Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Toàn cầu hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.52 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

TỒN CẦU HĨA VÀ Q TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

TỒN CẦU HĨA VÀ Q TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008



MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC......................................................................................................................3
BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................6
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỒN CẦU HĨA............................................12
1.1. Quan niệm về “tồn cầu hóa” .................................................................................12
1.2. Sự hình thành, phát triển của tồn cầu hóa và
những đặc điểm của nó ...........................................................................................21
Chương 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA ................................................53
2.1. Quan niệm về “hội nhập”........................................................................................53
2.2. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế ...............................................................56
2.3. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam..................................................58
2.4. Thời cơ và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam .........................................................................................................91
KẾT LUẬN...................................................................................................................96
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................100


BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACM

Thị trường chung Ảrập

ADB


Ngân hàng Phát triển châu Á

ANDEAN

Hiệp ước về mậu dịch tự do giữa các nước: Bôlivia, Côlômbia,
Êcuađo, Pêru và Vênêxuêla

APEC

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM

Hội nghị Á - Âu

AU

Liên minh châu Phi

CACM

Thị trường chung Trung Mỹ

CARICOM

Cộng đồng Caribê và Thị trường chung


CEFTA

Khu vực mậu dịch tự do Đông và Trung Âu

CEPT

Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (của ASEAN)

CUFTA

Khu vực mậu dịch tự do Mỹ - Canađa

ECOSOC

Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc

ECOWAS

Cộng đồng Kinh tế các nước miền Tây châu Phi

EEA

Khu vực Kinh tế châu Âu

EFTA

Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu

EU


Liên minh châu Âu

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (của Liên Hợp Quốc)

FDI

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài

FTA

Khu vực mậu dịch tự do

GATT

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

GCC

Hội đồng hợp tác vùng vịnh

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

Quỹ Tiền tệ quốc tế


LAFTA

Khu vực mậu dịch tự do Mỹ Latinh

LAIA

Hiệp hội liên kết Mỹ Latinh

NAFTA

Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ

NGO

Tổ chức phi chính phủ

ODA

Viện trợ phát triển chính thức


SAARC

Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á

SEV

Hội đồng Tương trợ kinh tế


UDEAC

Liên minh kinh tế và thuế quan Trung Phi

UNCTAD

Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

UNIDO

Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc

WAEC

Cộng đồng Kinh tế Tây Phi

WB

Ngân hàng Thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập, trung thực của bản thân, chưa từng được công bố trên bất kỳ một cơng trình nào
khác. Nếu có gì khơng đúng, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Nguyễn Thị Hương Giang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã chỉ
rõ: Do “luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm”, giai cấp tư sản đã
“xâm lấn khắp tồn cầu” và nó đã làm cho cả quá trình sản xuất lẫn sự tiêu dùng của tất
cả các nước “mang tính chất thế giới”; đồng thời, thay cho tình trạng cơ lập, tự cung tự
cấp ở các quốc gia dân tộc là quá trình “phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc
phổ biến giữa các dân tộc”. [22, tr.601-602]
Tồn cầu hóa là quá trình kinh tế - xã hội khách quan được phát sinh, phát triển từ
chính sự phát triển của lực lượng sản xuất và những thành tựu của khoa học công nghệ,
đã và đang tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó đã tạo ra những
mối liên kết, gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa các nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của
lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ, mở rộng thị trường trao đổi tài chính, thương
mại, tăng cường sự phân công lao động quốc tế… Tất cả những điều đó tạo ra điều kiện
thuận lợi và cơ hội cho nhiều quốc gia có thể tiếp cận được nguồn vốn, tri thức khoa học,
công nghệ và kinh nghiệm quản lý để phát triển.
Tuy nhiên, tồn cầu hóa hiện nay đang bị các nước tư bản phát triển, các tập đoàn
kinh tế tư bản lợi dụng, chi phối và áp đặt. Vì vậy, nó ln chứa đựng những mâu thuẫn
và tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.
Nhận định về xu thế biến đổi và phát triển của thế giới trong thế kỷ XXI, tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Tồn cầu hóa kinh tế là một xu

thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước
phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu
thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh” [13,
tr.64].
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, Việt Nam đã chủ động thực hiện quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế và bước đầu đạt được những thành tựu khả quan. Khi trở thành thành viên
của WTO, Việt Nam có những thuận lợi và thời cơ lớn để phát triển, nhưng cũng phải đối
mặt với những khó khăn và thách thức khơng nhỏ.


Vì vậy, nghiên cứu tồn cầu hóa và q trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam để tìm ra những mâu thuẫn và cả mặt tích cực, tiêu cực của nó, góp phần thúc đẩy
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là việc làm cần thiết và hữu ích.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang trở thành vấn đề hấp dẫn, thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Trên thế giới đã có nhiều cơng trình khảo
sát về vấn đề này. Trước hết, phải kể đến quan niệm của Ban thư ký Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO): “Tồn cầu hóa là một quan niệm có nhiều mặt, vì nó bao qt cả lĩnh
vực kinh tế, xã hội, chính trị và các hậu quả của sự phân phối” (WTO, Annual Report,
1998); “tồn cầu hóa là một xu hướng làm cho mối quan hệ xã hội trở nên ít bị ràng buộc
bởi địa lý, lãnh thổ” (Jan Aart Scholte, “Globalization: A New Imperealism”, Alumi
Magazine); “Toàn cầu hóa và tự do hóa, tìm kiếm phát triển trong hai trào lưu lớn”
(Rubens Recubero, Liên Hiệp Quốc, 1996); “Thế giới phẳng, tóm lược lịch sử thế giới
thế kỷ XXI” (Thomas L.Friendman, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2006) và những cơng
trình khác.
Trong cơng trình nói trên, các tác giả đưa ra quan niệm rộng về tồn cầu hóa với
những đặc điểm chung. Đáng chú ý là quan niệm của tác giả trong “Thế giới phẳng”: Bắt
nguồn từ khoa học và cơng nghệ (nhất là cơng nghệ thơng tin), tồn cầu hóa đang làm
cho thế giới “nhỏ” lại và trở nên “phẳng”.
Ở Việt Nam, vấn đề tồn cầu hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang

