Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu composite nife2o4 graphen oxit biến tính ứng dụng làm chất xúc tác quang phân hủy chất hữu cơ ô nhiễm trong môi trường nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 134 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị
Vƣơng Hoàn và TS. Lê Thị Thanh Thúy.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được cơng
bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào.
Tơi xin chịu tránh nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học Viên

Nguyễn Thị Thúy


ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Thị Vƣơng
Hoàn và TS. Lê Thị Thanh Thúy – đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo
và động viên tơi hồn thành tốt luận văn này.
Trong q trình thực hiện luận văn tơi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm và tạo điều kiện của các Thầy, Cô khoa Khoa học tự nhiên - Trường Đại
học Quy Nhơn. Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới quý Thầy, Cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp Cao học Hóa
K21 đã ln động viên, khích lệ tinh thần trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học.
Mặc dù đã rất cố gắng trong thời gian thực hiện luận văn nhưng vì cịn
hạn chế về kiến thức cũng như thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự thơng cảm và những ý
kiến đóng góp quý báu từ quý Thầy, Cơ để luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


Bình Định, tháng 9 năm 2020
Học Viên

Nguyễn Thị Thúy


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………….ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………..iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU………………………………...vi
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ………………………………….viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 6
1.1. Tổng quan về graphit .............................................................................. 6
1.2. Tổng quan về graphen oxit và graphen oxit biến tính ........................ 8
1.2.1. Graphen oxit (GO) .............................................................................. 8
1.2.2. Graphen oxit biến tính ...................................................................... 12
1.3. Vật liệu ferrite spinel NiFe2O4 .............................................................. 16
1.3.1. Cấu trúc của vật liệu ferrite spinel ................................................... 16
1.3.2. Tính chất từ của vật liệu ferrite spinel....................................... 17
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất từ của hệ hạt nano ferrite
spinel ............................................................................................................... 18
1.3.4. Các phương pháp tổng hợp vật liệu ferrite spinel MFe2O4 ............ 25
1.3.5. Ứng dụng ferrite spinel MFe2O4 ...................................................... 28

1.4. Vật liệu nanocomposite MFe2O4/GO và GO biến tính ....................... 28
1.5. Giới thiệu về xúc tác quang ................................................................... 30
1.5.1. Khái niệm về xúc tác quang.............................................................. 30
1.5.2. Cơ chế phản ứng quang xúc tác....................................................... 31


iv

1.6. Giới thiệu về thuốc nhuộm hoạt tính RhB và MB .............................. 37
1.6.1. Thuốc nhuộm hoạt tính RhB............................................................ 37
1.6.2. Xanh metylen (MB) .......................................................................... 38
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ...... 40
2.1. Thực nghiệm .......................................................................................... 40
2.1.1. Thiết bị và hóa chất .......................................................................... 40
2.1.2. Tổng hợp vật liệu.............................................................................. 41
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 43
2.2.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)…............................................ 43
2.2.2. Phương pháp quang phổ hồng ngoại (FT-IR) ............................... 45
2.2.3. Phương pháp quang phổ tia X phân tán năng lượng (EDX) ........ 46
2.2.4. Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) ...................................................... 47
2.2.5. Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua (TEM)............................ 47
2.2.6. Phổ quang điện tử tia X (EDX) ...................................................... 48
2.2.7. Từ kế mẫu rung (VSM).................................................................... 49
2.2.8. Phương pháp phân tích nhiệt .......................................................... 49
2.2.9. Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ (BET)....... 50
2.2.10. Phương pháp phổ phản xạ khuếch tán tử ngoại – khả kiến (UVVis DRS) ......................................................................................................... 50
2.3. Khảo sát hoạt tính quang xúc tác trong phản ứng phân hủy RhB ... 53
2.3.1. Xây dựng đường chuẩn ................................................................... 53
2.3.2.Khảo sát hoạt tính quang xúc tác của các vật liệu trong phản ứng
phân hủy RhB................................................................................................. 55

2.3.3. Nghiên cứu động học quá trình xúc tác ......................................... 59
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 62
3.1. Đặc trƣng vật liệu ................................................................................. 62
3.1.1. Vật liệu niken ferrite (NF) ............................................................... 62


v

3.1.2. Vật liệu graphen oxit, graphen oxit biến tính................................. 69
3.1.3. Vật liệu composite NF/ GO-N và NF/ GO-N,S ............................... 77
3.2.

