Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ lệ thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 92 trang )

MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6
5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 7
6. Bố cục luận văn .......................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM, CẢM HỨNG VÀ HÀNH
TRÌNH THƠ LỆ THU ................................................................................. 8
1.1 Giới thuyết khái niệm ............................................................................... 8
1.1.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật ..................................................................... 8
1.1.2 Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình ............................................................... 9
1.2 Các cảm hứng nổi bật trong thơ Lệ Thu ............................................... 11
1.2.1 Cảm hứng lịch sử - quê hương - đất nước ........................................... 12
1.2.2 Cảm hứng thế sự....................................................................................... 20
1.2.3 Cảm hứng đời tư......................................................................................... 24
1.3 Hành trình thơ Lệ Thu ........................................................................ 32
1.3.1 Các chặng đường thơ................................................................................. 32
1.3.2 Sự thống nhất và biến đổi của tư duy thơ Lệ Thu .................................... 40
CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH TƯỢNG NỔI BẬT TRONG THƠ LỆ THU..45
2.1 Hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ Lệ Thu ....................................... 45
2.1.1 Cái tôi công dân ......................................................................................... 46
2.1.2 Cái tôi nữ tính ............................................................................................. 51


2.1.3 Cái tơi cơ đơn ............................................................................................. 56
2.3 Hình tượng khơng, thời gian nghệ thuật.............................................. 59


2.3.1 Khái niệm không, thời gian nghệ thuật..................................................... 59
2.3.2 Hình tượng khơng, thời gian hiện tại gắn với cuộc sống chiến trường .. 61
2.2.3 Hình tượng không, thời gian hiện tại gắn với cuộc sống đời thường ..... 63
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THỂ THƠ, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRONG THƠ LỆ THU.............................................................................. 67
3.1 Thể thơ ............................................................................................... 67
3.1.1 Thơ tự do đạt thành tựu nổi bật ................................................................. 67
3.1.2 Các thể thơ khác ......................................................................................... 71
3.2 Ngôn ngữ thơ ...................................................................................... 75
3.2.1 Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, đời thường ....................................... 75
3.2.2 Ngơn ngữ thơ giàu nữ tính......................................................................... 77
3.3 Giọng điệu .......................................................................................... 78
3.3.1 Giọng trữ tình đằm thắm......................................................................... 78
3.3.2 Giọng suy tư, triết lý ................................................................................ 80
KẾT LUẬN ................................................................................................. 83
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 89
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI THẠC SĨ (Bản sao)


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà thơ Lệ Thu (tên khai sinh là Trần Lệ Thu, bút danh là Trần Thị Lưu
Phương) sinh ra trong gia đình nhà Nho ở thôn Lương Lộc, xã Phước Hưng,
huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tính từ tập thơ đầu tiên là Xứ sở loài
chim yến (1980) đến tháng 8 năm 2014, Lệ Thu đã có 10 tập thơ được xuất
bản, cùng một tuyển tập gồm 268 bài thơ và một trường ca (12 chương) lấy
tên là Điềm đạm Việt Nam. Tuyển tập thơ như một mốc đánh dấu cho quá

trình sáng tạo miệt mài của nhà thơ. Với quá trình hoạt động nghệ thuật
nghiêm túc như vậy, chúng tôi chọn thơ Lệ Thu làm đối tượng nghiên cứu
của đề tài luận văn Thạc sĩ.
Tiếng thơ Lệ Thu ngân vang như tiếng lòng của bao người dân Việt, bởi
thơ chị dung dị, gần gũi dễ đi vào lịng người, những ai đã có dịp đọc qua thơ
Lệ Thu khó lịng mà qn được. Vì thế cho nên thơ Lệ Thu hay được các
cơng chúng yêu thơ đọc và bình phẩm, được nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê
bình văn học đánh giá, cơng bố trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Tuy
nhiên ngồi những bài viết đó thì cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình
nghiên cứu đầy đủ về thế giới nghệ thuật thơ của nhà thơ này. Vì vậy chúng tôi
chọn đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Lệ Thu trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có
chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong các cơng trình của những người đi trước
để nhằm góp phần nhận diện thơ Lệ Thu sâu hơn, rộng hơn đưa ra được một
cái nhìn đầy đủ và có hệ thống về tác giả.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thời gian gần đây có khá nhiều bài viết trên các tạp chí, báo và internet về
thơ của Lệ Thu trên một số phương diện nội dung và nghệ thuật. Để hình dung
cụ thể trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề chúng tôi phân chia ra các nhóm ý
kiến dưới đây:


2

Về nội dung: Thơ Lệ Thu mang hơi thở của thời đại, quê hương, đất
nước, con người không những mang dấu ấn thời gian hồi niệm mà cịn mang
dấu ấn cuộc sống hiện đại. Lệ Thu với sự tinh tế của mình đã có được những
vần thơ bắt kịp những chuyển biến, đổi thay của đời sống tâm hồn và trần
thế. Bởi thế nên Mai Thìn với bài viết Lệ Thu từ Khoảng trời thương nhớ
đến Tri kỉ đã nhìn nhận:
Lệ Thu là một người thật tinh tế và nhạy cảm. Cái nhạy cảm ấy

không chỉ của một nhà thơ mà còn của người mẹ, người chiến sĩ
trực diện với những đau thương mất mát mà quân thù trút xuống
quê hương. [41, tr. 70].
Bằng sự tinh tế và nhạy cảm của trái tim người phụ nữ - người mẹ người lính mà chị đã đưa tất cả những cảm xúc vẹn trịn tin u nhất của mình
vào từng con chữ, từng lời thơ như máu thịt.
Thơ Lệ Thu dễ đi vào lịng người vì tác giả viết bằng hết cả cái tâm, cái
lịng của mình, dành cho q hương, cho đồng đội cho đời và cho người.
Trong Vài cảm nhận về Tri kỉ của Lệ Thu Hoài Yên đã viết:
Những điều mà tác giả suy tư trăn trở…thật ra không có gì mới.
Điều hấp dẫn người đọc là ở cái tâm giàu nhân ái, ở tấm lòng nhiều
trắc ẩn ở những cảm nghĩ tinh tế của một trái tim đa cảm, dễ xúc động
trước ngoại cảnh và trước những điều tai nghe mắt thấy của nhân tình
thế thái, cũng như những suy ngẫm sâu kín của lịng mình. Nhờ thế, chị
đã xây dựng được những hình tượng thơ đẹp, có hồn và giàu sức gợi,
tạo nên sự trân trọng về các hình tượng đó… [41, tr.99].
Cũng đồng quan điểm đó Trần Thanh Đạm trong bài Những vần thơ từ
xứ sở loài chim yến cũng nhận định:
Trước tiên, thơ chị là tiếng nói của một tấm lịng, của một con
người. Bóng dáng nhà thơ sau những bài thơ dù thấp thoáng vẫn


