Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu sản xuất vacxin vô hoạt tụ huyết trùng gia cầm bằng công nghệ lên men sục khí tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược và vật tư thú y hanvet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI









LÊ QUANG HUY


NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VACXIN VÔ HOẠT TỤ HUYẾT TRÙNG
GIA CẦM BẰNG CÔNG NGHỆ LÊN MEN SỤC KHÍ TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y HANVET



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP








HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO


TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI









LÊ QUANG HUY


NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VACXIN VÔ HOẠT TỤ HUYẾT TRÙNG
GIA CẦM BẰNG CÔNG NGHỆ LÊN MEN SỤC KHÍ TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y HANVET



CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.0101


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI TRẦN ANH ðÀO




HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả,
số liệu nêu trong bản luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa ñược bảo vệ
ở một học vị nào khác.
Tôi cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận
ñược sự giúp ñỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp này cho phép
tôi ñược bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới:
TS. Bùi Trần Anh ðào – Cán bộ giảng dạy bộ môn bệnh lý, khoa Thú y,
trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, thầy ñã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Các thầy cô giáo trong khoa Thú y, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Trung tâm nghiên cứu và sản xuất sinh phẩm, công ty Hanvet ñã tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn tới gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ, ñộng viên
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Hà Nội, Ngày 09 tháng 09 năm 2013












Tác giả






Lê Quang Huy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
Phần I. MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích của ñề tài 2
1.3. Ý nghĩa của ñề tài 2
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Vi khuẩn Pasteurella multocida và bệnh Tụ huyết trùng gia cầm 3
2.1.1. Hình thái và tính chất bắt màu 3
2.1.2. ðặc tính nuôi cấy 3
2.1.4. Kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella multocida 6
2.1.5. Bệnh Tụ huyết trùng gia cầm 8
2.2. Một số khái niệm cơ bản về vacxin 15
2.2.1. Khái niệm vacxin 15
2.2.2. ðặc tính cơ bản của vacxin 15
2.2.3. Thành phần của vacxin 17
2.2.4. Yêu cầu của một vacxin 21
2.2.5. Phân loại vacxin 22
2.3. Một số hiểu biết về miễn dịch học thú y 29
2.3.1. Khái niệm miễn dịch 29
2.3.2. Phân loại miễn dịch 30
2.4. Giới thiệu công nghệ lên men sục khí 33
Phần III. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1. ðối tượng nghiên cứu 35
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv

3.2. Nội dung nghiên cứu 35
3.2.1. Xác ñịnh môi trường thạch dùng ñể ñếm số lượng vi khuẩn 35
3.2.2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển của vi khuẩn
Pasteurella multocida trong ñiều kiện nuôi lắc (nhân giống cấp I)
35
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất bề mặt, tốc ñộ khuấy ñến sự phát triển
của vi khuẩn trong quá trình lên men (nhân giống cấp II, sản xuất)
35
3.2.4. Xác ñịnh nồng ñộ formol vô hoạt canh trùng 35

3.2.5. Sản xuất kháng nguyên Tụ huyết trùng gia cầm 35
3.2.6. Hóa nghiệm keo phèn 35
3.2.7. Phối trộn vacxin 35
3.2.8. Kiểm nghiệm vacxin 35
3.2.9. ðánh giá chất lượng vacxin trên thực ñịa 36
3.3. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 36
3.3.1. Thời gian nghiên cứu 36
3.3.2. ðịa ñiểm nghiên cứu 36
3.4. Nguyên liệu nghiên cứu 36
3.5. Phương pháp nghiên cứu 37
3.5.1. Phương pháp chọn giống vi khuẩn cấy giống cấp I 38
3.5.2. Phương pháp xác ñịnh số lượng vi khuẩn 38
3.5.3. Phương pháp nhân giống cấp I 39
3.5.4. Phương pháp nhân giống cấp II và nhân giống sản xuất vi khuẩn bằng
công nghệ lên men sục khí
39
3.5.5. Phương pháp chế tạo keo phèn 42
3.5.6. Phương pháp phối trộn, ra chai vacxin 43
3.5.7. Phương pháp kiểm nghiệm vacxin 44
3.5.8. Phương pháp xử lý số liệu 46
Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47
4.1. Xác ñịnh môi trường thạch dùng ñể ñếm số lượng vi khuẩn Pasteurella
multocida
47
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v

4.2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển của vi khuẩn
Pasteurella multocida trong ñiều kiện nuôi lắc

