Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HOÀNG THỊ LIÊN PHƯƠNG

NÂNG CAO KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG
QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUN NGÀNH KẾ TỐN

Bình Định – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HOÀNG THỊ LIÊN PHƯƠNG

NÂNG CAO KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG
QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành

: 60 34 0301

Người hướng dẫn 1: TS. PHẠM NGỌC TOÀN
Người hướng dẫn 2: PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản
trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định” là cơng
trình do tơi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của tập thể người
hướng dẫn khoa học.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong các luận văn trước đây.

Quy Nhơn, ngày

tháng 07 năm 2017

Hoàng Thị Liên Phương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................................... 1


2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2

3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3

4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
5.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ............................................................... 4

6.

Ý nghĩa khoa học đề tài .................................................................................................... 6

7.

Kết cấu của luận văn ............................................................................................................. 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KSNB TRONG HOẠT ĐỘNG NHTM ...... 8
1.1. Lý luận về hệ thống Kiểm soát nội bộ ..................................................................... 8
1.1.1 Tổng quan về Kiểm soát nội bộ ..................................................................8
1.1.2 KSNB theo báo cáo COSO .........................................................................9
1.2 Kiểm sốt nội bộ trong lĩnh vực tín dụng .............................................................. 17
1.2.1 Quá trình phát triển của Basel ...................................................................17
1.2.2 Hệ thống lý luận về KSNB Ngân hàng theo Basel II ................................18
1.2.3 Khung kiểm soát nội bộ trong tổ chức Ngân hàng ....................................22
1.2.4 Các lợi ích và thách thức của việc triển khai KSNB theo Basel II ...........26

1.3 Các bộ phận cấu thành của Kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng thương mại
theo hướng quản trị rủi ro... .............................................................................................. 27


1.3.1 Giám sát điều hành và văn hoá kiểm soát .................................................27
1.3.2 Nhận diện và đánh giá rủi ro .....................................................................30
1.3.3 Các hoạt động kiểm sốt và phân cơng nhiệm vụ .....................................32
1.3.4 Thông tin và truyền thông .........................................................................32
1.3.5 Giám sát và các hoạt động hiệu chỉnh .......................................................33
1.3.6 Đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ của các cơ quan giám sát NH .........33
1.4 Nhận diện rủi ro trong hoạt động cho vay KHDN của các NHTM ............. 34
1.4.1 Đặc điểm hoạt động cho vay KHDN của các NHTM ...............................34
1.4.2 Khái niệm về rủi ro hoạt động cho vay KHDN.........................................36
1.4.3 Rủi ro cơ bản trong hoạt động cho vay KHDN của NHTM .....................36
1.5 Tổ chức hệ thống Kiểm soát bội bộ theo hướng quản trị rủi ro trong hoạt
động NHTM ............................................................................................................................. 37
1.5.1 Mô hình tổ chức NHTM ............................................................................37
1.5.2 Cơ cấu tổ chức NHTM ..............................................................................37
1.6 Kinh nghiệm tổ chức KSNB theo hướng quản trị rủi ro trong hoạt động
cho vay của các ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm ....................... 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
KHDN TẠI BIDV BÌNH ĐỊNH .............................................................................44
2.1 Giới thiệu sơ lược về BIDV Bình Định ................................................................... 44
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Bình Định .........................44
2.1.1.2 Quá trình thành lập ............................................................................................................. 44
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ .........................................................................45
2.1.2 Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................47
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức ......................................................................................47
2.1.2.2 Chức năng của các phòng ban ............................................................47

2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 50


2.2.1 Dữ liệu sơ cấp ............................................................................................50
2.2.2 Dữ liệu thứ cấp ..........................................................................................51
2.3 Mơ hình KSNB đối với hoạt động cho vay KHDN tại BIDV Bình Định ... 51
2.3.1 Sơ đồ kiểm sốt nội bộ ..............................................................................51
2.3.2 Các quy trình, quy định hoạt động cho vay KHDN được áp dụng tại
BIDV Bình Định ................................................................................................51
2.4 Đánh giá về KSNB hoạt động cho vay KHDN tại BIDV Bình Định ........... 55
2.4.1 Giám sát và điều hành văn hoá kiểm soát .................................................56
2.4.2 Nhận diện và đánh giá rủi ro .....................................................................66
2.4.3 Các hoạt động kiểm soát và phân công nhiệm vụ .....................................73
2.4.4 Thông tin và truyền thông .........................................................................75
2.4.5 Giám sát và các hoạt động hiệu chỉnh .......................................................77
2.4.6 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các cơ quan giám sát ngân hàng
............................................................................................................................79
2.5 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân............................................................... 80
2.5.1 Những mặt hạn chế....................................................................................80
2.5.2 Nguyên nhân ..............................................................................................81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................83
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG
QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TẠI BIDV BÌNH ĐỊNH .........................................................................84
3.1 Quan điểm nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại BIDV
Bình Định .................................................................................................................................. 84
3.1.1 Quan điểm kế thừa ....................................................................................84
3.1.2 Quan điểm hiện đại....................................................................................84
3.1.3 Quan điểm hội nhập ..................................................................................85



