Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp nhơn hòa giai đoạn 2021 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.16 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LƯU ĐÌNH NHẬT DŨNG

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
•••
CHO CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ
••
HẠ TẦNG KHU CƠNG NGHIỆP NHƠN HỊA
••
GIAI ĐOẠN 2021-2025
Chun ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 8340101

Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thanh Liêm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn: “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho
Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư hạ tầng Khu cơng nghiệp Nhơn Hịa
giai đoạn 2021-2025” này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS
Nguyễn Thanh Liêm.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ luận văn cùng cấp nào khác.
rp / _ __*2__1_______
Tác giả luận văn

Lưu Đình Nhật Dũng



MỤC LỤC
••
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
••'
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
5. Bố cục đề tài ............................................................................................. 4
?
6
. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu...............................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH................................................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò về chiến lược kinh doanh................... 7
1.1.1. Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh ........................ 7
1.1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược ..................................................... 9
1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh ........................... 9
1.1.4. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp ................ 10
1.2. Các cấp độ của chiến lược kinh doanh..............................................10
1.2.1. Chiến lược cấp chức năng ................................................................ 10
1.2.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh .................................................... 10
1.2.3. Chiến lược cấp cơng ty ...................................................................... 11
1.3. Phân tích chiến lược cấp công ty ....................................................... 11
1.3.1. Khái quát chiến lược cấp công ty ..................................................... 11
1.3.2. Vai trò và nhiệm vụ của chiến lược cấp cơng ty .............................. 11

1.3.2.1. Vai trị .............................................................................................. 11


1.3.2.2. Nhiệm vụ ......................................................................................... 11
1.3.3. Nhà quản trị chiến lược cấp cơng ty ................................................ 11
1.3.4. Các loại hình chiến lược cấp công ty chủ yếu ................................ 12
1.3.4.1. Chiến lược tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh đơn lẻ ............. 12
1.3.4.2. Chiến lược hội nhập ....................................................................... 13
1.3.4.3. Chiến lược đa dạng hóa ................................................................. 14
1.3.4.4. Các liên minh chiến lược ................................................................ 15
1.3.4.5. Sốt xét lại danh mục của Cơng ty ................................................. 15
1.3.4.6. Chiến lược thâm nhập ..................................................................... 16
1.3.4.7. Chiến lược tái cấu trúc ................................................................... 16
1.3.4.8. Chiến lược cải tổ ............................................................................. 16
1.4................................................................................................................... Qu
y trình hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh.............................17
1.4.1. Xác định sứ mệnh, viễn cảnh và các mục tiêu chủ yếu .................. 17
1.4.1.1. Xác định viễn cảnh ......................................................................... 17
1.4.1.2. Xác định sứ mệnh ........................................................................... 18
1.4.1.3. Các mục tiêu ................................................................................... 18
1.4.2. Phân tích mơi trường bên ngồi ...................................................... 19
1.4.2.1. Mơi trường vĩ mơ............................................................................. 19
1.4.2.2. Phân tích ngành và cạnh tranh ...................................................... 21
1.4.3. Phân tích mơi trường bên trong ...................................................... 25
1.4.3.1. Phân tích nguồn lực ........................................................................ 25
1.4.3.2. Phân tích các khả năng tiềm tàng và năng lực cốt lõi ................... 26
1.4.4. Phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu ..................... 27
1.4.4.1. Mơ hình với 5 q trình của thực hiện chiến lược ......................... 27
1.4.4.2. Xây dựng các chiến lược ................................................................ 27
1.4.4.3. Xây dựng chiến lược dựa vào nguồn lực ........................................ 30

1.4.4.4. Lựa chọn chiến lược ....................................................................... 30


1.4.4.5. Đánh giá và lựa chọn chiến lược tối ưu ......................................... 31
1.4.4.6. Các tiêu chí đánh giá chiến lược .................................................... 31
1.5. Đặc điểm kinh doanh hạ tầng KCN ảnh hưởng đến chiến lược công
ty

31

1.5.1. Quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm ...................... 31
1.5.2. Khách hàng chủ yếu là các tổ chức, hoạch định kinh doanh lâu dài
32
1.5.3. Các dịch vụ hỗ trợ có thể khai thác kinh doanh ổn định lâu dài 32
1.5.4. Quy định pháp luật chặt chẽ ............................................................ 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KHU CƠNG
NGHIỆP NHƠN HỊA .................................................................................35
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH đầu tư hạ tầng khu cơng nghiệp Nhơn
Hịa ................................................................................................................ 35
2.1.1. Khái qt về Cơng ty ......................................................................... 35
2.1.1.1. Thơng tin chung .............................................................................. 35
2.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của KCNNhơn Hòa.............................35
2.1.1.3. Tổ chức bộ máy.................................................................................36
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính ............................................ 36
2.1.3.

