1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chủ nghĩa tượng trưng là một luồng gió mới lạ, hình
thành trong đời sống nghệ thuật phương Tây nửa cuối thế kỷ XIX,
làm tiền đề học thuật cho chủ nghĩa hiện đại phương Tây phát triển
và nở rộ với nhiều trào lưu, khuynh hướng. Thơ tượng trưng với
những gương mặt như Baudelaire, Mallarmé, Valéry, cùng những
nhánh thơ được nảy ra thêm vào đầu thế kỷ XX như thơ siêu thực (A.
Breton, L.Aragon,. P.Elaurd), thơ ấn tượng (Apollinaire) đã đem lại
nhiều kinh ngạc, ngưỡng mộ và say mê cho bao lớp người yêu thơ
trên thế giới. Nhập trong dịng văn hóa thực dân sang khai thác thuộc
địa Đông Dương, thơ tượng trưng Pháp đã cuốn hút những thanh
niên trí thức Tây học ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX.
Trong khí thế canh tân, đổi mới văn hóa nước nhà khi “nền Hán học
đã đứt hết cội rễ”, lẽ đương nhiên, thơ tượng trưng Pháp với quan
niệm nghệ thuật mới mẻ đã khơi gợi sự trải nghiệm của những nhà
thơ hiện đại Việt Nam để thỏa mãn khát vọng sáng tạo khôn cùng.
1.2. Hầu hết các nhà thơ mới xuất sắc Việt Nam đều ảnh
hưởng của ông tổ trường phái thơ tượng trưng Charles Baudelaire.
Trong số đó, có thể xem Đinh Hùng là một trong những gương mặt
thơ chịu ảnh hưởng sâu đậm nhất. Với háo hức hướng về nguồn thơ
tượng trưng, Đinh Hùng đã tạo nên trong thơ mình một sắc thái đặc
biệt. Tuy nhiên, thơ Đinh Hùng lại khiến giới nghiên cứu, phê bình
phải e dè trong một thời gian rất dài. Có lẽ, số phận thơ Đinh Hùng
cũng chơng chênh như thế đứng Những bông hoa ác (tập thơ duy
nhất của Baudelaire) với những ý kiến đánh giá khác nhau, nhiều khi
ở hai thái cực. Dù được ví như cánh bướm nhỏ bay trong “cơn mê
trường dạ”, “là thi sĩ với tất cả nghĩa của danh từ” (Đặng Tiến), tuy
2
vậy, Đinh Hùng đến nay vẫn còn một hiện tượng bí ẩn của nền văn
học Việt Nam.
1.3. Có thể khẳng định, thế giới nghệ thuật thơ Đinh Hùng là
một lâu đài kỳ diệu mà càng tìm tịi khám phá, chúng ta càng phát
hiện thêm nhiều giá trị có ý nghĩa lớn lao về nội dung cũng như hình
thức nghệ thuật. Chính điều này đã cuốn hút chúng tơi tìm hiểu,
nghiên cứu về tác giả này. Chọn đề tài Nghệ thuật tượng trưng trong
thơ Đinh Hùng.
2. Lịch sử vấn đề
Đinh Hùng bước vào làng thơ Việt Nam với một hành trang rất
nhẹ nhàng giản dị và có nhiều nét riêng. Được coi là nhà thơ tượng
trưng trong phong trào Thơ mới, thơ Đinh Hùng có đầy đủ những
đặc điểm của chủ nghĩa tượng trưng. Thơ ơng trau chuốt, gọt giũa, có
nhiều ý hay lạ, nhiều hình ảnh và ngơn từ qi dị, yêu ma… Tất cả
điều đó phần nào nói lên được tầm vóc và vị trí của Đinh Hùng trong
nền thơ Việt Nam hiện đại.
Năm 2001, Trần Đình Sử với Những thế giới nghệ thuật
thơ có những kiến giải thú vị về thơ tượng trưng, cũng như sự ảnh
hưởng của nó đối với Thơ mới nói chung và Đinh Hùng nói riêng.
Do hồn cảnh lịch sử và số phận cuộc đời ngắn ngủi của nhà
thơ, ngay lúc sinh thời, Đinh Hùng chưa được nhìn nhận và đánh giá
xứng tầm, phải đến sau ngày ông mất, các nhà nghiên cứu mới thừa
nhận những đóng góp của Đinh Hùng trong nền văn học Việt Nam
hiện đại. Đặc biệt, từ 1975 trở đi, nhiều nhà nghiêu cứu khẳng nhận
sự ảnh hưởng sâu đậm của thơ tượng trưng Pháp trong sáng tác của
ông. Và với cái nhìn đa chiều, các học giả đã gợi mở cho đề tài
chúng tôi những hướng tiếp cận mới về Nghệ thuật tượng trưng
trong thơ Đinh Hùng.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng chính để khảo sát đề tài Nghệ thuật tượng
trưng trong thơ Đinh Hùng là hai tập thơ Mê hồn ca và Đường vào
tình sử. Những tác phẩm khác của ơng như văn xi, tiểu luận, phê
bình… được xem là tài liệu tham khảo quan trọng, soi sáng nhiều
vấn đề trong quá trình nghiên cứu.
3.2. Tuy là tìm hiểu Nghệ thuật tượng trưng trong thơ Đinh
Hùng trong tính chỉnh thể giữa nội dung và hình thức, nhưng luận
văn chỉ tập trung nghiên cứu trên những phương diện nổi bật nhất.
