Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin vô hoạt tụ huyết trùng trâu bò nhũ dầu chủng t2, t4 tại xí nghiệp thuốc thú y trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------

-----------

NGUYỄN VĂN HƯNG

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT VACXIN VƠ HOẠT
TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BỊ NHŨ DẦU CHỦNG T2, T4
TẠI XÍ NGHIỆP THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------

-----------

NGUYỄN VĂN HƯNG

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT VACXIN VƠ HOẠT
TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BỊ NHŨ DẦU CHỦNG T2, T4
TẠI XÍ NGHIỆP THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ


: 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG KHOA HỌC :
TS. VŨ NHƯ QUÁN
TS. NGUYỄN BÁ HIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2013


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện
cùng với sự cố vấn giúp ñỡ của các thầy: TS. Vũ Như Quán và TS. Nguyễn Bá Hiên
giảng viên Khoa Thú y – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Các số liệu, hình
ảnh và kết quả thu được trong luận văn này là hồn tồn trung thực, chưa được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào khác.
Tơi cũng xin cam đoan rằng các thơng tin và tài liệu có liên quan đều được
trích dẫn chính xác.

Hà Nội, Ngày 15 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN HƯNG

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii



LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận
được sự quan tâm giúp ñỡ, ñộng viên chia sẻ của gia ñình, của các bạn ñồng nghiệp,
và sự chỉ bảo tận tình của nhiều cá nhân và tập thể các thầy, cô giảng viên Bộ môn
Vi sinh vật-Truyền nhiễm Khoa Thú y Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội. Qua
đây cho tơi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy: TS. Vũ Như Quán và TS.
Nguyễn Bá Hiên, những người đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
nghiên cứu, thực hiện đề tài này.
Cũng nhân ñây cho tôi gửi lời cảm ơn ñến ban lãnh đạo Xí nghiệp thuốc Thú
y Trung Ương và các Phịng ban, Phân xưởng của Xí nghiệp, các bạn bè đồng
nghiệp ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi nhất ñể tôi hồn thành q trình nghiên cứu
của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới tất cả mọi sự quan tâm giúp ñỡ quý báu ñó.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 15 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN HƯNG

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

ii


Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

ix

MỞ ðẦU

1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1


ðặc tính chung của vi khuẩn P.multocida

4

1.1.1

ðặc điểm hình thái

4

1.1.2

ðặc tính ni cấy

4

1.1.3

ðặc tính sinh hóa

5

1.2

Kháng ngun của P. multocida

6

1.2.1


Kháng nguyên giáp mô (K)

7

1.2.2

Kháng nguyên thân (O)

7

1.2.3

Kháng nguyên Protein

7

1.3

Vacxin và sử dụng Vacxin phịng bệnh cho động vật

8

1.3.1

Khái niệm vacxin

8

1.3.2


ðặc tính cơ bản của một vacxin

9

1.3.3

Thành phần của vacxin

11

1.3.4

Yêu cầu của một vacxin

13

1.3.5

Phân loại vacxin

14

1.3.6

Những phản ứng phụ không mong muốn khi sử dụng vacxin

18

1.4


Sản xuất và kiểm nghiệm vacxin

19

1.4.1

Sản xuất vacxin

19

1.4.2

Kiểm nghiệm vacxin

19

1.5

Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò

22

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


1.5.1


Lịch sử bệnh

22

1.5.2

Nguyên nhân bệnh

22

1.5.3

Phân bố ñịa lý và mùa vụ

22

1.5.4

ðộng vật cảm thụ

24

1.5.5

Cách phát sinh và lây lan bệnh

25

1.5.6


Triệu chứng và bệnh tích

25

1.5.7

Thiệt hại kinh tế do bệnh Tụ huyết trùng trâu bò gây ra

27

1.5.8

Phòng và trị bệnh Tụ huyết trùng trâu bị

28

1.6

Vài nét giới thiệu về Xí nghiệp Thuốc thú y Trung Ương

29

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

2.1

Nội dung nghiên cứu


31

2.1.1

Xây dựng quy trình sản xuất kháng nguyên

31

2.1.2

Xây dựng quy trình tạo nhũ

31

2.3.3

Kiểm nghiệm các chỉ tiêu của vacxin theo Tiêu chuẩn ngành

31

2.2

ðối tượng nghiên cứu

31

2.3

ðịa điểm nghiên cứu


31

2.4

Ngun liệu

31

2.5

Phương pháp nghiên cứu

32

2.5.1

Phương pháp ni cấy vi khuẩn ñể sản xuất vacxin

32

2.5.2

Phương pháp kiểm tra thuần khiết và pha lỗng canh trùng đếm số
xác định số lượng vi khuẩn

32

2.5.3

Phương pháp kiểm nghiệm vacxin theo Tiêu chuẩn ngành


34

2.5.4

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

37

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

38

3.1

Kết quả xây dựng quy trình sản xuất kháng nguyên

38

3.1.1

Kết quả kiểm tra thuần khiết giống và đếm số vi khuẩn trong mơi
trường tăng sinh

3.1.2

38

Kết quả nhân giống sản xuất lần 2 trong nồi Fermentor 10 lít (nhân
giống nhỏ)


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

40

v


3.1.3

Kết quả kiểm tra thuần khiết và ñếm số lượng vi khuẩn trong nồi lên
men 100 lít (sản xuất vacxin)

42

3.1.4

Vơ hoạt canh trùng bằng formol và kết quả kiểm tra vơ trùng sau vơ hoạt

46

3.2

Kết quả xây dựng quy trình tạo nhũ

47

3.2.1

Sự thay ñổi chất bổ trợ từ keo phèn sang nhũ dầu


48

3.2.2

Các bước tạo nhũ (W/O: nước trong dầu)

49

3.3

Kết quả kiểm nghiệm vacxin vô hoạt Tụ huyết trùng trâu bị nhũ
dầu theo Tiêu chuẩn ngành

51

3.3.1

Kết quả kiểm tra vơ trùng của 5 lơ vacxin vơ hoạt THT trâu bị nhũ dầu

52

3.3.2

Kết quả kiểm tra an tồn của 5 lơ vacxin vơ hoạt THT trâu bị nhũ dầu

53

3.3.3


Kết quả kiểm tra hiệu lực của 5 lơ vacxin THT trâu bị nhũ dầu

57

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

60

Kết luận

60

ðề nghị

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Cường ñộc


Cs

Cộng sự

DD

Dưới da

ðC

ðối chứng

MD

Miễn dịch

KT

Kiểm tra

MLD

Minimum Lethal Dose (Liều gây chết tối thiểu)

