BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
CAO THỊ BÍCH
ĐẶC TRƯNG NGƠN NGỮ - VĂN HĨA
CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN LẬP
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Lập. Các nội dung, những kết luận
được trình bày trong luận văn là trung thực và chính xác, khơng sao chép bất
kì ai.
Kết quả nghiên cứu này khơng trùng với bất kì cơng trình nghiên cứu
nào từng cơng bố.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên
Cao Thị Bích
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu: .............................................................................. 2
3. Lịch sử vấn đề: ........................................................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 4
6. Đóng góp của đề tài:................................................................................ 5
7. Bố cục của luận văn ................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG..................................................... 7
1.1 . Khái quát về ca dao người Việt .......................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về ca dao người Việt ...................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm ca dao người Việt .......................................................... 11
1.2 Đặc điểm ngữ nghĩa văn hóa trong ca dao người Việt ......................... 31
1.2.1. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa ........................................ 31
1.2.2 Ngữ nghĩa văn hóa trong ca dao .................................................... 36
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 37
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁC THÀNH TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ
NGƯỜI TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT................................................... 39
2.1. Nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người............................................... 39
2.2. Khảo sát số lượng ca dao có từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người. ........... 43
2.2.1 Tài liệu khảo sát: ........................................................................... 43
2.2.2 Kết quả khảo sát ............................................................................ 43
2.3 Nhận xét chung. .................................................................................. 45
2.3.1.Tên bộ phận cơ thể người và tần suất xuất hiện trong ca dao
người Việt. ............................................................................................. 45
2.3.2. Số lượng thành tố chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện trong câu
ca dao. .................................................................................................... 49
Tiểu kết Chương 2..................................................................................... 52
CHƯƠNG 3. TÍNH BIỂU TRƯNG CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ
THỂ NGƯỜI TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT .......................................... 54
3.1. Tính biểu trưng của ca dao. ................................................................ 54
3.2. Một số biểu trưng của ca dao có từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người. ..... 57
3.2.1. Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người biểu trưng về cái đẹp. .......... 57
3.2.2. Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể biểu trưng về cái xấu. ................... 60
3.2.3. Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể biểu trưng về thân phận con người. 65
3.2.4. Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người biểu trưng về tình cảm, cảm
xúc của con người. ................................................................................. 72
Tiểu kết Chương 3..................................................................................... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BPCT
: Bộ phận cơ thể
BPCTN
: Bộ phận cơ thể người
CĐSP
: Cao đẳng sư phạm
NXB ĐHQG
: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
NXB KHXH
: Nhà xuất bản khoa học xã hội
NXBGD
: Nhà xuất bản giáo dục
NXBTT
: Nhà xuất bản thơng tin
HN
: Hà Nội
VHTT
: Văn hóa thông tin
TT
: Thứ tự
X.hiện
: Xuất hiện
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Khn hình cơ bản của thể thơ lục bát ......................................... 17
Bảng 1.2: Khn hình cơ bản của thể thơ song thất lục bát .......................... 19
Bảng 2.1: Số lần xuất hiện và tỉ lệ các thành tố chỉ BPCT trong ca dao
người Việt ..................................................................................... 44
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới sinh ra đều có nền văn hóa
truyền thống riêng, đó là bản sắc văn hóa dân tộc. Thời kì hội nhập kinh tế đặt
ra nhiều thách thức cho nền văn hóa mỗi dân tộc. Làm sao hịa nhập mà
khơng hịa tan?. Có thể giải quyết vấn đề ấy theo nhiều góc độ khác nhau,
trong đó đáng chú ý nhất là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Ngơn ngữ
và văn hóa có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. “Ngơn ngữ vừa là điều
kiện tồn tại vừa là sản phẩm văn hóa của nhân loại. Bởi vậy, trong mọi
nghiên cứu về ngơn ngữ nhất thiết cũng phải coi văn hóa là đối tượng của
mình” (Vinocua, 1960- dẫn theo Phan Mậu Cảnh (2008), Lí thuyết và thực
hành văn bản tiếng Việt. NXB ĐHQG Hà Nội).Tất cả các nhà khoa học đều
đồng ý rằng, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện tư duy, là cơng cụ giao tiếp
mà nó cịn phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc bởi sự phân cắt lớp nghĩa hiện
thực, nó chính là chủ thể tri nhận, thuyết minh cho những ý nghĩa của văn hóa
xã hội hay nói cách khác muốn hiểu được bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi
quốc gia ta phải nắm bắt rõ những khía cạnh về ngơn ngữ của quốc gia đó.
