BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
CHÂU MỸ THÚY
TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN LẬP
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Châu Mỹ Thúy
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS.
Nguyễn Văn Lập đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
làm luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học
Quy Nhơn đã có những hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện giúp tơi hồn thành
luận văn.
Tơi rất hạnh phúc, biết ơn và sẽ nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với tình
u thương, tin tưởng, động viên, hết lịng hỗ trợ của tất cả thành viên trong
gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp để tơi hồn thành luận văn này.
Trân trọng!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài .............................................................................. 5
7. Bố cục của luận văn .............................................................................. 6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG ........................................................... 7
1.1. Những vấn đề chung về từ ................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm về từ. ......................................................................... 7
1.1.2. Các thành phần về nghĩa của từ .................................................. 8
1.1.3. Sự chuyển nghĩa của từ trong hệ thống ..................................... 10
1.1.4. Sự chuyển nghĩa của từ trong hoạt động ................................... 13
1.2. Quan niệm về ngữ cố định và thành ngữ .......................................... 15
1.2.1. Quan niệm về ngữ cố định ....................................................... 15
1.2.2. Quan niệm về thành ngữ ........................................................... 16
1.3. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ, cụm từ tự do với tục ngữ .......... 26
1.3.1. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ............................................ 27
1.3.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do ...................................... 28
1.3.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ............................................... 29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 32
Chương 2. TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT . 34
2.1. Khái quát từ ngữ chỉ sự vật và thành ngữ có yếu tố chỉ sự vật ......... 34
2.1.1. Khái niệm từ ngữ chỉ sự vật ..................................................... 34
2.1.2. Thành ngữ có yếu tố chỉ sự vật ................................................. 34
2.2. Từ ngữ chỉ thế giới thực vật và động vật trong thành ngữ tiếng Việt 38
2.2.1. Từ chỉ thế giới thực vật ............................................................. 38
2.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của một số hình ảnh thực vật tiêu biểu
trong thành ngữ tiếng Việt .................................................................. 45
2.2.3.Từ chỉ thế giới động vật ............................................................. 49
2.2.4. Ý nghĩa biểu trưng của một số hình ảnh động vật trong thành
ngữ tiếng Việt..................................................................................... 56
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................... 61
CHƯƠNG 3. TỪ NGỮ CHỈ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN TRONG THÀNH
NGỮ TIẾNG VIỆT ...................................................................................... 63
3.1. Quan niệm về tự nhiên..................................................................... 63
3.1.1. Khái niệm về tự nhiên .............................................................. 63
3.1.2. Con người trong mối quan hệ với tự nhiên ............................... 64
3.2. Từ ngữ chỉ các hiện tượng tự nhiên ................................................. 68
3.2.1. Những từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên xuất hiện trong thành
ngữ tiếng Việt..................................................................................... 68
3.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của một số từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên
trong thành ngữ tiếng Việt. ................................................................. 72
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 78
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1. ĐHQG HN
: Đại học Quốc gia Hà Nội
2. ĐH & THCN
: Đại học và Trung học chuyên nghiệp
3. ĐH & TCCN
: Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp
4. KHXH & NHÂN VĂN : Khoa học xã hội và nhân văn
5. KHXH
: Khoa học xã hội
6. Nxb
: Nhà xuất bản
7. Stt
: Số thứ tự
8. Tần số xh
: Tần số xuất hiện
9. T/c NN& ĐS
: Tạp chí Ngơn ngữ và Đời sống
10.
TP. HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
11.
Tr.
: Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê các nhóm thực vật được phản ánh trong thành ngữ
tiếng Việt ........................................................................................ 39
Bảng 2.2. Thống kê bộ phận của thực vật được phản ánh trong thành ngữ
tiếng Việt ........................................................................................ 43
Bảng 2.3. Thống kê các đặc điểm của thực vật được phản ánh trong thành
ngữ tiếng Việt ................................................................................. 44
Bảng 2.4. Thống kê và phân loại nhóm động vật gần gũi với con người
được phản ánh trong thành ngữ tiếng Việt ...................................... 50
Bảng 2.5. Thống kê các loài động vật hoang dã được phản ánh
trong thành ngữ tiếng Việt .............................................................. 54
Bảng 2.6. Thống kê một số loài động vật khác xuất hiện trong thành ngữ
tiếng Việt. ....................................................................................... 55
Bảng 3.1. Thống kê từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên được phản ánh trong
thành ngữ Tiếng Việt. ..................................................................... 69
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tự nhiên là một thế giới rộng lớn bao gồm những gì thuộc về vũ trụ và
các sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Con người cũng là một sinh thể nhỏ bé
trong thế giới tự nhiên. Thiên nhiên rất phong phú và đa dạng các loài động
vật, thực vật, các hiện tượng của vũ trụ, đất trời. Đời sống con người phụ
thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên và các sự vật, hiện tượng đó. Thiên nhiên là
nơi có nguồn lương thực, nguồn tài nguyên, nơi cư trú và là điều kiện tất yếu
để con người tồn tại. Tuy nhiên, nó cũng là một thế giới kì bí mà con người
khơng thể nào khám phá hết. Đó là vẻ đẹp của những chiếc lá, bông hoa, đàn
chim, hồ nước, là cái nắng, cơn mưa,…tất cả các sự vật hiện tượng được khái
quát thành những tên gọi phù hợp với đặc điểm của chúng, con người thơng
qua đó có thể hiểu biết thêm về ngơi nhà chung của mình.