3.2 Giải pháp nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động
cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Bình Định ......................................... 85
3.2.1 Giải pháp nâng cao kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro hoạt động
cho vay khách hàng doanh nghiệp .....................................................................85
3.2.1.1 Giải pháp nâng cao giám sát điều hành và văn hóa kiểm sốt ...........85
3.2.1.2 Các giải pháp hồn thiện việc nhận diện và đánh giá rủi ro ...............89
3.2.1.3 Các giải pháp về nâng cao hoạt động kiểm soát và phân công nhiệm
vụ .....................................................................................................................90
3.2.1.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin truyền thông ....................92
3.2.1.5 Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát và các hoạt
động hiệu chỉnh ...............................................................................................94
3.2.2 Giải pháp hỗ trợ từ bên trong ngân hàng BIDV Bình Định ......................94
3.3 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước ...................................................... 95
3.3.1 Đối với Chính phủ .....................................................................................95
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước....................................................................96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................98
KẾT LUẬN ..............................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................99


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Basel

:

Basel Committee on Banking Supervision

BIDV


:

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

COSO

:

Committee of Sponsoring Organizations

KHDN

:

Khách hàng doanh nghiệp

KSNB

:

Kiểm soát nội bộ

HĐQT

:

Hội đồng quản trị

NH


:

Ngân hàng

NHTM

:

Ngân hàng thương mại

NH TMCP

:

Ngân hàng Thương mại cổ phần

PGĐ

:

Phó giám đốc

QLKH

:

Quản lý khách hàng

QLRR


:

Quản lý rủi ro

QTRR

:

Quản trị rủi ro

QTTD

:

Quản trị tín dụng

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

TSĐB

:

Tài sản đảm bảo



DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp khảo sát "Văn bản pháp lý, quy định, quy trình"
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp khảo sát "Phân định quyền hạn"
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp khảo sát "Cơ cấu tổ chức"
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp khảo sát "Chính sách nhân sự"
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp khảo sát "Văn hóa kiểm soát"
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp khảo sát "Cam kết về năng lực"
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp khảo sát "Xác định mục tiêu"
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp khảo sát "Rủi ro trong hoạt động cho vay KHDN"
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp khảo sát "Thông tin và truyền thông"
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp khảo sát "Giám sát và các hoạt động hiệu chỉnh"
Sơ đồ 1.1: Mơ hình tổ chức NHTM
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức quản lý của BIDV Bình Định
Sơ đồ 2.2: Mơ hình Kiểm sốt nội bộ tại BIDV Bình Định
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sơ đồ quy trình cho vay KHDN của BIDV Việt Nam
Phụ lục 2: Kết quả khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay
KHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình
Định
Phụ lục 3: Danh sách cán bộ nhân viên được khảo sát


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Với xu thế chung hội nhập và phát triển, hệ thống Ngân hàng Việt Nam


