng, phần lớn

các nhà nghiên cứu thường hướng vào phân tích tác phẩm, hoặc so sánh với
những tiểu thuyết chương hồi trong nền văn học dân tộc, hoặc với văn học
Trung Quốc..., mà ít quan tâm đến vấn đề hư cấu và sáng tạo của tác phẩm.
Nghiên cứu vấn đề hư cấu và sáng tạo trong Hoàng Lê nhất thống chí
chính là đi sâu khám phá cái nhìn tinh tế, sâu sắc, đầy sáng tạo của các tác giả
dịng họ Ngơ Thì ở hai phương diện: nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Việc tìm hiểu vấn đề hư cấu và sáng tạo giúp ta không chỉ thấy được tổ chức
tác phẩm, không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên
ngoài giữa các bộ phận chương đoạn, mà còn hiểu được sự liên kết bên trong
bao gồm: các sự kiện, chi tiết, nhân vật, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề tư tưởng,
cảm hứng ... Hư cấu và sáng tạo trong Hoàng Lê nhất thống chí cịn cho ta
thấy được tài năng và phong cách độc đáo của Ngơ gia văn phái.
Đó là lí do chúng tơi chọn đề tài Hư cấu và sáng tạo trong Hồng Lê
nhất thống chí để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
Trong những tác phẩm văn xuôi chữ Hán thời trung đại của văn học Việt
Nam, Hồng Lê nhất thống chí đã đạt được những thành công xuất sắc mà
không tác phẩm nào có được.
Viết về Hồng Lê nhất thống chí có nhiều bài viết, nhiều cơng trình
nghiên cứu đã ra đời. Mỗi người một cách nghĩ, một cách cảm nhận, đánh giá,
nhận xét khác nhau. Nhưng dù ở góc độ nào, những cơng trình đó đều đánh
giá cao sự thành cơng của tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí về mặt cứ liệu
lịch sử và giá trị nghệ thuật. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng khẳng định


3

sự đóng góp của Hồng Lê nhất thống chí đối với văn xuôi Việt Nam thời
trung đại. Các nhà sử học có thể tìm thấy ở đấy những tư liệu lịch sử quí giá về
giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Các nhà nghiên cứu văn

học có thể tìm thấy trong tác phẩm này những bằng chứng về sự trưởng thành
của văn xuôi Việt Nam nói chung và tiểu thuyết chương hồi nói riêng. Chúng
ta có thể thấy được điều đó qua một số cơng trình nghiên cứu dưới đây:
Trên tạp chí Nghiên cứu văn học (số 7 - 1961), trong bài viết có nhan đề
“Mối quan hệ lâu đời và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung
Quốc”, Đặng Thai Mai cho rằng: “Văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho
học rất sâu sắc. Nhưng các thi sĩ, văn sĩ của nước ta đã tiếp thu những yếu tố
lành mạnh của tư tưởng Trung Quốc, phát huy tinh thần dân tộc, chủ nghĩa
nhân đạo, và tính nhân dân trong tác phẩm chữ Hán của họ. Văn thơ của họ,
mặc dù viết bằng tiếng nước ngồi, vẫn có một giá trị rõ rệt về nội dung cũng
như hình thức” [20, 8].
Trong bài viết này, khi nhận xét về các nhà văn cổ điển Việt Nam, Đặng
Thai Mai cũng cho rằng: “Các nhà văn cổ điển nước ta cũng đã có những cố
gắng để viết những truyện ngắn, truyện dài. Lối viết truyện ngắn theo thể
“truyền kỳ” đã thành hẳn một truyền thống. Một tập ký sự như cuốn Hồng
Lê nhất thống chí là một tập sáng tác có ý nghĩa tiểu thuyết lịch sử viết theo
tiểu thuyết chương hồi của Trung Hoa. Văn tự, văn thể là của Trung Quốc
nhưng nội dung là của Việt Nam” [20, 10].
Với bài viết trên, Đặng Thai Mai đã đề cập đến ảnh hưởng của văn học
Trung Quốc tới Hồng Lê nhất thống chí, đặc biệt là về mặt hình thức, và vấn
đề đặt ra là tìm hiểu xem Hồng Lê nhất thống chí là một tiểu thuyết lịch sử,
hay chỉ là một ký sự lịch sử?
Trên tạp chí Văn học (số 11- 1966), hai ơng Mai Quốc Liên và Kiều Thu
Hoạch, với: “Tìm hiểu giá trị hiện thực của “Hồng Lê nhất thống chí”, một


4

tác phẩm văn xuôi cổ điển tiêu biểu” đã bàn đến giá trị hiện thực của tác
phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Các tác giả khẳng định: “Hồng Lê nhất

