Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích quan điểm của V.I. Lênin về các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.25 KB, 6 trang )

Đề bài: Phân tích quan điểm của V.I. Lênin về các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ
nghĩa tư bản độc quyền. Những tác động tiêu cực của độc quyền là gì? Việt Nam cần
làm gì để hạn chế tác động tiêu cực của độc quyền đến sự phát triển kinh tế?
Bài làm

I.

Quan điểm của V.I.Lenin về các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
độc quyền
1. Về chủ nghĩa tư bản độc quyền
a. Nguyên nhân hình thành
Theo Lênin "tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất
này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền".Sự độc quyền hay
sự thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ nghĩa tư bản độcquyền. Sự xuất
hiện của tư bản độc quyền do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tiến bộ của khoa học kỹ
thuậtđã làm xuất hiện những ngành có trình độ tích tụ cao. Đó là những xí nghiệp
lớnđịi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới.
Hai là, vì là cạnh tranh tự do nên buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật,
tăngquy mơ tích lũy, bên cạnh đó thì nhiều doanh nghiệp nhỏ có trình độ kỹ thuậtkém
thì một là phải liên kết lại với nhau để thành một doanh nghiệp lớn, vững mạnh hơn,
đứng vững trong cạnh tranh; hai là sẽ bị các doanh nghiệp lớn thơn tính lại. Vì vậy đã
xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một hay nhiều ngành công
nghiệp.
Ba là, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ
vàvừa bị phá sản, những xí nghiệp muốn tiếp tục tồn tại thì phải đổi mới kỹ thuật,do
đó thúc đẩy q trình tập trung sản xuất.
Bốn là, những xí nghiệp và cơng ty lớn mạnh thì cạnh tranh với nhau ngày càng
khốc liệt hơn, bất phân thắng bại, do đó lai nảy sinh các xu hướng thỏa hiệp. Từ đó
hình thành các tổ chức độc quyền.
b. Bản chất


Xét về bản chất CNTB độc quyền là một nấc thang phát triển mới của CNTB.
CNTB độc quyền là CNTB trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn
bộ nền kinh tế.
Sự ra đời của CNTB độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của
CNTB. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng
của quy luật giá trị thặng dư.


2. Quan điểm của V.I.Lenin về các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa
tư bản độc quyền.
Tổng kết thực tiễn vai trò của độc quyền trong nền kinh tế các nước tư bản phát
triển nhất giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I.Lenin khái quát 5 đặc điểm
của chủ nghĩa tư bản độc quyền như sau:
Thứ nhất, các tổ chức độc quyền có quy mơ tích tụ và tập trung tư bản lớn
Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.Tổ
chức độc quyền là liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay một
phần lớn (thậm chí tồn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát
huy ảnh hưởng quyết định đến q trình sản xuất và lưu thơng của ngành đó. Những
liên minh độc quyền này đầu tiên hình thành theo sự liên kết ngang (cùng ngành) dưới
hình thức: Cácten, Xanhđica, Tờ-rớt. Sau đó là sự liên kết dọc, tức là liên kết này
khơng chỉ các xí nghiệp lớn mà cả các Xanhđica, Tờ-rớt thuộc các ngành khác nhau
nhưng có liên quan với nhau về kinh tế - kỹ thuật dẫn đến hình thành các cơng ty độc
quyền lớn như: Côngxoocxiom.
Nhưng từ giữa thế kỷ XX đã phát triển lên một hình thức mới: liên kết đa ngành
hình thành các cơng ty lớn như: Cơnglơmêrát, Consơn thâu tóm nhiều cơng ty xí
nghiệp thuộc những ngành cơng nghiệp khác nhau.
Bên cạnh đó, nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông,
các tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền, chính là giá cả hàng hóa
có sự chệnh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất. Các tổ chức này không chỉ định ra giá

cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa bán ra mà còn định ra
giá cả độc quyền thấp hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mua vào, qua đó
thu được lợi nhuận độc quyền. Vậy giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + P độc quyền.
Nhưng giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của quy luật giá trị và quy
luật giá trị thặng dư, vì xét trên phạm vi tồn xã hội thì: Tổng giá cả vẫn bằng tổng giá
trị; tổng số lợi nhuận vẫn bằng tổng số giá trị thặng dư. Do đó những gì mà độc quyền
thu được cũng là cái mà tầng lớp tư sản vừa và nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư
bản, thuộc địa mất đi.
Như vậy, độc quyền ra đời từ cạnh tranh và giữ vai trị thống trị, nhưng nó khơng
thủ tiêu được cạnh tranh; độc quyền và cạnh tranh tồn tại song song và thống nhất với
nhau một cách biện chứng. Tuy nhiên, trong thời đại Đế quốc chủ nghĩa thì tính chất
cạnh tranh khác hẳn thời kỳ tự do cạnh tranh về mức độ và hình thức.
Thứ hai, sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài
phiệt chi phối.


Song song với q trình tích tụ và tập trung sản xuất trong cơng nghiệp thì trong
ngành ngân hàng cũng diễn ra một quá trình tương tự, hình thành các tổ chức độc
quyền ngân hàng. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền ngân hàng đã làm thay đổi vai
trò của ngân hàng: Từ chỗ là trung gian trong việc thanh tốn và tín dụng, nay do nắm
được phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội, ngân hàng đã có quyền lực vạn năng chi
phối các hoạt động kinh tế xã hội.
Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền công nghiệp vay và
nhận gửi số tiền lớn của các tổ chức độc quyền cơng nghiệp trong một thời gian dài
nên lợi ích của chúng quyện chặt vào nhau, hai bên đều quan tâm đến hoạt động của
nhau, tìm cách thâm nhập vào nhau, hình thành nên tư bản tài chính. Tư bản tài chính
là sự thâm nhập và dung hợp vàp nhau giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư
bản độc quyền trong công nghiệp.
Sự phát triển của tư bản tài chính đã dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc
quyền chi phối tồn bộ hệ thống kinh tế, chính trị xã hội của xã hội tư bản. Đó chính

là bọn đầu sỏ tài chính. Bọn đầu sỏ tài chính (trùm tư bản tài chính) thiết lập sự thống
trị của mình thơng qua "chế độ tham dự". Thực chất của chế độ tham dự là một nhàtư
bản tài chính hoặc một tập đồn tài chính, nhờ nắm được số cổ phiếu khống
chế mà chi phối được công ty gốc hay "công ty mẹ", rồi qua công ty mẹ chi phối các
công ty phụ thuộc hay các "công ty con", các công ty này lại chi phối các "công ty
cháu" v.v.. Bởi vậy, với một số tư bản nhất định, một trùm tư bản tài chính có thể chi
phối được những lĩnh vực sản xuất rất lớn.
Thứ ba, xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngồi)
nhằm mục đích giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư
bản. Xuất khẩu tư bản là tất yếu vì trong các nước tư bản có hiện tượng "thừa tư bản";
giá trị nguyên liệu và nhân công ở các nước chậm phát triển rẻ, nhưng lại thiếu vốn và
kỹ thuật và thị trường tiêu thụ hàng hóa thì rộng lớn.
Xuất khẩu tư bản có thể được thực hiện dưới hình thức: đầu tư trực tiếp (xây
dựng các xí nghiệp, trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận,....) hoặc đầu tư gián tiếp (cho
vay tư bản để thu lợi tức….)
Xuất khẩu tư bản vừa có tác dụng tích cực vừa có tác dụng tiêu cực, đặc biệt là
đối với các nước nhận đầu tư, có thể dẫn tới tình trạng lệ thuộc về kinh tế, dẫn tới lệ
thuộc về chính trị.
Thứ tư, cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn
độc quyền.
Việc xuất khẩu TB tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việc
phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân chia


thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền quốc tế với nhau... Từ đó hình thành
các liên minh độc quyền quốc tế: Cacten, Xanhđica, Tờ-rớt quốc tế. Nhưng giữa cac
tổ chức này luôn luôn diễn ra sự cạnh tranh lẫn nhau… tất yếu dẫn đến xu hướng thoả
hiệp từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế.
Thứ năm, lơi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ

ảnh hưởng là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền
Khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, tư bản
độc quyền không chỉ thu được lợi nhuận độc quyền không thôi mà là “siêu lợi nhuận
độc quyền” do có những điều kiện thuận lợi mà tại chính quốc khơng có được như
nguồn ngun liệu dồi rào giá rẻ hoặc lấy không, giá nhân công rẻ mạt…Do đó ln
diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức độc quyền thuộc các quốc gia khác
nhau. Điều này địi hỏi có sự can thiệp của nhà nước nhằm giúp cho các tổ chức độc
quyền của nước mình giành giật thị trường vàmơi trường đầu tư nhằm thu được siêu
lợi nhuận độc quyền ở ngoại quốc. Sự can thiệp đó của nhà nước đã biến nó thành một
nước đế quốc chủ nghĩa. Như vậy, chủ nghĩa đế quốc là sự kết hợp giữa yêu cầu vươn
ra và thống trị ở nước ngoài của tư bản độc quyền với đường lối xâm lăng của nhà
nước. Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu hiện
trong đường lối xâm lược nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa
của các cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản
độc quyền.
Lợi ích của việc xuất khẩu tư bản đã thúc đẩy các cường quốc tư bản đi xâm
chiếm thuộc địa, vì trên thị trường thuộc địa dễ dàng loại trừ được các đối thủ cạnh
tranh, dễ dàng nắm được độc quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Do tác động
đó, đặc biệt là do tác động của quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản đã
dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, cũng như các cuộc
xung đột nóng ở nhiều khu vực trên thế giới hiện nay...

II.

Những tác động tiêu cực của độc quyền và liên hệ với thực tiễn Việt
Nam
1. Tác động tiêu cực của độc quyền
Một là, độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh khơng hồn hảo gây thiệt hại chi
người tiêu dùng và xã hội.
Hai là, độc quyền có thể làm kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự

phát triển kinh tế, xã hội.
Ba là, khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc
quyền tư nhân chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm phân hóa
giàu nghèo.
2. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
a. Thực trạng tiêu cực độc quyền ở Việt Nam hiện nay


Độc quyền Việt Nam chủ yếu là độc quyền nhà nước. Do các cơng ty tư nhân
chưa có quyền lực về kinh tế để chiếm vị trí độc quyền trong các ngành kinh tế chính.
Cùng với q trình mở cửa của thị trường thơng qua việc kí kết và gia nhập các hiệp
định song song và đa phương, do đó xuất hiện các công ty đa quốc gia hoạt động tại
Việt Nam, với sức mạnh kinh tế của mình, các công ty này dễ dàng chiếm lĩnh thị
trường. Trong khi đó các doanh nghiệp nội địa Việt Nam với tiềm lực hạn chế đang
dần bị loại bỏ khỏi nền kinh tế. Thực trạng này hiện đang nổi lên vấn đề lạm dụng độc
quyền để vụ lợi, biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Tự ý thay
đổi giá cả của hàng hóa, dịch vụ đã để lại hậu quả: tỉ lệ tăng trưởng kinh tế tính trên
vốn đầu tư của Việt Nam bị suy giảm. Ngoài ra độc quyền nhà nước còn thể hiện ở
việc kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước.
Như vậy, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước độc
quyền nắm giữ. Các doanh nghiệp độc quyền nhà nước này được xây dựng trên chủ
trương của Chính phủ, được sự đầu tư, bảo hộ của Chính phủ, do đó khơng có gì ngạc
nhiên khi họ có một vị thế, tầm ảnh hưởng to lớn trong nền kinh tế.
Một ví dụ cụ thể nhất cho độc quyền tại Việt Nam là độc quyền ngành điện.
Ngành điện Việt Nam chủ yếu do EVN – Tập đoàn điện lực quốc gia Việt Nam cung
cấp. Tập đoàn EVN là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước kinh doanh đa ngành
nghề. Sản lượng của EVN chiếm 75% lượng điện sản xuất, chiếm 100% về truyền tải
và 94% về phân phối điện cả nước. Do đó EVN chính là một ví dụ điển hình của độc
quyền tự nhiên. Do có tình trạng độc quyền của EVN trong ngành điệntrong nhiều
năm qua nên thủ tiêu động lực sản xuất ngành điện của tập đoàn EVN. Tập đoàn này