Thơng qua thế giới tự nhiên, con người bộc lộ quan niệm văn hóa của
mình về vũ trụ, tình cảm, thái độ ứng xử trong giao tiếp. Chính vì thế mà có
thể nói rằng lịch sử phát triển văn hóa xã hội của lồi người từ xưa tới nay có
mối quan hệ mật thiết với tự nhiên.
Có thể nói về thế giới tự nhiên ở nhiều phương diện khác nhau. Các nhà
nghệ sĩ tìm hiểu thiên nhiên qua hội họa, điêu khắc, qua âm nhạc,…Tác giả
dân gian lại có lối tư duy rất cụ thể, để diễn tả những điều muốn nói, họ
thường tìm đến các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh mình. Họ
hướng về tự nhiên như trăng, gió, mây, hoa, các lồi chim muông…để bầu
bạn, chia sẻ tâm sự. Cho nên ta thấy trong ca dao mọi sự biểu hiện của tình
cảm con người đều liên hệ mật thiết với hiện tượng thiên nhiên. Tự nhiên
trong thành ngữ là phương tiện nghệ thuật đặc biệt để con người thể hiện tình
cảm tâm trạng của mình.
2
Từ trước tới nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về thành ngữ,
nhưng rất ít người nghiên cứu về từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên
trong thành ngữ Việt Nam. Chúng tơi đã tìm hiểu trên internet, báo chí, sách
nghiên cứu, những đầu sách ngữ pháp, từ loại, thành ngữ có rất nhiều nhưng
liên quan đến việc khảo sát từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong
thành ngữ hầu như chưa có sự chú ý đúng mức. Đó chính là lý do chúng tơi
chọn đề tài cho luận văn của mình là : “Từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự
nhiên trong thành ngữ Việt Nam”.
Ngồi ra, chúng tơi cũng được kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu
thành ngữ trước đó, có nhiều tài liệu tham khảo để chúng tơi có thể hồn
thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sửvấn đề
Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về thành ngữ Việt Nam, các nhà
nghiên cứu đi vào tìm hiểu nhiều vấn đề khác nhau xung quanh thành ngữ.
Trong giáo trình Ngơn ngữ học Nguyễn Thiện Giáp đề cập đến thành
ngữ (idiom) là những cụm từ mà trong cơ cấu cú pháp và ngữ nghĩa của
chúng có những thuộc tính đặc biệt. Thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của
nó khơng được tạo thành từ ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Ngay cả khi
biết ý nghĩa của các từ trong đó vẫn chưa thể đốn chắc nghĩa thành ngữ của
cả cụm từ đó. Trong tiếng Việt, “Mẹ trịn con vng”, “Nước đổ lá khoai”,
“Chó ngáp phải ruồi”…là những thành ngữ, bởi vì ý nghĩa của chúng không
phải là ý nghĩa của các thành tố hợp lại theo quy tắc cú pháp. Vì thế, nghĩa
của các thành ngữ phải được học riêng biệt. Thành ngữ có tính hồn chỉnh về
nghĩa nhưng lại có tính chất khác biệt của các thành tố trong kết cấu, do đó nó
hoạt động trong câu với tư cách tương đương với một từ cá biệt.
Theo cách hiểu thông thường, một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ
(idiomaticity) khi ý nghĩa chung của nó là một cái gì mới, khác với tổng số ý
3
nghĩa của những bộ phận tạo thành. Igor A. Mel’cuk đã sử dụng khái niệm
yếu tố tương đương khi dịch để định nghĩa tính thành ngữ. Một tổ hợp được
coi là có tính thành ngữ nếu trong đó có ít nhất một từ khi dịch toàn bộ tổ hợp
người ta phải dịch từ ấy khi từ ấy xuất hiện đồng thời với tất cả các yếu tố còn
lại của tổ hợp (trong trật tự nhất định). Thêm vào đó, từ này có thể được gặp
cả khi khơng có các yếu tố cịn lại và khi ấy nó được dịch bằng một yếu tố
khác. Trong định nghĩa trên, có ba nhân tố cần chú ý:
Trong tổ hợp thành ngữ tính phải có ít nhất một từ có khả năng dịch duy
nhất, tức là khả năng dịch chỉ có thể có được khi tồn tại đồng thời một hoặc
một số từ nào đó. Ví dụ: “Mẹ trịn con vng”, có nghĩa là người đàn bà ở cữ
và con đều bình yên mạnh khỏe. Vng và trịn chỉ có nghĩa là bình n,
mạnh khỏe khi kết hợp với các từ mẹ và con.
Trong bài viết mở rộng vốn từ tự nhiên trong thành ngữ Tiếng việt 5 Tập 1
trang 78 “Lên thác xuống ghềnh”, “Góp gió thành bão”, “Nước chảy đá mịn”,
“Khoai đất lạ, mạ đất quen”. Cũng đề cập đến vấn đề các từ chỉ sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên như từthác, ghềnh, gió, bão, nước, đá, khoai, mạ, đất.