3

rất rõ nét. Bóng dáng một tâm hồn chân thành, nhân hậu, song
khơng hề mộc mạc đơn giản. Lại cịn sâu sắc, lắng đọng và cao quý
nữa. Là nhà thơ nữ, cũng như nhiều nhà thơ nữ, chị có những câu
thơ đặc sắc và cảm động về tình yêu, một tình u dường như khơng
phải bao giờ cũng đồng nghĩa với hạnh phúc, thường diễn ra khắc
khoải, đợi chờ, phân vân [41, tr.62].
Đọc thơ Lệ Thu hầu như người đọc dễ nhận thấy một mối sầu canh cánh,

một nỗi buồn phảng phất cơ đơn. Thái Dỗn Hiểu với bài Lệ Thu - Canh
cánh niềm đau đã viết: “Lệ Thu là người đa cảm, đa tình, đa mang nên đa
truân và cả đa đoan nữa. Vì lẽ ấy, thơ chị buồn. Nỗi buồn thấm vào thơ, buồn
ngay cả khi chị vui.” [41, tr.42].
Riêng Trần Thanh Đạm trong Những vần thơ từ xứ sở lồi chim yến lại
có một cách nhìn nhận khác:
Thi pháp của Lệ Thu là thi pháp của thế hệ các nhà thơ 60 –
70. Đặc sắc của thế hệ này là rất sâu sắc, nhuần nhuyễn giữa hai
phía riêng và chung, tình cảm và lý tưởng, dân tộc và hiện đại. Thế
hệ 80 -90 phải vượt họ song hiện cịn chưa vượt được. Tơi khơng
cịn chỗ trong bài này để nói thêm về một chủ đề khác của thơ Lệ
Thu: đó là tình q hương của chị, q hương đầy nắng gió biển
trời của muối Bình Định – Quy Nhơn mà chị gọi là “xứ sở của loài
chim yến”… [41, tr 66].
Về nghệ thuật: Thơ Lệ Thu cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Hồ
Thế Hà cho rằng:
Thơ Lệ Thu có nhiều khoảng lặng, khoảng trống sau văn bản,
ngồi câu chữ. Chị khơng chủ trương chạy theo model, làm dáng và
lai căng, đánh mất bản ngã thơ của mình. Vốn sống, vốn học vấn và
vốn tri thức nghệ thuật đã giúp chị bền bỉ với thi ca mà không sợ


4

đuối sức và khơng sợ lặp lại chính mình…thơ Lệ Thu gần với thơ
Mới 1930 – 1945, nhưng có phá cách và linh hoạt để phù hợp với
tình cảm và tâm trạng của chủ thể và của chính nhà thơ. Sự tuân
thủ thi pháp ngữ điệu của tiếng Việt khiến thơ chị ln hài hịa,
giàu nhạc tính, dễ cảm hóa lòng người. [61, tr. 420].
Trong bài Nỗi người - Nỗi đời trong thơ Lệ Thu Đặng Quốc Khánh viết:

Thơ Lệ Thu chủ yếu là thơ tâm trạng. Thơ chị không đại ngôn
kiểu cách hay cao đạo không làm công cụ minh họa cho một chủ
nghĩa hay giáo thuyết nào. Ngôn ngữ thơ chị chắt lọc cẩn trọng bình
dị nhưng đằm thắm thiết tha đồng cảm người đọc bởi tấm lòng. [25]
Mang Viên Long trong bài Nhà thơ Lệ Thu đã “tự nhủ” với mình điều
gì? đã nhận định:
Gần nửa thế kỷ làm thơ, sống gắn bó với thơ - Lệ Thu đã
chứng tỏ sự nhạy bén và tinh tế qua từng tác phẩm được giới
thiệu; điều này cho thấy, sức sáng tạo của chị rất đỗi phong phú,
bền bỉ; nhất là luôn “bắt nhịp” được với mọi biến chuyển vi tế của
đời sống, của thời đại, cho dầu vẫn với phong cách “điềm đạm”
của những vần thơ giàu âm điệu, trong sáng và trữ tình! [32].
Đỗ Lân nói về Nghệ thuật biểu đạt của Lệ Thu trong Khoảng trời
thương nhớ đã nhận xét:
Tôi hiểu rằng nghệ thuật biểu đạt của Lệ Thu là bằng trái
tim bằng tuổi trẻ, bằng tâm hồn, bằng tình yêu… trân trọng,
thắm thiết, thủy chung… Và đó là chính yếu truyền cảm xun
suốt tác phẩm? [41, tr.92].
Nhưng dường như, nghệ thuật đặc sắc nhất trong thơ Lệ Thu chính là
cảm xúc và trí tuệ, chính nó đã mang những vần thơ “sống” đến với bạn
yêu thơ như GS.TS Mã Giang Lân trong Lệ Thu – Tri Kỷ nhận định:


5

Thơ Lệ Thu chưa có cách tân gì về câu chữ, thể điệu, ngơn
ngữ, diễn đạt, nhưng lại rất chín trong cảm xúc và trí tuệ. Trí
tuệ và cảm xúc tạo nên những cân bằng trong thơ chị. Người
đọc yêu cầu thơ phải thỏa mãn được tình cảm và thỏa mãn được
cả trí tuệ. Lệch bên nào cũng khơng ổn. Tình cảm q thơ sẽ

khơng cất mình lên được, trí tuệ quá thơ sẽ thiếu cái màu mỡ,
xôn xao của cuộc đời. Thơ phải có bản lĩnh để đi vào giữa hai
cạnh sắc của tình cảm và trí tuệ [41, tr.109].
Nguyễn Đức Quyền trong bài Đọc “Xứ sở loài chim yến” lại nhận xét:
Nếu cần nói về nhược điểm biểu hiện của thơ chị, tơi sẽ nói
vài điều này: thơ chị chỗ này chỗ nọ còn hơi dễ dãi. Giữa những
đoạn thơ viết khá công phu chị lại buông lơi một vài câu hời
hợt. Có khi vì một chữ non lép mà tứ thơ đổ: “Ta đã sống những
ngày hồ hởi”. Tiếc là câu thơ đó lại nằm trong một bài thơ có
trọng lượng của chị: “Gửi lại”. Một điều nữa là trở lực của sự
diễn đạt. Trong hầu hết các trường hợp tôi đã thấy chị vượt lên
những trở lực của sự diễn đạt, thơ chị thanh thoát. Một đơi khi
chị cịn bị sự câu thúc của vần điệu mà ý thơ trở thành nơng
nổi… [41, tr.83].
Ngồi ra thơ Lệ Thu cũng là đề tài nhận được sự yêu thích và quan
tâm của sinh viên, học viên trường Đại học Quy Nhơn với nhiều cơng
trình nghiên cứu. Nguyễn Trung Kiên, với Luận văn thạc sĩ: Con người
và quê hương Bình Định trong thơ Lệ Thu. Nguyễn Thị An với Khóa
luận tốt nghiệp đại học đã nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật thơ Lệ
Thu qua đề tài Đặc điểm thơ Lệ Thu v.v…
Như vậy qua các bài nghiên cứu phê bình thơ Lệ Thu nêu trên, chúng tơi
nhận thấy các tác giả đã có những đóng góp nhất định trong việc phát hiện ra


6

một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật nổi bật. Nhưng nhìn chung các bài
viết này mới đi vào tìm hiểu bài thơ, tập thơ hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu một
khía cạnh, một mặt nào đó của thơ Lệ Thu, chứ chưa có cơng trình nào đi sâu
nghiên cứu riêng về thế giới nghệ thuật thơ Lệ Thu. Trên cơ sở tiếp thu những

