BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
ĐOÀN THỊ THÚY KIỀU
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
ĐINH THỊ THU VÂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
Người hướng dẫn: TS. TRẦN VĂN PHƯƠNG
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong
bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7
5. Đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 7
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 7
Chương 1. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRỮ TÌNH VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TẠO THƠ CỦA ĐINH THỊ THU VÂN ............................. 9
1.1. Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình ......................................................... 9
1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật ........................................................ 9
1.1.2. Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình ................................................... 10
1.2. Hành trình sáng tạo thơ của Đinh Thị Thu Vân.............................. 12
1.2.1. Vài nét về tiểu sử .......................................................................... 12
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của nhà thơ ............................................. 13
1.2.3. Những chặng đường sáng tạo thơ................................................ 18
Chương 2. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ ĐINH THỊ THU VÂN –
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CÁI TƠI TRỮ TÌNH.................................... 31
2.1. Một số vấn đề lý thuyết về cái tôi và cái tơi trữ tình trong thơ ....... 31
2.1.1. Một số vấn đề lý thuyết về cái tôi .................................................. 31
2.1.2. Cái tơi trữ tình trong thơ. ............................................................. 32
2.2. Cái tơi trữ tình trong thơ Đinh Thị Thu Vân................................... 35
2.2.1. Cái tôi công dân. ........................................................................... 35
2.2.2. Cái tôi yêu đương khao khát, cuồng nhiệt. .................................. 41
2.2.3. Cái tơi lụy tình. ............................................................................. 46
2.2.4. Cái tơi cơ đơn, tuyệt vọng trong tình u ..................................... 54
Chương 3. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ ĐINH THỊ THU VÂN –
NHÌN TỪ THỂ THƠ, NGƠN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU. .......................... 61
3.1. Thể thơ ............................................................................................... 61
3.1.1. Thể thơ tự do đạt thành tựu nổi bật. ............................................ 62
3.1.2. Nỗ lực làm mới thể thơ lục bát. .................................................... 67
3.2. Ngôn ngữ ............................................................................................ 76
3.2.1. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, chân thực. ....................................... 77
3.2.2. Ngôn ngữ chắt lọc, giàu sức biểu cảm ......................................... 85
3.3. Giọng điệu .......................................................................................... 90
3.3.1. Giọng nhẹ nhàng, sâu lắng. ......................................................... 91
3.3.2. Giọng buồn, chiêm nghiệm. ......................................................... 94
KẾT LUẬN ................................................................................................ 101
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .. 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 104
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong nền văn học dân tộc cũng như trong đời sống tinh thần của
con người, thơ ca ln chiếm vị trí quan trọng. Thơ trữ tình cá nhân xuất hiện
trở lại trong nền thơ Việt Nam từ sau 1975 và trong thơ thời kỳ Đổi mới ta
cũng gặp trạng huống đã xảy ra với Thơ mới: sự nở rộ của thơ tình yêu. Đó là
một nhu cầu tự nhiên của thơ trong đời sống bình thường và nằm trong việc
cấu trúc lại một nền thơ theo hướng đa dạng hóa. Tuy không có được thanh
thế như thời Thơ mới nhưng thơ tình yêu hôm nay cũng có đủ những cung
bậc, sắc thái tinh vi của nó. Đáng ghi nhận là thơ tình của các nhà thơ nữ như
Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Thị Ngọc Liên, Đoàn Thị Lam Luyến, Dư Thị Hoàn,
Nguyễn Thị Hồng Ngát, Giáng Vân, … Họ đem đến những tiếng thơ bộc lộ
hết mình của phụ nữ thời @ như lời nhận định của nhà thơ Ý Nhi: “Thơ tình
của họ vừa yếu đuối vừa mạnh mẽ, vừa cả tin vừa tự tin, vừa mê đắm vừa
sáng suốt, vừa hồn nhiên vừa cay đắng” [18], trong đó phải kể đến những câu
thơ mang vẻ đẹp tâm hồn riêng của nữ thi sĩ Đinh Thị Thu Vân. “Thơ của
Đinh Thị Thu Vân là thơ tình u đau khổ, thơ của cơ càng đọc càng thấm bởi
độ đậm đặc của sâu lắng. Bởi thơ của cô là tiếng thở dài trăn trở, là tiếng
khóc, tiếng thổn thức từ trong lịng - thơ mang một tâm trạng day dứt đến
thẩn thờ, một nỗi buồn sâu thăm thẳm” [43]. Và chính vì thế “Thơ của cô đã
thu hút biết bao trái tim bạn đọc, làm đau xé lòng phụ nữ, dẫm nát tan trái
tim cứng rắn của đàn ông” [43]. Điều đó chứng tỏ giá trị của thơ Thu Vân
trong thời buổi kén bạn đọc như hiện nay.
1.2. So với những độc giả yêu thích thơ Đinh Thị Thu Vân thì tơi là
người đến muộn. Khi đọc bài thơ được lấy làm tên chung cho tập thơ đừng
trơi nữa tình u mang phận cỏ (2015) tơi mới bắt đầu “đi tìm” cơ và mạch
cảm xúc từ các tập thơ của cô cứ dẫn dắt tôi bước sâu hơn vào khu vườn sáng
2
tác với đầy đủ các cung bậc của tình yêu hằn vết ở từng chữ, từng câu trong
thơ cô. Mỗi bài thơ tình có một sắc thái riêng của nó, khơng lặp lại mình. Và
mỡi bài thơ như một lồi hoa đang khoe sắc muôn màu, hương thơm của nó
cứ lan tỏa mãi trong không gian và thời gian, đưa người đọc đến với những
nấc thang cảm xúc của tình yêu. Tôi cứ đi giữa những bài thơ, mê mải, say
đắm, bất chợt nhận ra mình đã yêu thơ và yêu cả người. Rất nhiều bài thơ
đậm màu “đau tình” và đó sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những ai yêu thích thơ
Thu Vân - dĩ nhiên trong đó có tôi. Những bài thơ của cô cứ từ từ đi vào lòng
người đọc như áng mây mùa thu tinh khiết, nhẹ nhàng. Mặc dù thơ cô thu hút
sự chú ý từ rất nhiều lứa tuổi bạn đọc, nhưng cho đến nay vẫn có rất ít cơng
trình nghiên cứu chun biệt về tất cả các tập thơ của cô. Với số lượng tác
phẩm cùng những ấn tượng sâu đậm mà thơ cô để lại, thiết nghĩ đã đến lúc
phải có những khảo cứu riêng về các sáng tác của cô nhằm cung cấp cho
người đọc một cái nhìn trọn vẹn hơn về chân dung người nghệ sĩ cũng như
đóng góp của cô cho nền văn học hiện đại. Đó là lý do tôi chọn Thế giới nghệ
thuật thơ Đinh Thị Thu Vân làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Theo tìm hiểu của tơi, đến thời điểm hiện nay đã có một số bài viết in
trên các báo, tạp chí và mạng internet về thơ của Đinh Thị Thu Vân. Theo
đánh giá của các tác giả, Đinh Thị Thu Vân đã khẳng định được chỗ đứng
trên thi đàn. Thơ cô được độc giả đón nhận khá nồng nhiệt. Xét trên một số
phương diện nội dung và nghệ thuật, thơ của cô khá đặc sắc. Nó mang đậm
những cảm xúc chân thành và mãnh liệt.
