Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Kinh tế nông nghiệp huyện tuy an, tỉnh phú yên thời kỳ đổi mới (1986 2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VÕ CHÍ TÌNH

KINH TẾ NƠNG NGHIỆP HUYỆN TUY AN,
TỈNH PHÚ N THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2019)

C u nn n

ỊCH SỬ VIỆT NAM

s

N ƣờ

ƣớn d n PGS TS NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG


LỜI CA

ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi,
với sự hƣớng dẫn của giảng viên PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hƣơng. Các số
liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu,
phỏng vấn, khảo sát thực địa, phân tích một cách trung thực, khách quan và
phù hợp với thực tiễn của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nguồn tài liệu tham
khảo đƣợc trích dẫn cụ thể trong luận văn.


Tác giả
Võ Chí Tình


LỜI CẢ

ƠN

Để có thể hồn thành đề tài luận văn một cách hồn chỉnh, Tơi xin bày
tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, là giảng viên trực tiếp hƣớng dẫn
đề tài. Cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tâm, sự nhiệt thành trong giảng dạy, cụ thể
và chi tiết trong hƣớng dẫn thực hiện luận văn của Cơ. Khơng có sự tận tâm
chỉ dẫn của Cơ, em khơng thể hồn thành luận văn này.
PGS. TS Nguyễn Văn Thƣởng, là tác giả của Bản thảo Dƣ địa chí Tuy
An, thầy giúp đỡ trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo về huyện Tuy An.
Lãnh đạo huyện Tuy An và các cán bộ phòng Nơng nghiệp và Phát
triển Nơng thơn huyện Tuy An, phịng Thống kê, và các phòng ban khác đã
tạo điều kiện cho tơi trong q trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu tham khảo.
Bên cạnh đó, khơng thể thiếu là sự giúp đỡ của gia đình và ngƣời thân
đã ln ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể tập trung nghiên cứu và
hoàn thành đề tài này.
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn cịn nhiều khiếm
khuyết. Tơi mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và mọi ngƣời để
luận văn hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đề tài ............................. 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 6
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 6
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 7
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 8
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 9
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TUY AN,
TỈNH PHÚ YÊN TRƢỚC NĂM 1986 ........................................................... 11
1.1. Những điều kiện cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tuy An,
Tỉnh Phú Yên. ............................................................................................. 11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 11
1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ................................................................ 14
1.1.3. Truyền thống văn hóa - lịch sử ..................................................... 19
1.2. Khái qt tình hình kinh tế nơng nghiệp huyện Tuy An trƣớc năm 1986 . 20
1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng và tỉnh Phú Yên về phát triển kinh tế nông
nghiệp ...................................................................................................... 20
1.2.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp huyện Tuy An trƣớc năm 1986 22
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 29
Chƣơng 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN
TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2019) .................. 31


2.1. Chủ trƣơng đổi mới của Trung ƣơng Đảng, tỉnh Phú Yên và huyện Tuy
An về CNH-HĐH nông nghiệp (1986-2019).............................................. 31
2.2. Sự phát triển của nông nghiệp huyện Tuy An từ năm 1986 đến 2019 40
2.2.1. Về trồng trọt .................................................................................. 40

2.2.2. Về chăn nuôi ................................................................................. 46
2.2.3. Về lâm nghiệp ............................................................................... 50
2.2.4. Về nuôi trồng và khai thác thủy sản ............................................. 53
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 61
Chƣơng 3 NHẬN XÉT VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TUY AN,
TỈNH PHÚ YÊN THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2019)...................................... 65
3.1. Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thời kỳ
đổi mới (1986 – 2019)................................................................................. 65
3.1.1. Nông nghiệp Tuy An phát triển tồn diện cả về trồng trọt, chăn
ni, lâm nghiệp và thủy sản. ................................................................. 65
3.1.2. Nông nghiệp Tuy An phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đáp
ứng nhu cầu thị trƣờng ............................................................................ 66
3.1.3. Nông nghiệp Tuy An từng bƣớc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa 69
3.1.4. Nơng nghiệp Tuy An phát triển trên cơ sở nhiều hình thức tổ chức
sản xuất.................................................................................................... 76
3.2. Hạn chế của nông nghiệp huyện Tuy An giai đoạn 1986 - 2019 ........ 79
3.3. Tác động của kinh tế nông nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội
huyện Tuy An thời kỳ đổi mới (1986 – 2019) ............................................ 82
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 89
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa

CNH-HĐH


Đơn vị tính

ĐVT

Hợp tác xã

HTX

Nhà xuất bản

Nxb

Ủy ban nhân dân

UBND


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Biến động dân số Huyện Tuy An giai đoạn 1990-2019 ................. 15
Bảng 1.2. Năng suất, giá trị ngày công một số Hợp tác xã của huyện Tuy
An năm 1980 ................................................................................. 24
Bảng 2.1. Diện tích gieo trồng các loại cây trên đất nông nghiệp huyện
Tuy An giai đoạn 1990-2019 ........................................................ 43
Bảng 2.2. Sản lƣợng một số loại cây trên đất nông nghiệp huyện Tuy An
giai đoạn 1990-2019 ..................................................................... 44
Bảng 2.3. Số lƣợng con vật nuôi cơ bản trên địa bàn huyện Tuy An
giai đoạn 1986-2019 ..................................................................... 47
Bảng 2.4. Diễn biến các loại rừng huyện Tuy An giai đoạn 1990-2019 ........ 52
Bảng 2.5 Diện tích thả nụơi thủy sản qua các năm giai đoạn 1990-2019....... 55
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp ni trồng thủy sản trên đầm Ơ Loan 2015-2016.. 56