ý kiến của các tác giả đi trước, chúng tôi mạnh dạn bắt tay vào nghiên cứu
vấn đề này để hoàn thành luận văn của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ thơ Lệ Thu nhưng tập trung vào 2 tập thơ tuyển tiêu biểu nhất là:
- Đến với thơ Lệ Thu, NXB Thanh Niên, HN, 2000.
- Điềm đạm Việt Nam, NXB Văn học, HN, 2014.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Lệ Thu qua việc
khảo sát các tập thơ tiêu biểu của tác giả.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp hệ thống – cấu trúc
Thơ của Lệ Thu là một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn và mang tính hệ
thống. Vì thế khi nghiên cứu chúng tơi đặt nó trong một hệ thống chung theo
một trật tự nhất định.
4.2 Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp này sẽ giúp cho việc phân tích những nhận xét về thơ Lệ Thu có
dẫn chứng cụ thể, giúp cho việc so sánh đối chiếu có thêm sức thuyết phục.
4.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp
Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói
chung. Trong q trình thực hiện luận văn, chúng tơi tiếp cận và khảo sát trực
tiếp văn bản thơ, phân tích các câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ có tính chất
tiêu biểu và điển hình để minh họa cho các luận điểm của luận văn.


7

4.4 Phương pháp so sánh – đối chiếu
Việc sử dụng phương pháp so sánh là để khẳng định nét độc đáo, đặc sắc
của thơ Lệ Thu trong mối tương quan so sánh với tác giả, tác phẩm khác. Sử

dụng phương pháp này chúng tơi có cơ sở để tìm hiểu, lí giải, xác định rõ
những giá trị cũng như những đóng góp của thơ Lệ Thu.
5. Đóng góp mới của luận văn
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về thế giới nghệ
thuật thơ của Lệ Thu, góp vào q trình nghiên cứu các tác giả thơ Việt đương đại.
Luận văn có thể dùng làm Tài liệu tham khảo cho sinh viên Ngữ Văn và
học viên cao học văn học Việt Nam.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
nghiên cứu của đề tài được triển khai thành ba chương như sau:
Chương 1: Giới thuyết khái niệm, cảm hứng và hành trình thơ Lệ Thu.
Chương 2: Các hình tượng nổi bật trong thơ Lệ Thu.
Chương 3: Đặc điểm thể thơ, ngôn ngữ và giọng điệu trong thơ Lệ Thu.


8

Chương 1
GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM,
CẢM HỨNG VÀ HÀNH TRÌNH THƠ LỆ THU
1.1 Giới thuyết khái niệm
1.1.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật của một tác phẩm là nơi phản ánh toàn bộ giá trị
thực của tác phẩm, đó cũng là những sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Thế giới
nghệ thuật là nơi giúp người nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm, tác giả
và trở thành cơng cụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu các hiện tượng văn học.
Tuy vậy, khái niệm thế giới nghệ thuật cũng có rất nhiều cách hiểu:
Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi cho rằng thế giới nghệ thuật là:
Khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác

phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào
lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là
một thế giới riêng được sáng tạo ra theo nguyên tắc tư tưởng, khác
với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc
dù nó phản ảnh thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có khơng gian
riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội
riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng... chỉ xuất hiện
một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật [12, tr.302].
Trong luận án tiến sĩ của mình tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng:
Thế giới nghệ thuật là một phạm trù mĩ học bao gồm tất cả
các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của
quá trình hoạt động nghệ thuật của nhà văn. Nó là một chỉnh thể
nghệ thuật và là một giá trị thẩm mĩ. Thế giới nghệ thuật bao gồm
hiện thực - đối tượng khách quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính


9

sáng tạo nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ hay
chất liệu nghệ thuật. Trong thế giới nghệ thuật chứa đựng sự phản
ánh nghệ thuật, tư tưởng của nhà văn. Thế giới nghệ thuật không
chỉ tương đương với tác phẩm nghệ thuật mà còn rộng hơn bản
thân nó. Nó có thể bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật của một
nhà văn, một trào lưu nghệ thuật, một thời kì nhất định của văn
học, một nền văn học của dân tộc hay nhiều nền dân tộc nhưng
đồng thời cũng có thể liên quan tới nhiều yếu tố của sáng tạo nghệ
thuật nhỏ hơn khái niệm hiện tượng nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật
là thế giới thứ hai được người nghệ sĩ tạo dựng, trong đó chứa
đựng hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con người...
là thế giới sinh động và đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lưu

văn học, mỗi dân tộc, mỗi thời kì lịch sử đều có thế giới nghệ thuật
của riêng mình (Sự hình thành và những vận động của chủ nghĩa
hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại).
Như vậy thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể toàn vẹn của mọi sự sáng
tạo. Thế giới ấy cũng chính là đứa con tinh thần của mỗi người nghệ sĩ. Vì
vậy nó mang trong mình cái riêng của mỗi tác giả, mỗi tác phẩm, cũng như
trào lưu văn học. Nhất là trong thơ trữ tình thế giới nghệ thuật vơ cùng phong
phú, đa dạng vừa phản ánh hiện thực vừa phụ thuộc vào thế giới tư tưởng,
cảm xúc của chủ thể trữ tình.
1.1.2 Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình
Căn cứ vào phương thức phản ánh người ta chia văn học ra làm ba thể
loại lớn: tự sự, trữ tình và kịch. Mỗi thể loại lại bao gồm nhiều thể loại nhỏ.
Tự sự có sử thi, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài... Kịch có hài
kịch, bi kịch, chính kịch... Trữ tình có thơ văn xi, thơ cách luật, thơ trữ tình,
tuỳ bút... với mỗi thể loại sẽ có loại hình thế giới nghệ thuật riêng, có qui luật


10

vận động riêng và hình thức tổ chức biểu hiện riêng. Thơ trữ tình là thể tài của
trữ tình. Khái niệm thế giới nghệ thuật của nó cũng bao hàm đầy đủ các cấp độ,
yếu tố của thế giới nghệ thuật nói chung. Nhưng các cấp độ các yếu tố này có
hình thức biểu hiện riêng. Thơ trữ tình là thuật ngữ nhằm để phân biệt với các
thể tài khác trong thể loại trữ tình và thơ tự sự. Thơ trữ tình có khả năng bộc lộ
cảm xúc rất lớn. Cảm xúc tuy là của riêng từng cá thể nhưng lại bắt nguồn từ
cuộc sống nên trong thơ trữ tình dễ bắt gặp những vấn đề riêng nhưng rất chung
như chuyện thế sự, chuyện đời tư, chuyện chung, chuyện riêng... Dù nói gì đi
nữa thì nổi bật trong thơ vẫn là “bản tự thuật của tâm trạng” (Bielinxki).
Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu
tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Mỗi cấp độ, yếu tố này lại có thể là một

chỉnh thể nhỏ hơn được đặt trong mối quan hệ biện chứng với những yếu tố
khác. Tính chỉnh thể là sự tập hợp, tổng hợp các mặt, các yếu tố, các bộ phận
tạo thành. Đó chính là sự thống nhất, lôgic giữa cái chủ quan và cái khách
quan: Hiện thực với lí tưởng; hình thức với nội dung, thậm chí cả cái tất nhiên
và cái ngẫu nhiên. Tính chỉnh thể được hiểu rất đa dạng và phong phú: Chỉnh
thể của một tác giả, tác phẩm, của một trào lưu văn học một giai đoạn hay
một nền văn học. Trong chỉnh thể lớn lại có thể bao hàm các chỉnh thể nhỏ
hơn, có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau. Vì vậy, tiếp cận tác phẩm văn
học đầy đủ nhất là tiếp cận nó trong chỉnh thể nghệ thuật. Cũng chỉ trong
chỉnh thể nghệ thuật ý nghĩa của tác phẩm mới biểu hiện một cách đầy đủ
nhất, rõ nét nhất. Ở đấy nội dung và hình thức vừa có mối quan hệ biện chứng
với nhau, vừa thể hiện quy luật của chỉnh thể tác phẩm, chỉnh thể nghệ thuật,
vừa thể hiện được cấu trúc nội tại của thế giới nghệ thuật tác phẩm.
Khi nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ trữ tình, các nhà lí luận văn
học đã nghiên cứu trên các phương diện sau:
Thứ nhất là phương diện hình tượng nghệ thuật. Đó là hạt nhân của