Một trong những mấu chốt đầu tiên khi tiếp cận thơ cô đúng như nhà thơ
Trần Mạnh Hảo đã nói, đó là “phải đọc to lên mới thấm” [14]. Đọc thơ cô để
cảm nhận một dòng nội tâm lúc nào cũng tràn đầy như thác đổ. Dường như
tác giả cài vào đó chiếc đập chắn ngay từ những dòng thơ đầu tiên, để rồi ai lỡ
3
gỡ được chiếc đập chắn ấy thì sẽ bị cuốn trôi theo dòng nước không cách nào
dừng lại được. Đó không chỉ nói đến mạch thơ mà còn muốn nói đến mạch
suy tư. Đọc “để thấy trong nồng nàn cay đắng vẫn còn làm mất ngủ cả tàn
tro” [14]. Đến với thơ cô, người đọc cảm nhận sự khát khao chờ vọng mãnh
liệt cứ chực trào ra trang viết, khát khao được bày tỏ sự riêng tư nhưng lại cố
tình giấu lại để ngày đêm thiêu đốt trái tim mình: “tôi như sống nửa đời đêm
giấu lửa/ một nửa dường đang khuất phía mơng lung” (một nửa đường đang
khuất). Trong văn học hiện đại, viết về tình yêu của người phụ nữ có lẽ chúng
ta thường nhớ đến nữ sĩ Xuân Quỳnh. Có điều nếu nhìn nhận một cách sâu
sắc, ta thấy Xuân Quỳnh có nhiều cơ hội để bày tỏ tình cảm, biến cái “lửa” ấy
thành những cung bậc thiết tha, nhẹ nhàng như từng lớp sóng ru vỗ tâm hồn.
Còn với Đinh Thị Thu Vân, cô cũng có một tình yêu nhưng có bao giờ được
trọn vẹn? Có lẽ vì vậy mà cái “lửa” trong thơ cơ càng thêm mãnh liệt, có thể
thiêu đốt trái tim bất cứ người đọc nào.
Trần Mạnh Hảo khi viết về tập thơ một ngày ta ngối lại từng cảnh báo
điều đó. Ơng viết: “Tôi khuyên quý vị nam giới nào thấy tâm hồn mình nhiều
rơm chớ nên đọc thơ Đinh Thị Thu Vân, coi chừng lửa ở trong tro sẽ bùng lên
thiêu rụi cây rơm anh bất cứ lúc nào!” [42]. Tuy nhiên, theo người viết không
chỉ có nam giới mà cả phụ nữ, những ai từng chứa lửa trong tim mình cũng sẽ
dễ dàng “bốc cháy” nếu đắm mình trong những câu thơ ấy. Cơ nhốt nỡi lòng
của mình trong chiếc rọ chật hẹp được vây phủ bởi bóng tối mong giấu kín
mọi điều, khơng cho nảy nở sinh sơi nhưng những dòng cảm xúc, nỗi đớn đau
ấy cứ ngày đêm chồi đạp đòi khai sinh những câu thơ làm đắng xót tâm hồn.
Một trái tim luôn khao khát yêu đương nhưng lại tự mình muốn giết chết nó.
Giết làm sao được khi chiếc mầm chưa một lần sinh sôi, chưa một lần già cỗi.
Cũng trong bài giới thiệu tập thơ một ngày ta ngối lại Trần Mạnh Hảo có
đưa ra một nhận định về thơ và người làm thơ như sau:
4
Niềm thơ trong tập thơ này hầu như là một tình u ngối lại,
một đi mắt chiêm bao ngối lại, ngối lại mắt mơi xưa, thân xác
tâm hồn xưa để quằn quại dây dưa trong tiếc nuối, sững sờ. Với
Đinh Thị Thu Vân, nỗi cô đơn là bông hoa nở trong bóng tối, là
ngọn đèn thắp bằng đơi mắt biếc cuối trời, là sự chờ đợi cái không
đâu, là trái tim ở ẩn trong ngôi nhà đam mê thao thức đốm sao
xanh, là nhớ thương xõa ra mn nghìn sợi tóc đêm, là im lặng của
bờ mơi trước bão [14].
Hà Khánh Quân đã có một vài cảm nghĩ về dòng thất tình ca bất tận
trong thơ Đinh Thị Thu Vân khi tiếp cận tập thơ đừng trơi nữa tình u
mang phận cỏ của cơ:
Nhìn nét chữ chị đề tặng rắn rỏi, bay bướm, rõ là một tâm hồn
phóng khống, thành đạt. Cảm nhận này khơng qua lớp bói tốn.
Tơi cũng ngắm ảnh chụp chân dung chị khá lâu. Phát hiện có nét
buồn. Những nét này khơng đến từ đời sống vật chất mà bày ra một
nội dung giàu ưu tư trong yêu thương. Không phải căn cứ vào thơ
chị để có cái kết luận hàm hồ này. Lẽ ra tơi cần vẽ tỉ mỉ hơn. Dù
đúng phần nào hay sai tồn bộ, tơi cũng khơng ngại làm mất lịng
chị. Một người dùng trái tim để làm thơ đâu dễ gì trách cứ ai [30].