Bảng 2.7. Sản lƣợng thủy sản 2014-2018 ....................................................... 57
Bảng 2.8. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tuy An giai đoạn 1990-2019 .. 58


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất có vai trị quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì nơng
nghiệp lại có vai trị vô cùng quan trọng. Ngành nông nghiệp không chỉ cung
cấp lƣơng thực, thực phẩm cho con ngƣời mà còn đảm bảo điều kiện cho sự
phát triển ổn định kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó, nơng nghiệp cịn cung cấp các
yếu tố đầu vào cho công nghiệp (nguồn nguyên liệu lớn, vốn, nguồn nhân lực)
và là thị trƣờng tiêu thụ lớn của cơng nghiệp; đóng góp vào xuất khẩu và thu
ngoại tệ cho đất nƣớc.
Nông nghiệp là một vấn đề luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm. Bởi
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế nơng nghiệp lâu đời và có hơn 80%
dân số sống ở nơng thơn. Vì vậy, phát triển kinh tế nơng nghiệp đƣợc khẳng
định tính đúng đắn đảm bảo về an ninh lƣơng thực trong phát triển kinh tế xã
hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Từ năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định đƣờng lối đổi mới
toàn diện ở nƣớc ta. Về kinh tế, Đảng khẳng định chủ trƣơng phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khẳng định vai trị của sản xuất nơng
nghiệp, đƣa nơng nghiệp lên vị trí hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân, chủ
trƣơng thực hiện mục tiêu của ―3 chƣơng trình kinh tế lớn‖ lƣơng thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Thực hiện cơng nghiệp hố-hiện đại hố (CNH-HĐH) nơng nghiệp, luôn
là nhiệm vụ đƣợc Đảng, nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm và đã dành nhiều cơng
sức, trí tuệ để lãnh đạo và chỉ đạo. Từ năm 1986 đến nay, thực hiện đƣờng lối

đổi mới của Đảng về phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành sản xuất nông
nghiệp đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng: sản xuất nông nghiệp phát
triển toàn diện, tăng trƣởng liên tục với tốc độ cao; đặc biệt đã tạo ra một số


2
mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhƣ gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều... đời
sống đại bộ phận nơng dân đƣợc cải thiện. Những thành tựu đó góp phần quan
trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục khẳng định vị trí
quan trọng của kinh tế nơng nghiệp ở nƣớc ta.
Tuy có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đã đạt đƣợc
nhiều thành tựu kinh tế nhất định, song kinh tế nơng nghiệp vẫn là ngành cịn
tƣơng đối lạc hậu trong nền kinh tế Việt Nam. Qua quá trình phát triển của
ngành nơng nghiệp Việt Nam, một số vấn đề nảy sinh, bất cập cần tiếp tục
nghiên cứu, đƣa ra những giải pháp hữu hiệu nhƣ: chính sách sở hữu, sử dụng
đất đai canh tác trong nông nghiệp, chính sách khuyến nơng, vay vốn, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi các hình thức tổ chức sản xuất trong nông
nghiệp… nhằm tiếp tục đƣa sản xuất nông nghiệp phát triển.Cơ sở hạ tầng
phục vụ cho kinh tế nông nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong
điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động cùng với đó là q trình biến
đổi khí hậu tồn cầu diễn ra mạnh mẽ đã tạo nên những thách thức mới cho sự
phát triển ngành kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Cải thiện sức cạnh tranh,
nâng cao chất lƣợng và sản lƣợng nông sản, phát triển nông nghiệp bền vững
là hƣớng đi tất yếu cho ngƣời nông dân cần hƣớng tới. Đây khơng chỉ là sự
phản ánh chung về tình hình kinh tế nơng nghiệp của Việt Nam mà là sự phản
ánh cụ thể tình hình kinh tế nơng nghiệp của các vùng, các tỉnh thành cũng
nhƣ là các huyện nói riêng trong cả nƣớc. Cho nên những vấn đề đặt ra cho
kinh tế nông nghiệp của đất nƣớc cũng chính là những vấn đề đặt ra cho kinh
tế nơng nghiệp huyện ở Phú Yên.
Huyện Tuy An nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Yên. Tây giáp huyện Sơn Hòa

và huyện Đồng Xuân. Bắc giáp thị xã Sông Cầu. Nam giáp thành phố Tuy
Hịa và Phú Hịa. Đơng giáp biển Đơng. Tổng diện tích tự nhiên: 40.759 ha;
dân số 123.167 ngƣời (01/4/2019). Đơn vị hành chính cấp xã: 16 đơn vị, gồm