ND

Nhũ dầu

NTG


Nước thịt gan

NPN

Nitơ phi protein

OIE

Office International des Epizootie (Tổ chức dịch tễ thế giới)

P. multocida Pasteurella multocida
TSA

Tryptone Soya Agar

THT

Tụ huyết trùng

TK

Thuần khiết

TCN

Tiêu chuẩn ngành

VK

Vi khuẩn


YPC

Yeast extract pepton L-cystine

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


DANH MỤC BẢNG

STT
3.1

Tên bảng

Trang

Kết quả kiểm tra thuần khiết và ñếm số lượng vi khuẩn trong môi
trường tăng sinh của 5 lơ giống

3.2

Kết quả kiểm tra thuần khiết và đếm số lượng vi khuẩn của 5 lô giống
sản xuất trong nồi Fermentor 10 lít (nhân giống lần 2)

33

39

41

Kết quả kiểm tra thuần khiết và ñếm số lượng vi khuẩn của 5 lơ
vacxin trong nồi Fermentor 100 lít

45

3.4

Kết quả kiểm tra vô trùng canh trùng sau khi vô hoạt bằng formol

47

3.5

Kết quả vô trùng bán thành phẩm sau khi phối trộn với nhũ dầu

50

3.6

Kết quả pha loãng canh trùng và phối trộn với chất bổ trợ nhũ dầu

51

3.7

Kết quả kiểm tra vô trùng và tỷ lệ vô trùng của 5 lô vacxin

53


3.8

Kết quả kiểm tra an tồn của 5 lơ vacxin THT trâu bị trên bê

54

3.9

Kết quả kiểm tra an tồn của 5 lơ vacxin THT trâu bị nhũ dầu đối với thỏ

55

3.10

Kết quả kiểm tra an tồn của 5 lơ vacxin THT trâu bị đối với chuột bạch

56

3.11

Kết quả kiểm tra hiệu lực của 5 lô vacxin Tụ huyết trùng trâu bị đối
với thỏ

58

Kết quả kiểm tra hiệu lực của 5 lơ vacxin THT trâu bị đối với chuột bạch

59


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii

3.12


DANH MỤC HÌNH

STT
3.1

Tên hình

Trang

Mật độ vi khuẩn Tụ huyết trùng trâu bị trong mơi trường ni cấy tại
các thời điểm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

43

ix


MỞ ðẦU
ðặt vấn ñề
Qua những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh vật học của gia súc lồi nhai lại nói
chung trong đó có trâu bị, người ta thấy một số các ưu điểm nổi bật của chúng như:

Trâu bị sử dụng nguồn thức ăn không cạnh tranh với con người và nhiều lồi
động vật khác.
Trâu bị có khả năng tiêu hóa và hấp thu nitơ phi protein (NPN) nhờ khu hệ
vi sinh vật dạ cỏ để chuyển hóa loại đạm hóa học rẻ tiền thành đạm sinh vật có giá
trị dinh dưỡng cao.
Các sản phẩm chính của chúng như thịt và sữa, có giá trị dinh dưỡng đặc biệt
cao, thị trường tiêu thụ ngày càng rộng lớn. Thịt trâu trên thị trường hiện nay đã và
đang được coi là món ăn đặc sản. Các sản phẩm phụ như lơng da móng sừng, là
nguồn cung cấp nguyên phụ liệu cho các nghành cơng nghiệp chế biến và thủ cơng
mỹ nghệ khác,…
Vì vậy, từ những thập niên 60 của thế kỷ trước Chính phủ đã có những định
hướng đưa trâu bị vào danh sách những con động vật “xóa đói, giảm nghèo” ñể
phát triển kinh tế cho người dân.
Thiết thực hơn ñó là chuyên mục Lục lạc vàng kết nối những miền q, trao
tặng người dân nghèo những cặp bị được VTV ðài truyền hình Việt Nam phát sóng
từ đầu năm 2011 ñến nay.
Tuy nhiên cũng như bao nghành chăn nuôi khác, chăn ni trâu bị cũng đã và
đang phải đối diện với một thực trạng về dịch bệnh tràn lan. Ở Việt Nam, bệnh Tụ huyết
trùng trâu bị được phát hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX (Phan ðình ðỗ và Trịnh
Văn Thịnh, 1958). ðến nay bệnh có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và gây
thiệt hại đáng kể cho ngành chăn ni trâu bị. Bệnh xảy ra lẻ tẻ quanh năm nhưng
thường phát triển nhanh mạnh vào mùa mưa và những giai ñoạn chuyển mùa. Tuy vậy,
bệnh không phát triển thành các ổ dịch lớn mà xuất hiện một cách rải rác, xảy ra trên
diện rộng do đó rất khó khăn trong cơng tác phịng chống dịch bệnh và gây thiệt hại
khơng nhỏ cho người chăn ni.
Ở nước ta, thống kê trong vịng 10 năm 1986 – 1995 dịch bệnh Tụ huyết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1



