Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng bã cà phê đã ủ hoai đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cây bắp ngọt (zea mays var rugosa) trồng tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐINH THỊ THANH HẢI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG BÃ CÀ PHÊ
ĐÃ Ủ HOAI ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT CỦA CÂY BẮP NGỌT (Zea mays var. rugosa)
TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Bình Định – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐINH THỊ THANH HẢI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG BÃ CÀ PHÊ
ĐÃ Ủ HOAI ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT CỦA CÂY BẮP NGỌT (Zea mays var. rugosa)
TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm
Mã số

: 60 42 30 14

Người hướng dẫn: TS. VÕ MINH THỨ




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đề tài, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức về cây
bắp ngọt Sugar 75, cách theo dõi thí nghiệm cũng như cách xử lý số liệu và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Qua đây tôi xin cám ơn đến lãnh đạo Khoa Sinh – KTNN và bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Võ Minh Thứ, bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa
Sinh – KTNN, Trường Đại học Quy Nhơn, thầy đã quan tâm, hướng dẫn và
chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian làm luận văn vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Trương Thị Huệ, bộ
mơn Hóa – Sinh, Khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Quy Nhơn đã giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi trong q trình phân tích tại phịng thí nghiệm.
Xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành tới các anh, chị chủ các quán cà phê
Scoffee, Cà phê Uyên, Cà phê Thanh Thủy, Cà phê Thiên Nga (thành phố
Pleiku) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thu gom bã cà phê.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới:
- Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai, lãnh đạo phòng Giáo dục
trung học cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, khích lệ, cổ vũ
tinh thần cho tôi trong những ngày theo học tại trường Đại học Quy Nhơn.
- Gia đình ln động viên, khích lệ cho tơi trong suốt thời gian học tập.
- Bạn bè cùng lớp Cao học Sinh học thực nghiệm K18, những người

luôn giúp đỡ trao đổi kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm luận văn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT

: Công thức

CYMMYT : Trung tâm Cải tạo Giống bắp và Lúa mỳ Quốc tế
LAI

: Chỉ số diện tích lá

Se

: Sugary enhanced

Se1

: Sugary enhancer 1

Sh2

: Supersweet or shrunken -2

Su

: Normal sugary


Su2

: Sugary 2

Nxb

: Nhà xuất bản

P1000

: Khối

lượng 1000 hạt


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng (100g bắp ngọt tươi)

14

2


3

4

5

6

7

8

Bảng 1.2. Lượng chất dinh dưỡng cây bắp lấy đi để tạo
ra 10 tấn hạt
Bảng 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây bắp trong giai
đoạn sinh trưởng
Bảng 1.4. Diễn biến một số yếu tố thời tiết cơ bản
trong thời gian thí nghiệm (Từ tháng 1 - 4/2017)
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu dinh dưỡng của đất nơi thí
nghiệm và bã cà phê đã ủ hoai
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất sau khi
trồng thí nghiệm
Bảng 3.3. Hàm lượng nước tổng số ở lá bắp ngọt qua
các thời điểm
Bảng 3.4. Hàm lượng chất khô ở lá bắp ngọt qua các
thời điểm

18

19


31

41

42

43

43

Bảng 3.5. Hàm lượng diệp lục qua các giai đoạn sinh
9

trưởng và phát triển của bắp ngọt Sugar 75 (mg/g lá

45

tươi)
10

Bảng 3.6. Thời gian sinh trưởng của bắp ngọt Sugar 75
ở các thời điểm

48

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã
11

ủ hoai đến sự tăng trưởng chiều cao của giống bắp ngọt


50

Sugar 75
12

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã

53


ủ hoai đến động thái tăng trưởng chiều cao của giống
bắp ngọt Sugar 75
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã
13

ủ hoai đến số lá của giống bắp ngọt Sugar 75 ở các thời

54

điểm
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê
14

đã ủ hoai đến động thái ra lá của giống bắp ngọt Sugar

55

75
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê

15

đã ủ hoai đến chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng

56

bắp và số lá của giống bắp ngọt Sugar 75
16

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê

61

đã ủ hoai đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê

17

đã ủ hoai đến một số yếu tố cấu thành năng suất của

64

giống bắp ngọt Sugar 75
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê
18

đã ủ hoai đến một số chỉ tiêu thành phẩm chất của

67


giống bắp ngọt Sugar 75
Bảng 3.15. Khả năng chống chịu một số loại sâu, bệnh
19

hại và khả năng chống đổ của giống bắp ngọt Sugar 75

69

ở các cơng thức
20

21

Bảng 3.16. Chi phí cho sản xuất bắp ngọt ở các CT thí

71

nghiệm (tính cho 1 ha)
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế ở CT thí nghiệm (tính cho
1 ha)

71


STT
1

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Hàm lượng diệp lục a + b qua các giai đoạn

sinh trưởng của cây bắp ngọt Sugar 75

Trang
47

Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ
2

hoai đến chiều cao cây bắp ngọt Sugar 75 ở các thời điểm

52

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ
3

hoai đến sự ra lá của giống bắp ngọt Sugar 75

56

Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ
4

hoai đến chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp của

57

giống bắp ngọt Sugar 75
5

Biểu đồ 3.5. Diện tích lá của các CT qua các thời điểm


61

Biểu đồ 3.6. Chỉ số diện tích lá của các CT qua các thời
6

điểm

61

Biểu đồ 3.7. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các
7

CT

65


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bắp ngọt, hay còn được gọi là ngô ngọt, ngô đường, bắp ngọt (Zea
mays var. rugosa) là kết quả xuất hiện tự nhiên của đặc tính lặn của gen điều
khiển việc chuyển đường thành tinh bột bên trong nội nhũ của hạt bắp. Trong
khi các giống bắp thông thường được thu hoạch khi hạt đã chín thì bắp ngọt
thường được thu hoạch khi bắp chưa chín (ở giai đoạn sữa), và thường dùng
như một loại rau hơn là ngũ cốc. Q trình chín của hạt bắp liên quan đến
việc chuyển hóa đường thành tinh bột nên bắp ngọt thường được ăn tươi,
đóng hộp, đơng lạnh.