đã dần từng bước khẳng định vai trò của mình trong tiến trình phát triển và thực
hiện các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy chuẩn chung
khơng thể thực hiện ngay và có thể áp dụng đồng bộ tại tất cả các ngân hàng
mà cần có thời gian và lộ trình cụ thể. Trong q trình thực hiện cũng đã bộc
lộ nhiều sai sót của quy trình vận hành cũ khơng phù hợp hoặc chưa đầy đủ,
tạo nhiều lỗ hổng phát sinh rủi ro trong hoạt động quản trị ngân hàng. Q trình
kiểm sốt nội bộ chưa được coi trọng trong quá khứ, nhất là trong hoạt động
tín dụng, đã để lại những hậu quả mang tính hệ thống.
Trong thời gian qua, hàng loạt các sai phạm được phát hiện tại các Ngân
hàng thương mại đều phát sinh từ việc thiếu một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt
chẽ. Hệ thống KSNB của các ngân hàng thương mại đều đang trong quá trình
xây dựng, cập nhật và hồn thiện. Hàng loạt các quy trình, văn bản chỉ đạo cụ
thể được triển khai nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các sai sót, gian lận
trong quá trình hoạt động của các đơn vị. Bên cạnh đó, các quy trình KSNB
vẫn chưa đầy đủ, hoặc chưa đồng bộ; việc vận hành các quy trình hiện có vẫn
còn nhiều lúng túng và chưa được giám sát thường xun, cịn nặng tính hình
thức.
Trên thực tế đã có rất nhiều bài nghiên cứu về hệ thống KSNB trong
hoạt động ngân hàng nói chung và tại từng đơn vị nói riêng nhưng cịn mang
tính khái qt chung về KSNB của toàn bộ hoạt động ngân hàng, chưa đi sâu
vào các quy trình, sản phẩm dịch vụ cụ thể của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là
một trong những rủi ro chính của hoạt động NH hiện nay, địi hỏi phải có hoạt
động kiểm sốt nội bộ song song với q trình trước, trong và sau cho vay. Do


2

đó, u cầu địi hỏi nâng cao KSNB hoạt động cho vay khách hàng doanh
nghiệp không chỉ là mối quan tâm chung của các nhà quản lý hệ thống ngân
hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần

Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định đặt ra đối với hoạt động
kinh doanh của chi nhánh.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình
Định (sau đây gọi là BIDV Bình Định) là một trong những ngân hàng có thị
phần lớn nhất tỉnh Bình Định, là đơn vị hoạt động kinh doanh xuất sắc khu vực
Nam Trung Bộ 5 năm liền 2010 – 2015, đang trong q trình hồn thiện cơng
tác kiểm sốt nội bộ theo chỉ đạo chung của BIDV Việt Nam. Với đòi hỏi ngày
càng cao về phát triển thị trường, tăng trưởng tín dụng, huy động vốn và dịch
vụ đi kèm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng thì hoạt động KSNB là điều
tất yếu cần phải có, đặc biệt quản trị rủi ro hoạt động cho vay. Với ý nghĩa nêu
trên, tơi đã chọn đề tài ”Nâng cao kiểm sốt nội bộ theo hướng quản trị rủi
ro hoạt động cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định” để
thực hiện nghiên cứu, ứng dụng cơ sở lý luận KSNB nhằm củng cố và hoàn
thiện hoạt động KSNB, hạn chế rủi ro ngay từ quá trình tiếp nhận, thẩm định,
xét duyệt trước, trong và sau cho vay, từ lý thuyết đến quá trình thực hiện và
áp dụng thực tế tại chi nhánh với mục đích kiểm sốt rủi ro, nâng cao chất lượng
tín dụng chi nhánh.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
 Luận văn thực hiện nghiên cứu việc áp dụng hệ thống KSNB theo

báo cáo Basel II trong việc quản trị rủi ro quy trình cho vay khách hàng doanh
nghiệp, giúp ngân hàng nâng cao quản lý chất lượng tín dụng.
Mục tiêu cụ thể:


3


 Đánh giá thực trạng hoạt động KSNB hoạt động cho vay KHDN
nhằm kiểm soát rủi ro, nhận biết những mặt hạn chế, chưa phù hợp, tìm ra
nguyên nhân các hạn chế.
 Đề xuất những giải pháp hoàn thiện, nhằm nâng cao KSNB theo
hướng quản trị rủi ro hoạt động cho vay KHDN tại BIDV Bình Định.
 Câu hỏi nghiên cứu
(1)

Thực trạng hệ thống KSNB đang được thực hiện tại BIDV Bình
Định có kiểm sốt được các rủi ro trong việc thực hiện hoạt động
cho vay KHDN không?

(2)

Giải pháp nào phù hợp để nâng cao KSNB theo hướng quản trị rủi
ro hoạt động cho vay KHDN tại BIDV Bình Định?

3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: KSNB hoạt động cho vay KHDN tại NHTM.

Luận văn tập trung đi sâu nhận diện rủi ro, đánh giá phương thức kiểm sốt rủi
ro của quy trình cho vay KHDN.
 Phạm vi nghiên cứu: BIDV Bình Định.
 Thời gian nghiên cứu: năm 2016 – 2017.
4.