trùng trâu bò là nguyên nhân gây chết cho hơn 70% trâu bò chết bệnh hàng năm.
Trong một số vụ dịch, nhiều nông hộ bị chết tới 4 -5 con trâu bị, gây ảnh hưởng rất
lớn đến đời sống sản xuất và kinh tế gia đình (Bùi Q Huy, 1998)
Dương Thế Long, (1994): ðiều tra tình hình dịch bệnh Tụ huyết trùng trâu
bò tại Sơn La từ năm 1980 – 1993 thấy rằng số lượng trâu bò chết do dịch bệnh dao
ñộng từ 21 ñến 155 con/tháng. Số lượng trâu bò chết tại tỉnh Lạng Sơn trong vòng 6
năm từ 1991 – 1996 cũng rất lớn, nhiều hộ gia đình khơng cịn trâu bị để cày kéo
(ðỗ Văn ðược, 1998).
Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc là Cao Bằng và Hà Giang, theo kết quả ñiều tra
khảo sát của (ðặng Xn Bình và cs., 2010), trong vịng 2,5 năm ( từ 2007 ñến tháng
6/2009) tại Hà Giang số trâu chết do bệnh Tụ huyết trùng là 584 con (chiếm tỷ lệ 56,1%)
và số bò chết là 291 con (chiếm tỷ lệ 82,4%). Con số này tại Cao Bằng là 910 con trâu bò
chết do bệnh Tụ huyết trùng (chiếm tỷ lệ 40,92%). Các con số này cho thấy sự phù hợp
về cơ sở thực tế trong nhận ñịnh của ðinh Duy Kháng và cs., (2000); Hoàng Xuân
Nghinh và cs., (2004).
Tại một số tỉnh phía Nam, dịch bệnh tụ huyết trùng trâu bị cũng là ngun
nhân gây chết hàng nghìn con mỗi năm như ở Long An, Minh Hải, Kiên Giang,
Bình Phước (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1988).
Trên thế giới, dịch bệnh Tụ huyết trùng trâu bò gây thiệt hại nặng nề nhất là
ở châu Á, ñặc biệt là ở Ấn ðộ, Pakistan, Srilanka và các nước thuộc khu vực ðơng
Nam Á trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo, bệnh Tụ huyết trùng trâu bò hàng năm
tại Indonesia làm chết khoảng 4000 ñến 6000 con (Darrmadi, 1991), tại Lào thiệt
hại do bệnh khoảng 1,5 triệu USD/năm (Souriya, 1991), tại Malaysia khoảng 1 triệu
USD/năm (Rahim, 1991). Một số nước khác như Thái Lan, trâu bò bị bệnh tụ huyết
trùng khoảng 10.000 con/năm, Ấn ðộ từ 30.000 ñến 50.000 con/năm (Bain, 1963).
ðể phịng bệnh, cho đến nay, đã có nhiều loại vacxin Tụ huyết trùng trâu bị
được các cơ quan nghiên cứu chế tạo và sử dụng, song bệnh vẫn liên tục xảy ra
Nguyễn Ngã và cs, (1987); Phan Thanh Phượng và Trương Văn Dung (1990);
Phạm Quang Thái và cs., (2007); ðinh Duy Kháng và cs., (2000); Hoàng Xuân

Nghinh và cs., (2004).
Ở Xí nghiệp Thuốc thú y Trung Ương Hồi ðức – Hà Nội hiện nay. ðể nâng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


cao chất lượng, hiệu quả và kéo dài ñược thời gian phòng bệnh Tụ huyết trùng cho
trâu bò của vacxin vơ hoạt keo phèn hiện có. Kế thừa và phát huy kết quả của các
cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả cả trong và ngồi nước, cùng với điều kiện
cơ sở hạ tầng phù hợp sẵn có. ðược sự ñồng ý của tập thể ban lãnh ñạo Xí nghiệp
Thuốc thú y Trung Ương và sự cố vấn giúp ñỡ của các thầy cô giảng viên Khoa Thú
y Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin vơ hoạt Tụ huyết trùng trâu bị
nhũ dầu chủng T2, T4 tại Xí nghiệp Thuốc thú y Trung Ương”.
Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu xây dựng được quy trình sản xuất vacxin Tụ huyết trùng trâu
bị nhũ dầu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, tạo ra sản phẩm mới cho Xí nghiệp thuốc
thú y TW cung ứng trên thị trường.
- ðánh giá ñược chất lượng của vacxin này theo Tiêu chuẩn ngành.
Ý nghĩa của ñề tài
Ý nghĩa khoa học
- Từ những kết quả đạt được trong cơng trình nghiên cứu này sẽ ñược ứng
dụng vào sản xuất ñể ñưa ra một loại vacxin Tụ huyết trùng trâu bò nhũ dầu có chất
lượng cao, thay thế cho vacxin keo phèn trước ñây.
- Nâng cao ñược hiệu lực của vacxin qua ñó kéo dài ñược thời gian bảo hộ
cho ñộng vật (từ 4 – 6 tháng như hiện nay ñối với vacxin keo phèn, lên 1 năm ñối
với vacxin nhũ dầu).
Ý nghĩa thực tiễn
- Sản xuất ñược một loại vacxin mới ñảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật ñể

cung ứng trên thị trường.
- Nâng cao ñược thương hiệu VETVACO và uy tín của Xí nghiệp thuốc
thú y Trung Ương đối với người chăn ni nói riêng và thị trường Thuốc thú y
nói chung.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ðặc tính chung của vi khuẩn P. multocida
1.1.1. ðặc điểm hình thái
Vi khuẩn Pasteurella multocida có hình cầu trực khuẩn, bắt màu rõ ở hai đầu
(lưỡng cực), gram âm, khơng di động, khơng hình thành nha bào, có khả năng tạo
giáp mơ. Kích thước vi khuẩn từ 0,6 – 2,5 µm x 0,2 – 0,4 µm. Hình thái và kích
thước vi khuẩn có thể thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện ni cấy khác nhau
(Rimler, 1992). Trong máu ñộng vật vi khuẩn thường đồng nhất, cịn khi phát triển
trong mơi trường nhân tạo vi khuẩn thường đa hình thái (hình trứng, hình cầu, hình
que). Khi ni cấy trong mơi trường có thêm carbonhydrate vi khuẩn thường kết lại
thành chuỗi dài (Rosenbusch và Merchant, 1939).
Dung quang của khuẩn lạc P. multocida là một ñặc ñiểm có thể dùng ñể ñánh
giá chủng vi khuẩn có độc lực cao, thấp hay khơng có độc lực. Trên môi trường thạch
huyết thanh, khuẩn lạc của vi khuẩn tạo ra các loại dung quang rất khác nhau. Vi khuẩn
tạo khuẩn lạc có dung quang sắc cầu vồng độc hơn so với vi khuẩn tạo khuẩn lạc có
dung quang sắc xanh (Namioka và Murata, 1961).
1.1.2. ðặc tính ni cấy
Vi khuẩn P. multocida thuộc loại vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy tiện, chúng
có thể phát triển tốt trong hầu hết các loại môi trường phổ thông. Môi trường dùng để
ni cấy vi khuẩn P. multocida có thể là mơi trường đặc, lỏng hoặc là bán lỏng. Trong