Một trong những thể loại mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc chính
là ca dao. Có thể nói, yếu tố văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc được kết
tinh rõ nét nhất ở ngôn ngữ dưới dạng ca dao. Ca dao là mảnh đất màu mỡ
phản ánh nếp văn hóa hơn 4000 năm văn hiến, lối sống, cách tư duy, suy
nghĩ, phong tục tập quán của con người Việt Nam. Việc đi vào nghiên cứu từ
ngữ trong ca dao có thể làm rõ đặc trưng ngơn ngữ văn hóa của người Việt.
Chính vì lí do đó, chúng tơi chọn “Đặc trưng ngơn ngữ - văn hóa của các từ
ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người Việt” làm đề tài nghiên cứu của
mình.
2
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài luận văn này hướng đến những mục đích sau:
- Chỉ ra mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa thơng qua việc khảo sát,
thống kê các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người Việt.
- Tìm hiểu đặc trưng ngơn ngữ và văn hóa Việt Nam qua các từ ngữ chỉ
bộ phận cơ thể người trong ca dao.
3. Lịch sử vấn đề:
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa:
Trên thế giới, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu mối quan hệ giữa ngơn
ngữ và văn hóa. Tiêu biểu, khơng thể khơng nhắc đến W.Humbold- một nhà
nghiên cứu ngôn ngữ học, là đại diện tiêu biểu xuất sắc của ngôn ngữ học đại
cương từ thế kỉ XIX. Những tư tưởng về ngơn ngữ và văn hóa của ơng đã góp
phần khơng nhỏ ảnh hưởng đến hệ tư tưởng của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
học về sau. Ơng đã nghiên cứu ngơn ngữ trong mối quan hệ giữa ngơn ngữ và
văn hóa với cuốn sách nổi tiếng “Tính đa dạng trong cấu trúc của các ngơn
ngữ nhân loại”. Ông quan niệm rằng tất cả các từ trong ngôn ngữ đều là
phương tiện nối kết các hiện tượng bên ngoài với thế giới bên trong của con
người bản sắc riêng của mỗi dân tộc được thể hiện qua tiếng mẹ đẻ. Và ngơn
ngữ chính là nơi bảo lưu tinh thần, văn hóa dân tộc, sức mạnh liên minh giữa
các dân tộc - tất cả để lại dấu ấn tài tình trong mỗi âm thanh.
Ở Việt Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu lớn liên quan đến vấn
đề khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa, trong đó có
thể kể đến:
“Tìm hiểu đặc trưng văn hố - dân tộc của ngơn ngữ và tư duy người
Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)” của Nguyễn Đức Tồn. [34]
“Đặc trưng ngôn ngữ- văn hóa giao tiếp tiếng Việt” của Hữu Đạt
(2009).[9]
3
“Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt” (Nguyễn Văn Chiến). [3]
“Nghiên cứu về cấu trúc 3 chiều : Ngơn ngữ- tư duy bản ngữ- văn
hóa” ( Đinh Văn Đức, Đinh Kiều Châu (Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội,
Tập 3, số 5 2015)). [8]
Các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề đặc trưng ngơn
ngữ- văn hóa trong tiếng Việt.
- Nghiên cứu về ca dao:
Ca dao là một trong những sản phẩm trí tuệ, phản ánh tính đa dạng và
phong phú về nhận thức của người Việt. Đó được xem là nguồn tư liệu q
giá để có thể tìm hiểu những nét đặc trưng cơ bản về văn hóa của người Việt
Nam. Dựa trên cơ sở đó đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về ca dao Việt
Nam, việc đi vào nghiên cứu ca dao Việt góp phần làm sáng về mặt văn hóa
như đã nêu trên:
Sớm nhất là cuốn “Nam phong giải trào” (ra đời vào khoảng cuối TK
XVIII- đầu TK XIX). Tiếp theo đó, nhiều cơng trình biên soạn ca dao ra
đời bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. Ở chữ Nơm, ta có cuốn “Đại Nam
Quốc Túng” của Ngơ Giáp Đậu biên soạn năm 1908; cuốn “Quốc phong thi
tập hợp thái” (1910); “Việt Nam phong sử” của Nguyễn Văn Mai biên soạn
năm 1914,…. Cịn ở chữ Quốc ngữ, có cuốn “ Tục ngữ phong dao” của
Nguyễn Ngọc biên soạn năm 1928; cuốn “Phong dao, ca dao, phương
ngôn, tục ngữ” của Nguyễn Chiểu biên soạn năm 1934; cuốn “Văn học dân
gian” của nhóm tác giả Vũ Ngọc Phan, Tạ Phong Châu, Phạm Ngọc Hi
biên soạn năm 1972),…
- Nghiên cứu về từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người:
Nghiên cứu về đặc trưng ngơn ngữ- văn hóa các từ ngữ chỉ bộ phận cơ
thể người có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau:
“Bình diện văn hố- ngơn ngữ của nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt”
(Như Ý, Văn hoá dân gian 1992) [40].
