Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu thực trạng nhiễm các bệnh giun truyền qua đất (giun đũa, giun tóc, giun móc) trên người ở huyện tuy phước, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐẶNG THANH TRÌ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM CÁC BỆNH GIUN
TRUYỀN QUA ĐẤT (GIUN ĐŨA, GIUN TÓC, GIUN MÓC)
TRÊN NGƯỜI Ở HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Bình Định – 2017


xi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐẶNG THANH TRÌ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM CÁC BỆNH GIUN
TRUYỀN QUA ĐẤT (GIUN ĐŨA, GIUN TÓC, GIUN MÓC)
TRÊN NGƯỜI Ở HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số : 60420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn: PGS. TS. Triệu Nguyên Trung



Bình Định – 2017


i

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................ 3
3. Nội dung của đề tài............................................................................. 3
4. Bố cục của luận văn............................................................................ 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................ 3
Chương 1: Tổng quan tài liệu ................................................................. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu các bệnh giun truyền qua đất ............................ 5
1.1.1. Giun đũa .................................................................................. 5
1.1.2. Giun tóc ......................................................................................... 5
1.1.3. Giun móc/mỏ ................................................................................. 5
1.2. Dịch tễ học bệnh GTQĐ .................................................................. 5
1.2.1. Dịch tễ học bệnh giun đũa (Ascaris lumbricoides) ....................... 5
1.2.2. Dịch tễ học bệnh giun tóc (Trichuris trichiura) .............................. 6
1.2.3. Dịch tễ học bệnh giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator
americanus) ............................................................................................ 7
1.3. Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc ................................. 7

1.3.1. Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc trên thế giới .......... 7
1.3.1.1. Tình hình nhiễm giun đũa .......................................................... 7


ii

1.3.1.2. Tình hình nhiễm giun tóc ........................................................... 8
1.3.1.3. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ .................................................. 8
1.3.2. Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc ở Việt Nam .......... 9
1.3.2.1. Tình hình nhiễm giun đũa .......................................................... 9
1.3.2.2. Tình hình nhiễm giun tóc ........................................................... 10
1.3.2.3. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ ................................................... 11
1.3. 3. Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc ở tỉnh Bình Định . 12
1.4. Chu kỳ giun đũa, giun tóc, giun móc ............................................... 12
1.4.1. Hình thái, cấu tạo .......................................................................... 12
1.4.1.1. Hình thái, cấu tạo giun đũa ........................................................ 12
1.4.1.2. Hình thái, cấu tạo của giun tóc ................................................... 14
1.4.1.3. Hình thái, cấu tạo giun móc/mỏ ................................................. 15
1.4.2. Chu kì của giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ................................. 16
1.4.2.1. Chu kì của giun đũa ................................................................... 16
1.4.2.2. Chu kì của giun tóc .................................................................... 17
1.4.2.3. Chu kì của giun móc .................................................................. 18
1.5. Tác hại của giun đũa, giun tóc, giun móc với cơ thể người .............. 19
1.5.1. Tác hại của giun đũa ..................................................................... 19
1.5.1.1. Tác hại gây ra do ấu trùng giun đũa ........................................... 19
1.5.1.2. Tác hại gây ra do giun đũa trưởng thành .................................... 20
1.5.2. Tác hại của giun tóc ...................................................................... 21
1.5.3. Tác hại của giun móc/mỏ .............................................................. 22
1.5.3.1. Tác hại do ấu trùng giun móc/mỏ .............................................. 22
1.5.3.2. Tác hại do giun móc/mỏ trưởng thành ....................................... 22

1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc,
giun móc/mỏ .......................................................................................... 25
1.6.1. Yếu tố ngoại cảnh ......................................................................... 25


iii

1.6.1.1. Giun đũa .................................................................................... 25
1.6.1.2. Giun tóc ..................................................................................... 27
1.6.1.3. Giun móc/mỏ ............................................................................. 27
1.6.2. Yếu tố về con người ..................................................................... 28
1.7. Phòng chống bệnh giun truyền qua đất ............................................ 29
1.7.1. Chiến lược phòng chống nhiễm giun trên thế giới........................ 29
1.7.2. Chiến lược phòng chống bệnh giun sán ở Việt Nam .................... 30
Chương 2: Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu .................. 32
2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 32
2.1.1. Địa hình ........................................................................................ 32
2.1.2. Thổ nhưỡng .................................................................................. 33
2.1.3. Thủy văn ...................................................................................... 33
2.1.4. Điều kiện khí hậu - thời tiết .......................................................... 33
2.1.5. Điều kiện xã hội ........................................................................... 34
2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 35
2.3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 35
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 36
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 36
2.4.2. Mẫu nghiên cứu ............................................................................ 36
2.4.2.1. Chọn mẫu .................................................................................. 36
2.4.2.2 Cỡ mẫu ....................................................................................... 36
2.4.3. Kỹ thuật xét nghiệm phân ............................................................. 37
2.4.3.1. Dụng cụ ..................................................................................... 37