hảo sát hoạt t nh úc tác quang của vật liệu ................................... 91

3.2.1. hảo sát thời gian đạt cân b ng hấp phụ ....................................... 91
3.2.2. Đánh giá hoạt tính xúc tác quang của các vật liệu trong phản ứng
phân hủy RhB................................................................................................. 92
3.2.3.

hảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xúc tác quang của

vật liệu ............................................................................................................. 94
3.3. Nghiên cứu động học của phản ứng quang úc tác của vật liệu
composite NF/GO-N,S................................................................................... 97
3.4. Nghiên cứu cơ chế phản ứng ............................................................... 100
3.5.

hả năng tái sử dụng vật liệu ............................................................. 103

ẾT LUẬN VÀ


IẾN NGHỊ .................................................................... 105

I. KẾT LUẬN ................................................................................................ 105
II. KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 107
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 109
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ( Bản sao)


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT,

Í HIỆU

AOPs

Q trình oxi hóa nâng cao (Advance Oxidation Process)

BET

Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ (BnenceuerEmmett- Teller)

CB

Vùng dẫn (Conduction Band)

e CB-


Electron quang sinh (Photoelectron electron)

EDX

Phương pháp phổ tán xạ năng lượng tia X (Energy Dispersive XRay Spectroscopy)

Eg

Năng lượng vùng cấm (Band gap energy)

GO

Graphen oxit (Graphene oxide)

h+VB

Lỗ trống quang sinh (Optical birth hole)

HĐBM

Hoạt động bề mặt (Surface active agent)

IR

Phương pháp phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy)

MB

Xanh Methylen


NF

Niken ferrite (NiFe2O4)

RhB

Rhodamine B

SEM

Phương pháp hiển vi điện tử quét (Scanning Electron
Microscopy)

TEM
UV-Vis

Hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy)
Phổ hấp thụ phân tử (Ultraviolet-visible)

UV-Vis DRS Phương pháp phổ phản xạ khuếch tán tử ngoại-khả kiến
(Ultraviolet-visible Diffuse Reflectance Spectra)
VB

Vùng hóa trị (Valence band)

VSM

Từ kế mẫu rung (Vibrating Sample Magnetmeter)

XPS


Phổ quang điện tử tia X( X-ray photoelectron spectroscopy-XPS)

XRD

Nhiễu xạ tia X( X-Ray Diffraction)


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Thông số bán kính của một số ion kim loại ·························· 16
Bảng 1. 2. Phân bố ion trong các vị trí của cấu trúc spine ······················ 17
Bảng 1. 3. Tính chất từ của một số hệ hạt nano có hình dạng khác nhau.····· 19
Bảng 1. 4. Ảnh hưởng của các thành phần đến tính chất từ ····················· 22
Bảng 1. 5. Thế oxi hóa của các chất oxy hóa điển hình ························· 33
Bảng 2. 1. Các loại hóa chất chính sử dụng trong đề tài. ························ 40
Bảng 2. 2. Các thí nghiệm chuẩn bị xây dựng đường chuẩn RhB·············· 53
Bảng 2. 3. Các thí nghiệm chuẩn bị xây dựng đường chuẩn MB ·············· 54
Bảng 3. 1. Thành phần nguyên tử các nguyên tố có trong NF ·················· 67
Bảng 3. 2. Thành phần phần trăm nguyên tử các nguyên tố trong graphit; GO
và GO-N, GO-N,S ······················································· 77
Bảng 3. 3. Các thông số đặc trưng của của NF/GO-N và NF/GO-N,S ········ 82
Bảng 3. 4. Phần trăm nguyên tố trong các mẫu NF; NF/GO; NF/GO-N;
NF/GO-N,S ······························································ 83
Bảng 3. 5. Năng lượng vùng cấm của các vật liệu ······························· 93
Bảng 3. 6. Hằng số tốc độ k của phản ứng theo mơ hình Langmuir –
Hinshelwood ····························································· 98
Bảng 3. 7. Hằng số tốc độ phản ứng theo mơ hình Langmuir –
Hinshelwood ··························································· 100