49
4.2.1. Ảnh hưởng của tốc ñộ lắc ñến sự phát triển của vi khuẩn Pasteurella
multocida
49
4.2.2. Ảnh hưởng của nồng ñộ huyết thanh ñến sự phát triển của vi khuẩn
Pasteurella multocida
51
4.2.3. Ảnh hưởng của nồng ñộ ñường saccharose ñến sự phát triển của vi khuẩn
Pasteurella multocida
53
4.2.4. Phối hợp các yếu tố ñể nâng cao hiệu quả nuôi cấy vi khuẩn Pasteurella
multocida
55
4.3. Khảo sát ảnh hưởng của tốc ñộ khuấy, áp suất bề mặt ñến sự phát triển của
vi khuẩn Pasteurella multocida trong ñiều kiện lên men
56
4.4. Xác ñịnh tỷ lệ formol vô hoạt canh trùng 57
4.5. Sản xuất kháng nguyên Tụ huyết trùng gia cầm 58
4.6. Hóa nghiệm các chỉ tiêu keo phèn 61
4.7. Phối trộn vacxin 61
4.8. Kiểm nghiệm vacxin Tụ huyết trùng gia cầm 62
4.8.1. Kết quả kiểm tra vô trùng 62
4.8.2. Kết quả kiểm tra an toàn 63
4.8.3. Kết quả kiểm tra hiệu lực 64
4.9. ðánh giá chất lượng vacxin trên thực ñịa 65
4.9.1. Kết quả kiểm tra an toàn trên thực ñịa 65
4.9.2. Kết quả kiểm tra hiệu lực trên thực ñịa 65
Phần V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 67
5.1. Kết luận 68
5.2. ðề nghị 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả xác ñịnh môi trường thạch dùng ñể ñếm số lượng vi khuẩn
Pasteurella multocida 47
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của tốc ñộ lắc ñến sự phát triển của vi khuẩn Pasteurella
multocida
49
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của nồng ñộ huyết thanh ñến sự phát triển của vi khuẩn
Pasteurella multocida 51
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nồng ñộ ñường saccharose tới sự phát triển của vi
khuẩn Pasteurella multocida
53
Bảng 4.5. Phối hợp các yếu tố ñể nâng cao hiệu quả nuôi cấy vi khuẩn Pasteurella
multocida
55
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tốc ñộ khuấy và áp suất bề mặt ñến sự phát triển của
vi khuẩn Pasteurella multocida
56
Bảng 4.7. Xác ñịnh tỷ lệ formol vô hoạt canh trùng Tụ huyết trùng gia cầm 58
Bảng 4.8. Sản xuất kháng nguyên Tụ huyết trùng gia cầm 60
Bảng 4.9. Kết quả hóa nghiệm các chỉ tiêu keo phèn 61
Bảng 4.10. Kết quả phối trộn vacxin 62
Bảng 4.11. Kết quả kiểm tra vô trùng 5 lô vacxin 62
Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra an toàn vacxin Tụ huyết trùng gia cầm 63
Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra hiệu lực vacxin Tụ huyết trùng gia cầm 64
Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra an toàn trên thực ñịa 65

Bảng 4.15. Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin trên thực ñịa 66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Hệ thống lên men tại công ty Hanvet 41
Hình 4.1. Sự phát triển của vi khuẩn Pasteurella multocida trên môi trường
thạch NA (trái) và BA (phải) bổ sung 8% máu bò. 48
Hình 4.2. Ảnh hưởng của tốc ñộ lắc ñến sự phát triển của vi khuẩn Pasteurella
multocida
50
Hình 4.3. Ảnh hưởng của nồng ñộ huyết thanh ñến sự phát triển của vi khuẩn
Pasteurella multocida
52
Hình 4.4. Ảnh hưởng của nồng ñộ ñường saccharose tới sự phát triển của vi khuẩn
Pasteurella multocida
54
Hình 4.5. Gà chết do Tụ huyết trùng 67
Hình 4.6. Mào, tích thâm 67
Hình 4.7. Xoang bao tim tích nước 67
Hình 4.8. Xuất huyết mỡ vành tim 67
Hình 4.9. Hoại tử ñinh ghim trên bề mặt gan 67
Hình
4.10. Phổi tụ máu 67



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHI Brain Heart Infusion
CFU Colony forming unit (ñơn vị hình thành khuẩn lạc)
HLA Human leucocyte antigen
Kháng nguyên bạch cầu ở người
MHC Major Histocompatibility Complex
Phức hợp tương ñồng tổ chức chính
MLD Minimum Lethal Dose (liều gây chết tối thiểu)
Rpm Rotation per minute (vòng/phút)
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
THT Tụ huyết trùng
TK Thuần khiết
VK Vi khuẩn


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1

Phần I
MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Hiện nay, ngành chăn nuôi nói riêng và ngành chăn nuôi gia cầm nói
chung ñã và ñang ñược ðảng và Nhà nước quan tâm chỉ ñạo chặt chẽ thông qua
Quyết ñịnh số 10/2008/Qð-TTg về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển chăn
nuôi ñến năm 2020” ñược ký ngày 16 tháng 01 năm 2008. Theo quyết ñịnh này,
mục tiêu ñến năm 2020, ngành chăn nuôi gia cầm phải trở thành ngành sản xuất

hiệu quả và bền vững. Mục tiêu phải ñạt là tổng ñàn gà tăng bình quân từ năm
2008 ñến năm 2020 là 5%/năm, ñến năm 2020 ñàn gà ñạt 300 triệu con, trong ñó
gà công nghiệp chiếm 33%, sản lượng thịt gà ñạt 1.760 tấn, chiếm 32% tổng sản
lượng thịt sẻ các loại; sản lượng trứng ñạt 14 tỷ quả, sản lượng thịt sẻ thủy cầm:
293.000 tấn, cho người/năm ñạt 3,0 kg. ðây là những chỉ tiêu vô cùng to lớn,
ñòi hỏi từ nay ñến năm 2020 chúng ta phải thực hiện ñồng bộ, có hiệu quả các
giải pháp quan trọng như: quy hoạch ñất ñai, chuồng trại, tổ chức sản xuất,
phòng chống dịch bệnh, cơ sở chế biến giết mổ, thị trường tiêu thụ…
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta có ba phương thức chính: chăn nuôi nông hộ
nhỏ lẻ, chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp, trong ñó chăn nuôi
nông hộ là phổ biến nhất. Theo số liệu ñiều tra của Tổng cục Thống kê năm
2004 có tới 65% hộ gia ñình nông thôn chăn nuôi gà theo phương thức này với
tổng số gà tại thời ñiểm ước tính khoảng 110 – 115 triệu con (chiếm khoảng 50
– 52% tổng số gà xuất chuồng của cả năm).
Do hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông kết hợp với việc buôn bán, giết
mổ phân tán không tập trung và không ñảm bảo an toàn sinh học nên dịch bệnh
vẫn thường xuyên xảy ra, gây tổn thất lớn về kinh tế. Các bệnh thường gặp là:
Newcastle, Gumboro, Tụ huyết trùng, Dịch tả Trong ñó, tỷ lệ gia cầm mắc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2