Phương pháp nghiên cứu


Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp
nghiên cứu định tính, cụ thể:


Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Nhằm hệ thống hóa lý thuyết và

các cơng trình nghiên cứu trước đã cơng bố, từ đó tìm ra khe trống cho nghiên
cứu của luận văn và cơ sở khoa học về lý thuyết KSNB trong hoạt động NHTM.


Sử dụng phương pháp quan sát thực tế: nhằm tổng hợp, so sánh các

dữ liệu thứ cấp và quy trình KSNB cho vay KHDN tại BIDV trong những năm
gần đây, từ đó đánh giá thực trạng phù hợp.


4



Sử dụng phương pháp điều tra: nhằm thống kê mô tả các ý kiến về

số đơng có liên quan đến KSNB tại BIDV trong năm hiện hành, kết hợp với
đánh giá số liệu thứ cấp để đưa ra các mặt hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong
KSNB cho vay KHDN.


Sử dụng phương pháp quy nạp: So sánh và quy nạp giữa lý thuyết và

thực tiễn để đưa ra các giáp pháp nhằm nâng cao KSNB về cho vay KHDN tại

BIDV – Chi nhánh Bình Định.
5.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Có nhiều cơng trình nghiên cứu vận dụng COSO 2004 cho KSNB theo

hướng quản trị rủi ro ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cũng như vận dụng
Basel II cho KSNB theo hướng QTRR ở các NHTM Việt Nam. Dưới đây là
một số nghiên cứu đã công bố tiêu biểu gần đây có liên quan trực tiếp đến
hoạt động NHTM.
 Hồ Tuấn Vũ (2017), Các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại các NHTM Việt Nam. Luận án Tiến sĩ trường Đại Học Kinh
Tế TP HCM. Tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu định lượng và vận
dụng 5 bộ phận KSNB theo Basel II để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB, từ đó tác giả kiến nghị các hàm ý chính sách và hàm ý quản trị nhằm
nâng cao tính hữu hiệu hệ thống KSNB theo Basel II tại các NHTM Việt Nam.
 Hồ Thị Thu Thúy (2016), Hoàn thiện KSNB đối với huy động vốn tại
HDBank chi nhánh Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ trường Đại Học Lạc Hồng.
Tác giả đã dùng lý luận Basel I để vận dụng vào KSNB giải quyết mục tiêu.
Luận văn đã điều tra 153 các bộ nhân viên tại HDBank chi nhánh Đồng Nai,
dùng phương pháp thống kê mô tả để đưa ra thực trạng về KSNB và đề xuất
các giải pháp đi sâu vào quy trình huy động vốn tại Ngân hàng HDBank chi
nhánh Đồng Nai.
 Lê Thị Hoàng Loan (2015), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ


5

trong quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam theo hướng quản trị rủi ro, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế TP.HCM. Tác giả đánh giá thực trạng hệ thống kiểm sốt nội bộ quy
trình cấp tín dụng tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trên cơ sở khảo sát 1 số chi nhánh ở phía
Nam.
 Bùi Đức Trung (2014), Hoàn thiện KSNB trong nghiệp vụ cho vay
đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình
Định, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Quy Nhơn. Luận văn đã hệ
thống những vấn đề chung về KSNB trong hệ thống ngân hàng và tín dụng
đầu tư của Nhà nước. Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB trong nghiệp vụ
cho vay đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Bình Định. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB trong nghiệp
vụ cho vay đầu tư của nhà nước tại VDB Bình Định.
 Trần Thị Thùy Trang (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ
đối với nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tác giả nghiên cứu, đánh
giá thực trạng hoạt động KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại NH Eximbank
Việt Nam và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB.
 Lê Thị Hậu (2013), Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Bản Việt theo hướng Kiểm soát rủi ro, Luận văn
Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP.HCM. Luận văn đã hệ thống những
vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ tại NHTM, tiếp cận quan điểm về
rủi ro và quản trị theo Báo cáo COSO 2004, mối quan hệ giữa hệ thống KSNB
và quản trị rủi ro ngân hàng, đối chiếu hệ thống quản lý rủi ro tín dụng.
 Tăng cường hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân
hàng nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các rủi ro và
vi phạm pháp luật; bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín
dụng.
Nâng cao năng lực giám sát hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước đối
với hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động quản trị nói riêng. NH Nhà nước