Đó là thế giới hình tượng: hình tượng cái tơi, hình tượng không gian,
thời gian; các phương thức biểu hiện: ngôn ngữ, nhạc điệu, biểu
tượng và nghệ thuật tương hợp của thơ Đinh Hùng trong tương quan
với nghệ thuật tượng trưng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp vận dụng thi pháp học
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp:
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích
cho học sinh, sinh viên khoa Ngữ văn các trường Đại học, cao đẳng,
cũng như phổ biến rộng rãi cho những ai yêu thích văn học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội
dung luận văn được triển khai theo ba chương:
Chương 1. Đinh Hùng trong nguồn tượng trưng Thơ mới
Chương 2. Nghệ thuật tượng trưng trong thơ Đinh Hùng - nhìn từ thế
giới hình tượng
Chương 3. Nghệ thuật tượng trưng trong thơ Đinh Hùng - nhìn từ
phương thức biểu hiện
4
CHƯƠNG 1. ĐINH HÙNG TRONG NGUỒN
TƯỢNG TRƯNG THƠ MỚI
1.1. Thơ tượng trưng - khởi nguồn thi học Thơ mới
Sau một thập kỷ hiện diện của Baudelaire, một lớp nhà thơ
trẻ nhiệt tình cổ động, hưởng ứng, tiếp bước tác giả Những bông
hoa ác. Họ sẵn sàng công phá vào các pháo đài của lớp thi sĩ đàn anh
đi trước để thõa mãn khát vọng sáng tạo, kiếm tìm tuyệt đối để mở ra
lối tư duy mới lạ, độc đáo cho thơ và vầng hào quang của thơ tượng
trưng càng tỏa sáng khi có sự xuất hiện của các gương mặt tiếp sau
Baudelaire như: P. Verlaine (1844 – 1896), S.Mallarmé (1842 –
1898)…Những thi sĩ này tấu lên những giai điệu từ cõi lòng sâu
thẳm, huyền diệu tạo thành bản hòa âm tuyệt hảo cho trường phái
văn học mà J.Moreas gọi là “chủ nghĩa tượng trưng” (Symbolisme).
Tuy nhiên, chủ nghĩa tượng trưng khơng có một phương
pháp sáng tác cụ thể, rõ ràng như chủ nghĩa cổ điển hay chủ nghĩa
lãng mạn.
Một đặc trưng khác cũng không kém phần quan trọng của mĩ
học thơ tượng trưng là đề cao vai trò âm nhạc trong thơ, khai thác
tính nhạc cho thơ thêm hay. Âm nhạc mang sức mạnh linh diệu liên
kết “cái mơ hồ” với “cái chính xác”. Đồng thời, nó giúp ta thể hiện
thế giới chiêm bao, tiềm thức sâu thẳm, mênh mông của con người.
Thơ tượng trưng là một trào lưu của thơ hiện đại. Trong q
trình sinh thành, phát triển, nó gặp khơng ít cản trở, phản ứng từ
nhiều phía. Nhưng vượt qua mọi thử thách, thơ tượng trưng đã làm
tròn sứ mệnh lịch sử của mình, đoạn tuyệt hẳn với nền văn học
truyền thống; mở ra một nền văn học mới hiện đại.
Có thể xem chủ nghĩa tượng trưng với những đặc trưng trên
là một trong những khởi nguồn của mỹ học Thơ mới.
5
Nói đến dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng trong Thơ mới,
chúng ta không thể bỏ qua quan niệm “tương ứng giác quan” của
Baudelaire. Các nhà thơ mới đã phối ứng lại thế giới tự nhiên theo
nhiều chiều kích khác nhau. Bích Khê tận hưởng trong điệu nhạc
hương vị “mát như xuân và ngọt tợ hương”, hay ngất ngây, tê mê
trong khơng gian ảo diệu, trộn hịa mn âm sắc hương, dẫn dắt thi sĩ
lạc vào vùng mộng tuyết, bến xa khơi.
Tóm lại, Thơ mới có những cuộc bức phá ngoạn mục, nhanh
chóng bắt kịp nhịp điệu phát triển và hòa vào dòng chảy của thi ca
hiện đại thế giới. Đặc biệt, sự gặp gỡ thơ tượng trưng Pháp là tâm
điểm thu hút các nhà thơ trẻ, giúp họ tiến nhanh trên con đường hiện
đại hóa thơ ca dân tộc. Tuy vậy, Thơ mới Việt Nam chưa thể hình
thành một chủ nghĩa tượng trưng như ở phương Tây. Song, không
thể phủ nhận, chủ nghĩa tượng trưng đã in dấu ấn đậm nét và góp
phần làm nên giá trị của Thơ mới.
1.2. Đinh Hùng - thi sĩ của nguồn tượng trưng Thơ mới
Phong trào Thơ mới xuất hiện nhiều tổ chức thi ca, trong số
đó ba tổ chức thi ca có tuyên ngôn nghệ thuật tương đồng với mỹ học
tượng trưng là Trường thơ Loạn, Xuân thu Nhã Tập, Dạ Đài.
Trong số các tổ chức thi ca kể trên, Trường thơ Loạn với
những vần thơ độc đáo, để lại nhiều ấn tượng với văn giới, bạn đọc
hơn cả. Khởi nguồn của Trường thơ Loạn chính là nhóm thơ Bình
Định (cịn gọi là Bàn thành tứ hữu hay nhóm Tứ linh: Long, Ly,
Quy, Phụng, ứng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn và Chế Lan
Viên). Nhóm thơ Bình Định sau này có sự phân hóa về khuynh
hướng: Quách Tấn theo hướng hiện thực cổ điển; Hàn Mặc Tử, Chế
Lan Viên và Yến Lan thuộc hướng lãng mạn và bắt đầu thiên về địa
hạt tượng trưng.