bệnh Newcastle từ 40 – 53%, bệnh Gumboro 27 – 32%, bệnh Tụ huyết trùng 14
– 15% (Nguyễn Thị Mai, 2009). Theo số liệu ñiều tra của viện chăn nuôi Quốc
gia, tỷ lệ chết từ khi mới nở cho ñến lúc trưởng thành của gà thả rông là 47%;
chi phí thuốc thú y trị bệnh lên ñến 10 – 12% giá thành.
Công ty trách nhiệm hữu hạn dược và vật tư thú y Hanvet là một trong
những công ty thuốc thú y lớn trong nước với nhiều sản phẩm ñược ưa chuộng
trên thị trường như KTE Hi, KTG, KTV… Với ñội ngũ chuyên gia giàu kinh
nghiệm cũng như trang thiết bị hiện ñại, trung tâm ñã và ñang nghiên cứu nhiều

loại vacxin quan trọng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh ñó, trung tâm vẫn nghiên
cứu sản suất và nâng cao chất lượng nhiều loại vacxin truyền thống, trong ñó có
vacxin vô hoạt Tụ huyết trùng gia cầm. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi
tiến hành thực hiện ñề tài
“Nghiên cứu sản xuất vacxin vô hoạt Tụ huyết trùng
gia cầm bằng công nghệ men sục khí tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược
và vật tư thú y Hanvet”
1.2. Mục ñích của ñề tài
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển của vi khuẩn
Pasteurella multocida trong quá trình sản xuất vacxin.
Xây dựng quy trình sản xuất vacxin vô hoạt Tụ huyết trùng gia cầm bằng
công nghệ lên men sục khí.
1.3. Ý nghĩa của ñề tài
Áp dụng công nghệ lên men sục khí vào sản xuất vacxin.
Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm vacxin giúp cho người chăn
nuôi có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu ñối với bệnh Tụ huyết trùng gia cầm,
ñem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3

Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vi khuẩn Pasteurella multocida và bệnh Tụ huyết trùng gia cầm
2.1.1. Hình thái và tính chất bắt màu
Là loại cầu trực khuẩn, nhỏ, ngắn, hình trứng hay hình bầu dục hoặc hình
cầu, là loại trung gian giữa cầu khuẩn và trực khuẩn, kích thước 0,25-0,4×0,4-
1,5µm, bắt màu Gram âm. Vi khuẩn không có lông, không di ñộng, không hình
thành nha bào, có giáp mô nhưng khó thấy, ở trong cơ thể vi khuẩn nhuộm màu
hai ñầu nên gọi là vi khuẩn lưỡng cực (Nguyễn Như Thanh, 2006).

Manniger (1919) ñã giải thích tính lưỡng cực của vi khuẩn là do tế bào
của vi khuẩn ñang ở giai ñoạn sinh sản. Trước khi phân chia, các tế bào phát
triển trong cơ thể ñộng vật hay trong môi trường nuôi cấy, vi khuẩn tăng lên về
kích thước, nguyên sinh chất tập trung về hai ñầu tế bào nên khi nhuộm thấy vi
khuẩn lưỡng cực, phân thân tế bào mất màu.
2.1.2. ðặc tính nuôi cấy
Pasteurella multocida (P.multocida) là loại vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm
khí không bắt buộc, có thể nuôi ở nhiệt ñộ 13 – 38
o
C, pH từ 7,2 – 7,4. Trên các
môi trường nuôi cấy thông thường vi khuẩn phát triển kém, trong môi trường có
bổ sung thêm huyết thanh, máu vi khuẩn phát triển tốt.
- Trong môi trường nước thịt: Theo Carter (1952), trong môi trường nước
thịt P.multocida mọc tốt làm ñục môi trường và có mùi tanh ñặc trưng. Mùi tanh
này thể hiện rõ nhất ở pha phát triển nhanh, khi nuôi cấy lâu ngày, mùi tanh mất
dần.
- Trong môi trường thạch thường: Vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc dạng S,
khuẩn lạc nhỏ, long lanh như hạt sương, mặt khuẩn lạc vồng lên. Nuôi lâu khuẩn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4

lạc có màu trắng ngà dính vào môi trường. Trong môi trường này P.multocida
phát triển thành những dạng khuẩn lạc sau:
Dạng S (Smooth): khuẩn lạc trơn, bóng láng, long lanh, mặt vồng, có
dung quang sắc cầu vồng, là dạng khuẩn lạc có ñộc lực mạnh, vi khuẩn hình
thành dạng khuẩn lạc này thường tạo thành lớp giáp mô nhiều hơn loại khuẩn
lạc dạng xù xì.
Dạng R (Rough): khuẩn lạc thường dẹt, có rìa nhám xù xì, trơn nhám, có
dung quang màu xanh, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng này có ñộc lực yếu

hơn.
Dạng M (Mucoid): khuẩn lạc dạng nhày ướt, có kích thước to nhất, có rìa
nhẵn, dung quang sắc cầu vồng yếu hơn dạng S.
Hình dạng khuẩn lạc cũng có thể thay ñổi, nếu nuôi cấy lâu ngày thì kích
thước khuẩn lạc lớn hơn, nhớt và dính chặt vào mặt thạch (gọi là khuẩn lạc già),
khi cấy chuyển nhiều lần giáp mô bị mất, kích thước khuẩn lạc sẽ nhỏ lại, không
màu và trong suốt. Những vi khuẩn có giáp mô lớn là những vi khuẩn tạo nên
khuẩn lạc dạng nhày, ít phát quang, có bờ tròn gọn, những vi khuẩn có giáp mô
nhỏ hơn là những vi khuẩn tạo nên khuẩn lạc trơn bóng láng.
- Trong môi trường thạch máu: Vi khuẩn mọc tốt hơn trên môi trường
thạch thường, kích thước khuẩn lạc to hơn khuẩn lạc trên môi trường thạch
thường, vi khuẩn không làm dung huyết. Tuy nhiên Diallo và Frost (2000), qua
thực nghiệm cho thấy các chủng vi khuẩn P.multocida khi nuôi cấy trong các
môi trường nhân tạo không có khả năng phân hủy hồng cầu, nhưng các vi khuẩn
này sau khi ñược xử lý với dung dịch Tween 80 nồng ñộ 0,5% trong 1 giờ thì
khả năng ngày lại xuất hiện. Vi khuẩn có khả năng phân hủy hồng cầu gà, cừu,
thỏ ngựa và cả hồng cầu người. Tuy nhiên hoạt tính ñối với hồng cầu các loài
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5