thống chí là một tác phẩm có quy mơ, phản ánh hiện thực của một thời đại
vừa đau thương vừa hùng tráng trong lịch sử nước ta. Bằng sự kết hợp tài tình
giữa bút pháp lịch sử và nghệ thuật mơ tả sinh động đã làm cho tác phẩm có
được cả chiều sâu, lẫn chiều rộng của sự phản ánh hiện thực. Tác phẩm
Hồng Lê nhất thống chí là bằng chứng về sự trưởng thành chất sử thi của
văn học Việt Nam trung đại, đồng thời cũng cho thấy một sự nhìn nhận mới
về văn xi của cha ơng ta trong truyền thống trọng văn vần hơn văn xuôi.
Thực ra, văn xi nước ta đã từng có những tác phẩm có giá trị như: Lĩnh
Nam chích quái, Việt điện u linh tập, Truyền kỳ mạn lục, Thượng kinh ký sự,
Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tùy bút… nhưng so với tác phẩm Hồng Lê
nhất thống chí thì chưa thể sánh bằng cả về quy mô và giá trị nghệ thuật” [10,
27]. Trong bài viết này, hai tác giả Mai Quốc Liên và Kiều Thu Hoạch đã bàn
đến tính hiện thực trong tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí; đồng thời so sánh
tính hiện thực trong các sáng tác cùng thời với Hồng Lê nhất thống chí. Tuy
nhiên, để khẳng định tài năng của Ngô gia văn phái trong việc phản ánh một
cách sinh động, hấp dẫn hiện thực xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ
XVIII - đầu thế kỷ XIX, thì Mai Quốc Liên và Kiều Thu Hoạch chưa bàn kỹ.
Trên tạp chí Văn học, số 3 - 1974, Vũ Đức Phúc có bài viết nhan đề
“Hồng Lê nhất thống chí và sự thực lịch sử chung quanh việc Quang Trung
đại phá quân Thanh” để giới thiệu một số nhân vật quan trọng của triều đại
nhà Lê và nghĩa quân Tây Sơn. Trong bài viết này, Vũ Đức Phúc cịn có tranh
luận với Lê Sỹ Thắng về những vấn đề liên quan đến tác phẩm Hồng Lê nhất
thống chí. Ơng cho rằng: “Khơng ai phủ nhận Hồng Lê nhất thống chí là một
kiệt tác văn học, đồng thời là một cuốn sách căn bản được xây dựng trên sự
thực lịch sử. Đó là một cuốn có nhiều sự kiện lịch sử chính xác, bất kỳ nhà sử


5

học nào cũng phải coi trọng. Tuy nhiên tôi cũng hơi hoảng khi thấy người ta

quá tin vào Hoàng Lê nhất thống chí đến nỗi trích dẫn lan tràn và cho là đúng
cả nhiều đoạn là trái với sự thật. Chúng ta khơng thể qn rằng Hồng Lê
nhất thống chí dù sao cũng cịn nhiều tính chất một cuốn tiểu thuyết kiểu Tam
quốc chí” [28, 107].
Qua ý kiến trên đây, Vũ Đức Phúc muốn nói tới mức độ chính xác của
các sự kiện, cũng như nhân vật lịch sử được phản ánh trong tác phẩm. Và qua
cuộc tranh luận giữa ông Phúc và ông Thắng, có thể thấy tầm quan trọng của
tính trung thực lịch sử trong một tác phẩm văn học.
Trên Tạp chí Văn học, số 2, năm 1984, nhà nghiên cứu B. L. Riptin có
bài “Hồng Lê nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết Viễn Đơng”.
Ơng cho rằng, đây là một tiểu thuyết có tính chất lịch sử, lịch sử đương đại
của tác giả. Trước khi đi vào phân tích những thành cơng của Hồng Lê nhất
thống chí, B. L. Riptin đã nêu những nhận định khái quát về những nét giống
nhau trên con đường phát triển của văn học thành văn trong khu vực Viễn
Đông. Đồng thời, tác giả bài báo đã nhận định tính chất thể loại của loại hình tiểu
thuyết cũng như mối quan hệ giữa thể loại và tên gọi tác phẩm. Về việc xác
định thể loại cũng như cách gọi tên của Hồng Lê nhất thống chí, tác giả bài
báo xác định: “Có lẽ hợp hơn cả là dùng thuật ngữ tiểu thuyết - biên niên sử
để giải thích bản chất thể loại của tác phẩm này, thuật ngữ có nghĩa là sự ghi
chép tuần tự những sự kiện của cuộc sống đương thời đang diễn ra trước mắt
tác giả” [2, 40]. Nhưng ơng cũng khẳng định tác phẩm Hồng Lê nhất thống
chí khơng phải là một bản ghi chép có tính chất biên niên và một tác phẩm ký sự,
mà là một cuốn tiểu thuyết do các tác giả họ Ngơ viết về những sự kiện mà họ
chính là những người được chứng kiến và tham gia vào đó.
Theo Phạm Thế Ngũ, soạn giả của cơng trình Việt Nam văn học sử giản
ước tân biên, tập 1, Nhà xuất bản Đồng Tháp (1996), thì “Tác giả (họ Ngơ


6


Thì) chủ trương chép lại câu chuyện vua Lê thống nhất đất nước. Nhất thống
có nghĩa là thu quyền hành về một mối. Nguyên từ khi trung hưng ở Thanh
Hóa rồi ra Thăng Long, nhà Lê tuy làm vua song hầu như chỉ có hư vị, các
chúa Trịnh lập phủ riêng để xét đoán mọi việc quốc gia. Trong nước ta thời
bấy giờ có vua lại có chúa, quyền bính không thống nhất. Sau khi Trịnh Sâm
mất, kiêu binh làm loạn, nhà chúa suy vi. Rồi Tây Sơn ra Bắc, Nguyễn Huệ
lật đổ ngôi chúa đem quyền trị nước mà họ Trịnh đã đoạt, trả lại cho một
mình vua Lê. Đó chính là cái ý nghĩa của tựa đề Hồng Lê nhất thống chí.
Truyện khơi lên từ những năm cuối đời Trịnh Sâm trải ra cho mãi đến
khoảng đầu triều Nguyễn khi di hài vua Lê Chiêu Thống từ Trung Hoa được
đưa về nước. Tuy là chép theo sát sự thật lịch sử, song muốn cho hấp dẫn, tác
giả trình bày ra lối tiểu thuyết, chia làm 17 hồi, mỗi hồi đầu có hai câu thơ
làm mào, cuối có hai câu thơ kết thúc. Tự sự có đoạn mạch, trên dưới liên lạc,
trước sau hồi cố, tình tiết lại ly kỳ, đọc qua thấy phong vị của một tiểu thuyết
Tàu, tức như bộ Tam quốc chí diễn nghĩa vậy” [21, 227 ].
Trong Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc đến tiểu thuyết cổ
Việt Nam, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1998, Nguyễn Xuân Hòa đề cập đến
cơ sở xã hội, thời đại, quan niệm thẩm mỹ của sự giao lưu; sự ảnh hưởng
về phương diện nội dung (tư tưởng; hình tượng nhân vật; đề tài chủ đề, cốt
truyện; điển tích, điển cố) và nghệ thuật (thể loại, kết cấu, xây dựng nhân
vật). Theo Nguyễn Xuân Hòa, “xét về mặt nghệ thuật Hồng Lê nhất thống
chí chịu ảnh hưởng thể loại tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc” [11;53].
Trong lời giới thiệu bản dịch Hồng Lê nhất thống chí, Ngơ Tất Tố đã có
một nhận xét khá chính xác: “Thể tài của nó theo lối diễn nghĩa, mỗi hồi
đều khởi bằng hai câu mào đầu và kết thúc bằng hai câu thơ, giống như tiểu
thuyết Tàu nhưng nội dung thì là một truyện chí, chép tồn sự thật, khơng
bịa đặt, khơng tây vị” [11;53]....