Huệ Triệu cũng có những giây phút cảm nhận về tập thơ đừng trơi nữa
tình u mang phận cỏ:
51 bài thơ là những tự bạch chân thành của một người đàn
bà tự nhận mình là kẻ “mang nỗi buồn tay trắng” nhưng tơi thì
khơng tin chỉ có vậy. Đối diện với lịng mình, để nhận ra mình,
quan trọng nhất là được nói ra, được tỏ bày. Lấy tình yêu “để giữ
ấm trái tim mình”, mong cứu rỗi chính mình song tình u cùng
niềm khao khát dù chỉ là phận cỏ vẫn đang biếc xanh để nâng đỡ
5
chị và nhiều người khác. Miền yêu thương với “những lời yêu tơ
lụa” vẫn cứ ánh lên óng ả bởi nâng niu trân trọng và niềm tin vĩnh
cửu “như xát muối... mà tình yêu vẫn sống” [39].
Đọc những dòng thơ tình yêu của Đinh Thị Thu Vân tác giả Phạm Thành
đã bộc bạch nhiều tâm sự: Mình đang buồn, vớ được tập thơ, toàn thơ buồn,
đau của Đinh Thị Thu Vân, đọc một lèo có vài cảm nhận, kính chuyển đến
bạn đọc: “Vân ơi, sao em buồn, đau thế… nó là cả trăm vạn giọt ngọc lệ
buồn, đau; trăm vạn tiếng nấc nghẹn đớn đau”. Tác giả khái quát: “Buồn, đau
thực sự trở thành mệnh kiếp của đời Thu Vân rồi. Buồn, đau đã là một đá
tảng máu đè nặng trong tim Thu Vân rồi; đã là vạn bát cháo lịng tim gan
ln sục sơi âm ỉ trong từng tế bào thịt xương, trong từng nơ ron thần kinh
của Thu Vân rồi” [38]. Trong bài Đinh Thị Thu Vân: Tình buồn one way
Phạm Hồng Phước cũng nhận ra: “ Tất cả đều là thơ tình buồn và khơng trọn
vẹn”. Rồi tác giả cụ thể hóa: “Nhiều câu thơ của Thu Vân giống như những
nhát dao mổ. Có đường dao banh ruột, banh tim của cơ ra cho thiên hạ nhìn
thấy. Có đường dao điệu nghệ và tài hoa cắt bỏ những khối u, những vết hoại
tử trong tâm hồn của nàng để rồi người con gái đa tình trở lại “đã quen rồi
lạnh lẽo nhân gian” [28]. Cao Thoại Châu trong một cuộc phỏng vấn với tác
giả vào tháng 11 năm 2015 trên Tuần báo văn nghệ TP.HCM (số 383) đã
nhận xét:
Sở hữu một dịng thơ tình (xin nhớ kỹ cho là thơ thất tình) có
tính “nhất qn” theo dài một đời được nhiều người ái mộ, Đinh
Thị Thu Vân cịn là một phụ nữ bình dị, thành thật và cũng không
dễ gần như một khu vườn đằm thắm những hoa mà cửa thường then
khóa. Thơ chị mang tính liên tục (khi cuộc đời thì ln đứt qng),
là một dịng thơ có cá tính, lãng mạn nhưng chân thực và nhất là
đầy nữ tính một cách sang trọng khơng vẽ vời.
6
Đinh Thị Thu Vân cũng đã bộc bạch:
Trong bài một ngày ta ngối lại có mấy câu có thể nói là “để
đời”: “câu thơ nào em viết cho anh/ xin vĩnh viễn đi vào kỷ niệm/
dẫu mai này lịng khơng còn nguyên vẹn/ những câu thơ em viết mất
linh hồn”. Chúng có linh hồn đấy chứ, chị chỉ e “dẫu mai này” thơi
mà, nguồn cảm hứng là “anh” có thể khơng cịn nhưng chẳng lẽ chị
khơng nghĩ tới người đọc?
Tơi vẫn nghĩ đến tơi nhiều hơn, và trộm nghĩ mình nghĩ tới
mình cho đến nơi đến chốn, hiểu mình cho cặn kẽ, ghét thương
mình khơng thiên vị… đã là biết điều với tha nhân lắm rồi! Tầm
vóc tơi, sức lực tơi chỉ có thể đàng hồng một cách ích kỷ như thế
thôi, anh Cao Thoại Châu à, anh biết tôi rồi mà, trái tim tơi ngày
càng bé tí, tệ hại [6].
Đến nay đã có hai cơng trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ về Đinh Thị
Thu Vân: Tác giả Võ Thị Thanh Huyền với đề tài Đặc điểm thơ Đinh Thị
Thu Vân ở Trường Đại học Cần Thơ và tác giả Trần Thị Bích Tuyền với đề
tài Thiên tính nữ trong thơ Đinh Thị Thu Vân ở Trường Đại học Văn Hiến.
Tuy đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu về thơ Đinh Thị Thu
Vân nhưng vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu chun biệt, có hệ thống
về thế giới nghệ thuật thơ của cơ. Vì vậy, từ việc tiếp thu những ý kiến của
các bài viết và các cơng trình đi trước chúng tơi coi đó là những gợi ý quý báu
để định hướng cho chúng tôi trong khi thực hiện Luận văn Thế giới nghệ
thuật thơ Đinh Thị Thu Vân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu Thế giới nghệ thuật thơ Đinh Thị Thu Vân trong
quan hệ nội tại thống nhất giữa nội dung biểu hiện và hình thức nghệ thuật.
7
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát toàn bộ sáng tác thơ của Đinh Thị Thu Vân
được in trong 4 tập thơ (3 tập thơ riêng và 1 tập thơ chung).
- Thay cho lời hát ru anh, 1984, NXB Long An, Long An.
- Một ngày ta ngoái lại, 2005, NXB Long An, Long An.
- Đừng trôi nữa tình yêu mang phận cỏ, 2015, NXB HNV, Hà Nội.
- Email xanh, 2016, NXB HNV, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở phân tích những biểu
hiện riêng lẻ trong từng tác phẩm để tổng hợp, khái quát thành bức tranh hoàn
thiện về thế giới nghệ thuật của nhà thơ.
4.2. Phương pháp so sánh
- So sánh trong nội bộ tập thơ của Đinh Thị Thu Vân qua các tập thơ
được khảo sát.
