Tải bản đầy đủ (.docx) (153 trang)

Tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước an khê, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐẶNG THỊ MỸ HIỆP
•••

TĂNG CƯỜNG KIỂM SỐT
CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC AN KHÊ, TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8.34.03.01

Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lệ Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực.
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Nguyễn Thị Lệ Hằng và chưa được cơng bố trong các cơng trình khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Thị Mỹ Hiệp


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lệ Hằng đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Giao dịch
viên của đơn vị đã hỗ trợ tơi trong q trình tìm hiểu thực tế và thu thập số liệu
tại cơ sở để phân tích, nghiên cứu và thực hiện đề tài.



MỤC LỤC
••
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đề tài.................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................5
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................5
5. Phuơng pháp nghiên cứu:.................................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................................6
7. Kết cấu của đề tài:.............................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU Tư XÂY DỰNG
CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC.........................................................6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI ĐẦU Tư XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.............................................................................6
1.1.1.

Phân loại chi đầu tu xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nuớc .... 6

1.1.2.

Quy trình chi đầu tu xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nuớc .... 9

1.1.3.


Rủi ro liên quan đến chi đầu tu xây dựng cơ bản qua Kho bạc

Nhà nuớc ........................................................................................................10
1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU Tư XÂY DỰNG CƠ BẢN
BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...............................................................11
1.2.1.

Khái niệm kiểm soát chi đầu tu xây dựng cơ bản..........................11

1.2.2.

Vai trò, mục tiêu của kiểm soát chi đầu tu xây dựng cơ bản........12


1.2.3. Nguyên tắc, yêu cầu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản........14
1.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC........................................................................17
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC AN KHÊ, TỈNH GIA LAI ..................29
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC AN KHÊ,
TỈNH GIA LAI...............................................................................................29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước An Khê,
tỉnh Gia Lai.............................................................................................29
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Kho bạc Nhà nước An Khê, tỉnh
Gia Lai .....................................................................................................31
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước An Khê, tỉnh Gia

Lai.............................................................................................................32
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC AN KHÊ, TỈNH GIA LAI.............................33
2.2.1. Tổng hợp về các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc
Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020 ............................33
2.2.2. Quy trình chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước An
Khê, tỉnh Gia Lai .....................................................................................35
2.2.3. Kiểm soát mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
qua Kho bạc Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai .........................................37
2.2.4. Kiểm sốt hồ sơ pháp lý gửi một lần của cơng trình đầu tư xây
dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai .....................39
2.2.5. Kiểm soát cấp phát tạm ứng đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc


Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai................................................................41
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC AN KHÊ, TỈNH
GIA LAI..........................................................................................................61
2.3.1.

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến kểm soát chi đầu tư xây

dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai ...........................61
2.3.2.

Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến kểm soát chi đầu tư xây

dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai ...........................63
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC AN KHÊ, TỈNH GIA

LAI..................................................................................................................64
2.4.1.

Những kết quả đạt được ...............................................................64

2.4.2.

Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế .............................66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC AN KHÊ, TỈNH GIA LAI 74
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC AN KHÊ, TỈNH GIA
LAI 74
3.1.1.

Quan điểm tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua

Kho bạc Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai.......................................................74
3.1.2.

Mục tiêu tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua

Kho bạc Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai.......................................................75
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU Tư XÂY
DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC AN KHÊ, TỈNH GIA LAI 76
3.2.1. Tăng cường quy trình kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản qua
Kho bạc Nhà nước An khê, tỉnh Gia Lai..................................................76



3.2.2. Tăng cường kiểm soát khâu mở tài khoản thanh toán qua Kho
bạc Nhà nước An khê, tỉnh Gia Lai .........................................................79
3.2.3. Tăng cường kiểm soát hồ sơ pháp lý gửi một lần của cơng trình
qua Kho bạc Nhà nước An khê, tỉnh Gia Lai..........................................80
3.2.4. Tăng cường kiểm soát cấp phát tạm ứng đầu tư xây dựng cơ bản
qua Kho bạc Nhà nước An khê, tỉnh Gia Lai..........................................82
3.3. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................86
3.3.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền .............................................86
3.3.2. Đối với UBND Thị xã An Khê ....................................................87
3.3.3. Đối với Kho bạc Nhà nước ..........................................................88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................91
KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................94
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