hoặc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nên tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng
quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại và đưa ra những khuyến nghị áp
dụng đầy đủ, kịp thời các nguyên tắc quản trị công ty của Basel. Ngân hàng
Nhà nước nên xây dựng và ban hành thông tư quy định cụ thể, chi tiết, hướng
dẫn những đặc thù, riêng biệt của việc quản trị công ty trong NHTM.
 Xây dựng kênh thông tin cho hệ thống ngân hàng
Tăng cường vai trị của Trung tâm thơng tin tín dụng CIC, nâng cao
chất lượng thông tin cho các ngân hàng thương mại về tình hình vay vốn của
khách hàng tại các tổ chức tín dụng, phải có sự tổng hợp, phân tích và cảnh báo
thơng tin về khách hàng để lưu ý các ngân hàng thương mại.
Ban hành các quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại hợp tác báo
cáo và cung cấp thơng tin chính xác, đầy đủ cho Trung tâm CIC, đồng thời có
biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những hành vi vi phạm chế độ báo
cáo thơng tin tín dụng.


98

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sau khi phân tích, đánh giá thực trạng kiểm sốt nội bộ, tìm hiểu các
mặt hạn chế và nguyên nhân của hoạt động KSNB quy trình cho vay khách
hàng doanh nghiệp tại BIDV Bình Định, kết hợp với cơ sở lý luận về KSNB
theo hướng quản trị rủi ro, tác giả đã đưa ra một số đề xuất về việc nâng cao
kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro quy trình cho vay KHDN như sau:
 Đối với hệ thống BIDV:


Giải pháp hoàn thiện 5 yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ




Giải pháp hồn thiện từ bên trong BIDV Bình Định

 Điểm mới của các giải pháp: Ngân hàng cần nâng cao văn hố kiểm sốt,
trong đó thay đổi quan điểm về tăng trưởng tín dụng phù hợp, tăng cường tính
độc lập của chức năng quản lý rủi ro khỏi chức năng kinh doanh, tăng cường
tính tự chủ trong thực hiện hoạt động kiểm sốt nội bộ q trình cho vay khách
hàng doanh nghiệp, tăng cường nhân sự, và áp dụng các mô hình rủi ro trong
việc đánh giá rủi ro.
 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước


Đối với Chính phủ



Đối với Ngân hàng Nhà nước

 Điểm mới của giải pháp: cần tăng cường tính minh bạch trong quan hệ
giữa khách hàng và ngân hàng, tăng cường tính trung thực và nhất qn trong
các BCTC của doanh nghiệp nhằm chuẩn hố thơng tin đầu vào của hệ thống
quản lý tài chính chung; tăng cường hiệu quả thanh tra, giám sát của NHNN.
Với những giải pháp và kiến nghị tác giả đưa ra trong luận văn sẽ góp
phần trong việc củng cố, bổ sung và hồn thiện hệ thống KSNB để kiểm sốt
rủi ro tín dụng, đáp ứng kịp thời, nhanh chóng các yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế
trong quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.


99


KẾT LUẬN
Để đáp với yêu cầu ngày càng nâng cao trong q trình hội nhập nền
kinh tế, tài chính thế giới, các ngân hàng thương mại trong nước cần chuẩn bị
các điều kiện tốt nhất để có đủ tiềm lực về quy mơ, năng lực, đảm bảo khả năng
kiểm sốt và phản ứng tốt với các loại rủi ro. Quá trình hội nhập đem lại nhiều
cơ hội, thách thức cho hoạt động ngân hàng.
Đối với hoạt động tín dụng, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt
là hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp, phòng ngừa, phát hiện, kiểm
sốt và phản ứng với các rủi ro tín dụng một cách tốt nhất đòi hỏi phải nâng cao
chất lượng của hoạt động kiểm sốt nội bộ và BIDV Bình Định cũng không là
một ngoại lệ.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng kiểm
sốt nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Bình Định theo hướng kiểm soát rủi ro trên cơ sở các lý luận khái quát về hệ
thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro theo Báo cáo COSO 2004 và
Basel II. Kết quả nghiên cứu xác định những mặt hạn chế, bất cập, tìm hiểu các
nguyên nhân của những hạn chế này thơng qua nghiên cứu quy trình cho vay
khách hàng doanh nghiệp, hệ thống văn bản, báo cáo đánh giá của hệ thống
BIDV Việt Nam cũng như thông qua quan sát thực tế và khảo sát tại chi nhánh.
Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp bám sát với thực trạng của hệ thống kiểm
soát nội bộ cũng như yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước nhằm hoàn thiện cũng
như nâng cao tính hiệu quả của cơng tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, hạn
chế thấp nhất các rủi ro tín dụng phát sinh có thể dự đốn, nhận biết và phịng
ngừa được.
Trong q trình nghiên cứu, việc thu thập ý kiến đánh giá của một số lãnh
đạo, nhân viên chưa thực sự tuyệt đối chính xác và khách quan. Luận văn chưa