được nhiều nhà lãnh đạo, quản lý và khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong những cơng
trình đã cơng bố, phải kể đến các cơng trình tiêu biểu sau: “Tồn cầu hóa – Những vấn đề
lý luận và thực tiễn” (GS.TS. Lê Hữu Nghĩa và TS. Lê Ngọc Tòng chủ biên, Nxb. CTQG,
HN, 2004); “Tồn cầu hóa – Cơ hội và thách thức với các nước đang phát triển” (TS.
Đường Vinh Sường chủ biên, Nxb.Thế giới, 2004); “Tồn cầu hóa – Tăng trưởng và
nghèo đói” (Nxb.Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2002); “Tồn cầu hóa hơm nay và thế giới
thứ ba” (TS. Trần Nhu chủ biên, Nxb.Trẻ, 2001); “Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh tồn
cầu hóa” (Lê Thanh Bình, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2002); “WTO với doanh nhân Việt Nam
– Những cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO” (Nxb. Lao động, Hà Nội, 2006) và
những cơng trình khác.


Đa số các cơng trình của các tác giả Việt Nam đều thống nhất rằng, tồn cầu hóa
là q trình khách quan, khơng thể đảo ngược. Nó đem lại nhiều lợi ích cho các nước
đang phát triển. Tuy nhiên, tồn cầu hóa hiện nay đang bị các nước tư bản và các tập
đoàn tư bản đa quốc gia, xuyên quốc gia chi phối, áp đặt. Vì vậy, nó ln chứa đựng mâu
thuẫn, vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực.
Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng: Tồn cầu hóa hiện nay về thực chất là tồn
cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Các nước tư bản chủ nghĩa đang lợi dụng q trình tồn cầu
hóa để “bóc lột” vể kinh tế, áp đặt về chính trị và văn hóa lên các nước đang phát triển và
kém phát triển.
Như vậy, các cơng trình khoa học nói trên đã cho chúng ta có cái nhìn đa diện,
nhiều chiều về tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Kế thừa những kết quả của các cơng
trình đã có, đề tài này đi sâu phân tích q trình phát triển của tồn cầu hóa với những
đặc điểm vốn có của nó; đồng thời làm rõ những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách
thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
Mục tiêu của luận văn là:
- Làm rõ đặc điểm cơ bản của q trình tồn cầu hóa hiện nay.
- Làm rõ đặc điểm của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những

thời cơ thách thức của nó.
Để đạt được mục tiêu nói trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu
sau:
- Một là, khảo sát những các quan điểm về tồn cầu hóa và luận chứng quan điểm
của Đảng ta về tồn cầu hóa.
- Hai là, phân tích sự ra đời và phát triển của tồn cầu hóa, từ đó rút ra những đặc
điểm của nó.
- Ba là, phân tích tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, từ đó rút ra
những đặc điểm của nó. Đồng thời, phân tích và đánh giá về thuận lợi và khó khăn, thời
cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn


Tồn cầu hóa là lĩnh vực rộng lớn, bao qt và chi phối tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…). Trong khuôn khổ của luận văn này, tác
giả xin đề cập đến nguồn gốc, q trình phát triển của tồn cầu hóa và những đặc điểm cơ
bản của nó.
Vấn đề hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng là vấn đề khá rộng và khá mới, tác
giả chỉ đề cập đến qua trình hội nhập kinh tế quốc tế (đặc điểm , thời cơ và thách thức của
nó).
Khi nghiên cứu các vấn đề nói trên, tác giả dựa trên nguồn tài liệu chủ yếu ở Việt
Nam và có tham khảo một số tài liệu của các tác giả nước ngoài.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin; cụ thể là dựa
trên những nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và
kinh tế - chính trị học mácxít, nhất là học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội và lý luận về
sản xuất hàng hóa của C.Mác và chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I.Lênin.
Tư tưởng Hồ Chí minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, về xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế… là những nguyên tắc phương pháp
luận quan trọng chỉ dẫn quá trình thực hiện luận văn.

Luận văn được thực hiện trên cơ sở những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, về xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Luận văn được nghiên cứu và trình bày chủ yếu bằng các phương pháp khoa học:
Phân tích và tổng hợp, lơ gích và lịch sử, so sánh và đối chiếu, xin ý kiến chuyên gia, hệ
thống hóa và khái quát hóa.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn làm rõ một trong những đặc điểm cơ bản và quan trọng của q trình
tồn cầu hóa: Tồn cầu hóa càng phát triển càng thúc đẩy và làm tăng tính chất xã hội
hóa các lực lượng sản xuất và tính chất đa dạng hóa các quan hệ sản xuất trên phạm vi
toàn cầu.