mơi trường nước thịt, ni cấy sau 24 giờ vi khuẩn làm đục mơi trường, canh trùng có
mùi tanh rất đặc trưng, vài ngày sau nước thịt trở lên trong, đáy có cặn nhầy, lắc khó
tan, trên mặt mơi trường có lớp màng mỏng, khi lắc lớp màng này vỡ ra (Hoàng ðạo
Phấn, 1986). Trong môi trường thạch máu vi khuẩn tạo khuẩn lạc dạng S. Nhiệt độ
thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 370C, pH trong khoảng 7,2 – 7,4. Trong mơi
trường ni cấy nếu có thêm huyết thanh hoặc huyết cầu tố thì vi khuẩn sẽ mọc tốt hơn.
Cấy chuyển liên tục trong mơi trường nhân tạo có thể làm thay đổi một số
đặc tính sinh học của vi khuẩn. Vi khuẩn P. multocida phát triển tốt hơn trong môi
trường nhân tạo nếu cho thêm một số chất như: cystein, glutamic, leucine,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


methionine, muối vơ cơ, nicotinamide, pantothenate, thiamine và đường (Michael
và cs., 2002; Shivachandra và cs., 2006).
Theo tài liệu của OIE (2004), môi trường tốt nhất cho vi khuẩn P. multocida
phát triển là mơi trường YPC (yeast extract pepton L-cystine) có thêm sucrose và
sodium sulfite (Na2SO4). Nuôi cấy trên môi trường TSA (Tryptone Soya Agar) kích
thước của khuẩn lạc sẽ lớn nhất.
Vi khuẩn P. multocida phát triển trên môi trường YPC thạch máu sẽ tạo
ñược kháng nguyên quan trọng hơn là cấy trên các môi trường tổng hợp khác. ðây
cũng là môi trường giúp tái tạo lại giáp mô của vi khuẩn. Vi khuẩn P. multocida cịn
có khả năng mọc tốt trong mơi trường chế từ đậu phụ. Tuy nhiên vi khuẩn P.
multocida không phát triển trên môi trường thạch Marconkey.
ðể nuôi cấy vi khuẩn chế tạo vacxin người ta thường sử dụng mơi trường cơ
bản có thêm sucrose, peptone và chất chiết men bia. Môi trường Hottinger cũng rất
tốt cho vi khuẩn P. multocida phát triển. Ni cấy có sục khí có thể làm tăng sinh
khối vi khuẩn lên gấp 20 lần so với nuôi cấy tĩnh. Nuôi cấy trên dàn lắc, Vi khuẩn
cần tới 12 giờ ñể ñạt ñến pha dừng, cịn ni cấy có sục khí và khuấy ñảo liên tục

bằng công nghệ lên men (fermentor), chỉ cần 5 - 6 giờ.
1.1.3. ðặc tính sinh hóa
Phản ứng sinh hóa có tính đặc trưng cho mỗi giống, lồi vi khuẩn. Vì vậy
người ta thường dùng phản ứng này để bước đầu giám định vi khuẩn cần nghiên
cứu. Thơng thường, ñể kiểm tra phản ứng lên men các loại ñường của vi khuẩn, các
nhà nghiên cứu tiến hành nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường cơ bản nước thịt
pepton 1% có chứa loại đường u cầu cần thử nghiệm ở nồng ñộ dùng là 1%.
ða số các chủng vi khuẩn P. Multocida cho kết quả dương tính đối với
galactose, glucose, manose, sorbitol, xylose và sucrose. P. multocida cịn có thể lên
men mannit và mantose. Vi khuẩn P. multocida không làm tan chảy gelatin, không
mọc trên môi trường khoai tây, không làm đơng vón sữa.
Các chủng vi khuẩn P. multocida có khả năng sinh indol, tuy nhiên thời gian
ñọc kết quả tùy thộc loại môi trường sử dụng. Nếu dùng môi trường 1% pepton thì vi
khuẩn cho phản ứng dương tính sau 4 ngày ni cấy ở nhiệt độ 370C. Khi dùng môi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


trường 2% pepton, có bổ sung thêm chất chiết men bia và một số vitamin, vi khuẩn P.
multocida cho phản ứng indol dương tính chỉ sau 18 – 24 giờ ni cấy ở 370C. Vi
khuẩn P. multocida sẽ mất đặc tính sinh indol khi cấy chuyển nhiều lần trên mơi trường
nhân tạo, nhưng sẽ lại có đặc tính này khi tăng cường giống bằng cách tiêm cho trâu,
bò. Một số chủng thuộc P.multocida khi bảo quản sau 2 năm có thể khơng lên men
xylose (De Alwis, 1992).
ðặc tính sinh hóa của các chủng P. multocida phân lập ñược tại các vùng khác
nhau cũng có thể khác nhau. Vi khuẩn P. multocida phân lập ñược từ gia cầm bị tụ
huyết trùng tại Việt Nam có đặc tính sinh hóa thơng thường như lên men glucose,
sucrose… Riêng đường sorbitol, có 3 chủng ln có phản ứng âm tính, 3 chủng ln có

phản ứng dương tính, 26 chủng cịn lại cho kết quả thay ñổi lúc âm lúc dương (Phùng
Duy Hồng Hà, 1990). Các chủng thuộc P. multocida phân lập ñược từ các vùng dịch ở
Sri Lanka lại khơng có chủng nào lên men ñường lactose, salicin, adonitol, inositol và
dulcitol (Wijewadana, 1994). Ở một nghiên cứu khác, với vi khuẩn P. multocida phân
lập từ lợn ở Úc và Việt Nam cho thấy khoảng 24,1% dương tính với đường lactose và
100% dương tính với ñường sorbitol (Trần Xuân Hạnh, 2002). Tính ñồng nhất về kết
quả lên men ñường của các chủng P. multocida serotype B:2 phân lập từ lợn hoặc trâu
bị cũng được thơng báo.
Nhiều nghiên cứu cho rằng vi khuẩn P. multocida không có khả năng gây dung
huyết (Rimler và cs., 1992). Tuy nhiên Diallon và Frost (2000), qua thực nghiệm lại
cho thấy các chủng vi khuẩn P. multocida khi nuôi cấy trong mơi trường nhân tạo
khơng có khả năng phân hủy hồng cầu, nhưng các vi khuẩn này sau khi ñược xử lý với
dun dịch Tween 80 nồng ñộ 0,5% trong 1 giờ thì khả năng này lại xuất hiện. Vi khuẩn
có khả năng phân hủy hồng cầu gà, thỏ, cừu, ngựa, trâu bị và cả hồng cầu người. Tuy
nhiên hoạt tính đối với hồng cầu của các lồi khác nhau thì khác nhau.
1.2. Kháng nguyên của P. multocida
Cho ñến nay người ta ñã xác ñịnh ñược kháng nguyên của P. multocida có 3
loại chính là: kháng ngun giáp mơ (K), kháng nguyên thân (O) và các kháng
nguyên protein khác.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