BQLDAĐTXD

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

2
3


CĐT

Chủ đầu tư

DVC

Dịch vụ công

4

ĐVQHNS

Đơn vị quan hệ ngân sách

5

GDV

Giao dịch viên

6
7

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KTT


Kế toán trưởng

8
9

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLDA

Quản lý dự án

10 TABMIS
11 TC-KH

Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách - Kho bạc
Tài chính - Kế hoạch

12 UBND
13 VĐT

Uỷ ban nhân dân

14 XDCB

Xây dựng cơ bản

Vốn đầu tư



DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ,
HÌNH
Số bảng

Nội dung

Bảng 2.1 Tổng hợp tình hình chi đầu tư XDCB qua KBNN An Khê

Trang
34

giai đoạn 2017-2020
Bảng 2.2 Tình hình kiểm sốt tạm ứng và thu hồi tạm ứng qua 04
năm (2017 - 2020)

46


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ,
HÌNH
Số sơ đồ

Nội dung

Sơ đồ 1.1 Quy trình kiểm sốt mở tài khoản thanh tốn vốn đầu tư

Trang
18


XDCB qua KBNN
Sơ đồ
2.1

Tổ chức bộ máy KBNN An Khê từ ngày 15/6/2018 đến

31

nay

Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm soát và luân chuyển chứng từ thanh toán

35

vốn đầu tư XDCB tại KBNN An Khê

Hình

Nội dung

Trang

Hình 2.1

Giấy đăng ký mở bổ sung tài khoản số hiệu

39

9552.3.7602189



1


2
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB
qua KBNN An Khê hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định và cho
đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào về tăng cường cơng tác kiểm sốt
chi đầu tư XDCB qua KBNN An Khê nên tác giả lựa chọn tập trung nghiên
cứu “Tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà
nước An Khê, tỉnh Gia Lai” để làm rõ hơn một số vấn đề về cơng tác kiểm sốt
chi đầu tư XDCB, qua đó góp phần thực hiện tốt hơn cơng tác kiểm soát chi
đầu tư XDCB qua KBNN An Khê, tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay và
những năm tiếp theo.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
qua Kho bạc Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi đầu tư xây
dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước.
+ Phản ánh thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc
Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai.
+ Đề xuất một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ
bản qua Kho bạc Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong cơng tác kiểm sốt chi đầu tư
xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Kho bạc Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai

- Về thời gian: giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương


3
pháp mô tả, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp
thu thập số liệu từ KBNN An Khê, trao đổi với giao dịch viên, vận dụng các
văn bản, phương pháp đối chiếu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm sốt chi đầu tư xây dựng
cơ bản qua Kho bạc Nhà nước
- Đề tài đã làm rõ thực trạng và đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của
cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước An Khê,
tỉnh Gia Lai; tìm ra nguyên nhân của những mặt yếu và đề xuất một số giải
pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước
An Khê, tỉnh Gia Lai.
7. Kết cấu của đề tài:
Đề tài có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua
Kho bạc Nhà nước
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho
bạc Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai
Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
qua Kho bạc Nhà nước An Khê, tỉnh Gia Lai