3
01 thị trấn và 15 xã. Tại huyện , phần lớn diện tích đất là đất sản xuất kinh tế
nơng nghiệp dùng cho trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng và đánh
bắt thủy sản. Từ năm 1986, thực hiện chủ trƣơng đổi mới của Đảng về sản
xuất nông nghiệp, Đảng bộ và chính quyền huyện Tuy An đã vận dụng vào
thực tiễn địa phƣơng, thúc đẩy nền kinh tế nơng nghiệp của huyện phát triển
tồn diện.
Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp ở huyện Tuy An đã và đang phát triển
nhƣ thế nào? Sự phát triển của ngành kinh tế nơng nghiệp ở huyện có tác
động nhƣ thế nào đến đời sống của nơng dân nói riêng và nhân dân tồn
huyện nói chung? Các cấp chính quyền địa phƣơng đã và đang thực hiện
nhiều chủ trƣơng, chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp nhƣ thế nào
trên địa bàn huyện? Những vấn đề nêu trên đã và đang đặt ra u cầu cần phải
tìm hiểu để từ đó có những định hƣớng phát triển nơng nghiệp hợp lí trong
giai đoạn tiếp theo của huyện.
Nhằm làm rõ những thành tựu và hạn chế của kinh tế nông nghiệp huyện
Tuy An từ năm 1986 đến năm 2019. Từ đó, có thể đƣa ra những bài học kinh
nghiệm để phát triển kinh tế nông nghiệp huyện trong thời gian tới, phù hợp
với tình hình thực tiễn của huyện Tuy An cũng nhƣ chính sách, chiến lƣợc,
chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài:
―Kinh tế nông nghiệp huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thời kỳ đổi mới (19862019)‖ để viết luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu l n quan đề tài
Nghiên cứu về các vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam đã có rất
nhiều cơng trình, đề cập đến các góc độ khác nhau. Những văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc VI, VII, VIII, IX, X, XI và những Nghị quyết của các Hội

nghị BCH TW, Hội nghị Bộ Chính trị... đã đề ra đƣờng lối, chủ trƣơng, chính
sách phát triển kinh tế nông nghiệp ở nƣớc ta và tổng kết về thành tựu, hạn


4
chế, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đổi mới.
Các cơng trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc về nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam nhƣ ―Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và
nông dân Việt Nam (1945-1995), “Nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam thời kì
đổi mới (1986-2002) Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995 đã viết về những thành tựu
và hạn chế của nông nghiệp nƣớc ta qua các giai đoạn, trong đó có giai đoạn
15 năm đổi mới. Tác phẩm ―Gắn bó cùng nơng nghiệp nông thôn nông dân
trong đổi mới‖của tác giả Nguyễn Văn Tiêm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội –
2005; tác phẩm ―Nông dân nông thôn nông nghiệp những vấn đề đặt ra‖ của
nhiều tác giả, Nxb Tri thức năm 2008, đã phát họa bức tranh nông nghiệp và
nông thôn Việt Nam, nêu lên những bƣớc ―thăng trầm‖ của ngành kinh tế
nông nghiệp nƣớc ta trƣớc đổi mới và những thành tựu đạt đƣợc sau nhiều
năm đổi mới. Đồng thời, nêu lên những mặt tồn tại, thách thức cũng nhƣ triển
vọng trong phát triển kinh tế nơng nghiệp ở Việt Nam.
Tác phẩm ―Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị‖ của PGS - TS Lê Đình Thắng, Nxb Nơng nghiệp,
Hà Nội, năm 2008. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích, xác định vị trí,
tầm quan trọng của sản xuất nơng nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ở
nƣớc ta trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từ sau Nghị quyết 10,
từ đó có những kiến nghị, phƣơng hƣớng, giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát
triển nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta trong thời gian tới.
Tác phẩm ―Con đường CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn‖ của Ban
Tƣ tƣởng văn hóa Trung ƣơng, Nxb Nơng nghiệp & Nơng thơn, Hà Nội, năm
2002, đã đề cập đến việc đấy mạnh thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thơn.

Tác phẩm ―Đổi mới chính sách nơng nghiệp Việt Nam – Bối cảnh, nhu
cầu và triển vọng‖, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2014 của nhóm tác giả


5
Đặng Kim Sơn, Đỗ Liên Hƣơng, Phạm Thị Kim Dung, Trần Công Thắng, Võ
Thị Thanh Tâm đã đề cập đến những cải cách chính sách và cơng tác thi hành
chính sách nông nghiệp trong thời gian qua; đồng thời phân tích những thách
thức và cơ hội cho phát triển nơng nghiệp Việt Nam.
Có những tác phẩm viết về tỉnh Phú Yên, trong đó, đề cập đến đặc
điểm, tiềm năng của kinh tế nơng nghiệp tỉnh Phú n nói chung và huyện
Tuy An nói riêng. Đó là:
Tác phẩm ―Địa chí Phú Yên”, của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, Nxb
Chính trị Quốc gia, năm 2003 đã giới thiệu những nét khái quát về các mặt
địa lí, hành chính, lịch sử, truyền thống văn hóa, sản xuất của tỉnh Phú Yên.
Bản thảo ―Dư địa chí huyện Tuy An” của PGS.TS Nguyễn Văn Thƣởng,
năm 2019 đã khái quát về vị trí địa lí, hành chính, lịch sử, văn hóa và sản xuất
của huyện Tuy An.
Ngồi ra, cịn có hệ thống các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên
lần thứ XII, XIII, XIV, XV, XVI và cụ thể hơn là văn kiện Đại hội Đảng bộ
huyện từ năm 2005 đến năm 2019 đã nêu lên những thành tựu đạt đƣợc về
kinh tế, xã hội của huyện, đánh giá tổng quát của nhiệm kỳ trƣớc và đề ra
phƣơng hƣớng nhiệm vụ của nhiệm kỳ tới.
Hệ thống niên giám thống kê tỉnh Phú Yên từ năm 1986-2019 do Cục
thống kê tỉnh Phú Yên, phát hành, đã thống kê những chỉ tiêu chủ yếu về phát
triển kinh tế - xã hội; về dân số, lao động, việc làm; quy hoạch sử dụng đất;
vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn của tỉnh Phú Yên nói chung và huyện nói
riêng từ năm 1986 đến năm 2019.
Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện sản xuất ngành nông nghiệp và giải
pháp phát triển nông nghiệp của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú

Yên từ năm 1986 đến 2019.
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ giải pháp phát


6
triển kinh tế hàng năm của Huyện ủy, UBND huyện Tuy An từ 1986 –2019.
Trong các cơng trình nghiên cứu trên, chƣa có cơng trình nào đi sâu
nghiên cứu sự phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tuy An giai đoạn (1986 2019) cụ thể, tồn diện. Các cơng trình nghiên cứu nêu trên có đề cập đến
kinh tế nơng nghiệp huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhƣng mới dừng lại ở góc
độ tiếp cận khác nhau, chƣa đi sâu nghiên cứu có hệ thống về kinh tế nơng
nghiệp của huyện Tuy An. Tuy nhiên, tất cả những nguồn tƣ liệu nêu trên là
cơ sở để chúng tôi lựa chọn, kế thừa và phát triển thêm nhằm hoàn thành nội
dung đề tài nghiên cứu của mình.
3 Đ

tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là kinh tế nông nghiệp huyện Tuy An,
tỉnh Phú Yên từ năm 1986 đến năm 2019.
3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Về quy mô, đề tài nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp huyện Tuy An
trên các mặt: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy
sản.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tỉnh hình phát triển kinh tế
nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
- Về thời gian: Đề tài chủ yếu tìm hiểu sự phát triển kinh tế nông nghiệp
huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2019. Đây là
thời kỳ thực hiện chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng trong đó có đổi mới sản xuất
nơng nghiệp, đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp theo

hƣớng hình thành nền nơng nghiệp hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên từ năm


7
1986 đến năm 2019 nhằm phác họa lại bức tranh tồn cảnh về sự phát triển
của kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn huyện trong giai đoạn này.
- Đề tài tập trung làm rõ những thành tựu và hạn chế trong q trình phát
triển kinh tế nơng nghiệp huyện Tuy An từ năm 1986 đến năm 2019 trên các
mặt: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
- Trên cơ sở đó, tác giả phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá để thấy
đƣợc sự phát triển của kinh tế nông nghiệp huyện Tuy An từ năm 1986 đến
năm 2019.
- Từ kết quả nghiên cứu, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm và
bƣớc đầu đƣa ra một số giải pháp cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp
huyện Tuy An trong những năm tiếp theo.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những nội dung sau đây:
- Làm rõ những điều kiện cho sự phát triển của nông nghiệp huyện Tuy
An.
- Thể chế hóa những chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với
kinh tế nông nghiệp và sự vận dụng của địa phƣơng vào cơng tác thực hiện
chủ trƣơng, chính sách nói trên.
- Phác họa lại những hoạt động chủ yếu của ngành kinh tế nông nghiệp
huyện Tuy An từ 1986 đến 2019.
- Làm rõ những thành tựu, hạn chế, bất cập trong q trình thực hiện
kinh tế nơng nghiệp và đƣa ra một số kiến nghị trong việc phát triển kinh tế
nông nghiệp huyện Tuy An trong những giai đoạn tiếp theo.

5. Nguồn tài liệu v p ƣơn p áp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành nội dung luận văn, chúng tôi tiếp cận và sử dụng các
nguồn tƣ liệu nhƣ:


8
- Các cơng trình chun khảo nghiên cứu về nơng nghiệp đã đƣợc công
bố.
- Các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc chủ trƣơng đổi mới trong kinh tế
nói chung và nơng nghiệp nói riêng (1986-2019).
- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Phú Yên và Đảng bộ huyện Tuy An về
phát triển kinh tế.
- Báo cáo hàng năm của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú
Yên có số liệu của huyện Tuy An.
- Báo cáo hàng năm của UBND huyện, phịng Nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn huyện Tuy An.
Ngồi ra, tác giả cịn thu thập nguồn tƣ liệu thông qua hoạt động khảo
sát, điền dã, tiếp xúc nhân chứng để có những nhận xét, đối chiếu, đánh giá
chân thực về kinh tế nông nghiệp của huyện từ 1986 đến 2019.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc tiến hành trên cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử và kinh tế.
Ngoài ra, luận văn sử dụng phƣơng pháp chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử;
phƣơng pháp lơgic; phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh,
khảo sát điền dã thực tiễn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đã đặt ra.
6 Đón