100


đưa ra được đầy đủ các nguyên nhân, hạn chế của hệ thống kiểm sốt nội bộ tại
BIDV Bình Định theo hướng kiểm sốt rủi ro tồn diện.
Với mong muốn hồn thiện tốt nhất hệ thống kiểm sốt nội bộ theo hướng
quản trị rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định nhằm đảm bảo
xu hướng phát triển an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đề tài nghiên cứu
hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn
tại chi nhánh, nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững, giữ vững vai
trò chi nhánh động lực của khu vực Nam Trung Bộ.


101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Trần Vân Anh (2013), Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối
với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế
TP.HCM.
2. BIDV Bình Định, Quyết định phân cơng, ủy quyền phán quyết tín dụng
đối với các cấp điều hành chi nhánh số 525/QĐ-BIDV.BĐ ngày
31/12/2016.
3. BIDV Bình Định, Quyết định v/v phân cơng và ủy quyền điều hành
cho các Phó giám đốc chi nhánh số 529/QĐ-BIDV.BĐ ngày
31/12/2016.
4. BIDV Bình Định, Quyết định phân cấp thẩm quyển phê duyệt tổng giới
hạn tín dụng nhóm khách hàng liên quan số 528/QĐ-BIDV.BĐ ngày
31/12/2016.
5. BIDV Bình Định, Quyết định v/v thành lập lại mơ hình tổ chức của
Chi nhánh và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ chính của các
Phịng/Tổ, Phịng giao dịch trực thuộc BIDV Bình Định.

6. BIDV Việt Nam, Quy chế cho vay kèm theo Quyết định số 350/QĐBIDV ngày 14/03/2017.
7. BIDV Việt Nam, Quyết định ban hành chính sách cấp tín dụng số
3296/QĐ-BIDV ngày 15/12/2016.
8. BIDV Việt Nam, Quy định cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng liên
quan số 11376/QYĐ – BIDV ngày 31/12/2016.
9. BIDV Việt Nam, Quy chế luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ số
360/QĐ-BIDV ngày 15/03/2017


102

10.BIDV Việt Nam, Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp số 4633/QyĐ – BIDV ngày 30/06/2015.
11.BIDV Việt Nam, Quyết định các trường hợp khơng được cấp tín dụng,
hạn chế cấp tín dụng số 301/QĐ – HĐQT ngày 08/05/2012.
12.BIDV Việt Nam, Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các
cấp điều hành số 11324/QĐ-BIDV ngày 30/12/2016.
13.BIDV Việt Nam, Hướng dẫn thực hiện chính sách cấp tín dụng đối với
khách hàng tổ chức số 10544/QyĐ-BIDV ngày 16/12/2016.
14.BIDV Việt Nam, Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ số
10546/BIDV – QLTD ngày 15/12/2016.
15.BIDV Việt Nam, Ủy quyền ký và thực hiện các hợp đồng, văn bản liên
quan đến hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh số 8751/QĐ-BIDV ngày
31/10/2016.
16.BIDV Việt Nam, Quy chế xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể
trong tác nghiệp số 2525/QĐ-HĐQT ngày 28/10/2014.
17.BIDV Việt Nam, Quy định về phong cách và không gian làm việc tại
BIDV Việt Nam số 4255/QyĐ-BIDV ngày 18/06/2015.
18.Bộ mơn Kiểm tốn (2016), Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Kiểm
soát nội bộ, Nhà xuất bản UEH.