- So sánh với các tác giả khác.
4.3. Phương pháp hệ thống: Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong mối quan
hệ với các phương diện, khía cạnh, cấp độ biểu hiện.
5. Đóng góp mới của luận văn
Thực hiện đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Đinh Thị Thu Vân tôi hi
vọng sẽ đem đến cho người đọc cái nhìn đầy đủ hơn về những tác phẩm “như
viết nhật kí” của nhà thơ, góp phần khẳng định những đóng góp của cô trong
tiến trình văn học đương đại. Luận văn ít nhiều góp phần gợi mở hướng tiếp
cận nghiên cứu một hiện tượng văn học cụ thể, đồng thời mở rộng hiểu biết,
nâng cao kiến thức trong quá trình học tập và cảm thụ văn học.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
luận văn bao gồm ba chương:
- Chương 1: Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình và hành trình sáng tạo thơ của
8
Đinh Thị Thu Vân. (22 trang)
- Chương 2: Thế giới nghệ thuật thơ Đinh Thị Thu Vân - Nhìn từ phương diện
cái tơi trữ tình. (31 trang)
- Chương 3: Thế giới nghệ thuật thơ Đinh Thị Thu Vân - Nhìn từ thể thơ, ngôn
ngữ và giọng điệu. (40 trang)
9
Chương 1
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRỮ TÌNH VÀ
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO THƠ CỦA ĐINH THỊ THU VÂN
1.1. Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình
1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật
Khái niệm thế giới nghệ thuật xuất hiện từ yêu cầu muốn tiếp cận tác
phẩm văn học trong dạng chỉnh thể. Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ
hai do người nghệ sĩ sáng tạo ra. Một mặt nó phản ánh hiện thực, mặt khác
nó biểu hiện những khát vọng chân - thiện - mĩ của chủ thể sáng tạo. Với ý
nghĩa này, vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm về thế giới nghệ thuật
thật bao quát, thật đầy đủ để làm cơ sở cho việc tiếp cận các hiện tượng và
tác giả văn học.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học:
Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng
tác nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng: sáng tác nghệ
thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư
tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của
con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy.... Như vậy, khái
niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy
nghệ thuật của sáng tạo nghệ thuật có cội nguồn trong thế giới
quan, văn hố chung, văn hố nghệ thuật và cá tính sáng tạo của
nghệ sĩ [13].
Lí luận văn học tập 2 (Trần Đình Sử Chủ biên) khẳng định:
Gọi bằng thế giới nghệ thuật bởi vì đó là cấu tạo đặc biệt có
sự thống nhất khơng tách rời, vừa có sự phản ánh thực tại, vừa có
sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả, có sự khúc xạ thế giới bên
trong của nhà văn. Thế giới này chỉ có trong tác phẩm và trong
10
tưởng tượng nghệ thuật… Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ
thuật vừa cho ta hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan
niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể khám phá thế giới bên trong
ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình thành phong cách
nghệ thuật [35].
Theo Nguyễn Đăng Mạnh: “Thế giới nghệ thuật của nhà văn hiểu đúng
nghĩa của nó là một chỉnh thể, đã là chỉnh thể tất phải có cấu trúc nội tại theo
những nguyên tắc thống nhất, cũng có nghĩa là quan hệ nội tại giữa các yếu
tố phải có tính quy luật” [22].
Tham khảo những định nghĩa trên, chúng tôi có thể hiểu về khái niệm thế
giới nghệ thuật như sau: Thế giới nghệ thuật là thế giới hình tượng được sáng
tạo, xây dựng nên trong tác phẩm nghệ thuật theo những nguyên tắc tư tưởng
- thẩm mĩ nhất định của người nghệ sĩ. Đó là một chỉnh thể nghệ thuật sống
động, cảm tính, được xây cất bằng vật liệu ngôn từ và các phương thức,
phượng tiện nghệ thuật đặc thù. Là đứa con tinh thần của nghệ sĩ, thế giới
nghệ thuật luôn hàm chứa và thể hiện quan niệm riêng của người nghệ sĩ về
thế giới, con người và bản thân sự sáng tạo. Đó không phải là một thế giới
tĩnh mà là một thế giới động, phản ánh những biến chuyển tinh vi và phức tạp
trong tư tưởng của người nghệ sĩ.
Là một khái niệm rộng bao gồm nhiều yếu tố nên việc tìm hiểu kĩ trong
dung lượng luận văn cao học là rất khó. Vì thế, trong chương này chúng tơi
chỉ trình bày khái quát các vấn đề của khái niệm thế giới nghệ thuật. Trên cơ
sở đó tập trung làm rõ một số vấn đề như: tính chủ quan, tính thể loại trong
thế giới nghệ thuật thơ trữ tình. Từ đó, chúng tơi sẽ vận dụng vào tìm hiểu thế
giới nghệ thuật thơ Đinh Thị Thu Vân.
1.1.2. Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thơ trữ tình (tiếng Pháp: poesie
11
lyrique) là thuật ngữ dùng chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình”. Trong
đó, những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các
hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp.
Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa
của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là
tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu
hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc của tình cảm
cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học [13].
Lê Quang Hưng trong Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước
1945 cho rằng:
Thế giới nghệ thuật trong thi ca là thế giới được nghệ sĩ sáng
tạo ra bằng phương tiện ngôn từ. Nó chưa từng tồn tại trong thế
giới vật chất và mãi mãi khơng bao giờ có thể biến thành thực tại
vật chất. Nhưng nó lại mang sự sống và tâm hồn chân thực của một
người, một thế hệ, một thời… Nói theo ngơn ngữ của lý luận quen
thuộc thì nó vừa phản ánh “hiện thực”, vừa phản ánh “ý thức chủ
quan” của người nghệ sĩ [16].
Thơ trữ tình là sự bộc lộ cái chủ quan, là sự biểu hiện và cảm thụ của
chủ thể trữ tình trong một khơng gian, thời gian nhất định. Vì thế, thế giới
nghệ thuật trong thơ trữ tình thể hiện rõ qua hai hình tượng: hình tượng cái tơi
và hình tượng thế giới. Cái tơi là hình tượng trung tâm của thơ trữ tình, mang
vẻ đẹp độc đáo khơng lặp lại. Hình tượng thế giới tồn tại trong thơ trữ tình với
vai trò là khách thể để chủ thể - cái tơi trữ tình thể hiện mình. Tất nhiên, hình
tượng thế giới (cũng như hình tượng cái tơi nói trên) thực chất đều là hình
tượng nghệ thuật, chúng được xây dựng, thể hiện theo những nguyên tắc thẩm
mĩ riêng của nhà thơ.