Hiện nay, bắp ngọt là một trong những thực phẩm đang rất được ưa
chuộng tại Gia Lai nói riêng và Việt Nam nói chung, vì hàm lượng chất dinh
dưỡng cao, rất ngon và có thể chế biến được nhiều loại thức ăn, cũng có thể
sấy khơ, chế biến đóng gói bảo quản để sử dụng dần, phù hợp với mọi lứa
tuổi. Ngồi thu trái, bắp ngọt cịn cho một lượng thức ăn xanh từ 60 – 80
tấn/ha phục vụ chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, nguồn bắp ngọt ở Gia Lai chủ
yếu được đưa từ các nơi khác về, phần nhiều không rõ xuất xứ, mang lại tâm
lý e ngại cho người tiêu dùng.
Đặc điểm sinh học của cây bắp ngọt là có khả năng chống chịu sâu,
bệnh tốt, thích hợp trồng ở những vùng có thời tiết mát mẻ, sinh trưởng tốt
nhất trong khoảng nhiệt độ 15 - 350C. Nên bắp ngọt có thể sinh trưởng phát
triển tốt ở mọi thời điểm trong năm tại Gia Lai.
Lâu nay, việc trồng cây được sử dụng nguồn phân chuồng và phân hóa
học là chính. Việc sử dụng phân chuồng bón cho cây trồng là cực kỳ tốt,
nhưng với các gia đình ở thành phố để tìm kiếm được phân chuồng là rất
khó, lại rất mất vệ sinh, nên nhiều gia đình ở thành phố vẫn đang ưu tiên sử
dụng phân hóa học, dễ kiếm và tiện dụng, mặc dù biết nhược điểm của phân


2
hóa học là gây ơ nhiễm mơi trường, tạo sản phẩm có thể có dư lượng hóa học
gây hại cho sức khỏe và cũng khá tốn kém.
Trong xu thế hiện nay, việc canh tác nông nghiệp theo tiêu chuẩn
VietGap nhằm tạo ra sản phẩm rau an toàn là hết sức cần thiết. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu sử dụng các phế phẩm từ cây trồng làm phân bón hữu cơ,
góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường là vấn đề rất được quan tâm.
Gia Lai là một trong các tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta, và
cũng là tỉnh có lượng tiêu thụ cà phê rất lớn, hàng ngày có đến hàng trăm kí
bã cà phê bị thải ra mơi trường, gây lãng phí và làm gia tăng nhanh vấn đề ô
nhiễm môi trường tại Gia Lai. Bên cạnh đó, bản thân bã cà phê có chứa các

hợp chất hữu cơ phức tạp, nếu các hợp chất hữu cơ phức tạp này bị phân giải
thành các chất đơn giản, cây bắp ngọt cũng có thể hấp thụ tốt.
Ở Gia Lai, việc nghiên cứu sử dụng bã cà phê bón cho cây trồng nói
chung và cây bắp ngọt nói riêng chưa có cơng trình nào đề cập đến. Xuất
phát từ thực tiễn, để tìm hiểu ảnh hưởng của bã cà phê đã ủ hoai và phân
chuồng (phân heo) đến khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của
cây bắp ngọt, chúng tôi đã tiến hành chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
bã cà phê đã ủ hoai đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm
chất của cây bắp ngọt (Zea mays var. rugosa) trồng tại thành phố Pleiku,
tỉnh Gia Lai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tận dụng nguồn phế thải bã cà phê làm phân hữu cơ thay thế phân
chuồng đưa vào canh tác cây trồng tạo ra các sản phẩm nơng nghiệp sạch, đồng
thời góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu ảnh hưởng bã cà phê đã ủ hoai đến một số chỉ tiêu sinh


3
trưởng, năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế của giống bắp ngọt (Zea mays
var. rugosa)
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bã cà phê ủ hoai sử dụng làm
phân bón cho cây bắp ngọt so với phân chuồng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thêm tư liệu về giá trị dinh dưỡng của bã cà phê để sản xuất
phân hữu cơ sử dụng trong canh tác cây trồng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài góp phần đề xuất sử dụng bã cà phê phế thải để làm