Luận văn nêu bật tính khoa học, cách mạng và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong việc đề ra và thực hiện chính sách: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo có ích, phục vụ cho việc
giảng dạy và học tập môn triết học Mác - Lênin (phần “Phép biện chứng duy vật”, “Lý
luận nhận thức” và “Hình thái kinh tế - xã hội”, “Tồn cầu hóa và những vấn đề tồn cầu
hóa”) và mơn kinh tế - chính trị học. Luận văn cũng là tư liệu có ích phục vụ cho việc
nghiên cứu về những vấn đề toàn cầu, về WTO và hội nhập quốc tế.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng chú giải các chữ viết tắt, danh mục công trình
của tác giả đã cơng bố, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm hai chương với
sáu tiết.


Chương 1


LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỒN CẦU HĨA
1.1. QUAN NIỆM VỀ “TỒN CẦU HĨA”
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, tồn cầu hóa được xem là một xu
thế quốc tế hóa ở giai đoạn thấp. Sự phát triển của xu thế tồn cầu hóa này bị
chựng lại trong suốt thời gian từ chiến tranh thế giới thứ nhất cho đến hết
chiến tranh thế giới thứ hai (1914-1945) và chịu sự tác động nặng nề của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giối (1929-1933) . Từ cuối những năm 1950
trở đi, xu thế tồn cầu hóa lại nổi lên mạnh mẽ hơn nhiều so với thời kỳ
trước chiến tranh thế giới thứ nhất; lúc này, tồn cầu hóa đã phát triển thành
xu thế quốc tế hóa ở giai đoạn cao. Sau đó, từ giữa thập niên 1970 đến cuối
thập niên 1980, xu thế này có phần hơi lắng xuống. Từ cuối thập niên 1980
trở lại đây, tồn cầu hóa có những bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng lẫn
về chất và trở thành một xu thế lớn của quan hệ quốc tế hiện đại trên lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Ở
giai đoạn này, quy mơ của tồn cầu hóa đã phát triển sâu rộng trên toàn thế
giới với sự hội nhập tích cực của các nước đang phát triển và các nước kém
phát triển. Vì vậy, mức độ cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng gia
tăng. Trong cuộc chạy đua này, các nước phát triển chú trọng phát triển các
ngành khoa học công nghệ, công nghệ sinh học,… và tăng cường các nguồn
đầu tư tài chính; cịn các nước đang phát triển thì tích cực mở cửa thu hút
các nguồn đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành sản xuất hàng hóa. Vì
vậy, q trình tồn cầu hóa, chủ yếu là tồn cầu hóa kinh tế thể hiện ở những
đặc điểm chủ yếu sau: Một là, các tổ chức liên kết kinh tế toàn cầu và khu
vực với các thỏa thuận knh tế song phương, đa phương ngày càng gia tăng
và có nhiều nước tham gia; hai là, các luồng giao lưu thương mại hàng hóa,


thương mại dịch vụ, tài chính và nhân cơng phát triển mạnh mẽ trên phạm vi
toàn cầu và khu vực.

Trước thập niên 1980, thuật ngữ “quốc tế hóa” được sử dụng thay thế
cho thuật ngữ “tồn cầu hóa” có lẽ là phù hợp, vì tồn cầu hóa được xem là
giai đoạn phát triển cao của xu thế quốc tế hóa. Thuật ngữ “tồn cầu hóa”
xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn từ điển tiếng Anh của tác giả Webster vào
năm 1961; nhưng đến khoảng cuối năm 1980, nó mới được sử dụng phổ
biến. Từ đây, các học giả trên thế giới không ngừng tham gia vào các cuộc
tranh luận, nghiên cứu về vấn đề tồn cầu hóa. Chính vì vậy, hàng trăm các
khái niệm khác nhau về tồn cầu hóa đã ra đời và có thể chia chúng thành 2
loại: Loại quan niệm rộng và loại quan niệm hẹp.
1.1.1. Các quan niệm rộng về “tồn cầu hóa”
Các định nghĩa thuộc loại này xem tồn cầu hóa như là một hiện
tượng hoặc một quá trình xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh cho đến mơi trường, y tế, giáo
dục,…
Theo TS.Jan Aart Scholte, tồn cầu hóa là “một xu hướng làm cho các
mối quan hệ xã hội trở nên ít bị ràng buộc bởi địa lý, lãnh thổ” [6, tr.12]; cho
dù bạn và những người bạn của bạn ở bất cứ vị trí nào trên trái đất vẫn ln
có những mối quan hệ thường xun với nhau. Các nhà phân tích của Ban
thư ký Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho rằng: “Tồn cầu hóa là
một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao qt cả lĩnh vực kinh tế, xã hội và
chính trị và các hậu quả của sự phân phối” [13, tr.33]. Còn ở Việt Nam,
GS.Lê Hữu Nghĩa đưa ra một định nghĩa cụ thể: “Tồn cầu hóa xét về bản
chất là q trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác
động lẫn nhau của tất cả các khu vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của
các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới” [26, tr.27]. Trên thực tế, quá


trình tồn cầu hóa đã khơng ngừng tạo ra các mối liên kết, ràng buộc lẫn
nhau giữa các quốc gia trên thế giới ở ba lĩnh vực chính của đời sống con
người là chính trị, kinh tế và xã hội.