12
1.2. Hành trình sáng tạo thơ của Đinh Thị Thu Vân
1.2.1. Vài nét về tiểu sử
Đinh Thị Thu Vân vừa là bút danh vừa là tên thật, sinh ngày 23-8-1955,
quê quán ở xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, xuất thân trong một
gia đình trung nơng. Cơ là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của đồng
bằng sông Cửu Long. Tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Ngữ văn nhưng
không theo nghề dạy học. Sau khi ra trường cô trở về phục vụ cho quê hương
bên ngành thư viện. Sau đó, cơ chuyển về tịa soạn báo Long An cơng tác.
Lúc đầu làm phóng viên đi viết tin văn nghệ, viết bài kí, văn xi, như cơ đã
từng nói đó là “đụng đâu viết đó”. Sau này chuyển qua Biên tập thơ rồi làm
Thư kí tòa soạn, sau đó làm Tổng Biên tập Tạp chí Văn Nghệ Long An. Hiện
nay cô là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban Liên lạc Hội Nhà văn
Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long và vẫn đang sinh sống, công tác tại
Long An. Về đời sống riêng tư Thu Vân có chồng nhưng đã ly hôn và có hai
đứa con, một trai và một gái.
Đến nay cô đã xuất bản được bốn tập thơ như bốn dấu ấn khác nhau
trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Đó là thay cho lời hát ru anh (1980);
một ngày ta ngối lại (2005); đừng trơi nữa tình u mang phận cỏ (2015)
và Email xanh (2016).
Đinh Thị Thu Vân đạt được những giải thưởng nhất định trong sự nghiệp
văn chương của mình. Theo thơng tin in trên trang bìa của tập thơ đừng trơi
nữa tình u mang phận cỏ [43], Thu Vân đạt các giải thưởng là Giải C
Tuần báo văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979; Tặng thưởng thơ Tạp
chí Văn nghệ Quân đội 1982, 1986; Tặng thưởng 5 năm văn học Bộ Quốc
phịng 1984 – 1989.
Nhìn lại chặng đường hoạt động nghệ thuật ta thấy Đinh Thị Thu Vân
sáng tác khơng nhiều nhưng tất cả những gì cô mang đến đều để lại ấn tượng
đặc biệt trong lòng độc giả. Trong một lần trò chuyện với cô, tác giả đã tự
13
đánh giá về mình rằng: “Viết khơng nhiều, viết ít, có một qng khơng viết vì
cơ sợ mảng thơ có bao nhiêu đó ý tứ, sợ lặp lại, sợ trùng nên không viết một
thời gian”. Đề tài của cô cũng quanh quanh, quẩn quẩn chứ không lớn lao. Cô
viết không nhiều và đọc cũng không nhiều. Cô tự nhận là mình “hơi hẫng” về
kiến thức văn học. Những người viết họ rành văn học lắm, Đông Tây kim cổ,
cô có đọc gì đâu. Tánh cơ thì “tơ lơ mơ, hơi lơ ngơ trong cuộc đời”. Là một
thi sĩ nhuốm màu tình ái nhưng thật tiếc khi nói về con đường tình của mình,
cơ nói: “u đương thì thất bại, tình cảm riêng tư thì thất bại”. Có lẽ cuộc đời
trn chuyên, tình yêu dang dở… tất cả đã thấm vào hồn thơ của Thu Vân
như một định mệnh.
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của nhà thơ
Đinh Thị Thu Vân rất mê làm thơ. Thơ đến với cơ tình cờ nhưng mỡi vần
thơ cô viết đều chất chứa những xúc cảm mãnh liệt trong sâu thẳm con người
cô. Thu Vân là một người thẳng thắn, dễ thương. Chính vì vậy, trong nhiều
cuộc nói chuyện, người đọc khó bắt gặp những lời phát biểu “đao to búa lớn”,
đặc biệt là những lời “chấn động” về nghề. Trong những bài phỏng vấn, ta
thấy rải rác đâu đó những suy nghĩ của cô về nghiệp cầm bút. Nó khơng phải
là “tun ngơn” mà chỉ là những chia sẻ chân tình, mộc mạc. Qua đó, đọc giả
cũng phần nào thấu hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ của cơ.
Để bảo vệ sự nhạy cảm của mình vì quá yếu đuối, dễ suy sụp nên cơ
chọn cách “trốn” trước đám đông. Cao Thoại Châu trong Đinh Thị Thu Vân
những điều khơng hỏi thì chẳng bao giờ nói đã phỏng vấn cơ:
Cao Thoại Châu: Tơi có thắc mắc là nhà thơ không thoải mái
trước đám đông. Đấy là một phụ nữ chân thật hay là một cách bảo vệ
nỗi cơ đơn và tơi chưa biết nó có là một tổn thương hay niềm tự hào
của người làm thơ (vì nó mà mới có được những bài hay)? Chẳng hạn
“Em vẫn yêu những khoảnh khắc bình yên/ Yêu tất cả những niềm vui
14
bé nhỏ/ Hơn thế nữa, em yêu ngày sóng gió/ Xác xơ lịng, tàn phế
giấc mơ đêm” thì ta nên tránh cái ồn ào là đúng.
Đinh Thị Thu Vân: Nói rõ hơn là tôi bảo vệ sự nhạy cảm của
tôi – mình hiểu mình quá, thương mình quá, dễ suy sụp quá, nên tốt
hơn hết là… trốn. Tôi yếu đuối, không son không phấn, không ngải
không bùa, không đường không mật… rõ ràng không giống ai làm
sao mà không “trốn” vào chính mình cho được?
Cao Thoại Châu: “Xin cuộc đời cay đắng cứ nhiều hơn” là kiêu
hãnh tự tin hay là như chị viết “Để em lọc hồn em dâng cây cỏ/
Dâng trời đất dâng người thân kẻ lạ/ Thanh khiết này huyết mạch
dưỡng nuôi em (…)/ Thanh khiết này anh có nhận khơng anh?”,
một cách sàng lọc để chọn ra… Thế thì “kinh khủng” thật! hoặc
đáng nể thật. Tơi cũng giỏi đấy chứ khi nhận xét như vậy?