Khái quát về ngành kinh doanh hạ tầng KCN ở KCN Nhơn Hòa


37
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh của Công ty từ năm 2018- 2019.. 38
2.2. Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty ................ 40
2.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng
của công ty..................................................................................................... 40
2.3.1. Những kết quả đạt được ....................................................................40


2.3.1.1. Về thị trường ....................................................................................40
2.3.1.2. Về tài chính ......................................................................................41
2.3.2. Những tồn tại.................................................................................... 43
2.4. Phân tích S.W.O.T cho hoạt động kinh doanh hạ tầng khu công
nghiệp ............................................................................................................ 43
2.4.1. Điểm mạnh (Strenghts) .................................................................... 43
2.4.2. Điểm yếu (Weakness) ........................................................................ 44
2.4.3. Cơ hội (Opportunities) ...................................................................... 45
2.4.4. Thách thức (Threats) ........................................................................ 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................48
CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KHU CƠNG NGHIỆP NHƠN
HỊA................................................................................................................50
3.1. Sự cần thiết phải hoạch định chiến lược tại Công ty TNHH đầu tư hạ
tầng khu cơng nghiệp Nhơn Hịa .................................................................50
3.1.1. Đánh giá ưu nhược điểm các công tác hoạch định chiến lược của
KCN Nhơn Hòa ............................................................................................ 50
3.1.1.1. Ưu điểm .......................................................................................... 50
3.1.1.2. Nhược điểm ..................................................................................... 51
3.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược tại Cơng ty ......................... 52
3.2. Phân tích mơi trường tác động đến Cơng ty......................................53
3.2.1. Phân tích mơi trường bên ngồi tại Cơng ty ................................... 53

3.2.1.1. Mơi trường kinh tế .......................................................................... 53
3.2.1.2. Môi trường công nghệ .................................................................... 55
3.2.1.3. Môi trường văn hóa xã hội ............................................................. 56
3.2.1.4. Mơi trường nhân khẩu học ............................................................. 56
3.2.1.5. Mơi trường chính trị - luật pháp ..................................................... 57


3.2.1.6. Mơi trường tồn cầu ....................................................................... 57
3.2.2. Phân tích mơi trường bên trong tại Công ty TNHH đầu tư hạ tầng
khu cơng nghiệp Nhơn Hịa ......................................................................... 58
3.2.2.1. Mơ hình quản trị chiến lược tại KCN Nhơn Hòa ........................... 58
3.2.2.2. Các chiến lược hiện tại của KCN Nhơn Hòa ................................. 60
3.3. Bản chất lợi thế cạnh tranh của Công ty .......................................... 63
3.3.1. Các lợi thế cạnh tranh của Công ty ................................................. 63
3.3.1.1. Vượt trội về thỏa mãn khách hàng .................................................. 63
3.3.1.2. Vượt trội về hiệu quả ...................................................................... 64
3.3.2. Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh ................................................... 64
3.3.2.1. Nguồn lực tài chính, tài sản ............................................................ 64
3.3.2.2. Nguồn nhân lực, nguồn lực tổ chức ................................................ 65
3.3.2.3. Giá trị của thương hiệu .................................................................. 66
3.3.2.4. Năng lực đổi mới ............................................................................ 66
3.3.2.5. Khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên ....................................... 66
3.4. Xác định viễn cảnh, sứ mệnh và mục tiêu của Công ty ................... 67
3.4.1. Viễn cảnh .......................................................................................... 67
3.4.1.1. Tư tưởng cốt lõi .............................................................................. 67
3.4.1.2. Hình dung trong tương lai .............................................................. 67
3.4.2. Sứ mệnh của Công ty ........................................................................ 67
3.4.2.1. Tuyên bố sứ mệnh ........................................................................... 67
3.4.2.2. Phân tích sứ mệnh .......................................................................... 67
3.4.3. Phân tích mơi trường ngành tại Công ty ........................................... 68

3.4.3.1. Lĩnh vực đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp ................... 68
3.4.3.2. Lĩnh vực xây dựng hạ tầng và cơ sở sản xuất ................................. 71
3.4.3.3. Lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ hoạt động trong khu công nghiệp ............. 73
3.4.4. Dự báo triển vọng và xu thế phát triển của các ngành lĩnh vực kinh