2.4.3.2. Các bước tiến hành .................................................................... 37
2.4.4. Các chỉ số xác định nhiễm giun .................................................... 38
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 39


iv

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận ............................................ 40
3.1. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở huyện Tuy Phước.............. 40
3.1.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất ..................................... 40
3.1.1.1. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở huyện Tuy Phước năm 2015 và năm 2016 40
3.1.1.2. Tỷ lệ nhiễm các loại GTQĐ tại các điểm nghiên cứu ................. 44
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo nhóm tuổi .............. 48
3.1.2.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo nhóm tuổi ở huyện
Tuy Phước năm 2015 và năm 2016 ....................................................... 48
3.1.2.2. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo nhóm tuổi ở các điểm nghiên
cứu ......................................................................................................... 51
3.1.3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo giới tính................. 53
3.1.3.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo giới tính ở huyện Tuy Phước
năm 2015 và năm 2016 ......................................................................... 53
3.1.3.2. Thực trạng nhiễm theo giới tính ở các điểm nghiên cứu ........... 57
3.1.4. Tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo vùng địa lý ........... 58
3.1.4.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo vùng địa lý ở huyện Tuy Phước
năm 2015 và năm 2016 ........................................................................ 58
3.1.4.2. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ theo vùng địa lý tại các điểm nghiên cứu.... 60
3.1.5. Tỷ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm các loại giun truyền qua đất .......... 62
3.2. So sánh tình hình nhiễm giun truyền qua đất tại huyện Tuy Phước
năm 2015, năm 2016 và thực trạng nhiễm tại các điểm nghiên cứu ....... 63
3.2.1. Những điểm giống nhau ............................................................... 64
3.2.2. Những điểm khác nhau ................................................................. 65

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 70
PHỤ LỤC ..............................................................................................
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ..........................................


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
AT

: Ấu trùng

BCAT

: Bạch cầu ái toan

CĐN

: Cường độ nhiễm

CS

: Cộng sự

ctv

: Cộng tác viên


GTQĐ

: Giun truyền qua đất

GĐR

: Giun đường ruột

NC

: Nghiên cứu

Nxb

: Nhà xuất bản

SR-KST-CT QN

: Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Quy Nhơn

SR-KST-CT TƯ

: Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương

TCYTTG

: Tổ chức Y tế thế giới

TL


: Tỉ lệ

TT

: Thị trấn

XN

: Xét nghiệm

TIẾNG ANH
WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế
giới)


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu

Tên bảng

Trang

3.1

Tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất trên toàn huyện năm 2015


40

3.2

Tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất trên toàn huyện năm 2016