bộc lộ sự độc quyền của mình khơng chỉ qua việc làm việc thường thiếu hiệu quả, liên
tục đòi tăng giá mà còn thể hiện qua việc tăng lương cho nhân viên cao hơn mặt bằng
chung. Điều này đã dẫn đến vô số những bất cập cho cả người tiêu dùng lẫn các ngành
nghề khác.
Hậu quả của độc quyền kinh tế đối với Việt Nam vơ cùng sâu sắc. Cụ thể, nó gây
ra tổn thất phúc lợi xã hội; nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ khan hiếm , khơng đa
dạng, thiếu tính cạnh tranh; người tiêu dùng có ít sự lựa trọn tối ưu; thiếu minh bạch
trong kinh doanh; gây ra sự chênh lệch mức sống, thu nhập ở các tầng lớp dân cư (thu
nhập của người lao động trong ngành xăng dầu, điện thường cao hơn so với người lao
động trong ngành dệt may, da giày...) và khơng có sức ép cạnh tranh đối với việc đổi
mới kỹ thuật.
b. Biện pháp khắc phục
Để cải thiện vấn đề độc quyền nhà nước ở Việt Nam hiện nay, trước hết, nhà
nước cần có một số biện giải pháp:
Thứ nhất, kiểm sốt chặt chẽ việc định giá đối với một số sản phẩm dịch vụ hiện
nay còn độc quyền như: điện, vận tải, hàng khơng... để giá giảm xuống ngang mức
trung bình của các nước khu vực.
Thứ hai, nên tiến hành kiểm toán định kì đối với các doanh nghiệp nhà nước cịn
độc quyền, để có biện pháp kịp thời hạn chế sự độc quyền của doanh nghiệp này.


Thứ ba, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân khác kinh doanh các lĩnh
vực như: điện, xăng dầu, vận tải, viễn thơng...
Cuối cùng, nâng cao vai trị của các chủ thể trong quản lý cạnh tranh, chống độc
quyền doanh nghiệp, cụ thể:
Đối với nhà nước:
• Tiếp tục kiện tồn bộ máy quản lý nhà nước về cạnh tranh.
• Thay đổi cách thức, quy trình bổ nhiệm nhân sự cơ quan quản lý cạnh tranh
mới.
• Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho các cơ quan

quản lý cạnh tranh.
• Tăng cường đầu tư vật chất, kinh phí hoạt động cho cơ quan quản lý cạnh tranh
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của xã hội, cũng như tính chất phức tạp trong
hoạt động quản lý, chống độc quyền doanh nghiệp.
• Tạo sự rõ ràng, minh bạch trong chức năng và trách nhiệm của cơ quan quản lý
ngành để giải quyết tình trạng khác nhau trong áp dụng các chuẩn mực và cách xử lý.
• Chủ động kiểm tra, kiểm sốt hoạt động của các doanh nghiệp độc quyền, kịp
thời phát hiện những biểu hiện độc quyền doanh nghiệp gây tác động tiêu cực cho nền
kinh tế.
Đối với tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng dân cư và người dân:
• Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận cao của các tổ chức xã hội
và người dân trong chống độc quyền doanh nghiệp.
• Phát huy vai trị của các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong tạo lập
mơi trường cạnh tranh, chống độc quyền doanh nghiệp.
• Các hiệp hội cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc
nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành, hãng về pháp
luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; tích cực phịng chống các
vi phạm pháp luật nhằm xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và cơ chế thị
trường phát triển bền vững.
• Tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
• Cần tích cực nghiên cứu, khảo sát thực tế, phản ánh nhu cầu người tiêu dùng.
• Kịp thời cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức ,cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ có dấu hiệu lạm dụng độc quyền gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế
cũng như người tiêu dùng.
• Cần tích cực, chủ động tham gia đóng góp, góp ý vào nội dung các văn bản
pháp luật liên quan đến cạnh tranh, chống độc quyền.
Đối với người tiêu dùng:
Nâng tầm tiếng nói của người tiêu dùng trong xây dựng môi trường cạnh tranh,
chống độc quyền doanh nghiệp. Để nâng tầm tiếng nói của mình, người tiêu dùng cần

phải nâng cao sự hiểu biết và khả năng tự bảo vệ của chính bản thân họ, cần có sự lựa
chọn đúng đắn, tự phịng vệ và trách nhiệm đấu tranh với các hành vi vi phạm của
doanh nghiệp làm tổn hại lợi ích của xã hội cũng như của người tiêu dùng, để họ thực
sự trở thành những người tiêu dùng thông thái.



×