Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giáo án theo công văn 3280

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.98 KB, 11 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC111
Tiết 1

Chương 1: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh khám phá được
- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây; con đường hấp thụ nước
và ion khoáng ở cây
- Trình bày được mối tương tác giữa mơi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các
ion khoáng.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Đọc sách giáo khoa, tìm hiểu thơng tin, quan sát hình ảnh để tìm hiểu
về cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập tìm hiểu cơ chế hấp
thụ và con đường vận chuyển nước và ion khoáng
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề trồng cây trên đất phèn, đất mặn
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nhận thức sinh học:
+ Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng
+ Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây; con đường hấp thụ nước
và ion khống ở cây
+ Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các
ion khống.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: giải thích được tại sao cây chết trong một
số điều kiện: ngập úng, bón quá nhiều phân bón
3. Phẩm chất


- Chăm học, đọc sách giáo khoa, tài liệu, thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về
đặc điểm của rễ, ảnh hưởng của mơi trường đối với q trình hấp thụ nước và ion khống ở
rễ cây
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm
vụ được giao để tìm hiểu về cơ chế và con đường hấp thụ nước và ion khoáng
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh hoặc mẫu vật 1 số loại rễ cây
- Ảnh về con đường xâm nhập của nước và ion khoáng và rễ
- Máy chiếu, máy vi tính.
- Phiếu học tập+ đáp án
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
* Mục tiêu :
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN | THPT ĐỒ SƠN


GIÁO ÁN SINH HỌC211
- Giúp học sinh nhớ lại các kiến thức đã có về rễ và bước đầu biết vận dụng sự hiểu biết để
khai thác kiến thức;
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là sự hấp thụ nước và
muối khoáng ở rễ
* Nội dung: Học sinh làm thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên như hình.
* Sản phẩm:

* Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ:
Học sinh chuẩn bị ở nhà trước 2 ngày: Ngâm hạt đậu nảy mầm, quấn vào giấy thấm và
đặt vào mép trên ống nghiệm, trong ống nghiệm đổ nước khoảng 2/3 ống nghiệm.
Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh tiến hành thí nghiệm tại nhà và mang đến lớp

Báo cáo kết quả:
- Giáo viên linh hoạt điều khiển, tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi: Quan sát và cho biết
bộ rễ của hạt nảy mầm có sự thay đổi như thế nào?
Học sinh trả lời câu hỏi dưới sự điều khiển của giáo viên.
Đánh giá, chốt kiến thức:
Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh; từ phần trả lời của học sinh ở câu hỏi để dẫn
dắt vào bài: Vậy sự thay đổi của bộ rễ có mục đích gì? Và q trình đó diễn ra trong cây
như thế nào thì bài học hơm nay chúng ta sẽ nghiên cứu.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1: Cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion
khoáng.
* Mục tiêu :
- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng
* Nội dung:
Nghiên cứu tài liệu trả lời các câu hỏi để chứng minh được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với
chức năng hấp thụ nước và các ion khống
* Sản phẩm:
1. Hình thái của hệ rễ
Hệ rễ của thực vật trên cạn gồm:
Rễ chính, rễ bên, lông hút, miền sinh trưởng kéo dài, đỉnh sinh trưởng. Đặc biệt có miền
lơng hút phát triển.
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN | THPT ĐỒ SƠN


GIÁO ÁN SINH HỌC311
- Rễ cây liên tục tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất hấp thụ được nhiều nước và muối
khống
- Tế bào lơng hút có thành tế bào mỏng, có áp suất thẩm thấu lớn thuận lợi cho việc hút
nước.

- Trong môi trường quá ưu trương, quá axit, thiếu oxi lông hút rất dễ gãy và tiêu biến .
* Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: yêu cầu học sinh quan quan sát hình 1.1 sgk kết hợp với một số mẫu rễ
sống ở trong các môi trường khác nhau, hãy mơ tả đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên
cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng của cây
Thực hiện nhiệm vụ: Đọc sách giáo khoa, quan sát hình và trả lời câu hỏi
Tổ chức báo cáo: Yêu cầu 1 đại diện học sinh trả lời câu hỏi, các học sinh khác lắng nghe
và nhận xét
Kết luận: GV đánh giá câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức
Hoạt động 2.2: Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
* Mục tiêu :
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây và con đường nước và ion
khoáng đi từ đất vào mạch gỗ
* Nội dung:
Học sinh nghiên cứu tài liệu và quan sát hình 1.3 sgk, phân tích và hồn thành phiếu học
tập để tìm ra cơ chế và các con đường vận chuyển nước và các ion khoáng...
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Trình bày cơ chế hấp thụ nước và ion khống từ đất vào lơng hút?
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Câu 2: Quan sát hình dưới đây, cho biết có bao nhiêu con đường hâp sthuj nước và ion
khống từ đất vào mạch gỗ? Mơ tả các con đường? Nêu vị trí và vai trị của đai Caspari?
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN | THPT ĐỒ SƠN