Vì vậy, các quan niệm rộng về tồn cầu hóa chỉ cho thấy một cái nhìn
tổng quát nhất về quá trình tồn cầu hóa, cụ thể là về quy mơ tác động của
q trình tồn cầu hóa.
1.1.2. Các quan niệm hẹp về “tồn cầu hóa”
Với các quan niệm loại này, các học giả đã xem xét tồn cầu hóa dưới
nhiều góc độ khác nhau, nhưng phần lớn bàn nhiều về toàn cầu hóa ở góc độ
kinh tế.
Dưới góc độ kinh tế, quan niệm được nhiều người tán thành nhất là
xem toàn cầu hóa là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất, kết quả của sự phát triển tất yếu của kinh tế thị trường và khoa học công nghệ.
Từ cuối thập niên 1970, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ đã làm cho lực lượng sản xuất thế giới phát triển
vượt bậc cả về lượng lẫn về chất và mang tính quốc tế hóa cao. Ở hai cuộc
cách mạng cơng nghiệp trước, hàm lượng vật chất (năng lượng, nguyên
nhiên liệu, thiết bị máy móc, vốn và lao động, chiếm phần lớn trong một sản
phẩm; còn với cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay, hàm lượng
vật chất này chỉ chiếm khoảng 25%-30%/1 sản phẩm, phần còn lại là hàm
lượng trí tuệ chiếm 70%-75%/1 sản phẩm. Hơn thế nữa, sức mạnh của cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ cịn thể hiện ở những thành tựu của các
ngành cơng nghệ cao như: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơng
nghệ tự động hóa, cơng nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng,… Trong
công nghệ sinh học, việc khám phá ra cấu trúc ADN đã giúp cho kỹ thuật về
di truyền học, về gien, nuôi cấy tế bào,… rất phát triển. Nhờ đó, từ năm


1961-1990, sản xuất lương thực của thế giới tăng 101% trong khi dân số chỉ
tăng tăng 66%, khối lượng lương thực dư thừa của thế giới khoảng 300 triệu
tấn/năm, tương đương với 20% khối lượng sản xuất [39, tr.23]. Trong cơng
nghệ thơng tin, hệ thống các mạng thơng tin tồn cầu như điện thoại, fax,
Internet,… đã giúp cho các mối liên hệ giao dịch giữa các cá nhân và doanh

nghiệp ở mọi nơi trên thế giới diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện và
hiệu quả, xóa bỏ dần biên giới giữa các quốc gia. Có thể nói, sự tiến bộ vượt
bậc của lĩnh vực thông tin là yếu tố đặc biệt quan trọng, làm cho q trình
tồn cầu hóa trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế hiện đại. Bên
cạnh đó, những thành tựu trong cơng nghệ vật liệu mới đã làm giảm giá
thành sản phẩm của tăng cường mậu dịch quốc tế; những thành tựu trong
cơng nghiệp tự động hóa đã giúp con người giảm dần lao động chân tay mà
năng suất lao động vẫn khơng ngừng tăng, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm
cho xã hội; năm 1998, Nhật Bản có 170.000 người máy, chiếm 64% tổng số
người máy của thế giới [39, tr.16].
Như vậy, những tiến bộ của khoa học - công nghệ đã làm thay đổi
mạnh mẽ những mối liên hệ kinh tế giữa các cá nhân, các doanh nghiệp, các
công ty xuyên quốc gia, các thị trường hàng hóa, thị trường tài chính,… Vì
vậy, nó trở thành động lực quan trọng nhất thúc đẩy q trình tồn cầu hóa
phát triển.
Dựa trên những thực tế đó, các học giả đã đưa ra một loạt quan niệm
về tồn cầu hóa kinh tế. Theo Walter Good, tồn cầu hóa chỉ “khuynh hướng
gia tăng các sản phẩm có các bộ phận cấu thành được cấu tạo ở một loạt
nước” [15, tr.117]; định nghĩa này quá hẹp vì nó bị hạn chế trong khn khổ
của sản xuất hàng hóa. Bjon Hettne cho rằng: “Tồn cầu hóa bao hàm sự
làm sâu sắc q trình quốc tế hóa, tăng cường khía cạnh chức năng của phát
triển (functional dimension of development) và làm yếu đi khía cạnh lãnh
thổ của phát triển. Về cơ bản, tồn cầu hóa bao hàm sự tăng lên của thị


trường chức năng thế giới không ngừng xâm nhập và làm lấn át các nền kinh
tế quốc gia đang trong q trình mất đi đặc tính quốc gia” [7, tr.199]; tồn
cầu hóa đã liên kết các nền kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia thành một nền
kinh tế thị trường thống nhất của tất cả các nước trên thế giới; ở đó, mọi hoạt
động giao lưu thương mại, tài chính, nhân cơng diễn ra một cách thuận tiện