42

3.3

Tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất tại các điểm nghiên cứu

44

3.4

So sánh tỷ lệ nhiễm GTQĐ với kết quả nghiên cứu của một số tác

45

bảng

giả khác ở tỉnh Bình Định

3.5

Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo một số nghiên cứu khác

47


trong nước và trên thế giới

3.6

Tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo nhóm tuổi trên toàn

48

huyện năm 2015

3.7

Tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo nhóm tuổi trên tồn

49

huyện năm 2016

3.8

Tỷ lệ nhiễm các loại GTQĐ theo nhóm tuổi ở các điểm nghiên cứu

51

3.9

Tỷ lệ nhiễm các loại GTQĐ theo giới tính ở huyện Tuy Phước

53


năm 2015


vii

3.10

Tỷ lệ nhiễm các loại GTQĐ theo giới tính ở huyện Tuy Phước

55

năm 2016

3.11

Tỷ lệ nhiễm GTQĐ theo giới tính ở các điểm nghiên cứu

57

3.12

Tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo vùng địa lý tại huyện

58

Tuy Phước năm 2015

3.13


Tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo vùng địa lý tại huyện

59

Tuy Phước năm 2016

3.14

Tỷ lệ nhiễm các loại GTQĐ theo vùng địa lý tại các điểm nghiên

60

cứu

3.15

Tỷ lệ đơn và đa nhiễm các loại giun truyền qua đất

62

3.16

So sánh tình hình nhiễm GTQĐ tại huyện Tuy Phước năm 2015,

63

năm 2016 và thực trạng nhiễm giun tại các điểm nghiên cứu


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1.1

Hình ảnh giun đũa trưởng thành

13

1.2

Hình ảnh trứng giun đũa

14

1.3

Hình ảnh giun tóc trưởng thành

14

1.4


Hình ảnh trứng giun tóc

15

1.5

Hỉnh ảnh giun móc trưởng thành

15

1.6

Chu kỳ sinh học của giun đũa

16

1.7

Chu kỳ sinh học của giun tóc

17

1.8

Chu kỳ sinh học của giun móc

18

2.1


Bản đồ hành chính huyện Tuy Phước

35

3.1

Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở huyện Tuy

41

Phước năm 2015
3.2

Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở huyện Tuy

43

Phước năm 2016
3.3

Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất tại các

45

điểm nghiên cứu ở Tuy Phước
3.4

Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo

49


nhóm tuổi trên toàn huyện năm 2015
3.5

Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đấttheo

50

nhóm tuổi trên tồn huyện năm 2016
3.6

Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo

52

nhóm tuổi ở các điểm nghiên cứu
3.7

Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo

54

giới tính ở huyện Tuy Phước năm 2015
3.8

Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo

56

giới tính ở huyện Tuy Phước năm 2016

3.9

Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo

57


ix

giới tính ở các điểm nghiên cứu
3.10

Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo

59

vùng địa lý ở huyện Tuy Phước năm 2015
3.11

Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo

60

vùng địa lý ở huyện Tuy Phước năm 2016
3.12

Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất theo

61


vùng địa lý tại các điểm nghiên cứu
3.13

Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm các loại giun
truyền qua đất

62


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhiễm giun truyền qua đất (Soil-transmitted helminth infections) là
một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên toàn thế giới và ảnh
hưởng lớn đến cuộc sống và việc làm của nhiều người. Giun truyền qua đất
(GTQĐ) được truyền qua trứng có trong phân của người bị nhiễm bệnh. Giun
trưởng thành sinh sống trong ruột người, chúng có thể đẻ hàng ngàn trứng
mỗi ngày. Ở những khu vực tình trạng vệ sinh kém, trứng giun gây ơ nhiễm
đất. Các lồi chính gây bệnh cho người là giun đũa (Ascaris lumbricoides),
giun

tóc (Trichuris

trichiura) và

giun

móc/giun


mỏ (Necator

americanus và Ancylostoma duodenale).
Theo tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), hằng năm trên thế giới có hơn
1,5 tỷ người tức là khoảng 24% dân số trên toàn thế giới bị nhiễm giun truyền
qua đất [43], [45]. Bệnh được phân bố rộng ở khắp khu vực nhiệt đới và cận
nhiệt đới với số lượng lớn nhất xảy ra ở vùng cận sa mạc Sahara châu Phi,
châu Mỹ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Trên thế giới có khoảng 250 triệu
người bị nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides) với các dấu hiệu có liên quan
đã làm cho 60 ngàn người bị tử vong mỗi năm. Đối với giun tóc (Trichuris
trichiura), có khoảng 46 triệu người bị nhiễm với các dấu hiệu có liên quan đã
gây tử vong cho 10 ngàn người mỗi năm. Đối với giun móc
(Ancylostoma duodenale, Necator americanus), có khoảng 151 triệu người bị
nhiễm với các dấu hiệu có liên quan đã làm cho 65 ngàn người tử vong hàng
năm. Hơn 270 triệu trẻ em trước tuổi đến trường và hơn 600 triệu trẻ em trong
độ tuổi đến trường sống ở những nơi mà các ký sinh trùng này lan truyền
mạnh mẽ, cần điều trị và can thiệp dự phòng.


2

Nước ta là quốc gia có nhiều loại bệnh giun sán lưu hành với tỷ lệ cao,
đặc biệt là các bệnh GTQĐ (Soil-transmitted helminthiases) vì vẫn cịn tình
trạng nghèo đói và một số nơi điều kiện sống thấp kém, việc vệ sinh và khả
năng cung cấp nước sinh hoạt không bảo đảm, khí hậu và độ sạch của đất bị ô
nhiễm, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường có nhiều hạn chế, sự hiểu biết
về y tế của cộng đồng người dân còn thấp, đặc biệt với những người mắc
bệnh thì triệu chứng của bệnh khơng rõ ràng, dễ nhầm với những bệnh cấp
tính khác nên bệnh nhân chủ quan trong điều trị làm cho bệnh ngày càng nặng
và lan rộng hơn...

