Trang 17
MỞ ĐẦU
Xã hội loài người đã và đang trải qua những hình thái kinh tế – xã hội
khác nhau. Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người đều có
những hiểu biết và cách giải thích các hiện tượng kinh tế – xã hội nhất định.
Việc giải thích các hiện tượng kinh tế – xã hội ngày càng trở nên hết sức cần
thiết đối với đời sống kinh tế của xã hội loài người. Lúc đầu nó chỉ xuất hiện
dưới những hình thức tư tưởng kinh tế, về sau mới trở thành những quan
niệm, quan điểm kinh tế có tính hệ thống của các giai cấp khác nhau, đáp
ứng cho nhu cầu lý luận và bảo vệ các lợi ích của các giai cấp đó. Mặt khác,
các trường phái lý luận qua các giai đoạn lịch sử khác nhau mang tính kế
thừa, phát triển, cũng như phê phán có tính lịch sử của các trường phái kinh
tế học.
Trường phái kinh tế chính trị học tư sản đầu tiên là chủ nghĩa Trọng
thương. Nó ra đời trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản. Đối tượng
nghiên cứu của kinh tế chính trị học lúc này là lĩnh vực lưu thông và đánh
giá cao vai trò tiền tệ trong việc tích luỹ của cải. Con đường làm tăng của
cải là thương nghiệp, là ngoại thương. Họ đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước
vào nền kinh tế để tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đơì.
Theo đà thâm nhập của tư bản vào lĩnh vực sản xuất, những vấn đề
kinh tế của sản xuất nảy sinh vượt quá khả năng lý giải của chủ nghĩa Trọng
thương; Đòi hỏi phải có những lý thuyết mới – Kinh tế chính trị học tư sản
cổ điển xuất hiện.
Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển lần đầu tiên chuyển đối tượng
nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Các đại biểu xuất
sẵc của trường phái cổ điển là W.Petty, F.Quesnay, A.Smith, D.Ricacdo.
Các ông nghiên cứu những vấn đề cơ bản của lý luận kinh tế chính trị học
như thuyết giá trị lao động, tiền lương, lợi nhuận, lợi túc, tư bản, tích luỹ, tái
Trang 17
sản xuất. Từ đó xây dựng nên hệ thống các phạm trù, quy luật kinh tế.
Trường phái này ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, dưới sự chi phối của bàn tay
vô hình, Nhà nước không can thiệp vào kinh tế.
Song thực tế đã bác bỏ tư tưởng tự do kinh tế của trường phái cổ điển.
Đồng thời thể hiện sự bất lực của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển trước
những hiện thực kinh tế mới. Trước bố cảnh đó, nhiều trào lưu kinh tế chính
trị học nổi lên mà cơ bản là 2 trào lưu:
Một là những nhà kinh tế tiếp tục thuyết tư sản cổ điển đã đổi mới và
phát triển, Trường phái Keynes, tự do mới, chính hiện đại.
Hai là kinh tế chính trị học Marx – Lenin.
Trong hệ thống các các lý luận cơ bản của từng trường phái cũng như
của cả quá trình lịch sử phát triển, lý luận giá trị lao động đóng vai trò hạt
nhân, là cơ sở của các lý luận khác; Nó cũng bắt đầu sơ khai từ những tư
tưởng kinh tế và được phát triển thành những quan niệm, khái niệm và đến
Marx đã khái quát hoá thành những phạm trù, những hệ thống lý luận hoàn
chỉnh mà nhờ đó giải thích được các hiện tượng kinh tế trong xã hội.
Với những kiến thức tiếp cận được qua các bài giảng của Thầy giáo, qua
một số tài liệu nghiên cứu hiện hành, trong phạm vi bản tiểu luận này, trên
lập trường tư tưởng của chủ nghĩa Marx – Lenin, em xin chọn đề tài "Phân
tích học thuyết giá trị lao động trong các học thuyết kinh tế"
Trang 17
NỘI DUNG
I-/ SỰ RA ĐỜI CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỔ ĐIỂN
Vào cuối thế kỷ XVIII, ở nước Anh và Pháp học thuyết kinh tế cổ điển
xuất hiện. Vào thời kỳ này, sau khi tích luỹ được khối lượng tiền tệ lớn, giai
cấp tư sản tập trung phát triển lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, các công trường thủ
công trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp phát triển mạnh
mẽ. Diễn ra việc tước đoạt ruộng đất của nông dân, hình thành giai cấp vô
sản và chủ chiếm hữu ruộng đất. Sự tồn tại của chế độ phong kiến không chỉ
kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà còn làm sâu sắc hơn mâu
thuẫn trong giai cấp quý tộc. Trong giai cấp này cũng dần bị tư sản hoá. Nếu
trong thời kỳ chủ nghĩa trọng thương sự hoạt động của tư bản chủ yếu là
trong lĩnh vực lưu thông thì do kết quả sự phát triển của công trường thủ
công, tư bản đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất. Nhiều vấn đề kinh tế của sản
xuất được đặt ra vượt quá khả năng giải thích của học thuyết chủ nghĩa
KTTT. Điều đó đòi hỏi phải có học thuyết kinh tế mới soi đường. Học
thuyết kinh tế cổ điển xuất hiện.