Bảng 3. 8. Hiệu suất xúc tác quang của chất xúc tác NF/GO-N,S với các chất
dập tắt ··································································· 102


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cấu trúc tinh thể của kim cương và graphit (3D)······················ 6
Hình 1. 2. Sơ đồ tạo Graphen oxit từ graphit ······································ 9
Hình 1. 3. Cấu trúc của GO theo Lerf – Klinowski ······························· 9
Hình 1. 4. Liên kết hydro giữa các lớp graphit oxit ······························ 10
Hình 1. 5. Cấu tạo liên kết các nguyên tử nitrogen trong N-graphene········· 13
Hình 1. 6. Cấu trúc sự hình thành vật liệu nanocomposite MnO2/N-GO····· 14
Hình 1. 7. Sơ đồ tổng hợp graphen dopping N,S ································· 15
Hình 1. 8.Cấu trúc tinh thể củaferrite spinel ······································ 16
Hình 1. 9. Sự phụ thuộc của Ms vào nồng độ pha tạp Zn2+ trên hệ nano
ZnxM1-x Fe2O4 (M=Fe, Mn) ············································· 21
Hình 1. 10. Sự phụ thuộc của mômen từ vào từ trường H (a) và H/T (b) ở các
nhiệt độ khác nhau của hạt nano Fe có kích thước D = 4,4 nm ···· 23
Hình 1. 11. Lực kháng từ phụ thuộc vào kích thước của hạt···················· 24
Hình 1. 12. Đường M(H) với kích thước khác nhau (a) và sự phụ thuộc lực
kháng từ vào kích thước của hệ hạt nano Fe3O4 ở 300 K (b) ···· 25
Hình 1. 13. Đường M(H) với kích thước khác nhau (a) và sự phụ thuộc lực
kháng từ vào kích thước của mẫu Co0,4Fe2,6O4(b) ··············· 25
Hình 1. 14. Cơ chế phản ứng xúc tác quang hóa dị thể ························· 32
Hình 1. 15. Sơ đồ biểu diễn cơ chế oxi hóa ······································ 34
Hình 1. 16. Sơ đồ biểu diễn cơ chế khử ··········································· 35
Hình 1. 17. Cơ chế xúc tác quang của vật liệu biến tính A và B là chất bán
dẫn ····················································································· 36
Hình 1. 18. Cơng thức hóa học của RhB ·········································· 38

Hình 1.19. Cơng thức của 3,7-bis(Dimethylamino)-phenothiazin-5-ium
chloride (hay xanh metylen) ··········································· 38


ix

Hình 2. 1. Sơ đồ nhiễu xạ Rơnghen. ··············································· 44
Hình 2. 2. Sơ đồ tia tới và tia························································ 44
Hình 2. 3. Độ tù của peak phản xạ gây ra do kích thước hạt ···················· 44
Hình 2. 4. Phổ UV- Vis của RhB ··················································· 53
Hình 2. 5. Đường chuẩn của Rhodamine B (RhB) ······························· 54
Hình 2. 6. Phổ UV- Vis của MB ···················································· 55
Hình 2. 7. Đường chuẩn của xanh metylen (MB) ································ 55
Hình 3. 1. Giản đồ XRD của NF nung ở các nhiệt độ 3500C (a), 4000C (b),
4500C (c), 5000C (d) và 7000C (e) ······································ 62
Hình 3.2. Giản đồ phân tích nhiệt của NF ········································· 63
Hình 3. 3. Ảnh TEM của các mẫu NF-4500C (a), NF-5000C (b) và NF-7000C
(c) ·········································································· 64
Hình 3. 4. Giản đồ XRD của NF ở các tỉ lệ mol Fe3+ và Ni2+ khác nhau······ 65
Hình 3. 5. Phổ EDX của vật liệu NF ở các tỉ lệ khác nhau······················ 66
Hình 3. 6. Đường cong từ trễ của các mẫu NF tổng hợp ở các tỉ lệ mol Fe3+ và
Ni2+ khác nhau···························································· 67
Hình 3. 7. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc C/Co theo thời gian của vật liệu NF
ở các tỉ lệ ································································· 68
Hình 3. 8. Phổ XPS toàn phần (a), Ni2p (b), Fe2p (c) và O1s (d) của vật liệu
NF 2,0:1,0 ································································· 70
Hình 3. 9. Giản đồ nhiễu xạ tia X của GO; GO-N1,0 ; GO-N1,5 và
GO-N2,0 ·································································· 71
Hình 3. 10. Giản đồ nhiễu xạ tia X của GO; GO-N,S1,0 ; GO-N,S1,5
và GO-N,S2,0 ···························································· 72