19.Các nguyên tắc tăng cường quản trị công ty đối với các tổ chức ngân
hàng (10/2010),
/>95a12/Basel+Principles+for+Enhancing+Corporate+Governance_EV_FINAL.pdf?MOD=AJPERES
20.Vũ Hữu Đức (2012),

Giới

thiệu báo

cáo

COSO 2004:

[20/2/2017]


103

21.Phạm Tiến Thành và Dương Thanh Hà, Quản trị công ty và quản lý
rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam:
/>...filename
22.Lê Thị Hạnh (2016), Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ II.
23.Lê Thị Hậu (2013), Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Ngân
hàng TMCP Bản Việt theo hướng Kiểm soát rủi ro, Luận văn thạc sỹ
kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.
24.Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất
bản lao động và xã hội.
25. Lê Thị Hồng Loan (2015), Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ


trong quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam theo hướng quản trị rủi ro, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế TP.HCM.
26.Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ban hành ngày
31/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng.
27.Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 36/2016/TT-NHNN ban hành ngày
20/11/2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
28. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 09/2012/TT-NHNN ban hành ngày
10/04/2012 quy định về việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải
ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi
đối với khách hàng.
29.Ngơ Thái Phương và Lê Thị Thanh Ngân (2015), Khuôn khổ hệ thống
kiểm sốt nội bộ theo tiêu chuẩn Basel, Tạp chí Ngân hàng số 5 (422).


104

30. Đặng Châu Phương (2014), Nâng cao chất lượng hệ thống kiểm sốt

nội bộ về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam, Luận
văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
31.Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại Việt
Nam và một số khuyến nghị. Tạp chí ngân hàng số 24, tháng 12/2016.
Ngày đăng 10/02/2017. />32.Hồ Thị Thu Thúy (2016), Hoàn thiện KSNB đối với huy động vốn tại
HDBank chi nhánh Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ trường Đại Học Lạc
Hồng.
33.Trần Thị Thùy Trang (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ
đối với nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam,

Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
34.Bùi Đức Trung (2014), Hoàn thiện KSNB trong nghiệp vụ cho vay đầu
tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình
Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Quy Nhơn.
35.Hồ Tuấn Vũ (2017), Các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại các NHTM Việt Nam. Luận án Tiến sĩ trường Đại Học
Kinh Tế TP HCM.
Tiếng Anh
36.Framework for Internal Controls in banking organizations
37.Principles of management credit risk


i

PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY KHDN CỦA BIDV VIỆT NAM
KHÁCH HÀNG

P.QLKH

PGĐ QLKH

P.QLRR

PGĐ QLRR

GIÁM ĐỐC

HĐTD CƠ SỞ

TRỤ SỞ CHÍNH


Bước

Vượt thẩm quyền
Chi nhánh

Nhu cầu

Thiếu

1
Bổ sung hồ


Tiếp nhận,
kiểm tra
hồ sơ
Đủ
Thẩm định, lập
Báo cáo đề xuất
tín dụng

Trao đổi

2

Từ chối
cấp
tíndụng


3
Đàm
phán, ký
kết hợp
đồng

Xét
duyệt

Xét
duyệt

Vượt
thẩm
quyền

Rà sốt, thẩm
định đánh giá
rủi ro

Ban
QLRRTD

Khơng
đồng ý
cấp
tíndụng

Xét
duyệt


Vượt thẩm
quyền

Khơng
đồng ý
cấp
tíndụng

Đồng ý
cấp tín Thực hiện ý kiến
phê duyệt của
dụng
các cấp có thẩm
quyền

Vượt
thẩm
quyền
Xét
duyệt

Ý kiến phê duyệt

Xét
duyệt
Phê duyệt
của cấp
có thẩm
quyền



i

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
ĐỐI VỚI QUY TRÌNH CHO VAY KHDN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
Kính thưa q anh/chị,
Hiện nay, tơi đang nghiên cứu đề tài liên quan đến kiểm soát nội bộ trong hoạt động
cho vay Khách hàng Doanh nghiệp tại BIDV Bình Định.
Để có những thơng tin và đánh giá xác thực về nội dung của đề tài, tôi rất cảm ơn và
mong muốn anh/chị với tư cách là lãnh đạo hoặc chuyên viên nghiệp vụ của BIDV
Bình Định, dành một chút thời gian để đọc và trả lời vào bảng câu hỏi này. Tất cả kết
quả của cuộc điều tra này sẽ được hồn tồn giữ kín. Trân trọng cám ơn!
Cụ thể như sau:
Vui lòng cho biết ý kiến của anh/chị về các nội dung sau đây, bằng cách khoanh tròn
một con số (từ 1 đến 5) mà anh/chị cho là phù hợp nhất.
Với: 1. Hồn tồn khơng đồng ý;
2. Khơng đồng ý;
3. Trung lập;
4. Đồng ý;
5. Hồn tồn đồng ý.
A