11

chỉnh thể nghệ thuật, gồm: hình tượng nhân vật trữ tình; hình tượng khơng
gian, thời gian nghệ thuật... Hình tượng nghệ thuật là bức tranh của cuộc sống
vừa cụ thể, cảm tính vừa khái qt và có ý nghĩa thẩm mỹ. Hình tượng nghệ
thuật trong tác phẩm thống nhất chứ khơng hề đồng nhất với hình tượng ở
ngồi đời thực và nó có tính khái qt cao hơn hình tượng thật ở ngồi đời
thực. Hình tượng nghệ thuật có nhiều cấp độ và bộ phận quan trọng nhưng
quan trọng nhất là nhân vật hay hệ thống nhân vật nhằm thể hiện dụng ý nghệ
thuật thẩm mỹ của người nghệ sĩ.
Thứ hai là phương diện ngơn ngữ nghệ thuật. Đó là những phương tiện nghệ
thuật tiêu biểu thể hiện hình tượng thơ như thể thơ, ngơn ngữ, hình ảnh, giọng

điệu. Thế giới nghệ thuật là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nhiều cấp
độ nên việc phân tích, cắt nghĩa cụ thể, rõ ràng trong khuôn khổ một luận văn là
rất khó. Vì vậy trong Luận văn này, chúng tôi chỉ xin giới hạn các vấn đề của thế
giới nghệ thuật trên cơ sở tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản như: hình
tượng cái tơi trữ tình, khơng gian, thời gian nghệ thuật, ngơn ngữ, giọng điệu... và
vận dụng tìm hiếu các vấn đề này trong thơ của tác giả Lệ Thu.
1.2 Các cảm hứng nổi bật trong thơ Lệ Thu
Lệ Thu đến với thơ và dành cả cuộc đời của mình cống hiến cho thơ ca
cịn bản thân mình nhà thơ nguyện làm con tằm rút ruột nhả tơ cho đời:
Tôi xin làm một con tằm
Suốt đời rút ruột chết nằm trong tơ
Nguyện không làm chiếc gương mờ
Trưng nơi trang trọng dối lừa người soi.
(Nguyện)
Đó cũng như một lời tâm niệm, một quan niệm sống, một nhân cách sống
cao cả của một đời người, một đời thơ. Với khát khao cống hiến cuộc đời và tài
năng của mình, thơ ca của Lệ Thu ln được nuôi dưỡng nâng niu từ những


12

cảm xúc thật, từ những gì chủ thể trữ tình đã trải qua, đã chứng kiến, đã hịa
hợp, đó là lí do để thơ Lệ Thu dễ đi vào lịng người và có vị trí riêng neo đậu
nơi trái tim người đọc.
Cảm hứng thơ là điểm thú vị và đặc trưng nơi thơ Lệ Thu. Chính sự quy
định của thời đại, sự vận động của lịch sử xã hội, khiến cho cảm hứng chủ đạo
trong thơ Lệ Thu cũng có sự dịch chuyển từ cảm hứng về lịch sử - quê hương đất nước sang cảm hứng thế sự và đời tư.
Cảm hứng thơ được hiểu là nội dung tình cảm chủ đạo của tác phẩm, đó là
nơi cảm xúc của tác giả được thể hiện rõ nét. Vì vậy đi tìm hiểu cảm hứng thơ
là tìm hiểu tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của tác giả khi sáng tác ra tác phẩm.

1.2.1 Cảm hứng lịch sử - quê hương - đất nước
Là một công dân, nhà thơ, một nhà báo chiến trường, đi nhiều nơi cả thời
thơ ấu và tuổi thanh xn ngập chìm trong khói lửa của cả hai cuộc chiến tranh,
bởi thế hơn ai hết Lệ Thu có ý thức cơng dân cao độ và được thể hiện qua thơ
với các đề tài lịch sử - quê hương - đất nước. Là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ
chống Mỹ, như bao con người khác Lệ Thu phải từ biệt con thơ để có mặt ở
chiến trường vào những năm tháng khói lửa chiến tranh ác liệt nhất. Chị chứng
kiến sự hi sinh của đồng đội, những mất mát của chiến tranh, sự tự do của quê
hương được đổi bằng máu xương của đồng bào … vậy nên cảm hứng lịch sử quê hương - đất nước là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ chị.
Trong tuyển Điềm đạm Việt Nam, với tổng 267 bài thơ đã có 67 bài thơ
nằm trong mục riêng Quê hương - Đất nước, chiếm tổng số 25%. Mang
trong mình trái tim của một người con Việt Nam, trải qua thời khói lửa ác
nghiệt, nhịp thơ Lệ Thu đã cho người đọc cảm nhận chân thật mà tinh tế về
những vấn đề lớn lao của của lịch sử dân tộc. Cảm hứng ấy đã giúp Lệ Thu
thổ lộ lịng mình với từng tấc đất q hương khơng mang tính hơ hào, mà vô
cùng gần gũi như một lời tâm sự, một lời thổ lộ. Vì thế thơ chị đi vào lịng


13

người một cách tự nhiên nhất, chân chất nhất như con người tác giả.
Ngay trong bài thơ đầu của tuyển tập 267 bài thơ, mang tên Điềm đạm
Việt Nam Lệ Thu đã khái quát những điều bình dị làm nên tâm hồn từng con
người Việt Nam: Toàn những điều gần gũi: “biển”, “đất”, “nhánh ổi”,
“cành tre”, “tiếng võng trưa hè”, “câu ca dao”… những điều ấy đã nuôi lớn
từng tâm hồn người dân Việt. Tất cả làm nên quê hương, xứ sở để rồi mỗi khi
ai đó đi xa, khi nhắc về q mình cũng phải chạnh lịng thương nhớ câu ca
dao bà hát trưa hè, tiếng võng kẽo kẹt ru cả giấc mơ ngoan. Lệ Thu nói về
tính cách của con người Việt:
Hơi ngượng ngùng trước một lời khen

