Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HÀ THỊ MỸ YÊN

QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

Người hướng dẫn: PGS. TS. LÊ KHÁNH TUẤN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Hà Thị Mỹ Yên, cam đoan rằng đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục
an tồn giao thơng cho học sinh các trường tiểu học ở Thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định”của tơi là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của
Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Khánh Tuấn.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn đều là kết quả điều tra thực tế của tôi
tại các trường tiểu học ở Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Trong luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các
tác giả, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Tôi cam đoan rằng tất cả nội dung trong luận văn đều là cơng trình nghiên cứu
của tơi.
Người cam đoan

Hà Thị Mỹ Yên



LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành, tơi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến Ban
Giám Hiệu trường Đại học Quy Nhơn, Phòng sau Đại học và quý Thầy - Cô trường
Đại học Quy Nhơn đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tôi học tập trong suốt thời gian theo học chương trình đào tạo Cao học
chuyên ngành Quản lí giáo dục khóa K21B.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Khánh
Tuấn, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn, động viên tơi trong
suốt q trình nghiên cứu – hoàn thành luận văn.
Những lời cảm ơn sau cùng, tơi trân trọng gửi đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp – những người đã luôn nâng đỡ, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian
học tập vừa qua. Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Phịng Giáo dục và Đào tạo
Thành phố Quy Nhơn; các cán bộ quản lí và giáo viên các trường tiểu học trên địa
bàn Thành phố Quy Nhơn đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin, tư liệu
cho tác giả trong quá trình điều tra, nghiên cứu.
Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tơi kính mong nhận được sự chỉ dẫn q báu của các thầy giáo, cơ giáo và sự
đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành gửi đến Ban Giám hiệu, quý Thầy - Cô cùng gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp của tơi lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
TP. Quy Nhơn, tháng 7 năm 2020
Tác giả luận văn

Hà Thị Mỹ Yên


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do nghiên cứu............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 3
3.1.Khách thể nghiên cứu: ................................................................................... 3
3.2.Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN
TỒN GIAO THƠNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ........................ 6
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................. 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 6
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 7
1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................... 9
1.2.1. An tồn giao thơng ................................................................................ 9
1.2.2. Giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh ở trường tiểu học ................ 10
1.2.3. Hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường tiểu
học .......... ..................................................................................................... 11
1.2.4. Quản lý................................................................................................ 11
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh ở trường
tiểu học ........................................................................................................ 13


1.3. Hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh ở trường tiểu học trong

giai đoạn hiện nay ............................................................................................. 14
1.3.1. Vị trí, tầm quan trọng của giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh ở
trường tiểu học .............................................................................................. 14
1.3.2. Mục tiêu giáo dục an tồn giao thơng .................................................. 14
1.3.3. Nội dung giáo dục an tồn giao thơng ở trường tiểu học ...................... 15
1.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học
sinh ở trường tiểu học. .................................................................................. 16
1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh ở
trường tiểu học .............................................................................................. 17
1.3.6. Điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục an tồn giao thơng ...................... 18
1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở
trường tiểu học .................................................................................................. 19
1.4.1. Quản lý hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục
an tồn giao thơng cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ........................ 19
1.4.2. Kế hoạch hố hoạt động giáo dục an tồn giao thông cho học sinh ở
trường tiểu học .............................................................................................. 21
1.4.3. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở
trường tiểu học .............................................................................................. 23
1.4.4. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
tiểu học ........................................................................................................ 27
1.4.5. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục an
tồn giao thơng cho học sinh tiểu học............................................................ 30
1.4.6. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho
học sinh ở trường tiểu học ............................................................................. 33
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho
học sinh ở trường tiểu học ................................................................................. 35
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ............................................................................ 35
1.5.2. Các yếu tố khách quan......................................................................... 36
Tiểu kết Chương 1............................................................................................. 37



CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TỒN
GIAO THƠNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ
QUY NHƠN,TỈNH BÌNH ĐỊNH .......................................................................... 38
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định................................................................................................... 38
2.1.1. Vài nét về tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn ................... 38
2.1.2. Tình hình giáo dục tiểu học của thành phố Quy Nhơn ......................... 39
2.2. Mô tả về tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................... 41
2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................... 41
2.2.2. Nội dung và đối tượng khảo sát ........................................................... 42
2.2.3. Địa bàn và khách thể khảo sát ............................................................. 42
2.2.4. Công cụ khảo sát ................................................................................. 42
2.2.5. Phương pháp thu thập, xử lý kết quả khảo sát ...................................... 43
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh ở các trường
tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ............................... 43
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục an tồn giao thơng
cho học sinh ở các trưởng tiểu học ................................................................ 43
2.3.2. Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục an tồn giao thơng ...................... 45
2.3.3. Thực trạng về nội dung hoạt động giáo dục an tồn giao thơng ở các
trường tiểu học tại thành phố Quy Nhơn ....................................................... 46
2.3.4. Thực trạng về phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
an tồn giao thơng ở các trường tiểu học ....................................................... 49
2.3.5. Thực trạng về điều kiện hỗ trợ giáo dục an tồn giao thơng ở các trường
tiểu học tại thành phố Quy Nhơn ................................................................... 53
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các
trường tiểu học ở thành phốQuy Nhơn, tỉnh Bình Định ..................................... 54
2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ......................................... 54
2.4.2. Thực trạng kế hoạch hoá hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học

sinh ở các trường tiểu học. ............................................................................ 57


2.4.3.Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở
trường tiểu học .............................................................................................. 59
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
tiểu học ........................................................................................................ 61
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động
giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh tiểu học ......................................... 63
2.4.6. Thực trạng việc đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục an
toàn giao thông cho học sinh ở trường tiểu học ............................................. 65
2.5. Thực trạng tác động của các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo
dục an tồn giao thơng ở các trường tiểu học tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định. ................................................................................................................. 67
2.5.1. Tác động của các yếu tố chủ quan ....................................................... 67
2.5.2. Các yếu tố khách quan......................................................................... 67
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an tồn giao thơng
cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định .................................................................................................................. 68
2.6.1. Những điểm mạnh ............................................................................... 68
2.6.2. Những tồn tại, hạn chế......................................................................... 69
2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................ 70
Tiểu kết Chương 2............................................................................................. 71
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TỒN
GIAO THƠNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ
QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ......................................................................... 72
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............................................................... 72
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu....................................................... 72
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý......................................................... 72
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống....................................................... 72

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát huy...................................... 73
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ...................................... 73
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các


trường tiểu học ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. ................................... 73
3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về
tầm quan trọng của giáo dục an tồn giao thơng cho cán bộ quản lý, giáo viên
và học sinh. ................................................................................................... 73
3.2.2. Biện pháp 2: Hồn thiện cơng tác kế hoạch hố hoạt động giáo dục an
tồn giao thơng ở các trường tiểu học ............................................................ 76
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, đủ sức tổ chức thực hiện
có hiệu quả các hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh trong nhà
trường............................ ................................................................................ 79
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện giáo dục an tồn giao thơng đồng bộ qua
các mơn học chính khóa và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.................. 84
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực
hiện hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh ở các trường tiểu
học................................. ................................................................................ 88
3.2.6. Biện pháp 6: Đảm bảo thực hiện đúng vai trị chủ trì, phối hợp của các
lực lượng trong và ngoài nhà trường trong giáo dục an tồn giao thơng cho học
sinh................... ............................................................................................. 93
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 96
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ......... 98
3.4.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp khảo sát......................... 98
3.4.2. Kết quả đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .... 99
3.4.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ............. 101
Tiểu kết Chương 3........................................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 104
1.Kết luận........................................................................................................ 104

2. Khuyến nghị ................................................................................................ 105
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................................... 105
2.2. Đối với Sở GD & ĐT Tỉnh Bình Định và Phịng GD Quy Nhơn .......... 105
2.3. Đối với Ban chỉ đạo công tác giáo dục ATGT các trường tiểu học ....... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 107


PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Nội dung đầy đủ

Các chữ viết tắt

1

ATGT

An tồn giao thơng

2

CB

Cán bộ


3

CBQL

Cán bộ quản lý

4

CMHS

Cha mẹ học sinh

5

CSVC

Cơ sở vật chất

6

ĐTB

Điểm trung bình

7

GD

Giáo dục


8

GD ATGT

Giáo dục an tồn giao thơng

9

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

10

GV

Giáo viên

11

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

12

GS.TS KH

Giáo sư tiến sĩ khoa học


13

HĐ GDATGT

Hoạt động giáo dục an tồn giao thơng

14

HT

Hiệu trưởng

15

PHT

Phó hiệu trưởng

16

QLGD

Quản lý giáo dục

17

TH

Tiểu học


18

THCS

Trung học cơ sở

19

THPT

Trung học phổ thông

20

TNGT

Tai nạn giao thông

21

TP

Thành phố

22

XH

Xã hội



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả xếp loại theo chuẩn cán bộ, giáo viên tiểu học ...................... 41
Bảng 2.2. Số lượng khách thể khảo sát ở các trường tiểu học ............................ 42
Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục an tồn giao thơng........... 44
Bảng 2.4. Đánh giá về kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục an tồn giao thơng
cho học sinh ở trường tiểu học........................................................................... 45
Bảng 2.5. Đánh giá về tần suất triển khai và kết quả thực hiện nội dung giáo dục
an toàn giao thông ở trường tiểu học ................................................................. 47
Bảng 2.6. Đánh giá thực hiện các hình thức tổ chức giáo dục an tồn giao thơng ở
trường các trường tiểu học của thành phố Quy Nhơn ......................................... 50
Bảng 2.7. Thực trạng các hình thức tổ chức GD ATGT ở trường tiểu học ......... 52
Bảng 2.8 Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ cho giáo dục an tồn giao thơng ở
các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn .......................................................... 54
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện các chức năng quản lý hoạt động tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ....... 55
Bảng 2.10. Thực trạng về mức độ đạt được của các nội dung kế hoạch hoá nâng
cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ................................... 56
Bảng 2.11. Kết quả thực hiện các nội dung kế hoạch hố hoạt động giáo dục an
tồn giao thơng cho học sinh ở các trường tiểu học ........................................... 58
Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học
sinh ở các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn ................................................ 60
Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học
sinh các trường tiểu học tại thành phố Quy Nhơn .............................................. 62
Bảng 2.14. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GD ATGT ......................... 64
Bảng 2.15. Thực trạng thực hiện chức năng quản lí trong việc đảm bảo các điều
kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục an tồn giao thơng ...................................... 65
Bảng 2.16. Đánh giá về mức độ đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo
dục an tồn giao thơng....................................................................................... 66
Bảng 2.17. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ................... 67

Bảng 2.18. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ............... 68


Bảng 3.1. Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .............. 99
Bảng 3.2. Điểm trung bình và xếp hạng về tính cấp thiết, tính khả thi của các
biện pháp đề xuất ............................................................................................ 102

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa thông tin và các chức năng quản lý ....................... 13


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trên phạm vi toàn cầu, TNGT là một trong những nguyên nhân gây tử vong
nhiều nhất cho con người. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân
hàng thế giới (WB) thì mỗi năm, thế giới có hơn 1,2 triệu người chết vì TNGT
đường bộ và khoảng 50 triệu người khác bị thương trong các tai nạn đó. Theo
WHO, “ở các quốc gia đang phát triển, tình trạng ATGT ngày càng trở nên tồi tệ
hơn do đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng và khơng có kế hoạch. Cơ sở hạ tầng yếu
kém, hệ thống quy phạm pháp luật còn nhiều thiếu sót khiến các vụ TNGT tăng lên
theo cấp số nhân”. Hai cơ quan này cảnh báo, nếu chính phủ các nước khơng có
biện pháp ngăn chặn tình trạng này thì đến năm 2020, TNGT sẽ đứng thứ ba trong
các nguyên nhân gây tử vong ở người. Cùng với đó là những thiệt hại khổng lồ về
kinh tế.
Tại nước ta, theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2012 có 36.376 vụ
TNGT, năm 2013 có 29.385 vụ, năm 2014 có 25.322 vụ và gần 9000 người chết.
Năm 2015, tính đến hết tháng 8, cả nước đã xảy ra 14.622 vụ TNGT, bao gồm 6702
vụ TNGT từ ít nghiêm trọng trở lên và 7920 vụ va chạm giao thông, làm 5821

người chết, 3823 người bị thương và 9411 người bị thương nhẹ. Riêng về trẻ em lứa
tuổi TH, theo thống kê của Bộ Y Tế, mỗi năm có khoảng 1900 em tử vong vì
TNGT, chiếm 24-26% tổng số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích.
Từ nhiều năm nay, Bộ GD & ĐT phối hợp với Bộ Công an, ủy ban ATGT
quốc gia đã chỉ đạo việc giảng dạy GD ATGT lồng ghép trong các tiết học chính
khóa và tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm đưa nội dung chương trình GD ATGT,
đồng thời đẩy mạnh cơng tác tun truyền phổ biến GD pháp luật trật tự ATGT học
đường cho tất cả HS sinh viên các bậc học nói chung và bậc TH nói riêng, nhằm
góp phần nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành nghiêm về luật giao thơng, biết tự
bảo vệ tính mạng, tài sản kinh tế cho chính các em, gia đình và XH. Việc GD cho
trẻ em thiếu niên nhi đồng hiểu rõ về luật giao thơng, xây dựng thói quen có ý thức
tốt trong việc chấp hành luật giao thông là hết sức cần thiết.