4
“ Một số nhận xét về thành ngữ có từ chỉ BPCT trong tiếng Nhật” (Đỗ
Hồng Ngân, Ngơn ngữ năm 2002) [24].
“Cấu trúc hai bậc trong ngữ nghĩa của thành ngữ có từ chỉ BPCT” (Trịnh
Đức Hiển- Lâm Thu Hương, Văn hóa dân gian 2003) [18].
“Một số thành ngữ có từ “bụng” (Tạ Đức Tú, Ngôn ngữ và đời sống
2005) [35].
“Đặc trưng ngơn ngữ- văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người
trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh) của Nguyễn Thị Phượng
(2009) [31].
Luận án tiến sĩ “Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ, ca dao
tiếng Hán và tiếng Việt dưới góc nhìn ngơn ngữ học tri nhận” của Liêu Thị
Thanh Nhàn (2018) [27].
Qua việc tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy
chưa có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề đặc trưng ngôn ngữ- văn hóa các
từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người Việt. Những kết quả
nghiên cứu của các tác giả đã công bố sẽ được chúng tôi tiếp thu để thực hiện
đề tài luận văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là các đặc trưng ngôn ngữ - văn
hóa Việt Nam của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người Việt.
- Về phạm vi nghiên cứu, nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người khá rộng.
Đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu chủ yếu là các bộ phận cơ thể người thuộc vị
trí bên ngồi và một số bộ phận cơ thể người nằm bên trong mang tính biểu
trưng cao như ruột, tim, gan,...
5. Phương pháp nghiên cứu.
Với nhiệm vụ khoa học của đề tài, ở đây tôi đã sử dụng tổng hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu sau:
5
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này giúp tìm ra tất cả các thành
tố chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người Việt . Từ đó, thống kê và xác
định tần số xuất hiện của từng bộ phận cơ thể người trong ca dao, Việt Nam.
- Phương pháp phân tích: Ở phương pháp này, chúng tơi dùng để phân
tích ngữ nghĩa, tính biểu trưng của những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người,
chỉ ra mối quan hệ giữa ngơn ngữ- văn hóa. Đặc biệt là đặc trưng ngữ nghĩavăn hoá của các từ ngữ chỉ BPCT trong ca dao người Việt.
Những phương pháp này mang tính xuyên suốt trong quá trình nghiên
cứu để đảm bảo việc giải quyết nhiệm vụ, mục tiêu mà đề tài đưa ra.
6. Đóng góp của đề tài:
Mỗi đề tài nghiên cứu đều mang trong mình những ý nghĩa lý luận và
thực tiễn riêng. Việc nghiên cứu đề tài luận văn này nhằm đóng góp ở việc:
- Nhấn mạnh rõ hơn mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa.
- Hiểu thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam thơng qua việc tìm hiểu
đặc trưng ngơn ngữ - văn hóa của ca dao có các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người.
- Tạo nên nguồn ngữ liệu về ca dao có các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
người.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của Luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề khái quát.
Ở chương này, luận văn tập trung trình bày khái quát những vấn đề
chung về ca dao người Việt, chỉ ra đặc điểm và mối quan hệ giữa ngơn ngữ và
văn hóa trong ca dao.
Chương 2: Khảo sát các thành tố chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao
người Việt.
Chương 2 đi vào thống kê các từ ngữ có chứa bộ phận cơ thể người
6
trong ca dao người Việt. Bước đầu làm cơ sở để đi vào tìm hiểu tính biểu
trưng ở chương 3. Từ đó, thấy rõ mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa.
Chương 3: Tính biểu trưng của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người
trong ca dao người Việt
Từ việc khảo sát, thông kê về các từ ngữ chỉ BPCT người trong ca dao
người Việt ở chương 2, chương 3 tập trung chỉ ra tính biểu trưng của các từ
ngữ chỉ BPCT người trong ca dao người Việt để làm sáng rõ đặc trưng của
ngôn ngữ - văn hóa Việt Nam thơng qua lớp từ ngữ ấy.
7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 . Khái quát về ca dao người Việt
1.1.1. Khái niệm về ca dao người Việt
Có thể kể đến một số định nghĩa về ca dao như:
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán- Trần Đình SửNguyễn Khắc Phi chủ biên : “Ca dao còn gọi là phong dao. Thuật ngữ ca dao
được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài
hát có khúc điệu, dao là bài hát khơng có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép
chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian hoặc khơng có
khúc điệu. Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca” [30, tr. 31].