khác nhau thì khác nhau. Môi trường thạch máu ñược sử dụng ñể giữ giống vi
khuẩn.
Môi trường thạch huyết thanh huyết cầu tố vi khuẩn mọc tốt hơn (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1964). ðây là môi trường ñặc biệt dùng ñể giám ñịnh, phân lập và
xác ñịnh ñộc lực của vi khuẩn Pasteurella. Trên môi trường này vi khuẩn phát
triển thành những khuẩn lạc ñặc biệt: Có hiện tượng phát huỳnh quang khi xem
khuẩn lạc bằng kính hiển vi có hai thị kính với ñộ phóng ñại thấp (20 lần) và góc
chiếu phản quang của ánh sáng ñèn ñiện là 45
o

. Tùy theo ñộc lực của vi khuẩn
mà màu sắc huỳnh quang của khuẩn lạc khác nhau: Nếu vi khuẩn có ñộc lực
cao, thì khuẩn lạc của chúng quan sát thấy: màu xanh lơ, xanh lá mạ chiếm 2/3
diện tích khuẩn lạc về phía ñèn, còn 1/3 diện tích khuẩn lạc màu vàng kim loại,
vàng da cam, khuẩn lạc này gọi là Fg (Greenish Fluorescent). Nếu vi khuẩn có
ñộc lực vừa, khuẩn lạc của chúng quan sát thấy: màu xanh lơ ít hơn diện tích
màu vàng da cam, khuẩn lạc loại này là Fo (Orange Fluorescent). Nếu vi khuẩn
có ñộc lực rất yếu, khuẩn lạc của chúng không có hiện tượng phát huỳnh quang,
không màu gọi là loại Nf (Not Fluorescent). Hiện tượng phát huỳnh quang của
khuẩn lạc xem rõ khi nuôi cấy sau 24 giờ. Nếu ñể lâu sau 72 giờ thì huỳnh
quang sẽ mất ñi. Cách xem màu sắc của khuẩn lạc trên chỉ áp dụng cho
Pasteurella gây bệnh trên lợn và trâu bò, không áp dụng cho Pasteurella gây
bệnh cho gà. ðối với Pasteurella gây bệnh cho gia cầm, loại vi khuẩn có ñộc lực
mạnh thì khuẩn lạc của chúng thuộc loại Fo.
Khuẩn lạc của vi khuẩn P.multocida tập trung ở hai dạng chính là khuẩn
lạc có dung quang sắc cầu vồng và khuẩn lạc có dung quang màu xanh. Với
những khuẩn lạc có dung quang màu xanh thường không có hoặc có ít giáp mô,
không có ñộc lực hoặc ñộc lực thấp thuộc dạng nhám, xù xì (Carter, 1955).
Theo tài liệu của OIE (2004), Namioka và Mutara (1961), môi trường tốt
nhất cho vi khuẩn P.multocida phát triển là môi trường YPC (yeast extract
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6

peptone L – cystine) có thêm sucrose và sodium sulfate (Na
2
SO
4
). Nuôi cấy trên môi
trường TSA (Tryptone Soya Agar) kích thước của khuẩn lạc sẽ lớn nhất. Price (1969)

cho rằng môi trường YPC có bổ sung máu, tính kháng nguyên của vi khuẩn tăng lên
rõ rệt. ðây cũng chính là môi trường giúp tái tạo giáp mô của vi khuẩn. Vi khuẩn
P.multocida còn có khả năng phát triển trên môi trường chế từ ñậu phụ. Tuy nhiên vi
khuẩn P.multocida không phát triển trên môi trường MacConkey (Carter, 1984).
Môi trường gelatin: Cấy theo ñường cấy trích sâu, vi khuẩn mọc thành
những khuẩn lạc mịn, hình hạt, không làm tan chảy gelatin.
2.1.3. ðặc tính sinh hóa
- Chuyển hóa ñường: P.multocida có khả năng lên men nhưng không sinh
hơi ñường: glucose, saccarose, manit, sozbit, xylo. Vi khuẩn không lên men
ñường lactose, maltose, arabino…
Các phản ứng sinh hóa khác:
Indol : dương tính
VP : âm tính
MR : âm tính
H
2
S : bất thường, lúc có, lúc không
Catalase : dương tính
Oxydase : dương tính (OIE, 2008).
2.1.4. Kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella multocida
2.1.4.1. Kháng nguyên vỏ K
Các kháng nguyên vỏ (K) bao xung quanh thân vi khuẩn che chở kháng
nguyên O khỏi bị các Phage tác dụng nhưng cũng ngăn cản sự tiếp xúc giữa
kháng nguyên O và kháng thể O. Do vậy muốn phát hiện kháng nguyên O phải
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7

phá hủy kháng nguyên K hoặc dùng phương pháp nuôi cấy không cho vi khuẩn hình
thành kháng nguyên giáp mô. Kháng nguyên K chỉ có ở vi khuẩn P.multocida tạo