Qua một số điều tra tại thực địa tại các địa phương ghi nhận có
khoảng 70% số lượng giun ký sinh ở khoảng 15-35% số người dân trong cộng
đồng. Thực tế cho thấy mặc dù nhóm người dân bị nhiễm giun nặng chỉ là
thiểu số nhưng đối tượng này lại gánh chịu hầu hết các hậu quả của bệnh và
đây cũng chính là nguồn lây nhiễm chính trong cộng đồng. Tác hại của bệnh
giun truyền qua đất cũng đã được làm rõ như bệnh làm giảm khả năng lao
động và sự tập trung tư tưởng; trẻ em bị nhiễm bệnh sẽ giảm khả năng phát
triển trí tuệ và có thời gian phải nghỉ học nhiều. Ngồi ra, tình trạng nhiễm
giun cũng sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm các bệnh khác, tăng tỷ lệ tử vong ở những
bà mẹ và thai nhi.
Tuy Phước là huyện đồng bằng có giáp biển, nằm ở phía Nam tỉnh
Bình Định, người dân vẫn cịn tình trạng: sử dụng nước sinh hoạt khơng đảm
bảo, vệ sinh cá nhân và môi trường sống kém, sử dụng hố xí vệ sinh khơng
hợp vệ sinh, tập quán canh tác và chăn nuôi tạo điều kiện cho mầm bệnh phát
triển, người dân có sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Để giải quyết được các bệnh giun truyền qua đất ở địa bàn huyện, cần
nắm được thực trạng nhiễm bệnh, xây dựng mơ hình phịng chống mang tính
bền vững, nâng cao nhận thức và thực hành phòng chống bệnh của cộng


3

đồng. Xuất phát từ những cơ sở thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng nhiễm các bệnh giun truyền qua đất (giun đũa, giun
tóc, giun móc) trên người ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định”.
2. Mục tiêu của đề tài
Mô tả thực trạng và tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất theo vùng
địa lý, nhóm tuổi và giới tính ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định để có cơ sở
đề xuất biện pháp phòng chống phù hợp.
3. Nội dung của đề tài

- Nghiên cứu tình hình nhiễm giun truyền qua đất qua số liệu thống kê
hồi cứu bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tuy Phước
(tỷ lệ nhiễm chung, nhiễm theo nhóm tuổi, giới tính, vùng địa lý, đơn nhiễm
và đa nhiễm các loại giun truyền qua đất).
- Nghiên cứu tình hình nhiễm giun truyền qua đất theo kết quả xét
nghiệm phân của người dân tại 4 khu vực nghiên cứu gồm thị trấn Tuy Phước
(vùng thị trấn), xã Phước Thành (vùng đồng bằng có giáp núi), xã Phước Hịa
(vùng có giáp biển), xã Phước Hưng (vùng đồng bằng).
4. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố
cục của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu: 34 trang (trang 5 đến trang 38)
Chương 2: Đối tượng, địa điểm, phương pháp nghiên cứu 8 trang (trang
39 đến trang 46)
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 26 trang (trang 47 đến trang
72)
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ các vấn đề sau:
- Xác định được tỷ lệ nhiễm từng loại bệnh GTQĐ ở huyện Tuy Phước.


4

- Xác định được tỷ lệ nhiễm bệnh GTQĐ theo từng khu vực, vùng địa
lý, nhóm tuổi, giới tính.
- Đề xuất các giải pháp can thiệp hợp lý trong phòng bệnh, điều trị bệnh
cũng như nâng cao hiểu biết của người dân về các bệnh giun truyền qua đất.


5


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu các bệnh giun truyền qua đất
1.1.1. Giun đũa
Giun đũa lần đầu tiên chính thức được mơ tả bởi EdWard Tyson (q
tộc người Anh) vào năm 1683, với hình dạng giống như giun ở đất và được
đặt tên là "Lumbricus teres". Năm 1915 Uỷ ban Quốc tế gồm 66 thành viên
của các nước đã chính thức xác nhận tên giun đũa trên danh mục động vật
học là Ascaris lumbricoides [33], [47].
1.1.2. Giun tóc
Vào năm 1771, giun tóc lần đầu tiên được mơ tả bởi Linnaeus, tiếp theo
chu kỳ của giun tóc được Grassi xác định năm 1887 và được Fulleborn hoàn
chỉnh vào năm 1923. Giun tóc có nhiều tên gọi khác nhau trong đó
Trichiuris trichiura được các chuyên gia Châu Mỹ thống nhất là tên gọi chính
thức vào năm 1941 [48], [83], [85].
1.1.3. Giun móc/mỏ
Trong các tài liệu cổ, bệnh giun móc đã được mô tả từ lâu và đến thế kỷ
17 được nhiều tác giả mô tả đầy đủ hơn như Jakok de Bondt (1629),
Pison và Magraff (1648). Tên gọi Ancylostoma duodenale được các nhà khoa
học thống nhất trong danh mục động vật học vào năm 1915 [47].
Năm 1898, Loss đã xác định được cơ chế nhiễm bệnh qua da của giun
móc, đến năm 1902 Stiles C.W đã tìm thấy Necator americanus và đặt tên là
giun mỏ cũng ký sinh ở tá tràng nhưng phổ biến hơn Ancylostoma duodenale ở
một số nơi [48].
1.2. Dịch tễ học bệnh GTQĐ
1.2.1. Dịch tễ học bệnh giun đũa (Ascaris lumbricoides)