óp của luận văn


- Làm rõ những thành tựu, sự phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tuy
An trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản trong giai đoạn 1986 đến 2019. Bên cạnh đó cũng nêu lên những mặt
tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tuy An.
- Luận văn bƣớc đầu rút ra một số đặc điểm của kinh tế nông nghiệp
huyện Tuy An trong giai đoạn 1986-2019.
- Phân tích những tác động của kinh tế nông nghiệp Tuy An đến sự phát


9
triển kinh tế-xã hội của huyện trong giai đoạn này.
- Kết quả của luận văn sẽ góp phần nhƣ nguồn tƣ liệu cho việc nghiên
cứu kinh tế nông nghiệp và hoạch định chính sách phát triển cho phát triển
nơng nghiệp tỉnh Phú Yên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn đƣợc cơ cấu thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát kinh tế nông nghiệp huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
trƣớc năm 1986.
Chƣơng 2: Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tuy An, tỉnh
Phú Yên thời kỳ đổi mới (1986-2019).
Chƣơng 3: Nhận xét về kinh tế nông nghiệp huyện Tuy An, tỉnh Phú
Yên (1986-2019).


10

Nguồn: Bản thảo Dư địa chí Tuy An [50, tr.9].



11

C ƣơn 1
KHÁI QUÁT KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TUY AN,
TỈNH PHÚ YÊN TRƢỚC NĂ

6

1.1. Nhữn đ ều kiện cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tuy
An, Tỉnh Phú Yên.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tuy An có đƣờng ranh giới tiếp giáp: phía Bắc giáp thị xã Sơng
Cầu và huyện Đồng Xn, phía Nam giáp thành phố Tuy Hịa và huyện Phú
Hịa, phía Đơng giáp Biển Đơng, phía Tây giáp huyện Sơn Hịa và huyện
Đồng Xn. Diện tích tự nhiên tồn huyện là 407,591km2, chiếm 8,1% diện
tích tồn tỉnh Phú n. Lãnh thổ huyện có điểm cực Bắc thuộc xã An Dân,
điểm cực Nam ở xã An Thọ, điểm cực Đông ở xã An Hải và điểm cực Tây
thuộc xã An Xuân, có tọa độ địa lý nhƣ sau: Từ 13008'02"đến 13022'30" vĩ độ
Bắc; Từ 109005'10"đến 109021'24" kinh độ Đông.
Từ khi thành lập huyện, qua nhiều lần thay đổi địa giới, địa danh huyện
và các làng xã, hiện nay huyện hiện nay có 15 đơn vị hành chính gồm thị trấn
Chí Thạnh và 15 xã: An Dân, An Thạch, An Ninh Tây, An Ninh Đơng, An
Hịa Hải, An Định, An Nghiệp, An Xn, An Lĩnh, An Cƣ, An Hiệp, An Mỹ,
An Chấn, An Thọ. Tổng cộng có 5 khu phố và 85 thơn.
1.1.1.2. Địa hình - đất đai
Huyện Tuy An nằm rìa phía Đơng của dãy Trƣờng Sơn Nam, có địa hình
khá phức tạp, với nhiều địa hình đa dạng khác nhau, núi, đồi và đồng bằng.
Các kiểu địa hình khác nhau của huyện cũng góp phần hình thành nên những
khu vực trồng trọt và đa dạng các hoạt động kinh tế nông nghiệp trong địa bàn

huyện.


12
Thứ nhất, kiểu địa hình núi thấp, có độ cao tuyệt đối trên 300m và độ
cao tƣơng đối trên 100m, với diện tích khoảng 4.905,42ha, chiếm 12% diện
tích tự nhiên. Khu vực núi thấp chủ yếu phát triển trên núi đá bazan. Kiểu địa
hình núi thấp phân bố ở phía Tây và Tây Nam của huyện, chủ yếu thuộc về
địa phận các xã An Xuân, An Lĩnh, An Thọ, có đỉnh cao gần 500m nhƣ đỉnh
ơng La, đỉnh Hịn Chng. Địa hình này, thuận lợi cho các hoạt động sản xuất
trồng trọt các loại cây cây công nghiệp ngắn ngày, có khả năng chịu hạn
tƣơng đối nhƣ mía, bơ, chuối, mít và hoạt động chăn ni bị theo hình thức
gia trại và thả rong. Đặc biệt là phát triển trồng rừng sản xuất nhƣ keo tràm,
bạch đàng và cây lấy gỗ thích nghi trên đồi núi dốc.
Thứ hai, kiểu địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, có diện tích
rất lớn, chiếm 59% diện tích tự nhiên. Trong khu vực đồi này phân làm 2
kiểu: Kiểu địa hình đồi cao, có độ cao tuyệt đối 100m-300m, với diện tích
11.243,65 ha, chiếm 27% diện tích tự nhiên, phân bố các xã An Nghiệp, An
Xuân, An Lĩnh, An Thọ và An Hiệp. Kiểu địa hình này có phần lớn diện tích
là trảng cỏ cây bụi thứ sinh, đất chƣa sử dụng cịn nhiều. Địa hình này thuận
lợi cho các việc trồng trọt các loại cây rau màu và đậu các loại nhƣ đậu xanh,
đậu đỏ. Ngoài ra, các loại cây bắp, chuối và các loại cây nông nghiệp ngắn
ngày, chịu hạn cũng thích nghi và trồng tập trung ở khu vực này.
Thứ ba, kiểu địa hình núi thấp và đồng bằng, có độ cao tuyệt đối 10m100m, với diện tích 12.117,84 ha chiếm 29% diện tích tự nhiên, phân bố ở các
xã An Nghiệp, An Định, An Dân, An Thạch, An Ninh Tây, An Ninh Đơng,
An Cƣ. Địa hình đồng bằng phân làm 3 kiểu: đồng bằng phù sa nội đồng,
đồng bằng đồi sót, đồng bằng cát ven biển. Dạng địa hình này thích hợp cho
việc canh tác lúa, hoa mùa, cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản.
Khu vực này là khu vực tập trung trồng trọt lúa nƣớc. Các cánh đồng lớn nhƣ
An Định, An Nghiệp, An Ninh Tây, An Dân, An Thạch, An Ninh Đông và