khuẩn lạc dạng S, không có ở vi khuẩn tạo khuẩn lạc dạng nhày (M) và xù xì (R).
Kháng nguyên K nhận ñược bằng cách cho canh khuẩn mới nuôi cấy vào nước cất
và chiết xuất trong thời gian 5 phút ở 37
o
C. Kháng nguyên K có hai thành phần là α
và β, chúng ñược cấu tạo từ protein và polysaccarit, ngoài ra còn có một số ít
lypopolysaccarit. Kháng nguyên K có khả năng gắn với thụ thể của tế bào hồng cầu.
Do vậy người ta dùng kháng nguyên này ñể ñịnh type kháng nguyên giáp mô bằng
phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp (IHA).
2.1.4.2. Kháng nguyên thân O
Kháng nguyên thân O là kháng nguyên thành tế bào của P.multocida, các
kháng nguyên O chỉ ñược bộc lộ khi kháng nguyên K ñược tách ra. Namioka và
Murata cho rằng khi khuẩn lạc của P.multocida chuyển từ dạng S sang R thì vi
khuẩn vẫn giữ ñược kháng nguyên O.
Kháng nguyên O là một phức hợp protein – lipid – polysaccarit. Kháng
nguyên O của vi khuẩn P.multocida chiết xuất ñược nhờ axit trichloacetic, dung
dịch phenol và siêu âm. Về ñặc ñiểm sinh học, các kháng nguyên O của
P.multocida không khác kháng nguyên O của vi khuẩn khác. Kháng nguyên O
ñộc với thỏ song ñộc lực không lớn lắm. Trong các phản ứng huyết thanh, kháng
nguyên O có ñặc tính loài rất cao, tuy vậy nó cũng tạo thành phản ứng chéo với
các huyết thanh kháng các vi khuẩn Gram âm khác như P.haemolytica. Hiện nay
nhiều thực nghiệm ñã công nhận kháng nguyên O ñóng vai trò quan trọng trong
quá trình hình thành miễn dịch, song kháng nguyên K cũng ñóng vai trò không
nhỏ trong quá trình này (Nguyễn Bá Hiên, 2001).
Carter và Chenpaga (1981) cho rằng cần phải kết hợp hai phản ứng là:
phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp và phản ứng kết tủa khuếch tán trên
thạch ñể xác ñịnh serotype của vi khuẩn P.multocida.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


Theo quy ñịnh của FAO ñể xác ñịnh serotype của P.multocida cần kết
hợp cả hai hệ thống ñịnh type kháng nguyên: ñịnh type kháng nguyên giáp mô
và ñịnh type kháng nguyên thân. Hiện nay hai hệ thống ñịnh type của
P.multocida ñược dùng phổ biến là: Namioka (1961) – Carter (1955), Carter
(1955) – Heddleston (1972) trong ñó hệ thống Carter – Heddleston ñược dùng
phổ biến.
2.1.5. Bệnh Tụ huyết trùng gia cầm
2.1.5.1. Khái niệm bệnh
Bệnh Tụ huyết trùng gia cầm (Fowl cholera) là một bệnh truyền nhiễm
cấp tính của gia cầm do cầu trực khuẩn Pasteurella aviseptica gây nên. Tại nước
ta, bệnh có mặt hầu hết các tỉnh thành gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho các
trang trại và hộ chăn nuôi gia ñình (Nguyễn Xuân Bình, 1994; Lê Văn Lập và
cs, 2001; Sa ðình Chiến, 2001). Bệnh có ñặc ñiểm: gà, vịt, ngan, ngỗng bị bệnh
thường chết nhanh như bị ngộ ñộc cấp tính với tỷ lệ chết rất cao. Bệnh tích ñặc
trưng thường gặp là viêm bao tim tích nước, mỡ vành tim xuất huyết, gan sưng,
tụ máu và có nhiều ñiểm hoại tử màu vàng.
2.1.5.2. Loài mắc bệnh
Trong tự nhiên, hầu hết các loài gia cầm ñều cảm thụ. Gà và vịt thường bị
bệnh nặng; ngan, ngỗng, gà tây cũng rất mẫn cảm, bệnh càng nặng với những
những ñàn gia cầm có số lượng lớn. Các loài chim hoang dã như chim sẻ, chim
ri, bồ câu, chim cu cũng mắc bệnh. Bệnh ở gia cầm có thể lây sang các loài gia
súc khác. Lứa tuổi mắc bệnh: bệnh hay gặp ở gia cầm lớn, con non ít mắc bệnh
hơn. Ở gà, bệnh thường hay xảy ra nặng nhất trong giai ñoạn 1 – 3 tháng tuổi.
2.1.5.3. Phương thức truyền lây
Bệnh lây lan trước tiên do gia cầm bị bệnh, ñang nung bệnh hay gia cầm
mang trùng. Các chất thải của gia cầm bệnh, việc mổ thịt gia cầm chết dịch làm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