6


Bệnh giun đũa gặp ở khắp nơi trên thế giới do trứng của giun đũa có
thời gian phát triển ở ngoại cảnh, số lượng lớn trứng giun đũa được thải ra
ngồi theo phân, có sức đề kháng cao với ngoại cảnh và lây nhiễm vào
người một cách thụ động qua đường ăn uống. Vì vậy, các yếu tố liên quan
đến tỷ lệ nhiễm và sự phân bố của bệnh là điều kiện khí hậu, vệ sinh mơi
trường và tập qn canh tác (sử dụng phân người làm phân bón).
Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm ở miền Bắc (70-85%) cao hơn ở miền Nam
18-35%, tỷ lệ nhiễm ở nông thôn cao hơn thành thị, ở đồng bằng cao hơn ở
miền núi [28], [33], [48]. Trẻ em là lứa tuổi nhiễm giun đũa cao nhất và nặng
nhất, trẻ em dưới 1 tuổi đã nhiễm giun đũa và tỷ lệ nhiễm ở nam và nữ là
khơng có sự khác biệt [49], ngun nhân là do trẻ em chưa có miễn dịch,
chưa biết giữ vệ sinh tốt [47].
1.2.2. Dịch tễ học bệnh giun tóc (Trichuris trichiura)
Giun tóc phân bố rộng khắp trên thế giới, sinh thái gần giống với giun
đũa nên những vùng có giun đũa là có giun tóc.
Bệnh giun tóc liên hệ mật thiết với độ ẩm của đất, nơi bóng cây rậm
rạp có điều kiện trứng sống để cho phơi thai xuất hiện. Trong một ngày, một
con giun tóc cái có thể đẻ tới 2.000 trứng, nhiệt độ thích hợp nhất để trứng
giun tóc phát triển ở ngoại cảnh là 25-30°C, trên 50°C trứng sẽ bị hỏng. Do
có vỏ dày, trứng giun tóc có sức đề kháng cao hơn trứng giun đũa. Trong
điều kiện mặt trời chiếu sáng như nhau, trong khi trứng giun đũa bị chết
100% thì trứng giun tóc chỉ bị chết 45%. Trứng giun tóc vẫn có khả năng
phát triển trong dung dịch acid chlohydric 10% tới 3 tuần lễ, trong dung dịch
acid nitric 10%, formalin 10% tới 9 ngày. Tuy nhiên cũng như trứng giun
đũa, trứng giun tóc dễ bị hỏng dưới tác động của tia tử ngoại hoặc ánh
sáng mặt trời [28], [33], [47], [48].


7


Ở Việt Nam có khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho giun sán
phát triển, tỷ lệ nhiễm có khác nhau tuỳ vùng: miền Bắc cao nhất 52% và
miền Nam thấp hơn 3-5% do miền Nam có khí hậu nắng nóng nhiều trong
năm, độ ẩm thấp hơn, người dân khơng có tập qn sử dụng phân để bón
ruộng. Tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ là không khác biệt [49]; trẻ em dưới 1
tuổi hầu như không nhiễm giun tóc, 2-3 tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp, trên 3 tuổi
bệnh tăng dần, 35-60 tuổi chưa có biểu hiện giảm tỷ lệ [47], [49].
1.2.3. Dịch tễ học bệnh giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator
americanus)
Bệnh giun móc/mỏ phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, xứ
lạnh ít gặp hơn, tập trung chủ yếu ở các hầm mỏ, nơi nông dân vùng trồng
màu, cây cơng nghiệp như dâu tằm, mía, cà phê, thuốc lá,...[49] do khí hậu
nóng ẩm thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng (AT) và lan truyền bệnh
quanh năm, thường vào mùa mưa. Thiếu vệ sinh cá nhân (đi tiêu bừa bãi) và
sử dụng phân tươi bón ruộng làm cho đất bị nhiễm rất nhiều ấu trùng giun
móc; tập quán chân đất, tay tiếp xúc với đất khi làm việc của những người nông
dân và trẻ em tạo điều kiện cho bệnh ln tái nhiễm.
1.3. Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc
1.3.1. Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình nhiễm giun đũa
Trên thế giới ước tính có 25% dân số nhiễm giun đũa và chủ yếu ở
vùng nhiệt đới [36]. Trẻ em lứa tuổi học đường nhiễm rất cao, gần một nửa số
trứng giun đũa thải ra môi trường là từ trẻ 12-15 tuổi [72].
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, ở các nước châu Âu tỷ lệ nhiễm giun đũa
rất cao: ở Bồ Đào Nha là 40-80%; ở Ý tỷ lệ nhiễm là 12-75%; ở vùng nơng
thơn Hà Lan có nơi 45% nhiễm giun đũa [46], [81]. Sau khi hết chiến tranh,
điều kiện kinh tế được cải thiện (mức sống cao, vệ sinh môi trường sạch,



