Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến một số chỉ tiêu sinh hóa và nông học của dưa chuột (cucumis sativus l ) trồng trong chậu ở nhà lưới tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HỒ THỊ LÀI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ
ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HĨA VÀ NƠNG HỌC CỦA
DƯA CHUỘT (Cucumis sativus L.) TRỒNG TRONG CHẬU Ở
NHÀ LƯỚI TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Bình Định - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HỒ THỊ LÀI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ
ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HĨA VÀ NƠNG HỌC CỦA
DƯA CHUỘT (Cucumis sativus L.) TRỒNG TRONG CHẬU Ở
NHÀ LƯỚI TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2016

Chuyên ngành

: Sinh học thực nghiệm


Mã số

: 60 42 01 14

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Phương


LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu, hình ảnh và kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các trích dẫn trong luận văn này đã
được chỉ rõ nguồn gốc.


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
- Lãnh đạo và tập thể cán bộ viên chức Viện KHKT Nông nghiệp
Duyên hải Nam Trung Bộ cùng tồn thể thầy cơ Khoa Sinh – KTTN Trường
Đại học Quy Nhơn đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
- TS. Nguyễn Thanh Phương, thầy đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tơi
trong suốt thời gian hoàn thành luận văn này.
- TS. Nguyễn Trường Giang – Nghiên cứu viên Bộ môn Rau và cây
cảnh Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ đã giúp đỡ tơi trong
thời gian thực hiện luận văn.
- Gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

Trang

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................... 3
4. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Sơ lược về tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam 4
1.1.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới ............................................ 4
1.1.2. Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam ............................................. 5
1.2. Nguồn gốc, phân bố, phân loại và giá trị cây dưa chuột ...................... 6
1.2.1. Nguồn gốc cây dưa chuột...................................................................... 6
1.2.2. Sự phân bố ............................................................................................ 7
1.2.3. Phân loại cây dưa chuột ........................................................................ 7
1.2.4. Giá trị cây dưa chuột ............................................................................. 8
1.3. Sơ lược về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dưa
chuột .............................................................................................................. 9
1.3.1. Giai đoạn cây con ................................................................................. 9
1.3.2. Giai đoạn đẻ nhánh và ra hoa .............................................................. 10

1.3.3. Giai đoạn thu hoạch ............................................................................ 10


1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển của
cây dưa chuột .............................................................................................. 11
1.4.1. Nhiệt độ .............................................................................................. 11
1.4.2. Ánh sáng............................................................................................. 11
1.4.3. Độ ẩm ................................................................................................. 12
1.4.4. Đất và dinh dưỡng .............................................................................. 12
1.5. Một số giống dưa chuột ....................................................................... 13
1.6. Một số sâu bệnh hại cây dưa chuột ..................................................... 14
1.6.1. Một số sâu hại quan trọng ................................................................... 14
1.6.2. Một số bệnh hại quan trọng................................................................. 16
1.7. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về công nghệ trồng
rau khơng dùng đất .................................................................................... 17
1.7.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 17
1.7.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 23
1.8. Điều kiện thời tiết ở khu vực thực nghiệm ......................................... 30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................... 31
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................... 31
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 31
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 31
2.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 32
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................ 32
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu ......................................................................... 36
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................... 42
3.1. Ảnh hưởng của các công thức giá thể đến một số chỉ tiêu sinh trưởng,
phát triển của giống dưa chuột F1 The Hunter 1.0 .................................. 42



3.1.1. Chiều cao cây qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa, thu hoạch ................... 42
3.1.2. Số cành cấp 1 trên cây dưa chuột ........................................................ 46
3.1.3. Số lá trên cây dưa chuột qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa, thu hoạch ... 48
3.1.4. Diện tích lá dưa chuột qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa, thu hoạch ...... 51
3.2. Ảnh hưởng của các công thức giá thể đến một số chỉ tiêu sinh hóa của
giống dưa chuột F1 The Hunter 1.0 ........................................................... 53
3.2.1. Hàm lượng của các dạng nước, chất khô trong lá dưa chuột qua 3 giai
đoạn cây con, ra hoa, thu hoạch .................................................................... 53
3.2.2. Hàm lượng diệp lục trong lá dưa chuột qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa,
thu hoạch ...................................................................................................... 56
3.3. Ảnh hưởng của các công thức giá thể khác nhau đến một số chỉ tiêu
về năng suất, phẩm chất của giống dưa chuột .......................................... 59
3.3.1. Chiều dài, đường kính, trọng lượng quả .............................................. 59
3.3.2. Một số chỉ tiêu về chất lượng dưa chuột ............................................. 61
3.4. Ảnh hưởng của các cơng thức thí nghiệm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống dưa chuột lai F1 Hunter 1.0 ............... 63
3.4.1. Tỉ lệ đậu quả/cây................................................................................. 64
3.4.2. Số quả/cây .......................................................................................... 65
3.5. Năng suất cây dưa chuột ..................................................................... 66
3.6. Tình hình sâu, bệnh hại cây dưa chuột ............................................... 68
3.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng dưa chuột trên các giá thể khác
nhau ............................................................................................................. 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 75
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỂ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BNNPTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BVTV