13
An Cƣ cho năng suất và sản lƣợng cao.
Ngoài ra, các vùng ven đầm, ven sông chủ yếu tập trung tại khu vực phía
Nam của Huyện gồm các xã: An Hiệp, An Cƣ, An Hịa Hải, An Ninh Đơng,
An Chấn, An Mỹ thuận lợi cho việc đánh bắt gần bờ và ni trồng thủy hải
sản.
1.1.1.3. Khí hậu
Đặc trƣng khí hậu của huyện là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh
hƣởng của khí hậu đại dƣơng, nên trong năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa khơ từ
tháng 01 đến tháng 8, với khí hậu khơ nóng. Mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng
12, nhiệt độ thấp và mát mẻ. Nhiệt độ trung bình hàng năm, khu vực đồng
bằng ở vào khoảng 26.60C, vùng miền núi là 26.00C. Khí hậu của huyện
thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế. Tuy
nhiên, trong những tháng gió mùa hạ có từ 17-25 ngày nhiệt độ trung bình
trên 300C lại xảy ra trong thời kỳ ít mƣa là một nhân tố gây ra hiện tƣợng
nắng nóng và hạn hán. Sự biến đổi khí hậu đã tác động đến kinh tế -xã hội của
huyện đó là thƣờng xuyên gặp phải thiên tai (hạn, lũ lụt, sâu bọ…) làm hiệu
quả sản xuất nông nghiệp bị giảm sút.
1.1.1.4. Nguồn nước
Tài nguyên nƣớc của huyện gồm có các nguồn nhƣ nguồn nƣớc mặt và
nguồn nƣớc ngầm. Dịng chảy của nƣớc ln thay đổi theo thời gian và không
gian nhƣng thƣờng tuân thủ theo chu kỳ rõ rệt từng năm theo mùa lũ và mùa
cạn. Lƣợng dòng chảy mùa lũ thƣờng chiếm 70-75% lƣợng dòng chảy năm,
thƣờng xuất hiện trong 4 tháng mùa mƣa (từ tháng 9 đến tháng 12). Sự xác
định sự phân phối dịng chảy trong năm có ý nghĩa quan trọng về chế độ thủy
văn nhằm quản lý tình hình tài nguyên nƣớc, quy hoạch, sử dụng có hiệu quả
tài ngun nƣớc. Trên địa bàn huyện có hệ thống sơng ngịi, suối chảy qua.
Sơng cái xuất phát từ thƣợng nguồn sông La Hiên, Sông Kỳ Lộ sông dài 102



14
km, chảy qua địa phận huyện dài 20km. Ngoài ra cịn nhiều con suối nhỏ
theo hình xƣơng sống của sơng hình thành một mạng lƣới thủy văn khép kín
đảm bảo tƣới tiêu cho 32 255,8 ha đất nông nghiệp, 3493,6 đất trồng cây lâu
năm, 12 636,3 ha đất lâm nghiệp, 483,4 ha đất nuôi trồng thủy sản, 0,1 ha đất
nông nghiệp khác. Theo chủ trƣơng phát triển kinh tế hạ tầng phục vụ sản
xuất nông nghiệp, huyện đã cho xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, cơng trình
thủy lợi để phục vụ sản xuất nơng nghiệp nhƣ hồ Đồng Trịn, đập Bà Kết,
Tam Giang, Hà Yến, trạm bơm để dự trữ nƣớc ở mùa mƣa cung cấp cho mùa
khơ. Vì vậy, nguồn nƣớc của huyện đã đảm bảo tƣới tiêu cho diện tích sản
xuất nơng nghiệp.
1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
1.1.2.1. Tình hình cư dân, dân số và lao động
Cộng đồng dân cƣ ở Tuy An hình thành từ rất sớm. Huyện Tuy An là địa
bàn ngƣời Kinh chiếm đa số, số ít cịn lại là ngƣời Hoa. Những lƣu dân ấy lúc
đầu chỉ là những nhóm nhỏ, với một số điền khí nhà nƣớc cung cấp, cộng với
kinh nghiệm sản xuất từ nơi cố hƣơng, họ đến vùng đất khai hoang mở đất,
kết lập gia cƣ và từ đó hình hài những chịm xóm nhỏ bé ấy lớn dần do ngƣời
ở nơi này, nơi khác đến định cƣ, hoặc do những cuộc hôn nhân qua lại dân cƣ
cứ thế ngày một đơng đúc thêm, làng xã bắt đầu hình thành. Ngƣời Kinh và
ngƣời Hoa sống hòa hợp, tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển sản
xuất, góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thơn trên địa bàn; đồng
thời, tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa tại các địa phƣơng trong
huyện. Ngƣời dân địa phƣơng lao động cần cù, nhiều kinh nghiệm sản xuất
nông nghiệp, và thủ công nghiệp.
Theo số liệu thống kê, năm 1976, dân số của huyện có 72.428 ngƣời.
Năm 1977, hợp nhất 2 huyện Đồng Xuân và thành huyện Xuân An. Huyện
Xuân An có dân số 161.204 ngƣời, trong đó số ngƣời sống bằng nghề nơng