7


Trong cuốn “Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX)”,
Nguyễn Lộc đã phân tích khá sâu sắc những đặc điểm nổi bật của thể loại
tiểu thuyết lịch sử và ký sự lịch sử. Từ đó ơng khẳng định: “Hồng Lê nhất
thống chí viết về những sự kiện lịch sử, lại chịu ảnh hưởng lối tiểu thuyết
chương hồi của Trung Quốc, vì vậy nhiều nhà nghiên cứu hay nhầm lẫn
cho nó là một tiểu thuyết lịch sử giống như Thuỷ Hử, Tam quốc diễn nghĩa
của Trung Quốc. Thực ra, nếu đi sâu vào đặc trưng kết cấu nghệ thuật của
nó, khơng thể gọi Hồng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử được, mà
phải gọi nó là một tác phẩm ký sự mới đúng” [18, 240].
Để đi đến kết luận này, Nguyễn Lộc cho rằng: “Nói đến tiểu thuyết là
nói đến tưởng tượng, đến hư cấu nghệ thuật, và nói đến tiểu thuyết lịch sử là
nói đến “tài tưởng tượng lịch sử” của nhà văn, như lời A.Tônxtôi … Vấn đề
quan trọng đối với nhà tiểu thuyết lịch sử là ở chỗ hư cấu thế nào để khơng
phá vỡ tính logic của lịch sử, mà trái lại, làm cho nó thêm rõ nét, sinh động.
Người viết tiểu thuyết lịch sử không bắt buộc phải trung thành với lịch sử cả ở
những chi tiết nhỏ nhất của nó, mà chỉ địi hỏi họ phải phản ánh trung thực
bản chất của lịch sử, nghĩa là phải phản ánh trung thực những biến cố của lịch
sử và q trình phát triển khách quan của nó. Hồng Lê nhất thống chí khơng
phải là tác phẩm được sáng tác theo một quan niệm như vậy. Các tác giả
Hoàng Lê nhất thống chí viết về những sự kiện lịch sử vừa mới xảy ra chứ
không phải những sự kiện lịch sử xa xưa” [18, 240 - 241].
Cuối cùng, Nguyễn Lộc khẳng định: “Các tác phẩm như Thượng kinh ký
sự, Công dư tiệp ký, Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục… đều thuộc loại
này. Trong số đó Hồng Lê nhất thống chí là tác phẩm ký sự về lịch sử đồ sộ
nhất và viết có nghệ thuật nhất” [18, 241].
Từ ý kiến trên đây của Nguyễn Lộc, chúng ta có thể nhận thấy rằng, dù
Hồng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử, hay ký sự lịch sử, thì nó vẫn là
tác phẩm có giá trị lịch sử to lớn nhất. Tất cả con người, sự kiện, năm tháng ở



8

đây đều có thực, chính xác. Đó là bức tranh sinh động, cụ thể về tình hình xã
hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX.
Trong sách Thi pháp văn học Việt Nam trung đại, Trần Đình Sử cho
rằng: “Văn học Việt Nam trung đại có ba bộ tiểu thuyết chương hồi, viết bằng
chữ Hán. Đó là bộ Nam triều cơng nghiệp diễn chí, cịn gọi là Việt Nam khai
quốc chí truyện gồm 8 quyển do Nguyễn Khoa Chiêm, tước Bảng trung hầu
soạn vào năm 22 đời chúa Minh Vương 1719 ở Đàng Trong. Tây Dương Gia
Tơ bí lục gồm 9 quyển do các tác giả Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa Đường,
Nguyễn Bá Am, Trần Trình Hiến soạn và Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ
gia văn phái (gồm Ngơ Thì Chí, Ngơ Thì Du và một số danh sĩ khác – theo
Kiều Thu Hoạch. Có thể gồm cả Ngơ Thì Nhậm, Ngơ Thì Thiến – theo Phạm
Tú Châu), gồm 17 hồi” [32, 300]. Hoàng Lê nhất thống chí hồn tồn theo mơ
hình chương hồi Trung Quốc. Mỗi hồi chứa đựng một số sự kiện chính, có
một câu đối ở đầu hồi, tóm gọn nội dung sự kiện. Cách trần thuật mở đầu
bằng niên hiệu lịch sử. Cách dẫn chuyện bằng “nói về”, “lại nói”, “chuyện
chia thành hai mối..” y như cách kể của tiểu thuyết chương hồi” [32, 302].
Hồng Lê nhất thống chí tuy cũng có miêu tả hoạt động quân sự nhưng
thiên về miêu tả cục diện chính trị và nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc
biệt là bộ mặt tinh thần của nhiều tầng lớp xã hội... Nhìn chung, có thể xem
Hồng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết sử thi. Tiểu thuyết Hồng
Lê nhất thống chí miêu tả vận mệnh toàn xã hội, toàn đất nước: Triều đại
suy tàn, xã hội phân hóa, vua chúa bất lực, kiêu binh nổi loạn, người tài
chạy đi tìm chủ, vua hèn rước voi giày mồ, Nguyễn Huệ diệt Trịnh, đuổi
ngoại xâm, xưng hồng đế thống nhất đất nước, nhưng khơng bao lâu thì
sơn hà vào tay nhà Nguyễn.
Qua sơ bộ tìm hiểu lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy, chưa có cơng
trình nào nghiên cứu vấn đề hư cấu và sáng tạo trong Hoàng Lê nhất thống