Đinh Thị Thu Vân: Thơ tôi ngày xưa là kiêu hãnh tự tin, sau
hơn hai mươi năm là trơ lì đơn độc, ngày xưa là sàng lọc hiến
dâng, bây giờ là chôn vùi vơ vọng, ngay chính tơi, tơi cũng thấy ngỡ
ngàng… Mà này, anh không “giỏi đấy chứ” đâu, anh chỉ… khá
chút thơi! [6].
Sở hữu một dịng thơ đầy nữ tính, chân thật mà thanh nhã, Đinh Thị Thu
Vân làm thơ để trở thành chính mình thay vì để trở thành người khác!. Không
biết ở tuổi nào mà Đinh Thị Thu Vân viết “Em bây giờ nghe yếu ớt tựa mầm
cây”. Thơ tình là thơ mn thuở mà thơ thất tình lại là thơ hay nhất. Khao
khát yêu thương và còn lại những bài thơ thất tình đầy chất nữ tính nhưng
không trang điểm dù chỉ một chút, đấy là thơ Đinh Thị Thu Vân.
Có lần cơ đã tâm sự:
Anh Ln Hốn, trong tri kỷ ơi anh có về như gió, anh ơi
đừng khóc và đa số các bài thơ của em, tất cả là những cảm xúc
15
tan tác, tất cả đã sẵn trong con người từng đi qua bạc bẽo, khơng
riêng cho một hình bóng nào, nó chứa rất nhiều nỗi buồn, nỗi ám
ảnh từ quá khứ, hiện tại và cả niềm bi quan dành sẵn cho những
ngày sắp tới, chỉ là đơi khi mình chới với tuyệt vọng cùng cực hay
đắm đuối bão bùng thì những run rẩy đã sẵn khơng âm ỉ nữa, nó
bùng lên, bắt mình trải thành câu chữ… Em cũng khát một cái tên
đề tặng trong thơ mình, nhưng chưa, chưa bao giờ – khi em chưa
có một cái tên có nghĩa là tất cả vẫn chỉ là những cảm xúc đẹp và
cô đơn của riêng em… Thơ em hầu như khơng viết hoa, khơng ngày
tháng, bởi với em khơng gì là quan trọng hết, đau là mình đau cả
đời, người làm đau thì họ cũng nhẹ tênh mà đi, đâu có gì mà quan
trọng, sao… nỡ quan trọng, đau là lẽ sống rồi… [30].
Thường thì thơ tình người ta hay ghi tặng người này người kia nhưng
trong thơ của cô đó là những dịng tâm tư, cơ viết cho chính cô. Cô chưa viết
thơ để tặng riêng ai. Mới đọc thoáng qua tưởng như là tác giả viết cho một
người nào đó nhưng thật ra là viết cho khát vọng u thương của mình chứ
khơng phải viết cho người nào, chưa cụ thể cho một gương mặt nào. Sau
những dòng tâm sự ấy, Hà Khánh Quân phải thốt lên: “Cuối cùng xin gởi nơi
đây lời cầu chúc cô thi sĩ mọi sự lành. Sớm có một tên thân yêu để đề tặng.
Tập thơ kế tiếp của Vân, hy vọng là những tiếng reo vui của hạnh phúc” [30].
Sự đặc sắc thể hiện từ nội dung, kết cấu, đến hình thức thể hiện. Không
giống đa số những nhà thơ, cô không viết thơ để tặng, không ghi lại ngày
tháng đặc biệt không viết hoa đầu dòng, kể cả tên tập thơ “Thơ em hầu như
không viết hoa, không ngày tháng, bởi với em khơng gì là quan trọng hết, đau
là mình đau cả đời”. Đó không phải là dụng ý gây chú ý hay cách tân gì lớn
lao. Điều đơn giản cơ dành lại cho độc giả cũng như với chính mình có lẽ
đúng như nhà thơ đã từng nói - trần trụi một tình yêu.
16
Thơ đối với Thu Vân như người bạn tri âm để giãi bày, chia sẻ. Tuy
nhiên đọc những vần thơ ấy không làm cho ta có cảm giác dễ dãi trong câu
chữ và mạch cảm xúc. Mỗi từ cô viết ra như được chưng cất từ bao vị đắng
trong lòng, một tình cảm rất thực và cũng hòa trộn trong đó sự trân trọng đúng
mực đối với sáng tạo nghệ thuật. Khơng cầu kỳ từ nội dung đến hình thức thể
hiện, các bài thơ của Đinh Thị Thu Vân không nằm chung trong bản đồng ca
thơ đồng bằng xuyến xao mềm mượt mà là một vị khách khiêm tốn chọn cho
mình một chỡ ngồi riêng, vẫn khơng sao từ chối được sự chú ý của độc giả.
Đến với thơ Đinh Thị Thu Vân là đến với những dòng thơ viết cho tâm hồn,
ghi lại những cảm xúc, những rung động tận sâu trong trái tim của một người
phụ nữ biết yêu thương, nhẹ nhàng và sâu lắng. Có nhà thơ từng nói: “thơ là
tiếng vọng của tâm hồn”, phải chăng, với Đinh Thị Thu Vân, thơ cũng chính
lời muốn nói thay cho tiếng lòng đang thổn thức kia trước những đau thương
mất mát giữa những cuộc tình đầy chơng gai, gian khó?
Lê Thị Kim cũng có quan niệm sáng tác giống Thu Vân, Lê Thị Kim
từng viết: “Thơ - là mảnh sò bé nhỏ ta chơi, cũng là vỏ ốc cho ta - con dã
tràng về ẩn náu”. Cơ nói:
Làm thơ là tơi tìm về với chính mình, lắng nghe tiếng lịng
mình. Thơ đã nâng đỡ làm trong trẻo trái tim tơi mang đến cho tơi
cảm giác bình n, hạnh phúc. Thơ là cõi trú, là chốn ẩn náu. Tất
nhiên, thơ được chắt lọc từ những giằng xé, va đập… của những ý
tưởng, cảm xúc. Và vì vậy làm thơ là đi ngược chiều gió, là leo lên
đỉnh tuyết khơng biết điều bất ngờ nào đang ở phía trước…[7]
Lê Thị Kim và Thu Vân cảm nhận mình hiểu mình quá, yêu mình quá nên
tốt nhất là ẩn náu vào thơ.