Việc nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt hiện nay đã thu được nhiều kết
quả đáng ghi nhận. Đến những năm 60 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu thành ngữ
mới có cơ sở khoa học nghiêm túc. Phải kể đến mốc quan trọng trong việc nghiên
cứu thành ngữ Việt Nam là việc xuất bản từ điển “Thành ngữ Tiếng Việt” (1976)
của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang. Tuy cơng trình này còn chưa bao quát
được hết tất cả các thành ngữ trong tiếng Việt nhưng nó đã cung cấp cho các nhà
ngôn ngữ học và những ai quan tâm đến vấn đề này một tài liệu bổ ích và có giá
trị to lớn. Đến năm 1989, Nguyễn Lân xuất bản cuốn “Từ điển thành ngữ và tục
ngữ Việt Nam”, Hoàng Văn Hành “Kể chuyện thành ngữ tục ngữ” (1988 – 1990).
Các cơng trình khác về sau đều đi sâu vào nghiên cứu với mục đích tìm ra sự khác
biệt giữa thành ngữ và các đơn vị khác liên quan, có nghĩa là các tác giả tìm ra sự
4
khu biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, giữa thành ngữ với ngữ định danh, giữa thành
ngữ với cụm từ tự do. Với cơng trình đó có thể kể đến sự đóng góp như “Góp ý
kiến về phân biệt tục ngữ và thành ngữ” (1973) của Cù Đình Tú, “Từ và vốn tiếng
Việt hiện đại” (1976) của Hồ Lê, “Tục ngữ Việt Nam” của Chu Xuân Diên,
Lương Văn Đang, Phương Tri , “Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mơ hình
cấu trúc” (2016) của Triều Ngun. Và gần đây nhất là cuốn “Thành ngữ bằng
tranh” (2020) của Nguyễn Thị Hường Lý biên soạn, với hơn 300 thành ngữ Việt
Nam được minh họa bằng tranh. Chính vì thế, thành ngữ cho đến nay vẫn đang
được tiếp cận và khám phá theo nhiều khía cạnh khác nhau nhằm làm sáng rõ
những giá trị phong phú của đơn vị từ vựng này. Xuất phát từ những khía cạnh nói
trên là việc nghiên cứu nghệ thuật sử dụng thành ngữ của các nhà văn, nhà thơ,
những tác giả lớn. Bên cạnh đó, một loạt những luận văn thạc sĩ, những khóa luận
tốt nghiệp, cũng như nhiều báo cáo khoa học, nhiều bài viết đăng lên các tạp chí
về vấn đề sử dụng thành ngữ của những tên tuổi lớn như Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Ngun Hồng, Tản Đà, Tơ Hồi, Nguyễn Du,…
Nhìn chung, chưa có một tài liệu nào nghiên cứu một cách toàn diện về các
từ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ Việt Nam mà phổ biến chỉ
dừng ở việc khảo sát các thành ngữ và tìm sự khu biệt giữa thành ngữ và những
đơn vị khác liên quan. Đó là động lực thúc đẩy chúng tơi đào sâu tìm hiểu, tự do
khai thác nhiều điều mới về thành ngữ ở góc độ ngơn ngữ, đặc biệt ở giới hạn các
từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ Việt Nam, góp phần tìm
hiểu cụ thể một số vấn đề mới của thành ngữ Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Thành ngữ thể hiện nhiều vấn đề khác nhau của đời sống con người.
Thông qua việc phân tích các từ chỉ các hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ,
người đọc tiếp cận được những phong tục, tập quán, nếp sống sinh hoạt của
người lao động. Từ các hình ảnh đó, tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của từ từ góc
5
độ ngôn ngữ, làm nổi bật giá trị biểu trưng của các hình ảnh trong thành ngữ.
Từ ngữ chỉ sự vật bao gồm những từ chỉ tên của cây cối, con người,
hiện tượng, con vật, cảnh vật. Đề tài này giúp cho người đọc và bản thân
chúng tôi thu nhận được một vốn hiểu biết sâu sắc hơn về thành ngữ, đồng
thời thấy được giá trị và ý nghĩa biểu đạt của thành ngữ trong việc sử dụng từ
chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, người viết giới hạn phạm vi nghiên cứu trong những
thành ngữ có chứa các từ chỉ các sự vật và hiện tượng tự nhiên. Cụ thể trong
cuốn “Thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn Lực (2001), Nxb Thanh Niên.
Với đề tài này, người viết muốn hướng đến đối tượng nghiên cứu là
những từ chỉ sự vật hiện tượng thiên nhiên thuộc về vũ trụ như mây, mưa,
trăng, gió, …và các từ chỉ thế giới thực vật, động vật như cỏ cây, hoa lá, chim
mng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, người viết sử dụng phương pháp khoa
học chung.
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp miêu tả
6. Đóng góp của đề tài
Thực tế cho thấy rằng, có rất nhiều tài liệu đưa ra những đơn vị thành ngữ,
tục ngữ, ca dao nói về đề tài thiên nhiên hoặc bao hàm nhiều đề tài khác nói lên sự
bao quát, tổng hợp một cách khách quan những hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên,
con người. Nhưng chưa thấy được sự khảo sát chặt chẽ, bao quát về từ ngữ chỉ sự
vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ Việt Nam.