2

Ngay từ khi còn nhỏ, ở lứa tuổi TH, các em được học một số kiến thức về luật
giao thông sơ khởi, giúp các em tham gia giao thông cùng gia đình hay tự bản thân
tham gia giao thơng bằng phương tiện thô sơ (xe đạp) hoặc đi bộ, hiểu rõ về các chỉ dẫn
của biển báo để thực hiện cho đúng và không bị ảnh hưởng bởi TNGT. Tuy nhiên,
thách thức mức độ cao nhất trong việc GD ATGT hiện nay là vấn đề thực thi ATGT
theo luật pháp và sự kêu gọi ý thức giao thông của nhà nước đối với toàn XH.
Thực tế trong những năm gần đây, ngành GD TP Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
đã có nhiều biện pháp GD ATGT trong nhà trường như: Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến, GD pháp luật về tun truyền thực hiện “văn hóa giao thơng”, đưa
nội dung dạy tích hợp - lồng ghép GD ATGT vào các mơn học cũng như các hoạt
động ngoại khóa, các giờ GD tập thể, xây dựng trật tự ATGT; yêu cầu HS đội mũ
bảo hiểm khi tham gia giao thông, xây dựng người Quy Nhơn văn minh, tích cực,
chủ động với các tầng lớp nhân dân có văn hóa giao thơng. Tuy nhiên, việc GD
ATGT và QLGD ATGT chưa được coi là một nội dung quan trọng trong công tác

quản lý nhà trường.
Bởi vậy, GD ATGT và QLGD ATGT trong trường TH là một việc làm cấp
bách, thiết thực nhằm GD thế hệ trẻ trở thành những người có ý thức, có văn hóa
giao thơng, chấp hành đúng luật thơng ngay từ nhỏ. Trong những năm gần đây, đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu về GD ATGT nói chung và quản lý HĐ GDATGT ở
các trường phổ thơng nói riêng. Trên địa bàn TP Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định tính
đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu về vần đề này.
Chính vì những lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục
an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp trình độ thạc sĩ chuyên
ngành QLGD.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý HĐ GDATGT
cho HS TH và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý HĐ GDATGT cho HS các
trường TH ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đề xuất biện pháp quản lý HĐ


3

GDATGT cho HS, nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện của các
trường TH ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu:
HĐ GDATGT cho HS TH.
3.2.Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý HĐ GDATGT cho HS các trường TH ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định
4. Giả thuyết khoa học
Cơng tác quản lý HĐ GDATGT cho HS ở các trường TH trên địa bàn TP Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng chưa

đồng bộ, vẫn cịn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Nếu hệ thống hoá, xây
dựng được cơ sở lý luận của quản lý HĐ GDATGT cho HS TH; khảo sát, đánh giá
đúng thực trạng quản lý HĐ GDATGT cho HS ở các trường TH ở TP Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định thì sẽ xây dựng được các biện pháp quản lý HĐ GDATGT cho HS
các trường TH ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có tính cấp thiết và khả thi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về HĐ GDATGT và quản lý HĐ GDATGT cho
HS ở trường TH
- Khảo sát, đánh giá thực trạng HĐ GDATGT và quản lý HĐ GDATGT cho
HS ở các trường TH trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Đề xuất biện pháp quản lý HĐ GDATGT cho HS ở các trường TH trên địa
bàn trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Khách thể điều tra: CBQL, GV, HS, CMHS tại các trường TH trên địa bàn
trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: HĐ GDATGT và quản lý HĐ GDATGT cho
HS ở trường TH.
- Địa bàn nghiên cứu: Trên địa bàn TP Quy Nhơn có tổng là 25 trường TH.


