Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sự liên quan giữa ngoại hình với khả năng thi đấu của dòng gà đá nuôi tại tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.19 MB, 118 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢN BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................. 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………4
1.1. Vài nét về tình hình chăn ni gia cầm trên thế giới và Việt Nam ...... 4
1.2. Nguồn gốc, phân bố của gà đá.............................................................. 5
1.3. Vị trí phân loại ........................................................................................ 6
1.4. Lịch sử phát triển nghệ thuật chơi gà đá ................................................. 7
1.4.1. Nguồn gốc của nghệ thuật chơi gà.................................................... 7
1.4.2. Quá trình phát triển của thú chơi gà đá............................................. 7
1.4.3. Chọi gà thể hiện tinh thần thượng võ ............................................. 10
1.5. Giới thiệu về một số giống gà phổ biến nuôi tại Việt Nam .................. 11
1.6. Một số đặc điểm sinh học cơ bản của gà đá ......................................... 13
1.6.1. Đặc điểm ngoại hình ....................................................................... 13
1.6.2. Tập tính của gà đá ........................................................................... 15
1.6.3. Đặc điểm về sức sống ..................................................................... 15
1.6.4. Khối lượng và kích thước cơ thể .................................................... 15
1.6.5. Phát dục và sinh sản ........................................................................ 16



1.7. Sự di truyền ngồi nhân (di truyền theo dịng mẹ) ............................... 16
1.8. Phân loại gà đá ...................................................................................... 17
1.9. Các thế đá của gà đá.............................................................................. 17
1.10. Sơ lược về tình hình nghiên cứu ......................................................... 21
1.10.1. Trên thế giới .................................................................................. 21
1.10.2. Ở Việt Nam ................................................................................... 23
1.11. Sơ lược về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. 25
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 26
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................. 26
2.3.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 26
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 28
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN………………………………...29
3.1. Một số đặc điểm sinh học của giống gà đá ni tại Bình Định ............ 29
3.1.1. Tỷ lệ ni sống ............................................................................... 29
3.1.2. Khả năng sinh trưởng...................................................................... 30
3.1.3. Phát dục và sinh sản ........................................................................ 33
3.2. Đặc điểm ngoại hình đặc trưng ............................................................. 36
3.3. Các thế đá đặc trưng của dòng gà đá ni tại Bình Định ..................... 41
3.4. Sự liên quan giữa ngoại hình với khả năng thi đấu .............................. 44
3.5. Các đặc điểm di truyền theo dòng mẹ................................................... 59
3.6. Chăm sóc và ni dưỡng ...................................................................... 66
3.6.1. Phương thức ni dưỡng và chăm sóc gà con từ 0 – 6 tháng tuổi . 66
3.6.2. Phương thức ni dưỡng và chăm sóc gà trên 6 tháng tuổi đến trước
khi chuẩn bị thi đấu ................................................................................... 68



3.6.3. Phương thức ni dưỡng và chăm sóc gà chuẩn bị thi đấu ............ 71
3.7. Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế từ mơ hình ni gà đá ở mức hộ
nơng dân tại Bình Định ................................................................................ 77
KẾT LUẬN…………………………………………………………………78
1. Một số đặc điểm sinh học ........................................................................ 78
1.1. Đặc điểm sức sống ............................................................................. 78
1.2. Khả năng sinh trưởng......................................................................... 78
1.3. Sinh sản .............................................................................................. 78
1.4. Đặc điểm ngoại hình .......................................................................... 78
2. Thế đá .................................................................................................... 79
3. Sự liên quan giữa ngoại hình với khả năng thi đấu ................................. 79
4. Di truyền theo dòng mẹ............................................................................ 80
ĐỀ NGHỊ……………………………………………………………………81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

: Số thứ tự

Q

: Tỷ lệ nuôi sống

mtADN

: Mitochondiral ADN (ADN ty thể)



DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 3.1 Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn

29

Bảng 3.2 Tỷ lệ nuôi sống theo mùa

30

Bảng 3.3 Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn phát triển

31

Bảng 3.4

Kích thước gà trong giai đoạn tuổi trưởng thành

32

Bảng 3.5 Một số chỉ tiêu về sinh sản

34


Bảng 3.6 Một số đặc điểm về ngoại hình của gà trống trưởng thành

38

Bảng 3.7 Một số đặc điểm về ngoại hình của gà mái trưởng thành

40

Bảng 3.8 Các thế đá đặc trưng của gà đá ni tại Bình Định

42

Bảng 3.9 Sự tương khắc giữa các thế đá

44

Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại hình lên khả năng thi
đấu của gà đá
Sự liên quan giữa ngoại hình với khả năng thi đấu của
Bảng 3.11
dịng gà đá ni tại Bình Định
Bảng 3.10

46
47

Bảng 3.12 Các loại vảy của gà đá ni tại Bình Định

55


Bảng 3.13 Một số đặc điểm của 6 trống con

63

Bảng 3.14 Một số đặc điểm của 3 gà mái mẹ

64

Khẩu phần ăn trong một ngày dùng cho gà đá trong giai
đoạn 3 – 6 tháng tuổi
Khẩu phần ăn trong một ngày dùng cho gà đá trong giai
Bảng 3.16 đoạn trên 6 tháng tuổi đến trước lúc chuẩn bị bước vào
thi đấu
Khẩu phần ăn trong một ngày dùng cho gà chọi trong
Bảng 3.17
giai đoạn biệt dưỡng (từ ngày 1 đến ngày 11)
Bảng 3.15

68
70
72


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
STT

Tên biểu đồ, đồ thị

Biểu đồ Sự tăng trưởng khối lượng cơ thể gà đá qua các giai

3.1
đoạn phát triển

Trang
32


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Hình 8
Hình 9
Hình 10
Hình 11
Hình 12
Hình 13

Tên hình
Ơng Bùi văn Nhi (phải) và ông Bùi Văn Mai (trái) ở xã
Phước Sơn, huyện Tuy Phước, Bình Định bên hai con gà
mái giống hơn 3 năm tuổi của mình
Các loại màu mắt
Dạng đầu tròn, dày gần như tương đương với cổ
Dạng cổ tròn, liền lạc

Gà đá với dạng ngực lý tưởng
Gà đá với lưng dạng hình trái tim
Gà đá với cánh dài, rộng
Gà đá với đuôi dài, thẳng hướng với thân, lông mọc đầy đủ
Gà đá với đùi lý tưởng
Gà đá với dạng cẳng chân phù hợp
Gà đá với bàn chân phù hợp
Đặc điểm ngoại hình và chức năng tương ứng với trình độ
của gà đá Bình Định
Vảy hai hàng trơn và vảy hoa thị