Học thuyết kinh tế cổ điển là xu hướng của tư tưởng kinh tế tư sản phát
sinh trong thời kỳ hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các
nhà kinh tế học của trường phái này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên
cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu các vấn đề
kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đặt ra. Lần đầu tiên họ xây dựng
một hệ thống các phạm trù và các quy luật của nền kinh tế thị trường, như
phạm trù giá trị, giá cả, lợi nhuận, tiền lương, địa tô, các quy luật giá trị
cung cầu, lưu thông tiền tệ... Lần đầu tiên họ áp dụng phương pháp trừu
tượng hoá nghiên cứu mối liên hệ nhân quả để vạch ra bản chất và các quy
luật vận động của quan hệ sản xuất TBCN. Họ ủng hộ tư tưởng tự do kinh
tế, chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Tuy vậy những kết luận
Trang 17
của họ còn mang tính lịch sử, lẫn lộn giữa yếu tố khoa học và yếu tố tầm
thường.
ở nước Anh học thuyết kinh tế cổ điển bắt đầu từ William Petty và kết
thúc ở D. Ricardor.
III-/ LÝ LUẬN GIÁ TRỊ TRONG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ
SẢN CỔ ĐIỂN ANH:
Chủ nghĩa Trọng thương đã trở thành lỗi thời và bắt đầu tan rã ngay từ
thế kỷ XVII, trước hết là Anh, một nước phát triển nhất về mặt kinh tế. Tiền
đề của việc đó được tạo ra chủ yếu là do sự phát triển các công trường thủ
công ở Anh, đặc biệt là trong nhành dệt, sau đó là công nghiệp khai thác.
Giai cấp tư sản đã nhận thức được rằng: “muốn làm giàu phải bóc lột lao
động, lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô
tận cho những người giàu”.
Tất cả những điều kiện kinh tế, xã hội khoa học của cuối thế kỷ XVII
đã chứng tỏ thời kỳ tích luỹ ban đầu của tư bản đã kết thúc và thời kỳ sản
xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu. Tính chất phiến diện của học thuyết trọng
thương trở nên quá rõ ràng, đòi hỏi phải có lý luận mới để đáp ứng với sự
vận động và phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, kinh tế
chính trị học cổ điển Anh ra đời.
Theo Marx, kinh tế chính trị học cổ điển Anh bắt đầu từ William Petty
và kết thúc ở David Ricacdo.
1-/ William Petty – Người đầu tiên đưa ra nguyên lý lao động quyết
định giá trị trong kinh tế chính trị học tư sản:
William Petty (1623-1687) là một trong những người sáng lập ra học
thuyết kinh tế cổ điển ở Anh. Ông sinh ra trong một gia đình thợ thủ công,
có trinh độ tiến sĩ vật lý, là nhạc trưởng, là người phát minh ra máy chữ.
Ông là người áp dụng phương pháp mới trong nghiên cứu khoa học, được
gọi là phương pháp khoa học tự nhiên.
Trang 17
Trong tác phẩm “Bàn về thuế khoá và lệ phí”, 1662 W.Petty nghiên
cứu về giá cả, chia giá cả thành hai loại: Giá cả tự nhiên và giá cả chính trị.
Theo ông giá cả chính trị (giá cả thị trường) phụ thuộc vào nhiều yếu tố
ngẫu nhiên, nó thay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung cầu
hàng hoá trên thị trường, do đó khó xác định; Còn giá cả tự nhiên (tức giá
trị) là do thời gian lao động hao phí quyết định và năng suất lao động có ảnh
hưởng đến mức hao phí đó. Như vậy, Petty là người đầu tiên đã tìm thấy cơ
sở giá cả tự nhiên là lao động, thấy được quan hệ giữa lượng giá trị và năng
suất lao động. Ông kết luận rằng: số lượng lao động bằng nhau bỏ vào sản
xuất là cơ sở để so sánh giá trị hàng hoá. Giá cả tự nhiên (giá trị) tỷ lệ
nghịch với năng suất lao động khai thác vàng và bạc. Ông có ý định đặt vấn
đề lao động phức tạp và lao động giản đơn nhưng không thành.