6



7
-

Chi chuẩn bị thực hiện đầu tư: Là những khoản chi về khảo sát thiết

kế, lập, thẩm định tổng dự tốn, dự tốn cơng trình, chi giải phóng mặt bằng, chi
chuẩn bị xây dựng cơng trình kỹ thuật hạ tầng, như các cơng trình nước, đường
đi, bãi chứa, lán trại ... chi đào tạo công nhân vận hành, chi cho ban quản lý cơng
trình...
- Chi thực hiện đầu tư: Là tất cả các khoản chi hợp thành giá trị công trình
được nghiệm thu bàn giao và đã được quyết tốn, bao gồm: Chi xây dựng cơng
trình; chi mua sắm, gia cơng, vận chuyển, lắp đặt thiết bị; chi phí lập, thẩm tra
báo cáo quyết tốn vốn đầu tư hồn thành, và một số khoản chi phí khác phục vụ
cho quá trình thực hiện đầu tư.
Xét nội dung chi theo trình tự XDCB có ý nghĩa lớn về quản lý thời hạn
xây dựng, đảm bảo quản lý chất lượng kỹ thuật của cơng trình, đảm bảo phương
hướng đầu tư đúng đắn, sử dụng vốn tiết kiệm và nâng cao hiệu quả của vốn đầu
tư.
1.1.2. Quy trình chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước

Thứ nhất, lập dự toán chi NSNN trong đầu tư XDCB
Lập dự toán chi NSNN trong đầu tư XDCB ở địa phương nói riêng được
tiến hành đồng thời với lập dự toán chi NSNN nói chung. Phương pháp lập dự
tốn có thể áp dụng gồm [12]:
- Lập dự toán theo khoản mục: những khoản mục này được chi tiết và
phân định rõ số tiền cho mỗi cơ quan, đơn vị được hưởng là bao nhiêu, hoặc đối
với mỗi tiểu mục cũng được xác định rõ.
- Lập dự tốn theo cơng việc thực hiện: là sự phân bổ nguồn lực theo khối
lượng công việc hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị trên cơ sở gắn kết cơng việc

thực hiện với chi phí đầu vào.
- Lập dự tốn theo chương trình: tức là tập trung vào sự lựa chọn của ngân
sách trong số các chính sách, chương trình có tính cạnh tranh. Lập ngân sách theo
chương trình với chi phí cần bỏ ra để thực hiện chuơng trình đó.


8
- Lập dự toán theo kết quả đầu ra: là hoạt động quản lý ngân sách theo cơ
sở tiếp cận các thông tin đầu ra giúp cho Nhà nước phân bổ nguồn lực một cách
có hiệu quả.
Thứ hai, chấp hành chi đầu tư XDCB
Sau khi được Ủy ban nhân dân các cấp giao dự toán ngân sách, các cơ
quan địa phương, các đơn vị dự toán cấp một tiến hành phân bổ và giao dự toán
chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Dự toán chi đầu tư
XDCB được phân bổ chi tiết theo từng loại và các khoản mục của mục lục
NSNN và phân bổ theo tiến độ thực hiện, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi
chủ đầu tư mở tài khoản của dự án để theo dõi và làm căn cứ kiểm soát, thanh
toán vốn đầu tư.
Thứ ba, quyết toán chi đầu tư XDCB
Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Mục
đích là tổng kết đánh giá lại quá trình chi đầu tư XDCB từ NSNN qua một năm
thực hiện ngân sách, cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý, điều hành chi đầu tư
XDCB từ NSNN đúng yêu cầu quản lý của nhà nước.
1.1.3. Rủi ro liên quan đến chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà

nước
- Rủi ro về tiếp nhận và xử lý hồ sơ ban đầu:
+ Nhận hồ sơ khơng đúng quy trình, khơng có thẫm định của các cơ quan
chức năng liên quan (Sở xây dựng, sở tài chính cấp Tỉnh, Thành, Quận,
Huyện...);

+ Các quyết định phê duyệt ban đầu bị chồng chéo, chưa hợp lý, chính xác
về mặt thời gian, không gian.
+ Không trải qua đúng quy trình đấu thầu, hồ sơ năng lực và năng lực nhà
thầu bị thiếu sót...
+ Dự tốn khơng được chấp nhận vì có những điều khoản hoặc điều kiện
khơng chính xác hoặc chưa được phê duyệt.