bệnh lây lan mạnh. Nhiều trường hợp người ta nhận thấy không có sự lây lan
nhưng bệnh vẫn tự phát ra. ðiều này có thể giải thích bằng hiện tượng ký sinh
của vi khuẩn P.multocida trong cơ thể gia cầm khỏe. Vì các ảnh hưởng của
ngoại cảnh hay các biến ñổi bên trong cơ thể làm sức ñề kháng giảm sút. Vi
khuẩn ký sinh tăng ñộc lực và gây bệnh. Khi ấy một lượng lớn vi khuẩn ñược
bài xuất ra ngoài và lây lan cho ñàn gia cầm khỏe mạnh xung quanh. Ngoại cảnh
ảnh hưởng ñến quá trình bệnh bao gồm các yếu tố dinh dưỡng và vệ sinh chăm
sóc. Thức ăn thiếu và kém phẩm chất (thiếu ñạm và vitamin nhất là vitamin A)
có thể làm bệnh phát ra. Bệnh hay xảy ra trong vụ hè thu do gia cầm bị cảm lạnh
hoặc bị cảm nóng bởi thời tiết thay ñổi ñột ngột. Các trận mưa rào, các cơn gió
mùa ñều có thể làm dịch bệnh phát ra. Việc vận chuyển gia cầm, chuồng nuôi
quá chật chội, nhốt chung gia cầm nhiều nơi tập hợp lại ñều thuận tiện cho phát
sinh bệnh. Bệnh còn dễ phát sinh trong ñiều kiện vệ sinh chuồng nuôi quá kém.
Ao tù, nước ñọng ñều là những ñiều kiện thuận lợi ñể vi khuẩn Pasteurella tồn
tại lâu ngoài thiên nhiên. Các nguyên nhân bên trong làm sức ñề kháng giảm sút
còn bao gồm việc hoạt ñộng quá sức của buồng trứng ở gà ñẻ, gà thay lông,
bệnh ký sinh trùng (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
2.1.5.4. Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn có thể có sẵn trong cơ thể hoặc qua niêm mạc ñường tiêu hóa,
hô hấp, xâm nhập vào máu. Nếu vi khuẩn có ñộc lực cao, sẽ gây ra tình trạng bại
huyết làm cho con vật chết nhanh (thể quá cấp tính). Bệnh ở thể cấp tính khi vi
khuẩn có ñộc lực vừa, sau khi vào cơ thể, vi khuẩn sẽ khu trú ở gan gây nên quá
trình viêm hoại tử, xâm nhập vào máu và lan ñến các cơ quan phủ tạng khác như
tim, phổi gây ra những tổn thương thực thể và rối loạn chức năng. Trong trường
hợp vi khuẩn có ñộc lực yếu, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ không gây ñược chứng
bại huyết. Vi khuẩn chỉ khu trú ở một số tổ chức gây viêm và hoại tử, bệnh tiến
triển ở thể mạn tính.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10

2.1.5.5. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh ngắn, khoảng 1 – 2 ngày, ở gà lớn có thể từ 4 – 9 ngày
hoặc vài tuần. Bệnh thường có 3 thể chính: quá cấp tính, cấp tính và mạn tính.
Thể quá cấp tính
Bệnh tiến triển rất nhanh, chỉ có thể quan sát thấy gia cầm ñứng ủ rũ một
chỗ, mào ñỏ sẫm, rồi ñột ngột có các triệu chứng thần kinh như: ñi lảo ñảo, quay
cuồng, kêu to, giãy giụa mạnh rồi lăn ra chết. Có trường hợp gà mái ñang nằm
trên ổ ñẻ kêu “quang quác” lao ra khỏi ổ rồi giãy chết. Vịt, ngan ñang kiếm ăn
bỗng nhiên kêu to, ñạp cánh, giãy giụa và chết nổi ngay trên mặt nước. Tỷ lệ
chết của gia cầm bệnh 100%.
Thể cấp tính
Thể này hay gặp, triệu chứng cũng chỉ biểu hiện một vài giờ trước khi
chết. Hiện tượng gia cầm chết ñột ngột trong ñàn là dấu hiệu ñầu tiên của bệnh
Tụ huyết trùng. Lúc ñầu gia cầm bệnh tăng nhiệt (45 – 46
o
C), mào sưng tím tái,
mắt nhắm, diều căng to, ñứng ủ rũ hoặc nằm một chỗ, chảy nước mắt và dịch
mũi, ñặc biệt gà bệnh thở rất khó khăn, khi thở phải há miệng và ngẩng cổ, ñôi
khi kêu “tắc o”. Ngoài ra mào của vật bệnh có từng ñám tụ huyết ñỏ sẫm, sau
tím tái. Một số gia cầm bệnh khát nước, uống nước liên tục, sau ñó ỉa chảy phân
xanh vàng, thấy nhiều ở vịt, ngan và ngỗng. Gà mái, vịt cái ñang ñẻ bị bệnh sẽ
ngưng ñẻ. Bệnh tiến triển nhanh, chỉ sau 1 – 3 ngày, gia cầm bệnh sẽ chết trong
tình trạng nhiễm trùng huyết, ngạt thở với tỷ lệ 80 – 100%.
Thể mạn tính
Một số gia cầm qua khỏi thể cấp tính, bệnh sẽ diễn ra ở thể mạn tính kéo
dài. Cũng có thể gia cầm bị bệnh nhiễm trùng vi khuẩn có ñộc lực thấp nên bệnh
diễn ra ở thể mạn tính. Các triệu chứng giống như ở gia cầm bị bệnh ở thể cấp
tính nhưng nhẹ hơn. Con vật có biểu hiện viêm phế quản, phổi mạn tính, thở khò