phân hữu cơ đưa vào sản xuất đối với cây bắp ngọt nói riêng và cây trồng nói
chung.
- Tận dụng bã cà phê sẵn có làm phân bón để tạo ra sản phẩm nông
nghiệp sạch, hạn chế sử dụng phân bón vơ cơ, tiết kiệm chi phí trong gieo
trồng; đồng thời có thể sử dụng bã cà phê làm phân bón thay thế nguồn phân
chuồng khơng sẵn có ở thành phố.
- Việc sử dụng nguồn bã cà phê phế thải cịn góp phần làm giảm thiểu
sự ơ nhiễm môi trường.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây bắp ngọt
Việc trồng bắp được bắt nguồn ở Trung Mỹ, đặc biệt là Mêhicơ, từ đó
bắp được truyền bá lên phía bắc tới Canada và xuống phía nam tới Achentina.
Bắp cổ nhất khoảng 7000 năm, được các nhà khảo cổ học tìm thấy ở
Teotihuncan, một thung lũng gần Puebla ở Mêhicơ, nhưng có lẽ cịn có các
trung tâm khởi nguyên thứ cấp ở Châu Mỹ (Vũ Đình Hồ, Bùi Thế
Hùng,1995)[5]. Nguồn gốc này ảnh hưởng tới một số đặc điểm sinh trưởng,
phát triển của cây bắp, ảnh hưởng đến một số yêu cầu của cây bắp đối với các
điều kiện ngoại cảnh, đây là những điều cần được chú ý đến trong quá trình
tác động các yếu tố kỹ thuật nhằm tăng năng suất bắp (Đường Hồng Dật,
2004) [2].
Vào cuối thế kỷ 15, sau sự khám phá lục địa Châu Mỹ của Christopher
Columbus, bắp được nhập vào Châu Âu qua Tây Ban Nha. Sau đó bắp được
truyền bá qua các vùng khí hậu ấm áp của Địa Trung Hải và lên Bắc Âu.
Mangelsdorf và Reeves (1939) chỉ ra bắp được trồng ở mọi vùng nơng nghiệp
thích hợp trên thế giới và tất cả các tháng trong năm bắp đều được thu hoạch ở
đâu đó trên thế giới. Bắp được trồng từ vĩ độ 580 Bắc ở Canada và Liên xô cũ tới

vĩ độ 400 Nam bán cầu. Bắp cũng được trồng ở những vùng thấp hơn mực nước
biển ở đồng bằng Caspia và ở độ cao trên 4000 m ở dãy Anđơ của Pêru.
Mặc dù bắp có tính đa dạng rất lớn, tất cả các loại bắp được biết đến
ngày nay đều đã được người dân bản xứ tạo ra khi khám phá ra Châu Mỹ. Tất
cả các loại hình bắp được phân loại là Zea mays. Hơn nữa, bằng chứng thực
vật học, di truyền và tế bào học chỉ ra một nguồn gốc chung đối với mọi loại
hình bắp hiện có. Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng bắp hình thành từ
teosinte, Euchlaena mexicana Shrod, một loại cây trồng hàng năm có lẽ có họ
hàng gần nhất với bắp. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu khác tin rằng bắp bắt


5
nguồn từ một dạng bắp dại mà nay khơng cịn nữa. Sự gần gũi của teosinte
với bắp xuất phát từ thực tế là cả hai có 10 nhiễm sắc thể và đồng dạng với
nhau hoặc đồng dạng khơng hồn tồn.
Việc chuyển gen giữa cây teosinte và bắp đã xảy ra trong quá khứ và
vẫn xảy ra trong ngày nay ở một vài nơi của Mêhicô và Guatemala, nơi mà
teosinte mọc giữa những cây bắp. Galinat (1977) đã chỉ ra rằng những giả
thuyết khác nhau về nguồn gốc của bắp về cơ bản 2 giả thuyết vẩn tồn tại:
trước hết, teosinte ngày nay là tổ tiên của cây bắp hoặc teosinte nguyên thuỷ
là tổ tiên chung của cả cây bắp và teosinte, thứ hai, dạng bắp bọc đã bị diệt
chủng là tổ tiên của bắp, với teosinte là dạng đột biến của bắp bọc này.
Trong bất kỳ trường hợp nào hầu hết những bắp ngày nay tạo ra từ
những vật liệu đã phát triển ở miền nam nước Mỹ, Mêhicô, Trung và Nam
Mỹ (Vũ Đình Hồ, Bùi Thế Hùng, 1995) [5].
1.2. Phân loại
Bắp thuộc họ hồ thảo (Poacea), bộ hịa thảo (Poales). Tên khoa học là
Zea mays L.
1.2.1. Phân loại dựa trên đặc điểm hình thái nội nhũ trong hạt
Do Sturtevant đề xuất năm 1899

Theo bảng phân loại này loài bắp được phân thành các lồi phụ (các
nhóm) sau đây:
1-Ssp amilaceae - bắp bột.
2- Ssp indentata – bắp răng ngựa.
3- Ssp indurate – bắp đá rắn: bắp tẻ.
4- Ssp everta – bắp nổ.
5- Ssp saccharata - bắp đường.
6- Ssp ceratina – bắp nếp.
7- Ssp tunicate – bắp vảy, bắp bọc.
(Nguyễn Văn Hiển, 2000) [6]


6
Bắp ngọt (bắp đường, bắp ngọt, bắp đường) (Zea mays L.) đôi khi
gọi theo biến chủng là Zea mays L. var. rugosa (hoặc saccharata) là cây
hàng năm, họ hoà thảo, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20 (Tom Barnes và cộng sự,
2001) [33].
Bắp ngọt là một đột biến lặn của bắp thường, một số là đột biến lặn của
gen điều khiển tổng hợp tinh bột (su) và những biến đổi khác, gen điều khiển
độ ngọt hay nhăn nheo (sh2) (USDA, 2008) [35].
Đặc điểm của bắp ngọt được nghiên cứu nhiều với đặc điểm nổi bật
về chất lượng hạt và màu sắc hạt. Bắp ngọt có rất nhiều màu sắc khác nhau:
trắng, vàng, đỏ, tím và dạng lẫn tạp. Trong đó phổ biến 2 dạng: Dạng thứ
nhất là dạng vừa có nội nhũ vàng, vừa có nội nhũ trắng; dạng thứ hai là chỉ
có nội nhũ vàng. Sự lẫn tạp phấn của các dạng nội nhũ vàng và nội nhũ
trắng tạo ra dạng lẫn tạp vàng - trắng (Bi- colors) (gồm 75% vàng và 25%
trắng trên cùng 1 bắp) ở bắp đường. Tuy nhiên, nếu dạng lẫn vàng - trắng
giao phấn với dạng màu vàng thì màu của nội nhũ sẽ có màu vàng là chính
(Abedon, BG and tracy, WF, 1996; Steve Diver, George Keeper, Preston
Sullivan, 2001) [19] [32].