doanh chính của Cơng ty ............................................................................. 74
3.4.4.1. Lĩnh vực đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp ................... 74
3.4.4.2. Lĩnh vực xây dựng hạ tầng KCN và cơ sở sản xuất ........................ 75
3.4.4.3. Lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ hoạt động trong khu công nghiệp ............. 75
3.5. Mục tiêu của Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Nhơn
Hòa giai đoạn 2021 - 2025.............................................................................76
3.5.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 76
3.5.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 76
3.6. Phân tích hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh ...............77
3.6.1. Phân tích ma trận phát triển và khai thác các năng lực cốt lõi ..... 77
3.6.1.1. Điền vào chổ trống ......................................................................... 77
3.6.1.2. Hàng đầu cộng 10 ........................................................................... 78
3.6.1.3. Không gian trống ............................................................................ 79
3.6.1.4. Các cơ hội to lớn ............................................................................ 79
3.6.2. Hình thành các chiến lược ............................................................... 80
3.6.2.1. Chiến lược 1 - Tập trung ngành kinh doanh đơn lẻ ....................... 80
3.6.2.2. Chiến lược 2 - Hội nhập dọc............................................................81
3.6.2.3. Chiến lược 3 - Đa dạng hóa.............................................................82
3.6.3.

Một số đề xuất về thực thi chiến lược ........................................... 83

3.6.3.1. Thiết kế cấu trúc ..............................................................................83
3.6.3.2. Thiết lập hệ thống kiểm sốt ............................................................84

3.6.3.3. Thiết lập chính sách .........................................................................85
KẾT LUẬN ..............................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................88


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
••7
CP

: Cổ phần

CTCP

: Công ty cổ phần

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

KD

: Kinh doanh

ĐTHT

: Đầu tư hạ tầng


HTKT

: Hạ tầng kỹ thuật

BĐS

: Bất động sản

FDI

: Nguồn vốn đầu tư nước ngồi

KCN

: Khu cơng nghiệp.

KDC

: Khu dân cư.

KĐT

: Khu đơ thị

KDHT

: Kinh doanh hạ tầng.

TCTD


: Tổ chức tín dụng

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

: Tài sản cố định

UBND

: Ủy ban Nhân dân.

WTO
PR

: Tổ chức Thương mại thế giới.
: Quan hệ công chúng

: Công ty TNHH đầu tư hạ tầng khu cơng nghiệp Nhơn
CƠNG TY
HịaCơng ty
KCN NHƠN HỊA:



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số
hiệu
bảng
2.1.

Tên bảng

Tran
g

Kết quả hoạt động kinh doanh hạ tầng KCN Nhơn Hòa qua
các năm

38

2.2.

Tăng trưởng về doanh số và lợi nhuận của KCN Nhơn Hòa

38

2.3.

Cấu trúc tài sản

39


2.4.

Cấu trúc nguồn vốn và tài sản

39

2.5.

Kết quả phân tích tính tốn lợi nhuận của Chủ đầu tư hạ
tầng KCN Nhơn Hòa

41


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
Tên hình vẽ

hình vẽ

Trang

1.1

Mơi trường vĩ mơ

19

1.2


Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal E.Poter

22

1.3

Nguồn lực - nguồn gốc của năng lực cạnh tranh

27

1.4

Ma trận phát triển và khai thác các năng lực cốt lõi

29

2.1

Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng KCN
Nhơn Hịa

36

2.2

Mơ hình quản trị chiến lược tại KCN Nhơn Hòa

60


3.1

Ma trận phát triển và khai thác các năng lực cốt lõi tại
KCN Nhơn Hòa

77

3.2

Sơ họa cấu trúc tổ chức Cơng ty TNHH ĐTHT KCN
Nhơn Hịa giai đoạn sau năm 2025

84



1


2
Chương 3: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH đầu tư
hạ tầng khu cơng nghiệp Nhơn Hịa giai đoạn 2021-2025.
6
. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Trách nhiệm hữu
hạn đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Nhơn Hịa giai đoạn 2021-2025”, từ trước
đến nay chưa có Học viên nào nghiên cứu thực hiện. Thậm chí, do đặc thù
ngành kinh doanh hạ tầng khu cơng nghiệp cịn khá mới mẻ ở địa phương nên
rất ít học viên, sinh viên trong khu vực quan tâm, do vậy cũng khơng có các
báo thực tập hay nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan khác về Công ty này.