Hình 3. 11. Phổ FT-IR của mẫu GO và các mẫu GO-N-1; GO-N-1,5 ;
GO-N-2,0 ································································ 74
Hình 3. 12. Phổ FT-IR của mẫu GO và các mẫu GO-N,S1,0 ; GO-N,S1,5;


x

GO-N,S2,0 ······························································ 74
Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc C/Co theo thời gian của mẫu vật liệu
GO-N ở các tỉ lệ khác nhau ············································ 75
Hình 3. 14. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc C/Co theo thời gian của mẫu vật
liệu GO-N,S ở các tỉ lệ khác nhau ···································· 76
Hình 3. 15. Giản đồ nhiễu xạ tia X của GO, NF, NF/GO-N và
NF/ GO-N,S ····························································· 78
Hình 3. 16. Phổ IR của GO; GO-N; GO-N,S; NF; NF– GO-N và
NF– GO-N,S ··························································· 78
Hình 3. 17. Ảnh SEM của các composite NF/GO-N, NF/GO-N,S ············ 79
Hình 3. 18. Ảnh TEM của các composite NF/GO-N và NF/GO-N,S ········· 80
Hình 3. 19. Đường đẳng nhiệt hấp phụ- khử hấp phụ N2 ở 77 K của NF/GO-N
và NF/GO-N,S ·························································· 80
Hình 3. 20. Đường cong từ trễ của NF, NF/GO-N và NF/GO-N,S ············ 81
Hình 3. 21. Phổ XPS toàn phần của NF, NF/GO và NF/GO-N; NF/GO-N,S ···
·························································································· 82
Hình 3. 22. Phổ XPS phân giải cao của C1s trong NF/GO-N,S ················ 84
Hình 3. 23. Phổ XPS phân giải cao của O1s trong NF/GO-N,S ················ 84
Hình 3. 24. Phổ XPS của Fe2p trong NF, NF/GO-N, NF/GO-N,S ············ 85
Hình 3. 25. Phổ XPS của Ni2p trong NF/GO-N,S ······························· 86
Hình 3. 26. Phổ XPS của N1s, S2p trong NF/GO-N,S ························· 87
Hình 3. 27. Phổ XPS phân giải cao của O1s trong NF, NF/GO-N,
NF/GO-N,S······························································ 88

Hình 3. 28. Phổ UV-Vis trạng thái rắn của NF, NF/GO-N và NF/GO-N,S··· 89
Hình 3. 29. Đồ thị sự phụ thuộc của (F(R)hϑ)2 theo năng lượng ánh sáng bị
hấp thụ của NF, NF/GO-N và NF/GO-N,S ························· 90
Hình 3. 30. Dung lượng hấp phụ RhB theo thời gian của các mẫu NF, GO-N,


xi

GO-N,S và composite NF/GO-N, NF/GO-N,S ····················· 91
Hình 3. 31. Sự giảm nồng độ RhB theo thời gian của phản ứng ··············· 92
Hình 3. 32. Hiệu suất phân hủy RhB trên các xúc tác sau 240 phút chiếu sáng ·
············································································ 93
Hình 3. 33. Phổ UV-Vis của sản phẩm quá trình phân hủy RhB của xúc tác
NF/GO-N,S ở các thời điểm·········································· 94
Hình 3. 34. Sự giảm C/Co của RhB theo thời gian khi thay đổi lượng chất
xúc tác···································································· 95
Hình 3. 35. Sự giảm C/Co của RhB theo thời gian của NF/GO-N,S ở các
nồng độ ·································································· 97
Hình 3. 36. Sự phụ thuộc ln(C0/C) vào thời gian chiếu sáng của phản ứng
phân hủy RhB đối với xúc tác NF/GO-N,S ························ 98
Hình 3. 37. Sự giảm nồng độ MB theo thời gian của phản ứng ················ 99
Hình 3. 38. Hiệu suất phân hủy MB trên các xúc tác sau 240 phút
chiếu sáng ······························································· 99
Hình 3. 39. Sự phụ thuộc ln(C0/C) vào thời gian chiếu sáng (phút) của xúc tác
NF/GO-N ở các nồng độ 10 mg/L (1); 20 mg/L (2) và 40 mg/L (3) 100
Hình 3. 40. Ảnh hưởng của chất dập tắt đến sự phân hủy RhB đối với xúc tác
NF/GO-N,S···························································· 101
Hình 3. 41. Sự thay đổi nồng độ RhB theo thời gian phản ứng trên xúc tác
NF/GO-N,S sau 3 lần tái sử dụng ·································· 103
Hình 3. 42. Hiệu suất phân hủy RhB của xúc tác NF/GO-N,S ban đầu và sau 3