Trang
35
48
49
49
50
50
51
51
52
52
53
54
56

Hình 14 Vảy tam trụ và tứ trụ

57


Hình 15 Vảy án thiên và án địa

57

Hình 16 Vảy huyền châm và xuyên đao
Hình 17 Vảy khai vương (6 vảy) và dâu săn
Hình 18 Vảy tam tài huyền châm
Mái A cùng với hai cá thể con trống (A.1 và A.2) trưởng
Hình 19
thành
Mái B cùng với hai cá thể con trống (B.1 và B.2) trưởng
Hình 20
thành
Mái C cùng với hai cá thể con trống (C.1 và C.2) trưởng
Hình 21
thành
Chuồng ni dùng cho nhốt riêng từng con kích thước
Hình 22
khoảng 1m2
Hình 23 Chuồng ni có thiết kế bóng đèn vào mùa lạnh
Hình 24 Phương pháp cho gà chạy lồng
Hình 25 Phương pháp vào nghệ cho gà

58
58
59
60
61
62
67

72
75
76


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), trên thế
giới có khoảng hơn 5.000 giống vật ni, hiện có khoảng 1.200 đến 1.600
giống đang có nguy có tuyệt chủng, việc suy giảm này do nhiều nguyên nhân
khác nhau tác động nên như: Có sự du nhập của nguyên liệu di truyền mới,
chính sách nơng nghiệp khơng hợp lý, q trình tạo giống mới gặp nhiều khó
khăn, hệ thống kinh tế địa phương bị suy giảm, sự tàn phá của thiên nhiên,
chính trị xã hội khơng ổn định….Trước tình hình đó hầu hết các quốc gia
trong đó có Việt Nam đều có sự xây dựng và triển khai các chiến lược bảo tồn
nguồn gen vật nuôi và sự đa dạng sinh học, với mục tiêu bảo vệ các giống vật
nuôi khỏi tình trạng nguy hiểm nhằm duy trì và đáp ứng nhu cầu cho tương
lai, cung cấp nguyên liệu di truyền cho các chương trình giống, duy trì tính đa
dạng trong hệ thống chăn nuôi bền vững, phục vụ cho nhu cầu kinh tế, văn
hóa, giáo dục, sinh thái học hiện tại và tương lai.
Ở Việt Nam các giống vật nuôi đều là sản phẩm một q trình thuần
hóa, lao động và sáng tạo xảy ra từ thời tiền sử cùng với một nền văn minh
của nhân loại. Tiếp sau đó là một q trình chọn lọc ni dưỡng lâu dài gắn
liền với từng thế hệ phát triển của dân tộc. Và rõ ràng các giống vật nuôi là
sản phẩm của một nền văn hóa ở từng địa phương và cả nước. Chính vì vậy
việc bảo tồn nguồn gen, bảo tồn vật ni cũng chính là gìn giữ và phát triển
nền văn hóa quốc gia.
Nước ta hiện có rất nhiều giống vật nuôi quý giá nằm trong danh sách

cần được bảo tồn. Trong số đó cần nhắc đến “gà đá” hay còn gọi là “gà nòi”
hay “gà chọi”. Gà đá là một loại vật ni có từ xa xưa. Ni và chơi gà đá là
một hoạt động giao lưu văn hóa đẹp mắt vốn có của người Việt Nam được lưu
truyền đến ngày nay. Gà đá được biết đến không những thơng qua thế đá đẹp,
chọi tốt mà cịn có khả năng sản xuất thịt rất cao, chất lượng lớn vì vậy nguồn
lợi kinh tế mà nó đem lại khá lớn. Gà đá được nuôi ở rất nhiều tỉnh thành trên
cả nước và Bình Định là một trong những nơi phát triển mạnh về việc chơi và


2

ni gà đá. Dịng gà đá ni tại Bình Định là dịng gà có danh tiếng về khả
năng thi đấu. Thành phố Quy Nhơn và tất cả các huyện trong tỉnh đều nuôi và
tổ chức thi đấu, đặc biệt rất phát triển trong các dịp lễ, Tết thể hiện tinh thần
thượng võ. Các địa phương tập trung nuôi gà đá nhiều là huyện Tây Sơn,
Hoài Nhơn và đặc biệt là thành phố Quy Nhơn. Mặc dù được nuôi nhiều, phát
triển mạnh nhưng việc chăm sóc, lai tạo, chọn lọc gà đá có thế đá đẹp, dũng
mãnh và uy lực vẫn được thực hiện theo cách thức dân gian truyền thống theo
kinh nghiệm của người chơi. Tài liệu, sách vở ghi chép về gà đá nhìn chung là
theo kinh nghiệm vốn có của người chơi gà đá. Các đề tài nghiên cứu trong và
ngồi tỉnh rất ít và vẫn cịn nhiều hạn chế do khơng có điều kiện tiếp cận
thơng tin một cách đầy đủ từ người chơi vì lý do giữ “bí quyết” của họ. Xuất
phát từ những lý do trên nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học và sự liên quan giữa ngoại hình với khả năng thi
đấu của dịng gà đá ni tại tỉnh Bình Định” để tìm hiểu và nghiên cứu, tìm
hiểu về dịng gà đá Bình Định góp phần bảo tồn và phát huy nguồn gen quý
của địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học và đặc điểm ngoại hình đặc trưng của
dịng gà đá ni tại Bình Định.

- Nghiên cứu đặc điểm di truyền theo dịng mẹ ở dịng gà đá Bình Định.
- Nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình liên quan đến khả năng thi đấu.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Qua việc nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm ngoại hình đặc trưng của
dịng gà đá ni tại Bình Định, các đặc điểm liên quan đến khả năng đá chọi,
đặc biệt là những đặc điểm được di truyền theo dịng mẹ, đề tài góp phần
cung cấp những dẫn liệu khoa học để bảo vệ nguồn gen gà đá của địa phương,
bảo vệ sự đa dạng sinh học, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của Bình
Định cũng như của Việt Nam.


3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần tổng hợp, đề xuất những biện pháp kỹ thuật lai tạo,
chọn lọc và chăm sóc hợp lý, nhằm phát huy sức sống, tăng khả năng thi đấu,
cũng như tạo ra những dòng gà có thế đá đẹp mắt, hiệu quả, phục vụ vào việc
nuôi dưỡng và sản xuất giống, nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế.