8

khơng có thói quen sử dụng phân người làm phân bón, phân được xử lý trong
các hố xí tự hoại), điều kiện khí hậu lạnh, khơ kết hợp với điều trị và phịng
bệnh thì tỷ lệ nhiễm giun đũa chỉ còn dưới 1% [53].
Châu Phi và châu Mỹ La tinh có khí hậu nóng ẩm, vấn đề ơ nhiễm mơi
trường cao, đời sống người dân còn thấp nên tỷ lệ nhiễm giun lần lượt là xấp
xỉ 12% và 8% [46].
Châu Á có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất, đặc biệt ở Ấn Độ, Indonesia,
Myanma, Trung Quốc, Bangladesh nhiều vùng cịn tỷ lệ nhiễm trên 50% [28],
[47].
1.3.1.2. Tình hình nhiễm giun tóc
Giun tóc có đặc điểm sinh thái tương tự giun đũa, nên nơi nào có giun
đũa thì ở nơi đó có giun tóc. Chúng phổ biến ở châu Phi và Đơng Nam Á.
Theo thống kê của TCYTTG tồn cầu có 1,4 tỷ người nhiễm giun tóc
và tử vong là 10.000 người/năm [15], [44]. Số người nhiễm ở Châu Âu, Nam
Mỹ là 34 triệu người, Liên Xô cũ trên 27 triệu, châu Phi 28 triệu, đặc biệt là
châu Á có 227 triệu [11], [12].
Tình trạng tái nhiễm giun tóc của người lớn cao hơn trẻ em [75].
1.3.1.3. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ
Bệnh giun móc p h â n b ố phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Điều kiện lan truyền phụ thuộc vào nghề nghiệp, yếu tố địa lý, khí
hậu [47].
Tỷ lệ nhiễm ở vùng khí hậu ơn hịa và khí hậu lạnh thấp, có những ổ
bệnh nghiêm trọng. Ở châu Âu, ở các vùng mỏ than do có nhiệt độ và ẩm độ
thích hợp cho mầm bệnh giun móc/mỏ phát triển, những vùng có khí hậu
nóng như Ý có tỷ lệ nhiễm 40%, nơng dân một số vùng ở Tây Ban Nha có
tỷ lệ nhiễm là 34%. Ở châu Phi tỷ lệ nhiễm giun móc thay đổi từ 30-90%.
[47]. Ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới bệnh giun móc/mỏ liên quan tới



9

nông dân trồng hoa màu hoặc cây công nghiệp như dâu tằm, mía, cà phê,
thuốc lá... [50].
Theo thống kê của TCYTTG, năm 1964 có hơn 800 triệu người nhiễm
giun móc; năm 1995 có số người nhiễm là 1,3 tỷ người số người chết hàng
năm là 65.000 người [15].
1.3.2. Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới có điều kiện thuận lợi cho trứng giun
đường ruột phát triển, bên cạnh đó Việt Nam là một nước nơng nghiệp có nền
kinh tế đang phát triển, nhiều phong tục và tập quán còn lạc hậu…Vì vậy, tỷ
lệ nhiễm giun đường ruột (GĐR) rất cao. Theo các số liệu điều tra không đầy
đủ trên cả nước ước tính có khoảng 60 triệu người nhiễm giun đũa, 40 triệu
người nhiễm giun tóc, 20 triệu người nhiễm giun móc/mỏ [15].
1.3.2.1. Tình hình nhiễm giun đũa
Theo kết quả điều tra của Viện Sốt rét–Ký sinh trùng–Côn trùng Trung
ương bệnh nhiễm giun đũa đứng hàng đầu trong các bệnh GĐR, bệnh phân bố
rộng với tỷ lệ phân bố [15], [39], [42], [49]:
Miền Bắc:

Miền Trung:

Vùng đồng bằng: 80-95%

Vùng đồng bằng: 70,5%

Vùng trung du: 80-90%

Vùng núi: 38,4%


Vùng núi: 50-70%

Vùng ven biển: 12,5%

Vùng ven biển: 70%
Miền Nam:
Vùng đồng bằng: 45-60%
Vùng núi: 10-25%
Từ những kết quả trên chúng ta có thể thấy được một số đặc điểm:
Bệnh giun đũa là bệnh phổ biến, tỉ lệ khoảng 80%; phân bố rộng nhưng không
đồng đều giữa các khu vực, nói có tỷ lệ nhiễm cao nhất là đồng bằng; mọi lứa