lần tái sử dụng ························································ 104
Hình 3. 43. Hiệu suất phân hủy MB của xúc tác NF/GO-N (a); Giản đồ XRD
của xúc tác NF/GO-N sau 3 lần tái sử dụng (b)……………………104


MỞ ĐẦU
1. L do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, bên cạnh việc góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống con người, xã hội phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng lo
ngại do những hậu quả mà nó gây ra. Một trong ba thách thức của thế kỉ 21 mà
cả nhân loại đang đối mặt đó là ơ nhiễm mơi trường ngày càng trầm trọng, mà
đặc biệt là ơ nhiễm mơi trường nước. Sự có mặt của các chất độc hại như các
ion vô cơ, asen và các kim loại nặng, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ, các hóa
chất bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh tồn lưu trong các nguồn nước ni
trồng thủy sản… khó phân hủy trong dung dịch nước đã xuất hiện ở nhiều nơi
và kéo theo lượng nước sạch ngày càng hạn hẹp. Điều đó khơng những ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia mà còn gây tác hại trực
tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Trong số các nguồn gây ô nhiễm môi trường
nước bởi các hợp chất hữu cơ phải kể đến các nguồn nước thải cơng nghiệp dệt
nhuộm. Nhìn chung, vẫn cịn tồn tại một thực trạng là các nguồn nước thải ở
hầu hết các cơ sở sản xuất mới chỉ được xử lý sơ bộ, thậm chí thải trực tiếp ra
mơi trường dẫn đến môi trường nước (kể cả nước mặt và nước ngầm) ở nhiều
khu vực đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Đã có nhiều giải pháp xử lý tiên tiến được áp dụng nhằm xử lý các chất
hữu cơ độc hại trong các nguồn nước ơ nhiễm. Trong số đó, phương pháp
quang xúc tác được coi là một trong những phương pháp hấp dẫn nhất, tận
dụng nguồn năng lượng mặt trời kết hợp với tác nhân oxi hóa là oxi khơng khí
để phân hủy các hợp chất gây ơ nhiễm cho hiệu quả cao dưới góc độ kinh tế và
mơi trường. Các công bố gần đây đã chỉ ra rằng, vật liệu xúc tác quang từ tính
mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý các chất ô nhiễm trong môi trường