4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Vài nét về tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới và Việt Nam

* Trên thế giới
Từ thập kỷ 40 trở lại đây chăn nuôi gia cầm trên thế giới được phát triển

mạnh mẽ cả về số lưỡng lẫn chất lượng, tính đến nay tổng đàn gia cầm trên
thế giới đã lên đến khoảng 40 tỷ con, trong đó gà chiếm trên 96%, vịt gần 2%,
còn lại là một số gia cầm khác như: bồ câu, ngỗng…
Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, văn hóa xã hội,
tình hình đầu tư và phát triển kinh tế…mà đàn gia cầm có sự phân bố khác
nhau và mang tính khơng đồng đều ở các khu vực. Châu Mỹ sỡ hữu trên 50%
đàn gà đặc biệt là Hoa Kỳ chiếm khoảng 40% đàn gà công nghiệp, tiếp đến là
một số nước Tây Âu. Hoa Kỳ cũng là nơi nuôi lượng gà Tây bậc nhất với
60%, rối đén Pháp, Canada, Baraxin. Ở Trung Quốc và một số nước Châu Á
vấn đề nuôi trang trại và chăn thả đối với gà địa phương, gà lơng màu được
tập trung nhiều. Trong đó Trung Quốc cũng là một quốc gia nuôi nhiều vịt
nhất trên thế giới với số lượng lên đến 60%, tiếp đến là Pháp,Thái Lan, thứ tư
là Việt Nam…
* Ở Việt Nam
Chăn nuôi gia cầm được cho là một nghề truyền thống của đất nước Việt
Nam, xuất hiện từ lâu đời với quy mô rất nhỏ, mỗi gia đình chỉ ni một vài
đến vài chục con, chăn thả một cách tự do. Với đặc tính dễ ni, thịt thơm,
sức chống chịu cao, chịu khó kiếm mồi…nên gà Ri và vịt Bầu được nuôi phổ
biến khắp mọi miền của đất nước. Nhiều giống gia cầm khác như: gà Mía, gà
Tre, gà Hồ, gà Đơng Tảo, gà Ác…thì được ni tập trung ở những vùng khác
nhau. Vào nững năm cuối của thập kỷ 60, một số đàn gà công nghiệp được
nhập vào nước ta như: gà chuyên trứng Sekxalin, chuyên thịt Comish ở miền
Bắc, Hurbard thịt, Hurbard trứng ở miền Nam….Do điều kiện kinh tế, kỹ
thuật cịn khó khăn, kèm theo kinh nghiệm chăn ni cịn hạn chế nên các đàn
gia cầm nước ta thời kì đó bị dịch bệnh nhiều, dẫn đến năng suất thấp và hiệu
quả kém. Ngày nay, nhờ sự giúp đỡ của nhiều chuyên gia ở các nước như Cu


5


Ba, FAO,… nghành gia cầm của nước ta đang được đẩy mạnh và trở thành
một nghành kỹ thuật mũi nhọn không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển của
đất nước, góp phần tạo sản phẩm hàng hóa, đổi mới cơ cấu nơng nghiệp theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng thu nhập cho người nông dân, mở
rộng, hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới.
1.2.

Nguồn gốc, phân bố của gà đá

Cơng cuộc truy tìm nguồn gốc của gà là một đề tài nghiên cứu quy mô
của nhiều nhóm khoa học gia trên thế giới, qua các nghiên cứu này, nhiều
phát hiện thú vị đã làm thay đổi cái nhìn về nền văn minh nơng nghiệp Đơng
Nam Á. Hiện nay trên thế giới người ta thống kê có tất cả 175 giống gà khác
nhau và tất cả đều xuất thân từ một loài chim rừng màu đỏ có tên tiếng Anh là
Red Jungle Fowl, tên khoa học là Gallus gallus. Theo các tài liệu và các di vật
khảo cổ, giới khoa học cho rằng loài chim này được con người thuần nhưỡng
vào khoảng 4000 năm về trước tại vùng thung lũng Indus (tức Pakistan ngày
nay). Tuy nhiên các nhà khảo cổ Trung Quốc dựa vào các di chỉ tìm thấy ở
vùng thuộc sơng Hồng Hà (Yellow River) cho rằng Trung Quốc mới là nơi
thuần nhưỡng loài gia cầm này và ước tính thời điểm thuần hóa xảy ra 6.000 –
7.500 trước đây, nhưng thời điểm này bị nghi ngờ bởi vì khí hậu và mơi
trường miền Bắc Trung Quốc không thể là nơi lý tưởng cho gà rừng Red
Jungle Fowl phát triển.
Trong hai cơng trình nghiên cứu quan trọng được công bố trên Viện
hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, một nhóm khoa học gia Nhật so sánh cấu trúc
di truyền của 21 giống gà thuộc gia đình Gallus gallus từ Thái Lan, Ấn Độ,
Nhật Bản, Sri lanka…và đã phát hiện ra rằng, giống gà tại Thái Lan có hệ số
phong phú di truyền cao nhất. Khi so sánh ADN của giống gà Đông Nam Á
và ADN của các giống gà khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Nhật đã đi
đến kết luận rằng, tất cả các giống gà nuôi trên thế giới ngày nay, đều xuất

phát từ một giống gà từng sống (hay thuần hóa) tại một vùng đất mà ngày nay
thuộc Thái Lan và Việt Nam. Họ cịn ước tính rằng thời điểm thuần hóa gà
rừng bắt đầu từ khoảng 8.000 năm về trước. Phát hiện này của các nhà nghiên
cứu Nhật, dựa vào phương pháp nghiên cứu sinh học phân tử hiện đại và nó