và hiệu quả, xóa bỏ dần các hàng rào giữa các nước với nhau. Tương tự như
vậy, Charles P.Oman định nghĩa toàn cầu hóa là “sự tăng lên, hoặc một cách
chính xác hơn là sự tăng ngày càng nhanh của các hoạt động kinh tế vượt ra
khỏi biên giới các quốc gia và các khu vực” [8, tr.221]. Các nhà kinh tế
thuộc UNCTAD đưa ra một định nghĩa đầy đủ và cụ thể hơn: “Tồn cầu hóa
liên hệ tới các luồng giao lưu khơng ngừng tăng lên của hàng hóa và nguồn
lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia với sự hình thành các cấu trúc tổ
chức trên phạm vi tồn cầu nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế
quốc tế không ngừng tăng” [10, tr.70]; với quá trình tồn cầu hóa, việc trao
đổi bn bán hàng hóa, tài chính, di chuyển nhân cơng được thực hiện giữa
các nước với nhau ngày càng đa dạng, phong phú; đồng thời, sự xuất hiện
của các công ty xuyên quốc gia đóng vai trị quan trọng là người điều tiết các
hoạt động thương mại một cách có hiệu quả nhất.
Theo cách tiếp cận chun mơn của mình, Quỹ tiền tệ quốc tế khẳng
định: “Tồn cầu hóa là sự gia tăng của quy mơ và hình thức giao dịch hàng
hóa, dịch vụ xuyên quốc gia, sự lưu thông vốn quốc tế cùng với việc truyền
bá rộng rãi của kỹ thuật, làm tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh
tế các nước trên thế giới” [35, tr.45]. Quan điểm này cho rằng, do cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển sâu rộng làm cho đời sống kinh
tế của các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau với trình độ kinh tế khơng
giống nhau đều cuốn vào hệ thống kinh tế toàn cầu thống nhất. Như Tổng
thư ký hội nghị Mậu dịch và phát triển Liên Hợp Quốc Rubens Recubero
nhấn mạnh: “Hoạt động của các nhà sản xuất và nhà đầu tư ngày càng quốc


tế hóa, nền kinh tế thế giới được tạo nên bởi một thị trưởng đơn nhất và một
khu vực sản xuất, chứ không phải ra đời bởi sự liên kết của kinh tế các nước
thông qua lưu thông mậu dịch và đầu tư, khu vực hay nhà nước chỉ là một
đơn vị chi nhánh” [36, tr.12].
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Thạo, “Tồn cầu hóa là xu hướng đi

tới hình thành một nền kinh tế thống nhất trên phạm vi tồn cầu, trong đó có
sự gia nhập (hay hội nhập) của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia
liên kết chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau trong sự phân công hợp tác
kinh tế trên phạm vi tồn cầu, có sự lưu thơng các luồng hàng hóa, dịch vụ,
vốn, cơng nghệ, nhân lực trên phạm vi toàn cầu, mọi sự điều tiết của những
quy tắc chung tồn cầu” [40, tr.8].
Như vậy, ở góc độ kinh tế, các tác giả trong và ngồi nước đều mơ tả
một bức tranh về tồn cầu hóa một cách cụ thể, đồng nhất tồn cầu hóa kinh
tế với tồn cầu hóa, tức là lấy tiêu chí kinh tế (một lĩnh vực xã hội) làm
thước đo bao quát toàn bộ hệ thống xã hội. Một quan niệm như vậy là không
đầy đủ (mặc dù tồn cầu hóa kinh tế là yếu tố tiên phong của q trình tồn
cầu hóa), và chưa thấy hết được tác động của tồn cầu hóa trong các lĩnh vực
xã hội, con người, văn hóa, khoa học, giáo dục,… Tồn cầu hóa đã, đang và
sẽ đem lại một nền kinh tế thế giới thống nhất với sự hợp tác và phát triển
của các quốc gia trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,… nhưng tập
trung chủ yếu là lĩnh vực kinh tế, với các quá trình lưu thơng thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ, tài chính, cơng nghệ, nhân lực phá vỡ dần các
hàng rào hữu hình và vơ hình giữa các quốc gia..
Ở góc độ chính trị, Steve Smits và Johon Bayles (đồng chủ biên, cuốn
sách “Tồn cầu hóa của nền chính trị thế giới”, xuất bản năm 1997) cho
rằng, có ba loại quan niệm chủ yếu về tồn cầu hóa, bao gồm: Quan niệm
của những người theo chủ thuyết thực tế, quan niệm của những người theo
chủ thuyết tự do và quan niệm của những người theo chủ thuyết hệ thống thế


giới về nền chính trị thế giới. Theo quan niệm thứ nhất, tồn cầu hóa khơng
làm biến đổi được sự phân chia lãnh thổ của thế giới thành các quốc gia dân
tộc; tức là, tồn cầu hóa khơng tạo điều kiện cho các quốc gia can thiệp vào
nền chính trị ở mỗi nước. Nhờ có q trình giao lưu hàng hóa, tài chính,
khoa học - cơng nghệ,… mà các nước này ngày càng xích gần lại nhau, phụ

thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Cịn các vấn đề liên quan đến
chính trị, chủ quyền quốc gia, lãnh thổ quốc gia,… khơng do tồn cầu hóa
chi phối, quyết định. Thực tế có diễn ra như thế khơng? Trong tương lai, một
khi các quốc gia phát triển có thể chiếm lĩnh phần lớn tư liệu sản xuất ở các
nước đang phát triển và các nước kém phát triển, vậy thì khi đó, liệu các
quốc gia phát triển có thể nắm giữ quyền lực thống trị đối với các nước phát
triển và kém phát triển hay không? Hay các quốc gia phát triển có thể biến
các nước này trở thành các nước phụ thuộc vào chính quốc như ở thời kỳ
chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai hay không?.
Quan niệm thứ hai cho rằng, tồn cầu hóa đem lại một trật tự thế giới mới
cùng với sự cáo chung của hệ thống các quốc gia. Quan niệm này hoàn toàn
bác bỏ quan niệm thứ nhất, tồn cầu hóa sẽ làm thay đổi mạnh mẽ nền chính
trị của mỗi quốc gia nói riêng và của thế giới nói chung. Với các tiến bộ
vượt bậc của cuộc cách mạng công nghệ và thông tin liên lạc sẽ biến thế giới
thành một mạng lưới quan hệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp, công ty,…
hơn là mô hình hợp tác và phát triển giữa các nước với nhau. Tương tự như
quan niệm thứ nhất, quan niệm thứ ba xem tồn cầu hóa chỉ là giai đoạn phát
triển cuối cùng của chủ nghĩa tư bản quốc tế, nó khơng thể làm biến đổi về
chất các nền chính trị trên thế giới. Theo Steve Smits và J.Bayles, cả ba quan
niệm trên chưa làm rõ được vấn đề toàn cầu hóa mà chỉ mới đưa ra sự mơ tả
chung nhất về tồn cầu hóa.
Ở Việt Nam, GS.Lê Hữu Nghĩa cho rằng: “Tồn cầu hóa là một q
trình đấu tranh giai cấp và dân tộc gay gắt, là cuộc đấu tranh của nhân dân