: Bảo vệ thực vật

CS

: Cộng sự

CT

: Cơng thức

CTTN

: Cơng thức thí nghiệm

ĐC

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức Nông lương thế giới

NSLT

: Năng suất lý thuyết


NSTT

: Năng suất thực thu

NXB

: Nhà xuất bản

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

: Thí nghiệm

TNHH

: Trách nhiệm Hữu hạn

USD

: Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
1.1


Tên bảng
Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới qua
các năm 2013, 2014

Trang
5

1.2

Thành phần dinh dưỡng trong dưa chuột (trong 100 g ăn được)

8

1.3

Diễn biến thời tiết ở khu vực thực nghiệm

30

3.1
3.2
3.3

3.4

3.5

3.6

Chiều cao cây dưa chuột qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa, thu

hoạch
Số cành cấp 1 trên cây dưa chuột qua 2 giai đoạn ra hoa và thu hoạch
Số lá trên cây dưa chuột qua 3 giai đoạn Cây con, ra hoa, thu
hoạch
Diện tích lá dưa chuột qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa, thu
hoạch
Hàm lượng chất khô và nước tổng số trong lá dưa chuột (% khối
lượng tươi) qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa, thu hoạch
Hàm lượng các dạng diệp lục qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa,
thu hoạch

44
46
49

52

54

57

3.7

Chiều dài, đường kính và trọng lượng quả dưa chuột

60

3.8

Hàm lượng chất khô và nước tổng số trong quả dưa chuột


61

3.9

Hàm lượng vitamin C trong quả dưa chuột (mg/100g quả tươi)

62

3.10

Tỉ lệ đậu quả của cây dưa chuột

64

3.11

Số quả trên cây dưa chuột

65

3.12

Năng suất cây dưa chuột

67

3.13

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính ở cây dưa chuột


69

3.14

Hiệu quả kinh tế của trồng dưa chuột trong nhà lưới (tính cho 1 ha)

70


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số
hiệu

Tên biểu đồ

3.1

Chiều cao cây dưa chuột qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa, thu hoạch

46

3.2

Số cành cấp 1 trên cây dưa chuột qua 2 giai đoạn ra hoa, thu hoạch

48

3.3


Số lá trên dưa chuột qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa, thu hoạch

51

3.4

Hàm lượng vitamin C trong quả dưa chuột (mg/100 g quả tươi)

63

3.5

Số quả trên cây dưa chuột

66

3.6

Năng suất cây dưa chuột

68

Trang


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Từ ngàn xưa đến nay, trong bữa ăn của người Việt Nam nói riêng và

người dân trên khắp hành tinh nói chung, rau xanh có vai trị đặc biệt quan
trọng, nó là loại thực phẩm khơng thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Đặc biệt, khi nhu cầu về lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo
thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau ngày càng tăng lên và trở thành yêu
cầu cấp thiết cần được đáp ứng. Rau xanh cung cấp cho cơ thể nhiều hợp chất
quan trọng thông qua những bữa ăn hàng ngày và các loại nước uống được
chiết xuất từ rau quả. Đó là những chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của cơ thể. Hiện nay, có nhiều loại rau xanh mà con người chúng ta sử dụng.
Trong đó, dưa chuột là một loại rau ăn quả được sử dụng khá phổ biến.
Dưa chuột (Cucumis sativus L.) ở miền nam Việt Nam gọi là dưa leo, là
cây trồng thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) [32]. Nó có nguồn gốc từ xứ nhiệt
đới nhưng do có nhiều đặc điểm tốt nên được ưu tiên phát triển ở nhiều địa
phương trên thế giới và đã trở thành một loại thực phẩm ở nhiều nước. Dưa
chuột là loại rau ăn quả được khá nhiều người ưa chuộng bởi những đặc tính
ưu việt của nó. Về mặt dinh dưỡng, dưa chuột chiếm khoảng 95% hàm lượng
nước cùng một số loại vitamin, khống chất cần thiết cho q trình kiến tạo
cơ thể và hấp thu các chất. Ngoài ra, nó cịn có tác dụng giải khát, thanh nhiệt,
lợi tiểu, làm đẹp và giảm cân. Dưa chuột được sử dụng rộng rãi trong mỗi bữa
ăn hàng ngày với nhiều hình thức chế biến như ăn tươi, muối mặn, đóng hộp,
dầm giấm làm phong phú và tăng chất lượng rau ăn hàng ngày đồng thời giải
quyết được tình trạng rau giáp vụ [60].
Hiện nay, khi đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện thì vấn đề sức
khỏe, an tồn thực phẩm càng được chú trọng. Tuy nhiên, do người dân quá
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cũng như sử dụng đất, nước ô