9

chí một cách hồn chỉnh, có hệ thống, trong một đề tài độc lập. Vì vậy, qua
việc xử lí đề tài này, chúng tơi hy vọng ít nhiều có những đóng góp nhất định
vào việc nghiên cứu tác phẩm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác phẩm Hồng Lê nhất thống
chí của các tác giả thuộc dịng họ Ngơ Thì. Trong q trình khảo sát, nghiên
cứu các vấn đề cụ thể của tác phẩm, chúng tôi không loại từ việc đối chiếu, so
sánh với các sáng tác cùng hoặc khác thể loại trong văn học trung đại.
b. Phạm vi nghiên cứu
Là một tác phẩm có qui mơ dung lượng lớn, Hồng Lê nhất thống
chí đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, nghiên cứu làm sáng tỏ, Tuy
nhiên, như yêu cầu của đề tài, trong luận văn này, chúng tôi chỉ dừng lại ở
việc tìm hiểu vấn đề Hư cấu và sáng tạo của các tác giả trong quá trình
sáng tác tác phẩm.
Để thực hiện đề tài, chúng tôi dựa trên bản dịch của Kiều Thu Hoạch,
nhà xuất bản Kim Đồng, 2006, bởi đây là bản dịch có độ chính xác cao và
được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng. Tất nhiên, trong q trình xử lí đề tài,
chúng tơi khơng loại trừ việc tham khảo các bản dịch khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện luận văn, chúng tơi chủ yếu sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
5. Đóng góp của đề tài

Luận văn tiếp cận Hồng Lê nhất thống chí ở góc độ tính hư cấu và
sáng tạo, từ đó xây dựng cơ sở để nắm bắt được giá trị của tác phẩm một cách


10

sâu sắc và toàn diện hơn, nhất là giá trị về mặt văn học. Luận văn tập trung
nghiên cứu sự kiện cùng con người gắn với những sự kiện đó. Vì vậy, với khả
năng phản ánh bao qt tồn diện như Hồng Lê nhất thống chí, khai thác
tính hư cấu và sáng tạo sẽ đưa lại một góc nhìn cận cảnh về xã hội Việt Nam
nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, đồng thời giúp người đọc nắm bắt
được giá trị toàn vẹn của tác phẩm cả về nội dung lẫn nghệ thuật cũng như tài
năng của các tác giả dịng họ Ngơ Thì.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Hư cấu, sáng tạo và Hoàng Lê nhất thống chí trong dịng
chảy văn học Việt Nam
Chương 2. Hư cấu và sáng tạo trong Hoàng Lê nhất thống chí nhìn từ
phương diện nội dung
Chương 3. Hư cấu và sáng tạo trong Hồng Lê nhất thống chí nhìn từ
phương diện hình thức nghệ thuật.


11

Chương 1
HƯ CẤU, SÁNG TẠO VÀ HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
TRONG DỊNG CHẢY VĂN HỌC VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề lí luận chung

1.1.1. Khái niệm hư cấu, sáng tạo
“Hư cấu: tạo ra bằng tưởng tượng (thường do yêu cầu của sáng tác văn
học – nghệ thuật) [29, 472]
“Hư cấu: là phương thức xây dựng hình tượng điển hình qua việc sáng
tạo ra những giá trị mới, những yếu tố mới, như sự kiện, cảnh vật, nhân vật
trong một tác phẩm theo sự tưởng tượng của tác giả. Đây là một yếu tố không
thể thiếu của sáng tác văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ
cuộc sống nhưng khơng sao chép ngun nó. Từ những chất liệu thực tế, nghệ
sĩ tổ chức, nhào nặn, sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật sinh động, rõ
nét và điển hình hơn, tùy thuộc chủ đề của tác phẩm. Hư cấu chính là dấu hiệu
của sáng tạo.
Sáng tạo: “Tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần; tìm
ra cái mới, cách giải quyết mới, khơng bị gị bó, phụ thuộc vào cái đã có”
[29, 847].
Như vậy, hư cấu nghệ thuật chính là dấu hiệu ban đầu của sáng tạo
nghệ thuật. Văn học nghệ thuật xưa nay, không đơn thuần chỉ là việc phản
ánh lại cuộc sống, hơn hết nó phải tìm cho mình cách biểu hiện tốt nhất, đáng
nói ở đây chính là ý thức về mặt sáng tạo, vì ý thức về sáng tạo tức là người
viết ý thức được bản thân, thể hiện được sự mày mò trong lao động sáng tạo
nghệ thuật, nhất là trong văn chương. Vì vậy hư cấu, sáng tạo là điều kiện tất
yếu trong sáng tác văn học. Đối với văn học trung đại Việt Nam, hư cấu sáng
tạo là yếu tố rất đáng được quan tâm.