Mặc dù, nguồn tài liệu tham khảo rất hạn chế nhưng dưới sự hướng dẫn, giúp
đỡ của Giáo viên hướng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Thanh Liêm, Đại học
Đà Nẵng, cùng sự hỗ trợ nhiệt tình của Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư hạ
tầng Khu cơng nghiệp Nhơn Hịa, tác giả đã chọn đề tài này để thực hiện
nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Đề tài
này có sử dụng thơng tin về báo cáo tiến độ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu
cơng nghiệp Nhơn Hịa, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất KCN Nhơn
Hòa qua các năm...; các bài viết liên quan về KCN Nhơn hòa trên Báo và Tạp
chí; các đề tài nghiên cứu về hoạch định chiến lược của các năm 2013, 2016,
2017, 2019; các giáo trình chuyên ngành Quản trị chiến lược, kinh doanh, tài
chính đã và đang giảng dạy tại Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng; sách
Competitive Strategy (Nhà xuất bản Trẻ năm 2009), Cạnh tranh nguồn lực:
Chiến lược của thế kỷ XXI, Quản lý chiến lược của Nhà xuất bản Tổng hợp
TP.HCM và một số thông tin khác, các quy định của pháp luật liên quan, trong
đó trọng tâm là quy định về hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế và tham khảo một số tài liệu khác trên mạng Internet.
Trong tài liệu, tác giả khái quát toàn bộ chiến lược đã và đang được áp


3
dụng phổ biến trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, với các phương
pháp: hệ thống, thống kê, so sánh, tổng hợp và quy nạp, suy diễn để đối chiếu
thực tế. Trên cơ sở đó, Học viên nhận định, đánh giá các chiến lược đã và đang
thực hiện tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư hạ tầng Khu cơng nghiệp
Nhơn Hịa, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của các chiến lược ấy, khái
quát các cơ hội và thách thức mà Công ty đang và sẽ đối diện trong thời gian
tới. Qua đó, xây dựng cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược một cách cơ bản
nhất tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư hạ tầng Khu cơng nghiệp Nhơn
Hịa.
Trong phần Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh Tác

giả đã tham khảo và trích dẫn từ một số tài liệu, cụ thể gồm:
- Từ sách giáo trình giảng dạy, chủ yếu tham khảo giáo trình từ Trường
Đại học kinh tế Đà Nẵng do tập thể tác giả giảng viên của trường Đại học kinh
tế Đà Nẵng biên soạn dùng để giảng dạy, như Quản trị chiến lược do PGS. TS
Lê Thế Giới - TS. Nguyễn Thanh Liêm - ThS. Trần Hữu Hải, của Nhà xuất bản
Thống kê năm 2009; Quản trị Tài chính do TS. Nguyên Thanh Liêm - ThS.
Nguyễn Thị Mỹ Hương của Nhà xuất bản Thống kê năm 2009.
- Tham khảo từ mộ t số tài liệu nước ngoài: Chiến lược cạnh tranh
(Competitive Strategy) do Michel E. Porter, của Nhà xuất bản Trẻ, năm 2009,
Người dịch: Nguyễn Ngọc Toàn; Cạnh tranh nguồn lực: Chiến lược của thế kỷ
XXI của tác giả David J. Collis và Cynthia A. Montgomery đăng trên Tạp chí
Harvard Business Review, bản dịch của Kiên Cường; MBA trong tầm tay- Chủ
đề Quản lý chiến lược, của tác giả Liam Fehey & Robert M.Randall, Nhà xuất
bản Tổng hợp TP.HCM, người dịch: Phan Thu.
- Tham khảo mộ t số tài liệu khác trên mạng Internet


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH
1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò về chiến lược kinh doanh
1.1.1.

Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh
Khái niệm Chiến lược đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, được biết đến như vai

trò của tướng lĩnh trong quân đội. Sau đó được phát triển và hiểu như kỹ năng
quản trị để khai thác các lực lượng đè bẹp đối phương và tạo dựng hệ thống
thống trị toàn cục. Luận điểm cơ bản của chiến lược là một bên đối phương có
thể đè bẹp đối thủ, thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đơng hơn, nếu họ có thể dẫn
dắt thế trận và đựa đối thủ vào trận địa, thuận lợi cho việc khai thác các khả

năng của mình. Chiến lược cạnh tranh của một tổ chức, cũng giống như chiến
lược quân sự ở chỗ nó hướng đến việc đạt được sự phù hợp giữa các năng lực
tạo sự khác biệt và mơi trường bên ngồi mà tổ chức tham gia cạnh tranh. Tuy
nhiên, so với chiến lược quân sự, chiến luợc trong lĩnh vực kinh doanh phức
tạp hơn. Không giống như các xung đột quân sự, cạnh tranh trong kinh doanh
không phải lúc nào cũng gây ra kết cục có kẻ thắng người thua.
Có rất nhiều định nghĩa về chiến lược, sự khác nhau giữa các định nghĩa
thường là do quan điểm của mỗi tác giả. Mỗi định nghĩa thường có nhiều ý, đa
diện, nhiều khác biệt, do vậy rất khó có được một định nghĩa chính xác, đầy
đủ.
Năm 1962 Chandler một trong những nhà khởi xướng và phát triển lý
thuyết về quản trị chiến lược định nghĩa: chiến lược là sự xác định các mục
tiêu và mục đích dài hạn của doanh nghiệp và sự chấp nhận chuỗi các hành
động cũng như phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này [14],
[24].
Năm 1980, Quinn đã định nghĩa: “Chiến lược là mơ thức hay kế hoạch
thích hợp các mục tiêu cơ bản, các chính sách và chuỗi các hành động của tổ