Trong cuốn “Lịch sử văn học Việt Nam”, tập 1 (NXB GD 1978) của
nhóm tác giả Bùi Văn Ngun, Lê Trí Viễn, Phan Cơn và cộng sự : “Ca dao là
những bài hát có hoặc khơng có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân
tộc (thường là lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm” [26 ,tr. 3]
Dương Quảng Hàm trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” cho rằng ca
dao (ca: hát; dao: bài hát khơng có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu
hành trong dân gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân.
Ngồi ra cịn có định nghĩa : “Ca dao (歌謠) là thơ ca dân gian Việt
Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất
định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là
một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao
là bài hát ngắn, khơng có giai điệu, chương khúc.” [Nguồn Wikipedia, Ca
dao Việt Nam].
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung ca dao là những
bài thơ, câu thơ được nâng thành những bài hát, câu hát có nhịp điệu, dễ nhớ
dễ thuộc, phản ánh cuộc sống của con người dựa trên nhiều khía cạnh như
8
sinh hoạt, lao động, tình cảm và dựa trên những khía cạnh ấy mà phân thành
những loại ca dao khác nhau, phục vụ cho từng mục đích. Thật khơng q khi
nói ca dao chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất của
người Việt bởi những phương diện mà nó thể hiện là tổng thể nhân sinh quan
của cộng đồng, văn hóa Việt. Để khẳng định được điều đó, ta xét về q trình
lịch sử ra đời của ca dao Việt Nam. Ca dao đã xuất hiện từ rất lâu đời trong
đời sống của người Việt dưới hình thức lưu hành khẩu truyền, khơng rõ tác
giả. “Ca” ở đây có thể hiểu là giọng (lời) được ngân dài ra, cịn “dao” có
nghĩa là hát trơn khơng cần nhạc đệm, vì được lưu truyền trong đời sống dân
gian nên thể loại văn chương này mang đậm màu sắc văn hóa q hương, là
câu ca bình dân, ân tình đầy sâu lắng của con người Việt Nam sau lũy tre
làng, cây đa, bến nước, sân đình. Mặc dù, có mặt từ rất lâu nhưng mãi đến đầu
nhà Nguyễn, một số nhà Nho đã tập hợp những câu ca được lưu hành trong
dân gian thành sách. Phải kể đến cuốn “Nam phong nữ ngạn thi” của Trần
Danh Án bao gồm ca dao nửa chữ Nôm, nửa chữ Hán.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Mộng Khôi trong bài viết “Đôi điều về
ca dao tục ngữ” cho rằng:
Mãi đến cuối thế kỉ XIX, khi nước ta bị đô hộ mới bắt đầu chịu ảnh
hưởng của văn hóa người Pháp, người phương Tây, mà nghiên cứu, phê bình
loại văn chương bình dân này theo lối Tây phương. Ông Edmond Nordeman
sưu tập, trích lục văn Nơm xưa mà làm sách “Quảng tập viêm văn”
(Chrestomatie annamite), xuất bản 1898 tại Hà Nội. Giaos sư G.Cordier
người Pháp soạn quyển “Việt Nam thi văn hợp tuyển” (Litterature annamite,
extraits des poetes et des prosateurs annamites) đầu tiên, tiếp theo là những
quyển như “Góp nhặt những câu ca dao” ( Recueil de chansons populaires)
của Paulus Cuar. Ông Julien với quyển “Lớp tiếng Việt” (Cours de langue
annamite). Ông Đặng Lễ Nghi cho xuất bản quyển “Câu hát huê tình” năm
9
1917. Đến năm 1928, ông Nguyễn Văn Ngọc ấn hành quyển “Tục ngữ phong
dao”. Tiếp theo là những sưu tập của giáo sư Dương Quảng Hàm, Thanh
Lãng… Từ đó đến nay đã có hàng trăm tác giả thâu góp và giải thích tục ngữ
ca dao…’’
Từ đó, ta có thể thấy, ca dao giống như tấm gương phản chiếu cho mỗi
thời kì, giai đoạn lịch sử của nước nhà. Đó khơng chỉ là tiếng hát ân tình, xoa
dịu, cổ vũ con người mà đó cịn như cuốn nhật kí mà mỗi câu ca dao chính là
từng trang văn hóa cho mỗi thời kì của dân tộc. Chính vì thế, muốn đi vào tìm
hiểu giá trị cội nguồn văn hóa của dân tộc Việt ta chỉ cần đào sâu vào ca dao.