12

Văn học trung đại phát triển với nhiều thể loại. Đến thế kỉ XVIII, đầu
thế kỉ XIX, thể loại phát triển và đạt thành tựu ngoài thơ, khúc ngâm, chúng ta
phải kể đến tiểu thuyết chương hồi, với Nam triều cơng nghiệp diễn chí của
Nguyễn Khoa Chiêm, Truyện kí chữ Hán Tây Dương Gia Tơ bí lục, Hồng

Lê Nhất thống chí của Ngơ Gia Văn Phái cuối XVIII - đầu XIX. Các tác phẩm
thuộc sử học với tên “chí, lục” nên ít hư cấu, tuy nhiên qua nhan đề sách với
nội dung thì lại có sự mâu thuẫn nhau, trong đó mâu thuẫn thấy rõ nhất là
trong Hồng Lê nhất thống chí. Chúng ta đều biết chí là một trong ba lối viết
sử của kỷ truyện. Tuy nhiên, đọc tác phẩm, ta khơng khỏi ngạc nhiên khi nhận
thấy, Hồng Lê nhất thống chí khơng thuộc loại hình lịch sử, mà thuộc loại
hình văn chương; chẳng những thế, nó cịn là tác phẩm văn chương đặc sắc.
Viết về chúa Trịnh Sâm, các nhà sử học đã ghi chép Trịnh Sâm là một ông
chúa hoang dâm, cuối đời lại mê Đặng Thị Huệ dẫn đến sự suy sụp của triều
đại Lê Trịnh, chứ khơng nói cụ thể Trịnh Sâm say mê Đặng Thị Huệ như thế
nào. Trong Hồng Lê nhất thống chí, chúng ta có thể nhận thấy một cách cụ
thể qua những chi tiết tiêu biểu như: một hôm Đặng Thị Huệ cầm xem viên
ngọc quý của Trịnh Sâm, chúa nói “nhè nhẹ tay chứ, đừng làm ngọc bị xây
xát”, thế là ả cầm viên ngọc ném xuống đất, vỡ tan, rồi cịn khóc tru tréo lên
làm nũng Chúa, bảo Chúa trọng của khinh người, rồi bỏ đi.., khiến cho Trịnh
Sâm phải dỗ dành mãi ả mới chịu làm lành, dù rất tiếc viên ngọc. Đặng Thị
Huệ, qua sử sách, chúng ta chỉ biết ả là một nữ tì của Trần Thị Vinh, có nhan
sắc lọt vào mắt Chúa, được Chúa u dấu. Tuy vậy qua Hồng Lê nhất thống
chí, chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn: ả khơng chỉ có nhan sắc, mà cịn ý thức
rất rõ về nhan sắc của mình, khơng từ một mánh kh nào để bắt Trịnh Sâm
phải phục tùng mọi tham vọng của mình “Lúc vương tử Cán đầy tuổi tôi, cốt
cách tướng mạo khôi ngô, đẫy đà, khác hẳn người thường... thấy vậy chúa
càng quý vương tử Cán bội phần. Cũng do đó, Thị Huệ mới ngầm có ý muốn
cướp ngơi thế tử”.


13

Hay viết về phong trào Tây Sơn, nhiều cơng trình nghiên cứu về tác
phẩm Hồng Lê nhất nhống chí đã thừa nhận rằng, đây chính là tác phẩm duy

nhất phản ánh một cách đầy đủ về phong trào Tây Sơn. Riêng về chiến dịch
Đống Đa, “sử sách nước ta không có cuốn nào ghi chép được đầy đủ và sinh
động như Hồng Lê nhất thống chí. Ngồi những yếu tố trên, Hồng Lê nhất
thống chí cịn ghi chép được cả sự toan tính, mưu mơ quỷ quyệt muốn thơn
tính, xâm lược nước ta của nhà Thanh, kẻ thì bình tĩnh, thận trọng như Tuần
phủ Tơn Vĩnh Thanh, kẻ thì hung hăng, hống hách như Tổng đốc Tôn Sĩ
Nghị... nhưng tất cả đều gặp nhau ở một điểm, mượn tiếng đem quân sang
nước ta để bảo tồn nhà Lê, nhưng thực chất để bóc lột, đàn áp và biến nước ta
thành quận, huyện của nhà Thanh, như các triều Hán, Đường, Tống, Minh
trước kia.
Hay như Huy quận cơng Hồng Tố Lý là nhân vật có thật. Khâm định
Việt Sử thơng giám cương mục xác nhận:
“Luôn mấy năm hạn hán mất mùa... đầy đường thây chết đói. Triều
đình... dựng qn tế sinh... nấu cơm cháo chia ra phát chẩn, người có
bệnh thì cấp cho thuốc thang. Lại hạ lệnh cho các trấn khuyên nhủ dân
sở tại, người giàu người nghèo giúp đỡ lẫn nhau; cấm nhân dân đóng
cữa khơng bán gạo. Tuy thế nhưng kẻ trên người dưới che đậy lẫn
nhau, mệnh lệnh của triều đình cũng chỉ thi hành một cách cẩu thả trên
giấy tờ sng thơi. Chỉ có Hồng Đình Bảo... kê tên những người trong
hạt... bắt người có quyền thế vật lực xác nhận lĩnh về ủy thác sự chu
cấp cho họ, hoặc chiếu theo nhân khẩu để cấp phát thực tiễn. Nhờ thế
mà nhiều người được toàn hoạt” [22, 946]. Như vậy, quốc sử khẳng
định quận Huy là người tốt, hoặc chí ít là người khơng xấu. Hơn nữa,
Lê Hữu Trác, xem quận Huy là người “vốn có tài của Chu Công ngày
xưa, thường rất khiêm tốn đối với kẻ sĩ trong thiên hạ [38,15 ].