10

tuổi đều nhiễm giun đũa, điều tra tại cộng đồng tỉnh Quảng Ninh tỷ lệ nhiễm
giun là 88,39% [12], học sinh phổ thông cơ sở nội thành Hà Nội (1955) cho
kết quả nhiễm giun 62,47% [14], cao nhất là 5-9 tuổi, trẻ nhỏ 4 tháng tuổi đã
tìm thấy trứng giun đũa trong phân; tỷ lệ nhiễm cao nhưng cường độ nhiễm
không cao; tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ là khơng có sự khác nhau; tình trạng
tái nhiễm rất cao (tỷ lệ tái nhiễm sau 6 tháng là 68%); tỷ lệ nhiễm giun đũa ở
miền núi và miền Nam có chiều hướng tăng lên do việc di cư của người dân
từ miền xuôi, miền Bắc đến các vùng kinh tế mới, mang theo tập quán dùng
phân tươi bón cho ruộng và cây trồng [25], [49].
1.3.2.2. Tình hình nhiễm giun tóc
Sự phân bố của giun tóc tương tự như giun đũa, chủ yếu ở vùng đồng
bằng đông người. Theo kết quả điều tra của Viện SR – KST – CT Trung ương
thì tỷ lệ nhiễm giun tóc như sau [24], [49]:
Miền Bắc:


Miền Trung:

Vùng đồng bằng: 58-89%

Vùng đồng bằng: 27-47%

Vùng trung du: 38-41%

Vùng núi: 4,2-10,6%

Vùng núi: 29-52%

Vùng ven biển: 12,7%

Vùng ven biển: 28-75%

Miền Nam:
Vùng đồng bằng: 0,9-1,2%

Một số đặc điểm khác nhau giữa nhiễm giun tóc với giun đũa:
Bệnh giun tóc có ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiễm theo lứa tuổi khác với
bệnh giun đũa: lứa tuổi nhỏ dưới 1 tuổi hầu như khơng nhiễm giun tóc, như
vậy giun tóc khơng nhiễm sớm như giun đũa có thể do mầm bệnh là trứng
giun tóc có mật độ khuyếch tán ở ngoại cảnh thấp hơn so với giun đũa; lứa
tuổi 2-3 tuổi vẫn có mức độ nhiễm giun tóc thấp, chứng tỏ giun tóc thường
nhiễm muộn; lứa tuổi trên 3 tuổi, tỷ lệ nhiễm giun tóc tuy tăng dần theo tuổi
nhưng khơng có hiện tượng tăng vọt và đột biến; từ 35-60 tuổi giun tóc chưa



11

có biểu hiện giảm tỷ lệ nhiễm, chứng tỏ miễn dịch đối với giun tóc khơng
đáng kể. Mặt khác, tuổi thọ của giun tóc kéo dài hơn nhiều so với giun đũa
nên giun tóc khó tự hết và khơng có hiện tượng giảm nhiễm giun tóc tự
nhiên theo tuổi; Smirnov cho rằng, tuổi thọ giun tóc kéo dài khoảng 6
năm, căn cứ vào đặc điểm tỷ lệ nhiễm giun tóc cịn cao ở những người
nhiều tuổi và tái nhiễm khơng hồn tồn dễ dàng, có thể dự đốn tuổi thọ
của giun tóc dài hơn thời hạn 6 năm nhiều [24], [45].
Tỷ lệ nhiễm giun tóc giữa nam và nữ xấp xỉ bằng nhau [49]. Tỷ lệ tái
nhiễm thấp: tái nhiễm 51% sau 6 tháng điều trị.
1.3.2.3. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ
Theo kết quả điều tra của Viện SR – KST – CT Trung ương thì tỷ lệ
nhiễm giun móc/mỏ ở nước ta thay đổi tuỳ theo miền, vùng địa lý như sau
[24], [49]:
Miền Bắc:

Miền Trung:

Vùng đồng bằng 3-60%

Vùng đồng bằng 36%

Trung du 59-64%

Vùng núi 66%

Vùng núi 61%

Ven biển 69%


Ven biển 67%
Miền Nam:
Vùng đồng bằng 52%
Ven biển 68%
Bệnh nhiễm giun móc/mỏ mang n hững đặc điểm: Phụ thuộc vào nghề
nghiệp, tuổi, giới: nơng dân có tỷ lệ nhiễm cao hơn ngư dân [29], [49], nông
dân các vùng trồng rau màu, cây cơng nghiệp, cơng nhân vùng mỏ có tỷ lệ
nhiễm cao [39], [49], [53]; tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng cao; nữ giới
chiếm cao hơn nam giới [49], [53]; tính chất thổ nhưỡng của địa phương
cũng ảnh hưởng đến phân bố của bệnh như đất phù sa ven sông, đất màu, đất