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11

khè và sưng khớp chân, ñi lại khó khăn, sau bị liệt chân. Mắt bị sưng thũng do
viêm kết mạc và giác mạc. Một số gia cầm bệnh còn thấy bị ngoẹo cổ. Bệnh
diễn biến khoảng 10 – 15 ngày, gia cầm bệnh nếu không ñược ñiều trị cũng bị
chết 100% do kiệt sức (Phạm Sỹ Lăng, 2009).
2.1.5.6. Bệnh tích
Bệnh tích ñại thể
Bệnh tích của bệnh là không giống nhau và thay ñổi tùy theo thể bệnh và
mức ñộ nặng nhẹ của bệnh.
Trong trường hợp cấp tính, bệnh biến ñổi chủ yếu liên quan ñến mạch
máu: sung huyết ở các cơ quan phủ tạng, có thể rất dễ quan sát ở các mạch máu
nhỏ của niêm mạc tá tràng. Khi quan sát dưới kính hiển vi, có thể thấy một số
lượng lớn vi khuẩn ở trong các mạch máu bị sung huyết. Xuất huyết ñiểm hoặc
hình thành vết cũng thường ñược quan sát thấy ở khắp các cơ quan phủ tạng: cơ
tim, màng thanh dịch, phổi, mỡ bụng và niêm mạc ruột, tích tụ nước ở trong
xoang bao tim và xoang bụng. Có hiện tượng huyết khối cùng với fibrin lan tràn
trong các mạch máu. Gan xưng, có rất nhiều ñiểm hoại tử nhỏ bằng ñầu ñinh
ghim hoặc ñầu mũi kim màu trắng xám hoặc màu vàng nhạt. Riêng ở gà tây,
phổi bị viêm, bệnh tích nặng hơn ở gà. Trong ñường tiêu hóa, có nhiều dịch
nhày, ñặc biệt là trong hầu, họng, diều và ruột. Buồng trứng của các gà mái ñẻ
cũng bị ảnh hưởng: các nang chín thường mềm nhũn, các mạch máu khó quan
sát thấy. Chất lòng ñỏ có thể bị thoát vào trong xoang bụng. Các nang chưa chín
và các chất ñệm của buồng trứng thường bị sung huyết.
Trong trường hợp mạn tính, bệnh tích chủ yếu là ở ñường hô hấp, xoang
mũi và các xương xốp. ðặc biệt ở gà tây, bệnh tích viêm phổi rất ñiển hình,
nhiễm trùng ở màng kết và các mô liên kết, phù mặt, ngoài ra còn có thể thấy ở
khớp khuỷu chân sau, bàn chân, xoang bụng và ống dẫn trứng. Nhiễm trùng cục

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12

bộ còn có thể xảy ra ở tai giữa, xương sọ và dẫn tới nghẹo cổ. Ở gà tây, hiện
tượng nghẹo cổ và sau ñó là chết có liên quan tới các nhiễm trùng ở xương sọ,
tai giữa và màng não.
Bệnh tích vi thể
Gan có sự thâm nhiễm bạch cầu trung tính. Phổi và các phủ tạng dạng nhu
mô khác cũng có sự thâm nhiễm với bạch cầu trung tính (Nguyễn Bá Hiên và
cộng sự, 2012).
2.1.5.7. Chẩn ñoán
Chẩn ñoán lâm sàng và giải phẫu bệnh
Về mặt lâm sàng chẩn ñoán bệnh Tụ huyết trùng gia cầm không khó khăn.
Trong thể cấp tính những bệnh tích ñặc trưng như viêm ngoại tâm mạc tích
nước, mỡ vành tim xuất huyết, viêm phổi, hoại tử gan và lách không sưng cho
phép phân biệt giữa bệnh Tụ huyết trùng với Newcastle và thương hàn gà.
Chẩn ñoán vi khuẩn học
Bệnh phẩm là máu, tim, gan, phổi, tủy xương.
- Làm tiêu bản nhuộm Gram
Nếu gia cầm bị bệnh sẽ tìm thấy vi khuẩn nhỏ, ngắn, hình trứng bắt màu
Gram âm và lưỡng cực.
Trong trường hợp bệnh mạn tính sẽ khó phát hiện vi khuẩn, cần nuôi cấy
vào các môi trường thích hợp hoặc tiêm ñộng vật thí nghiệm.
Nuôi cấy
Tốt nhất là cấy vào thạch máu, quan sát tính chất mọc, có khả năng dung
huyết hay không và lại làm tiêu bản nhuộm ñể kiểm tra hình thái.
- Tiêm ñộng vật thí nghiệm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13

Có thể gây bệnh ngay trên bản ñộng vật hoặc tiêm bệnh phẩm cho thỏ.
Sau tiêm 24 – 48 giờ thỏ sẽ chết với bệnh tích: nơi tiêm tụ máu, lồng ngực ñầy
nước, ruột và phổi xuất huyết, khí quản xuất huyết và có bọt màu hồng (Nguyễn
Bá Hiên, 2001).
2.1.5.8. Phòng và ñiều trị bệnh Tụ huyết trùng gia cầm
Phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh với mục ñích là không cho bệnh phát ra ở những ñàn
không có bệnh và ngăn cản không cho bệnh lan truyền từ nơi có dịch sang khu
vực an toàn. ðể ngăn cản sự lây lan, gia cầm mới mua về cần nhốt riêng 30 ngày
ñể theo dõi. Khi chưa có dịch cần vệ sinh chuồng trại, thức ăn nước uống ñồng
thời nâng cao chất lượng thức ăn (ñạm và vitamin) có tác dụng nâng cao sức ñề
kháng ñể phòng bệnh. Trong bệnh Tụ huyết trùng, sức ñề kháng của cơ thể có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình sinh dịch vì một tỷ lệ khá lớn gia cầm có vi
khuẩn P.multocida ký sinh trong niêm mạc ñường hô hấp. Khi sức ñề kháng suy
giảm, căn bệnh sẽ tự cường ñộc làm bệnh phát ra. Ở những trại gà có quy mô
lớn, khi có dịch nên giết thịt toàn bộ gà ñã nhiễm bệnh. Cách ly triệt ñể những
khu vực còn ñang an toàn. Nếu ñàn gà có quy mô nhỏ có thể hạn chế tác hại
bằng kháng sinh. Việc tiêm thẳng vacxin vào ổ dịch thường cho kết quả xấu vì
cho ñến nay vẫn chưa có một vacxin nào có hiệu quả tốt. Cần tiêu ñộc kỹ
chuồng trại, sau vài tuần có thể nuôi lại ñàn mới. Việc tạo ñàn mới có thể bằng
hai cách: tạo từ ñàn gà lớn trong nhiều năm không mắc bệnh Tụ huyết trùng,
hoặc từ các ñàn gà con mới nở do bệnh Tụ huyết trùng gia cầm không truyền
qua trứng. Việc phòng bệnh Tụ huyết trùng trong chừng mực bằng kháng sinh
và sulfamid trong chừng mực có tác dụng hạn chế tác hại của bệnh trong các ñàn
gà thịt. Tuy nhiên việc trộn kháng sinh vào thức ăn phổ biến cũng có thể có
những hậu quả nguy hiểm vì dễ gây ra hiện tượng quen thuốc ở những quần thể
vi sinh vật. Vì vậy việc phòng bệnh bằng kháng sinh chỉ áp dụng cho gia cầm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