lao động, các lực lượng xã hội tiến bộ, các dân tộc của các nước đang phát
triển chống lại sự nơ dịch, bóc lột, can thiệp, áp đặt, xâm lược của chủ nghĩa
tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân vì sự tồn cầu hóa bình đẳng
giữa các quốc gia, dân tộc, vì một trật tự tế giới mới, mà trong đó mọi quốc
gia, dân tộc đều có chủ quyền, đều được bình đẳng, tự do lựa chọn chế độ

knh tế - xã hội, đều được chung sống hịa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng
phát triển” [27, tr.13]. Theo đó, tồn cầu hóa sẽ đem lại một trật tự thế giới
mới, trong đó mọi quốc gia đều có các quyền và nghĩa vụ bình đẳng như
nhau, nhưng để xây dựng một thế giới tốt đẹp như vậy, con người phải trải
qua một quá trình đấu tranh lâu dài và hết sức khó khăn; cuộc đấu tranh này
phải do nhân dân lao động, các lực lượng xã hội tiến bộ, các dân tộc ở các
nước phát triển tiến hành nhằm chống lại mưu đồ thống trị thế giới của chủ
nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân.
Ngồi ra, cịn có quan điểm đồng nhất tồn cầu hóa với tồn bộ các
q trình xã hội (kinh tế, xã hội, tư tưởng, chính trị, văn hóa, đạo đức, lối
sống toàn cầu). Đây là quan điểm của các học giả tư sản tại Hội nghị Lisbon
đã công bố 7 “dạng thức” tồn cầu hóa, bao gồm: Tồn cầu hóa tài chính và
tư bản, tồn cầu hóa thị trường và các chiến lược về thị trường, toàn cầu hóa
cơng nghệ, tồn cầu hóa các “dạng thức đời sống và mơ hình tiêu dùng”,
tồn cầu hóa quyền điều hành và chức năng của các chính phủ, tồn cầu hóa
sự thống nhất thế giới về chính trị và tồn cầu hóa những cảm thụ và “ý thức
tồn cầu” [31, tr.14-15]. Đây là quan điểm chủ quan, phiến diện và mang
tính áp đặt; nó khơng nhận rõ được phép biện chứng của chủ thể và khách
thể, nhân tố chủ quan và quy luật khách quan của đời sống xã hội. Và do
vậy, khơng vạch ra được thực chất của q trình tồn cầu hóa hiện nay.
Tác giả của “Thế giới phẳng”, Thomas L.Friedman phân tồn cầu hóa
thành 3 giai đoạn với các trình độ khác nhau: Tồn cầu hóa 1.0 (từ 1492 khi
Coiumbus tìm ra châu Mỹ đến khoảng năm 1800), tồn cầu hóa 2.0 (từ 1800


với cuộc cách mạng công nghiệp đến năm 2000) và tồn cầu hóa 3.0 được
bắt đầu từ năm 2000. Theo tác giả, tồn cầu hóa 3.0 đang ở vào thời kỳ tăng
tốc, làm cho thế giới cũng như mỗi thành phần của nó chuyển từ cỡ nhỏ
xuống cở siêu nhỏ và đồng thời san phẳng thế giới. Suy cho đến cùng, quan
điểm này lấy yếu tố kỹ thuật làm thước đo tồn bộ xã hội và biến nó thành

cơng cụ để làm “phẳng” thế giới. Quan điểm này đã bỏ qua hiện thực xã hội
do tồn cầu hóa mang lại: Sự phân hóa giữa nhóm nước giàu và nhóm nước
nghèo, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, chiến
tranh giữa các sắc tộc, tôn giáo, nguy cơ khủng hoảng kinh tế và chiến tranh
hạt nhân, nạn khủng bố,… và những vấn đề toàn cầu khác.
Các tác giả của cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam xem toàn cầu hóa
là “hiện tượng, trong đó các quan hệ xã hội được mở rộng trên toàn thế giới,
loại trừ dần tình trạng khép kín, biệt lập giữa các quốc gia, đưa đến sự
chuyển hóa lẫn nhau trong mơi trường quốc tế mà ở đó mỗi nước đều có
những vị trí nhất định trong quá trình hình thành, xác lập những quan hệ và
ứng xử cộng đồng, những tiêu chí và luật lệ, cơ chế và trật tự cộng đồng,…
Đây là một xu thế khách quan và là một thách thức đối với nhiều nước, nhất
là các nước kém phát triển” [20, tr.447]. Quan điểm này còn quá chung,
chưa làm rõ được thực chất của tồn cầu hóa cùng những đặc điểm vốn có
của nó.
Tóm lại, cho dù được xem xét ở góc độ nào thì các quan niệm về tồn
cầu hóa tập trung ở hai loại: Thứ nhất, các quan niệm rộng về tồn cầu hóa
cho chúng ta cách nhìn tổng qt nhất về q trình tồn cầu hóa. Đó là quá
trình liên kết các quốc gia trên thế giới với nhau, trên cơ sở giao lưu, hợp tác
và phát triển trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, an
ninh, văn hóa cho đến môi trường, y tế, giáo dục,… Thứ hai, các quan niệm
hẹp về tồn cầu hóa giúp chúng ta nhìn nhận cụ thể hơn về q trình tồn
cầu hóa, chủ yếu là tồn cầu hóa kinh tế. Tồn cầu hóa kinh tế đem lại sự