chức vào trong một tổng thể có kết cấu chặt chẽ” [14], [25].
Giáo sư Michael L. Porterr, qua bài báo “Chiến lược là gì” năm 1996, đã
phát biểu những quan niệm mới của mình về chiến lược. Ơng cho rằng:
“Thứ nhất, chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao
gồm các hoạt động khác biệt.
Thứ hai, chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh.
Thứ ba, chiến lược là việc tạo ra sự phù họp giữa tất cả các hoạt động của
Công ty”.
Chúng ta thấy rằng, các định nghĩa phân chia thành nhiều ý. Điều đó,
chứng tỏ rằng một định nghĩa chính xác về chiến lược sẽ rất phức tạp. Do đó,
phải có các định nghĩa đa diện để giúp hiểu rõ hơn về chiến lược. Mintzberg

tóm lược định nghĩa đa diện trong định nghĩa với 5 chữ “P”:
- Kế hoạch (Plan): chuỗi các hành động đã dự định một cách nhất quán.
- Mô thức (Pattern): Sự kiên định về hành vi theo thời gian, có thể là dự
định hay khơng dự định.
- Vị thế (Position): Phù hợp giữa tổ chức và mơi trường của nó.
- Quan niệm (Perspective): Cách thức để nhận thức sâu sắc về thế giới.
- Thủ thuật (Ploy): Cách thức cụ thể để đánh lừa đối thủ.
Khía cạnh khác của chiến lược là còn tùy theo cấp. Đối với doanh nghiệp,
tối thiểu có ba cấp chiến lược: Chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp đơn vị
kinh doanh và chiến lược cấp chức năng. Trong đó, chiến lược cấp cơng ty
thường hướng đến mục đích là phạm vi tổng thể của tổ chức; chiến lược cấp
đơn vị kinh doanh liên quan đến cách thức cạnh tranh thành công trên thị
trường cụ thể; chiến lược cấp chức năng là các chiến lược giúp cho các chiến
lược cấp kinh doanh và chiến lược cấp công ty thực hiện một cách hữu hiệu
nhờ các bộ phận cấu thành trên phương diện các nguồn lực, các quá trình, con
người và các kỹ năng cần thiết.


Từ các cơ sở nêu trên, có thể đưa ra khái niệm về Chiến lược với các nội
dung tóm tắt như sau:
“Chiến lược là tổng thể các quyết định, các hành động liên quan đến việc
lựa chọn các phương tiện và phân bổ các nguồn lực nhằm đạt được một mục
tiêu nhất định”
1.1.2.

Khái niệm về quản trị chiến lược
Chiến lược thường được xem như là sản phẩm của một quá trình hoạch

định hợp lý được dẫn dắt bởi các nhà quản trị cấp cao, song không phải là tất
cả đều như vậy. Có nhiều trường hợp, các chiến lược có giá trị lại phát sinh từ

bên trong tổ chức mà khơng có một sự hoạch định trước.
Quản trị chiến lược là một bộ phận các quyết định quản trị và các hành
động xác định hiệu suất dài hạn của một công ty. Quản trị chiến lược bao gồm
các hành động liên tục: sốt xét mơi trường, xây dựng chiến lược, thực thi
chiến lược và đánh giá kiểm soát chiến lược. Quản trị chiến lược có nguồn gốc
là các chính sách kinh doanh, quản trị chiến lược kết hợp các chủ đề hoạch
định dài hạn với chiến lược. Tuy nhiên, trái với quản trị chiến lược chính sách
kinh doanh có định hướng quản trị chung, chủ yếu hướng vào bên trong quan
tâm đến sự tích hợp hoạt động giữa các chức năng của tổ chức. Trong khi đó,
quản trị chiến lược khơng chỉ quan tâm đến sự tích hợp các chức năng bên
trong giống như chính sách kinh doanh mà cịn nhấn mạnh hơn vào mơi trường
và chiến lược. Do đó, người ta sử dụng thuật ngữ trị chiến lược thay cho chính
sách kinh doanh [7], [14], [15].
1.1.3.

Các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh xác định rõ những mục tiêu cơ bản phương

hướng kinh doanh cần đạt được trong từng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ
trong các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh phác thảo những phương hướng hoạt động của


doanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương
lai. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp để đảm bảo huy động tối đa, kết hợp tốt việc khai thác và sử
dụng các nguồn lực, năng lực cốt lõi nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh.
- Chiến lược kinh doanh phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây
dựng, đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.
Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong

cạnh tranh.
1.1.4.

Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp
Giúp các doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của đơn vị trong tương lai, nhận

thức được những thời cơ, cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra, nhằm giúp các
doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với môi trường đảm bảo
cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất; Giúp các doanh
nghiệp tạo ra những chiến lược kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng
phương pháp tiếp cận hệ thống, tạo cơ sở tăng sự liên kết và tăng sự gắn bó của
nhân viên quản trị trong việc thực hiện mục tiêu doanh nghiệp; Giúp tăng
doanh số bán ra, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả quản trị, tránh được
rủi ro về tài chính, tăng khả năng phịng ngừa, ngăn chặn các vấn đề khó khăn
của doanh nghiệp.
1.2. Các cấp độ của chiến lược kinh doanh
1.2.1.

Chiến lược cấp chức năng
Chiến lược cấp chức năng được hoạch định nhằm khai thác sâu hơn về

cách thức tạo ra lợi thế cạnh tranh theo từng khối lợi thế. Cách nhìn nhận này
giúp thấu hiểu sâu hơn về lợi thế cạnh tranh và những lựa chọn để tạo dựng lợi
thế cạnh tranh.
1.2.2.

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
Bao gồm chủ đề cạnh tranh mà công ty lựa chọn để nhấn mạnh, cách thức



mà nó tự định vị khác nhau có thể sử dụng trong bối cảnh khác nhau của mỗi
ngành. Có ba loại chiến lược chính là: chiến lược dẫn đạo về chi phí, chiến
lược tạo sự khác biệt và chiến lược tập trung vào các khe hở thị trường.
1.2.3.

Chiến lược cấp công ty
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là chiến lược cấp cơng ty. Phần 1.3

là phần trình bày cụ thể về chiến lược cấp cơng ty
1.3. Phân tích chiến lược cấp công ty
1.3.1.

Khái quát chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp công ty xác định và vạch rõ mục đích, các mục tiêu của

cơng ty, xác định các hoạt động kinh doanh mà công ty theo đuổi, tạo ra các
chính sách và các kế hoạch cơ bản để đạt được mục tiêu của công ty, phân phối
nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh. Chiến lược công ty được áp dụng
cho tồn bộ doanh nghiệp.
Chiến lược cơng ty trả lời 2 câu hỏi then chốt: cần có các hoạt động kinh
doanh nào? Và sẽ quản lý và phối hợp các hoạt động kinh doanh đó như thế
nào? “Chiến lược công ty về bản chất là chiến lược phát triển cơng ty”.
1.3.2.

Vai trị và nhiệm vụ của chiến lược cấp cơng ty
1.3.2.1. Vai trị
Là định hướng phát triển cơ bản nhất cho tổ chức, tạo khuôn khổ cho

quản lý tất cả các ngành, các đơn vị kinh doanh và các bộ phận chức năng của
công ty.

1.3.2.2. Nhiệm vụ
- Xác định các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt.
- Định hướng phát triển và tầm nhìn chiến lược.
- Tập trung và phân bổ nguồn lực.
- Phối hợp hoạt động, chuyển đổi nguồn lực và tăng cường năng lực cốt
lõi cho các bộ phận.


1.3.3. Nhà quản trị chiến lược cấp công ty
Quản trị ở cấp công ty bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các
nhà quản trị cấp cao khác, Ban giám đốc và các cán bộ cấp công ty. Các cá
nhân này đứng đầu trong việc đưa ra các quyết định trong tổ chức. Tổng giám
đốc là nhà quản trị chiến lược chính ở cấp này.
Trách nhiệm của các nhà quản trị cấp công ty đảm bảo rằng các chiến
lược công ty mà họ theo đuổi phù hợp với việc cực đại hóa giá trị của các cổ
đơng. Thơng thường, Tổng giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm
về vấn đề này.
1.3.4.

Các loại hình chiến lược cấp công ty chủ yếu
1.3.4.1. Chiến lược tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh đơn lẻ
Với nhiều công ty, chiến lược thích hợp nhất khơng phải là một chiến

lược hội nhập hay đa dạng hóa. Thành cơng đối với họ là chỉ tập trung cạnh
tranh mạnh mẽ trong phạm vi một lĩnh vực kinh doanh đơn lẻ. Một số công ty
rất nổi tiếng như Coca - Cola, Sear, Dean Witer,... đã từng có các hoạt động đa
dạng hóa, tuy nhiên họ đã sớm nhận ra rằng đa dạng hóa gây ra lãng phí chứ
khơng giúp họ tạo giá trị, cuối cùng, họ buộc phải loại bỏ bớt các hoạt động
kinh doanh của mình, quay lại tập trung vào một hoạt động đơn lẻ.
- ưu thế:

+ Giúp cơng ty có thể tập trung các nguồn lực vật chất, cơng nghệ, tài
chính, quản trị và các năng lực cạnh tranh của mình để cạnh tranh thắng lợi
trên một lĩnh vực. Chiến lược này có thể rất quan trọng trong các ngành tăng
trưởng nhanh, bởi ở đó cơng ty cần tập trung mạnh các nguồn lực, đó cũng là
nơi sẽ đem lợi nhuận dài hạn
+ Tập trung nguồn lực và năng lực còn là chiến lược hữu hiệu cho các
công ty tránh phải dàn trải quá mỏng sức lực của mình trên các thị trường.
+ Một lợi thế khác là công ty sẽ gắn chặt hơn vào cơng việc của mình.


Nghĩa là cơng ty hướng vào làm cái mà nó có hiểu biết tốt nhất và khơng gặp
phải lỗi lầm khi đa dạng hóa vào các ngành mà nó ít hiểu biết và nơi mà các
nguồn lực và năng lực của nó ít có giá trị.
- Những bất lợi:
Việc tập trung vào chỉ một ngành kinh doanh cũng có những bất lợi.
Trong chừng mực nào đó, hội nhập dọc là cần thiết để tạo giá trị và thiết lập
một lợi thế cạnh tranh liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi. Hơn nữa,
các công ty chỉ tập trung vào một hoạt động kinh doanh đơn lẻ có thể bỏ mất
các cơ hội tạo giá trị và sinh ra lợi nhuận cao hơn nhờ đưa các nguồn lực và
năng lực của công ty sang các hoạt động khác.
1.3.4.2. Chiến lược hội nhập
Chiến lược hội nhập dọc nghĩa là công ty đang sản xuất các đầu vào cho
chính mình (hội nhập về phía sau, hay ngược chiều) hoặc phát tán các đầu ra
của chính mình (hội nhập về trước hay xi chiều). Trong mỗi giai đoạn của
chuỗi là một bước gia tăng giá trị vào sản phẩm. Điều đó có nghĩa là mỗi công
ty ở một giai đoạn lấy sản phẩm được sản xuất ở giai đoạn trước và chuyển hóa
nó theo những cách thức nhất định để làm tăng giá trị, rồi sau đó chuyển đến
các cơng ty ở giai đoạn sau trong chuỗi và sau cùng là đến người tiêu dùng
cuối cùng.
- ưu thế:

+ Cho phép công ty tạo lập các rào cản với các đối thủ cạnh tranh mới.
+ Thúc đẩy đầu tư vào các tài sản chuyên mơn hóa nâng cao hiệu quả.
+ Bảo vệ chất lượng.
+ Làm cho việc lập kế hoạch được cải thiện.
- Bất lợi:
Lợi ích của hội nhập dọc khơng phải xuất hiện ở mọi thời điểm hay ở bất
kỳ trường hợp nào. Hội nhập dọc cũng có những bất lợi, đáng kể nhất bao


gồm:
+ Bất lợi về chi phí.
+ Bất lợi phát sinh khi công nghệ đang thay đổi nhanh.
+ Bất lợi khi nhu cầu không dự kiến được.
- Hội nhập dọc ngược chiều
+ Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều: là chiến lược tìm kiếm sự tăng
trưởng bằng cách thâm nhập và thu hút những người cung cấp (các yếu tố đầu
vào của doanh nghiệp) để cải thiện doanh số, lợi nhuận hoặc kiểm soát thị
trường cung ứng nguyên vật liệu.
+ Điều kiện áp dụng: (1) Ngành kinh doanh có yêu cầu phát triển công
nghệ cao, chu kỳ đổi mới ngắn; (2) Doanh nghiệp có tiềm lực để mở rộng thêm
các hoạt động kinh doanh một cách đa dạng trên nhiều chức năng khác nhau;
(3) Áp lực của các nhà cung ứng quá cao; và (4) Doanh nghiệp có yêu cầu đặc
thù về nguyên liệu để sản xuất những sản phẩm riêng độc đáo.