Bằng việc nghiên cứu, phân tích kỹ những đặc điểm của thành ngữ về
6
cấu trúc, ngữ nghĩa, phân loại về loại hình, về phản ánh cách tư duy, chúng tơi
mong muốn có thể cung cấp thêm nhiều thành ngữ hoàn thiện hơn, đầy đủ
hơn. Chính vì thế, với đề tài này chúng tơi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ
trong cơng việc nghiên cứu thành ngữ giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận,Tài liệu tham khảo và Phụ lục,phần
nội dung của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
Chương 2: Từ ngữ chỉ sự vật trong thành ngữ tiếng Việt
Chương 3: Từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ tiếng Việt
Ngồi ra khóa luận cịn bao gồm phần phụ lục: Danh sách thành ngữ
7
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Những vấn đề chung về từ
1.1.1. Khái niệm về từ.
Cho đến nay, vẫn chưa tìm được sự thống nhất trong cách định nghĩa về
từ. Theo G.S Cao Xuân Hạo, “Chúng ta hiểu tính da dạng về tên gọi mà các
tác giả khác nhau đã đề nghị cho các đơn vị khác thường đó của các ngơn
ngữ đơn lập là: tiết vị (syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết
(wordssyllabe), đơn tiết (monosyllabe) hoặc đơn giản là từ (word). Thực ra
nó chính là âm, hình vị, hoặc từ và tất cả là đồng thời nếu chúng ta so sánh
với các ngôn ngữ Châu Âu về cơ cấu xoay quanh ba trục được tạo thành bởi
các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ thì cơ cấu của Tiếng Việt hầu như là
sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất, âm tiết”. Theo Nguyễn Thiện
Giáp, “Từ của Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ba nghĩa để tạo ra câu
nói; nó có hình thức, có một âm tiết, một chữ viết rời.” [9, tr.168].
Theo quan niệm của Trương Văn Chính, Nguyễn Hiến Lê, “Từ là âm
có nghĩa, dùng trong ngơn ngữ để diễn đạt một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý
khơng thể phân tích ra được.” [9, tr.18].
Nguyễn Văn Tu cho rằng, “Từ là đơn vị nhỏ nhất và đơn lập, có hình
thức vật chất (vỏ âm thanh là hình thức) và có nghĩa, có tính biện chứng và
lịch sử.” [9, tr.20].
Tác giả Nguyễn Kim Thản viết, “Từ là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ có thể
tách khỏi đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và một khối
hoàn chỉnh về ngữ âm (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp.” [9, tr.21].
Hồ Lê nêu ý kiến, “Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi
liên kết hiện thực, hoặc chức năng mơ phỏng tiếng động có khả năng kết hợp
8
tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa.” [29,tr.104].
Lưu Văn Lãng cho rằng: “Những đơn vị dùng tách biệt rõ nhất mới là
từ. Có thể nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khác, từ là ngữ đoạn
(tĩnh) nhỏ nhất và từ có thể gồm nhiều tiếng khơng tự do kết hợp lại không
theo quan hệ thuần cú pháp Tiếng Việt”.[25, tr.214]
Đỗ Hữu Châu quan niệm: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết
cố định bất biến, có ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu
cấu tạo) cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu hoặc điểm ngữ pháp nhất
định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu.” [1, tr.14]
Qua các định nghĩa nêu trên, chúng tơi nhận thấy có thể khái quát về
khái niệm từ như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngơn ngữ, mang
tính sẵn có, cố định và là đơn vị nhỏ nhất trực tiếp tạo nên câu.
1.1.2. Các thành phần về nghĩa của từ
Mỗi khi học nghĩa của một từ, chúng ta liên hội từ với những cái mà nó
chỉ ra (trước hết là sự vật, hiện tượng, hành động hoặc thuộc tính…mà từ đó
làm tên gọi cho nó). Mặt khác nghĩa của từ cũng được thơng qua các tình
huống giao tiếp ngơn ngữ mà từ đó được sử dụng. Từ liên hệ với nhiều nhân
tố, nhiều hiện tượng. Nghĩa của từ khơng chỉ có một thành phần. Khi nói về
nghĩa của từ, người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa sau đây:
1.1.2.1. Nghĩa biểu vật (denotative)
Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị được
gọi là nghĩa biểu vật của từ. Hay nói cách khác, nghĩa biểu vật của từ là các
ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngồi ngơn ngữ vào ngơn ngữ. Biểu vật có
thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vơ hình có bản chất vật chất
hoặc phi vật chất. Ví dụ: đất, trời, mây, mưa, nắng, nóng, lạnh, thánh,
thần,..Ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản
ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các ánh xạ được phản ánh
9
trong tự nhiên. Ánh xạ trong ngơn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạo những cái có
trong thực tế theo cách nhận thức của từng dân tộc. Ta có thể chứng minh
điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong ngôn ngữ cụ thể và
dựa vào việc so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa các ngôn ngữ.
Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế sự vật
ln ln tồn tại trong dạng cá thể, còn nghĩa biểu vật trong ngơn ngữ lại
mang tính đồng loạt, khái qt…
Biểu hiện thứ hai của sự khơng trùng nhau đó là sự chia cắt hiện thực
khách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ.
1.1.2.2. Nghĩa biểu niệm (significative)
Sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan có các thuộc tính, các
thuộc tính đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm. Hay nói cách
khác, khái niệm là phạm trù của tư duy, được hình thành từ những hiểu biết
trong thực tế. Đấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng. Các
thuộc tính đó phản ánh vào ngơn ngữ hình thành các nét nghĩa. Tập hợp của
các nét nghĩa đó trong ngơn ngữ, hình thành nghĩa biểu niệm.
Như vậy, nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các nghĩa biểu vật mà
liên hệ với hiện thực khách quan, mặt khác, lại có quan hệ với khái niệm, qua
khái niệm mà liên hệ với hiện thực ngồi ngơn ngữ. Các nét nghĩa bắt buộc từ
các thuộc tính của các sự vật trong thực tế. Mỗi dân tộc, tùy theo ngơn ngữ
của mình, chọn một số thuộc tính cơ bản có tác dụng xác lập nghĩa của từ
trong hệ thống. Nghĩa biểu niệm chiếm vị trí hàng đầu trong từ vựng -ngữ
nghĩa. Cần phải hiểu mối liên hệ mà chúng ta nói tới trong quan niệm về
nghĩa của từ ở đây chính là mối liên hệ chỉ xuất, mối liên hệ phản ánh, cho
nên nghĩa biểu hiện cũng có thể hiểu là sự phản ánh sự vật – biểu vật (đúng là
phản ánh các thuộc tính, các đặc trưng của chúng) trong ý thức con người,
được tiến hành bằng từ.
10
Nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng,
khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa
có mối quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một số nghĩa biểu vật của từ.
Chính vì nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ, cho
nên cịn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm. Ví dụ: Nước biển, nước mắm,
ngồi ghế, ngồi chồm hổm, cái bàn, quần áo,…
1.1.2.3. Nghĩa biểu thái (pragmatical meaning)
Nghĩa ngữ dụng còn gọi là nghĩa biểu thái, là mối liên hệ giữa từ với thái
độ chủ quan, cảm xúc của người nói. Thuộc phạm vi nghĩa biểu thái của từ bao
gồm những nhân tố đánh giá như: “mạnh yếu”, “to nhỏ”,…nhân tố cảm xúc như:
“dễ chịu”, “khó chịu”, “sợ hãi”, “ngạc nhiên”,… nhân tố thái độ như: “trọng”,
“khinh”, “yêu”, “ghét”,…mà từ gợi ra cho người nói và người nghe.
1.1.3. Sự chuyển nghĩa của từ trong hệ thống
1.1.3.1. Nguyên nhân sự chuyển nghĩa của từ
Sự chuyển nghĩa của từ xảy ra do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián
tiếp, bên trong và bên ngoài khác nhau như sự phát triển không ngừng của
thực tế khách quan, nhận thức của con người thay đổi, hiện tượng kiêng cữ,
sự phát triển và biến đổi của hệ thống ngơn ngữ…Tuy nhiên, ngun nhân
quan trọng nhất chính là “nhu cầu giao tiếp của con người”. Thay đổi nghĩa
của một từ có sẵn, thổi vảo chúng một luồng sinh khí mới là một biện pháp
tiết kiệm, sống động, giàu tính dân tộc, dễ dàng được sự chấp nhận của nhân
dân, đáp ứng được kịp thời của nhu cầu giao tiếp.
1.1.3.2. Các dạng chuyển nghĩa của từ
Dạng móc xích
Dạng tỏa ra
1.1.3.3. Phương thức chuyển nghĩa của từ
Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó khơng phải là những
11
tổ chức lộn xộn. Nếu là một từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ
có quan hệ với nhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định.
Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng gồm những thành tố nhỏ hơn,
có thể phân tích ra được và cũng được sắp xếp theo một tổ chức nào đó.
Như vậy, xét cơ cấu nghĩa của từ là ta xác định xem từ đó có bao nhiêu
nghĩa, mỗi nghĩa có bao nhiêu thành tố nhỏ hơn, và tất cả chúng được sắp xếp
trong quan hệ với nhau như thế nào. Để xây dựng, phát triển thêm nghĩa của
từ, trong ngơn ngữ có nhiều phương thức. Tuy nhiên, có hai phương thức
quan trọng nhất thường gặp trong các ngôn ngữ là: chuyển nghĩa ẩn dụ
(metaphor) và chuyển nghĩa hoán dụ (metonymy).
a. Phương thức ẩn dụ
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b, c, d
vì giữa a, b, c,d có điểm giống nhau. Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức
chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng.
Ví dụ: Từ CHÂN trong tiếng Việt có nhiều nghĩa. Khi định danh cho
chân người, nó có nghĩa là: Bộ phận cuối cùng của cơ thể người hay động vật,
dùng để đi, đứng, chạy, nhảy. Trên cơ sở so sánh nhiều sự vật khác có hình
dạng tương tự (hoặc người Việt liên tưởng và cho là chúng tương tự nhau,
người ta đã chuyển CHÂN sang gọi tên cho những bộ phận dưới cùng của
một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác như: chân đèn, chân
ghế, chân bàn, chân giường) nó khác so với những hoạt động bằng chân của
con người mà ta nói ở trên.