14

Ấy nhưng, khi đi vào Hồng Lê nhất thống chí, quận Huy trở thành

tên phản phúc, ti tiện. Huy tính toán “Thị Huệ tuy được chúa yêu, nhưng
con trai của Thị Huệ cịn nhỏ, hùa theo khơng phải là kế lâu bền”. Thế rồi,
chẳng đếm xỉa gì đến tư cách của bậc khanh tướng, một mặt, quận Huy
“lấy châu báu đút lót cho những kẻ tay chân của thế tử Tông”, một mặt
“đem trăm lạng vàng và mười tấm đoạn Nam Kinh làm lễ yết kiến để xin ra
mắt thế tử”. Chẳng ngờ thế tử Tông không dong, thế là Huy trở mặt như trở
bàn tay, “âm thầm có chí phế lập”. Cũng từ đó Huy trở thành người riêng
của Thị Huệ, hoa mắt lên khi được Sâm giao làm phụ chính cho chú bé sài
đẹn “bụng to, rốn lồi”, “mê mẩn” trong thời cuộc, quay cuồng trong danh
vọng, tự làm chủ gánh vác mọi việc “không cần đùn đẩy cho ai” mà chẳng
thấy mối họa đang sắp vồ lấy mình.
Trên đây chỉ là một ít trường hợp đưa ra để làm dẫn chứng cho vấn đề
hư cấu và sáng tạo trong Hồng Lê nhất thống chí. Ở các chương sau, vấn đề
này sẽ trở lại đầy đủ hơn về cả ở phương diện nội dung và nghệ thuật.
1.1.2. Đề tài, chủ đề tư tưởng, cảm hứng.
Đề tài là khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện khách quan của nội
dung tác phẩm văn học. Đọc bất cứ tác phẩm nào, chúng ta cũng bắt gặp
những người, những cảnh và tâm tình cụ thể sinh động. Đó là phạm vi miêu tả
trực tiếp của tác phẩm. Tính chất của phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm
có thể hết sức đa dạng: “chuyện con người, con thú, cỏ cây, chim mng, thú,
đồ vật, lại có cả chuyện thần tiên, ma quái, chuyện quá khứ và chuyện viễn
tưởng mai sau. Nhưng mục đích của văn học khơng bao giờ chỉ là giới thiệu
những hiện tượng cá biệt của đời sống hay của tưởng tượng”[19, 259].
Đề tài là một phương diện nội dung của tác phẩm, là đối tượng đã được
nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi xã
hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm.


15


Chủ đề là vấn đề cơ bản của tác phẩm, là phương diện chính yếu của
đề tài. Khi phản ánh hiện thực nhà văn chẳng những xác định một phạm vi
hiện tượng đời sống mà còn tập trung soi rọi một số vấn đề có ý nghĩa hàng
đầu trong phạm vi đó. Nhà thơ Tố Hữu nói: “Vấn đề của nghệ thuật chính
là chủ đề, nói nơm na cho dễ hiểu là câu hỏi – câu hỏi của cuộc đời”. Gorki
nhấn mạnh tới vai trò chủ đạo của chủ đề trong sáng tác: “Chủ đề là cái tư
tưởng manh nha trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi lên, làm
tổ trong kho ấn tượng của anh ta, nhưng chưa định hình và địi hỏi thể hiện
thành hình tượng, thức tỉnh nhà văn, kêu gọi anh ta lao động để tạo hình
thức cho nó” [19, 262]. Như vậy, chủ đề hình thành từ trong ý đồ và biểu
hiện trong sáng tác.
Chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng xâm nhập
vào bản chất của đời sống. Chủ đề đóng vai trị rất lớn trong việc làm cho tác
phẩm trở nên quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng.
Chủ đề của tác phẩm văn học lớn bao giờ cũng vừa phản ánh sâu sắc
những vấn đề có nội dung lịch sử xác định, vừa từ mảnh đất lịch sử cụ thể ấy
nêu lên những vấn đề chung về sự tồn tại và phát triển của nhân cách con
người, về ý nghĩa của cuộc sống.
Chủ đề là phương diện khách quan của nội dung tư tưởng tác phẩm. Nó
cho thấy tác phẩm nói tới cái gì, nêu vấn đề gì của hiện thực đời sống. Gọi là
“khách quan”, bởi vì tuy chúng do tác giả xác định, nhưng lại do hiện thực qui
định, có cội nguồn từ hiện thực. Sức sống của tác phẩm trước hết là ở chủ đề
chân thật, có tầm quan trọng của nó. Khơng nêu được chủ đề có ý nghĩa
khách quan, hoặc nêu những vấn đề giả tạo, xuyên tạc hiện thực đều làm cho
tác phẩm bị rơi vào quên lãng và có hại trên mặt trận tư tưởng.
Phương diện chủ quan của nội dung tưởng tác phẩm là lí giải chủ đề.
Nếu xem tác phẩm như một lời phát biểu trước cuộc sống thì phần chủ đề có


16


thể xem như là “chủ ngữ”, còn phương diện chủ quan của nội dung tư tưởng
có thể xem là phần “vị ngữ”. Phần này thấm nhuần trong tác phẩm và biểu
hiện thành nội dung tư tưởng của tác phầm.
Người ta thường hiểu tư tưởng là một phán đoán khái quát về hiện
thực. Trong phán đốn đó bao giờ cũng chứa đựng một quan hệ có tính quy
luật giữa các hiện tượng, sự vật của đời sống. Chẳng hạn, nếu nói “con người”
thì tuy khái niệm đó cũng khái qt, nhưng chưa bao hàm tư tưởng. Nhưng
nếu nói “Người với người là bạn” , “Người ta là hoa đất”, “Con người, hai
tiếng tự hào”... thì trước mắt ta, đó là những tư tưởng. Tư tưởng chẳng những
bao giờ cũng nói lên một quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật, mà cịn
biểu thị một thái độ, một nhiệt tình khẳng định, phủ định, một ý muốn. Lê-nin
nói: “Tư tưởng – đó là nhận thức và khát vọng” [19, 265]. Tư tưởng đó dĩ
nhiên gắn liền với một thế giới quan, một lập trường giai cấp nhất định.
Nội dung tư tưởng tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là sự lí giải
dửng dưng lạnh lùng, mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt. Nhà phê bình Nga
Bêlinxki nói: “Trong cảm hứng nhà thơ là người yêu tư tưởng như yêu cái
đẹp, yêu một sinh thể sống, thấm nhuần tư tưởng một cách nhiệt tình”[19,
268]. Như vậy, cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một
ham muốn tích cực đưa đến hành động. Điều quan trọng là cần nhận ra cảm
hứng như một lớp nội dung đặc thù của tác phẩm văn học.
Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là niềm say mê khẳng định chân lí,
lí tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ
ngợi ca, đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các
thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường.
Cảm hứng của tác giả dẫn đến sự đánh giá theo qui luật của tình cảm.
“Nghệ thuật vận dụng quy luật riêng của tình cảm”[19, 269]. Niềm tin yêu,
say mê và khẳng định tư tưởng, chân lí làm cho tư tưởng trong tác phẩm