9
+ Bộ phận hoặc cá nhân khơng có nhiệm vụ tại kho bạc lại tiếp nhận hồ sơ.
+ Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ ban đầu do nhân viên khơng có thẩm
quyền thực hiện.
- Rủi ro về thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
+ Người được giao nhiệm vụ nhận hồ sơ nhưng không xử lý đúng quy
trình, gây ách tắc chậm trễ;
+ Nhận hoặc chấp nhận hồ sơ không đúng về các nội dung thanh toán vốn
đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc hoặc thiếu sót các quy định phê duyệt.
+ Nhân viên thanh toán thẩm định sai lệch các khoản mục trong hồ sơ
thanh tốn.
+ Giải ngân cho khách hàng sai sót và khơng đúng quy trình, khơng đủ hồ
sơ chứng từ
- Rủi ro về quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
+ Không đầy đủ các thủ tục về hồ sơ quyết toán, thiếu hồ sơ kiểm toán,
phê duyệt của các hồ sơ bù giá, chênh lệch vật tư, nhân cơng;
+ Khơng chính xác về giá trị phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB;
+ Hồ sơ về tạm ứng và thanh tốn vốn đầu tư khơng chính xác, khơng
đúng quy trình thực hiện;
Để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình chi đầu tư XDCB trên,
Kho bạc Nhà nước cần thiết kế các thủ tục kiểm sốt chi thích hợp nhằm đạt
được các mục tiêu đã đề ra.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2.1. Khái niệm kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
Kiểm soát chi NSNN là việc thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi
NSNN (chi thường xuyên, chi đầu tư XDCB, chi khác,...) theo các chính sách,
chế độ, định mức, quy định.
Từ đó, ta có thể hiểu kiểm sốt chi đầu tư XDCB như sau:


10
Kiểm soát chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN qua KBNN là q
trình kiểm sốt và thực hiện việc thanh toán vốn đầu tư cho các dự án thuộc đối
tượng sử dụng vốn NSNN trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư và các cơ quan
quản lý nhà nước có liên quan gửi đến KBNN nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn
đầu tư XDCB của NSNN đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng chính sách ,
chế dộ do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và
phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ, đồng thời phát hiện và ngăn
chặn các khoản chi trái với quy định hiện hành.[1]
1.2.2. Vai trị, mục tiêu của kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản
a) Vai trị của kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản
Vai trò của vốn đầu tư XDCB là tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội,
là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy sự
tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Những vai trò này được thể hiện
trong điều kiện có sự quản lý chặt chẽ ở tầm vĩ mơ cũng như tầm vi mơ, cịn
ngược lại sự bng lỏng quản lý sẽ làm cho vai trò này lập tức sẽ bị thủ tiêu. Vì
vậy, kiểm sốt chi đầu tư XDCB qua KBNN là nhằm đảm bảo việc sử dụng kinh
phí NSNN đúng mục đích, đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả.
Thực hiện kiểm sốt chi đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN có ý nghĩa
rất lớn trong việc đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của
dự án đã được phê duyệt, theo đúng đơn giá hợp đồng nhằm tiết kiệm có hiệu quả

nguồn lực tài chính của đất nước, của địa phương tạo điều kiện giải quyết tốt mối
quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tăng cường kỹ cương, kỷ luật tài chính, nâng
cao niềm tin của nhân dân vào vai trị quản lý, của cơ quan chính quyền nhà nước
các cấp.
Khi làm tốt cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB qua KBNN sẽ góp phần
chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư XDCB, thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án
đầu tư, thúc đẩy thực hiện chế độ hạch tốn, kế tốn XDCB chính xác, minh bạch
và rõ ràng làm lành mạnh tài chính đơn vị, từ đó làm lành mạnh nền tài chính


11
quốc gia.
Kiểm sốt chi đầu tư XDCB góp phần đảm bảo vốn đầu tư được thanh toán
đúng thực tế. Đảm bảo thực hiện dự án theo đúng chế độ; thực hiện đầu tư tập
trung theo định hướng của Nhà nước.
Góp phần làm lành mạnh nền tài chính Nhà nước, từ đó giúp giải quyết
đúng chính sách, chế độ, thời gian, sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng; Hoàn
hoàn thiện các quy định về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước.
Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, thơng qua
kiểm sốt chi, KBNN thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất cho các cấp
chính quyền, địa phương thực hiện cải cách các thủ tục hành chính trong đầu tư
xây dựng, đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đúng theo quy định của
pháp luật.
Do yêu cầu mở cửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới, việc
áp dụng quy trình kiểm sốt chi đầu tư XDCB từ NSNN đến từng đối tượng sử
dụng là cần thiết, góp phần minh bạch hóa hoạt động quản lý chi tiêu cơng, đồng
thời thúc đẩy q trình lành mạnh hóa các hoạt động giao dịch trong nền kinh tế.
b) Mục tiêu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là đảm bảo sử dụng vốn đúng mục
đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao. Đối