2

nhiễm trong quá trình canh tác nên rau xanh tồn tại nhiều yếu tố có hại cho
sức khoẻ. Mặt khác, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đã làm diện tích đất

nơng nghiệp bị thu hẹp với tốc độ khá nhanh. Trong khi đó, nhu cầu về rau
xanh ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, việc tìm ra biện
pháp để giải quyết những vấn đề trên trở nên cần thiết hơn. Một giải pháp đưa
ra là trồng rau trong các túi bầu chứa giá thể nhằm tận dụng những khoảng
trống trong nhà hoặc vườn, vừa tiết kiệm diện tích và tận dụng các loại giá thể
rẻ tiền, sẵn có của địa phương đồng thời hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo
vệ thực vật nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Việc trồng rau trong các túi
bầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố song ảnh hưởng của giá thể đóng vai trị khá
quan trọng. Để giải pháp trên được ứng dụng rộng rãi và nhằm tìm ra loại giá
thể tốt nhất mang lại chất lượng sản phẩm và năng suất cao chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến một số chỉ tiêu
sinh hóa và nơng học của dưa chuột (Cucumis sativus L.) trồng trong chậu ở
nhà lưới tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2016”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức giá thể đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của cây dưa chuột trồng trong
nhà lưới.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức giá thể đến một số chỉ tiêu
sinh hóa của cây dưa chuột trồng trong nhà lưới.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức giá thể đến khả năng chống
chịu của cây dưa chuột trồng trong nhà lưới.
- Xác định được công thức phối trộn giá thể thích hợp nhất cho sản xuất
dưa chuột trong nhà lưới.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dưa chuột trồng trong nhà lưới với các
công thức phối trộn giá thể khác nhau.


3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định vai trị của các giá thể đối

với q trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, cũng như năng
suất, phẩm chất của cây dưa chuột nói riêng và cây trồng nói chung.
- Đề tài góp phần tìm ra loại giá thể có những đặc điểm tốt mang lại
hiệu quả kinh tế đồng thời tận dụng các sản phẩm phụ từ sản xuất nông
nghiệp thay thế một số giá thể hiện đang sử dụng phổ biến tại địa phương
nhưng có giá thành cao.
- Qua kết quả nghiên cứu, đề xuất công thức phối trộn giá thể thích hợp
để đưa vào sản xuất dưa chuột nhằm tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho
người nông dân.
4. Cấu trúc của luận văn
Nội dung luận văn có 80 trang,7 phần: Ngồi phần mở đầu và phụ lục
luận văn gồm:
Chương 1: Tổng quan tài liệu: 27 trang (trang 4 đến trang 30), gồm 3 bảng
biểu.
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 11 trang
(trang 31 đến trang 41).
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận, gồm 33 trang (trang 42 đến
trang 74), gồm 14 bảng số liệu và 7 biểu đồ.
Kết luận và đề nghị: 2 trang (từ trang 73 đến trang 74).
Tài liệu tham khảo: 6 trang (từ trang 75 đến trang 80).


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới
Cây rau họ Bầu bí (Cucubitaceae) bao gồm: Dưa chuột, dưa gang, dưa
hấu, bí đỏ, bí xanh, mướp. Trong đó, dưa chuột (dưa leo) là cây được quan

tâm nhiều nhất. Dưa chuột là loại rau ăn quả có thể được sử dụng để ăn tươi,
muối mặn hoặc dầm giấm [60]. Quả dưa chuột có thể chế biến thành nhiều
mặt hàng khác nhau. Do đó, loại cây này đang là nguồn thu nhập của nhiều
quốc gia. Trong những năm gần đây đã có nhiều nước trên thế giới xuất và
nhập khẩu loại quả này dưới dạng ăn tươi hoặc chế biến sẵn.
Theo số liệu thống kê từ FAO, năm 2014 diện tích trồng dưa chuột trên
thế giới khoảng 2.178,61 nghìn ha, năng suất đạt 34,41 tấn/ha, sản lượng đạt
74.975,63 nghìn tấn. Số liệu từ bảng 1.1 cho thấy Trung Quốc là nước có diện
tích trồng dưa chuột lớn nhất với 1.178,72 nghìn ha, chiếm 54,1% tổng diện
tích trồng dưa chuột so với thế giới. Về sản lượng, Trung Quốc vẫn là nước
dẫn đầu với 56.855,42 nghìn tấn, chiếm 78,83% tổng sản lượng dưa chuột cả
thế giới. Sau Trung Quốc là Nga với 1.820,12 nghìn tấn, chiếm 2,43% của thế
giới. Như vậy, chỉ riêng sản lượng của 2 nước Trung Quốc và Nga đã chiếm
81,26% tổng sản lượng dưa chuột của thế giới. Nhìn chung diện tích, năng
suất, sản lượng dưa chuột của các nước trên thế giới đều tăng qua hằng năm.
Do nhu cầu về rau xanh nói chung và dưa chuột nói riêng của người tiêu dùng
ngày càng cao khi nhu cầu về lương thực và thức ăn giàu đạm ngày càng được
đảm bảo. Đặc biệt là ở các nước phát triển như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Canada…
Dưới đây là bảng thống kê số liệu về tình hình sản xuất dưa chuột của
một số nước trên thế giới qua các năm 2013, 2014.