6
Bằng cái nhìn siêu hình, hư ảo, thi nhân đã cảm nhận ranh
giới giữa địa ngục và cuộc sống, giữa cõi âm và cõi dương thật mờ
ảo, mong manh… Với những cách tân táo bạo về quan niệm nghệ
thuật và phương thức thể hiện, các thi sĩ đã tạo ra những vần thơ lạ
lẫm khiến bao người sững sốt… Tiếc rằng, hiện tượng thi ca mang
tính đột phá và ngoạn mục ấy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Kế thừa ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, Xuân Thu
nhã tập nâng nhạc thành đạo trong sáng tác. Đạo cũng biểu hiện của
cái đẹp và chân lí tuyệt đối, là cái thật ở mức độ cao cấp và tiềm ẩn.
“Cái gì trong trẻo là đẹp”. Và “cái gì đẹp là thật”. Đó là vẻ đẹp của
hương hoa, chất ngọc, của ý tưởng hồn nhiên, vơ tư lợi, của cử chỉ vơ
lí do, “hòa hợp ta trong cái Đẹp và ấp ta nằm trong Sự thật”. Chính
vì vậy, các tác giả Xn Thu đưa ra mơ hình sáng tạo: “Thơ = Trong
= Đẹp = Thật” và bằng tun ngơn sáng tác: “Trí thức, Sáng tạo, Đạo
lý”.
Những quan niệm nghệ thuật của Xuân Thu thể hiện khát
vọng thay đổi và phát triển thơ ca Việt. Một số tác phẩm kết tinh
nghệ thuật độc đáo, làm tường minh được những vấn đề lý luận mà
nhóm đã đưa ra, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc...
Tiếp nối Trường thơ Loạn và Xuân Thu nhã tập, Dạ Đài
(gồm Trần Dần, Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ Hồng Địch, Vũ
Hồng Chương) là bước tìm tòi cuối cùng của phong trào Thơ Mới.
Cũng giống như Xuân Thu nhã tập và Trường thơ Loạn, chịu
sự chi phối của thuyết “tương ứng giữa các giác quan”, Dạ Đài rất
chú trọng nhạc tính trong thơ. Nhạc tính trong thơ họ được kết tinh
từ “sức khêu gợi của chữ” và “sức sống rung động của tâm lý bài
thơ”. Họ cho rằng, tác phẩm thơ phải được tự do lựa chọn nội dung
cũng như hình thức: “thi đề của chúng tôi là tất cả một vũ trụ muôn
chiều, và thi liệu của chúng tôi là tất cả mớ ngôn từ rộng rãi”.
7
Tuyên ngôn tượng trưng của Dạ Đài không hệ thống, sâu
sắc, và sáng tác cũng không đủ sức theo kịp những gì từng tuyên bố.
Nhưng với tất cả những gì đã làm được, các thi sĩ Dạ Đài chứng tỏ
sự tiến bộ cùng khát vọng sáng tạo nghệ thuật không ngừng trong
tiến trình đổi mới của thi ca Việt Nam hiện đại.
Đinh Hùng bước vào làng thơ với hành trang rất nhẹ. Ơng có
cả 4 tập thơ. Ba tập: Đám ma tơi, Mê hồn ca, Đường vào tình sử
xuất bản khi tác giả còn tại thế. Mai Thảo nhận định Đám ma tôi “là
một tác phẩm căn cứ, sau này sẽ là điểm tựa quý báu cho người viết
văn học sử muốn chiếu sáng tường tận, thấu đáo vào cái thế giới
mênh mơng nhưng khép kín của Đinh Hùng”
Qua hành trình sáng tác của Đinh Hùng, có thể thấy dù ở giai
đoạn nào, viết về đề tài nào, nhà thơ cũng giữ được giọng điệu và
phong cách nghệ thuật rất riêng của mình.
Có thể thấy, sự tiếp thu chủ nghĩa tượng trưng vừa là một tất
yếu khách quan trong tiến trình hiện đại hóa văn học, vừa là một sự
lựa chọn nghệ thuật của các tác giả phong trào Thơ mới. Bằng những
quan niệm thẩm mỹ, thi học độc đáo, tân kì; trường phái tượng trưng
đã thắng vượt mọi rào cản và tạo ra một lực hấp dẫn đặc biệt với
nhiều thế hệ thi sĩ không chỉ trên mảnh đất nó sinh thành mà mở rộng
ra tồn thế giới. Khi đến Việt Nam, thi phái tượng trưng bén rễ, đơm
hoa kết trái, trở thành một chi lưu của phong trào Thơ mới. Trong số
các nhà thơ mới, Đinh Hùng là nhà thơ chịu nhiều ảnh hưởng của thi
phái này. Nhờ tiếp thu nghệ thuật tượng trưng, các thi sĩ Thơ mới đã
góp phần mang lại dáng dấp hiện đại mới cho thơ, góp phần làm nên
sự đa sắc màu cho cả một nền văn học.