6

cũng phù hợp với di chỉ khảo cổ học tìm thấy ở nước ta. Trong cuốn Origin of
species, Darwin cũng đã từng khẳng định rằng tất cả các giống gà trên thế
giới đều có nguồn gốc từ gà rừng Đơng Nam Á. Trong một bài viết cho tập
san National Geographic, W.G.Solheim II nhận xét rằng, Đông Nam Á là nơi
phát triển nền chăn nuôi đầu tiên trên trái đất. Gần đây, có hai nghiên cứu từ
Nhật cho thấy giống gà Shamo, một loại gà nịi được ni chủ yếu cho trị
chơi đá gà có nguồn gốc từ Đơng Dương và miền Nam Trung Quốc.
“Gà đá” hay còn gọi là “gà nòi” hay “gà chọi” là một giống gà nội địa
rất ưu việt của Việt Nam. Gà đá cũng như tất cả các loại gà khác hiện nay đều
có nguồn gốc từ một loại gà rừng (Gallus gallus) được thuần nhưỡng từ các
trung tâm lớn trên thế giới như Trung Ấn, Nam Ấn, Indonesia…Gà đá được
nuôi ở nhiều nơi trên thế giới như Ai Cập, các nước trung đông Trung Đông,
Mỹ, Tây Ban Nha,Thái Lan…,ở Việt Nam gà đá được phân bố ở nhiều tỉnh
thành trong cả nước như: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Gia
Lai, Đắc Lăk, Gia Lai, Hải Phịng,… trong đó Bình Định là một địa phương
chiếm số lượng lớn về gà đá, các dòng gà đá ở đây nổi tiếng với thế đá đẹp
mắt và khả năng thi đấu.
1.3. Vị trí phân loại
Về mặt phân loại khoa học theo Linnaeus (1758) thì gà đá nằm trong hệ thống
phân loại như sau:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata

Lớp: Aves
Bộ: Galliformes
Họ: Phasianidae
Chi: Gallus
Loài: G.gallus
Phân loài: Gallus gallus domesticus


7

1.4. Lịch sử phát triển nghệ thuật chơi gà đá
1.4.1. Nguồn gốc của nghệ thuật chơi gà
Gà đá là tên chung của loại gà ni dùng cho mục đích giải trí. Chúng ta
bắt gặp nhiều cách gọi khác nhau như gà đá, gà chọi hay gà nịi là vì thổ âm
của mỗi vùng ở đất nước ta là khác nhau. Miền Bắc gọi là „„gà chọi‟‟, „„chọi‟‟
có nghĩa là đánh lẫn nhau, miền Trung gọi là „„gà đá‟‟, chữ „„đá‟‟ dùng để
diễn tả cách gà dùng chân để đá gà đối phương trong trận đấu, trong khi miền
Nam hầu hết mọi người gọi là „„gà nòi‟‟. Mặc dù, dùng các danh từ khác
nhau để diễn tả nhưng người chơi gà tại các miền khác nhau trên đất nước
Việt Nam đều hiểu rõ các danh từ địa phương và vui vẻ chấp nhận những
danh xưng về gà đá một cách hài hòa. Nhờ đặc điểm hiếu chiến và tranh đấu
giữa chúng, cùng với khả năng ra đòn độc đáo, đẹp mắt, sự chịu đựng dẻo dai,
sự khôn ngoan trong từng trận đấu, đã tạo nên một nghệ thuật chơi gà đá, thu
hút đông đảo mọi người.
Ngay từ thời phong kiến, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã có tục lệ
chơi đá gà, một thú chơi được các vị vua chúa và quan lại u thích. Cũng
như trị chơi giải trí đua ngựa, chọi dế,…thì chọi gà cũng hết sức phát triển và
thịnh hành đặc biệt là các nước Châu Âu, Trung Quốc. Ở Việt Nam thú chơi
gà đá và truyền thống chọi gà đã có từ lâu đời, có thể là hơn 700 năm trước.
Trong thời gian đầu, sở thích chơi gà được bắt đầu phát triển cho một số bậc

vua chúa quyền q, sau đó lan rơng ra khắp các vùng. Nhưng phần lớn các
tài liệu văn chương, ghi chép đã bị thất lạc, tiêu hủy và bị lấy mất bởi những
lần nước ta bị xâm lược, thống trị. Những tài liệu hướng dẫn về cách chọn lựa
xem tướng gà đá chỉ xuất hiện gần đây vào thế kỉ XVII. Một trong những
người tiên phong trong việc biên soạn và để lại cho hậu thế nguồn tài liệu quý
giá là Tả Quân Lê Văn Duyệt (1763 – 1832), một trung thần có cơng bình
định và xây dựng tỉnh Gia Định, dưới thời vua Gia Long.
1.4.2. Quá trình phát triển của thú chơi gà đá
* Quá trình phát triển của chọi gà trên thế giới
Thực tế, chơi đá gà có một lịch sử lâu dài đã từng thịnh hành và bây giờ
nó vẫn đang tồn tại ở một số nước phương Tây. Ở thời đại phong kiến, nhiều


8

quốc gia trên thế giới như Trung Hoa, các nước châu Âu,… có tục lệ chơi đá
gà, một tục lệ thường được các vua chúa và quan lại yêu thích.
Trong sử cổ, chọi gà là một trong những bộ môn thể thao phổ biến nhất
trong xã hội: Ai Cập, Ba Tư (Tức Iran ngày nay), Do Thái và Canaan (thuộc
vùng Li băng, Isarel, Tây Jordan và Nam Syria ngày nay). Thời đó, người
ni gây giống gà đá dùng để đánh cuộc trong các phiên chợ.
Thế kỷ thứ nhất (sau công nguyên), Julius Caesar là người truyền bá
thể thao chọi gà đến người La Mã và sau này đến người Anh. Ở Anh quốc,
vào thế kỷ XVII, dưới triều đại Charles II, những cuộc đá gà đã được đặt
thành luật lệ, mang tính tầm cỡ quốc gia, được tổ chức ngang hàng với những
cuộc đua ngựa. Thời đó, những cuộc tranh tài thường diễn ra tại cung điện của
nhà vua và tại khn viên nhà thờ. Đến thời hồng hậu Victoria, mơn thể thao
này đã bị suy tàn vì sắc lệnh của hoàng gia cấm chọi gà.
Ở Tây Ban Nha, đá gà là môn thể thao đã và đang tồn tại qua hàng
ngàn năm. Tại Tây Ban Nha thời điểm bấy giờ, đá gà là môn thể thao phổ

biến tại những vùng như : Bilbao, Madrid, Barcelona, Valencia,…
Tại Mỹ, gà đá cũng có thời được ưa chuộng, tổng thống George
Washington, Thomas Jefferson, Andrew Jackson và Abraham Lincoln là
những người rất ham mê chọi gà. Bấy giờ, đá gà được xem là một mơn thể
thao của giới sành điệu, có lúc những cuộc chọi gà được tổ chức ngay trong
phòng của tổng thống, đến khi cuộc nội chiến xảy ra môn đá gà từ đó suy tàn
theo thời gian. Đến nay, hầu như chỉ có bang Louisana và một phần bang
New Mexico còn tồn tại và cho phép đá gà.
Ở Trung Quốc, từ thời nhà Đường (610 – 907) đến nhà Nguyên (1280 –
1341), rồi nhà Thanh (1644 – 1795),…tục lệ chơi gà đá cũng rầm rộ khơng
kém….Và ngày nay nó cũng vẫn cịn tồn tại và được ưa thích.
Theo cuốn Cockfighting all over the Word (chọi gà khắp thế giới), trò
chơi chọi gà xuất hiện sớm nhất ở châu Á, đặc biệt là ở các nước Đơng Nam
Á. Đây chính là quê hương cổ xưa nhất của các loại gà đá trên thế giới ngày
nay.