5
Bảng 1.1.Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới
qua các năm 2013, 2014.

Quốc gia

Diện tích

(nghìn ha)
2013

2014

Năng suất
(tấn/ha)
2013

2014

Sản lượng
(nghìn tấn)
2013

2014

Thế giới

2.127,65 2.178,61

33,87

34,41 72.059,49 74.975,63

Trung Quốc

1.164,35 1.178,72

46,65


48,23

54.315,9 56.855,42
799,82

Mỹ

48,75

49,37

15,88

16,20

774,08

Malaysia

5,16

4,66

23,22

20,88

119,86


97,33

Nhật Bản

11,4

11,10

50,39

49,45

574,4

548,8

Iran

91,71

89,63

19,37

20,13

1.776,92

1.804,18


Nga

67,27

69,95

25,28

26,02

1.700,70

1.820,12

Pháp

1,73

1,67

75,77

79,27

131,38

131,99

Indonexia


49,30

48,58

9,97

9,84

491,64

477,97

Ấn Độ

26,50

26,98

6,34

6,34

168,00

171,10

Cuba

12,43


11,74

9,33

8,55

115,98

100,32

[Nguồn: FAO.org], năm 2014.
1.1.2. Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam
Ngoài giá trị dinh dưỡng, dưa chuột cũng mang lại giá trị kinh tế cao và
là nguồn nguyên liệu phong phú cho các nhà máy chế biến. Nó là loại cây có
thời gian sinh trưởng ngắn trồng được nhiều vụ trong năm đồng thời lại có


6
tiềm năng năng suất cao (trung bình đạt 40 - 60 tấn/ha) nên là một trong
những loại rau chủ lực trong cơ cấu thâm canh tăng vụ nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người lao động. Ở
Việt Nam, trong những năm gần đây, cây dưa chuột đã trở thành cây rau quan
trọng trong sản xuất.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm
2014 diện tích trồng rau cả nước đạt 873 nghìn ha, năng suất rau trung bình
đạt 17,5 tấn/ha và sản lượng là 15,3 triệu tấn. Vào năm 2015, giá trị xuất khẩu
dưa chuột của nước ta đạt 295 nghìn USD [5]. Ở nước ta, dưa chuột được xuất
khẩu chủ yếu ở một số tỉnh phía Bắc. Các mặt hàng dưa chuột xuất khẩu dưới
dạng quả tươi, muối chua, dầm giấm. Đồng bằng sông Hồng (miền Bắc) và
Đồng bằng sông Cửu Long (miền Nam) là 2 vùng có diện tích trồng dưa

chuột lớn nhất cả nước. Đồng bằng sông Hồng đạt năng suất bình qn 24,1
tấn/ha trên diện tích hàng năm là 4.608 ha. Đồng bằng sơng Cửu Long đạt
năng suất bình qn 21,7 tấn/ha trên diện tích hàng năm là 12.884 ha [65].
1.2. Nguồn gốc, phân bố, phân loại và giá trị cây dưa chuột
1.2.1. Nguồn gốc cây dưa chuột
Dưa chuột (Cucummis sativus.L) là loại cây được trồng từ lâu, nó đã có
mặt ở Ấn Độ khoảng trên 3.000 năm. Theo A. Decandoole (1982) thì dưa
chuột xuất xứ từ vùng Tây Bắc Ấn Độ. Từ đây, nó phát triển lên phía Tây và
sau đó sang phía Đơng Nam Á. Những ghi chép về cây dưa chuột xuất hiện ở
Pháp vào thế kỷ thứ 9, ở Anh vào thế kỷ 14 và Bắc Mỹ vào giữa thế kỷ 16.
Vào thế kỷ 16, dưa chuột được mang tới Trung Quốc [2].
Tuy nhiên, theo Vavilop (1926) thì khu vực miền núi phía Bắc Việt
Nam giáp Lào là nơi phát sinh cây dưa chuột vì ở đây còn tồn tại các dạng
dưa chuột hoang dại. Kallo (1958) cho rằng Trung Quốc là trung tâm thứ hai
hình thành cây dưa chuột do các giống dưa chuột Trung Quốc có hàng loạt
các tính trạng lặn có giá trị như: Quả dài, tạo quả không qua thụ tinh, gai quả
trắng, không đắng.


7

1.2.2. Sự phân bố
Những năm cuối thế kỷ XX, cây dưa chuột là loại cây chiếm vị trí quan
trọng trong sản xuất rau trên thế giới. Những nước dẫn đầu về diện tích và năng
suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Tây Ban Nha. Theo số liệu thống kê từ
FAO, năm 2014 diện tích trồng dưa chuột trên thế giới khoảng 2.178,61 nghìn
ha, năng suất đạt 34,41 tấn/ha, sản lượng đạt 74.975,63 nghìn tấn. Ở nước ta
những năm gần đây dưa chuột đã trở thành cây rau quan trọng trong sản xuất, có
ý nghĩa lớn về hiệu quả kinh tế và giải quyết vấn đề thực phẩm [47].
1.2.3. Phân loại cây dưa chuột