Bởi thế, ta có thể thấy trong thơ của hai nhà thơ nữ hiện sống ở miền
Nam có một số nét chung. Trước hết họ không viết về những điều lớn lao, vĩ
17
đại, họ viết về cái riêng lẻ, cá thể, con người riêng lẻ, đó là cái đẹp trong thi
ca. Xét cho cùng trên thế gian này có gì đẹp hơn con người, người là “hoa
đất”, họ viết về tâm hồn, tình cảm sâu sắc của con người. Nguyên Sa, Du Tử
Lê, Cung Trầm Tưởng, Bùi Giáng… trong thơ cũng từng có hướng viết như
thế. Có thể khẳng định đó là đặc trưng thi ca ở miền Nam trước năm 1975.
Và đương nhiên thơ ở mỗi nữ sĩ đều có sắc thái riêng thể hiện như tính
cách rất riêng ở mỡi người: Kim thì điệu đàng, vơ tư; Vân thì hiền lành, cam
chịu. Những tính cách ấy đi vào thơ làm thơ trở nên độc đáo, thuyết phục. Cái
hay, giá trị thơ từng người rồi sẽ được người đọc thẩm định.
Nguyên Hậu trong Đinh Thị Thu Vân - Người dấu lửa trong thơ... cũng
đã nhận định:
Thơ viết cho riêng mình nhưng vẫn mang lại cảm xúc cho
người đọc làm rạo rực biết bao trái tim. Thật khó bày giải một cách
rạch rịi nhưng theo người viết, đó có lẽ là ở cái năng lực đặc biệt
mà khơng phải ai cũng có. Chỉ có thể nói một cách giản dị về cơ
rằng: Đinh Thị Thu Vân - “người giấu lửa trong thơ”… [15].
Ngoài ra, Đinh Thị Thu Vân viết thơ như viết nhật ký, cơ “khơng bao giờ
nghĩ mình là nhà thơ”, rất ngại khi ai đó nói mình là nhà thơ, giống như cô
“viết nhật ký bằng văn vần”, viết cho riêng mình, khơng cần ai biết, khơng
cần ai sẻ chia. Trái tim ấy từ lâu không còn thanh thản, bởi đã một lần lạc mất
tình yêu cho dù yêu thương vẫn còn đó, vẫn hằng đêm hiện về nhưng làm sao
bấu víu, làm sao sống trọn cho mình dù chỉ một đêm?
anh vẫn đi về…xáo động ước mơ xưa
vẫn đầy ấp, vẫn vơ tình xa cách…
(lẩn khuất tên anh)
Thơ cơ chính là những dòng tâm sự của một người từng trải, một người
vẫn luôn mong chờ một hạnh phúc, một hy vọng bình n ở phía cuối con
đường. Con đường tình u. Cơ cảm thấy mình may mắn: “Rất nhiều người
nói là cơ nói được những điều người ta nghĩ nhưng họ khơng nói được bằng
18
lời. May mắn là cơ nói được bằng lời những cảm giác khổ đau của phụ nữ”.
Có lẽ chính vì điều đó thơ cô được nhiều bạn đọc yêu quý.
1.2.3. Những chặng đường sáng tạo thơ
Thu Vân bắt đầu làm thơ từ những năm 70 và được người đọc chấp nhận
ngay, không phải qua một thời gian “thử việc”. Bứt phá nhanh, tự khẳng
định ngay từ những bài thơ đầu tiên. Lúc mới cầm bút, mảng đề tài chính
của cơ là chiến tranh về sau đi sâu vào mảng tự sự, trữ tình. Từ khi cầm bút
đến nay Thu Vân cho ra đời 4 tập thơ, mỗi tập đều mang những dấu ấn rõ
nét cuộc đời cô.
thay cho lời hát ru anh là tập thơ đầu tay của Đinh Thị Thu Vân do Hội
Văn học Nghệ thuật Long An xuất bản vào năm 1980. Đây là tập thơ đánh
dấu sự mở đầu cho thành công trong sự nghiệp nghệ thuật của Đinh Thị Thu
Vân. Tập thơ này có 22 bài thơ. Ngay từ những bài thơ đầu tiên như con tem
qn đội, nếu khơng có ngày ba mươi tháng tư, bài thơ lục bát của anh…
Thu Vân đã để lại ấn tượng về một “em” hậu phương trẻ trung, đằm thắm,
nghĩa tình. Tình yêu lý tưởng cộng với chút gì hồn nhiên, sâu lắng, Thu Vân
đã thật sự làm mới lại một đề tài vốn đã thân quen. Hơn nữa lại ra đời trong
những năm sau giải phóng, tập thơ làm thức dậy trong lòng bao chàng trai trẻ
từng “bạc vai áo xông pha” những kỷ niệm, những cảm xúc ngọt ngào. Chính
một người bộ đội năm xưa từng bày tỏ cảm xúc rằng yêu lắm những vần thơ
của Thu Vân ngày đó. Đến với tập thơ thay lời hát ru anh, ta thấy một hồn
thơ tươi trẻ, hồn nhiên, yêu đời với những câu thơ mang tinh thần lạc quan
của một cô gái trẻ viết về anh bộ đội Cụ Hồ.
Tình u trong thơ cơ lúc nào cũng đằm thắm, ngọt ngào, chất chứa đầy
những nội tâm sâu kín. Cũng là thơ tình nhưng thơ tình của cơ có gì như trách
móc, lời trách móc khơng phải để giải tỏa nội tâm mà như những mũi dao tự
đâm chính mình. Cái lỡi trong tình u đơi khi khơng quá rõ ràng, rạch ròi
19
như bài toán, đó là những day dứt đắng cay chỉ người trong cuộc mới hiểu.
Với bài thơ áo người yêu, ta cảm nhận được một hồn thơ tự nhiên, giọng thơ
nhẹ nhàng cùng cảm xúc ngọt ngào chất những nỡi lịng sâu kín. Anh là một
người bộ đội, tình yêu em dành cho anh da diết nhưng không thể nói nên lời
vì anh cịn trách nhiệm, còn nghĩa vụ thiêng liêng. Em muốn là từng sợi vải
trên chiếc áo anh để có thể theo bên anh trên những chặng đường hành quân
gian khổ.
sợi vải nào thương anh giữa đêm ?
sợi vải nào vương hơi thở mềm ?
sợi vải nào nhớ vùng ngực ấm ?
sợi vải nào tương tư áo em ?