9

Nếu căn cứ theo bộ Nam Hoa Kinh của Trang Tử, kể lại câu chuyện
ham gà đá của Tuyên Vương nước Tề, Trung quốc đã phổ biến chọi gà từ thời
Xuân thu Chiến quốc, tức là thế kỷ thứ V trước công nguyên.
Chơi gà đá là một nét đẹp, một trị giải trí dân dã đáng được lưu truyền,
nhưng khơng biết có phải vì việc lợi dụng nó vào việc đánh cá cờ bạc, mà
nhiều nước trên thế giới đã có luật lệ nghiêm cấm ? Hay cho rằng đó là trị
chơi mang tính chất dã man? Nhưng dù sao đi chăng nữa thì hiện giờ vẫn cịn
nhiều nước, nhiều miền còn tổ chức chơi đá và lưu giữ cái nghệ thuật xa xưa
ấy.



10

* Sự phát triển gà đá trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam
Chơi đá gà ở Việt Nam đã có từ lâu đời, khoảng hơn 700 năm về trước,
vào thế kỷ thứ XII. Ban đầu nó xuất hiện ở tầng lớp vua chúa quyền quý sau
đó lan rộng ra chốn dân giả. Chọi gà của ông cha ta ngày xưa mang tinh thần
thượng võ, oai hùng, từ tầng lớp bình dân mê chọi gà, cho đến nhiều vị danh
tướng như Nguyễn Lữ, Lê Văn Duyệt,…đều rất am hiểu về nghệ thuật đá gà
và được xếp vào bậc thầy.
Cho đến nay, tại Việt Nam tài liệu cổ nhất nói đến thú vui chọi gà là
Hịch tướng Sĩ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, còn tài liệu cổ nhất nói
về ni gà có lẽ là cuốn Kê kinh được viết bằng chữ Hán của tả quân Lê Văn
Duyệt (1763 – 1832). Sau đó nó được viết bằng chữ quốc ngữ trên báo Nơng
Cổ Mín Đàm vào 1902. Tác phẩm Kê kinh được cho là một tác phẩm „„kinh
điển‟‟, nó là một niềm tự hào của những người đam mê nghệ thuật đá gà Việt
Nam.
1.4.3. Chọi gà thể hiện tinh thần thượng võ
Thú vui đá gà được gìn giữ gần 1000 năm bởi vì nó là một nét văn hoá
truyền thống được nhiều người yêu mến và đam mê. Những người chơi gà
xem hai con gà đá với nhau như là những người thi đấu võ. Những miếng
đánh hiểm, những trận đánh hay và những con gà trống được coi như là „„thần
kê‟‟ đã đi vào huyền thoại đã được người dân trong nghề lưu truyền và ca
tụng. Người ni gà đá cả đời chỉ cần có được một con gà tài thì đi đâu cũng
được nhắc đến. Giây phút mang gà ra thi đấu, để đôi gà xông ra đụng độ là
giây phút thiêng liêng đối với người chơi gà. Một con gà uy nghi, hùng dũng
xông ra với một địn đầu tiên chí mạng là một niềm hãnh diện của chủ nhân.
Trong quá trình thi đấu cả hai con gà thi nhau phơ diễn những ngón địn,
chiến thuật, mánh khóe để có thể hạ gục được đối phương. Cựa gà khi thi đấu
được ví như thanh đao của võ tướng hoặc những thế đánh, những mánh khóe
như đang đá lại bỏ chạy, lừa địch thủ rượt theo rồi bất thần quay lại tấn cơng

bằng một địn mãnh liệt theo tích Quang Vân Trương dùng kế đà đạo định hạ
Hoàng Trung,…là những chiến thuật độc đáo mà gà mang ra sử dụng [20].


11

Tương truyền rằng, cũng nhờ quan sát những ngón địn của đôi gà chọi
mà Đông Định Vương Nguyễn Lữ đã nghiên cứu áp dụng vào võ thuật, sáng
tạo ra bài quyền mang tên „„Hùng Kê Quyền‟‟[20].
Một số giống và phong trào nuôi gà chọi ở Việt Nam
Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều tỉnh thành ni và sở hữu những
giống gà đá nỗi tiếng. Miền Bắc có gà Nghi Tàm, Vân Hồ (Hà Nội), Đồ Sơn
(Hải Phòng). Miền Nam có gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang),
Chợ Lách (Bến Tre). Miền Trung có Tây Sơn, Hồi Nhơn, Hồi Ân (Bình
Định), Vạn Giã (Khánh Hịa), Sơng Vệ, Sa Huỳnh (Quãng Ngãi)….
Mùa chọi gà ở Việt Nam diễn ra hằng năm và rất sôi nỗi, bắt đầu vào
tháng Chạp âm lịch đến tháng tư âm lịch năm sau, mạnh mẽ nhất là khi rơi
vào dịp Tết Nguyên Đán. Là một nước sỡ hữu nhiều giống gà đá nỗi tiếng,
nên sẽ không tránh khỏi việc bạn bè quốc tế biết đến, đến thời điểm này gà
nước ta đã được xuất cảng đi nhiều nơi trên thế giới như Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Trung Quốc, Hoa Kỳ,….
1.5. Giới thiệu về một số giống gà phổ biến nuôi tại Việt Nam
- Gà Hồ : có nguồn gốc và phân bố huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Gà Hồ có thịt ngon, thơm. Con trống có đầu hình cơng, mình hình cốc,
cánh hình vơ trai, đi hình nơm, da chân đỏ mành, mào xuýt, diều cân
ở giữa, bàn chân ngắn, đùi dài, vòng chân tròn, các ngón tách rời nhau,
da vàng, màu lơng mận chín hay mận đen. Con mái có màu đất thơ,
ngực nở, chân cao vừa phải, mào xuýt, than hình chắc chắn. Khối
lượng mới nở: 45 gam/con, lúc trưởng thành con trống nặng 3,5 - 5 kg,
con mái nặng 3,5 - 4kg/con. Gà bắt đầu đẻ khoảng 185 ngày tuổi. Một

năm gà đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa đẻ 10 -15 quả, khối lượng 50-55 gam/quả.
- Gà Ri : là một giống gà nội phổ biến nhất. Gà ri có tầm vóc nhỏ, con
trống trưởng thành nặng 1,8 – 2,3 kg, con mái nặng 1,2 – 1,8 kg. Gà Ri
là gà có dáng thanh, đầu nhỏ, mỏ vàng, cổ và lưng dài, chân nhỏ màu
vàng, phổ biến nhất là trống có bộ lông màu nâu sẫm, gà mái lông màu
vàng nhạt. Gà Ri thành thục sinh sản tương đối sớm (4,5 – 5 tháng