GIÁO ÁN SINH HỌC411

* Sản phẩm:
II.Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
1. Hấp thụ nước và ion khống từ đất vào tế bào lơng hút
a. Hấp thụ nước
- Cơ chế thụ động ( thẩm thấu): từ nơi có thế nước cao - đất đến tế bào lơng hút – nơi có
thế nước thấp
b. Hấp thụ khống
- Cơ chế chủ đơng: từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, tiêu tốn ATP
- Cơ chế thụ động: từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
2. Con đường hấp thụ nước và ion khoáng vào mạch gỗ của cây
a. Con đường qua thành tế bào – gian bào
- Nhanh, không được chọn lọc
- Khi vào đến nội bì bị đai Caspari chặn lại nên chuyển qua con đường tế bào chất
b. Con đường tế bào chất
- chậm, được chọn lọc
* vai trò của đai Caspari: điều chỉnh, chọn lọc các chất được vận chuyển vào cây
* Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ:Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát hình, thảo luận và
hồn thành phiếu học tập
Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đọc sách, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
Tổ chức báo cáo: GV yêu cầu đại diện 1- 2 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác chấm
chéo bài
Kết luận: GV đánh giá phần báo cáo của nhóm, nhận xét về q trình thực hiện nhiệm vụ
của các nhóm và chốt kiến thức
Hoạt động 2.3: Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ
nước và ion khống ở rễ cây.

* Mục tiêu :
- Trình bày được mối tương tác giữa mơi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các
ion khoáng.
* Nội dung:
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN | THPT ĐỒ SƠN


GIÁO ÁN SINH HỌC511
Học sinh kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lơng hút và giải thích ảnh hưởng
của các tác nhân đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng của rễ
* Sản phẩm:
Các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút.
- Độ thẩm thấu
- Độ axit
- Độ thoáng của đất
* Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: Hãy kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lơng hút và qua đó
giải thích sự ảnh hưởng của mơi trường đối với q trình hấp thụ nước và các ion khoáng
ở rễ cây? Đề ra giải pháp trồng cây trên đất phèn, đất mặn ?
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời
- Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu đại diện học sinh trình bày, các học sinh khác lắng nghe
và nhận xét
- Kết luận: Gv nhận xét, đánh giá câu trả lời và chốt kiến thức
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi
* Nội dung
Câu 1 Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành?
A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào mạch gỗ ở rễ. C. Tế bào nội bì
D. Tế bào vỏ rễ.

Câu 2 Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào?
A. Qua lông hút vào tế bào nhu mơ vỏ, sau đó vào trung trụ.
B. Con đường tế bào chất và con đường gian bào.
C. Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ.
D. Xuyên qua tế bào chất của của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ.
Câu 3 :Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con
đường tế bào chất vì
A. nội bì có đai caspari khơng thấm nước nên nước khơng vận chuyển qua được.
B. nội bì có đai caspari thấm nước nên nước thấm qua được.
C. áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác.
D. tế bào nội bì không thấm nước nên nước không vận chuyển qua được.
Câu 4:Q trình hấp thụ bị động ion khống có đặc điểm:
I. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
II. Các ion khống đi từ mơi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
III. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế
bào rễ.
IV. Không cần tiêu tốn năng lượng.
Số đặc điểm đúng là
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 5 Ở thực vật thuỷ sinh cơ quan hấp thụ nước và khoáng là
A. rễ, thân, lá
B. thân
C. rễ
D. lá
Câu 6 Q trình hấp thụ các ion khống ở rễ theo các hình thức cơ bản nào?
A. Hấp thụ khuếch tán và thẩm thấu.
B. Điện li và hút bám trao đổi.

C. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động.
D. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng
độ.
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN | THPT ĐỒ SƠN


GIÁO ÁN SINH HỌC611
Câu 7 Đặc điểm của con đường hấp thụ nước và ion theo con đường qua thành tế bào
– gian bào:
A. Nhanh, được chọn lọc.
B. Chậm, được chọn lọc.
C. Chậm, không được chọn lọc.
D. Nhanh, không được chọn lọc
Câu 8 :Quá trình hấp thụ chủ động các ion khống, cần sự góp phần của bao nhiêu
yếu tố trong các yếu tố sau:
I. Năng lượng là ATP
II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất
III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi
IV. Enzim hoạt tải (chất mang)
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 9 : Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường:
A. quá ưu trương, quá axit hay thừa ôxi
B. quá ưu trương, quá axit hay thiếu ôxi
C. quá nhược trương, quá axit hay thiếu ôxi
D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu ơxi
Câu 10: Phần lớn các chất khống được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra
theo phương thức nào?

A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ.
B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể cần tiêu hao năng
lượng.
C.Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng.
D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể không cần tiêu hao
năng lượng
* Sản phẩm:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
* Tiến trình hoạt động:
- Giao nhiệm vụ: GV phát phiếu bài tập cho học sinh, yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân
và hoàn thành
- Thực hiện nhiệm vụ: học sinh suy nghĩ cá nhân và hoàn thành phiếu bài tập
- Báo cáo, thảo luận: GV chữa bài, cho học sinh chấm chéo bài nhau
- Kết luận: GV: Thống kê các câu có nhiều học sinh làm sai, phân tích, rút kinh nghiệm
cho học sinh
Hoạt động 4. VẬN DỤNG
*Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, năng lực tìm hiểu thế giới sống để tìm hiểu được
đặc điểm của rễ và quá trình hấp thụ nước ở các loại thực vật thích nghi với các mơi trường
sống khác nhau
* Nội dung: Học sinh tìm hiểu qua internet và viết báo cáo ngắn về đặc điểm của rễ và quá
trình hấp thụ nước, ion khống trong các mơi trường khác nhau

*Sản phẩm
- Bài báo cáo của học sinh
*Tiến trình hoạt động:
- Giao nhiệm vụ:GV yêu cầu học sinh thực hiện tại nhà, tìm hiểu qua internet và viết báo
cáo ngắn về các thành tựu của cơng nghệ gen, tình hình sử dụng thực phẩm biến đổi gen và
đưa ra ý kiến của mình
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN | THPT ĐỒ SƠN


GIÁO ÁN SINH HỌC711
- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà, hoàn thành bài báo cáo
- GV tổ chức chia sẻ bài báo cáo của học sinh và đánh giá bài cáo cáo

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN | THPT ĐỒ SƠN


GIÁO ÁN SINH HỌC811
BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh khám phá được
- Cấu tạo, thành phần dịch và động lực của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Đọc sách giáo khoa, tìm hiểu thơng tin, quan sát hình ảnh để tìm hiểu
về đặc điểm của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập phân biệt dòng mạch
gỗ và dòng mạch rây
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
* Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nhận thức sinh học: Mô tả được cấu tạo, thành phần dịch và động lực của dòng
mạch gỗ và dòng mạch rây
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: giải thích được tại sao cây cao hàng trăm
mét vẫn lấy được nước, giải thích hiện tượng giọt nước đọng trên đầu tận cùng của lá ( đặc
biệt là cây 1 lá mầm)
3. Phẩm chất
- Chăm học, đọc sách giáo khoa, tài liệu, thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về
cấu tạo, thành phần dịch và động lực của dịng mạch gỗ và dịng mạch rây
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm
vụ được giao để so sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về dịng mạch gỗ và dòng mạch rây
- Ảnh về hiện tượng ứ giọt
- Máy chiếu, máy vi tính.
- Phiếu học tập+ đáp án
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là quá trình vận chuyển các chất trong cây
* Mục tiêu :
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là quá trình vận chuyển
các chất trong cây
* Nội dung: Học sinh suy nghĩ và trình bày quy trình làm thí nghiệm để tạo ra bông hoa
nhiều màu
* Sản phẩm:
Chuẩn bị: hoa màu trắng, nước, dung dịch màu
Cách tiến hành:
Dùng màu pha vào cốc nước
Cắm bông hoa màu trắng vào
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN | THPT ĐỒ SƠN



GIÁO ÁN SINH HỌC911
* Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ:
Cho học sinh xem bơng hoa màu xanh, tím, hoa có nhiều màu. Yêu cầu học sinh suy
nghĩ và đưa ra cách thực hiện để có bơng hoa như trên? Nêu cơ sở khoa học để tiến hành
thí nghiệm
Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh suy nghĩ và đưa ra quy trình thí nghiệm, giải thích cơ sở khoa học
Báo cáo kết quả:
- Giáo viên tổ chức báo cáo, yêu cầu đại diện học sinh trình bày, các học sinh khác lắng
nghe và nhận xét
Đánh giá, chốt kiến thức:
Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh; từ phần trả lời của học sinh ở câu hỏi để dẫn
dắt vào bài
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu mục I – Dòng mạch gỗ.
* Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo, thành phần của dịch vận chuyển, động lực đẩy dòng vật
chất dòng mạch gỗ.
* Nội dung: Quan sát hình ảnh và đọc tài liệu để hồn thành bảng.
Đặc điểm
Cấu tạo
Thành phần
của dịch
Động lực

Dịng mạch gỗ

* Sản phẩm:
I. DỊNG MẠCH GỖ
1. Cấu tạo của mạch gỗ.