4

Việc khảo sát thực trạng được lựa chọn tại 7 trường TH đại diện cho các khu vực ở
TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Thời gian nghiên cứu thực trạng: 02 năm học 2018-2019 và 2019 - 2020.
- Chủ thể quản lý: HT trường TH.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài, các văn bản QLGD
có liên quan đến trường TH, các văn bản hướng dẫn GD ATGT, Nghị định của

Chính phủ, Luật giao thơng đường bộ,...
- Tìm hiểu các tài liệu GD ATGT và các giải pháp GD ATGT của các nước
phát triển có hình thái giao thơng gần giống nước ta.
- Nghiên cứu tài liệu bao gồm nghiên cứu lý thuyết liên quan đến vấn đề
QLGD ATGT, cụ thể như: Khái niệm, vai trò, các thành phần và các bước GD
ATGT; Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề GD giao thơng.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
- Quan sát hành vi giao thông của HS và CMHS tại các trưởng TH trên địa bàn
TP Quy Nhơn tại những địa điểm có phương tiện tham gia giao thơng nhiều nhất và
ít nhất.
- Quan sát các tiết học và các công tác GD ATGT của lớp 1 đến lớp 5.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Lập các mẫu phiếu hỏi để điều tra CBQL, GV, phụ huynh HS, HS các trường
TH trên địa bàn TP Quy Nhơn.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn trực tiếp một số HT, GV và CMHS trường TH trên địa bàn TP
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
- Xin ý kiến chuyên gia, các nhà giáo có kinh nghiệm thực tế về các biện pháp
đề xuất.


5

7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
- Sử dụng phương pháp thống kê, toán học và phần mềm SPSS để thu thập, xử
lý số liệu, lập các biểu bảng,…
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo,

Phụ lục, nội dung chính của luận văn trình bày thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho
học sinh ở trường tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học
sinh các trường tiểu học ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học
sinh các trường tiểu học ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
AN TỒN GIAO THƠNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
GD đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con
người. Thông qua các hoạt động GD trong nhà trường, tư tưởng mỗi con người
được định hình. Lý tưởng, đạo đức, văn hóa, lối sống, pháp luật cơ bản cho trẻ được
hình thành. Do đó, nếu ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường, việc trẻ được GD
ATGT, có văn hóa khi tham gia giao thơng là việc làm rất cần thiết mang lại hiệu
quả cao trong công tác GD ATGT.
Theo WHO, vấn đề ATGT đường bộ đã trở thành vấn nạn toàn cầu khi cướp
đi mạng sống và để lại thương tích suốt đời cho hàng triệu người mỗi năm. Chính vì
vậy một trong các mục tiêu phát triển bền vững của WHO là đến năm 2020 giảm
một nửa số tử vong và chấn thương toàn cầu do TNGT đường bộ. WHO cho biết
nhiều quốc gia đang hành động để làm cho các tuyến đường giao thơng an tồn hơn,
trong ba năm qua 17 quốc gia đã điều chỉnh ít nhất một trong những luật lệ của
mình để thực hành tốt nhất về dây an toàn, uống rượu khi lái xe, tốc độ, đội mũ bảo
hiểm khi đi xe gắn máy hay ghế hoặc dây nịt an toàn trẻ em. Tại Hội nghị cấp

cao toàn cầu về ATGT đường bộ lần thứ 2, 130 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc
đã thông qua Tuyên bố Brazil về ATGT đường bộ. Tuyên bố Brazil đặc biệt nhấn
mạnh đến việc GD, nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia giao thông như
việc tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại, GD ý thức bảo vệ cá nhân khi
tham gia giao thông.
Tại một số quốc gia phát triển, có nền văn hóa tiến bộ, vấn đề GD nói chung,
GD và ATGT nói riêng được chú trọng và quan tâm hàng đầu.
- Nhật Bản là quốc gia có tình trạng giao thông khá phức tạp nhưng hiện nay
đất nước đó đã trở thành một trong những quốc gia có nền văn hóa giao thơng an


7

tồn vào bậc nhất trên thế giới. Có được như vậy là do Nhật Bản đã chú trọng đến
công tác GD ATGT ngay từ cấp TH và áp dụng song song với tình hình thực tế.
Chính quyền đã xác định đó là nhiệm vụ của tồn XH, địi hỏi người dân tự giác
nghiêm túc thực hiện và liên tục duy trì. Các hoạt động tun truyền về giao thơng
ln gắn liền với thực tiễn. GD trong trường học, gia đình, các tổ chức XH, thơng
qua đài phát thanh, truyền hình, báo chí với nội dung phù hợp với từng lứa tuổi.
- Tại Nga: (theo CNN) Năm 2015, Hội Chữ thập đỏ Nga (RRC) đã có những
tiến bộ đáng kể trong nỗ lực của họ với chính phủ Nga để tăng cường các quy định
về bảo trợ trẻ em tại Liên bang Nga. Trong tháng tư, Ủy ban Nhân quyền của Tổng
thống (HRC) đã trở thành một người ủng hộ quan trọng của công việc của RRC.
Mối quan hệ này rất quan trọng để thúc đẩy mục tiêu của RRC về quản lý và GD trẻ
em và HS về ATGT.
- Tại Hoa Kỳ: Người dân có ý thức cao khi tham gia giao thông, họ chấp hành
luật rất nghiêm chỉnh mà không cần đến sự tác động của cảnh sát. Các mục tiêu an
toàn đường bộ đã được đưa vào các văn bản chính thức của các Mục tiêu Phát triển
bền vững được thông qua bởi các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc tại New
York. Kế hoạch GD phổ biến ATGT mới (được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh

NewYork tháng 12/2015) được triển khai đến toàn người dân. Trong đó, chú ý cao
đến sự tham gia giao thơng của trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật.
- Tại Hà Lan: Bên cạnh GD, phát triển văn hóa họ cịn dạy trẻ em cách ứng
xử giao thơng tốt đẹp. GD lý thuyết dựa trên các luật giao thông và các hành vi ứng
xử được bổ sung bằng các bài tập thực hành trong khu vực học tập, thường tại
sân trường hoặc một khu vực gần đấy. Tuy nhiên, điều quan trọng được đặt trên
hết lại là việc đào tạo và kiểm tra các em trong vị trí là những người đi xe đạp.
GD giao thông đường bộ tại Hà Lan là phần quan trọng trong GD trường học.
1.1.2. Ở Việt Nam
Tìm hiểu liên quan đến GD pháp luật ATGT, có nhiều nhà khoa học đã tiếp cận
vấn đề này theo nhiều cách, với nhiều cấp độ khác nhau, có thể kể đến các cơng
trình như sau :


8

Tác giả Cao Thanh Nga (2010), “Quản lý hoạt động giáo dục an tồn giao
thơng ở các trường trung học phổ thông nội thành Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ,
Trường ĐHSP Hà Nội. Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng
quản lý HĐ GDATGT ở các trường THPT nội thành Hà Nội. Kết quả đạt được là
quản lý các mục tiêu; quản lý nội dung; quản lý hình thức và phương pháp; quản lý
các lực lượng phối hợp của các trường THPT nội thành Hà Nội. Từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐ GDATGT ở các trường THPT nội
thành Hà Nội. [21]
Tác giả Nguyễn Văn Hùng (2010) với đề tài “Biện pháp quản lý giáo dục pháp
luật cho sinh viên tại trường Đại học Tây Bắc”. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Tây
Bắc. Qua luận văn, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng QLGD pháp
luật cho sinh viên tại trường Đại học Tây Bắc. Kết quả đạt được là quản lý các mục
tiêu; quản lý nội dung; quản lý hình thức và phương pháp; quản lý các lực lượng phối
hợp các trường Đại học Tây Bắc. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

GD pháp luật cho sinh viên tại trường Đại học Tây Bắc [16]
Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2016) với đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục
an tồn giao thơng tại các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội”.
Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHSP Hà Nội 2. Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về
HĐ GDATGT tại các trường TH, khảo sát thực trạng quản lý HĐ GDATGT tại các
trường TH quận Hai Bà Trưng TP Hà Nội. Kết quả đạt được là quản lý thông qua
các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, triển khai, kiểm tra, đánh giá công tác
quản lý HĐ GDATGT tại các trường TH quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội, từ
đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐ GDATGT tại các trường TH
quận Hai Bà Trưng TP.Hà Nội, các biện pháp được kiểm nghiệm tính cần thiết và
khả thi. [01]
Tác giả Đỗ Linh Trang (2016) với đề tài “Quản lý giáo dục an tồn giao thơng ở
các trường THPT huyện Thủy Ngun thành phố Hải Phòng”. Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học Hải Phịng. Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng
QLGD ATGT ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên TP Hải Phòng, Kết quả đạt