Thoáng ngơ ngác trước điều phản trắc
Thuộc lịch sử cha ông để tin yêu mà đánh giặc
Nhớ rõ người giúp mình để trả nghĩa, đền ơn…
(Điềm đạm Việt Nam)
Vần thơ của Lệ Thu đã gợi nên những đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam: ân nghĩa, thủy chung, nhưng cũng vơ cùng khiêm tốn... Chính họ đã
làm nên lịch sử, làm nên một đất nước ngoan cường đi vào sử sách. Như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước
nhà Việt Nam” (Lịch sử nước ta), Lệ Thu cũng khẳng định “Thuộc lịch sử
cha ông để tin yêu mà đánh giặc”. Đó cũng chính là điều nhà thơ tâm niệm
cho mình và nhắc nhở cho mọi người. Vậy mới thấy cảm hứng lịch sử - quê
hương - đất nước chính là cảm hứng quan trọng trong sáng tác của chị. Chị
trực tiếp chứng kiến những khổ đau của dân tộc: “Qua bao nhiêu ngày bão
giông/ Ngày cơ cực và ngày nghiệt ngã/ Bao năm tháng nhọc nhằn vất vả/
Vẫn nụ cười đằm thắm trên môi” (Điềm đạm Việt Nam). Những năm tháng
ấy mãi không thể quên. Chị đã cho thấy sức mạnh của con người Việt Nam,
vẫn mãi một nụ cười hiền, không sợ sệt trước bão giông, mạnh mẽ và can


14

trường chiến đấu, với tình u thương đất nước vơ bờ “Thương đất nước
mình phải chịu lắm phong ba”.
Trong Lời trên cánh cửa Lệ Thu nói lên lịng quyết tâm của cả một dân
tộc trên chặng đường dài: “Lời trên cánh cửa ta ghi:/ “Độc lập tự do hay là
chết?”/ Tiếng vọng muôn đời:/ Tự do độc lập/…Lại lên đường/ dù gian khổ hi
sinh/ dù rau cháo ngặt nghèo cay đắng/ dù hai vai trên dặm dài gánh nặng/
vẫn ngẩng cao đầu đi đường lớn ông, cha”. Vẫn với cảm hứng lịch sử, chị đã
nêu bật tinh thần quyết tâm của cả một dân tộc ngoan cường, cánh cửa ấy là
một ẩn dụ của quyết tâm, ý chí của tình yêu đất nước. Hình ảnh cánh cửa

được lặp lại mười một lần trong tồn bài thơ, đặc biệt hình ảnh cánh cửa ở
phần mở đầu và kết thúc bài thơ như cánh cửa của tồn bài, mở ra và đóng lại
nội dung sâu sắc mà nó cất giữ, chỉ những ai có chìa khóa của trái tim mới mở
được. Với hai câu cuối: “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”/ Lời cả nước ghi
trên cánh cửa” cho thấy ý chí, quyết tâm và mục đích cuối cùng mà lịch sử,
dân tộc hướng đến là tự do. Để đổi lấy điều đó, dân tộc và nhân dân Việt Nam
phải chịu bao đau thương, bao mồ hôi, nước mắt và máu xương của những
con người đã hòa tan vào đất mẹ, để chúng ta hôm nay thấy cờ đỏ sao vàng
tung bay trong những sáng mai. Trong thơ mình Lệ Thu nói lên những nỗi
đau mà bao người phải gánh chịu để đổi lấy tự do hôm nay: “Cho một ngày
mai tươi sáng/ bao người Hà Nội trẻ trung đã lên đường/ xơng pha nơi đạn
bom mà khơng hề tính toán/ Họ chưa một lần được cùng người yêu ngồi ghế
đá cơng viên – nơi mồ hơi mình đổ xuống/ Nhiều người giờ đã nằm yên dưới
hàng ngàn bia mộ/ dõi theo hành động của từng người và đất nước đổi
thay…” (Hà Nội trong ta). Những lớp người của năm tháng ấy, họ hi sinh
quá nhiều cả tình yêu, cả tuổi trẻ và cả tính mạng. Họ mãi mãi nằm lại những
vùng miền hiu quạnh với đồng đội nhưng vẫn chưa bao giờ thôi nghĩ về đất
nước. Họ vẫn ở đây trong từng nắm đất ngắm đất nước mình lớn lên. Bản


15

thân tác giả đã trải qua mất mát nhìn thấy người thân hi sinh phải lìa xa gia
đình thân thuộc nên những vần thơ của chị luôn đau đáu: “Tuổi xanh đời cậu
đọa đày/ Tháng năm xích sắt, gót giày nhà lao/…Trở về, khuất bóng mẹ cha/
Chị em li tán cửa nhà nát tan!/ Một mình trăm nỗi xốn xang/ Q hương cịn
giặc, xóm làng chưa vui”. Đây là bài thơ chị đề tặng người cậu Lê Quang
Lưu, người đã hi sinh cuộc đời thanh xuân của mình bị tù đày nơi nhà lao Phú
Quốc với bao đau đớn. Sau bao năm, thân vẫn cịn mảnh đạn buốt tê nhưng
tình yêu với quê hương, tổ quốc không bao giờ phai: “Tay nâng khẩu súng

ngùi ngùi/ Trên môi cậu vẫn nụ cười trẻ trung” (Gặp cậu trên đường hành
quân). Khát khao chiến đấu cống hiến cho quê hương dường như không khi
nào phai mờ trong lịng những người lính. Là người chứng kiến sự đau
thương của q hương mình trong đó gia đình là phần máu thịt cũng chịu
nhiều tang thương chị đã bùi ngùi viết: “Tơi đi tìm gặp các em tôi/ Đứa đã đi
xa, đứa mất rồi/ Bạn bè biết bao người ngã xuống/ Máu đỏ triền sông cuối
bãi bồi/… Ơng kể nhiều về lũ ác ơn/ Đã giết ông tôi trước cổng đồn/ Xác kéo
quanh làng treo giữa chợ/ Ba ngày phơi nắng chẳng cho chôn…” (Về quê nội
giữa vành đai trắng). Lệ Thu dùng các động từ “ngã”, “treo” “kéo”, “phơi”
để diễn tả tội ác của giặc và cũng là sự mất mát của chính mình. Chưa dừng
lại ở đó, lời thơ cịn kể sự đau thương ấy tới “người anh ở trước nhà” giờ
“Một bàn tay cụt, đơi nạng gỗ/ Hận của ba năm “lính cộng hịa”/…” rồi
“người chị họ” thì “Chồng chị chết bom, con chết trận/ “Chúng làm tan nát
cả em ơi”. Đau thương ấy kể khi nào mới ngi đó khơng chỉ là nỗi đau của
riêng chị mà còn là của cả một dân tộc nỗi đau thương lên đến tận cùng.
Nhưng những lớp thế hệ sau họ không run sợ mà vẫn tiếp tục cuộc hành trình
gian khổ của lớp lớp cha anh để lại mặc dù cái chết hiện diện trước mắt: “Tôi
gặp người em chưa biết tên/…Vừa mới xung vào “du kích mật”/ Em cười đơi
mắt sáng mơng mênh” (Về quê nội giữa vành đai trắng). Nụ cười ấy chính là


16

hành trang vững chắc là niềm tin chiến thắng, cho khát vọng hào hùng của một
ngày mai tươi sáng. Chiến tranh còn là nguyên nhân chia cắt đất nước Bắc –
Nam như Chị và Em ở hai đầu Tổ Quốc cịn dải đất mẹ Miền Trung rứt ruột
“ngóng Bắc, chờ Nam”. Đó là những ngày Tổ quốc ta tách biệt hai miền Nam
– Bắc, miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn chống quân
thù: “Em trầm tư như một ngọn tháp Chàm/ Yêu nghĩa khí từ câu thơ Đồ
Chiểu/…Cùng bè bạn xuống đường/ Em hát: Dậy mà đi! trong khi đó Chị nơi