1.2.2. Phân loại dựa vào hàm lượng đường
Dựa trên hàm lượng đường và một số đặc điểm khác, bắp ngọt được
phân thành 3 nhóm:
+ Bắp ngọt thường - Normal sugary (su) là bắp tiêu chuẩn để ăn tươi,
nảy mầm được ở nhiệt độ 15 - 180C.
+ Bắp ngọt đậm – Sugary enhanced (se) là bắp có độ đường cao hơn và
thời gian chuyển đường thành tinh bột chậm hơn sau thu hoạch, nội nhũ rất
mềm, nảy mầm ở nhiệt độ 15 - 180C.
+ Bắp siêu ngọt- Supersweet hay shrunken - 2 (sh2) là bắp có hàm lượng
đường cao gấp 2-3 lần bắp ngọt tiêu chuẩn, bắp cho thị trường ăn tươi, hạt
nhỏ và nhẹ hơn hai loại trên, hạt nhăn nheo (USDA, 2008) [35].


7
1.3. Đặc điểm sinh học
Các đặc điểm sinh học của cây bắp ngọt khơng có gì khác so với các
loại bắp khác.
1.3.1. Hệ rễ
Bắp giống như các cây hòa thảo khác có hệ rễ chùm. Căn cứ vào
hình thái vị trí và thời gian phát sinh có thể chia rễ bắp thành 3 loại:
1.3.1.1. Rễ mầm
Rễ mầm (còn gọi là rễ mộng, rễ tạm thời, rễ hạt): phát triển từ rễ sơ
sinh của phôi. Rễ mầm thứ cấp thường khoảng 3 - 4 cái và tồn tại trong
khoảng thời gian ngắn trong đời sống cây bắp, từ nảy mầm đến khi bắp 4 - 5
lá, về sau vai trò này nhường lại cho rễ đốt.
Rễ mầm gồm có 2 loại: rễ mầm sơ sinh và rễ mầm thứ sinh.
Rễ mầm sơ sinh (rễ chính) là cơ quan đầu tiên xuất hiện sau khi hạt
bắp nảy mầm.
Rễ mầm thứ sinh cũng được gọi là rễ phụ hoặc rễ mầm phụ. Rễ này
xuất hiện từ sau sự xuất hiện của rễ chính và có số lượng từ 3 đến 7.

1.3.1.2. Rễ đốt
Rễ đốt (còn gọi là rễ phụ cố định) phát triển từ các đốt thấp nhất của
thân, nằm dưới mặt đất 3 – 4 cm, mọc vòng quanh các đốt dưới mặt đất bắt
đầu lúc bắp được 3 - 4 lá. Rễ đốt làm nhiệm vụ cung cấp nước và các chất
dinh dưỡng suốt thời điểm sinh trưởng và phát triển của cây bắp.
1.3.1.3. Rễ chân kiềng
Rễ chân kiềng (rễ neo – rễ chống): là loại rễ đốt được mọc ở đốt gần
sát trên mặt đất (thường mọc ở 2 hay 3 đốt cuối). Rễ chân kiềng ngoài nhiệm
vụ chống đổ cho cây còn hút nước và chất dinh dưỡng.
Độ sâu của rễ và sự mở rộng của nó phụ thuộc vào giống, độ phì nhiêu
và độ ẩm của đất. Trong điều kiện thích hợp rễ bắp có thể mở rộng và


8
đâm sâu khoảng 60 cm sau 4 tuần trồng. Nếu làm cỏ, xới, xáo quá mức ở giai
đoạn cuối làm đứt rễ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và hạn chế
năng suất của bắp.
1.3.1.4. Sự phát triển của rễ
Hạt bắp mới nảy mầm, rễ mầm ra trước. Hai ngày sau, từ rễ mầm sẽ
mọc ra nhiều rễ con. Khoảng 7 – 10 ngày sau, lớp rễ đốt đầu tiên xuất hiện và
16 – 17 ngày sau có 2 - 3 lớp rễ đốt và sau đó cứ 5 – 7 ngày ra thêm được
một lớp rễ dưới. Theo thứ tự các lớp rễ đốt phát sinh dần từ dưới lên trên tạo
nên một hệ rễ chùm.
Bộ rễ phát triển tốt trong điều kiện đất tơi xốp, thoáng khí, đủ ẩm
(khoảng 60 đến 80% độ ẩm tương đối) và giàu chất dinh dưỡng.
1.3.2. Thân
Thân bắp đặc, đường kính khoảng 2 - 4 cm tùy thuộc vào giống, môi
trường sản xuất và trình độ thâm canh. Thân bắp có thể cao từ 2 - 4m. Chiều
dài của các lóng khác nhau và nó được xem xét như một đặc điểm có giá
trị trong việc phân loại các giống bắp.