Giám sát điều hành và văn hóa kiểm sốt

I

Văn bản pháp lý, quy định, quy trình


1

BIDV đã ban hành các quy tắc chuẩn mực
đạo đức; trong đó đã nêu rõ về các xung đột
lợi ích và những quy định ứng xử được mong
đợi, thích hợp trong hoạt động cho vay
KHDN, áp dụng trong toàn hệ thống BIDV

1

2

3

- Quy tắc dễ hiểu, chỉ rõ những xung đột lợi
ích.
- Quy tắc được phổ biến thường xuyên lặp đi
lặp lại nhiều lần cho toàn cho toàn thể nhân
viên.

4

5

100%
34%

45%

21%



ii

- Mọi nhân viên đều hiểu rõ hành vi nào được
chấp nhận hay không được chấp nhận và đều
biết cần phải làm gì nếu gặp những hành vi
khơng được chấp nhận.

11%

79%

10%

2

BIDV xây dựng các quy định cụ thể về trách
nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận và cá
nhân một cách rõ ràng.

34%

55%

11%

II

Phân định quyền hạn


1

BIDV xây dựng văn bản, quy trình nêu rõ
quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng,
từng cán bộ, phù hợp với yêu cầu cho vay
KHDN

16%

63%

21%

2

BIDV Bình Định ủy quyền cho những cá
nhân thích hợp trực tiếp liên quan đến các
hoạt động cho vay KHDN phù hợp với trách
nhiệm và năng lực của từng cá nhân.

26%

63%

11%

III

Cơ cấu tổ chức


1

Cơ cấu tổ chức của BIDV Bình Định phù hợp
với hoạt động cho vay KHDN hiện nay.

45%

45%

10%

2

Kiến thức và kinh nghiệm của những người
phụ trách từng khâu công việc trong nghiệp
vụ cho vay KHDN là phù hợp

55%

24%

21%

3

Nguồn nhân lực của BIDV Bình Định đủ để 11%
đáp ứng yêu cầu cơng việc cho vay KHDN

34%


21%

34%

IV

Chính sách nhân sự

1

BIDV xây dựng quy trình tuyển dụng, đào
tạo, quy hoạch, bổ nhiệm và khen thưởng
nhân viên phù hợp.

63%

21%

11%

2

Tất cả cán bộ nhân viên nhận thức rõ được
trách nhiệm của mình. Hàng năm BIDV Bình
Định đều tổ chức đại hội cán bộ nhân viên.

45%

55%


V

Văn hoá kiểm soát

5%


iii

1

Cán bộ BIDV Bình Định thực hiện nghiêm
túc các thủ tục kiểm soát đã được thiết lập.

11%

79%

2

BIDV giao các chỉ tiêu kinh doanh tín dụng
cụ thể cho từng cá nhân và bộ phận sát với
thực tế và có thể đạt được

11% 79%

10%

3


Trong q trình làm việc bạn có sẵn sàng
chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu đề ra

45% 34%

21%

VI

Cam kết về năng lực

1

Các nhân viên được phân công nhiệm vụ một
cách hợp lý phù hợp với khả năng trình độ
chun mơn của từng người

10% 45%

45%

2

Anh/chị có phải thường xuyên làm việc dưới
áp lực lớn như: khối lượng công việc đảm
nhận quá nhiều, chỉ tiêu phải đạt được quá
cao,…?

55%


34%

11%

B

Đánh giá rủi ro

I

Xác định mục tiêu

1

Hoạt động cho vay KHDN hiện tại mang lại
hiệu quả cao nhất trong các sản phẩm dịch vụ
tại BIDV Bình Định

11% 34%

34%

21%

2

Tất cả cán bộ của BIDV Bình Định đều nhận
thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ tín
dụng


45%

45%

10%

3

BIDV Bình Định xây dựng mục tiêu phát 11%
triển các sản phẩm dịch vụ cho đối tượng
KHDN theo từng giai đoạn cụ thể?

11% 11%

47%

20%

II

Rủi ro trong hoạt động cho vay KHDN

1

BIDV có danh mục đối tượng ngành nghề
hạn chế cho vay

10%


45%

44%

2

Năng lực tài chính/ quản lý của khách hàng
yếu

58%

21%

21%

10%


×