Thật vậy, trong thời kì phong kiến xưa, thời kì mang nhiều định kiến
khắc nghiệt về thân phận người phụ nữ hay số phận đầy oan trái của người
dân lao động phải sống trong cảnh bòn rút sức lực của giai cấp địa chủ phong
kiến :
Thân em như trái bần trơi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Ca dao đã làm đúng nhiệm vụ của mình, cất lên tiếng hát trữ tình than
thân, thương cảm cho từng thân phận, từng kiếp người trong xã hội bấy giờ.
Ca dao trữ tình như liều thuốc xoa dịu từng cơn đơn quặn thắt của số phận
từng giai cấp người.
10
Từ bao đời nay, người nông dân Việt Nam phải bán mặt cho đất, bán
lưng cho trời, ca dao từ đó như tiếng hát cổ vũ tinh thần người dân lao động
hăng say, miệt mài với công việc :
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản cơng,
Bao giờ cây lúa cịn bơng,
Thì cịn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Tre già anh để pha nan,
Lớn đan nong né, bé đan giần sàng.
Gốc thì anh để kê bàn,
Ngọn ngành anh để cắm giàn trầu, dưa.
Những người đi biển làm nghề,
Thấy dịng nước nóng thì về đừng đi.
Sóng lừng, bụng biển ầm ì,
Bão mưa ta tránh chớ hề ra khơi.
Như ta đã biết, Nho giáo chính là hệ tư tưởng ảnh hưởng lâu dài và sâu
rộng ở Việt Nam, nó định hình về lối sống, sinh hoạt, đạo đức hay cách đối nhân
xử thế của người Việt. Tuy hệ tư tưởng Nho giáo đã sụp đổ từ sau Cách mạng
tháng Tám nhưng nó vẫn tồn tại trong tiềm thức của người Việt ở cách đối xử
người với người, hay trong các lễ nghi, phong tục, tập quán. Nét văn hóa này đã
được mảnh đất ca dao màu mỡ tận dụng một cách triệt để, trở thành loại ca dao
nghi lễ, phong tục phản ánh bề dày lịch sử, văn hóa của người Việt:
11
Đi đâu mặc kệ đi đâu
Đến ngày giỗ tết phải mau mà về.
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình.
Mơng bốn chơi chợ Quả Linh
Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Cơi.
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng
Chợ Viềng năm có một phiên
Cái nón em đội cũng tiền anh mua.
Ca dao cịn phản ánh nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống, dù ở những
phương diện khác nhau ca dao đều bộc lộ tình cảm thắm thiết, mãnh liệt của
con người bình dân, bởi đó chính là tiếng nói đại diện cho cộng đồng người
Việt, mang âm hưởng của quang cảnh làng mạc Việt Nam. Nó khơng phải là
những câu từ trau chuốt, đầy hoa mĩ mà được hun đúc từ chính nét chất phác,
nồng hậu, thuần Việt của bao khối óc người bình dân truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
1.1.2. Đặc điểm ca dao người Việt
Ca dao là những tác phẩm trữ tình, được sáng tác tạo thành tác phẩm
nghệ thuật bằng ngôn từ. Mỗi bài ca dao đều thể hiện tình cảm, cảm xúc của
con người trong cuộc sống. Tìm hiểu đặc điểm ca dao người Việt, ta chú ý
đến đặc điểm về phần nội dung và hình thức.
12
1.1.2.1 Về nội dung:
Nội dung mà ca dao thể hiện trải dài ở nhiều khía cạnh khác nhau trong
cuộc sống, làm cho hiện thực của cuộc sống hay đời sống tình cảm, tư tưởng,
tâm trạng con người được hiện lên một cách đa dạng và phong phú. Ca dao
chính là tấm gương phản ánh cuộc sống mn hình vạn trạng của con người và
hiện thực đời sống được phản ánh trong ca dao là những điều gần gũi, chân
thực.
Ta có thể chia nội dung mà ca dao thể hiện thành 2 phương diện lớn:
nội dung trữ tình và nội dung thế sự.
a. Nội dung trữ tình
Trữ tình là phương thức miêu tả của văn học, thiên về bộc lộ, diễn tả
cảm xúc. “Trữ” là thổ lộ, “tình” là tình cảm, cảm xúc.