Qua các thời điểm thân phát triển với tốc độ khác nhau. Thời điểm
đầu thân phát triển chậm về sau nhanh dần biểu hiện rõ rệt trong hai pha
của giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Khi hoa đực phơi màu, bắp phun râu
cây vẫn tiếp tục lớn tuy tốc độ rất chậm. Sau khi thụ tinh cây bắp ngừng sinh
trưởng.
1.3.3. Lá bắp
Sau khi bao lá mầm nhú lên khỏi mặt đất, những lá bắt đầu mọc theo
thức tự thời gian. Căn cứ vào hình thái và vị trí trên thân có thể chia làm 4
loại lá:
- Lá mầm: là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến
lá với vỏ bọc lá.


9
- Lá thân: là những lá có mầm nách ở kẽ chân lá hay những lá mọc trên
những đốt thân.
- Lá ngọn: là những lá ở phần trên của bắp trên cùng hay những lá
mọc ở trên các đốt ngọn, khơng có mầm nách ở kẽ lá.
- Lá bi: là những lá bao bắp
1.3.4. Hoa bắp
1.3.4.1. Hoa đực
Hoa tự đực (bông cờ) bao gồm các hoa đực sắp xếp theo kiểu chùm
bông được gọi là bông cờ gồm một trục chính, trên trục chính phân làm
nhiều nhánh và trên mỗi nhánh và cả trên trục chính có nhiều giá (hay bông
nhỏ, bông chét, nhánh nhỏ). Các giá mọc đối diện nhau trên trục chính hay
trên các nhánh, mỗi giá có 2 chùm hoa (một chùm cuống dài và một chùm
cuống ngắn), mỗi chùm có 2 hoa. Trên mỗi chùm hoa có 2 vỏ trấu ngồi
chung cho cả 2 hoa (gọi là mày 1 và mày 2 tương ứng với lá bắc chung), mày
có gân và lơng tơ, mày xanh hay màu tím tùy thuộc vào giống. Bên trong 2
vỏ trấu ngồi có chứa 2 hoa, mỗi hoa có 2 vỏ trấu trong, mỏng, màu trắng, ở

giữa mỗi hoa có 3 nhị đực, mỗi nhị đực có một bao phấn.
1.3.4.2. Hoa cái
Hoa tự cái được sinh ra từ nách lá phần giữa thân. Bắp bắp gồm các bộ
phận chính như cuống bắp và lõi bắp.
1.3.5. Hạt bắp
Hạt bắp gồm các bộ phận chính: vỏ hạt, lớp alơron, phơi, phơi nhũ và mũ
hạt, phía dưới của hạt cịn có gốc hạt gắn liền hạt với lõi bắp.
1.4. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây bắp
Thời gian sinh trưởng của cây bắp từ khi gieo đến khi chín trung bình
từ 90 – 160 ngày. Thời gian sinh trưởng dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào
giống và điều kiện ngoại cảnh.


10
1.4.1. Giai đoạn nảy mầm (từ lúc trồng đến 3 lá)
Giai đoạn này có đặc điểm là phụ thuộc vào lượng các chất dự trữ
trong hạt. Trước khi nảy mầm hạt hút nước và trương lên, do vậy nước ln
có sẵn cho hạt hấp thu. Ở giai đoạn này bên trong hạt q trình oxy hóa
các chất dự trữ diễn ra mạnh qua q trình sinh hóa phức tạp, những chất
hữu cơ phức tạo sẽ chuyển thành các chất đơn giản dễ hịa tan. Q trình này
xảy ra nhờ hoạt động của các loại enzyme cùng với điều kiện có đủ ẩm, nhiệt
độ và ôxi.
Nước: Lượng nước cần thiết cho hạt bắp nảy mầm tương đối
thấp (khoảng 45% trọng lượng khô tuyệt đối của hạt). Để đảm bảo đủ nước
cho hạt nảy mầm, độ ẩm đất thích hợp trong khoảng 60 - 70% độ ẩm tương
đối. Để đảm bảo độ ẩm cho hạt bắp, khi gieo hạt cần làm đất giữ ẩm khi thời
tiết khô hạn và chú ý tiêu nước vào mùa mưa ở các vùng đất thấp.
Nhiệt độ: Bắp nảy mầm thích hợp ở nhiệt độ 25 – 300C, tối thiểu
10 – 120C, tối cao 40 – 450C. Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển của mầm.

Ôxi: Lúc hạt nảy mầm tiếp tục cho đến khi bắp được 3 lá hạt hơ hấp
mạnh nên đất gieo hạt cần phải thống để cung cấp đủ ơxi. Do vậy cần có
biện pháp làm đất, xới xáo thích hợp làm cho đất thống.
1.4.2. Giai đoạn cây con (từ lúc bắp 3 lá đến phân hóa hoa)
Đây là pha đầu của giai đoạn 1, thường bắt đầu khi bắp đạt 3 - 4 lá
đến 7 - 9 lá (vào khoảng 10 - 40 ngày sau khi gieo đối với giống bắp 4 tháng).
Giai đoạn này cây chuyển từ trạng thái sống nhờ chất dự trữ trong hạt sang
trạng thái hút chất dinh dưỡng của đất và quang hợp của bộ lá. Tuy nhiên
giai đoạn này thân lá trên mặt đất phát triển chậm. Cây bắp bắt đầu phân hóa
bước 2 - 4 của bơng cờ. Lóng thân bắt đầu được phân hóa. Các lớp rễ đốt
được hình thành và phát triển mạnh hơn thân lá. Đây là giai đoạn làm đốt,