phát triển mạnh mẽ của q trình lưu thơng thương mại hàng hóa, thương
mại dịch vụ, tài chính, cơng nghệ nhân lực trên phạm vi toàn cầu với sự
tham gia điều tiết của các công ty xuyên quốc gia.
Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế - xã hội, chính trị thế giới
trong những thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, đặc

biệt là việc tổng kết những bài học kinh nghiệm của quá trình đổi mới đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã rút ra kết luận: “Tồn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn
ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển
và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều
mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có
đấu tranh”. [13, tr.157-158]
Quan niệm như trên về tồn cầu hóa khơng những vạch ra được nguồn
gốc và thực chất của tồn cầu hóa, mà cịn chỉ rõ tính khách quan, tính hai
mặt và tính mâu thuẫn của q trình này như một xu thế phát triển khơng thể
đảo ngược.
1.2. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TỒN CẦU HĨA
VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NĨ
1.2.1. Nguồn gốc của tồn cầu hóa
Trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời, các quốc gia dân tộc tồn tại tương
đối biệt lập, khép kín. Lúc bấy giờ, nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp là
chủ yếu.
Vào cuối thế kỷ XVI, con người đã biết sử dụng rộng rãi năng lượng
nước để thay thế cho sức người và súc vật trong một số ngành sản xuất. Bên
cạnh đó, những tiến bộ mới về kỹ thuật đã được áp dụng trong các ngành sản
xuất công nghiệp.


Chẳng hạn, trong nghề dệt len dạ, con người đã phát minh ra xa quay
sợi tự động có bàn đạp, đã thay thế khung cửi dựng đứng bằng khung cửi
nằm ngang và còn sử dụng nhiều nguyên liệu nhuộm phong phú của các
nước phương Đông. Hay trong nghề khai mỏ và luyện kim, nhờ việc sử
dụng các loại máy chuyển động bằng sức nước, sức gió; con ngưới đã khai
thác được các quặng mỏ nằm ở tương đối sâu trong lòng đất. Việc kết hợp
kỹ thuật luyện kim và thuốc súng đã đưa tới sự phát triển mạnh mẽ của nghề

chế tạo các loại vũ khí có sức cơng phá lớn như pháo và súng tay,…
Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất tất yếu đòi hỏi
phải có một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ phát triển mới của
lực lượng sản xuất lúc bấy giờ. Thực tế đã chứng minh rằng, sự tiến bộ của
các công cụ lao động đã dẫn tới sự phát triển khơng ngừng của q trình
phân cơng lao động, q trình chun mơn hóa các ngành nghề giữa các
vùng sản xuất.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất cơng nghiệp và nơng
nghiệp, lồi người đã tạo ra một khối lượng lớn hàng hóa dư thừa, địi hỏi
phải có một thị trường tiêu thụ. Đồng thời, để có thể sản xuất ra nhiều loại
hàng hóa ngày càng phong phú và đa dạng, nhà sản xuất cần có nhiều hơn
nữa các chủng loại nguyên vật liệu; vì vậy, cần phải có thị trường khai thác.
Muốn có được hai loại thị trường này, người châu Âu đã tiến hành nhiều
cuộc thám hiểm vượt đại dương nhằm tìm kiếm con đường thông thương
hàng hải sang phương Đông vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI. Và họ đã
thành công với ba phát kiến địa lý lừng danh: 1. Cuộc thám hiểm tìm ra châu
Mỹ (1442) của Crixtốp Cơlơmbơ (người Ý); 2. Cuộc thám hiểm đường biển
vòng qua châu Phi tới Ấn Độ (1497-1498) của Vaxcôđơ Gama (người Bồ
Đào Nha); 3. Cuộc thám hiểm đi vòng quanh thế giới (1519-1522) của
Magienlăng (người Tây Ban Nha).