đất Bắc chén cơm sẻ nửa/ Trong bom rơi Chị vẫn đến trường”. Nhưng rồi sự
đồn tụ chính là ngày thống nhất: “Hãy cười lên em ơi/ Những cách biệt ngày
qua sẽ hết” (Chị và em từ hai đầu đất nước). Đó cũng chính là ước mong của
toàn thể nhân dân Việt Nam.
Là người con của đất Bình Định ngoan cường, với cảm hứng lịch sử quê hương - đất nước Lệ Thu đã dành khá nhiều bài thơ ca ngợi đất và người
của quê hương mình: “Một mảnh trời Tuy Phước tựa vành nôi/ anh dũng vậy
mà khiêm nhường đến vậy” (Màu xanh cây lúa). Hay như: “Người con Quy
Nhơn/ qua hai cuộc chiến thăng trầm/ người bác sĩ chỉnh hình/ về nối lại
chân tay cho đồng đội” (Ghềnh Ráng). Chị viết về quê hương bằng giọng
điệu tự hào chị nhắc lại những năm kháng chiến những đau thương mà mảnh
đất quê mình trải qua bằng những gì tự hào nhất của một người con xứ sở.
Thơ chị còn là một bản anh hùng ca của các địa danh quê hương lưu tên
mình trong cuộc chiến tranh ngoan cường của Tổ Quốc: “Trong nóng bỏng
tình người Cơng Thạnh/ Trong rạo rực sóng cồn Thiện Chánh/ Sóng mn
đời mang vị mặn thiết tha” (Dưới tầm pháo giặc). Chị viết về địa danh trong
kháng chiến của quê hương mình với niềm tự hào: “Mùa trăng Mỹ Lợi chưa
tàn/ Phú Ninh vây chốt/ Chánh Khoan phá đồn/ Diêm Tiêu lửa cháy khu
dồn/…Bồn chồn Phú Cũ, Trà Quang/ Bình Dương lính chạy hoang mang hãi
hùng” (Tên đất – hồn người) hay: “Nỗi đau từ Chảng Ba Đình/ Chiến công


17

Núi Bé, nghĩa tình Hịa Sơn/ Q hương chất chứa căm hờn/ Gia An, Quy
Thuận, Thành Sơn, Chương Hòa…” (Đất của những người trụ bám). Trong
thơ Lệ Thu những địa danh đất nước gắn liền với cuộc chiến luôn nhắc chị
nhớ về năm tháng khói lửa ấy nên chị lưu lại cố gắng để khơng xót một nơi
nào trong trí nhớ: “Làng Phú Thứ mờ sương/ Mênh mông mặt đầm Trà Ổ/
Biển Tân Phụng chờ ta trong nỗi nhớ/ Ngã Tư Chánh Trực/ Xóm nhỏ Cát
Tường/ Chiều nào qua chợ An Lương/ Rạng rỡ mặt người trong màu cờ giải

phóng!” (Những cuộc hành quân im lặng). Bằng những vần thơ mộc mạc
mà sâu lắng, Lệ Thu đã cho thấy lòng tự hào sâu sắc tình cảm sâu nặng với
từng mảnh đất, con đường, xóm nhỏ, gắn bó với truyền thống quê hương, gắn
với nỗi đau thời cuộc. Nhưng khí phách và sự dũng cảm kiên trinh không bao
giờ thay đổi được dù bom đạn thế nào. Qua đó chính mỗi người đọc cũng thấy
tự hào về quê hương, đất nước mình.
Hình tượng nhân vật anh hùng được Lệ Thu dùng những vần thơ vô vàn
trân trọng và tự hào dựng lên. Đó là biểu tượng cho truyền thống đấu tranh
của dân tộc là niềm tin yêu của nhân dân đối với lịch sử hào hùng, bất khuất
chống giặc ngoại xâm. Lệ Thu nhắc lại mối tình Mỵ Châu – Trọng Thủy để
nhắc lại lịch sử và nguyên nhân mất nước Âu Lạc của An Dương Vương,
bằng giọng cảm thương Lệ Thu đã thấu hiểu cho sự ngây thơ của Mỵ Châu
khi đặt mình vào chính Mỵ Châu: “Ta là cơng chúa Mỵ Châu/ Trọng Thủy ơi
hãy trả đầu cho ta! Trách gì lưỡi kiếm vua cha/ Xử con đánh mất sơn hà vì
u” (Tình Mỵ Châu).
Với lịng tự hào Lệ Thu ngợi ca những hình tượng anh hùng, đó là kết
tinh của cộng đồng. Những hình tượng anh hùng được dựng xây qua hàng
ngàn năm lịch sử. Tiêu biểu là người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn
Huệ: “Đất nước này/ ngàn năm/ hoa và máu/ đẫm từng trang lịch sử anh
hùng/ mãi thấp thoáng vườn trầu/ Nguyễn Huệ - Quang Trung!” Hình ảnh


18

Quang Trung – Nguyễn Huệ đi vào thơ Lệ Thu như một niềm tự hào và một
niềm tin sắt đá của dân tộc bao đời nay nhân dân ta sẽ bảo vệ và dựng xây
mảnh đất: “Chiến thắng mấy chục vạn quân xăm lăng/ Đâu dễ dàng như ngồi
vào mâm tiệc/ Chinh Nam phạt Bắc/ Bao gian truân/ Sống chết/ Áo vải cờ
đào” (Thấp thống vườn trầu).
Lệ Thu khơng chỉ xây dựng nên một nhân vật anh hùng của một thời kì mà

đã tóm lược những hình tượng tiêu biểu của lịch sử dân tộc. Q hương Bình
Định khơng chỉ tự hào với hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ mà còn tự
hào với tên tuổi nữ tướng Bùi Thị Xuân vợ Thái phó Trần Quang Diệu và là một
trong những đô đốc của vương triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Là một nữ
tướng văn, võ, trí, dũng vẹn tồn và vơ cùng anh dũng. Khi vương triều Tây Sơn
thất bại bà bị Nguyễn Ánh xử tử bằng cách cho voi xé xác man rợ nhưng không
hề run sợ. Với sự yêu quý Lệ Thu đã thay mặt nhiều tấm lòng dành cho bà
những lời ca tụng: “Bùi Thị Xuân ơi! Ngọn lửa thiêu liệt nữ/ Giữa lòng người
muôn thuở cháy khôn nguôi” (Ngày hội Tây Sơn).
Dọc theo chiều dài của lịch sử dân tộc, những tượng đài anh hùng chống
kẻ thù xâm lược cũng được Lệ Thu yêu mến và ca ngợi: “Tháng ngày chẳng
chút nghỉ ngơi/ Bão giông dưới cánh “vọng lời mẹ ru”/ Hạ bao nhiêu máy
bay thù/ Một thời bão lửa – sương mù – mây đen” (Cánh bạc) để ca ngợi anh
hùng Nguyễn Hồng Nhị - người con của đất Tam Quan với sự kiên cường và
nhiều chiến công oanh liệt. Trong bài Kính viếng hương hồn Đại tướng Võ
Nguyên Giáp chị viết: “Trí tuệ tài năng, dũng lược, khiêm nhường…/ cánh
chim đầu đàn/ cho bao lớp thanh niên đất Việt/ một con Người, một trái tim
cao khiết/ đã vì Dân, vì nước trọn đời” (Dân yêu ai, đích thị ấy anh hùng).
Ngay từ tên của bài thơ đã cho thấy khái niệm tượng đài, khái niệm anh hùng
ở đây rất giản đơn, gần gũi, dung dị, không màu mè không phải xây bằng đá
hoa cương kiên cố mà giản đơn được xây bằng tình yêu của hàng triệu con