11
hình thành các lớp rễ đốt và bắt đầu chuyển sang hình thành các cơ quan sinh
sản đực.
Điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho giai đoạn này:
Nhiệt độ thích hợp là 20 - 300C, tối thích trong khoảng 25 – 280C.
Giai đoạn này bắp chịu rét khỏe hơn, vì thế tác hại của nhiệt độ thấp giảm
hơn giai đoạn trước. Trái lại nhiệt độ cao ở giai đoạn này cây sinh trưởng
nhanh, cây yếu; còn nếu nhiệt độ thấp, rễ ăn nơng, ít rễ con, cây cịi cọc, q
trình phân hóa đốt cũng bị ảnh hưởng.
Độ ẩm đất: Nói chung giai đoạn này cây bắp không cần nhiều nước.
Đây là giai đoạn cây bắp có khả năng chịu hạn tốt hơn trong suốt chu kỳ sinh
trưởng. Độ ẩm thích hợp nằm trong khoảng 60 – 70%.
Đất đai và chất dinh dưỡng: Đây là giai đoạn cây bắp cần ít nước
nhưng lại u cầu đất tơi xốp và thơng thống đảm bảo cung cấp đủ oxy cho
rễ phát triển.
1.4.3. Giai đoạn vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản (từ lúc phân hóa
hoa đến trỗ cờ)

Đặc điểm ở giai đoạn này là cây bắp sinh trưởng thân lá nhanh, bộ rễ
phát triển mạnh, ăn sâu tỏa rộng. Cơ quan sinh sản bao gồm bơng cờ và bắp
phân hóa mạnh: từ bước 4 – 8 của bông cờ, bước 1 - 6 của bắp. Giai đoạn này
kết thúc khi nhị cái xuất hiện. Có thể nói đây là giai đoạn quyết định số hoa
đực và hoa cái, cũng như quyết định khối lượng chất dinh dưỡng dự trữ
trong thân lá (là chu kỳ 2 của giai đoạn đầu).
Điều kiện tốt trong giai đoạn này là: Đầy đủ chất dinh dưỡng, nước
tưới với khoảng độ ẩm 70 - 75% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Nhiệt độ thích hợp
trong khoảng 24 – 250C. Nhiệt độ cao hay thấp quá đều ảnh hưởng xấu đến
q trình sinh trưởng và phân hóa cơ quan sinh sản.


12
1.4.4. Thời điểm nở hoa (bao gồm trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh)
Giai đoạn này diễn ra trong khoảng thời gian khơng dài, trung bình
10 – 15 ngày, tuy nhiên đây là giai đoạn quyết định năng suất (pha đầu
của giai đoạn 2).
Cuối giai đoạn này cây bắp gần như ngừng phát triển thân lá, nhưng vẫn
tiếp tục hút các chất dinh dưỡng từ đất. Các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ
bắt đầu tập trung mạnh vào các bộ phận sinh sản. Trong điều kiện tốt, đặc biệt
là thời tiết thuận lợi quá trình thụ tinh tiến hành tốt bắp mới nhiều hạt.
Yêu cầu ngoại cảnh trong giai đoạn này hết sức khắt khe, nhiệt độ
thích hợp của cây bắp khoảng 25– 280C. Nhiệt độ thấp có ảnh hưởng xấu
đến q trình tung phấn, phun râu thụ tinh. Nhiệt độ trên 350C hạt phấn
dễ bị chết. Ở giai đoạn này cây bắp cần nhiều nước, độ ẩm thích hợp 75 –
80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Trời lặng, gió nhẹ, ít mưa, nắng nhẹ (mưa to
làm hạt phấn bị trơi).
1.4.5. Thời điểm chín (bao gồm từ thụ tinh đến chín)
Trọng lượng hạt tăng nhanh, phơi phát triển hoàn toàn. Giai đoạn
này kéo dài 35 – 40 ngày từ khi thụ phấn thụ tinh. Chất dinh dưỡng từ thân lá

tập trung mạnh về hạt và trải qua những quá trình biến đổi sinh lý phức tạp.
- Giai đoạn chín sữa (18 - 22 ngày sau phun râu): Hạt bên ngồi có
màu vàng và chất lỏng bên trong như sữa trắng do đang tích lũy tinh bột.
Phơi phát triển nhanh dần. Do độ tích lũy chất khơ trong hạt nhanh nên hạt
lớn nhanh, độ ẩm khoảng 80%.
- Giai đoạn chín sáp (24 - 28 ngày sau phun râu): Tinh bột tiếp tục tích
lũy bên trong nội nhũ làm chất sữa lỏng bên trong đặc lại thành bột hồ.
- Giai đoạn hình thành răng ngựa (35 - 42 ngày sau phun râu): Tuỳ
theo giống mà các hạt đang hình thành răng ngựa hoặc đã có dạng răng
ngựa. Hạt khơ dần bắt đầu từ đỉnh và hình thành một lớp tinh bột nhỏ màu


13
trắng cứng. Lớp tinh bột này xuất hiện rất nhanh sau khi hình thành răng
ngựa như một đường chạy ngang hạt. Vào đầu giai đoạn này hạt có độ ẩm
khoảng 55%.
Ở giai đoạn này, nếu gặp thời tiết lạnh, chất khơ trong hạt có thể
ngừng tích luỹ. Điều này dẫn đến sự giảm năng suất và trì hỗn cơng việc
thu hoạch do bắp khô chậm khi gặp lạnh.
- Giai đoạn chín hồn tồn - chín sinh lý (55 - 65 ngày sau phun râu):
Sự tích luỹ chất khơ trong hạt đạt mức tối đa và tất cả các hạt trên bắp
cũng đã đạt trọng lượng khơ tối đa của nó. Lớp tinh bột đã hoàn toàn tiến
đến cùi và sẹo đen hoặc nâu đã hình thành.
Bắp ngọt để đảm bảo chất lượng thường được thu hoạch ở giai đoạn
đầu chín sáp, lúc này, đường chuẩn bị được chuyển hóa thành tinh bột, nên
hàm lượng tinh bột thấp, hàm lượng đường cao nhất, hạt bắp nhiều nước
nên được ưa chuộng sử dụng hơn khi thu hoạch ở giai đoạn sau như các loại
bắp khác.
1.5. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây bắp ngọt
1.5.1. Giá trị dinh dưỡng và y học