12

-

-

-

-

tuổi). Sản lượng trứng từ 90 – 120 quả/trứng/năm, khối lượng trứng
nhỏ từ 38 – 42 g, gà mái có tính ấp bóng cao, ấp trứng và ni con
khéo, có tốc độ tăng trưởng chậm, thịt thơm ngon, gà Ri thích hợp với
ni chăn thả và bán chăn thả.
Gà Đơng Tảo: có nguồn gốc từ xã Đơng Tảo – huyện Khối Châu –
tỉnh Hưng n. Gà có tầm vóc cao lớn, đầu to, mồng nụ, cổ và mình
ngắn, ngực nở, lườn dài, bụng gọn, ngực và bụng ít lơng, chân vàng, to
xù xì. Gà trống có bộ lơng nâu sẫm tía, mái có màu vàng nhạt, gà con
mọc lơng chậm, khi trưởng thành con trống nặng 3,4 – 4 kg, mái nặng
2,3 – 3 kg. Khả năng sinh sản kém, đẻ trứng muộn, sản lượng trứng 55
– 65 quả/mái/năm, trứng to từ 50 - 60 g, tỷ lệ ấp nở thấp, gà mái ấp
trứng và ni con vụng.

Gà Mía: có nguồn gốc từ Ba Vì – Hà Tây, có tầm vóc tương đối to,
mồng đơn, con trống có lơng màu đen, con mái màu nâu sẫm và có
yếm ở lườn. Ở tuổi trưởng thành con trống có khối lượng 3 – 3,5 kg,
con mái 2 – 2,5 kg, khả năng sinh sản thấp, gà mái đẻ trứng muộn, sản
lượng 55 – 60 quả/trứng/năm, khối lượng trứng 52 – 58 g.
Gà ác: có nguồn gốc từ miền nam Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Trà
Vinh, Long An, Kiên Giang. Gà có thân hình nhỏ, nhẹ, thịt xương màu
đen, lơng trắng tuyền xù như bơng, mỏ và chân có màu đen, mồng phát
triển. Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 120 ngày, sản lượng trứng 70 – 80
quả/mái/năm, trứng nặng 30 – 32 g, tỷ lệ trứng có phơi khoảng 90%.
Gà ác có khối lượng nhỏ, chiếm tỷ lệ thấp, được dùng để bồi dưỡng và
làm thuốc (với tỷ lệ sắt cao hơn 45%, axit amin cao hơn 25% so với
các loại gà khác).
Gà Tre: được nuôi chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ, gà có vóc dáng nhỏ,
thịt thơm ngon. Gà trống 6 tháng tuổi nặng 800 – 850 g, gà mái nặng
600 – 620 g. Gà tre có đầu nhỏ, mồng hạt đậu, con trống thường có
màu vàng ở cổ và đi, phần cịn lại màu đen, lơng dài, lơng con mái
thường màu xám xen lẫn màu trắng. Sản lượng trứng 50 – 60


13

quả/mái/năm, nặng 21 – 22 g. Gà tre thường dùng để làm cảnh và thi
chọi nhiều nơi ở nước ta.
1.6. Một số đặc điểm sinh học cơ bản của gà đá
1.6.1. Đặc điểm ngoại hình
Theo quan niệm của những người ni và chơi gà đá thì ngoại hình là
đặc điểm hết sức được coi trọng. Nhìn chung thì gà đá được chia thành ba
phần : đầu, thân, chân.
Về phần đầu, trước tiên ta xét mặt gà, gà đá sỡ hữu bộ mặt dữ tợn, lầm

lì. Mắt gà biểu lộ sự gan dạ, bướng bỉnh, mắt thường thụt sâu, khi nhìn một
vật gì nó nhìn một cách đấy thách thức và trắng trợn. Gò má lồi lên và cao
hơn mắt, mỏ gà chắc chắn, mang nhiều màu khác nhau, có con sỡ hữu màu
đen giống sừng trâu, có con mỏ trắng, vàng, xanh, xám,….Phía trên đỉnh đầu
là chiếc mồng trơng gọn gàng và ngắn hơn rất nhiều so với các loại gà khác,
gà đá có nhiều loại mồng khác nhau:
- Mồng dâu: trơng lóm đóm, vừa, gọn và được đặt dài trên đầu gà.
- Mồng trích: giống như mồng của chim chích, dẹt xuống, có như hình
“số 8”
- Mồng lá: dẹp, cao, dựng đứng
- Mồng trà: là dạng mồng đặc, rộng, bề mặt thường có gai rất dễ nhận
biết…
Xương hộp sọ rất chắn chắn, cứng cáp vì nơi đấy thường xuyên hứng
những đòn đá của đối thủ. Cổ là nơi nâng đỡ xương hộp sọ và mỏ, nơi đấy
cũng là bộ phận chịu dịn nhiều khơng kém, xương cổ hợp đều với xương hộp
sọ, các đốt xương cổ gắn khít, liền nhau, không quá chặt tạo thành một cấu
trúc vững chắc với thân.
Về phần thân, thì trước hết là phải nhắc tới bộ lơng, nó là một lớp áo
bảo vệ, gồm nhiều màu sắc khác nhau, màu lông cũng tác động một phần đến
tính cách và thế đá của từng con gà đá.
- Gà có lơng đen tuyền gọi là gà ô.


14

- Gà có lơng đen, lơng mã có màu tía gọi là gà tía.
- Gà có lơng xám tro gọi là gà xám.
- Gà có màu lơng giống chim ó gọi là gà ó.
- Gà có màu lơng trắng tồn thân gọi là gà nhạn.
- Gà có năm màu lơng gọi là gà ngũ sắc.