Dưa chuột (dưa leo), tên nước ngoài Common cucumber (Anh),
Concombre (Pháp), thuộc họ bầu bí Cucubitaceae, chi Cucumis, lồi Sativus
L; số lượng NST 2n = 14 [2].
Đã có nhiều nhà khoa học tiến hành phân loại dưa chuột, trong đó có
nhà thực vật học A. Filov (1940). Trên cơ sở nghiên cứu về tiến hóa sinh thái
ơng đã đưa ra bảng phân loại chính xác [32]. Ơng xếp dạng hoang dại vào một
trong các loài phụ Ssp. Agrostis Gab, còn lại các dạng khác là trồng trọt và
tập trung vào các loài phụ sau:
1. Ssp. Europaeo - americanus Fil. Loài phụ Âu - Mỹ là loài phụ lớn
nhất về địa bàn phân bố.
2. Ssp. Occidentali - asiticus. Loài phụ Tây Á phân bố rộng rãi tại các
vùng khô hạn Trung và Tiểu Á, Iran, Afganistan và Azecbaizan với các đặc
tính chịu nóng.
3. Ssp. Chinensis Fil. Lồi phụ Trung Quốc được sử dụng phổ biến để
trồng trong nhà kính ở Châu Âu gồm các giống quả ngắn cần thụ phấn và quả
dài không qua thụ phấn.
4. Ssp. Indico - japonicus. Loài phụ Nhật - Ấn được phân bố tại khu


8
vực nhiệt đới và á nhiệt đới với lượng mưa lớn.
1.2.4. Giá trị cây dưa chuột
1.2.4.1. Giá trị dinh dưỡng của dưa chuột
Dưa chuột là một thức ăn rất thông dụng và cịn là một vị thuốc có giá
trị. Được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế
giới dưới nhiều hình thức khác nhau như: Ăn tươi, muối chua, nấu chín. Quả
dưa chuột có các chất dinh dưỡng khác nhau. Điều này được thể hiện rõ ở
bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.2. Thành phần dinh dưỡng trong dưa chuột
(Trong 100 g ăn được).


Thành
phần
Nước

Hàm
lượng
95 g

Thành
phần
Canxi

Hàm
lượng
23 mg

Thành
phần
Caroten

Hàm
lượng
90 mg

Năng lượng

16 kcal

Kali


169 mg

Vitamin B1

0,03 mg

Protein

0,8 g

Phosphor

27 mg

Vitamin C

2,5 mg

Gluxit

3,0 g

Sắt

1 mg

Chất xơ

0,7 g


Natri

13 mg

[Nguồn: Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam] [20].
Như vậy, trong thành phần của dưa chuột có hàm lượng dinh dưỡng
khá cao. Nhờ khả năng hòa tan, chúng làm tăng khả năng hấp phụ và lưu
thơng máu, tăng tính hoạt động trong q trình chuyển hóa năng lượng của
mơ tế bào.
Bên cạnh đó, trong thành phần dinh dưỡng của dưa chuột cịn có nhiều
axit amin không thay thế rất cần thiết cho cơ thể và các loại muối khoáng như
Ca (23,0 mg), P (27,0 mg), Fe (1,0 mg) [20]. Nhờ đó, sự phân giải axit uric
(urat) có tác dụng lợi tiểu, gây cảm giác lợi tiểu được thuận lợi [58]. Khơng
những thế, dưa chuột cịn có một lượng muối kali tương đối giúp tăng cường
quá trình đào thải nước, muối ăn trong cơ thể có lợi cho những người mắc


9
bệnh tim mạch [1].
1.2.4.2. Giá trị kinh tế của dưa chuột
Ngồi giá trị về mặt dinh dưỡng, thì về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau
ăn quả quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dưa chuột là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Trước đây, dưa chuột được
sử dụng như loại quả tươi để giải khát. Đến khi thị trường trong nước cũng
như thế giới được mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng phong phú thì việc
đa dạng hóa cách sử dụng là tất yếu. Ngày nay, dưa chuột được sử dụng dưới
nhiều hình thức khác nhau như trộn salat, ăn tươi. Bên cạnh đó, dưa chuột cịn
là cây rau quả có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, chi phí đầu tư thấp có
thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế khác nhau [6].

1.3. Sơ lược về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột
1.3.1. Giai đoạn cây con
Từ khi nảy mầm đến khi xuất hiện các nụ đầu tiên kéo dài khoảng 20
ngày. Giai đoạn này diễn ra khi cây có lá mầm cho đến khi có 7 - 8 lá thật.
Cũng như các loại cây trồng khác trong họ bầu bí, dưa chuột thuộc loại thân
leo, ở mỗi nách lá trên thân chính mọc ra tua cuốn. Quá trình phân mầm
nhánh và ra nụ xảy ra rất nhanh ở nhiệt độ trên 200C. Dưa chuột có tua cuốn
dạng đơn. Tua cuốn giúp thân leo bám vào giàn, hạn chế sự đổ ngã của cây.
Những giống phát triển thân lá nhanh nhưng thời gian ra tua cuốn chậm sẽ
làm cho cây dễ đổ ngã. Đối với những giống xuất hiện tua cuốn sớm là điều
kiện thuận lợi cho cây vươn leo giàn dễ dàng hơn. Tua cuốn xuất hiện trong
suốt quá trình sinh trưởng của cây. Vào thời kì này, ánh sáng, nước và các
chất dinh dưỡng có vai trị quan trọng [34], [35].
1.3.2. Giai đoạn đẻ nhánh và ra hoa
Sau khi ra tua cuốn, cây bước vào thời kì phân cành và ra hoa cái đầu
tiên. Thời gian phân cành, số cành đều do đặc tính của giống quy định. Dao