Bắp ngọt là một loại ngũ cốc rất có lợi cho sức khỏe. Đây khơng chỉ là
một nguồn thực phẩm giàu năng lượng, hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn
giúp bạn tránh nguy cơ ung thư, các bệnh về tim hay chứng tăng huyết áp...
Bắp ngọt là loại thực phẩm giàu calo: Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng
hoặc người đang cần tăng cân gấp, bắp ngọt có thể cải thiện tình trạng suy
dinh dưỡng, giúp tăng cân. 100g bắp ngọt sẽ cung cấp khoảng 86 kcal. Do
đó, bắp ngọt là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho sức khỏe của người
sử dụng.
Bắp ngọt có nguồn vitamin dồi dào: Thiamine và niacin là những
thành phần chính của vitamin B – có rất nhiều trong bắp ngọt. Chúng giúp cải


14
thiện hệ thần kinh và giảm các triệu chứng về trí nhớ do tuổi tác gây nên.
Ngồi ra, lượng vitamin A có trong loại ngũ cốc này cũng có tác dụng tăng
cường sức khỏe thị giác và làm đẹp da.
Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng (100g bắp ngọt tươi)

Năng lượng

360 kJ (86 kcal)

Niacin (B3)

11,0%

Cacbohydrat

19,02 g


Folate (B9)

12,0%

Đường

3,22 g

Vitamin C

8,0%

Chất xơ thực phẩm

2,7 g

Sắt

4,0%

Chất béo

1,18 g

Magiê

10,0%

Chất đạm


3,2 g

Kali

6,0%

Vitamin A

1,0%

Nước

75,96g

Thiamine (B1)

17,0%

Bắp ngọt giàu khoáng chất: Bắp ngọt chứa rất nhiều loại khoáng chất
cần thiết cho cơ thể, như sắt, magie, kali, kẽm, đồng, mangan... Đặc biệt
khống vi lượng selenium có trong bắp ngọt cũng có tác dụng ngăn ngừa các
bệnh ung thư, bệnh tim mạch và các chứng viêm nhiễm khác.
Bắp ngọt giàu chất chống oxy hóa: Các nhà nghiên cứu gần đây đã
chứng minh bắp ngọt rất giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ hàng tỷ tế bào trong
cơ thể khỏi các gốc tự do, giúp phòng chống ung thư. Đối với những người
đang mắc bệnh ung thư vú, các hợp chất phenolic chống oxy hóa là axit
ferulic trong bắp cịn giúp giảm kích cỡ của khối u.
Bắp ngọt có thể phịng ngừa bệnh trĩ và ung thư: Bắp ngọt là loại
thực phẩm giàu chất xơ, vì vậy nó rất có lợi cho tiêu hóa. Bạn sẽ khơng bao
giờ phải lo lắng đến chứng táo bón hay bệnh trĩ nếu thường xuyên ăn bắp

ngọt. Hơn nữa, nguy cơ ung thư cũng được giảm đáng kể.
Bắp ngọt có thể bảo vệ tim: Chúng ta có thể sử dụng dầu bắp trong
nấu nướng để tăng cường sức khỏe cho tim. Dầu bắp giúp ngăn ngừa các


15
nguy cơ tắc nghẽn động mạch, do đó nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ cũng
được giảm thiểu đáng kể. Hợp chất phenolic trong bắp cịn có tác dụng giảm
triệu chứng tăng huyết áp.
Bắp ngọt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu: Vitamin B12 và axit
folic cao trong bắp ngọt rất có lợi để cải thiện tình trạng thiếu máu. Quan
trọng hơn, lượng sắt có trong bắp cũng là một khoáng chất cần thiết để tạo tế
bào hồng cầu mới.
Bắp ngọt giúp giảm mức cholesterol: Một vài thành phần trong bắp
ngọt cho thấy có thể làm giảm lượng cholesterol một cách hữu hiệu. Đặc biệt,
dầu bắp cũng có tác dụng cân bằng mức cholesterol trong cơ thể.
Bắp ngọt giúp giảm đau khớp, xương: Lượng magie, sắt, vitamin B
và protein mà bắp ngọt cung cấp cho cơ thể sẽ giúp tăng cường các mô liên
kết trong cơ thể. Bởi vậy, một chén bắp ngọt luộc nên được thêm vào khẩu
phần ăn đối với những người mắc chứng đau khớp.
Bắp ngọt có tác dụng tốt cho bệnh nhân Alzheimer: Một trong
những lý do dẫn đến mắc bệnh Alzheimer là do thiếu Thymine. Lời khuyên
cho các bệnh nhân Alzheimer đó là nên dùng bắp ngọt hàng ngày như một
món ăn chính.
1.5.2. Giá trị kinh tế
Làm lương thực cho con người: Bắp là một trong những loại cây
lương thực quan trọng góp phần nuôi sống gần 1/3 dân số thế giới. Tất cả các
nước trồng bắp nói chung đều ăn bắp ở mức độ khác nhau, 21% sản lượng
bắp thế giới (hơn 100 triệu tấn) được sử dụng làm lương thực cho con người.
Các nước Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi sử dụng bắp làm lương thực chính.