- Gà đen có lốm đốm trắng khắp mình gọi là gà ơ bơng.
Ngồi ra thì cịn gà đá cịn có nhiều màu lơng và gọi tên khác như: gà
bông nhạn, xám son, xám ô…
Ở thân, bộ xương được chia thành các loại: xương lưng, xương ngực,
xương lườn, xương lưỡi hái, xương cánh. Nói về lưng, thì có lưng bằng, lưng
xéo, có khi lưng cong và gù, phần này thường có lơng dày phủ từ gáy tới phao
câu và ra đi, hai bên hơng có lơng dài và nhọn được thả từ trên lưng. Ngực
gà thường ít lơng, nhìn trơng rộng bản, bằng, trẹt. Cánh gà đá thường ơm sát
vào thân mình, cũng có khi thả xệ xuống hai bên. Dưới bụng có một xương
chạy từ ức đến phao câu gọi là xương lườn, có ba loại lườn gà: lườn tam bản
(có cạnh bè, dẹp, giống lườn gà mái), lườn tàu (có cạnh sắc, hơi dài và cong,
kéo thẳng từ trước ra sau), vạy lườn (bị gãy hoặc bị vẹo và lệch).
Bộ phận chân gồm các phần đùi, cẳng chân và bàn chân có các ngón
chân. Gà đá có cặp đùi to và nở nang, phần đùi hầu như không mọc lông, da
đỏ tươi, đùi tương đối dài, gấp rưỡi có khi gấp đơi cẳng chân. Cẳng chân là
vùng khơng có thịt, chỉ có xương, gân và vảy (vảy thì gồm loại vảy khác
nhau, việc sở hữa các loại vảy quyết định rất lớn đến khả năng thi đấu của
gà), cẳng chân gà đá to hơn nhiều so với gà ta, tùy theo con mà màu sắc ở
chân cũng khác nhau: chân xanh, đen, trắng, vàng, vàng đốm đen…cẳng chân
còn được gọi với cái tên khác là “quản” hay “cán”. Bàn chân có bốn ngón, ba
ngón quay về phía trước, dài hơn, có tên gọi lần lượt là ngón ngoại, ngón
chúa, ngón nội, một ngón quay về phía sau ngắn hơn được gọi là ngón thới,
ngón thới đóng cao hơn ba ngón phía trước và nó được xem là cái cựa thứ hai
của gà vì ngón thới cũng đâm trong quá trình giao đấu. Ở chân cịn có một bộ
phận khác gọi là cựa, nằm cạnh ngón thới, đầu thường nhọn có khi tà tùy theo


15

con, nó giống như một lóng xương, to khoảng bằng ngón tay út, có cựa thẳng,

cũng có cựa cong, bên trong ruột cựa có máu, bọng chính giữa, màu sắc cựa
thường trùng với màu chân, có khi hai cựa có màu khác nhau.
Với mục đích tạo ra những con gà trống dùng trong thi đấu, thì ngồi
sự tác động của chế độ dinh dưỡng, q trình chăm sóc, thời tiết, khí hậu, tính
khí bên trong…thì việc sở hữu các đặc điểm ngoại hình như: mỏ, mắt, mồng,
cổ, lơng, cựa, kiểu vảy…cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thi đấu của
chúng sau này hay nói cách khác khả năng chiến đấu của gà trống sẽ có
những liên quan nhất định với đặc điểm ngoại hình.
1.6.2. Tập tính của gà đá
Gà đá là những con gà hung dữ, nhanh nhạy, thích đấu đá, chúng biết
đá từ rất sớm khoảng 1 tháng – 1,5 tháng là chúng có thể đá nhau. Bởi vì hay
đá nhau như vậy nên khi bước vào giai đoạn hơn 5 tháng tuổi, người ta sẽ
nhốt riêng từng con để tránh sự gây tổn thương lẫn nhau.
Gà đá thích gáy vào buổi sáng, thích vùi mình vào các đống tro, đống
cát, hay đập cánh và vươn mình,…Gà đá thích ăn hầu như tất cả các loại cơn
trùng dưới đất, chúng cũng rất thích ăn các loại rau, củ, các loại hạt như bắp,
lúa,…
1.6.3. Đặc điểm về sức sống
Sức sống là khả năng sống sót, khả năng vượt qua và phát triển của cơ
thể sinh vật dưới sự ảnh hưởng và tác động của môi trường một cách không
thuận lợi. Gà đá được biết là có thể chất tốt, sức sống bền bỉ, dẻo dai. Sức
sống được đánh giá thông qua tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở, cả
ba chỉ tiêu này điều phụ thuộc vào điều kiện mơi trường. Vì vậy, sức sống của
gà đá phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh.
1.6.4. Khối lượng và kích thước cơ thể
Khối lượng cơ thể là tính trạng do nhiều gen quy định, có hệ số di
truyền cao, nhưng biểu biện của nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường,
chế độ dinh dưỡng, chăm sóc. Khối lượng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
sự sinh trưởng, phát triển và là yếu tố hình thành nên năng sản xuất thịt, nếu



16

khối lượng sống cao thì khả năng cho thịt nhiều và ngược lại. Giá trị này phụ
thuộc vào từng giống gà, lứa tuổi, giới tính, hướng sản xuất….
Khối lượng gà mái trưởng thành đạt từ 2,5 – 3,5 kg, con trống có thể
đạt 5 kg, tuy nhiên trong q trình huấn luyện thì người ta khống chế khối
lượng khoảng 3 – 3,8 kg cho phù hợp với chức năng thi đấu. Về kích thước
thì đối với con trống vịng ngực đạt khoảng 41 cm, dài thân 25 cm, chân cao
từ 31 – 32 cm, trong khi đối với gà mái thì các thơng số này lần lượt là
khoảng 31 cm, 20 cm, 25 cm…
1.6.5. Phát dục và sinh sản
Gà trống khoảng 6 tháng tuổi thì biết gáy, 7 tháng tuổi thì có khả năng
đạp mái, gà mái 6 tháng tuổi bắt đầu cắp ổ, 7 tháng tuổi thì có dấu hiệu chịu
trống và cắp ổ.
Tuổi đẻ trứng đầu tiên phụ thuộc vào chế độ ăn dinh dưỡng, chăm sóc
và khí hậu thời tiết. Tuổi đẻ được tính từ khi gà nở ra cho đến khi đẻ quả
trứng đầu tiên. Thông thường tuổi đẻ trứng đầu tiên của gà đá rơi vào khoảng
giữa hoặc cuối tháng thứ 7, số trứng trên một lứa thường đạt từ 8 – 14 quả,
thời gian nuôi con là từ 2 – 3 tháng,…
1.7. Sự di truyền ngồi nhân (di truyền theo dịng mẹ)
* Gene ngồi nhân (ngoài NST): là những gene (ADN) tồn tại trong tế bào
chất, tồn tại trong ty thể, lục lạp hay plasmid ở vi khuẩn.
- Ở động vật ngoài hệ gene trong nhân cịn có hệ gen ở tế bào chất nằm
trong ty thể chiếm tỷ lệ từ 1 – 5% ADN của tế bào.
- Mỗi ty thể có chứa một số bản sao của ADN và trong tế bào số lượng
này có thể rất lớn vì mỗi tế bào chứa nhiều ty thể. Trong tế bào động
vật có xương sống ước tính con số này lên tới 108 [17].
-


Bộ gene ty thể kí hiệu là mtADN (Mitochondiral ADN) có cấu tạo
xoắn kép, trịn mạch vịng có thể bị đột biến và di truyền được.