Chương 2
8
NGHỆ THUẬT TƯỢNG TRƯNG TRONG THƠ ĐINH HÙNG
NHÌN TỪ THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG
2.1. Hình tượng cái tơi
“Cái tơi trữ tình là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm
xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của
chủ thể và thơng qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình,
tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt độc đáo mang tính thẩm mĩ
nhằm truyền đạt tinh thần ấy đến người đọc” [2, 32]. Tiến trình thơ
trong lịch sử văn học nói chung luôn luôn đồng hành với sự vận động
của các kiểu cái tơi trữ tình. “Mỗi thời đại đều có lối cảm xúc tế nhị
hay cao siêu, hay tự do của nó. Tóm lại, mỗi thời đại đều có lối quan
niệm riêng về thế giới của nó. Cái này được biểu hiện rõ ràng nhất và
hồn tồn nhất vì tiếng nói dùng để diễn đạt tất cả những gì diễn ra
trong tinh thần con người” [48, 15]. Nhìn lại lịch sử thơ Việt Nam,
có thể thấy, từ ngày Thơ mới đăng quang cũng là ngày cái tôi cá
nhân ngự trị trên thi đàn trong niềm kiêu hãnh. Xã hội Việt Nam có
nhiều biến động. Vì thế cái tơi cá nhân trong Thơ mới mang hơi thở
thời đại, nó vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền văn hóa mới. Sự
hiện diện của cái tôi cá thể đã mở ra cái nhìn mới về thế giới, con
người, tạo nên những bước ngoặt, cách tân trong thi pháp và tư duy
thơ, làm bừng nở những tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo.
Trong giai đoạn đầu của phong trào Thơ mới, cái tơi trữ tình
mang đậm sắc thái lãng mạn. Các nhà thơ lấy hồn mình làm chất liệu
nghệ thuật với khát vọng khẩn thiết được thành thực chính mình.
Nhưng đến khi thơ Pháp “thấm thía thêm một tầng nữa” thì cái tơi
trữ tình trong Thơ mới rẽ hướng. Thi sĩ đào sâu vào bản thể cá nhân
để khải thi những rung cảm sâu xa, phát ra từ cõi vô thức, tâm linh.
9
Thơ mới - tổ khúc của những nỗi buồn, chán nản, cô đơn ngay từ những bản nhạc dạo đầu, người đọc đã cảm được âm điệu bi
thương len lỏi và dần dần lan tỏa, tràn ngập trong thi ca.
Cô đơn gắn với người nghệ sĩ như một duyên nợ. Đinh Hùng
cũng cùng số phận ấy. Từ khi vào đời, chàng lãng tử, tài hoa đã vấp
phải những mất mát, đau thương in hằn lên cơ thể, tâm hồn những
vết lằn khổ nhục. Trong Đám ma tơi có thể cảm nhận rõ ở Đinh
Hùng một nỗi cơ đơn, khép kín. Đó là nỗi cơ đơn bi thiết của một
hồn thơ đầy ắp suy tư dấy loạn nội tâm.
Khác với cái tơi trữ tình phong trào Thơ mới, cái tơi cơ đơn
trong thơ Đinh Hùng không phải là cái tôi muốn giao hòa với vạn vật
như Xuân Diệu, trốn tránh vào “một tinh cầu giá lạnh” như Chế Lan
Viên, hay muốn “đi, đi, đi mãi nơi vô định” như Hàn Mặc Tử mà là
cái tôi bi thiết, cô đơn được khơi gợi từ nỗi đau tận cùng khi người
yêu xa lìa trần thế: “Em đi hồi cảm một mình/ Hai lịng riêng để
mối tình cơ đơn/ Hơm nay tưởng mắt em buồn:/ Đã trơng thấp
thống ngọn cồn, bóng sương/ Lạnh lùng chăng, gió tha hương?/ Em
về bên ấy ai thương em cùng” (Bài hát mùa thu).
Cái tơi lạc lồi, bi thiết và ai oán lắm lúc khiến thi nhân trở
nên điên loạn trong nỗi cơ đơn chất ngất trời mây: “Lịng ta man rợ Khơng cịn sót thương - Chết đi, ta phá Thiên Đường - Kinh động
trái tim Thần Nữ” (Màu sương linh giác).
Cái tôi tâm linh, vô thức ấy xuất hiện từ tập thơ đầu là Đám
ma tôi - một tác phẩm từ đầu đến cuối chỉ xoay quanh việc chết
chóc, ma chay, về cái đám tang của chính mình.
Ám ảnh từ cái chết, Đinh Hùng đã tạo ra một thế giới dị biệt
với những xương người trắng hếu, những nấm mồ… và cả những cô
hồn lởn vởn: “Hài cốt lung linh, gấm phủ hồn,/ Lìa vai, tinh thể khóc
10
cơ đơn./ Gợn màu lăng kính, trăng kinh dị,/ Chắn nẻo luân hồi cánh
cửa son/ Anh sẽ hồi sinh, Em tái sinh,/ Hồ đơi thể chất, một thân
hình./ Giác quan biển động, mưa đồng thiếp, Trên thịt da đau, núi
quặn mình.” (Trái tim hồng ngọc).
Một nguyên nhân nữa làm nổi bật cái tơi trữ tình tâm linh, vơ
thức trong thơ Đinh Hùng là do tác giả chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
chủ nghĩa tượng trưng. Thơ tượng trưng có bản chất và mục đích là
khám phá một thế giới mới bí ẩn. Nó gắn liền với tư duy tương hợp
vì khởi đi từ quan niệm về sự tương ứng giữa hai thế giới hữu hình
và vơ hình.
Trong sáng tác của mình, Đinh Hùng táo bạo thể nghiệm sự
đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, mở ra một hướng đi cho
thi ca Việt Nam. Nhà thơ tự phân đôi, viễn du vào mọi ngõ ngách
của tâm hồn và tự nguyện thành “kẻ tội nhân vĩ đại, kẻ bị nguyền rủa
vĩ đại” để được sống với tất cả hình thức tình u, đau khổ, điên
cuồng, ảo vọng và nói lên những điều mà đối với con người luân lý
chỉ nghĩ thơi cũng là tội lỗi. Vì thế, cái tơi trữ tình trong thơ Đinh
Hùng hiện lên đa diện, phân cực, có sự hịa trộn giữ những cao khiết
và trần tục, giữa khát vọng thiêng liêng và khoái cảm xác thịt, có địa
đàng lẫn cổ mộ, thần tiên và ma quái.