1.2.1 Kháng nguyên giáp mô (K)
Giáp mô của vi khuẩn P.multocida chứa polysaccharide. Nhìn chung, giáp
mơ có tính kháng ngun yếu và khơng có khả năng tạo được sự bảo hộ cho thỏ
và chuột khi thử thách bằng công cường ñộc (Rimler và Rhoades, 1989). Rất khó
có thể tách ñược kháng ngun giáp mơ với độ tinh khiết cao, do vậy khi ñánh

giá khả năng ñáp ứng miễn dịch của loại kháng nguyên này cần lưu ý ñể tránh
kết luận khơng chính xác vì có thể lẫn các kháng ngun khác.
Có sự khác nhau về thành phần cũng như tỷ lệ các loại ñường chứa trong kháng
nguyên vỏ lấy từ các serogroup khác nhau của vi khuẩn gây bệnh Tụ huyết trùng.
Polysaccharide từ P. multocida serotype B:2 có chứa monosaccharide arabinose,
mannose và galactose với tỷ lệ 0,5:2:0 (Muniandy và cs., 1992), trong khi đó kháng
ngun giáp mơ của nhóm huyết thanh D và F của vi khuẩn P. multocida lại chứa
heparin và chondroitin sulfate (Rimler, 1994).
Muniandy và cs., 1992 cũng xác nhận rằng polysacchatide tinh khiết chiết
xuất từ giáp mô của P. multocida khơng có khả năng gây độc và tạo miễn dịch bảo
hộ cho chuột khi tiêm với liều 300 µg/con.
1.2.2. Kháng nguyên thân (O)
Kháng nguyên thân lipopolysacharide của vi khuẩn P. multocida được
Pirosky thơng báo năm 1938. Có thể phát hiện kháng nguyên thân bằng phương
pháp kết tủa khuyếch tán trên thạch (Heddleston và cs., 1972). Hiện nay, có 16 loại
kháng ngun thân đã được xác định, các kháng nguyên này ñược ñánh theo số từ 1
ñến 16 (Heddleston và cs., 1972).
Lipopolysaccharide là kháng nguyên thân quan trọng, có khả năng tạo đáp
ứng miễn dịch cao và đóng vai trị quan trọng trong đáp ứng miễn dịch dịch thể
(Ryu và Kim, 2000).
Dựa vào thành phần carbonhydrate, lipopolysaccharide của vi khuẩn P.
multocida có thể chia thành 4 type hóa học I, II, II, và IV (Rimler, 1992)
1.2.3. Kháng nguyên Protein
Các protein của vi khuẩn P. multocida ñược coi là những chất có khả năng
sinh miễn dịch cao.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7



Các nhà nghiên cứu sử dụng phản ứng nhuộm màu với thiazine ñỏ, ñem xử
lý bằng nhiệt và enzyme ñể xác ñịnh ñược 6 trong tổng số 16 kháng nguyên nằm
sâu bên trong là protein và ñã kết luận rằng các kháng ngun giáp mơ có chứa
protein, đặc biệt là các kháng nguyên α và β.
Vi khuẩn P. multocida có chứa protein màng ngoài (outer membrane protein
- OMP), mà một số protein màng ngồi có đặc tính kháng ngun. Những năm gần
đây, tính chất kháng ngun của protein màng ngồi của vi khuẩn P. multocida
cũng ñã ñược nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
1.3. Vacxin và sử dụng Vacxin phịng bệnh cho động vật
1.3.1. Khái niệm vacxin
Trước thế kỷ 19 dịch ñậu mùa lan tràn khắp các Châu lục, giết chết nhiều
người và gia súc. Quan sát các ổ dịch đậu mùa thấy những người thợ vắt sữa bị rất
ít hoặc thậm chí khơng mắc bệnh này. ði sâu tìm hiểu được biết trong thời gian vắt
sữa bị, trên tay những người này ñã từng mọc những nốt ñậu loét do bò bệnh truyền
sang. Từ những quan sát thực tiễn trên, năm 1876 Gienne ñã ñưa ra nhận ñịnh rằng:
virus đậu bị khi lây sang những người cơng nhân vắt sữa đó đã tạo được một trạng
thái đặc biệt giúp cho những người này khơng nhiễm virus đậu mùa nữa. Trạng thái
ñặc biệt này về sau ñược gọi là trạng thái miễn dịch của cơ thể. Từ nhận ñịnh đó,
Gienne đã dùng vẩy đậu bị sấy khơ đem nghiền với nước sinh lý thành huyễn dịch
rồi chủng cho người. Tại vị trí chủng huyễn dịch đậu bị mọc nên những nốt ñậu,
nốt ñậu vỡ ra tạo nên nốt loét và nhanh chóng trở lại bình thường, chỉ để lại vết sẹo
nhỏ. Những người được chủng virus đậu bị suốt ñời không bị nhiễm virus ñậu mùa
nữa. Từ những thành cơng đó, về sau các nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu để
tạo ra nhiều loại vacxin phịng bệnh cho người và gia súc và cũng từ đó nhiều thuật
ngữ chỉ về vacxin ra đời (Tơ Long Thành, 2009).
Theo các quan ñiểm trước ñây, vacxin là một chế phẩm sinh học trong đó có
chứa chính mầm bệnh hoặc kháng nguyên của mầm bệnh gây ra một bệnh truyền
nhiễm nào đó cần phịng (nếu là mầm bệnh thì phải được làm yếu hoặc làm chết).
Khi sử dụng cho ñộng vật, vacxin tạo ra một ñáp ứng miễn dịch chủ ñộng giúp cho