Các nước Đơng Nam Phi sử dụng 72% sản lượng bắp làm lương thực, Tây
Trung Phi: 66%, Bắc Phi: 45%, Tây Á: 23 %, Nam Á 75%, Đơng Nam Á và
Thái Bình Dương 43%, Đơng Á 12 %, Trung Mỹ và Caribê: 56%, Nam Mỹ:


16
9%, Đông Âu và Liên Xô cũ: 7%, Tây Âu, Bắc Mỹ và các nước phát triển
khác: 4% (Ngô Hữu Tình, 2003) [11]. Ở Việt Nam tỷ lệ bắp làm lương thực
chiếm 15 - 20%. Sở dĩ bắp vẫn là cây lương thực quan trọng vì có thành phần
dinh dưỡng cao.
Làm thức ăn cho chăn ni: Có thể nói bắp là cây thức ăn chăn nuôi
quan trọng nhất hiện nay. Ngồi việc cung cấp chất tinh, cây bắp cịn là thức
ăn xanh và ủ chua lí tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Hầu như 70%
chất dinh dưỡng trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ bắp. Ở các nước phát
triển có tỉ lệ dùng bắp làm thức ăn chăn nuôi cao, thường trên 70% như Mỹ:
76%, Bồ Đào Nha: 91%, Italia: 93%, Croatia: 95%, Latvia: 97%, Trung
Quốc: 76%, Malaixia: 91%, Thái Lan: 96%,... (Ngô Hữu Tình, 2003) [11].
Hiện nay, Việt Nam cũng dùng bắp làm thức ăn chăn ni là chính, (khoảng
90%) song tỉ lệ bắp trong tổng số chất tinh chỉ khoảng 50% vì ta cịn dùng
thêm gạo gãy, cám, bột sắn,... trong chăn nuôi. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi ở
nước ta hiện nay là rất lớn khoảng 8 triệu tấn/năm. Vì vậy lượng bắp cần thiết đòi
hỏi hàng năm là 4 triệu tấn (Ngơ Hữu Tình, 2003) [11]. Nhu cầu bắp sẽ ngày một
gia tăng vì ngành chăn ni đang phát triển rất mạnh, kết hợp với ngành thuỷ sản
cũng tiêu thụ một lượng bắp rất lớn làm thức ăn cho nuôi tôm, cá.
Bắp làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh: Những năm gần đây cây
bắp còn là cây thực phẩm, người ta dùng bắp bao tử làm rau cao cấp. Sở dĩ nó
được ưa dùng vì có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và có thể được coi như
một loại rau sạch. Ngoài ra bắp ngọt, với thành phần dinh dưỡng cao, độ ngọt
cao, tinh bột ít thơm, mềm nên được ưa chuộng hơn hẳn, có thể chế biến được
nhièu món ăn ngon, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, vì vậy được ưa

chuộng dùng làm thức ăn tươi hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu. Theo
Đơng y, các bộ phận của cây bắp đều được dùng làm thuốc với cơng dụng
chính là lợi thuỷ, tiêu thũng, trừ thấp, góp phần trừ một số bệnh như: bướu cổ,


17
sốt rét. Theo Tây y, bắp có tác dụng tăng bài tiết mật, giảm Bililubin trong
máu. Nhiều tài liệu cho thấy bắp có lợi cho hệ tiêu hố, tim mạch, tiết niệu,
sinh dục, chống ơxy hố, lão hố, ung thư .
Bắp dùng cho mục đích khác: Ngồi các mục đích trên, bắp còn được
dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu bắp,
bánh kẹo,... Từ bắp, người ta đã sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau
của các ngành công nghiệp, lương thực, thực phẩm, cơng nghiệp dược, cơng
nghiệp nhẹ (Ngơ Hữu Tình, 2003) [11].
1.6. Điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây
bắp ngọt
1.6.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây bắp
Bắp là loại cây có nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn. Trong các biện pháp
thâm canh tăng năng suất bắp, phân bón giữ vai trị quan trọng nhất, phân bón
có thể ảnh hưởng tới 30,7% năng suất bắp còn các yếu tố khác như mật độ,
phòng trừ cỏ dại, đất trồng ít ảnh hưởng hơn.
Cây bắp hút các chất dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng và phát triển
thông qua các hợp chất vô cơ. Cây hút khoáng trong đất chủ yếu nhờ vào hoạt
động của bộ rễ, rễ bắp hút khoáng qua dung dịch đất, rễ bắp có thể trao đổi
ion trực tiếp với keo đất nhờ lông hút của rễ.
Hàng chục tấn nông sản được tạo ra và thu hoạch hàng năm, cây bắp đã
lấy đi khỏi đất một lượng lớn về đạm, lân, kali trên 1 hecta đất canh tác. Vì
thế, để thu được năng suất bắp cao, ổn định hàng năm cần bổ sung một lượng
lớn chất dinh dưỡng thơng qua việc bón phân từ đất.
Các nguyên tố khoáng tham gia trực tiếp vào q trình chuyển hóa vật

chất và năng lượng trong cây, có vai trị quan trọng trong q trình quang
hợp, hơ hấp, cân bằng nước cũng như tồn bộ q trình sinh trưởng, phát triển
của cây bắp. Chúng là yếu tố chính hoặc là thành phần tham gia cấu trúc hệ


×