14

nuôi thịt và cần chỉ ñịnh trước khi giết thịt 3 – 5 ngày (Nguyễn Vĩnh Phước,
1978).
Phòng bệnh bằng vacxin: Hiện nay có một số loại vacxin Tụ huyết trùng
vô hoạt ñể phòng bệnh cho gia cầm như vacxin Tụ huyết trùng gia cầm vô hoạt
có keo phèn, vacxin Tụ huyết trùng gia cầm vô hoạt nhũ hóa, vacxin Tụ huyết trùng
gà vô hoạt. Sử dụng theo hướng dẫn của nơi sản xuất. Tuy nhiên vacxin Tụ huyết
trùng thường có hiệu lực không cao và thời gian miễn dịch ngắn, vì thế với những
ñàn gà lớn việc sử dụng vacxin là không có ý nghĩa. Vacxin chỉ nên sử dụng phòng
bệnh cho gia cầm quý hoặc trong ñiều kiện chăn nuôi ở quy mô nhỏ. Theo Tác giả
Phan Thanh Phượng (2000), việc dùng kháng sinh ñồng thời tiêm vacxin Tụ huyết
trùng vô hoạt không làm ảnh hưởng ñến quá trình sinh miễn dịch ở gà khỏe mạnh
cũng như gà ở trong ổ dịch Tụ huyết trùng, từ ñó có thể khuyến cáo trong ổ dịch ñối
với những gia cầm có nguy cơ ñe dọa nghiêm trọng bệnh Tụ huyết trùng sử dụng
biện pháp tạo miễn dịch chủ ñộng và ñiều trị nguyên nhân gây bệnh bằng kháng
sinh cùng một lúc. Việc làm ñó giảm ñược thiệt hại kinh tế, ñảm bảo an toàn cho
ñàn gà và nhanh chóng chấm dứt dịch bệnh.
ðiều trị
Chỉ nên áp dụng ñiều trị cho một số gia cầm quý hoặc gia cầm chăn nuôi
quy mô nhỏ, khi có một số gia cầm thể hiện bệnh hoặc chết. Khi ñã kết luận
bệnh, phải tiến hành áp dụng biện pháp ñiều trị dự phòng tức là phải ñiều trị với
tất cả gia cầm ñang có trong ñàn. Những thuốc kháng sinh có tác dụng tốt ñối
với Tụ huyết trùng gia cầm như Ampicillin, Gentamycin, Streptomycin,
Kanamycin, Chloramphenicol, Chlotetracylin…khi ñiều trị nên phối hợp kháng sinh
nhóm Aminosid (Streptomycin, Gentamycin, Kanamycin) với nhóm Penicilin,
Ampicillin hoặc nhóm sulfamid (Tetramindan, Sulfamethoxinpyridazine) với nhóm
Tetracylin hoặc Tetracylin với Chloramphenicol thì khả năng ñiều trị khỏi nhanh
(Nguyễn Xuân Bình, 2002).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15

2.2. Một số khái niệm cơ bản về vacxin
2.2.1. Khái niệm vacxin
Theo quan ñiểm trước ñây, vacxin là một chế phẩm sinh học có chứa
chính mầm bệnh hoặc kháng nguyên của mầm bệnh gây ra một bệnh truyền
nhiễm cần phòng. Khi sử dụng cho ñộng vật, vacxin tạo ra một ñáp ứng miễn
dịch chủ ñộng giúp ñộng vật chống lại ñược sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương
ứng. Ví dụ: vacxin Tụ huyết trùng ñược làm từ vi khuẩn Tụ huyết trùng ñã ñược
vô hoạt.
Ngày nay, khái niệm về vacxin có sự thay ñổi, vacxin không chỉ là chế
phẩm sinh học ñược tạo ra từ vi sinh vật hay ký sinh trùng ñược dùng ñể phòng
bệnh mà còn ñược làm từ các vật liệu sinh học khác và ñược dùng với mục ñích
không phòng bệnh. Ví dụ vacxin chống khối u làm từ tế bào sinh khối u. Như
vậy, hiện nay vacxin ñược hiểu với khái niệm rộng hơn: vacxin là chế phẩm sinh
học chứa kháng nguyên có thể tạo cho cơ thể một ñáp ứng miễn dịch và ñược
dùng với mục ñích phòng bệnh hoặc với mục ñích khác.
2.2.2. ðặc tính cơ bản của vacxin
Một vacxin phải ñảm bảo 4 ñặc tính cơ bản:
2.2.2.1 .Tính sinh miễn dịch hay tính mẫn cảm
ðó là khả năng tạo ra ñáp ứng miễn dịch dịch thể hay tế bào hoặc cả hai.
Tính sinh miễn dịch phụ thuộc vào kháng nguyên của cơ thể nhận kích thích có
nghĩa là phụ thuộc vào tính lạ của kháng nguyên, ñường ñưa kháng nguyên và
cơ ñịa của cá thể ñộng vật.
2.2.2.2. Tính kháng nguyên hay tính sinh kháng thể
Một vacxin khi ñưa vào cơ thể phải có khả năng kích thích cơ thể sản sinh
ra kháng thể. Các yếu tố gây bệnh có thể có nhiều Epitop khác nhau. Trong ñó

×