- Ở gà trong quá trình thụ tinh, mỗi bên bố mẹ sẽ chuyển giao 39 NST,
để hình thành 39 cặp NST trong trong cá thể con. Trong đó một cặp
NST quy định giới tính mang tất cả những tính trạng liên kết với giới


17

tính (được di truyền liên kết với giới tính), 38 cặp còn lại là các cặp
NST thường mang tất cả những tính trạng điển hình từ bố mẹ truyền
sang. Ngồi ra, liên quan đến di truyền ngồi nhân thì gà mái sẽ truyền
cho con (cả trống lẫn mái) cả gene ty thể nằm trong tế bào chất của
trứng nhưng chỉ con mái mới truyền tiếp cho đời sau và cứ như vậy qua
các thế hệ.
1.8. Phân loại gà đá
Ở nước ta gà đá được phân thành hai dịng chính đó là gà “đòn” và dòng gà
“cựa”
- Gà “đòn‟‟ thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không có
cựa hoặc cựa mọc khơng dài, có khi vừa lú như hạt bắp. Gà “đòn” được
biết đến là loại gà có xương to, thịt nhiều, cơ thể rắn chắc, cổ trụi, chân
cao, dòng này đá rất bền, chủ yếu dung sức mạnh của chân để đá, khi
bại trận thường bỏ chạy nên ít khi bị tử trận. Gà “địn” được giới chơi
gà miền Trung ưa chuộng. Gà đòn được chia thành hai loại rõ rệt. Đó là
gà Mã lại (Mã mái) và Mã chỉ.
- Gà “cựa‟‟ là loại gà nhỏ, nhẹ hơn gà địn, với bộ lơng phát triển đầy đủ
và cựa dài, bén, nhọn. Gà “cựa” phát xuất từ miền Nam và được đa số
người dân ở đây ưa chuộng. Khi giao tranh lúc ra địn thì cựa thường
đâm vào chỗ hiểm (yết hầu, tim, mắt, phổi) gây chảy máu, mù mắt, làm

cho đối thủ trở tay không kịp và chết ngay tức khắc, từ đó cuộc đấu sẽ
kết thúc nhanh chóng và ngắn gọn.
Ngày nay, những người chơi đá gà theo đuổi theo một tinh thần thượng
võ chẳng hạn như người dân Bình Định…thì gà “địn” là lựa chọn hàng đầu.
1.9. Các thế đá của gà đá
Qua quá trình lớn lên, tiếp đến là qua mỗi trận đấu, mỗi một cá thể gà
đá đều giữ cho riêng cho mình những mánh khóe, chiến thuật và kinh nghiệm,
những thứ đó sẽ được chúng áp dụng một cách triệt để trong lúc giao tranh
với đối thủ.. Nhưng có lẽ, ở gà đá nét đặc trưng làm nên một hình ảnh hùng
mạnh là việc chúng sỡ hữu những thế đá và địn đánh. Gà đá ln đá bằng hai


18

chân, lúc nhảy gà dùng sức mạnh, phụ giúp bằng đơi cánh và bộ lơng đi
[19].
Như đã nói ở trên, cũng nhờ quan sát các ngón địn của đơi gà đá mà
Đông Định Vương Nguyễn Lữ đã nghiên cứu áp dụng vào võ thuật, sáng tạo
ra bài quyền mang tên „„Hùng Kê Quyền‟‟ vừa phù hợp với sở thích của bản
thân, vừa thích ứng với nhu cầu cấp thiết của nghĩa quân Tây Sơn lúc bấy giờ.
„„Trong Hùng Kê Quyền mọi chiêu thức đều mô phỏng theo các thế đá của gà
chọi. Những thế „„Kim kê thượng xí‟‟, „„Kim kê triển dựt‟‟…chính là vận
dụng từ thế của đơi cánh gà chọi…‟‟, võ sư người Quãng Ngãi Nguyễn Văn
Linh nói [20]. Sau đây là một số thế đá của gà đá:
- „„Ôm đấm‟‟ (dớ, đá vai): đây là một loại thế mà ơng cha ta xếp nó vào
hàng thứ nhất „„nhất dớ nhì hầu‟‟. Gà ơm đấm là một loại gà hay, khó
trị về thế lối, nguy hiểm về địn đá nên được rất nhiều người tìm kiếm
và chọn ni. Khi vào trận đấu nó thường ơm vai, đầu cánh, mu lưng,
thậm chí cả cổ của đối phương để đá, với điểm đến là vai, lườn, đầu
cánh và cả hai bên hơng. Địn đá của nó rất mạnh, thường chỉ với một

cú đá thì đã làm cho đối phương lay chuyển cả thân mình, nếu mạnh
hơn có thể làm cho đối phương ngồi hẳn xuống. Nó thường là suy yếu
đối phương ngay từ hồ thứ hai trở đi.
- Đá „„hầu‟‟ : xưa được các tiền bối xếp vào hàng thứ hai sau thế đá „„ơm
đấm‟‟, khi đá nó thường mổ vào phần hầu của đối phương. Căn cứ vào
vị trí đá mà người ta chia ra thành các loại sau :
+ Đá „„mé hầu‟‟ : khi gà đứng một bên so với gà đối phương mà vẫn
tung ra được những cú đá trúng đích.
+ Đá „„hầu châm‟‟ : khi đứng thẳng đối diện với đối phương, tung ra
các đòn mổ dồn đối phương về phía sau.
Với ưu điểm là hạ đối phương nhanh, nhiều con chỉ với một seri địn có
khi khiến đối phương gãy cổ, gà có sở trường đá hầu hiện nay rất được ưa
chuộng.


×