ñộng vật chống lại ñược sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


Ngày nay, khái niệm về vacxin đã có sự thay đổi, nó khơng chỉ cịn là chế
phẩm từ vi sinh vật hay ký sinh trùng được dùng để phịng bệnh mà cịn được làm
từ các vật liệu sinh học khác (khơng phải là vi sinh vật) và được dùng với mục đích
khơng phịng bệnh như: vacxin chống khối u làm từ tế bào sinh khối u, vacxin
chống thụ thai làm từ receptor của trứng… Nhưng dù là vacxin ñược chế tạo từ vật
liệu nào và được dùng với mục đích gì thì thành phần buộc phải có trong vacxin là
kháng nguyên, và khi ñưa vào cơ thể ñộng vật kháng nguyên sẽ kích thích cơ thể
sản sinh ra kháng thể gây ra ñáp ứng miễn dịch.
Như vậy, hiện nay vacxin ñược hiểu với khái niệm rộng hơn:
Vacxin là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên có thể tạo cho cơ thể một
ñáp ứng miễn dịch và ñược dùng với mục đích phịng bệnh hoặc với mục đích khác
(Nguyễn Bá Hiên, 2009).
1.3.2. ðặc tính cơ bản của một vacxin
Vacxin phải đảm bảo 04 đặc tính cơ bản là:
* Tính sinh miễn dịch hay tính mẫm cảm
ðó là khả năng gây ra ñáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc tế bào hay cả hai.
Tính sinh miễn dịch phụ thuộc vào kháng nguyên và cơ thể nhận kích thích, có
nghĩa là phụ thuộc vào tính lạ của kháng ngun, đường đưa của kháng ngun và
cơ địa của mỗi cá thể động vật.
* Tính kháng ngun hay tính sinh kháng thể
Một vacxin khi đưa vào cơ thể phải có khả năng kích thích cơ thể sản sinh
ra kháng thể. Các yếu tố gây bệnh có thể có nhiều Epitop khác nhau, trong đó có
thể có Epitop q nhỏ (Hapten) khơng có tính sinh kháng thể nếu ñể nguyên.
Muốn chúng sinh kháng thể chống lại mầm bệnh cần đối chúng thành có tính

kháng ngun, thường kết hợp chúng với một protein mang tải vô hại.
* Tính hiệu lực
Tính hiệu lực nói lên khả năng bảo hộ ñộng vật sau khi ñược sử dụng vacxin.
Một vacxin khi ñưa vào cơ thể, nhiều kháng thể ñược tạo ra nhưng khơng phải loại
nào cũng có hiệu lực tức là tiêu diệt ñược yếu tố gây bệnh. Do yếu tố gây bệnh có
nhiều kháng nguyên khác nhau nên trong bào chế vacxin trước tiên phải làm sao

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


cho đáp ứng miễn dịch chống lại những nhóm quy ñịnh kháng nguyên thiết yếu,
nghĩa là nếu ñánh vào ñó thì yếu tố gây bệnh bị tiêu diệt hoặc chí ít cũng khơng cịn
khả năng sinh hại nữa.
Tính hiệu lực hay khả năng bảo hộ của vacxin ñược ñánh giá qua thực
nghiệm nhưng chủ yếu phải ñánh giá trên thực ñịa sau tiêm chủng ở các cá thể và
mức ñộ miễn dịch ở quần thể, có thể thơng qua hàm lượng kháng thể trung bình
trong huyết thanh và tỷ lệ bảo hộ trong quần thể.
- Trên động vật thí nghiệm: ðánh giá mức ñộ ñáp ứng miễn dịch sau tiêm
chủng vacxin và ñánh giá hiệu lực bảo hộ trên ñộng vật qua thử thách cường ñộc.
- Thử nghiệm trên thực ñịa: Vacxin ñược tiêm chủng cho một quần thể ñộng
vật, theo dõi thống kê các phản ứng phụ, ñánh giá khả năng bảo hộ khi mùa dịch tới
ñồng thời tiến hành thử thách cường độc một nhóm ngẫu nhiên trong quần thể.
Vacxin có hiệu lực là vacxin gây được miễn dịch ở mức ñộ cao và bảo vệ cơ
thể ñộng vật lâu bền. Tuy nhiên hiệu lực của một vacxin phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: bảo quản; vận chuyển; kỹ thuật tiêm phịng… Vì vậy người ta đã xây dựng
một môn khoa học mới gọi là vacxin học (vaccinology) mà mục đích là nghiên cứu
mọi biện pháp từ lúc sản xuất đến lúc tiêu dùng để tăng tính hiệu lực cho vacxin.
* Tính an tồn

ðây là một đặc tính quan trọng. Sau khi sản xuất vacxin phải ñược cơ quan kiểm
ñịnh Nhà nước kiểm tra chặt chẽ về mặt vơ trùng, thuần khiết và vơ độc.
- Vơ trùng tức là: Khơng được nhiễm các vi sinh vật khác.
- Thuần khiết tức là: Khơng được lẫn các thành phần kháng nguyên khác có
thể gây ra các phản ứng phụ bất lợi.
- Vơ độc tức là: Liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây ñộc.
Sau sản xuất vacxin phải được thử tính an tồn qua nhiều bước thử: Thử
trong phịng thí nghiệm, thử trên thực địa, thử ở quy mơ nhỏ và đại trà,…
Tần suất và mức ñộ nặng nhẹ của các phản ứng phụ nếu có phải ñược xác
ñịnh trước khi ñem ra dùng chung, nhưng vẫn phải ñược theo dõi hết sức cẩn thận.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


1.3.3. Thành phần của vacxin
Vacxin bao gồm hai thành phần chính là kháng nguyên và chất bổ trợ (Lê
Văn Tạo, 2006).

1.3.3.1. Kháng nguyên
Trước ñây kháng nguyên ñược quan niệm là một chất lạ có bản chất là
protein, khi đưa và cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể đặc hiệu, kháng
thể đặc hiệu sẽ trung hịa kháng ngun đó. Ngày nay khi nghiên cứu đáp ứng miễn
dịch của cơ thể các nhà khoa học thấy rằng, khi cơ thể nhận được kháng ngun sẽ
khơng chỉ sản sinh ra kháng thể ñặc hiệu (ñáp ứng miễn dịch dịch thể) mà còn tạo ra
một lớp tế bào mẫn cảm, các tế bào này cũng có khả năng tạo phản ứng với kháng
ngun (đáp ứng miễn dịch tế bào).
Vì vậy, theo ðỗ Trung Phấn (1979); Phan Thanh Phượng (1989): Kháng
nguyên ñược hiểu là chất khi ñưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra kháng