Ca dao được xem là tiếng hát trữ tình diễn đạt tâm tư, tình cảm của con
người Việt Nam. Nội dung trữ tình ấy có thể là tình u đôi lứa với những
cuộc gặp gỡ trong bức tranh lao động đầy hăng say, vì thế ca dao về tình yêu
nam nữ thường gắn liền với cuộc sống của nhân dân lao động. Bên cạnh đó
cịn có tình u q hương, đất nước, yêu vẻ đẹp của từng vùng miền, từ đó
thể hiện niềm tự hào thơng qua những áng ca dao ca ngợi về thiên nhiên,
phong cảnh và sản vật. Tình cảm gia đình cũng là một trong những khía cạnh
mà ca dao khai thác, phản ánh những mối quan hệ của các thành viên trong
gia đình. Và nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong nội dung này đó chính là
hình ảnh của người phụ nữ lao động, là hình ảnh của người bà, người mẹ, của
người vợ thân thương. Đặc biệt, đề tài về thân phận mỗi lớp người trong xã
hội phong kiến chính là mảnh đất đầy màu mỡ để ca dao phát huy hết khả
năng trữ tình của mình. Với đề tài này, ca dao đã phản ánh những tâm trạng
đầy đau khổ, phẫn uất cho thân phận đầy hẩm hiu của người phụ nữ, hay sự
dồn nén, tiếng khóc đau thương của tầng lớp nhân dân lao động bị đè nặng
13
dưới ách thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến, ca dao cất lên tiếng khóc
đầy xót thương, đồng cảm, xoa dịu nỗi đau cho từng lớp người ấy.
Trong cuốn Tục ngữ - ca dao Việt Nam, Mã Giang Lân đã nhận định rằng:
“Ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian. Những tác phẩm
này nói lên mối quan hệ của con người trong lao động, trong sinh hoạt gia
đình xã hội hoặc nói lên những kinh nghiệm sống và hành động… thì bao giờ
cũng bộc lộ thái độ chủ quan của con người đối với những hiện tượng khách
quan, chứ không phải miêu tả khách quan những hiện tượng, những vấn đề.
Cho nên ở ca dao, cái tơi trữ tình được nổi lên rõ nét.” [20; tr.9]
b. Nội dung thế sự
Nội dung thế sự là một trong những nội dung chủ chốt, đem lại giá trị
về mặt chất lượng. Nội dung này chiếm một số lượng đáng kể và đề tài chủ
yếu được nói đến là lịch sử. Khác với văn xuôi, khi đề cập đến vấn đề lịch sử,
ca dao không đi vào diễn tả một cách cụ thể, chi tiết từng sự việc mà mà chỉ
nhắc đến sự kiện lịch sử ấy để thể hiện quan điểm, thái độ của quần chúng.
Qua từng biến động của xã hội Việt Nam, ca dao như tiếng nói ghi lại
từng giai đoạn lịch sử, mặc dù chỉ là những những nét chấm phá đơn giản
nhưng đã tạc nên một bức tranh lịch sử Việt Nam đầy oai hùng trải dài từ thời
lập quốc, hình thành lãnh thổ, đến công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước của
từng triều đại vua, hay của thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ,…
Để gợi nhắc đến sự kiện lịch sử nhà Nguyễn Tây Sơn dân gian ghi lại
qua những câu ca dao:
An Khê nổi tiếng Hịn Bình,
Khi xưa Nguyễn Huệ ẩn danh nơi này.
Đây là những địa danh gắn với ngày đầu dựng cờ khởi nghĩa của ba anh
em Tây Sơn ở vùng đất Tây Sơn thượng đạo .
Hay việc Nguyễn Huệ lật đổ chúa Trịnh, trao quyền lại cho nhà Lê
14
cũng được ghi nhớ trong ký ức dân gian qua câu ca dao:
Nguyễn ra thì Nguyễn lại về
Chúa Trịnh mất đất, vua Lê hãy cịn.
Khi nói về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh dân gian có câu ca
dao:
Xuân xưa vang tiếng Hà Hồi
Oai danh Nguyễn Huệ muôn đời cịn ghi
Một trời khí phách uy nghi
Đón xn khơng thẹn tu mi Lạc Hồng.
Trong phong trào Cần Vương chống Pháp, Đinh Công Tráng là một
trong những lãnh tụ của phong trào này đã được dân gian có thơ ca dao khen
ngợi:
Có chàng Cơng Tráng họ Đinh,
Dựng lũy Ba Đình chống đánh giặc Tây.
Cơ mưu dũng lược ai tày,
Chẳng quản đêm ngày vì nước lo toan.
Dù cho vận nước chẳng cịn.
Danh nghĩa vẹn tồn, mn thuở khơng phai.
Ca dao lịch sử còn là thể hiện một cách đa dạng và phong phú về phong
tục, tập quán của nhân dân ta. Với quan niệm của người Việt “ Miếng trầu là
đầu câu chuyện”, khi cặp trai gái đã quen thuộc gặp nhau, họ mời nhau miếng
trầu, điếu thuốc:
Mẹ em hằng vẫn khuyên răn,
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
Trầu này trầu ái, trầu ân,
Trầu nhân, trầu nghĩa, trầu mình, trầu ta.