đất bụi chiến trường dấu ở đâu
áo anh chưa chịu nói câu nào
lần lựa em tìm trong gấu áo
bụi đỏ hay là nỗi khát khao ?
Hay trong bài thơ thay cho lời hát ru anh, một dòng cảm xúc da diết,
giãi bày nỡi nhớ mong nhân vật trữ tình muốn chia sẻ nỡi buồn với người
mình u bằng mong ước:
làm sao đổi được tâm hồn
để em mang trọn vui buồn anh mang?!
làm sao bớt được cách ngăn
cho lòng em bớt trở trăn đôi bề?!
Một nỗi lòng trăn trở muốn đi sâu vào lòng người yêu để hiểu rõ nỗi lòng
anh nhưng vừa muốn dừng lại, nửa lại muốn bước nhanh: “tâm hồn anh chốn bão dông/ em chưa đi hết một vùng thẳm sâu/ nửa thì cứ muốn dừng
lâu/ nửa kia lại muốn bước mau, vội vàng!”. Đặc biệt là đoạn thơ cuối, dường
như nỗi lòng của nhân vật trữ tình được trải rộng và buồn một nỡi buồn vô tận
20
với người anh áo lính:
đời anh - áo lính màu xanh
em ru sao để không thành thờ ơ
lời nào ru được bây giờ
lại ru cả khoảng đợi chờ mai sau...?!
Đây là bài thơ chính trong tập thơ này bởi nó mang đầy đủ ý nghĩa của
chủ đề tập thơ, lời thơ buồn buồn, sâu thẳm, có lúc cảm giác như nghẹn lại
khi cảm xúc dâng trào.
Hai mươi lăm năm sau Thu Vân mới cho ra đời đứa con thứ hai là một
ngày ta ngoái lại do Hội Văn học Nghệ thuật Long An xuất bản vào năm
2005. Hơn hai mươi năm mới in hai tập thơ vì hình như nhà thơ khơng ưa
trình diễn cả người lẫn thơ trước đám đông mà cô thường lẩn tránh bất cứ khi
nào có thể. Nếu với thay cho lời hát ru anh người đọc thấy một Đinh Thị
Thu Vân hồn nhiên, tươi trẻ với những câu thơ mang tinh thần lạc quan của
một cô gái trẻ viết về anh bộ đội Cụ Hồ thì khi đến với một ngày ta ngối lại ta
lại bắt gặp một Đinh Thị Thu Vân khác, một Thu Vân của những trăn trở, hoài
niệm, tiếc nuối, những cuộc đối thoại tâm trạng với một người nhưng thực chất
là với chính bản thân mình. Nếu như trong thay lời hát ru anh là tình yêu trong
sáng, tươi trẻ của một tâm hồn tràn đầy sức sống thì trong tập thơ thứ hai một
ngày ta ngoái lại là cái đắng xót của một tình yêu bị tan vỡ, một sự hồi niệm
tiếc nuối và có cả nỡi khát khao đợi chờ dẫu biết đó là vô vọng.
Với tập thơ này, người đọc sẽ để cho cảm xúc của mình “phiêu” trong
những miền sáng tối, những góc khuất khác nhau của nội tâm, có khi là đỉnh
của yêu thương nhưng có khi lại là tận cùng của niềm cơ độc. Chính những
“góc”, “khoảng” ký ức triền miên ấy đã làm khơng ít người đọc cảm thấy ám
ảnh, day dứt trước cái ngõ hẹp hun hút của tâm hồn. Xuyên suốt tập thơ là
“nỗi ân hận của người đến sau, của người đến muộn” dẫu rằng lý do không
21
kịp ấy của cô là điều không thể khác. Cái lỗi ở đây không rạch ròi, cái lỗi đan
cài trong đó nhiều ẩn tình, éo le, ngang trái. Có khi là yêu thương nhưng lại
trở thành “lỗi”, cái lỗi nhẹ nhàng cũng là cái lỗi lớn lao nhất. Ngẫu nhiên hay
tình cờ Đinh Thị Thu Vân đã nói dùm những nỗi niềm bè bạn quá giống tâm
sự của chúng ta lúc này, hay bởi chính nhà thơ cũng đã có những hồi ức và
hoài nhớ cùng với những người bạn và một thời yêu dấu... Một lần hội ngộ rất
đặc biệt với những người bạn của một thời thơ ấu: “rồi sẽ có một ngày ta
ngối lại/ bạn bè ơi, khi ấy có cịn nhau/ cơn lốc đời đưa đẩy bạn về đâu/ ta
ngối lại tìm nhau, e mất dấu”. Thế rồi cũng con người đó, hơi thở đó, cũng
khoảnh khắc đó có lúc lại ao ước rằng:
ngày mai… ngày mai… ơi giá như ngày mai
tơi có thể chia cho ai một chút lòng tan vỡ
một chút ngậm ngùi một chút cơ đơn…
(tàn đơng)
Bao trùm trong dịng ký ức loạn nhịp ấy, đôi khi ta thấy một sự mâu
thuẫn lớn trong nội tâm chủ thể trữ tình. Bởi lẽ những cung bậc tình u có
bao giờ rạch ròi đâu. Có khi hờn trách lại có lúc thương yêu, đôi khi cái trách
móc có vẻ đắng cay lại ẩn chứa một tình yêu nồng nàn hơn bao giờ hết.
Thu Vân làm thơ không nhiều nhưng những lời cô viết ra như được
chưng cất từ muôn vạn nỗi niềm riêng thành chiếc bóng đen đặc quánh như
giọt café nặng trịch trong chiếc cốc tâm hồn. Ở đó cái yếu đuối được ngụy
trang bằng sự rắn rỏi bên ngồi, nỡi khát khao được phủ lấp bởi cái bất cần
đầy nữ tính:
và em chợt thương những người phụ nữ suốt đời chung thủy
suốt đời vùi hồn trong những kỷ niệm
ngỡ thiêng liêng
ôi những người phụ nữ không biết quay lưng