Như vậy, con người vô thức, tâm linh trong thơ Đinh Hùng
là chủ thể sinh hóa mn màu, dị biệt, biến ảo vô lường, tách khỏi
các quan niệm xã hội, đời thường. Thi sĩ thâm nhập vào chốn xa
xăm, thiêng liêng, huyền bí của con người để trưng bày tồn bộ hư
thực cuộc sống. Từ đó, “thực hư bày ta lên trình lồi người”. Đây là
con đường sáng tạo nghệ thuật của thi sĩ Đinh Hùng.
11
2.2. Hình tượng khơng gian và thời gian
Trong thi phẩm của mình, Đinh Hùng đã sáng tạo ra kiểu
khơng gian huyền ảo, thời gian tâm linh làm mới sinh cho cái tơi trữ
tình phân cực, đa diện.
Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, Đinh Hùng kiến
tạo trong thơ mình một kiểu không gian đầy huyền ảo. Thi phái
tượng trưng cho rằng “vũ trụ là ngôi đền” “sâu thẳm tối đen” “mơ hồ
bí ẩn”.
Trong Mê hồn ca và Đường vào tình sử, Đinh Hùng đã khai
phóng bản năng, vơ thức, sáng tạo nên một thế giới thi ca dị biệt, mới
mẻ khác xa dịng thơ trữ tình lãng mạn đang mất dần sinh lực. Người
đọc bắt gặp ở đó những cơn mê sảng, hoảng hốt, điên cuồng khi nhà
thơ đi tìm bộ lạc, hay chạy trốn vào chốn âm ty. Trạng thái tinh thần
này có nguyên cớ từ thực tại, lúc cịn đối diện với đời sống đơ thị,
văn minh, nơi chứa đầy cạm bẫy, va chạm căng thẳng, đổi thay chớp
nhống. Vì vậy, thi nhân phải tạo ra một thế giới, một hư cấu khác
đổi thay vào thực tại đầy rẫy mâu thuẫn.
Không gian nghệ thuật trong thơ Đinh Hùng tuyệt nhiên
khơng phải là khơng gian trần thế “bình chứa muôn hương của
tuổi trẻ” như Thơ thơ, Gửi hương cho gió của Xn Diệu; cũng
khơng phải khơng gian vũ trụ u trầm, hoang vắng như Lửa thiêng
của Huy Cận mà là không gian huyền ảo của chốn địa đàng và địa
ngục, nơi ngự trị của “cái thiên nhiên”, cái vĩnh cửu, tiểu ngã hòa
vào đại ngã, ý thức dị biệt, đối kháng chưa thành hình. Ở đó, con
người sống hịa thuận, bình đẳng với cỏ cây, mn thú, hịa đồng,
tương ái với yêu ma.
Cảm niệm thời gian bằng đôi mắt sinh học, tư duy logic,
Đinh Hùng đã nhào nặn, xáo trộn dịng chảy thời gian tuyến tính,
12
xóa nhịa lằn ranh ngăn cách khơng gian và thời gian tạo nên thời
gian linh giác. Lúc này, con người sẽ khơng cịn là tù nhân của
thời gian, vượt qua nỗi thống khổ trong thực tại, tìm lại được
thiên đường đã mất.
Sự tương đồng với mĩ học thơ tượng trưng đã góp phần trong
việc xây dựng hệ thống hình tượng thơ đặc sắc của Đinh Hùng. Nhà
thơ đem đến thi giới cái tơi lạc lồi, bi thiết trong trại thái tâm linh và
vơ thức. Cái tơi trữ tình ấy gắn bó hữu cơ với hình tượng khơng gian
và thời gian tương ứng. Bằng năng lực thiên khải, "thấu thị", Đinh
Hùng phát hiện ra sự tồn tại của thế giới siêu hình, "thống nhất và âm
u"... để kiến tạo hình tượng không gian huyền ảo và thời gian linh
giác, đem lại sự độc đáo và mới lạ trong thơ ông.
13
Chương 3
NGHỆ THUẬT TƯỢNG TRƯNG TRONG THƠ ĐINH HÙNG
NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
Ảnh hưởng từ thơ tượng trưng Pháp, Đinh Hùng có những
cách tân trong sáng tạo nghệ thuật. Ông chủ trương một lối thơ ẩn
chứa rung động sâu xa, vọt lên từ đáy tâm linh, vực sâu vô thức. Nhà
thơ chế tác lại ngơn ngữ cho nó một đời sống mới, đem âm nhạc vào
thơ tạo nên những bản hòa âm vi diệu, chú trọng sử dụng biểu tượng,
liên kết đương dây giao cảm giữa vũ trụ và con người trong một cảm
quan tương ứng.
3.1. Ngôn ngữ và nhạc điệu
Maxim Gorky từng nói: “Ngơn ngữ là yếu tố thứ nhất của
văn học”. “Khác với văn xuôi, thi ca chỉ dùng một lượng hữu hạn các
đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái tôi vô hạn của cuộc sống bao gồm
các hiện tượng tự nhiên và xã hội cũng như những điều thầm kín
trong tâm linh con người” (Hữu Đạt). Do vậy, ngơn ngữ thơ biểu
cảm và giàu hình tượng, mang tính thẩm mĩ cao, biến hóa qua nhiều
sắc thái ảo thực, thú vị.