10
động khoảng 25 ngày sau khi nảy mầm. Cành hình thành nhiều hay ít, nhanh
hay chậm phụ thuộc vào giống chín sớm hay chín muộn. Ngồi ra, cịn chịu
ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc trong suốt thời kì sinh trưởng của cây.
Theo quan điểm nơng học thì thời kì này có ý nghĩa quan trọng nhất trong
việc xác định tính chín sớm hay chín muộn của giống. Đồng thời đây cũng là
giai đoạn cây chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh dục.
Cây có hoạt động sinh lí mạnh mẽ nhất, phát triển mạnh về chiều cao, thân lá
và khả năng tích lũy chất khơ lớn.
Trong giai đoạn này, nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra
hoa của cây, nhiệt độ càng thấp thời gian này càng kéo dài. Nhiệt độ thích hợp
nhất cho sự phân hóa mầm của dưa chuột là 23,5 - 24,50C [8].

1.3.3. Giai đoạn thu hoạch
Thu hoạch dưa chuột đúng độ chín thương phẩm có ảnh hưởng tốt đến
năng suất và chất lượng hàng hóa. Thời kì thu hái dưa chuột chủ yếu phụ thuộc
vào đặc tính của giống và mục đích sử dụng. Giống sớm sau khi gieo 35 – 40
ngày, giống trung và giống muộn sau gieo 50 - 60 ngày thì thu quả đợt đầu tiên.
Khi thu hái quả nên tiến hành nhanh vì dưa chóng chuyển thành màu
vàng. Đặc điểm của dưa chuột là hạt phát triển chậm hơn so với thịt quả. Khi quả
có màu vàng là thời kì phát triển của hạt dưa chín già. Khi quả có màu rêu sẫm,
cuống quả và quả héo là lúc chín sinh lí. Cần chọn những quả to, cân đối, mang
đầy đủ đặc trưng, đặc tính của giống, thu hái những quả ở vị trí thấp vì những hạt
quả đó có năng suất và chất lượng hạt giống cao. Dưa chuột là cây thu hoạch
nhiều lần, do đó mỗi lần thu hoạch là tiến hành bón phân thúc cho cây. Tùy theo
điều kiện chăm sóc mà thời gian thu hoạch dài hay ngắn [45], [47].
1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển của
cây dưa chuột
Điều kiện môi trường tác động đến sinh trưởng của cây dưa chuột bao


11
gồm: Khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm), thổ nhưỡng, yếu tố sinh vật
và tác động của con người. Về mặt sinh lý học cây dưa chuột phản ứng
mạnh với tác động của điều kiện ngoại cảnh [19].
1.4.1. Nhiệt độ
Dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí rất mẫn cảm với sương giá
đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới 00C và khi nhiệt độ về ban đêm trong khoảng 3 40C . Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa nhiệt, u cầu khí hậu ấm áp và khơ ráo
để sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng và
phát triển là từ 25 - 300C [8], [12], [22].
Hạt dưa chuột có sức sống cao, khỏe, hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ
thấp từ 12 - 130C. Nhiệt độ đất tối thiểu phải đạt 160C, ở nhiệt độ này hạt có
thể nảy mầm sau 9 - 16 ngày, nếu nhiệt độ đất khoảng 210C thì hạt sẽ nảy

mầm sau 5 - 6 ngày. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của
cây. Nhiệt độ thích hợp cho cây ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nảy mầm.
Nhiệt độ càng thấp thời gian này càng kéo dài [8], [12], [22].
1.4.2. Ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến q trình quang hợp của cây trồng
nói chung và dưa chuột nói riêng. Cường độ sáng thích hợp cho dưa chuột
sinh trưởng, phát triển, giúp cho cây tăng hiệu suất quang hợp, tăng năng suất,
chất lượng quả và rút ngắn thời gian lớn của quả trong khoảng từ 15.000 17.000 lux [37], [38], [39].
Các tác giả Hiệp hội Khoa học Trồng trọt Mỹ (1997) cũng đã chứng
minh sự biến động thời hạn sử dụng của quả dưa chuột trồng trong nhà kính
đã được cải thiện bằng việc tỉa thưa và che bóng cho quả. Kết quả cho thấy
việc tỉa thưa và che bóng đã ảnh hưởng đến động thái tăng chiều dài quả, màu
sắc quả lúc thu hoạch và phổ diệp lục của vỏ quả. Trong điều kiện cường độ
ánh sáng thấp cây sinh trưởng phát triển yếu và thậm chí rất khó phục hồi mặc