thể và tế bào mẫn cảm ñặc hiệu chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của mầm bệnh.
Khả năng kich thích sinh miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào của kháng nguyên
gọi là tính kháng nguyên. Tính kháng nguyên của một kháng nguyên trong vacxin
mạnh hay yếu phụ thuộc vào tổng số nhóm quyết định kháng ngun, trọng lượng
phân tử, thành phần hóa học, cấu trúc lập thể và khả năng tích điện của các phân tử
kháng ngun. Một kháng nguyên tạo miễn dịch phòng vệ tốt cho cơ thể ngồi tính
kháng ngun mạnh cịn cần phải có tính ñặc hiệu cao. Tính ñặc hiệu của kháng
nguyên phụ thuộc vào tính chất và cấu trúc của các nhóm quyết ñịnh kháng nguyên.
Kháng nguyên dùng chế tạo vacxin phòng bệnh truyền nhiễm gồm có:
+ Thường là kháng nguyên của vi sinh vật, có thể bao gồm kháng ngun
thân, lơng, vỏ bọc và ñộc tố của chúng sản sinh ra trong q trình phát triển (vacxin
tồn khuẩn – vacxin thế hệ I) như: Vacxin phòng bệnh Tụ huyết trùng gia súc, gia
cầm; bệnh Phó thương hàn lợn con,…
+ Có thể là thành phần các yếu tố gây bệnh của vi sinh vật (vacxin tiểu phần
– vacxin thế hệ II) như: vacxin chứa kháng nguyên F4, F5, F6, F18 của vi khuẩn
E.coli dùng phòng bệnh tiêu chảy lợn con, bê nghé, phù ñầu lợn; vacxin chứa VP2
của virus Gumbro dùng phòng bệnh Gumbro của gà.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


+ Có thể là AND, protein tái tổ hợp (vacxin gen – vacxin thế hệ III) như:
vacxin tái tổ hợp phịng bệnh Lở mồm long móng và bệnh lưỡi xanh; vacxin Trovac
phịng bệnh Cúm gia cầm H5N1 và bệnh đậu gà.
1.3.3.2. Chất bổ trợ
Chất bổ trợ là những hợp chất hóa học được thêm vào trong vacxin nhằm làm
tăng khả năng kích thích sinh miễn dịch và tăng hiệu lực của vacxin.
Trong quá trình chế tạo vacxin người ta thấy rằng nếu vacxin chỉ chứa kháng

nguyên thì khi dùng tiêm phịng tạo hiệu lực bảo hộ thấp, khơng kéo dài, phản ứng
phụ xảy ra với tỷ lệ cao,… Nhưng khi cho thêm những chất không phải là kháng
nguyên vào vacxin sẽ làm tăng hiệu lực và thời gian bảo hộ của vacxin lên. Các chất
ñưa vào vacxin gọi là chất bổ trợ. Vậy chất bổ trợ của vacxin có tác dụng:
- Hấp phụ kháng nguyên, khoanh vùng kháng nguyên, làm chậm q trình
giải phóng kháng ngun, do đó kháng ngun tồn tại lâu trong cơ thể, kéo dài sự
trình diện của kháng ngun.
- Tạo kích thích đáp ứng miễn dịch khơng đặc hiệu của cơ thể.
- Giảm kích thích, phản ứng của độc tố (nếu có) trong vacxin đối với cơ thể.
Căn cứ vào bản chất, thành phần cấu tạo của chất bổ trợ, Phan Thanh
Phượng (1985) chia chất bổ trợ ñang ñược dùng ñể chế tạo vacxin hiện nay thành
các nhóm sau đây:
* Chất bổ trợ vơ cơ: Bao gồm: hydrocyte nhôm, phostphat nhôm, các loại thuốc
nhuộm, than hoạt tính,… Các chất này thường hấp phụ kháng nguyên lên bề mặt để
tăng cường kích thích sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Với mầm bệnh sản sinh ñộc tố,
sau khi đã vơ hoạt (giải độc tố) cũng được chất bổ trợ hấp phụ và giải phóng từ từ ñể
hạn chế tác ñộng gây phản ứng cục bộ hay toàn thân.
* Chất bổ trợ hữu cơ: Bao gồm các loại dầu thực vật, dầu hướng dương, dầu
lạc, dầu ôliu, các loại mỡ ñộng vật, các sản phẩm của dầu khoáng,…
Các chất bổ trợ hữu cơ khi phối hợp với kháng nguyên sẽ tạo thành dạng nhũ
tương nước trong dầu. Ở dạng nhũ tương này, kháng nguyên nằm trong huyễn dịch dầu.
ðể khắc phục các nhược ñiểm của vacxin nhũ nước trong dầu như: dễ tách
lớp, rít kim khi tiêm,… các nhà khoa học ñã chế tạo ra loại vacxin nhũ tương kép

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


nước trong dầu trong nước. Khi vacxin nhũ có chứa xác vi khuẩn được gọi là vacxin

nhũ hồn tồn, vacxin nhũ khơng chứa xác vi khuẩn được gọi là vacxin nhũ khơng
hồn tồn.
Tác dụng của chất bổ trợ dầu trong vacxin cũng tương tự như tác dụng của
chất bổ trợ vô cơ. Nhờ các phức hợp nhũ kháng nguyên – dầu – nước mà kháng
ngun tự do được giải phịng từ từ vào cơ thể để kích thích sản sinh ra kháng thể
và tế bào miễn dịch kéo dài, ñồng thời các hạt nhũ cũng di chuyển từ chỗ tiêm vào
hạch lympho hoặc đến các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch để kích thích miễn
dịch phi đặc hiệu. Kết quả liều tiêm vacxin giảm, hiệu lực miễn dịch tăng cao, thời
gian miễn dịch kéo dài.
* Chất bổ trợ là sinh vật: Thường dùng là xác của một số loài vi khuẩn như
M. tuberculosis hay Sal. Typhimurium. Cũng có thể dùng nội ñộc tố của vi khuẩn
như Lypopolysaccarit.
1.3.4. Yêu cầu của một vacxin
ðể đáp ứng được u cầu phịng bệnh, thì một vacxin bất kỳ phải đáp ứng
được những u cầu tối thiểu sau ñây:
- Vacxin phải chứa các kháng ngun và các kháng ngun đó phải được hệ
thống miễn dịch coi là mục tiêu cần tấn công.
- Các kháng ngun trong vacxin phải kích thích sinh đáp ứng miễn dịch
phịng hộ, nghĩa là kháng ngun khơng kích thích sinh các đáp ứng sinh miễn dịch
khơng phịng hộ. Sự phịng hộ phải ñạt ñược khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh và lý
tưởng nhất sự phòng hộ này phải kéo dài.
- Vacxin phải kích thích đáp ứng miễn dịch mạnh và tốt nhất là khơng cần
phải có chất bổ trợ.
- Vacxin kích thích sinh đáp ứng miễn dịch tốt mà khơng cần dùng nhắc lại,
và tốt nhất là đường dùng vacxin đơn giản.
- Vacxin phải an tồn: an tồn là tiêu chuẩn đánh giá khi sử dụng vacxin trên
chính ñối tượng ñược hưởng, tức là vacxin phải không gây nên bệnh, khơng gây nên
các phản ứng có hại hoặc gây nên chết ở con vật ñược dùng vacxin.
- Vacxin phải vô trùng: Tức là vacxin chỉ chứa duy nhất một hay một vài loại
kháng nguyên ñược dùng làm vacxin mà không bị tạp nhiễm các loại khác.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