15
120.417 ngƣời, nghề biển 27.291 ngƣời, nghề làm muối 1.063 ngƣời và các
ngành nghề khác 12.443 ngƣời [50, tr.85-86].
Năm 1979, huyện Tuy An có 13 xã và 1 thị trấn (Chí Thạnh), tổng dân
số của Tuy An là 72.498 ngƣời. Tháng 10-1982, dân số huyện Tuy An là
90.283 ngƣời, trong đó dân số nơng nghiệp 72.630 ngƣời, mật độ dân số 195
ngƣời/km2 [50, tr.86].
Theo niên giám thống kê tỉnh Phú Yên, dân số huyện Tuy An từ năm
2005 là 129.177 ngƣời. Đến năm 2010 số lƣợng là 121.827, giảm số với năm
2005. Nguyên nhân giảm là do tỷ lệ sinh giảm, cũng nhƣ do áp dụng các biện
pháp kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình nên sinh từ 1 đến 2 con. Đến năm
2015, dân số huyện là 125.374 ngƣời. Năm 2019, huyện có 126.656 ngƣời,
mật độ phân bố 308 ngƣời/km2 [59] [64] [73].
Theo kết quả điều tra dân số, từ năm 1990-2019 dân số của huyện Tuy
An nhƣ sau:
Bảng 1.1. Biến động dân s Huyện Tu An

a đoạn 1990-2019

ĐVT: Người
Năm

Dân s

1990

108.022


1995

122.227

2000

128.301

2005

129.177

2010

121.827

2015

125.374

2019

126.656

Nguồn: Cơ sở dữ liệu ngành kế hoạch – Sở Kế hoạch và đầu Phú Yên,
1995-2019 [7][8][73].
Nhƣ vậy, quy mơ dân số của huyện có chiều hƣớng gia tăng nhanh về số
lƣợng và mật độ dân số từ 1990 đến 2005, giai đoạn 2005-2019 dân số tăng



16
chậm. Nếu từ 1976 đến 1982, dân số tăng lên 90.283 ngƣời, trong đó dân số
nơng nghiệp 72.630 ngƣời, mật độ dân số 195 ngƣời/km2 thì giai đoạn từ năm
1990 đến năm 2000, dân số toàn huyện tăng nhẹ, mật độ 245 ngƣời/km2. Nhờ
các chính sách về dân số của Nhà nƣớc, từ 2010 đến 2015, dân số toàn huyện
giảm nhẹ, và giữ ở mức hơn 125.000 ngƣời, từ năm 2015 đến 2019, dân số có
gia tăng nhƣng khơng đáng kể. Về cơ bản, dân số nông nghiệp chiếm đại đa
số dân số trong tồn huyện. Có thể nói, dân số toàn huyện gia tăng ổn định,
mật độ dân số cũng trở nên dần đông đúc. Đây là một cơ cấu dân số thuận lợi
cho sự phát triển nông nghiệp, ngành vốn dĩ cần nhiều sức lao động và số
lƣợng lao động.
1.1.2.2. Hệ thống giao thông, vận tải
Hệ thống giao thơng ở Tuy An có thuận lợi bởi có các tuyến đƣờng bộ,
đƣờng sắt, đƣờng thủy sông và biển. Đƣờng bộ gồm Tuyến Quốc lộ 1 đi qua
huyện dài 26km đƣợc mở rộng, nâng cấp, trong đó có tuyến cầu vƣợt đƣờng
sắt tại thị trấn Chí Thạnh. Đây là điều kiện để kết nối đi lại giữa các huyện
trong tỉnh và các tỉnh trong cả nƣớc. Từ trung tâm hành chính của huyện đến
thành phố Tuy Hịa 30km. Tỉnh lộ có 3 tuyến, với tổng chiều dài 41km, hầu
hết đạt cấp V đến cấp III, gồm tỉnh lộ 641 (ĐT 641), tỉnh lộ 643 (ĐT 643),
tỉnh lộ 650 (ĐT 650). Huyện lộ là các tuyến nối trung tâm huyện với các
trung tâm xã, giữa các xã với nhau với chiều dài tổng cộng khoảng 90km.
Ngồi ra, cịn có 70 tuyến đƣờng xã, liên xã (chƣa tính đƣờng nội đồng và
thơn xóm), tổng chiều dài 239,7km đã đƣợc bê tơng xi măng theo chƣơng
trình xây dựng nơng thơn mới. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện không
những đáp ứng nhu cầu việc đi lại bằng nhiều loại phƣơng tiện khác nhau cho
dân cƣ địa phƣơng, mà còn tạo điều kiện cho sự lƣu thơng hàng hố trên địa
bàn nơng thơn đƣợc thơng suốt, thuận lợi. Chính vì thế, đời sống sinh hoạt sản
xuất của ngƣời nông dân đƣợc cải thiện hơn.