12
dù sau đã được cung cấp đầy đủ ánh sáng. Trong điều kiện thiếu ánh sáng cây
sinh trưởng và phát triển kém, ra hoa cái muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa,
hoa cái dễ bị rụng, năng suất quả thấp, chất lượng quả giảm, hương vị kém.
Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao (t >300C) sẽ thúc đẩy phát triển thân lá,
hoa cái xuất hiện muộn [37], [38], [39].
1.4.3. Độ ẩm
Dưa chuột là loại cây chịu hạn, chịu úng kém. Trong thân cây nước
chiếm 91,3%, trong quả chứa tới 93 - 95% nước, bộ lá dưa chuột to, hệ số
thoát hơi nước lớn nên dưa chuột yêu cầu độ ẩm cao, là cây đứng đầu về
nước trong họ bầu bí, độ ẩm thích hợp cho cây dưa chuột là 85 - 90%, độ
ẩm khơng khí là 90 - 95%. Trong giai đoạn ra quả phải giữ ẩm thường xuyên
từ 90 - 100% độ ẩm đồng ruộng. Dưa chuột kém chịu hạn, nếu thiếu nước
cây không những sinh trưởng kém mà cịn tích luỹ chất cucurbitancin gây

đắng trong quả. Chất này thường tập trung nhiều ở phần cuối thân và
dưới lớp vỏ cây. Khi thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả bị
đắng và dễ bị nhiễm virus. Thời kỳ cây ra hoa, tạo quả yêu cầu lượng nước
cao nhất. Hạt nảy mầm, yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Dưa
chuột là cây vừa kém chịu hạn lại kém chịu úng, vì dưa chuột có nguồn gốc ở
vùng ven rừng ẩm ướt, bộ rễ phát triển kém, hệ rễ phân bố ở tầng đất mặt [1].
1.4.4. Đất và dinh dưỡng
Cây dưa chuột ưa thích đất màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ
pH từ 5,5 - 6,8 và tốt nhất từ 6 - 6,5. Dưa chuột gieo trồng trên đất thịt
nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt.
Cây dưa chuột yêu cầu độ phì trong đất rất cao. Dinh dưỡng khống
khơng đủ ảnh hưởng khơng tốt đến sinh trưởng và phát triển của cây.
Bón phân chuồng với phân khoáng một cách hợp lý sẽ làm tăng lượng
đường trong quả. Ở thời kỳ đầu sinh trưởng, cây cần đạm và lân, cuối


13
thời kỳ sinh trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón đạm sẽ làm
tăng thu hoạch một cách rõ rệt [1].
Khi nghiên cứu về hiệu suất sử dụng phân khoáng chủ yếu của dưa
chuột thấy rằng: Dưa chuột sử dụng kali với hiệu suất cao nhất, tiếp theo đến
đạm rồi đến lân. Khi bón N60:P60:K60 thì dưa chuột sử dụng 92% đạm, 33%
lân và 100% kali. Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại
nhanh chóng phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng [34].
Bên cạnh các nguyên tố đa lượng thì các nguyên tố vi lượng đóng vai
trị hết sức quan trọng. Khi bổ sung các nguyên tố vi lượng vào dung
dịch phân đa lượng bón cho cây sẽ thu được quả có chất lượng cao [1], [40].
1.5. Một số giống dưa chuột
- Dưa chuột bao tử (dưa leo baby): Dưa chuột bao tử hay còn gọi là dưa
chuột baby, là các giống dưa chuột F1 của Nhật, Mỹ, Thái Lan, Hà lan… Đây

là giống dưa có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất trái cao và chất lượng.
Mỗi quả dưa chuột bao tử có kích thước dài 3 – 5cm, trái có màu xanh lá cây
và sọc trắng, có vị ngọt và mát. Đây là giống dưa chuột được trồng phổ biến
bởi đặc điểm dễ trồng, ít sâu bệnh và cho thu hoạch nhanh, thời gian cây cho
thu trái khoảng 20 – 30 ngày sau trồng. Giống dưa chuột bao tử ưa khí hậu
lạnh. Loại đất trồng thích hợp là đất pha cát, đất thịt nhẹ hoặc đất phù sa, đất
tơi xốp, dễ thoát nước, màu mỡ và có độ pH từ 0,5 – 6,5 [61].
- Dưa chuột Shiraz: Giống dưa chuột này có đặc điểm nổi trội hơn các
giống dưa chuột khác là trái có vỏ mỏng, giịn và có vị mát hơn các giống dưa
chuột khác. Dưa cho trái thon dài, kích thước mỗi trái dưa chuột giòn tầm 16
– 18 cm, quả có màu xanh đậm, có sọc và gân nổi. Loại giống dưa chuột này
ưa trồng ở điều kiện thời tiết nắng ẩm, phì nhiêu. Việc trồng dưa chuột giịn
hiện nay đã trở nên phổ biến vì đây là giống rất dễ trồng và chăm sóc, khả
năng chống chịu bệnh và thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết [62].