12

vùng ven biển có tỷ lệ nhiễm cao; tỷ lệ nhiễm và tái nhiễm thấp (sau 6 tháng
điều trị, tỷ lệ tái nhiễm là 4,4%); có xu hướng giảm nhiều do ngày càng phát
triển tập quán đi giày, dép, quần áo có bảo hộ lao động…
1.3. 3. Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc ở tỉnh Bình Định
Bình Định là một tỉnh miền Trung có người dân nhiễm giun, sán. Kết
quả điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (IMPE
Quy Nhơn) thấy tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Phú
Yên có tỷ lệ nhiễm giun từ 21 - 26%; tỷ lệ nhiễm trứng giun trên rau là
32,8%;
Tại Bình Định đã có đề tài nghiên cứu về thực trạng nhiễm giun, sán ký
sinh nhưng tương đối ít và tập trung chủ yếu ở huyện Phù Mỹ. Cơng trình
nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Khá và
cộng tác viên về hiệu quả một số biện pháp phòng chống bệnh giun truyền
qua đất ở các trường tiểu học ở huyện Phù Mỹ (1991-2000) cho thấy tỷ lệ
nhiễm giun truyền qua đất ở đây khá cao: Nhiễm giun chung 63,53%, giun

đũa 40%, giun tóc 10,19%, giun móc 35,65% [9]. Cơng trình nghiên cứu của
Lê Tự An và cộng tác viên về giun sán đường ruột trên học sinh tiểu học ở
Phù Mỹ (2001) cho kết quả: giun đũa 44,8%, giun tóc 10,8%, giun tóc 40%
[2]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thúy về giun sán ký sinh đường
ruột ở huyện Phù Mỹ (2010) cho kết quả: Giun đũa 19,4%, giun tóc 0,5%,
giun móc 33%.
Thực trạng nhiễm giun, sán trên địa bàn huyện Tuy Phước cho đến nay
vẫn chưa được nghiên cứu.
1.4. Chu kỳ giun đũa, giun tóc, giun móc
1.4.1. Hình thái, cấu tạo
1.4.1.1. Hình thái, cấu tạo giun đũa


13

* Hình thái, cấu tạo của giun đũa trưởng thành: Giun đũa (Ascaris
lumbricoides) là những giun tròn to, con cái dài 25-40 cm, con đực dài 15-24
cm.
Giun đũa trưởng thành hình ống, thon nhọn 2 đầu, màu hơi hồng hoặc
trắng sữa. Bên ngoài là lớp vỏ cứng, chia thành những ngấn vòng quanh thân.
Đầu giun đũa tận cùng bằng 3 mơi bao quanh vùng miệng trong đó có 1 mơi
lưng và 2 môi bụng. Đuôi nhọn, hậu môn ở gần cuối đi sát với bụng. Con
đực thường cong, có gai sinh dục. Con cái đi hình nón thẳng.

Hình 1.1. Hình ảnh giun đũa trưởng thành

* Hình thái, cấu tạo của trứng giun đũa đã được thụ tinh: Hình bầu
dục hoặc hơi trịn, kích thước trung bình 45-75 μm x 40-60 μm, vỏ dày, ngồi
là lớp albumin xù xì, bên trong là khối nhân mịn, màu vàng tươi. Ngồi ra cịn
gặp trứng giun đũa đã thụ tinh bị bóc vỏ bán phần. Hình thể giống trứng đã

thụ tinh, lớp vỏ ngồi bị mất, chỉ còn lại một lớp vỏ dày, nhẵn khơng màu.
* Hình thái, cấu tạo của trứng giun đũa chưa được thụ tinh: Hình bầu
dục, kích thước lớn hơn trứng giun đũa đã được thụ tinh khoảng 90 μm. Vỏ
có 2 lớp, ngồi là lớp albumin xù xì, lớp vỏ trong mảnh hơn, bên trong chứa
đầy hạt to, tròn, chiết quang.


14

Hình 1.2. Hình ảnh trứng giun đũa

1.4.1.2. Hình thái, cấu tạo của giun tóc
* Hình thái, cấu tạo của giun tóc trưởng thành: Giun tóc
(Trichocephalus trichiuris) là những giun trịn, nhỏ, con đực dài 2,5-3cm, con
cái dài 4-5cm, có đi hình xoắn ốc. Giun tóc sống ở manh tràng và những
đoạn gần đó của ruột non và ruột già, bám vào thành ruột bằng đầu nhọn, nhỏ
(như sợi tóc), xuyên sâu vào lớp niêm mạc.
Cấu tạo cơ thể của giun tóc giống các loại giun khác, đi cong, đi con
đực có gai giao hợp.

Hình 1.3. Hình ảnh giun tóc trưởng thành

* Hình thái, cấu tạo của trứng giun tóc: Trứng giun tóc hình bầu dục,
hai cực có hai nút trong. Vỏ dày có 2 lớp, kích thước 30x50μm, khi mới bài
xuất bên trong là một khối nhân có hạt, để lâu cố hình phơi dâu hoặc hình AT,
màu vàng sẫm.


×