17
1.1.2.3. Hệ thống thủy lợi
Để phát triển sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ Phú Yên đã chú trọng tập
trung vốn và huy động nguồn lực cho công tác thủy lợi, nhằm giải quyết tốt
việc tƣới tiêu nƣớc cho diện tích và tăng năng suất cây trồng canh tác nông
nghiệp. Các cơng trình thủy lợi Tam Giang, Đồng Kho, Hà Yến cung cấp
nƣớc cho diên tích cách tác ở phía Bắc huyện. Hệ thống kênh mƣơng cũ đƣợc
tu sửa. Năm 1986, tồn huyện chỉ có 210 km kênh mƣơng thủy lợi, trong đó
35 km đƣợc đầu tƣ kiên cố hóa, chiếm 8 %. Đến năm 2000, tồn huyện có
319 km kênh mƣơng thủy lợi thì đã có 56 km đầu tƣ kiên cố hóa, chiếm 29,4
% , đến năm 2018 tồn huyện có 465 km kênh mƣơng trong đó kiên cố hóa
180km chiếm 78% [64] [73]. Tồn huyện có 22 hồ thủy lợi đáp ứng phần lớn
tƣới tiêu cho diện tích lúa của huyện. Ngồi ra các hợp tác xã nơng nghiệp
cịn thƣờng xun bố trí thêm các trạm bơm điện. Đây là điều kiện quan trọng
nhất để nền nông nghiệp của huyện phát triển mạnh và bền vững, nhất là phát
triển ổn định cây lúa nƣớc. Đồng thời là cơ sở để chuyển đổi sang các loại cây
trồng khác nhƣ các loại rau, đậu.
1.1.2.4. Hoạt động kinh tế
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của nhân dân huyện Tuy An. Vì
thế, đây cũng là nghề truyền thồng mà nhân dân có nhiều kinh nghiệm. Hơn
nữa, địa hình đất đai, khí hậu, nguồn nƣớc trên địa bàn của huyện rất thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp.
Về trồng trọt, các xã đồng bằng nhƣ An Cƣ, An Hòa, An Thạch, An
Ninh Tây, nhân dân đã sản xuất hai, ba vụ một năm. Đây là những xã đã sản
xuất và cung cấp nguồn lƣơng thực khá lớn trong huyện. Bên cạnh sản xuất
lúa, trong huyện nhân dân còn trồng các loại cây hoa màu khác nhƣ: cây
khoai lang, cây ngơ, cây mì, cây lạc, cây mè… bổ sung thêm một số lƣợng
lớn lƣơng thực. Ở vùng cao, các xã An Nghiệp, An Xuân, An Lĩnh, nhân dân



18
tập trung trồng các loại công nghiệp ngắn và dài ngày nhƣ cây sắn, cây mía,
hạt tiêu, hay loại cây lấy gỗ. Tập trung vùng đất gị đồi để hình thành các
vùng nông-lâm kết hợp cho công nghiệp xuất khẩu.
Về chăn nuôi, nhân dân trong huyện tập trung nuôi các loại gia súc, gia
cầm, đặc biệt chăn nuôi gia súc có sừng nhƣ bị ở vùng đồng cỏ thấp.
Về ni trồng thủy hải sản, huyện Tuy An là vùng đất có nhiều sơng,
suối, ao, hồ. Đây là nơi cung cấp một nguồn thực phẩm nƣớc ngọt quan trọng,
phục vụ đời sống của ngƣời dân vốn quen với nền kinh tế tự cung, tự cấp. Nói
đến ni trồng và khai thác thủy sản phải nhắc đến Đầm Ô Loan, là loại đầm
kín, có vùng sinh thái nƣớc lợ. Với diện tích 1.570ha, trải dài theo hƣớng Bắc
– Nam, đƣợc bao bọc bởi 5 xã ven đầm, đó là các xã An Cƣ, An Ninh Đơng,
An Hải, An Hịa và An Hiệp. Đây là khu vực nuôi thủy hải sản lớn của huyện,
cung cấp nguồn thực phẩm nƣớc ngọt, nƣớc lợ cho nhân dân trồng huyện. Từ
những năm 2010, khu vực đầm cịn là khu vực ni tơm lớn nhất huyện, góp
phần vào phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Tuy An.
Ngồi trồng trọt và chăn ni, nhân dân trong huyện cịn có ngành nghề
thủ cơng truyền thống nhƣ nghề đan lát, nghề mộc, nghề rèn, làm gạch, nghề
gốm… có những xã có nghề thủ cơng nổi tiếng nhƣ xã An Cƣ với nghề đan
lát, xã An Thạch với nghề gốm, nghề làm mắm ở xã An Ninh Tây, An Ninh
Đông, An Hải.
Nhân dân trong huyện đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong q
trình sản xuất nơng nghiệp, cùng với những chủ trƣơng đúng đắn, quan tâm
đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nƣớc nên từ 1986 đến nay
sản xuất nơng nghiệp của huyện đã có những bƣớc phát triển đáng kể, vƣợt
bậc, đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm của nhân dân trong huyện, bƣớc
đầu còn cung cấp cho xuất khẩu.



×