14
- Dưa chuột F1 GM–801: Sinh trưởng và phát triển thân lá mạnh, nhiều
hoa cái, dễ đậu quả. Thân và lá xanh bền, kháng bệnh vàng lá chân. Quả có
chiều dài trung bình từ 18 – 20cm, màu xanh đậm. Thời gian thu hoạch từ 30
– 32 ngày sau trồng. Quả ra tập trung và được thu hoạch nhiều đợt [10].
- Dưa chuột CN516: Là giống nhập nội vào nước ta và được phân phối
độc quyền bởi Công ty TNHH Chánh Nơng. Đây là giống dưa chuột có khả
năng chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng từ 70 – 75 ngày, sau khi
gieo khoảng 30 ngày cây bắt đầu cho thu hoạch quả. Thời gian thu quả kéo
dài 40 - 45 ngày [10].
- Giống dưa chuột F1 Hunter 1.0: Là giống nhập nội vào nước ta và
được phân phối độc quyền bởi Công ty Hai Mũi Tên Đỏ. Đây là giống dưa
chuột có khả năng kháng bệnh virus, sinh trưởng mạnh, năng suất cao, trái có
màu xanh đẹp, chất lượng ngon, không bị đắng. Sau khi gieo từ 40 – 43 ngày

có thể cho thu hoạch quả [64].
1.6. Một số sâu bệnh hại cây dưa chuột
1.6.1.Một số sâu hại quan trọng
(i) Bọ Trĩ (Thrips palmi)
Con trưởng thành và ấu trùng rất nhỏ, có màu trắng hơi vàng, sống tập
trung nơi đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị
xoăn lại. Thiệt hại này kết hợp với triệu chứng do rệp dưa làm cho đọt non bị
sượng, đọt bị chùn lại, nông dân thường gọi là ngù đọt. Khi nắng lên bọ trĩ
thường ẩn nấp trong rơm rạ hoặc lá bị cuốn lại. Thiệt hại do bọ trĩ có liên
quan đến bệnh khảm. Bọ trĩ phát triển mạnh vào mùa khô hạn. Thiệt hại do bọ
trĩ gây ra trong những vùng chuyên canh rất trầm trọng. Nên trồng đồng loạt
và tránh gối vụ, kiểm tra ruộng dưa thật kĩ để phát hiện sớm ấu trùng. Bọ trĩ
có tính kháng thuốc rất cao, nên thay đổi thuốc thường xuyên phun Vertimec,
Confidor, Admire… [31], [49].


15
(ii) Bọ rầy dưa (Aulacophora similis)
Bọ rầy có kích thước khá to, bằng đầu đũa ăn, màu cam, bay chậm, có
thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi đang ăn phá cây con. Ấu trùng màu trắng
ngà, ăn phần rễ hoặc thân gần mặt đất. Thu gom tiêu hủy cây dưa theo mùa
thu hoạch, chất thành đống tạo bẫy để rầy dưa tập trung, sau đó phun thuốc.
Rãi thuốc hột như Bam, Basudin, Regent 20 kg/ha hay phun các loại thuốc
phổ biến như Sumi-alpha, Sumicidin, Baythroit, Admire… [31], [49].
(iii) Rệp dưa, rầy nhớt (Aphis spp.)
Ấu trùng và con trưởng thành đều rất nhỏ, dài độ 1 - 2mm, có màu
vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi
thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn cây dưa chùn đọt và lá bị vàng. Rầy
có nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện, nấm… nên chỉ phun thuốc khi
nào mật độ quá cao gây ảnh hưởng đến năng suất [31], [49].

(iv) Sâu vẽ bùa (Liriomyza spp.)
Con trưởng thành là một loại ruồi rất nhỏ, dài 1,4 mm, màu đen bóng,
có vệt vàng trên ngực, khi đậu cặp cánh màng xếp lại trên lưng bụng. Trứng
dạng tròn, màu trắng hồng, được đẻ trong mơ mặt dưới lá. Ấu trùng là dịi, dài
2 mm, màu vàng nhạt, đục thành đường hầm ngoằn ngèo dưới lớp biểu bì lá
của nhiều loại cây trồng như bầu bí, dưa cà, ớt, đậu… Dưới ảnh hưởng của
ánh nắng mặt trời, những đường này làm cho lá bị cháy khô, cây rất hay tàn
lụi. Ruồi tấn công rất sớm khi cây bắt đầu có lá thật, thiệt hại trong mùa nắng
nhiều hơn trông màu mưa. Ruồi rất nhanh quen thuốc, nên cần thay đổi chủng
loại thuốc thường xuyên. Phun khi cây có 2 - 3 lá, khi cần thiết có thể phun
lặp lại sau 7 - 10 ngày [31], [49].
1.6.2.Một số bệnh hại quan trọng
(i) Bệnh héo rũ, chạy dây (nấm Fusarium sp.)
Cây bị mất nước, chết khô từ đọt, thân cây khi bị nứt, trên cây con


×