- Hội nhập dọc xuôi chiều
+ Chiến lược hội nhập dọc xi chiều: là chiến lược tìm kiếm sự tăng
trưởng bằng cách thâm nhập và thu hút những trung gian phân phối và tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp (yếu tố đầu ra).
+ Điều kiện áp dụng: (1) Hệ thống phân phối hiện tại chưa hiệu quả và
hợp lý; (2) Các trung gian phân phối có ưu thế và có mức lợi nhuận định biên

quá cao; (3) Sự cạnh tranh trong tiêu thụ giữa các đối thủ khá gay gắt; và (4)
Doanh nghiệp có nhiều tiềm lực để mở rộng chức năng và hoạt động của mình
trên thị trường.
Bên cạnh hội nhập xi chiều và ngược chiều, cũng có thể phân biệt giữa
hội nhập toàn bộ và hội nhập hình chóp.
1.3.4.3. Chiến lược đa dạng hóa
Chiến lược đa dạng hóa là chiến lược tăng trưởng dựa trên sự thay đổi


một cách cơ bản về công nghệ, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo lập
những cặp sản phẩm - thị trường mới cho doanh nghiệp.
- Mục tiêu của chiến lược đa dạng hóa là hướng tới mục tiêu gia tăng giá
trị và làm tăng sức mạnh thị trường so với đối thủ. Trên thực tế đa dạng hố,
cũng có thể có các hiệu ứng khơng rõ ràng làm tăng chi phí, giảm thu nhập và
giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mục tiêu lúc này là nhằm tăng sức mạnh
cạnh tranh của công ty, hay hiểu theo cách khác là làm giảm sức mạnh của đối
thủ; đa dạng hoá cũng là để mở rộng phạm vi của tổ hợp các đơn vị kinh
doanh, phân bố bớt rủi ro; Mặt khác, thù lao cho các nhà quản trị sẽ tăng theo
quy mơ cơng ty, do vậy nó cũng trở thành động lực bên trong của các nhà quản
trị.
- Các hình thức đa dạng hóa:
+ Đa dạng hóa liên quan.
+ Đa dạng hóa khơng liên quan.
1.3.4.4. Các liên minh chiến lược
Liên minh chiến lược là một phương án để thực hiện giá trị liên quan đến
đa dạng hố, mà khơng cần phải chịu cùng mức chi phí quản lý. Các liên minh
chiến lược chủ yếu là những thoả thuận giữa hai hay nhiều cơng ty để chia sẻ
rủi ro, chi phí, và lợi ích liên quan đến việc phát triển các cơ hội kinh doanh
mới dưới hình thức tạo lập các liên doanh chính thức (hình thành pháp nhân
mới) trong đó mỗi bên chiếm một phần vốn góp, hoặc là việc cam kết thực

hiện một hợp đồng dài hạn, trong đó các bên chấp nhận thực hiện các hoạt
động liên kết cùng có lợi.
1.3.4.5. Sốt xét lại danh mục của Cơng ty
Sốt xét các danh mục hoạt động hiện có của công ty là điểm bắt đầu phổ
biến nhất để nhận diện các cơ hội kinh doanh mà công ty nên theo đuổi và đó
cũng chính là nội dung cốt lõi của việc phát triển công ty.


- Mục đích: giúp Cơng ty xác định đơn vị nào trong số các đơn vị kinh
doanh hiện có cần tiếp tục đưa vào danh mục, đơn vị nào cần đưa ra khỏi danh
mục, và cơng ty có nên thâm nhập vào các lĩnh vực mới hay khơng.
- Có 02 cách tiếp cận:
+ Sử dụng ma trận hoạch định danh mục.
+ Xem công ty như là một danh mục các năng lực cốt lõi chứ không phải
là một danh mục đơn vị kinh doanh.
1.3.4.6. Chiến lược thâm nhập
Trên cơ sở soát xét các đơn vị kinh doanh khác nhau trong danh mục của
cơng ty, quản trị cơng ty có thể quyết định thâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh
mới hay khơng. Có 3 hình thức thâm nhập: Đầu tư nội bộ, Mua lại và Liên
doanh.
- Đầu tư nội bộ: Đầu tư mới từ bên trong thường được sử dụng như một
chiến lược thâm nhập khi Công ty sở hữu một loạt các năng lực đáng giá, trong
các đơn vị kinh doanh hiện có của nó, mà có thể thúc đẩy hay tái kết hợp để
thâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh mới.
- Mua lại: Là chiến lược mua lại việc kiểm sốt hay 100% lợi ích từ cơng
ty khác, và biến công ty bị mua lại thành một đơn vị kinh doanh phụ thuộc.
- Liên doanh: được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa hai hay nhiều
doanh nghiệp để cùng bỏ vốn thành lập doanh nghiệp mới và cùng khai thác
thị trường.
1.3.4.7. Chiến lược tái cấu trúc

Tái cấu trúc là một chiến lược mà qua đó cơng ty thay đổi tập hợp các
đơn vị kinh doanh hay cấu trúc tài chính của nó. Tái cấu trúc là hiện tượng toàn
cầu. Những thất bại trong chiến lược mua lại thường kéo theo một chiến lược
tái cấu trúc. Tuy nhiên, các công ty cũng sử dụng chiến lược này để tự bảo đảm
sự phù hợp với các thay đổi môi trường bên trong và bên ngoài của họ.


×