Trong Mê hồn ca và Đường vào tình sử, ngơn ngữ ảo hóa
được thốt thai từ những cơn mê loạn, khủng hoảng tinh thần của tác
giả. Nhà thơ tạo ra một hệ thống ngôn ngữ độc đáo và hiện đại. Độc
giả đến với thơ Đinh Hùng như bị xoáy vào từ trường chữ nghĩa rồi
phiêu lãng vào cõi vô định, chập chờn, hư ảo.
Đinh Hùng ảo hóa ngơn ngữ để chống lại sự sói mịn ngữ
nghĩa; chống lại sự mực thước trong nhận thức làm xơ cứng, cùn
nhũn sức sống của ngôn từ. Nhà thơ tung hỏa mù lên những con chữ
vốn cũ kĩ, cổ kính rồi “kiến trúc một thế giới mới” bằng kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm văn hóa của mình.
14
Bên cạnh sự ảo hóa, làm nên đặc sắc trong thơ Đinh Hùng
cịn là lớp ngơn ngữ qi dị. Có thể nói, chính ngơn từ qi dị đã góp
phần làm nên vóc dáng Đinh Hùng, nhờ đó chinh phục được người
đọc đến với thơ ông.
Tiếp biến phương thức sáng tạo ngôn ngữ của các nhà thơ
tượng trưng Pháp, Đinh Hùng đã lạ hóa ngơn từ, đem lại cho thơ
vẻ đẹp kỳ diệu, mở ra thế giới tâm linh biến đổi khơn cùng. Có thể
nói, Đinh Hùng đã làm trịn thiên chức người nghệ sĩ trên con
đường sáng tạo nghệ thuật, góp phần thổi bùng lên “cuộc nổi loạn
ngơn từ” Thơ mới.
Nhạc tính từ bao đời nay vẫn ln xuất hiện trong thơ vì nó
hỗ trợ khá đắc lực cho nhà thơ thể hiện ý tưởng. Ở phương Đông, các
thi gia xưa đưa ra một định đề trứ danh: “thi trung hữu nhạc” (trong
thơ có nhạc). Ở phương Tây, quan niệm đó khơng mấy khác biệt,
Voltaire đã nói: “thơ là hùng biện du dương”, La Fontaine khẳng
định: “chẳng có thơ nào khơng có nhạc”. Tuy nhiên, chẳng phải thời
nào, khuynh hướng thi ca nào cũng đều khai thác tính nhạc với
những mục đích, cách thức, mức độ như nhau. Trong ca dao, dân ca,
các tác giả dân gian khai thác nhạc tính chủ yếu để mơ phỏng các
hành động, sự vật, hiện tượng, âm thanh. Trong thơ cổ điển, nhạc
tính bị khn vào những thi luật định sẵn nên có phần nghèo nàn,
thiếu dấu ấn cá tính của người nghệ sĩ. Trong thơ lãng mạn, tuy coi
trọng tính nhạc, nhưng nhìn chung, nó vẫn là thứ nhạc mực thước,
giản đơn, chưa thoát khỏi chức năng tu từ học. Song đến thơ tượng
trưng, tính nhạc đã được thay đổi theo hướng hiện đại, mang một
tinh thần mới và có vị trí tối quan trọng trong thơ. Chưa bao giờ,
người ta thấy thi ca khai thác triệt để sức mạnh vi diệu, ám thị của
âm nhạc như trong thơ tượng trưng. Nhìn tổng thể thế giới nghệ thuật
15
thơ tượng trưng, vai trò chủ âm thuộc về âm nhạc. Bởi theo họ, âm
nhạc có khả năng thâm nhập vào bản chất sự vật, đạt tới cái siêu việt
tốt hơn tất cả các loại hình nghệ thuật khác vốn khơng thốt khỏi dấu
ấn vật chất sự vật khi phản ánh nó. Với phẩm chất này, âm nhạc có
thể trở thành cứu cánh của thơ, giúp thơ đạt tới bản chất huyền bí của
sự vật, của thực tại, khơng phải bằng những mơ tả mang tính trực
quan mà bằng sự ám thị. Âm nhạc giúp thi nhân mở cánh cửa tâm
linh, nâng trí tưởng tượng bay bổng, gợi những giấc mơ lạ kỳ.
Không chỉ cảm thấu được những “sai biệt vi diệu, sắc thái
mơ hồ, tế vi nhất của tinh thần, âm nhạc cịn có khả năng chuyển hồi,
bùng nổ giác quan” “Khơng gì khác hơn khúc ca màu xám/Nơi cái
Mơ hồ cùng cái Chính xác/ Chung sức, liên kết/ Ơi! Sai biệt vi diệu,
chỉ mình nó se dun/ Mộng với mơ và sáo với kèn!” (Nghệ thuật
thơ – Verlaine)
Như vậy, chỉ đến các nhà thơ tượng trưng “tinh thần âm
nhạc” mới thực sự được mang vào thi ca. Chính từ trong âm nhạc,
tình cảm thơ được kích động lên một bước mới. Do đó, âm nhạc thơ
tượng trưng khơng bị “khn vào thi điệu sẵn có” mà là một bản hòa
âm huyền ảo ngân lên từ cõi lòng sâu thẳm của nhà thơ, có sức ám
gợi tâm trạng và tạo ra những ý nghĩa sâu xa, bất ngờ, vượt ngồi
tầm kiểm sốt của chủ thể sáng tạo.
Tiếp thu tinh thần thơ tượng trưng, Đinh Hùng làm cuộc thể
nghiệm “tổ chức bài thơ theo sự dẫn dắt của âm nhạc, tạo ra những
bài thơ - nhạc mê hoặc lòng người từ trong những giai âm mềm mại,
êm đềm, du dương.