Trầu này nhuộm thắm duyên ta,
15
Đầu xanh cho tới tuổi già không phai.
Tư tưởng Nho gia ln đề cao vai trị của người đàn ơng, chính vì thế
đã làm cho đàn ơng có đặc quyền to lớn, độc tơn trong gia đình. Bổn phận
người phụ nữ là phải “tịng phu” chiều chồng ni con, và phục tùng hết thảy
mọi điều ý người chồng trong gia đình:
Con quốc kêu khắc khoải mùa hè,
Làm thân con gái phải nghe lời chồng.
Sách có chữ rằng: “Phu xướng phụ tòng.”
Làm thân con gái lấy chồng xuất gia.
1.1.2.2. Về nghệ thuật:
Ngôn ngữ nghệ thuật của ca dao biểu hiện một cách chính xác và tinh tế
về cuộc sống, hơn nữa cịn biểu hiện một cách sinh động và giàu hình tượng, tâm
tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong cuộc sống. Ngôn ngữ nghệ
thuật của ca dao đã vận dụng hết khả năng của mình tạo nên một bức tranh nhiều
màu sắc và đường nét đa dạng về đất nước, con người Việt Nam.
Đặc điểm về nghệ thuật của ca dao được thể hiện trên nhiều phương diện:
a. Thể thơ
Nói đến hình thức thể thơ của ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng nhiều
thể thơ khác nhau nhưng hầu hết đều là những thể thơ đơn giản, câu ngắn, ít
âm tiết. Ta gọi đó là các thể nói lối hay thể vãn. Ngồi ra, thể lục bát (và biến
thể) và thể song thất lục bát ( và biến thể) cũng được dùng rất phổ biến trong
ca dao.
Thể vãn
Ở thể vãn, tùy theo số chữ mà ta có thể vãn hai, vãn ba, vãn bốn,…
thường xuất hiện trong ca dao nghi lễ hoặc phù chú,… Trong thể vãn, vãn hai
và vãn bốn thường khó phân biệt rạch rịi bởi cách ngắt nhịp và yếu tố vần của
hai vãn rất dễ nhầm lẫn với nhau. Bài ca dao theo vãn bốn (câu thơ có bốn âm
16
tiết) thường ngắt nhịp 2/2 cũng tương tự như bài ca dao theo vãn hai (câu thơ
có hai âm tiết). Ngược lại ở những bài ca dao theo thể vãn hai nếu như đọc
nối tiếp, không ngừng nghỉ lâu giữa các câu thơ thì cũng sẽ giống như bài ca
dao theo vãn bốn. Chẳng hạn:
Chi chi chành chành
Cái đanh nổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương thượng đế
Cấp kế đi tìm
Ú tim ù ập…
Còn về phần vần, trong thể vãn bốn vần được gieo ở tiếng bằng lẫn tiếng
trắc, gieo ở cả câu cuối (vần cuối - cước vận) lẫn giữa câu (vần lưng - yêu
vận), vì thế rất dễ dàng để chuyển sang thể vãn hai. Thể vãn ba rất hiếm gặp,
khó lẫn với các thể khác:
Xỉa cá mè
Đè cá chép
Chân nào đẹp
Đi buôn men…
Thể vãn năm trong ca dao thường kết hợp xen kẽ với thể vãn tư, thường
được dùng cho mục đích kể chuyện hoặc than thân:
Hỡi trời cao đất dày
Thuế sao nặng thế này
Làng xóm đành bóp bụng
Bán đìa nộp thuế Tây.
Lục bát
Ở thể lục bát (và lục bát biến thể), song thất lục bát (và song thất lục
bát biến thể), hai thể này cũng thường được dùng trong ca dao.
17
Thể thơ lục bát là cơng trình sáng tạo vĩ đại mang đậm nét văn hóa của
người Việt ta, xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ XV. Cặp câu trên sáu dưới
tám là hình thức cơ bản của một câu thơ lục bát. Ở lục bát chính thể, mỗi câu
gồm hai vế, vế trên sáu âm tiết, vế dưới tám âm tiết (số tiếng của mỗi dịng là
khơng thay đổi), cách gieo vần hầu hết đều là vần bằng.Nhịp ở mỗi bài ca
dao đôi lúc sẽ khác nhau nhưng chủ yếu là nhịp chẵn (2/2/2) , nhịp 3/3 hoặc
4/4 nhưng trường hợp này hiếm. Phan Ngọc cho rằng trong hàng nghìn câu
mới có một câu ngắt nhịp 3/3.