Có hai hình thức chuyển nghĩa:
- Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể)
- Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu
tượng).
12
b. Phương thức hoán dụ
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên cho sự vật b, c, d
vì giữa a, b, c, d tuy khơng giống nhau nhưng có một quan hệ gần nhau nào
đó về khơng gian hay thời gian. Hốn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa
vào quy luật liên tưởng tiếp cận.
Ví dụ: “Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”. (thơ Nguyễn Du)
Thì các từ tay, mặt, gan không mang nghĩa đen chỉ đối tượng (cái tay,
khuôn mặt, bộ gan) mà dùng để chỉ con người trong nghĩa bóng của nó, như
vậy bộ phận của con người được dùng để chỉ chính con người.
Các dạng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ:
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Dạng chuyển
nghĩa này có các cơ chế chuyển nghĩa cụ thể sau: Lấy tên gọi của một bộ phận
cơ thể gọi tên cho người hay cho cả toàn thể. Lấy tên gọi của tiếng kêu, đặc
điểm hình dáng của đối tượng gọi tên cho đối tượng. Lấy tên gọi của đơn vị
thời gian nhỏ gọi tên cho đơn vị thời gian lớn. Lấy tên gọi của toàn bộ gọi tên
cho bộ phận.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa hay lượng vật
chất được chứa.
- Lấy tên nguyên liệu gọi tên cho hoạt động hoặc sản phẩm được chế
ra từ ngun liệu đó.
- Hốn dụ dựa trên quan hệ giữa đồ dùng hoặc dụng cụ và người sử
dụng hoặc ngành hoạt động sử dụng dụng cụ đó.
- Hốn dụ dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng.
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và hành vi hoặc trạng
thái tâm – sinh lí đi kèm.
- Hốn dụ dựa trên quan hệ giữa các tác giả hoặc địa phương và tác
13
phẩm hoặc sản phẩm của họ hoặc ngược lại.
Tóm lại, hiện tượng nhiều nghĩa một mặt phản ánh độ dày của ngôn
ngữ, một mặt đáp ứng quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ, mặt khác phản ánh độ
phong phú của tư duy, tình cảm, những kinh nghiệm sống của mỗi dân tộc.
Hiện tượng nhiều nghĩa cịn giúp ta có thêm căn cứ để hiểu sâu sắc bản chất ý
nghĩa của từ cũng như tính hệ thống của chúng.
1.1.4. Sự chuyển nghĩa của từ trong hoạt động
Trong hoạt động nhận thức và giao tiếp, từ có thể được chuyển nghĩa
(chuyển tên gọi từ một đối tượng cũ sang đối tượng mới) dựa trên mối quan hệ
nào đó giữa các đối tượng được gọi tên. Tác giả Cù Đình Tú cịn nói đến sự
chuyển nghĩa của từ trong quyển Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
(Nxb Giáo dục, 2001).Theo quan niệm của ơng thì các cách tu từ cấu tạo theo
quan hệ liên tưởng là trong một văn cảnh cụ thể, từ ngữ có hiện tượng lâm thời
chuyển đổi nghĩa. Ở đây, nghĩa của từ vốn biểu thị đối tượng này nay được lâm
thời chuyển sang đối tượng khác dựa trên một quan hệ liên tưởng nhất định (liên
tưởng nét tương đồng và liên tưởng có tính logic khách quan) về mối quan hệ có
thực xảy ra giữa hai đối tượng. Tùy vào đặc trưng của từng đối tượng, tùy thuộc
vào đặc trưng mối quan hệ liên tưởng giữa hai đối tượng mà chúng ta có những
cách tu từ: ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ, tượng trưng tu từ,…
1.1.4.1. Ẩn dụ tu từ
Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này
dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở mối quan hệ liên tưởng về nét
tương đồng giữa hai đối tượng.
Ví dụ: “Nước đổ đầu vịt”
“Đàn gẩy tai trâu”.
Trong tâm trí người bình dân Việt Nam, hình ảnh “vịt, trâu” thường
gắn với cái gì lì lợm, không thay đổi. Người ta liên tưởng đến dấu hiệu tương
14
tự ở một con người chậm tiêu, nói khơng nghe lời. Và “Đầu vịt, tai trâu”
được thành ngữ lấy làm ẩn dụ để lâm thời biểu thị con người không chú ý tới
những gì người lớn dạy bảo, hoặc lỳ lợm khơng nghe sự chỉ dẫn. “Thơi thì
như nước đổ đầu vịt, những lời chém to kho mặn của ông thầy dạy nghề cũng
chẳng thấm vào đâu”. (Báo văn nghệ, 1-11-1973).
1.1.4.2. Hoán dụ tu từ
Hoán dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này
dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên mối quan hệ liên tưởng logic khách
quan giữa hai đối tượng.