Từ khi có những phát kiến địa lý của người châu Âu, sự giao lưu buôn
bán giữa các nước phương Tây và phương Đông bằng đường biển đã thúc
đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hàng hóa. Do đó, nền thương
nghiệp ở châu Âu bước vào thời kỳ phồn thịnh vào thế kỷ XVI.
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã kéo theo sự phân hóa mạnh
mẽ về mặt xã hội. Bọn chúa đất phong kiến đã lợi dụng quyền lực để chiếm
đoạt ruộng đất, nhà cửa của nông dân và đất hoang thuộc quyền sử dụng của
mọi người. Những người dân (phần lớn là nông dân, thợ thủ công phá

sản,…) bị tước đoạt hết ruộng đất, nhà cửa trở thành người vơ sản; cịn
những chúa đất phong kiến, thợ thủ công, thương nhân, thậm chí cả một số
cơng nhân đã sở hữu phần lớn tư liệu sản xuất trong xã hội và trở thành các
ông chủ công trường thủ công, các nhà tư sản. Để tồn tại, người vô sản buộc
phải bán sức lao động và làm việc cho nhà tư sản trong các phân xưởng, nhà
máy,…
Như vậy, tồn cầu hóa có nguồn gốc từ nền kinh tế, mà trực tiếp là từ
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, không phải bất kỳ nền kinh
tế nào cũng làm nảy sinh toàn cầu hố. Trước chủ nghĩa tư bản mới chỉ có
mầm mống của tồn cầu hóa – đó là việc tìm ra “con đường tơ lụa”, thiết lập
quan hệ kinh tế và trao đổi thương mại.
Chủ nghĩa tư bản ra đời với nền sản xuất hàng hóa tự do cạnh tranh và
trao đổi, đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, của
khoa học và kỹ thuật, của lưu thông, phân phối, tiêu dùng giữa các quốc gia
và khu vực. Điều đó đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ
của toàn cầu hóa. Khi nghiên cứu nền sản xuất hàng hố tự do cạnh tranh
của chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph. Ăngghen đã nhận xét: “Lúc ấy, hơi nước
và máy móc dẫn đến một cuộc cách mạng trong công nghiệp. Đại công
nghiệp hiện đại thay thế cho công trường thủ công… Đại công nghiệp đã tạo
ra thị trường thế giới” [22, tr.597]. Và, lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư


bản càng phát triển thì nhu cầu về nguyên liệu, về nhân cơng và thị trường
tiêu thụ hàng hóa càng tăng cao… Điều đó thúc đẩy “giai cấp tư sản xâm lấn
khắp tồn cầu”. Hơn nữa, “Do bóp vặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã
làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới…
Thay cho tình trạng cơ lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự
cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ
biến giữa các dân tộc” [22, tr.601-602]. Và “Nhờ cải biến mau chóng cơng
cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi,

giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn
minh… Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư
sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi
là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một
thế giới theo hình dạng của nó” . [22, tr.602]
Lời cảnh báo trên của C.Mác và Ph. Ăngghen đã và đang trở thành
hiện thực. Hiện nay, tồn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng sâu
rộng trong tất cả các lĩnh vực của xã hội và tác động đến mọi quốc gia, dân
tộc. Nó đang bị các nước tư bản phương Tây, nhất là các tập đoàn tư bản đa
quốc gia và xuyên quốc gia chi phối. Lợi dụng tồn cầu hóa, các nước tư bản
phương Tây, đặc biệt là Mỹ đang tìm mọi cách áp đặt cái gọi là “giá trị văn
hoá Mỹ” lên các nước đang phát triển.
1.2.2. Quá trình phát triển và đặc điểm của tồn cầu hóa
Chủ nghĩa tư bản ra đời trong lòng chế độ phong kiến là một hiện
tượng hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người. Từ thế kỷ
XIV, chủ nghĩa tư bản xuất hiện đầu tiên ở Italia, và sang thế kỷ XV- XVI
nó xuất hiện phổ biến ở các nước Tây Âu khác. Trong đó, Anh, Pháp là
những nước dẫn đầu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.


Khi chuyển sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất đã
có bước phát triển vượt bậc về lượng cũng như về chất thông qua các cuộc
cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra
từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX với những tiến bộ về kinh tế và kỹ
thuật đã làm cho năng suất lao động tăng mạnh, chi phí vận chuyển giảm
xuống. Chẳng hạn như, sự ra đời của máy hơi nước dẫn đến sự xuất hiện của
tàu hỏa, tàu biển chạy bằng động cơ hơi nước. Điều đó, đã giúp cho việc lưu
thơng hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đường biển được nhanh hơn,
nhiều hơn với chi phí rẻ hơn.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ nhất, (chủ yếu dựa vào máy hơi

nước, sắt và than chì) đã tạo điều kiện cho cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ hai, diễn ra từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX chủ yếu dựa vào
máy chạy bằng nhiên liệu lỏng, điện, năng lượng nguyên tử và vật liệu đặc
biệt (kim loại không sắt, chất dẻo, sợi hóa chất); đặc biệt là những thành tựu
trong lĩnh vực thông tin và quản lý. Với phát minh động cơ đốt trong sử
dụng dầu lửa và động cơ điện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động
sản xuất và đời sống, đã góp phần thay thế sức mạnh lao động cơ bắp, làm
tăng năng suất lao động, tạo ra hàng loạt sản phẩm mới với chất lượng cao
và giá thành rẻ hơn.
Trong lĩnh vực thông tin, những phát minh như điện thoại, điện tín,
truyền hình, máy fax, tin học, vệ tinh truyền thông tin,… đã tạo ra một sự
thay đổi sâu sắc trong hoạt động kinh tế và đồi sống xã hội. Nhờ đó, thơng
tin được truyền đi một cách nhanh chóng, chính xác với chi phí thấp. Nhờ đó
mà, các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa,… giữa các quốc gia, các mối
liên hệ giữa con người với con người trên toàn thế giới diễn ra ngày càng
thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Một trong những tiến bộ nổi bật của khoa học đã được ứng dụng vào
quá trình sản xuất kinh doanh từ những năm 1950 đến 1970 là học thuyết về


×