9

được là quản lý thông qua các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, triển khai,
kiểm tra, đánh giá công tác quản lý HĐ GDATGT tại trường THPT huyện Thủy
Ngun TP. Hải Phịng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLGD
ATGT ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên TP.Hải Phòng. [26]
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân (2018) với đề tài “Biện pháp quản lý giáo dục
an tồn giao thơng của Hiệu trưởng các trường tiểu học quận Đống Đa thành phố
Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHSP Hà Nội. Luận văn đã trình bày cơ sở lý
luận, khảo sát thực trạng QLGD ATGT của HT các trường TH quận Đống Đa TP
Hà Nội. Kết quả đạt được là quản lý thông qua các chức năng quản lý: lập kế hoạch,
tổ chức, triển khai, kiểm tra, đánh giá công tác quản lý HĐ GDATGT của HT các
trường TH quận Đống Đa, TP Hà Nội; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả quản lý GD ATGT của HT các trường TH quận Đống Đa TP Hà Nội. [28]
Những cơng trình nghiên cứu nêu trên đã góp phần hồn thiện hệ thống lý
luận về HĐ GDATGT và quản lý HĐ GDATGT; đồng thời đã cung cấp những kinh
nghiệm quý báu mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này có thể tham
khảo. Tuy nhiên, tại TP Quy Nhơn, đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào chi tiết
về quản lý HĐ GDATGT cho HS ở trường TH. Do đó, tác giả chọn đề tài này, vừa
có sự kế thừa, tham khảo được các nghiên cứu đã có, vừa có tính mới trong việc áp
dụng và ứng dụng tại một địa bàn cụ thể với những nét đặc thù rất riêng.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. An toàn giao thơng
Theo từ điển Tiếng Việt: “An tồn là đảm bảo tốt, không gây thiệt hại dù lớn
hay nhỏ về vật chất và tính mạng của con người” [30].
ATGT là khái niệm luôn gắn liền với hoạt động của con người trong lĩnh vực
giao thơng. Theo tác giả Đỗ Đình Hồ (Học viện Cảnh sát nhân dân) thì: “ATGT là
sự việc đảm bảo khơng có những việc xảy ra ngồi ý muốn chủ quan của con người.
Khi các đối tượng tham gia giao thông, đang hoạt động trên địa bàn giao thơng
cơng cộng tn thủ các quy tắc ATGT, khơng có sự cố gây thiệt hại về người và tài
sản cho XH” [13].


10

Đây là một định nghĩa có tính chất khái qt cao và có ý nghĩa khoa học vì
ATGT ln gắn với hành vi của con người trong lĩnh vực giao thơng, song khơng
nhất thiết phải có phương tiện giao thơng (VD: Đi bộ trên vỉa hè). Quan niệm như
vậy sẽ khái quát hơn so với việc coi ATGT là “bảo đảm an tồn khi đi trên các
phương tiện giao thơng” như một số tác giả khác.
ATGT phải luôn gắn liền với mọi người không kể ở đâu, lúc nào khi tham gia
giao thông. ATGT gồm : ATGT đường bộ, ATGT đường sắt, ATGT đường thuỷ
(gồm nội thuỷ và hằng hải), ATGT hàng khơng. Bên cạnh đó cịn có những vấn đề

ATGT hỗn hợp như đường sắt và đường bộ.
Như vậy, có rất nhiều định nghĩa theo những cách tiếp cận khác nhau, nhưng
có thể nói ATGT là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thơng bao gồm việc chấp
hành luật giao thơng, có ý thức khi tham gia giao thơng. ATGT cịn là sự an tồn
đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng
không, là cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông.
1.2.2. Giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh ở trường tiểu học
GD ATGT là quá trình giao tiếp giữa người dạy và người học để chia sẻ những
kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông, nhằm định hướng, kêu gọi ý thức
giao thông cao nhất cho mỗi cá nhân người học. Ở điều kiện kinh tế XH và nhu cầu
hiện nay, giáo dục ATGT cũng có thể xem là một tính cộng đồng khi tất cả các hoạt
động XH đều có lồng ghép sự kêu gọi ý thức tham gia giao thông ở mỗi người.
Theo một cách tiếp cận khác, GD ATGT được hiểu là quá trình hình thành và
phát triển kĩ năng tham gia giao thơng an tồn dưới ảnh hưởng của các hoạt động từ
bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia
đình và ngồi XH. Ví dụ: Ảnh hưởng của các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại
khóa của nhà trường; ảnh hưởng của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình; ảnh
hưởng của sách vở, tạp chí; ảnh hưởng của những tấm gương của người khác.
Như vậy, dưới góc độ GD học, có thể nói GD ATGT cho HS ở trường TH là
hệ thống những tác động có mục đích xác định, được tổ chức một cách khoa học (có
kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của nhà trường nhằm phát triển kĩ năng và


11

ý thức tham gia giao thông cho HS. Ở lứa tuổi HS TH, GD ATGT được hiểu là quá
trình truyền đạt những kiến thức và kỹ năng cần thiết về giao thông để mỗi HS khi
tham gia giao thông đều có sự định hướng, ý thức hình thành và sự chấp hành, tuân thủ
các luật giao thông do nhà nước quy định.
1.2.3. Hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh ở trường tiểu học