Ví dụ: “Đầu trâu mặt ngựa”(thành ngữ)
- “Đầu” (bộ phận cơ thể)
- “Mặt người” (bộ phận cơ thể)
Chỉ con người hung hãn, ngang ngược thơ bạo khơng có tính người
giống như loài trâu ngựa. “Quanh anh một lũ đầu trâu mặt ngựa uống máu
người không tanh đang chờ đợi một miếng mồi ngon”. (Nguyễn Sơn Tùng,
Hoa hồng trắng). “Nửa giờ sau, một đoàn đầu trâu mặt ngựa do tên Chánh
mật thám Ri Gan dẫn đầu ập vào hoa tít súng sáu bắt chúng tôi, điệu đi”.
(Nguyễn Tạo, Sống để hoạt động).
1.1.4.3. Tượng trưng
Tượng trưng là cách tu từ biểu thị đối tượng định miêu tả bằng ước lệ
có tính chất xã hội. Người ta quy ước với nhau rằng, từ ngữ này có thể được
dùng để biểu thị một đối tượng khác ngồi cái nội dung ngữ nghĩa thơng
thường của nó.
Ví dụ : “Chửi mèo quèo chó”
“Chửi chó mắng mèo”.
“Chó”, “mèo” tượng trưng cho con người khơng có sự tương đồng,
tranh cãi nhau, chửi người này nhưng nói móc người kia.
15
Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ tu từ với ẩn dụ và hoán dụ từ vựng:
- Ẩn dụ và hoán dụ tu từ được sử dụng nhằm giúp cho sự diễn đạt tăng
tính hình ảnh, biểu cảm, chứ khơng có tác dụng tạo nghĩa mới làm giàu cho
hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ dân tộc. Ẩn dụ và hoán dụ tu từ là sáng tạo
của cá nhân do đó nghĩa tu từ mang tính tạm thời, lệ thuộc hoàn toàn vào văn
cảnh, nghĩa tu từ biến mất.
- Ẩn dụ tu từ và hốn dụ từ vựng có tác dụng tạo nghĩa mới cho hệ
thống từ vựng – ngữ nghĩa của dân tộc, do đó sự chuyển nghĩa đó là sản phẩm
của tồn dân, được cố định hóa trong kho từ vựng tiếng Việt, được ghi vào từ
điển như một nghĩa sẵn có, được tái dụng một cách tự do trong lời nói.
1.2. Quan niệm về ngữ cố định và thành ngữ
1.2.1. Quan niệm về ngữ cố định
1.2.1.1. Định nghĩa
Ngữ cố định là một cụm từ ( ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ,
cấu tạo là cấu tạo của cụm từ) nhưng đã cố định hóa cho nên cũng có tính chất
chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ.
Ví dụ: Kén cá chọn canh; Ăn vóc học hay
1.2.1.2. Đặc trưng của ngữ cố định
a. Do sự cố định hóa, do tính chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay nhiều
đều có tính thành ngữ. Tính thành ngữ được định định nghĩa như sau: Cho
một tổ hợp có nghĩa S do các đơn vị A, B, C mang nghĩa lần lượt S(1), S(2),
S(3) tạo nên nếu như nghĩa S không thể giải thích bằng các ý nghĩa S(1), S(2),
(3) thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ.
Tính thành ngữ có mức độ từ thấp tới cao khác nhau. “Ba hoa tinh
tướng” có tính thành ngữ thấp hơn “Ba chìm bảy nổi” nhưng “Ba chìm bảy
nổi” có tính thành ngữ thấp hơn “Ba cọc ba đồng”.
16
b. Nói ngữ cố định là các cụm từ cố định hóa nói chung. Thực ra trong các
ngữ cố định, có nhiều ngữ cấu tạo là các câu như: “Chuột sa chĩnh gạo”, “Cha
truyền con nối”, “Chó ngáp phải ruồi” thậm chí có hình thức cấu tạo là câu
ghép: “Đâm bị thóc chọc bị gạo”, “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”,…
Tiêu chí cơ bản để xác định các thành ngữ cố định là tính tương đương
với từ của chúng về chức năng tạo câu. “Chúng ta nói ngữ cố định tương
đương với từ khơng phải chỉ vì chúng có tính sẵn có, bắt buộc như từ mà cịn
vì ở trong câu chúng có thể thay thế cho một từ, ở vị trí các từ, hoặc có thể kết
hợp với từ để tạo câu”.
c. Những đơn vị trung gian giữa ngữ cố định và cụm từ tự do là các
trường hợp như: nói cách khác, nói khác đi, một mặt thì, đáng chú ý là, vv.
Tính chất cụm từ tự do của các ngữ này rất rõ ràng về ý nghĩa và hình thức.
Đây là các cụm từ tự do đã được cố định hóa do nội dung của chúng đã trở
thành điều thường xuyên phải lặp đi lặp lại vì cần thiết cho sự suy nghĩ và cho
sự diễn đạt.
d. Nói ngữ cố định có tính chặt chẽ, cố định khơng có nghĩa là chúng
khơng biến đổi trong câu văn cụ thể. Sự biến đổi của các ngữ cố định đa dạng
hơn, “tự do” hơn các biến thể từ phức.