- Về mặt thực hành: giá thành của một liều vacxin phải thấp, ổn ñịnh về mặt
sinh học, dễ sử dụng, ít tác dụng phụ (Tơ Long Thành, 2009).
1.3.5. Phân loại vacxin
Có nhiều cách phân loại vacxin: căn cứ vào hoạt tính của mầm bệnh, thành
phần kháng ngun có trong vacxin hoặc cơng nghệ chế tạo vacxin… người ta có
thể chia vacxin ra làm 4 loại sau đây:
1.3.5.1. Vacxin vơ hoạt
Vacxin vơ hoạt là loại kinh điển nhất, ngun tắc sản xuất là làm vô hoạt yếu tố
gây bệnh (vi khuẩn hoặc virus) nhưng vẫn giữ được tính mẫn cảm và tính kháng
nguyên, các vacxin loại này chủ yếu gây ñủ miễn dịch kiểu dịch thể.
Hai phương pháp làm vô hoạt yếu tố gây bệnh đó là:
- Phương pháp hóa học: Dùng các hóa chất như formol để vơ hoạt (giết chết)
vi khuẩn như vacxin vô hoạt Tụ huyết trùng trâu, bị; vacxin vơ hoạt Tụ huyết trùng
lợn, ðóng dấu lợn,… ðối với virus có thể dùng các hóa chất khử có hoạt tính cao
như Ethylenamine hay β propiolacton, những hóa chất này vơ hoạt hồn tồn virus
nhưng khơng làm biến đổi protein cấu trúc. Ví dụ như vacxin Lở mồm long móng
dùng Ethylenamine.
- Phương pháp vật lý: Dùng nhiệt ñộ, dùng tia xạ (X, UV).
* Ưu, nhược ñiểm của vacxin vơ hoạt
- Ưu điểm: khơng độc, khơng gây ơ nhiễm mơi trường, tính an tồn cao.
- Nhược điểm:
+ Thời gian duy trì miễn dịch ngắn do lượng kháng nguyên cố định và
ít dần chứ khơng nhân lên được như vacxin sống.
+ Liều lượng tiêm lớn do vậy khó tiêm và dễ gây áp xe.
+ Miễn dịch xuất hiện chậm, gây miễn dịch tế bào kém.

+ Khơng dùng để can thiệp trực tiếp ñược vào ổ dịch.
+ Phải ñưa vacxin nhiều lần, tăng nguy cơ dị ứng.
Do là mầm bệnh cường độc, nếu cơng đoạn vơ hoạt vacxin khơng tốt sẽ có
nguy cơ bùng phát dịch do tiêm vacxin.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


1.3.5.2. Vacxin sống (hay vacxin nhược ñộc)
Là loại vacxin ñược sản xuất từ chủng virus hay vi khuẩn còn sống, khơng có
tính gây bệnh cho động vật được tiêm phịng nhưng có khả năng gây đáp ứng miễn
dịch mạnh, có khả năng nhân lên ñược trong cơ thể vật chủ và tiếp tục tạo ra sự kích
thích của kháng nguyên trong một khoảng thời gian.
Vacxin sống bao gồm: vacxin vô ñộc, vacxin nguyên ñộc và vacxin nhược ñộc.
* Vacxin nguyên ñộc: Dùng chủng virus nguyên ñộc có quan hệ từ lồi động
vật khác. Ví dụ như: Dùng virus đậu bị làm vacxin phịng đậu ở người.
ðưa vào cơ thể virus có độc lực hoặc đã giảm một phần độc lực theo con
ñường thực nghiệm. ðộc lực của virus sẽ giảm ñi khi chúng ñược ñưa vào cơ thể
theo ñường thực nghiệm (không giống như sự xâm nhập của chúng trong tự nhiên).
Ví dụ như: Tiêm phịng hội chứng viêm phổi ở người bằng Adenovirus sống.
* Vacxin vơ độc (vacxin nhược ñộc tự nhiên): Vacxin ñược sản xuất từ
những chủng vi sinh vật vơ độc trong tự nhiên nhưng có tính kháng ngun.
* Vacxin nhược độc hóa: ðược sản xuất từ những chủng vi sinh vật sống, có
độc lực yếu, khơng có khả năng gây bệnh cho động vật được tiêm chủng. Các chủng
vi sinh vật này ñược làm giảm ñộc lực bằng các phương pháp: vật lý, hóa học, sinh
vật học và cơng nghệ gen.
- Giảm độc bằng phương pháp vật lý: Vi sinh vật gây bệnh thường nhậy cảm
với yếu tố nhiệt độ, nếu ni cấy chúng ở nhiệt ñộ không phù hợp vi sinh vật sẽ

giảm ñộc lực nhưng vẫn giữ được tính kháng ngun.
Ví dụ vacxin Nhiệt thán: Ni vi khuẩn ở nhiệt độ 42 – 430C từ 15 – 20
ngày, vi khuẩn mất khả năng hình thành giáp mơ, giảm độc lực, được sử dụng làm
giống gốc sản xuất vacxin.
- Giảm ñộc lực bằng phương pháp hóa học: Vacxin BCG (Bacterium
Calmette Guerin): là một chủng trực khuẩn lao bị M.T. bovines có độc lực cao,
ni cấy trong mơi trường có mật bị trong 13 năm, sau 230 lần cấy chuyển, vi
khuẩn đã khơng cịn độc, được sử dụng ñể sản xuất vacxin BCG.
- Giảm ñộc bằng phương pháp sinh vật học: ðây là phương pháp giảm ñộc
sinh học cổ ñiển, phần lớn vacxin virus sử dụng cho người, động vật được sản xuất

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15


×