17

thường mang tính chất “thiên vị”, “thiên ái” đối với nhân vật của mình, chân
lí của mình. Nhà văn Nga Xantưcốp – Sêđrin đã nói: “Nếu thiếu một tư tưởng
thiên vị thì sẽ khơng có sức sống sơi động. Ngẫu nhiên, rời rạc, nguội lạnh,
nhạt nhẽo, đó là đặc trưng lớn nhất của tác phẩm khơng có tính khuynh
hướng. Khơng tình huống nào có thể bù đắp được cho sự thiếu sót đó”[19,
269 – 270].
Dĩ nhiên, khơng nên hiểu cảm hứng trong tác phẩm là thứ tình cảm
được biểu hiện một chiều. Tình cảm một chiều làm cho tác phẩm nghèo nàn,
hời hợt. Có người gọi tình cảm trong tác phẩm nghệ thuật mang tính chất
phức hợp.
Như vậy, nội dung của cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm bao giờ cũng
là một tình cảm xã hội đã được ý thức. Đó có thể là những tình cảm khẳng
định như ngợi ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng, yêu thương, đau xót, thương
tiếc... Đó có thể là những tình cảm phủ định các hiện tượng tiêu cực, xấu xa
như tố cáo, căm thù, phẫn nộ, châm biếm, chế diễu, mỉa mai... Các tình cảm
đó gợi lên bởi các hiện tượng xã hội được phản ánh trong tác phẩm tạo thành
nội dung cảm hứng của tác phẩm. Đúng như Hêghen nói là “các lực lượng tác
động thực thể phổ biến xuất hiện trong cá tính con người như là một cảm
hứng chủ đạo”[19, 271]. Nhà triết học nói đó là những sức mạnh của tâm hồn,
nó lay động tâm hồn ta vì tự nó là một sức mạnh hùng hậu của tồn tại con
người. Các “lực lượng phổ biến” đó, theo Hêghen, là gia đình, tổ quốc, nhà
nước, nhà thờ, vinh quang, tình bạn, phẩm giá, danh dự, tình yêu... Ở Hêghen,
cảm hứng chủ đạo là tinh thần thời đại xuất hiện trong một cá nhân. Ở đây,
cảm hứng chủ đạo cần hiểu là tình cảm xã hội của thời đại xuất hiện trong tác
phẩm. Người ta thường nói tới cảm hứng yêu nước, cảm hứng công dân, cảm
hứng nhân loại, cảm hứng anh hùng, chính là nói đến những tình cảm mang lí
tưởng lớn chi phối sự đánh giá trong tác phẩm. Dĩ nhiên những cảm hứng đó



18

mang nội dung lịch sử, giai cấp cụ thể, và khơng phải tình cảm nào cũng dấy
lên được cảm hứng.
1.1.3. Kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ.
Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Trên một
mức độ lớn có thể nói sáng tác tức là kết cấu. Nhiệm vụ của nhà văn là nhào
nặn vốn sống của mình để xây dựng thành những sinh mệnh nghệ thuật, nghĩa
là phải tái hiện những bức tranh đời sống giàu tính khái quát, tổ chức lại các
chất liệu sống, bỏ bớt những cái thừa, phát triển thêm cái chưa có, nối liền cái
xa nhau, tạo thành một chỉnh thể mang giá trị nghệ thuật. Đấy chính là nhà
văn đang tạo ra một cái kết cấu phù hợp cho đứa con tinh thần của mình.
Theo cuốn Lí luận văn học của Phương Lựu:
Kết cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm trong một tính độc đáo, gợi cảm của
nó. Cách tổ chức của thể loại, bố cục chung của một thể văn, nguyên tác
của một luật thơ cụ thể và cả mơ hình tư duy của một tác giả cố nhiên là
rất quan trọng, nhưng kết cấu tác phẩm trong phần sâu sắc nhất của nó
khơng phải là sự liên kết theo những cơng thức, biện pháp có sẵn, mà là
liên kết theo sự phát hiện đời sống và suy nghĩ của nhà văn, tạo thành một
hệ thống liên kết, tạo ra hiệu quả tư tưởng và thẩm mĩ [19; 296].
Theo cuốn Lí luận văn học của Hà Minh Đức (chủ biên) thì: Kết cấu là sự
tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức,
sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ
sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định. Kết
cấu là một yếu tố của hình thức, vì thế vai trị của nó chủ yếu được khẳng
định trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố của nội dung tác
phẩm như chủ đề, tư tưởng, tính cách, cốt truyện, các yếu tố ngồi cốt
truyện... [9; 179].