- Mạch gỗ gồm các tế bào chết được chia thành 2 loại: quản bào và mạch ống.
- Các tế bào cùng loại không có màng và các bào quan tạo nên ống rỗng dài từ rễ đến lá
2. Thành phần của dịch mạch gỗ.
Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các ion khống, ngồi ra cịn có các chất hữu cơ được
tổng hợp ở rễ.
3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
- Lực đẩy(Áp suất rễ).
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
* Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ:
-Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát hình ảnh và hồn thành bảng về
dịng mạch gỗ
-Giải thích hiện tượng ứ giọt ở cây 1 lá mầm?
- Tại sao các cây cao hàng chục ?mét vẫn có thể lấy được nước
Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh nghiên cứu sách và hoàn thành bảng
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN | THPT ĐỒ SƠN


GIÁO ÁN SINH HỌC10
11
Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu đại diện học sinh trình bày, các học sinh khác lắng nghe
và nhận xét
Kết luận: Giáo viên đánh giá phần trình bày của học sinh và chốt kiến thức
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu mục II – Dịng mạch rây.
* Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo, thành phần của dịch vận chuyển, động lực đẩy dòng vật
chất dòng mạch rây.
* Nội dung: Quan sát hình ảnh và đọc tài liệu để hồn thành bảng.
Đặc điểm
Cấu tạo

Thành phần
của dịch
Động lực

Dịng mạch rây

* Sản phẩm:
II. DÒNG MẠCH RÂY
1. Cấu tạo của mạch rây
- Mạch rây gồm các tế bào sống, không rỗng được chia thành 2 loại: Tb ống rây và tb kèm.
2. Thành phần của dịch mạch rây
Dịch mạch rây gồm:
- Đường saccarozo( 95%), các aa, vitamin, hoocmon thực vật, ATP…
- Một số ion khoáng sử dụng lại, nhiều kali làm cho mạch rây có pH từ 8.0-8.5.
3. Động lực của dòng mạch rây
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá: nơi tổng hợp saccarơzơ)có áp
suất thẩm thấu cao và các cơ quan chứa( rễ, hạt: nơi saccarơzơ được sử dụng, dự trữ) có áp
suất thấp hơn.
* Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ:
-Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát hình ảnh và hồn thành bảng về
dịng mạch rây
Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh nghiên cứu sách và hoàn thành bảng
Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu đại diện học sinh trình bày, các học sinh khác lắng nghe
và nhận xét
Kết luận: Giáo viên đánh giá phần trình bày của học sinh và chốt kiến thức
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: So sánh được sự khác nhau giữa dòng mạch gỗ và dịng mạch rây.
* Nội dung: Học sinh hồn thành bảng so sánh Dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
Điểm so sánh

Con đường vận chuyển
Cấu tạo
Thành phần của dịch
Động lực

Dòng mạch gỗ

Dòng mạch rây

Dòng mạch gỗ
Từ rễ lên

Dòng mạch rây
Từ lá xuống

* Sản phẩm:

Điểm so sánh
Con đường vận chuyển
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN | THPT ĐỒ SƠN


Cấu tạo
Thành phần của dịch
Động lực

Tế bào chết: quản
bào và mạch ống
Nước, ion khoáng
là chủ yếu

Áp suất rễ
Lực hút của thoát
hơi nước
Lực liên kết giữa
các phân tử nước
với nhau và với
thành mạch

GIÁO ÁN SINH HỌC11
11
Tế bào sống: ống
rây và tế bào kèm
Chủ yếu là chất
hữu cơ
Chênh lệch áp
suất thẩm thấu
giữa cơ quan
nguồn và cơ quan
đích

* Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ:
-Yêu cầu học sinh so sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rât
Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh nghiên cứu sách và hoàn thành bảng
Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu đại diện học sinh trình bày, các học sinh khác lắng nghe
và nhận xét
Kết luận: Giáo viên đánh giá phần trình bày của học sinh và chốt kiến thức

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN | THPT ĐỒ SƠN




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×