Như vậy, W.Petty chính là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng
cho lý thuyết giá trị lao động. Tuy lý thuyết giá trị - lao động của ông còn có
những hạn chế chưa phân biệt được các phạm trù giá trị, giá trị trao đổi với
giá cả. Ông tập trung nghiên cứu về giá cả một bên là hàng hoá, một bên là
tiền, tức là ông mới chú ý nghiên cứu về mặt lượng. Ông nhận thức được
rằng giá trị của tiền tệ cũng là do lượng lao động quyết định, từ đó khắc
phục được các kiến giải không những không thể trừu tượng hoá được giá trị
từ giá trị trao đổi, mà còn không trừu tượng hoá được giá trị trao đổi từ giá
cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, mà ông đã lẫn lộn hai cái đó. Ông cũng
chia lao động ra làm hai loại: một loại lao động sản xuất ra vàng và bạc, một
loại khác là lao động sản xuất ra những hàng hoá bình thường. Ông cho rằng
chỉ có lao động khai thác vàng và bạc mới có giá trị trao đổi, còn các lao
động khác thì chỉ khi trao đổi hàng và tiền mới này sinh giá trị trao đổi.
Theo ông, giá trị hàng hoá chính là sự phản ánh giá trị tiền tệ cũng như ánh
sáng của mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng mặt trời vậy. Đó là ảnh hưởng
tư tưởng chủ nghĩa Trọng thương rất nặng ở ông.
Petty đã lẫn lộn lao động với tư cách là nguồn gốc của giá trị với lao
động với tư cách là nguồn gốc của giá trị sử dụng, nghĩa là ông đã đồng nhất
lao động trừu tượng với lao động cụ thể. Từ đó Petty có ý định đo giá trị
Trang 17
bằng hai đơn vị lao động và đất đai. Ông nêu ra câu nói nổi tiếng: “Lao
động là cha, còn đất là mẹ của của cải”. Về phương diện của cải nói như
vậy là đúng, chỉ rõ nguồn gốc giá trị sử dụng. Nhưng cái mà ông muốn nói
đến là giá trị, ông nói: việc xem xét giá trị của tất cả mọi hàng hoá đều phải
xuất phát từ hai yếu tố tự nhiên, tức là đất đai và lao động. Nói như vậy ông
đã đi ngược lại kết luận đúng đắn của chính mình là giá trị được quyết định
bởi thời gian lao động hao phí trong quá trình sản xuất hàng hoá.
2-/ Adam Smith – Người đầu tiên trình bày một cách có hệ thống lý
luận giá trị lao động và những yếu tố tầm thường còn tồn tại trong lý luận
của ông:
Adam Smith (1723-1790) là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở
Anh và trên thế giới. Ông là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản, ông
muốn thủ tiêu tàn tích phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển, kêu gọi tích luỹ và phát triển lực lượng sản xuất theo ý nghĩa tư bản,
xem chế độ tư bản chủ nghĩa là hợp lý duy nhất. Marx coi A.Smith là nhà
kinh tế học tổng hợp của công trường thủ công.
A.Smith đã phân biệt rõ ràng giá trị sử dụng với giá trị trao đổi. Ông
nói: “Giá trị có hai nghĩa khác nhau, có lúc nó biểu thị hiệu quả sử dụng như
là một vật phẩm đặc biệt, có lúc biểu thị sức mua do chỗ chiếm hữu một vật
nào đó mà có được đối với vật khác. Cái trước gọi là giá trị sử dụng, và cái
sau gọi là giá trị trao đổi”. Ông còn chứng minh rõ quan hệ giữa giá trị sử
dụng và giá trị trao đổi. Những thứ có giá trị sử dụng rất lớn thường có giá
trị trao đổi cực nhỏ, thậm chí còn không có. Ví dụ: “Không có gì hữu ích
bằng nước, nhưng với nó thì không thể mua được gì”. Ngược lại, những thứ
có giá trị trao đổi rất lớn, thường có giá trị sử dụng cực nhỏ, thậm chí không
có. Việc phân biệt rõ ràng hai khái niệm giá trị sử dụng và giá trị trao đổi
này đồng thời giải thích rõ là giá trị trao đổi lớn hay nhỏ không liên quan gì
đến giá trị sử dụng, đó là công lao của A.Smith. Nhưng ông cho rằng những
thứ không có giá trị sử dụng có thể có giá trị trao đổi thì lại sai lầm.