19

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật là “con người cụ thể được
miêu tả trong tác phẩm văn học”. Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng
có thể khơng có tên riêng, như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều.
Trong truyện cổ tích, ngụ ngơn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện
con người. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ,
không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào
đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong
Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong
Ơgiêni Grăngđê của Banzdắc” [27, 237].
Nhân vật văn học được xem như một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ,
khơng thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Nhân vật văn
học với chức năng cơ bản là khái quát tính cách của con người. Trong khi tính
cách là một hiện tượng xã hội, vì vậy chức năng khái quát tính cách của nhân
vật văn học cũng mang tính lịch sử cụ thể. Mỗi giai đoạn văn học thường có
một kiểu nhân vật nhất định.
Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn
và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn
giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân
vật kia. Nhân vật luôn gắn với cốt truyện. Nhờ được miêu tả qua xung đột,
mâu thuẫn, nên khác với hình tượng hội họa và điêu khắc, nhân vật văn học là
một chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời
gian, mang tính chất của một q trình. Các nhân vật cụ thể trong văn học hết
sức đa dạng, biểu hiện một cách chân thực và sinh động cuộc sống.
Hoàng Lê nhất thống chí có một hệ thống nhân vật đa dạng. Tuy
chưa hồn tồn thốt khỏi lối miêu tả tượng trưng ước lệ của thi pháp trung
đại, nhưng đã phần nào phản ánh tính chất hư cấu của thể loại tiểu thuyết
lịch sử. Có nhiều chi tiết nghệ thuật được tác giả xây dựng hoàn toàn hư



20

cấu nhằm thể hiện tính cách của nhân vật, nhưng vẫn khơng làm mất đi tính
chân thực của lịch sử.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật của các tác giả Ngô gia văn phái đã
chứng tỏ sự trưởng thành của nghệ thuật miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết
chương hồi nói riêng, văn xi trung đại Việt Nam nói chung.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên đã xác định
trong tác phẩm “ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể
hiện cá tính, sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” [27; 185]. Mỗi nhà
văn lớn bao giờ cũng là tấm gương cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ
trong quá trình sáng tác. Căn cứ chủ yếu để phân biệt ngơn ngữ văn học là
hình thái hoạt động ngơn ngữ mang ý nghĩa thẩm mĩ. Nó được sử dụng để
phục vụ nhiệm vụ trung tâm, là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp
nghệ thuật. Hình tượng văn học có khả năng tác động vào thế giới tinh thần,
vào trí tưởng tượng, liên tưởng của người đọc.
Ngơn ngữ trong văn học là ngơn ngữ tồn dân được trau chuốt, gọt dũa,
tinh luyện thành ngôn từ đặc sắc phù hợp với phong cách của từng tác giả. Là
một phương diện của nghệ thuật tác phẩm nó gắn kết với nội dung tạo nên
một chỉnh thể hồn chỉnh, hài hịa, góp phần làm nên giá trị của tác phẩm, để
sản phẩm văn chương của mình đi vào đời sống và chiếm lĩnh vị trí trong tình
cảm người đọc.
Ngơn ngữ tùy thuộc vào các thể loại văn học mà có sự khác nhau để
phù hợp với những sắc thái, cách biểu hiện khác nhau của thể loại. Đối với
thi ca thì ngơn từ thường bóng bẩy, gợi hình, gợi cảm, ngơn ngữ trong thơ
ca là ngơn ngữ có nhịp điệu, thu hút trí tưởng tượng, liên tưởng của bạn
đọc. Đối với văn xuôi, ngôn ngữ chia thành các tuyến ngôn ngữ của nhân
vật, của người kể chuyện, sinh động, lôi cuốn người đọc vào các tình tiết,

biến cố của truyện.


21

1.2. Tiểu thuyết chương hồi và tiểu thuyết chương hồi Việt Nam
1.2.1. Tiểu thuyết chương hồi
Thuật ngữ tiểu thuyết xuất hiện ở Trung Quốc sớm nhất trong sách của
Trang Tử, để chỉ các câu chuyện vặt, khơng có ý nghĩa là thể loại văn học.
Đến đời Đông Hán, tiểu thuyết được hiểu là mọi chuyện kể đủ loại tạp nham
ngoài phạm vi lục kinh. Tuy đã nói tới một đặc điểm quan trọng của tiểu
thuyết là ngoài phạm vi kinh sử, nhưng cũng chưa phải là thể loại văn học.
Phải đến đời Đường Tống mới có hình thức tiểu thuyết thoại bản. Khái niệm
tiểu thuyết hiện đại phải đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX mới có [31, 9].
Tiểu thuyết chương hồi là tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc xuất
hiện rất sớm. Chúng bắt nguồn từ những thoại bản - là những chuyện được
lưu truyền trong dân gian từ đời nhà Đường (thế kỉ VII - X) về sau được
các tác giả hư cấu thêm để liên kết các câu chuyện kể tản mạn trong dân
gian thành những bộ tiểu thuyết hồn chỉnh như Tây du kí, Tam quốc diễn
nghĩa, Thủy hử...
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tiểu thuyết chương hồi là một thể
thuộc loại tác phẩm tự sự dài hơi của Trung Quốc, thịnh hành vào đời Minh,
Thanh” [23; 280].
1.2.2. Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam
Tiểu thuyết chương hồi ở nước ta mở đầu với Nam triều cơng nghiệp
diễn chí (1719) của Nguyễn Khoa Chiêm ở Đàng Trong, đạt tới đỉnh cao rực
rỡ với Hoàng Lê nhất thống chí (cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX) ở đàng
Ngoài và kết thúc với Việt Lam xuân thu (1908). Đặc điểm của thể loại này là
thường chia ra các hồi, mở đầu mỗi hồi là một câu đối thâu tóm tồn bộ nội
dung của cả hồi, cuối mỗi hồi bao giờ cũng là câu “muốn biết sự việc ra sao,

xin xem hồi sau phân giải”.
Để có thể bao quát được một phạm vi hiện thực rộng lớn và phức tạp của
xã hội đương thời, văn chương buộc phải tìm đến những thể loại dài hơi,


×