Nhạc tính thơ Đinh Hùng chủ yếu được tạo nên từ vần và
nhịp - hai yếu tố chịu sự qui định, chi phối mạnh của thể thơ. Điều
này giải thích vì sao trong hành trình sáng tạo của mình, Đinh Hùng
16
sử dụng rất nhiều thể thơ: từ thơ văn xuôi đến lục bát, bốn tiếng, năm
tiếng, sáu tiếng, bảy tiếng, tám tiếng… và cả hợp thể nữa.
Không chỉ chú trọng tạo nhạc tính bổng trầm theo tiết tấu
quen thuộc do phối hợp bằng - trắc hay nhịp điệu, Đinh Hùng hướng
thơ đi vào nhạc lịng - thứ nhạc điệu đơi khi ta không cảm thấy rõ rệt,
mà thấm dần vào lịng ta, khiến ta bâng khng ngây ngất. Đó cũng
là nhạc điệu làm cho độc giả đi vào cõi mộng. Thơ phát ra âm nhạc
này có giá trị như những câu thần chú.
Nhạc điệu thơ Đinh Hùng trôi chảy theo dịng tâm tư bất
định. Với Chiêu niệm, tiếng nói vơ thức xâm thực vào thơ tàn phá
những luật điệu truyền thống, tạo ra bài thơ tự do có khả năng biểu
đạt tốt nhất nội tâm con người.
3.2. Biểu tượng và nghệ thuật tương hợp
Tiếp thu thơ tượng trưng Pháp, Đinh Hùng ý thức sâu sắc
việc sáng tạo và sử dụng những biểu tượng. Ông là một trong số
những nhà thơ có hệ thống biểu tượng tân kỳ. Thi nhân lấy biểu
tượng làm trung tâm cho thi giới của mình. Tác giả sáng tạo ra những
biểu tượng về thời nguyên thủy, biểu tượng về cái đẹp tuyệt đối, biểu
tượng về cái chết… Chúng có sức ám gợi ghê gớm, giúp thi sĩ giải
tỏa ẩn khúc dục cảm, giải phóng tinh thần, sống và sáng tạo.
Biểu tượng thẩm mĩ trong thơ Đinh Hùng có tính chất tâm
linh, bí ẩn, huyền vi. Nó kết tinh từ những khoảnh khắc hồn mê,
cuồng loạn của người nghệ sĩ. Vì thế, biểu tượng thơ ơng biến hóa
khơn cùng. Trong ý thức của thi sĩ họ Đinh, thế giới là “một rừng
biểu tượng” nên thơ phải vượt khỏi thực tại để bay vào cõi siêu
nghiệm, vô cùng, tuyệt đối. Nói đúng hơn, thơ bắc nhịp cầu đi về
giữa hai thế giới thực và ảo, hữu hình và vơ hình, hữu thức và vơ
17
thức. Bởi vậy, biểu tượng thơ Đinh Hùng chính là vị sứ giả nắm giữ
thông điệp, kết liên hai thế giới ấy.
Tư duy thơ tượng trưng là tư duy về nghệ thuật tương hợp và
về sự tương hợp. Nghệ thuật tương hợp là một trong những tìm tịi
nghệ thuật có ý nghĩa lớn nhất của thơ tượng trưng.
Tương hợp là sự tổng hợp các giác quan. Sự tương hợp các
giác quan này được biểu hiện trong thơ không phải là sự cộng lại một
cách vật lý hay đơn giản, bó hẹp trong phạm vi khứu giác, thị giác,
xúc giác, vị giác, thính giác, mà là sự hịa trộn, tổng hợp các giác
quan, cái này hòa trộn cái kia, ở trong nhau và được biểu hiện ra
dưới nhiều dạng kết hợp tế nhị: giữa hữu hình và vơ hình, giữa cái
thực và cái ảo, giữa âm thanh và ý nghĩa, giữa vật chất và tinh thần,
giữa hữu thức và vô thức…
Tư duy tương hợp liên quan quan đến trực giác, một năng
lực nhận thức bản chất thầm kín và thần thái bên trong của sự vật
trong khoảnh khắc dựa trên năng lực tưởng tượng và những liên
tưởng bất ngờ. “Trực giác là đột nhiên trong tâm lý ta bắt gặp một
hình tướng hay ý tượng, mà thực ra đó là sự sáng tạo vì hình tướng là
sự sáng tạo nên nghệ thuật” [65, 130].
Là nhà thơ tượng trưng sáng tác theo lối thần khải, dựa vào
năng lực trực giác, Đinh Hùng cho ra đời rất nhiều bài thơ độc đáo
với những liên tưởng bất ngờ, khiến cho độc giả phải ngạc nhiên,
sửng sốt.
Sự chú trọng tư duy tương hợp, khả năng trực giác và việc
sáng tác theo lối thần khải đôi khi đã khốc chiếc áo siêu thực lên
hình hài của những câu thơ Đinh Hùng.
Như vậy, Đinh Hùng đã tạo ra được một thế giới riêng cho
thơ mình, thế giới mà ranh giới giữa các cảm giác bị xố nhồ và hoà
18
vào nhau làm một. Mỗi câu thơ của ông như một tiếng gọi tác động
thẳng vào các giác quan của độc giả và làm người ta phải rung động.
Đó là sức mạnh của thơ tượng trưng, thứ thơ gợi cảm giác, mà Đinh
Hùng là một tín đồ tiêu biểu.