Hoạt động GD ATGT cho HS ở trường TH là những hoạt động được tổ chức
có mục đích, có nội dung và theo những phương thức và điều kiện nhất định trong
nhà trường nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các vi phạm ATGT trong HS. Hoạt động GD
ATGT là một bộ phận được gắn liền, lồng ghép vào hoạt động dạy học và GD của
trường TH.
Đối với trường TH, mục đích của hoạt động GD ATGT cho HS là tổ chức
thành công các nội dung GD nhằm nâng cao nhận thức và rèn luyện hành vi tham
gia giao thông cho HS; nội dung GD là hệ thống về các quy định, luật lệ về giao
thông, các chuẩn mực, niềm tin về ATGT và rèn luyện kỹ năng, hành vi cho HS để
tham gia giao thông một cách an tồn. Hình thức, phương pháp GD ATGT và điều
kiện hỗ trợ cho HĐ GDATGT ở trường TH thường được sử dụng lồng ghép trong
các phương thức GD và sử dụng các điều kiện chung của nhà trường.
1.2.4. Quản lý
Trong thực tiễn, đã có nhiều cách hiểu và biểu đạt về khái niệm quản lý, tuỳ
theo mục đích tiếp cận khác nhau của mỗi tác giả.
Theo sự phân tích của C.Mác thì "Bất cứ nơi nào có lao động, nơi đó có
quản lý " . Trong tác phẩm: "Những vấn đề cốt yếu của quản lý" tác giả Harold
Kontz viết "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực
cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm về thời gian,tiền bạc và sự bất mãn
cá nhân ít nhất" [12].
Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một mơi trường tốt giúp con
người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định". Paul Hersey và Ken Blanc
Hard: “Quản lý là q trình cùng làm việc và thơng qua các cá nhân, các nhóm cũng
như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích tổ chức”.


12

Khái quát hơn các tác giả ở khoa Sư phạm - ĐHQGHN là Nguyễn Quốc Chí
; Nguyễn Thị Mỹ Lộc đưa ra quan niệm: "Quản lý là sự tác động có chủ đích của

chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức".
Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu
nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất".
Tóm lại, các định nghĩa trên tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ, tiếp cận
nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản của khái niệm quản lý: Quản lý là hành
động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục
tiêu chung. Đó là q trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý nhằm sử dụng có hiệu
quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra.
Theo những quan điểm phổ biến hiện nay, quản lý là một q trình trong đó chủ
thể thực hiện các chức năng sau để đạt đến mục tiêu quản lý:
- Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích của tổ
chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.
Đây là chức năng đầu tiên của hoạt động quản lý.
- Tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các
thành viên, giữa các bộ phận trong tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công
các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.
- Lãnh đạo (chỉ đạo): Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác
và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Đây là chức năng kết nối hai chức năng trên.
- Kiểm tra: Kiểm tra là hoạt động theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động
và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết của cá nhân, nhóm
hoặc một tổ chức.
Trong q trình chủ thể thực hiện 4 chức năng thì thơng tin ln là yếu tố
xun suốt, kết nối, mang tính chất xám của quản lý (Sơ đồ 1.1.).


13


Kế hoạch

Thông tin

Tổ chức

Kiểm tra

Chỉ đạo
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa thông tin và các chức năng quản lý

1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh ở trường tiểu
học
Từ những khái niệm trên, có thể rút ra quản lý GD ATGT cho HS ở trường TH
là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ
thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý (cụ thể là HT trường TH) đến tập thể GV,
nhân viên, HS, cha me HS và các lực lượng XH trong và ngồi nhà trường nhằm
thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD ATGT cho HS của nhà trường.
Theo tiếp cận nội dung thì quản lý HĐ GDATGT cho HS ở trường TH là sự
tác động chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách
quan… của HT nhà trường tới đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các
nguồn lực GD, từ đó đảm bảo các hoạt động của tổ chức hệ thống GD đạt được mục
tiêu GD ATGT cho HS với chất lượng, hiệu quả cao nhất.
Theo tiếp cận chức năng, quản lý HĐ GDATGT cho HS ở trường TH chính là
việc HT sử dụng các chức năng của quản lý (kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm
tra) để tác động lên toàn bộ hệ thống nhà trường nhằm làm cho toàn bộ nội dung của
HĐ GDATGT được triển khai một cách có chất lượng, hiệu quả và đạt đến các mục
tiêu đã đề ra.



×