Các ngữ cố định cũng có thể rút gọn, như ngữ “Chết nhăn răng”, “Tốt
mã giẻ cùi” có thể rút gọn cịn “Nhăn răng”,”Tốt mã”. Chúng có thể được
mở rộng, thêm thành phần như: “Như quốc kêu” được mở rộng thành“Học
như cuốc kêu ra rả mùa hạ”.
1.2.2. Quan niệm về thành ngữ
Thông thường các nhà ngôn ngữ học thường phân chia ngữ cố định làm
hai loại: Quán ngữ và thành ngữ. Quán ngữ là những cách nói, cách diễn đạt
cần thiết để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề chứ khơng có tác
17
dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật,
hiện tượng, tính chất chưa có tên gọi. Ví dụ như: chắc chắn là, rõ ràng, cũng
thế mà thôi, vv.
Các thành ngữ (có tính thành ngữ cao hay thấp) có thể được phân thành
những thành ngữ tương đương với từ sẵn có (hiển nhiên hay không hiển nhiên) và
những thành ngữ không tương đương với từ. Các thành ngữ tương đương với từ
chủ yếu là các thành ngữ đồng nghĩa, sắc thái hóa, có tính chất miêu tả.
Ta có thể phân chia các ngữ cố định tiếng Việt về hình thức (dựa theo kết
cấu cú pháp gốc của chúng) thành hai loại: ngữ cố định có kết cấu câu và ngữ cố
định có kết cấu cụm từ. Ngữ cố định có kết cấu câu: “Mèo mù vớ cá rán”,
“Lươn ngắn chê chạch dài”... Nhìn chung các ngữ cố định có kết cấu câu
thường biểu thị các sự kiện, tình thế phức tạp khơng có từ sẵn có đồng nghĩa.
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong kho tàng từ vựng của một
ngơn ngữ. Thành ngữ hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của tiếng
nói dân tộc. Cùng với từ, nó được dùng rộng rãi phục vụ cho giao tiếp chung
một cách phong phú và đa dạng.
Thành ngữ là đối tượng được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và đưa
ra những khái niệm khác nhau, theo những hướng nhìn và khía cạnh khác nhau:
Các nhà Việt ngữ học, khi nghiên cứu thành ngữ, không phải ai cũng đưa ra
được những quan điểm đầy đủ và rõ ràng, thậm chí cịn có tác giả cho rằng thành
ngữ là tục ngữ. Chẳng hạn Nguyễn Văn Tố trong bài “Tục ngữ ta đối với tục ngữ
Tàu và tục ngữ Tây” đã viết: “ Tục ngữ là những câu thành ngữ nói đã quen
trong thế tục, nhiều câu nghĩa lý thâm thúy, ý tứ sâu xa, câu nào từ đời xa xưa
truyền lại gọi là ngạn ngữ, tục ngữ hay tục ngạn. Nhưng dù là ngạn ngữ, tục ngữ
hay tục ngạn thì nghĩa cũng gần giống nhau”. [46, tr.105]
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu các nhà Việt ngữ học đã dần dần
18
có được quan niệm ngày càng hồn thiện hơn về thành ngữ, mặc dù còn nhiều
điểm khác nhau giữa các quan niệm nhưng các tác giả đều chỉ ra được ranh
giới giữa thành ngữ và tục ngữ.
Trong sách Việt Nam học sử yếu, tác giả Dương Quảng Hàm đã đưa ra
quan niệm: “Thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn
đạt một ý gì cho có màu mè”.[13, tr. 107]
Đến năm 1972, trong Tạp chí Ngơn ngữ số 3, Nguyễn Văn Mệnh lại coi
“Thành ngữ là đơn vị có nội dung bên trong miêu tả hình ảnh các hiện tượng
cũng như hành động và quan hệ”. Hay trong bài Ranh giới giữa thành ngữ và
tục ngữ, ông đã chỉ ra một số nét riêng của thành ngữ như sau: “Về nội dung
thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một nét
tính cách, một thái độ về hình thức ngữ pháp, nói chung thành ngữ chỉ là một
cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh” [31, tr.72]. Tiếp tục hướng nghiên
cứu đó, năm 1986, ơng lại đưa ra một khái niệm rõ ràng hơn: “Thành ngữ là
một loại đơn vị có sẵn, chúng là những ngữ có kết cấu chặt chẽ và ổn định, có
chức năng định danh và được tái hiện trong giao tế”. [32, tr.43]
Cịn Trương Đơng San thì cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố
định có ý nghĩa hình tượng tổng qt, khơng suy ra trực tiếp từ ý nghĩa của
những đơn vị từ tạo ra nó. Thành ngữ gồm những đơn vị mang ý nghĩa hình
tượng chung, trong đó tất cả các đơn vị từ đều mất nghĩa đen”. [37, tr.7]
Nguyễn Văn Tu quan niệm: “Thành ngữ là những cụm từ cố định mà
các từ trong đó đã mất tính độc lập cao về ý nghĩa kết hợp thành một khối
vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không do nghĩa của từng thành tố
tạo ra. Những thành ngữ này cũng có thể có tính hình tượng hoặc cũng có thể
khơng có. Nghĩa của chúng có thể khác nghĩa của các từ nhưng cũng có thể
cắt nghĩa bằng từ nguyên học”. [44, tr.7]