Bảng 1.1: Khn hình cơ bản của thể thơ lục bát
Vị trí tiếng
Dịng thơ
2
4
6
Dịng 6
bằng
trắc
bằng (vần)
Dịng 8
bằng
trắc
bằng (vần)
8
bằng
Có thể nói, thể lục bát là một trong những đặc trưng của ca dao Việt
Nam, bởi thể thơ này không giới hạn về số câu hơn nữa nhịp thơ lại rất uyển
chuyển, nhịp nhàng rất phù hợp để diễn tả tâm trạng, cảm xúc, hiện thực của
đời sống.
Lục bát biến thể
Lục bát biến thể xuất hiện nhằm thể hiện những trạng thái cảm xúc, nội
dung của lời ca như chì chiết, đay nghiến, bộc lộ khó khăn và lịng quyết tâm
vượt qua trở ngại, châm biếm và trào phúng… Theo cách hiểu của Mai Ngọc
Chừ thì lục bát biến thể là những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng
khơng theo kiểu ngun mẫu trên sáu dưới tám mà có sự thay đổi nhất định
về số lượng âm tiết. Có nghĩa là số âm tiết trong một vế câu có thể tăng hoặc
giảm.
Ở ca dao, dân ca có một số lời lục bát biến thể trong đó khn hình về
18
vần vẫn được giữ, còn số tiếng trong dòng thơ có thể thay đổi. Đúng như sự
phân loại của Mai Ngọc Chừ, lục bát biến thể có ba loại:
a) Dịng lục thay đổi, dòng bát giữ nguyên
Tưởng giếng sâu, nối sợi dây dài
+
Hay đâu giếng cạn, tiếc hoài sợi dây (7/8 tiếng )
+
Chàng trẩy đi nước mắt thiếp tôi chảy quanh
Chân đi thất thểu lời anh dặn dò (9/8 tiếng )
b) Dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi:
+
Bao giờ rừng quế hết cây
Dừa Tam Quan hết nước thì em đây mới hết tình (6/11 tiếng )
Lời nguyền trước cũng như sau
+
Ta không ham vui bỏ bạn, bạn chớ tham giàu bỏ ta” ( 6/ 12 tiếng )
c) Cả dòng lục và dòng bát thay đổi:
Em thương anh thầy mẹ ngăm nge
+
Cậu cơ chú bác địi đậu bè thả trơi (7/9)
+
Anh xa em ra vì thiên hạ hay thúc bá tới xui
Đó băn khoăn, đó nhớ, đây bùi ngùi đây thương ( 13/ 10
tiếng ) [ 19, tr.224, 225]
Song thất lục bát
Thể thơ này có q trình phát triển lâu dài trong lịch sử dân tộc. Xuất
hiện từ cuối thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII, những giai đoạn sau này thể thơ
này tiếp tục định hình và phát triển, xuất hiện trong những tác phẩm nghệ
thuật mẫu mực. Đến giai đoạn 1932 cho đến nay, thể thơ này đã dẫn ít được
sử dụng hơn.
Một khổ thơ song thất lục bát hoàn chỉnh bao gồm hai câu thất ( 7 tiếng),
một câu lục ( 6 tiếng) và một câu bát ( 8 tiếng).
Bác mẹ già phơ phơ đầu bạc
19
Con chàng cịn trứng nước thơ ngây
Có hay chàng ở đâu đây
Thiếp xin mượn cánh chắp bay theo chàng.
Bảng 1.2: Khn hình cơ bản của thể thơ song thất lục bát
Vị trí tiếng
Dịng
2
3
4
5
6
7
Dịng 7
trắc
bằng
trắc
Dịng 7
bằng
trắc
bằng
Dịng 6
bằng
trắc
bằng
Dịng 8
bằng
trắc
bằng
8
bằng
Thơng thường ca dao chỉ gồm một khổ (4 dịng), hiếm khi có từ hai khổ
trở lên). Song thất lục bát cũng xuất hiện biến thể, song thất lục bát biến thể
chỉ xuất hiện trong ca dao:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!
Thể hỡn hợp
Thể hỗn hợp là phối hợp nhiều thể khác nhau trong cùng một khổ thơ,
chính vì thế tạo nên tính tự do trong việc thể hiện nội dung, cảm xúc của bài
ca dao.
Từ khi gặp mặt giữa đàng
Thiếp quyết thương chàng cha mẹ nào hay
Có hay thì nhất đánh nhì đày Hai lẽ mà thôi
Thủy chung em giữ trọn mấy lời
Chết em chịu chết, lìa đơi em khơng lìa.