với vốn đầu tư XDCB từ NSNN hiệu quả không đơn thuần là lợi nhuận hay hiệu
quả kinh tế nói chung mà là hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế - xã hội. Như vậy
kiểm soát chi đầu tư XDCB nhằm các mục tiêu sau:
- Đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã
phê duyệt, theo đúng đơn giá hợp đồng A-B ký kết, góp phần chống lãng phí, thất
thốt trong cơng tác quản lý chi đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
- Qua cơng tác kiểm sốt chi đầu tư làm cho các chủ đầu tư hiểu rõ hơn để
thực hiện đúng chính sách, chế độ về quản lý đầu tư và xây dựng, góp phần đưa
cơng tác quản lý đầu tư và xây dựng đi vào nề nếp, đúng quỹ đạo, từ đó nâng cao


12
vai trò và vị thế của KBNN là cơ quan kiểm sốt chi đầu tư XDCB từ NSNN.
- Qua cơng tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN, KBNN đóng góp
tích cực và có hiệu quả với các cấp chính quyền khi xây dựng chủ trương đầu tư,
xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm sát với tiến độ thực hiện dự án.
Tham mưu với các Bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách quản lý đầu tư,
thu hút được các nguồn vốn đầu tư.
1.2.3. Nguyên tắc, yêu cầu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
a) Nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
Cơng tác kiểm sốt chi NSNN trong đầu tư XDCB phải đảm bảo các
nguyên tắc sau [18]; [19]; [20]:
Đối với vốn trong nước: Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án (sau đây gọi
chung là CĐT) được mở tài khoản tại KBNN nước nơi thuận tiện cho giao dịch
của Chủ đầu tư và phù hợp cho việc kiểm soát thanh toán của KBNN. Việc mở
tài khoản thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ mở và sử dụng tài
khoản tại KBNN.
KBNN có trách nhiệm hướng dẫn CĐT mở tài khoản để được thanh tốn
vốn, kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ trong q trình thanh toán, đảm bảo chi kịp
thời, đầy đủ, đúng quy định. Được phép tạm dừng chi hoặc thu hồi số vốn mà

CĐT sử dụng sai mục đích, khơng đúng đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài
chính của Nhà nước. Định kỳ và đột xuất kiểm tra các CĐT về tình hình chấp
hành chế độ chính sách quản lý đầu tư xây dựng, về tình hình sử dụng vốn đầu
tư; đồng thời báo cáo KBNN cấp trên để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính xem xét,
xử lý.
KBNN căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của CĐT, các điều khoản thanh
toán được quy định trong hợp đồng, văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ (đối
với trường hợp tự thực hiện dự án), số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời
điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán và giá trị từng lần thanh tốn để
thanh tốn cho chủ đầu tư. Trong q trình thanh toán, trường hợp phát hiện sai


13
sót trong hồ sơ đề nghị thanh tốn, cơ quan thanh tốn vốn đầu tư thơng báo bằng
văn bản để CĐT bổ sung hồn chỉnh hồ sơ.
KBNN chỉ kiểm sốt thanh toán trên cơ sở các tài liệu do CĐT cung cấp và
theo nguyên tắc thanh toán đã quy định, khơng chịu trách nhiệm về tính chính
xác của khối lượng, định mức, đơn giá, chất lượng cơng trình.
KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trước,
kiểm soát sau” cho việc tạm ứng hoặc từng lần thanh toán, và “kiểm soát trước,
thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng; các hợp đồng của
cơng trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách và một số khoản chi khác tại
Khoản 1, Điều 1 của Thông tư số 40/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn
quản lý và kiểm sốt cam kết chi NSNN qua KBNN.
Các khoản chi bằng tiền mặt được thực hiện theo quy định tại Thông tư số
13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi
bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN và Thông tư số 136/TT-BTC ngày 28/12/2018
của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2017/TT-BTC.
Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành

được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm ngân sách; thời hạn thanh tốn khối
lượng hồn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (trong đó có thanh tốn để
thu hồi số vốn đã tạm ứng), trừ các dự án được cấp có thẩm quyền cho phép kéo
dài thời gian thực hiện và thanh toán.
Số vốn thanh tốn cho từng cơng việc, hạng mục cơng trình, cơng trình
khơng được vượt dự tốn được duyệt đối với trường hợp chỉ định thầu, tự thực
hiện; tổng số vốn thanh tốn cho dự án khơng được vượt tổng mức đầu tư đã
được phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả tạm ứng và
thanh tốn khối lượng hồn thành) khơng được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố
trí cho dự án. Lũy kế số vốn thanh tốn cho dự án khơng vượt kế hoạch đầu tư
cơng trung hạn đã được giao. Kiểm sốt thanh toán vốn cho từng dự án phải kiểm


14
soát chặt chẽ, giải ngân kịp thời đúng chế độ, đúng thời gian quy định; thường
xuyên tăng cường kiểm tra giám sát và đánh giá kết quả. Mặt khác công việc
kiểm soát vốn đầu tư XDCB là rất lớn và lệ thuộc vào hàng loạt chế độ chính
sách quy định của Nhà nước, do đó việc xác định chức năng, nhiệm vụ phải rõ
ràng, khoa học, phân công, phối hợp chặt chẽ, thống nhất, có ngun tắc, đúng
luật lệ thì mới nâng cao hiệu quả đầu tư.
b) Yêu cầu của kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản
Cơng tác kiểm soát chi đầu tư XDCB cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Công tác KSC đầu tư XDCB là một công việc phức tạp, liên quan tới
nhiều bộ, ngành, địa phương và các cấp ngân sách. Vì vậy, KSC đầu tư phải được
tiến hành một cách cẩn trọng, chuyên nghiệp, rút kinh nghiệm cho mỗi loại hình
dự án phù hợp với thực tế địa phương. Mặt khác, khơng máy móc gây phiên hà
cho các đơn vị, chủ đầu tư.
Chính sách và cơ chế KSC đầu tư XDCB phải làm hoạt động NSNN đạt
hiệu quả, có tác dụng tích cực đến nền kinh tế, tránh trình trạng quỹ NSNN bị
phân tán, gián đoạn, gây căng thẳng trong quá trình điều hành NSNN Vì thế, cơ

chế KSC phải quy định rõ ràng các điều kiện, trình tự và đảm bảo mọi thanh tốn
cho đối tượng phù hợp với chính sách chế độ, định mức và tiêu chuẩn theo quy
định Nhà nước hiện hành.
Tổ chức bộ máy KSC gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối cơ quan
quản lý và đơn giản thủ tục hành chính, cũng cần phân định rõ vai trò, trách
nhiệm và quyền hạn cảu các cơ quan quản lý, các đơn vị sử dụng vốn đầu tư cảu
NSNN. Đồng thời, cũng phải bảo đảm sự công khai, minh bạch, giám sát và kiểm
tra cùng nhau trog quá trình kiểm soát chi NSNN.
KSC đầu tư XDCB cần thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với
việc quản lý NSNN, từ khâu lập dự toán, chấp hành cho tới quyết tốn NSNN
theo các chính sách, cơ chế quản lý tài chính do Nhà nước quy định.
1.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA


15
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB được thực hiện qua ba giai đoạn: giai
đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn quyết toán đầu tư XDCB [12].
1.3.1. Kiểm soát chi giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai đoạn nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư
và quy mô đầu tư. Tiến hành xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn
hình thức đầu tư. Tiến hành điều tra, khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng; lập
dự án đầu tư. Vốn chuẩn bị đầu tư là vốn thanh toán công tác khảo sát, quy
hoạch, lập báo cáo tiền khả thi, khả thi hay báo cáo kinh tế kỷ thuật... Về KBNN
thì trình tự kiểm sốt đối với dự án chuẩn bị đầu tư theo những công việc sau:
- Kiểm soát việc mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư: Để phục vụ cho việc
kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN, các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng (BQLDA ĐTXD) phải mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư (tài
khoản dự toán) tại KBNN.
- Quy trình kiểm sốt mở tài khoản thanh tốn vốn đầu tư XDCB qua

KBNN được thể hiện ở Sơ đồ 1.2 dưới đây:


16

(Nguồn: Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/05/2014)
Sơ đồ 1.1. Quy trình kiểm sốt mở tài khoản thanh tốn vốn đầu tư
XDCB qua KBNN
Bước 1: CĐT gửi hồ sơ mở tài khoản thanh toán đầu tư XDCB theo từng
dự án đầu tư cho GDV KBNN An Khê.
Bước 2: GDV tiếp nhận 03 bản Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu
dấu, mẫu chữ ký (mẫu số 01a/MTK) kèm hồ sơ đăng ký (quy định tại Thông tư
số 61/2014/TT-BTC) do CĐT lập và gửi đến.
Nếu hồ sơ đăng ký CĐT gửi đến đầy đủ, đủ điều kiện mở tài khoản thì
GDV chuyển KTT để làm thủ tục mở tài khoản cho CĐT. Nếu hồ sơ cịn thiếu
hoặc sai sót thì GDV chuyển trả và hướng dẫn CĐT điều chỉnh hoặc bổ sung hồ
sơ cho phù hợp với quy định.
Bước 3: GDV chuyển toàn bộ hồ sơ tới KTT, KTT thực hiện kiểm tra hồ sơ
mở tài khoản.


17
Bước 4: KTT trình lãnh đạo ký duyệt.
Bước 5: KTT giữ 01 bản đăng ký mở tài khoản để lưu vào hồ sơ và gửi lại
02 bản cho GDV.
Bước 6: GDV giữ 01 bản lưu hồ sơ để thực hiện kiểm soát chi khi tạm ứng,
thanh toán vốn đầu tư XDCB và trả 01 bản cho CĐT.
- Kiểm soát việc tiếp nhận hồ sơ ban đầu làm căn cứ kiểm soát thanh toán:
Cán bộ kiểm soát chi tiếp nhận hồ sơ do Chủ đầu tư gửi đến KBNN và chỉ gửi
một lần cho cả quá trình thực hiện dự án (trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh),

gồm:
+ Quyết định phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền kèm
theo dự tốn chi phí cho cơng tác chuẩn bị đầu tư;
+ Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu
thầu;
+Hợp đồng giữa CĐT và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng như:
phụ lục hợp đồng, điều kiện riêng, điều kiện chung liên quan đến việc tạm ứng,
thanh tốn hợp đồng (nếu có).
+ Trường hợp CĐT được phép tự thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, hồ sơ
có văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện (nếu chưa quy định
trong quyết định đầu tư dự án, ...), dự tốn chi phí cơng tác chuẩn bị đầu tư được
duyệt, văn bản của Lãnh đạo đơn vị giao cho đơn vị cấp dưới trực tiếp thực hiện
hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ.
Cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ,
sự lơ gích của hồ sơ. Đặc biệt cán bộ kiểm soát chi kiểm tra Quyết định phê duyệt
dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền có phù hợp với dự tốn chi phí
cho cơng tác chuẩn bị đầu tư kèm theo hay không?
Trường hợp phải lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu phải
kiểm tra, đối chiếu giữa hợp đồng với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà
thầu của cấp có thẩm quyền đảm bảo tính phù hợp, về thời gian, về hình thức hợp
đồng (trọn gói, theo đơn giá cố định,...), giá trị hợp đồng, tên, tài khoản nhà thầu


×