19
KẾT LUẬN
1. Hơn nửa thế kỉ tồn sinh trong nền văn học Pháp, thi phái
tượng trưng đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, đưa thơ Pháp lên
một tầm cao mới. Các thi sĩ không ngại đem vào thơ những quan
điểm thẩm mỹ kì dị, lạ lùng; biến cái độc ác, xấu xa, kinh tởm, vô
luân thành cái Đẹp, tạo nên Những bông hoa Ác cho khu vườn thi ca
nhân loại. Với những quan niệm nghệ thuật tân kì, thơ tượng trưng
Pháp đã tạo ra một lực hấp dẫn đặc biệt, thu hút nhiều thế hệ thi sĩ
trên khắp năm châu.
Là thi sĩ Thơ mới, trên hành trình tìm kiếm cái đẹp, Đinh
Hùng nắm được bờm tóc của Nàng thơ tượng trưng để rồi phăng
nước kiệu. Nhà thơ đã chứng tỏ bản lĩnh, phong độ, sức vóc để tham
dự vào một chạy tiếp sức ở giai đoạn nước rút của phong trào Thơ
mới, tạo nên sự bứt phá trong lối viết hịng sớm đạt đến đích trong sự
thơi thúc của thời đại.
2. Nghiên cứu Nghệ thuật tượng trưng trong thơ Đinh Hùng,
chúng tôi muốn phá tan đám mây mù che phủ lầu thơ ông rồi trả về
với thuở đất trời mới hình thành sự sống. Bởi thi giới nghệ thuật
Đinh Hùng không xây cất trên mảnh đất thực tại mà vào sâu ngoại
vật, nội tâm phiêu diêu tới thiên đường, địa ngục. Thi nhân đã sống
hết cả những hình thức dương trần, đau khổ cùng tất cả nỗi sầu vui
nhân loại, rồi “thả lỏng thiên năng đam mê và khối lạc”. Cũng vì
vậy, một số nhà phê bình xem thơ ơng là suy đồi, trụy lạc. Song,
đó chỉ là bề nổi. Giá trị đích thực của thơ Đinh Hùng nằm ở góc
khuất tâm hồn với bao rạo rực, khát khao về cái đẹp, về thế giới
huyền nhiệm, thế giới của tinh thần lý tưởng. Ơng đã vượt thốt
hiện thực khốn cùng của ngang trái tình đời để hiến mình cho
20
nghệ thuật và phiêu lãng theo đam mê đến muôn trùng biển lạ khi
“thơ tim đã kết hình thạch nhũ và tồn thân biến đổi chất màu”
(Tun ngơn của Dạ Đài).
3. Từ sự thay đổi trong hệ hình tư duy, tất yếu kéo theo
những thay đổi trong thế giới quan lẫn hình thức diễn ngơn. Thơ
được cấu tạo bằng tính chất vô biên, là sự giăng mắc, đi về giữa hai
thế giới hữu hình – vơ hình, hiện thực – phi hiện thực (hiện thực tâm
linh). Cái tơi trữ tình trong thế giới ấy khơng cịn đơng cứng, ngun
phiến mà tan rã, biến hóa, “tơi là một người khác”. Đó là cái tơi cơ
đơn, lạc lồi; tâm linh, vơ thức phiêu diêu trong diễm mộng.
Cùng với cái tôi, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật
cũng là hình tượng đặc sắc của thơ Đinh Hùng.
4. Giải mã thế giới thơ tượng trưng Đinh Hùng chính là giải
mã vẻ đẹp kết tinh từ phương thức biểu hiện trong thơ. Nhà thơ có sự
bứt phá trong lối viết, coi trọng vai trị của ngôn ngữ, nhạc điệu, biểu
tượng, và nghệ thuật tương hợp đến mức đồng nhất nó với thơ. Q
trình cách tân ngôn ngữ trong thơ Đinh Hùng xuất phát từ sự thức
nhận ngơn từ. Nhìn chung, ngơn ngữ thơ Đinh Hùng “xa lạ với ngơn
ngữ thơng thường”, thậm chí giống như thần chú. Cuộc phiêu lưu
ngơn ngữ ấy cũng chính là sự hiện tồn của trạng thái tư tưởng gắn
với thế giới quan chủ thể trữ tình, buộc người đọc phải tham dự vào
cuộc giải mã với thi nhân, nhưng đồng thời cũng là hạn chế vì vơ
tình đẩy thơ vào tình trạng phi giao tiếp so với tầm đón đợi của
người đọc đương thời.
Ngơn ngữ thơ Đinh Hùng cịn là thứ ngơn ngữ giàu nhạc.
Ơng sáng tạo ra những bài thơ - nhạc vô cùng độc đáo bằng các
phương thức tân kì, linh động. Khơng chỉ xem “âm nhạc trước mọi
điều”, nhà thơ còn khai thác tốt sức mạnh vi diệu của nó trong việc
21
khám phá sự bí nhiệm của thế giới nội tâm, làm rung động tâm hồn
người đọc.
Đinh Hùng bước vào địa hạt thơ tượng trưng, dù còn những
hạn chế nhất định, nhưng đã mang đến cho thơ vẻ đẹp thăng hoa
trong sáng tạo. Vũ trụ thơ ông là một thể thống nhất âm u, sâu thẳm;
giữa nó và con người có những mối liên hệ siêu việt, bí ẩn, huyền vi
khơng dễ nhận ra. Để khải thị nó, nhà thơ phải là “tiên tri thấu thị”,
phải cần đến “sự tương ứng các giác quan”. Đinh Hùng đã khai phá
thế giới tâm linh vi diệu ấy bằng trực giác sắc nhạy, vô thức và bản
năng để thiết kế cho riêng mình một mơ hình thơ hiện đại.