19

người Việt Nam. Những tượng đài như Dương Thị Xuân Qúy trong Bông
trang bên mộ bạn: “Đêm chiến trường nhớ con trào nước mắt/ Mơ ngày
thống nhất” đó là sự hi sinh bản thân mình, hi sinh gia đình, niềm an ủi của
các con thân yêu vì quê hương đất nước. Cũng chính nhờ sự đồng cảm của
mình Lệ Thu đã thấu hiểu nỗi lòng và sự mất mát của những người phụ nữ

nơi chiến trường. Lê Quang Lưu – một người cậu của Lệ Thu, đã hi sinh bản
thân như bao nhiêu người anh hùng khác, dù chịu bao nhiêu tra tấn dù đã phải
hi sinh cả tuổi trẻ, bản thân…họ vẫn ngẩng cao đầu không nao núng và vẫn
mong muốn đóng góp thân mình cho q hương, cho dân tộc: “Tay nâng khẩu
súng ngùi ngùi/ Trên môi cậu vẫn nụ cười trẻ trung” (Gặp cậu trên đường
hành quân). Lệ Thu cảm nhận nỗi đau thương của chiến tranh của những
ngày khói lửa bằng chính sự hi sinh của bản thân, của những người thân yêu những người anh hùng thầm lặng. Đó là cậu, là má: “Giữa tia mắt đỏ ngầu
những thằng mật thám/ Giữa lao tù má biết Nha Trang” (Chiều Nha Trang).
Sự anh hùng đó dường như thấm vào huyết quản của chị, để tiếp thêm động
lực cho chị nơi chiến trường và là nguồn cảm hứng của những vần thơ đầy tự
hào về quê hương, đất nước.
Đọc thơ Lệ Thu có thể thấy cảm hứng lịch sử - quê hương - đất nước là
cảm hứng khơi gợi nhiều xúc cảm cho những bài thơ tha thiết nghĩa tình với
mười hai chương trường ca quê hương trong tuyển Điềm đạm Việt Nam cũng
như những tập thơ khác của chị. Lời thơ vang vọng hào hùng: “Trong thăm
thẳm vô cùng/ Trường Sơn bừng thức dậy/ Đường chiến dịch mùa xuân/ Ta đi
về trong ấy” (Đi trong mưa Trường Sơn). Dường như lịch sử, quê hương
luôn luôn là nơi chào đón mỗi con người quay lại sau bao lần giông bão: “Cho
đến ngày nào khát vọng giàu sang trong anh lụi tắt/ Kẻ lừa mị ranh ma biến
anh thành gã ăn mày/ Lúc bấy giờ anh hẵng trở về đây/ Ngọn cỏ Trường Sơn
sẽ đón anh/ Trong vịng tay nước mắt” (Ngọn cỏ Trường Sơn).


20

Trong thơ mình Lệ Thu thể hiện tình yêu quê hương thơng qua các tên
làng, tên đất, các hình ảnh con sông, đất, nước, mùa, cây trái, biển,…với tên
các bài thơ Trăn trở đất hồi sinh, Qui Nhơn, Ghềnh Ráng, Dịng sơng và
đất, Biển, Phù sa đất mỡ, Trăng Dương Biên, Gió sơng Tơ, Nhớ thác, Màu
xanh bơng lúa, Làng biển bình minh, Mai chiếu thủy, Mùa phượng nhớ

v.v… Dường như trong từng thớ thịt của chị tình yêu quê hương, yêu đất
nước đã thấm đượm. Chị nói với đất như nói với người thủ thỉ tâm sự: “Ở đâu
Địa ngục – Thiên đường/ Ta riêng hạt bụi về nương luống cày/ Hát lời muối
mặn gừng cay/ Ngàn năm vẫn với đất này tri âm!” (Tri âm của đất). Quê
hương luôn là nơi chung thủy với đời người: “Ngàn mây tan hợp đời như
mộng/ Sóng mãi chung tình vọng khúc ca” (Biển). Hay như trong bài Phù sa
đất Mũi chị có viết: “Một lần gặp gỡ người ơi/ Thầm thương cây đước giữa
trời gió giơng…”. Tình u q hương – đất nước thấm vào người chị, theo
chị vượt qua bao nhiêu sóng gió thấm đượm vào từng nơi chị đi qua. Thơ Lệ
Thu, thể hiện tình yêu đất nước với sự trải dài từ Bắc vào Nam: Từ Hà Nội
(Tâm sự tháng năm), vào Huế, Miền Trung, vào tận Phù sa đất Mũi… Ấy
vậy, mới thấy sự gắn bó của nhà thơ dành cho đất nước là một tình yêu vượt
thời gian - không gian ngập tràn trong tâm hồn thơ ca của chị như lũy tre làng
kia luôn ấp ôm lấy tâm hồn của nữ thi sĩ.
Tất cả thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước, lịch sử, của
một công dân Việt Nam vô cùng sâu sắc. Cảm hứng và tình yêu ấy đi vào
thơ ca Lệ Thu một cách bình dị, chân thành và sâu lắng nhất như chính con
người của mảnh đất q hương Bình Định ngoan cường và nghĩa tình.
1.2.2 Cảm hứng thế sự
Thơ ca khơng chỉ là tiếng nói của lịng mà cịn là tiếng nói của thời cuộc,
bức tranh hiện thực hiện ra sau những vần thơ mềm mại. Những con chữ tưởng
như vơ hồn nhưng lại có sức mạnh lưu giữ cuộc sống nhân thế mãi đến mai


21

sau. Vì vậy, người làm thơ ln trăn trở về nhiệm vụ phản ánh cuộc sống ấy.
Sau ngày 30 - 4 - 1975, những vần thơ với niềm kiêu hãnh của một công dân
trong chiến tranh “Năm tháng đã qua chưa lúc nào run sợ” (Năm tháng đã
qua, năm tháng đang về) đã lắng đọng lại và nhường chỗ cho cảm hứng thơ

về cuộc sống đời thường hiện tại. Lệ Thu đã bắt nhịp cùng thời cuộc và có
những thay đổi trong quan niệm sáng tác. Giờ đây cảm hứng lịch sử - quê
hương - đất nước đã nhường chỗ cho cảm hứng thế sự. Cảm hứng thế sự là
cảm hứng mô tả lại đời sống nhận thức lại đời sống trong chính cuộc sống
nhân thế phức tạp với những trăn trở, suy tư trước những biến động thăng
trầm của lịch sử, thời cuộc. Thế sự tức là nhân tình, thế thái những biến suy
của lòng người và cuộc đời. Đó cũng là những nổi niềm nhân thế. Cảm hứng
thế sự giúp nhà thơ tái hiện lại cuộc sống đang diễn ra với những biến động
nhỏ nhặt nhất của cuộc sống, từ cái xấu đến tốt từ cái ác đến cái thánh thiện…
qua đó thể hiện quan niệm về Chân - Thiện - Mĩ.
Từ một cơng dân của thời khói lửa chị từ giã chiến trường trở về làm một
công dân của thời bình. Chị làm mẹ, làm vợ, làm bạn…và rồi một lần nữa chị
phải cầm “súng” chiến đấu, chiến đấu với những nghịch cảnh, những trớ trêu,
những sự phức tạp của đời sống… đã làm cho cái Chân - Thiện - Mĩ vốn có
của con người thay đổi. Giờ đây “súng” chính là ngịi bút của chị. Chị ý thức
được về phẩm cách của mình: “Trót sinh làm một lồi sen/ Để hương thơm
giữa bùn đen cực hình” (Đợi chờ), càng ý thức về phẩm chất của bản thân,
chị càng sợ hãi, đau xót trước, sững sờ trước những đổi thay của thời cuộc:
“Họ chen lấn xô đẩy nhau…/ Đi về đâu chẳng rõ” (Cô đơn).
Trong tuyển Điềm đạm Việt Nam Lệ Thu dành riêng một phần V với tên
Nhân thế, gồm 34 bài thơ chiếm 12,69%. Tuy nhiên, trong những phần còn
lại với những bài thơ khác, cảm hứng nhân thế cũng là cảm hứng chủ đạo.
Dường như trái tim Lệ Thu đang thổn thức khôn nguôi với những câu hỏi


22

không ngừng: “Trưa hôm nay bỗng nhiên sao buồn thế/ Như có điều gì đổ vỡ
tận bên trong” (Như có điều gì), cái “đổ vỡ” ấy phải chăng chính là cái đổ vỡ
từ trái tim một con người “…đem sắc biếc mùa Xn/ Ni quả ngọt chín

vàng mùa Hạ” (Năm tháng đã qua, năm tháng đang về). Vì sao? Vì sao trái
tim ấy lại trăn trở như vậy? Cái câu hỏi ấy ln thường trực trong lịng người
lính mang trái tim và tâm hồn của một người nghệ sĩ: “Năm tháng đã qua
chưa lúc nào run sợ/ sao năm tháng đang về day dứt thế, bạn ơi!” (Năm
tháng đã qua, năm tháng đang về)
Lệ Thu cố đi tìm câu trả lời cho những xô bồ ấy và chị chợt nhận ra cuộc
đời này là một sân khấu lớn nhưng sân khấu ấy không thể giấu được những dối
trá, những giả dối: “bởi cuộc đời tính năm/ sân khấu thì tính phút/ khán giả một
đêm/ bè bạn cả một đời” (Sân khấu - cuộc đời). Với chị sân khấu ấy dù rộng
nhưng không đủ dài cho một vở kịch và bè bạn không phải là khán giả chung
quy tất cả đều phải hướng đến tấm lòng. Trong Một thời ta sống Lệ Thu nêu lên
sự phức tạp của nhân thế: “Một thời phôi pha/ Một thời dối trá/ Cái thật và cái
đẹp bơ vơ”. Với chị cuộc sống này cũng là một mặt trận: “Dẫu chẳng đạn bom
trên mặt trận này/ nhưng ở đó cần hai lần dũng cảm” (Năm tháng đã qua, năm
tháng đang về). Chị lại tiếp tục là một người lính lại chiến đấu cho cuộc đời này.
Tại sao mặt trận này lại cần “hai lần dũng cảm”?
Bởi sự dũng cảm ấy phải mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần để chị chiến đấu
không đơn giản như thời chiến là giết kẻ thù. Ở đây những người chị phải đấu
tranh ở sát bên, là bạn, là anh, là em, là những người đồng đội. Chính nó
khiến lịng chị day dứt khơn ngi. Dù rất đau lịng nhưng chị đã vạch mặt
thẳng người đồng đội sau hai mươi năm lại trở thành kẻ phản trắc vì đồng tiền
mà tha hóa mà bán đi tình nghĩa anh em đồng đội: “Anh giờ là ông chủ giàu
sang/ Trở lại Trường Sơn toan bán chỗ em nằm/ Mà nói rằng tìm mộ em nơi
cao rừng thẳm” (Ngọn cỏ Trường Sơn). Chị chỉ thẳng lí do khiến người đồng


23

đội với lời hứa “ngàn năm anh vẫn nhớ” - mà Lệ Thu có hàm ý mỉa mai đó là
“lời nơng nổi”, thay đổi vì “tơn đồng tiền lên ngơi”, “bon chen, dối lừa, đổi

chác”. Những giá trị tốt đẹp của đạo đức dần mất đi: “Người trung thực bị coi
là dốt nát/ Đạo đức, tài năng.../ những khu rừng bị chặt/ lịng sơng khơ gió
cát bời bời/ cây lúa nghẹn địng/ cơn lũ cuốn/ nhà trơi” để rồi “Ngàn dấu hỏi
đặt ra/ câu trả lời mong manh” (Một thời ta sống).
Trong Tỷ phú Lệ Thu đưa ra những vấn đề chung của xã hội mua quan
bán chức, mại dâm, bán đất, bán vàng, để được: “một lời mười, mười lời trăm/
thành topten những người danh giá nhất” nhưng “tỷ phú ngôn từ bất lực/ đốt
câu thơ khấn: đừng quên đạo lí làm người!” chị nhớ về “Thời của ta khơng lý
sự nhiều/ chỉ biết hi sinh cho những gì ta coi là lẽ sống/ chỉ biết yêu thương/
thật thà/ khiêm tốn/ nhường nhịn nhau/ không vơ vét, lọc lừa” (Viết cho mình).
Để rồi mang nặng tấm lịng nhân thế ấy chị xem những vẻ đẹp của ngày xưa,
những giá trị đích thực đã bị xơ đẩy trong hiện thực này như một ảo ảnh. Ảo ảnh
thì ln đẹp và rạng ngời nhưng nó khơng có thật và khó lịng níu giữ. Nó mơ hồ
có đó nhưng khơng có cứ chập chờn thức tỉnh trong trái tim trong suy nghĩ và
nhận thức của một trái tim đau đời. Chị viết: “Vẻ đẹp ở trên cao/ Niềm đau quằn
ruộng đất/…Ảo ảnh ngàn xưa/ Đành vậy/ Chốn hoang đường!” (Ảo ảnh)
Trong cuộc sống hiện thực này chị khơng chỉ đau lịng trước những sự
đổi thay của giá trị con người mà còn đau xót trước những “vết thương” của
đất mẹ. Đất mẹ đang phải trải qua những vấn nạn của thiên tai, chặt phá rừng,
dịch cúm gia cầm, chất độc, tham nhũng… Trong Bền lịng như đất chị viết:
“Người nơng dân cầm chùm nho thối rữa/ sau bốn tháng trời mưa nắng phủi
tay/ Người chăn ni nhìn bầy gia cầm bị chơn/ trào nước mắt/…Người canh
rừng sau một đêm/ thấy đại ngàn trống vắng/ những cổ thụ ra đi…”.
Và nhà thơ cũng đau khổ đêm đêm, với ngơn từ của mình bởi “vẫn chưa
nói được điều lịng mình canh cánh”. Chính ý thức đó càng khiến tâm của


×