nước, đặc biệt trong việc tách, thu hồi xúc tác. Các chất này phải đảm bảo có


2

một phần từ tính với chức năng tách nhờ sử dụng một từ trường ngoài và phần
thứ hai là chất hoạt động với chức năng xúc tác quang.
Từ lâu vật liệu ferrite spinel MFe2O4 nhận được sự quan tâm của các
nhà khoa học do có nhiều đặc tính nổi bật như có kích thước nanomet, diện
tích bề mặt lớn, siêu thuận từ, có độ bão hịa từ cao và dễ thu hồi bằng cách sử
dụng từ trường cho dung dịch sau phản ứng, mang lại hiệu quả kinh tế và khả
năng ứng dụng thực tế cao. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả ứng dụng
của hệ vật liệu này nhằm xử lý các hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong môi
trường nước, vật liệu tổ hợp MFe2O4 trên vật liệu nền có diện tích bề mặt lớn
được quan tâm. Việc kết hợp giữa MFe2O4 và graphen cũng như vật liệu trên
cơ sở graphen biến tính tạo ra vật liệu mới với nhiều tính năng đã và đang
được nghiên cứu sâu rộng. Đã có nhiều cơng bố ứng dụng các vật liệu này
trong xử lý môi trường, xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ môi trường nước [1],
[2], [5], [14], [27], [33], [35], [42], [45], [96], [111], [114], xử lý các kim loại
nặng độc hại [4], [6], [66], [120], hiệu quả và dễ dàng thu hồi, tái sử dụng.
Graphene và vật liệu trên cơ sở graphen pha tạp một số chất như B, N,
khí, kim loại, hoặc phân tử hữu cơ là một cách tiếp cận hiệu quả để điều chỉnh
các tính chất điện tử và phản ứng hóa học của chúng. Trong số đó, việc pha tạp
bởi N và đồng thời N, S đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. So
với vật liệu nguyên sơ, vật liệu pha tạp N hoặc N, S có nhiều vùng kích hoạt
hơn, đã mở rộng khả năng ứng dụng của nó trong nhiều lĩnh vực như cảm biến
sinh học, pin nhiên liệu, thiết bị điện tử và trong xử lý mơi trường do hoạt
động hóa học cao của vật liệu pha tạp dễ dàng để kết hợp với các vật liệu khác
[80].
Hướng nghiên cứu ferrite spinel NiFe2O4/ graphen cũng như vật liệu

trên cơ sở graphen biến tính, đặc biệt vật liệu biến tính bởi N hoặc đồng thời
N, S chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, cần được nghiên cứu cả về


3

cơ bản và các ứng dụng của chúng trong tương lai [46].
Xuất phát từ những cơ sở khoa học cũng như những vấn đề thực tiễn
trình bày ở trên tơi chọn đề tài “Nghiên cứu tổng hợp vật liệu composite
NiFe2O4/ graphen oxit biến tính ứng dụng làm chất xúc tác quang phân hủy
chất hữu cơ ô nhiễm trong môi trường nước”.
Đề tài tập trung nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác NiFe 2O4/ graphen oxit
biến tính bởi N; N và S; nghiên cứu cấu trúc của vật liệu tổng hợp được và
bước đầu khảo sát hoạt tính quang xúc tác của các composite NiFe2O4/ GO-N;
NiFe2O4/GO-N,S trong phản ứng phân hủy RhB/ MB trong dung dịch nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp được vật liệu nanocomposite NiFe2O4/ graphen oxit biến tính
ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm môi trường nước.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Graphen oxit biến tính (bởi N và N, S);
- Vật liệu nano ferrite spinel NiFe2O4;
- Vật liệu nanocomposite ferrite spinel NiFe2O4/ graphen oxit biến tính
(GO-N/ GO-N,S);
- Chất hữu cơ cần xử lý: RhB, MB (phản ứng mơ hình).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát các điều kiện tổng hợp graphen oxit biến tính bởi N và đồng
thời N,S; vật liệu ferrite spinel NiFe2O4; nanocomposite ferrite spinel NiFe2O4/
graphen oxit biến tính;
- Nghiên cứu ứng dụng của hệ vật liệu NiFe2O4/ graphen oxit biến tính

trong phản ứng xúc tác quang nhằm xử lý RhB/ MB trong môi trường nước.
Tất cả thí nghiệm được tiến hành ở quy mơ trong phịng thí nghiệm.


4

4. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu
- Graphen và vật liệu trên cơ sở graphen tổng hợp theo phương pháp
Hummers biến tính đi từ graphit với các tác nhân oxi hóa mạnh; biến tính
graphen oxit bởi N và đồng thời N,S; khảo sát ảnh hưởng của lượng chất biến
tính đến cấu trúc và tính chất của vật liệu;
- Tổng hợp nano ferrite spinel NiFe2O4 bằng phương pháp thủy nhiệt;
khảo sát ảnh hưởng của lượng chất ban đầu, nhiệt độ nung đến cấu trúc và tính
chất của vật liệu;
- Tổng hợp nanocomposite ferrite spinel NiFe2O4/ graphen oxit biến tính
(GO-N, GO-N,S) bằng phương pháp thủy nhiệt;
- Ứng dụng vật liệu nanocomposite NiFe2O4/ graphen oxit biến tính
trong phản ứng phân hủy RhB và MB trong dung dịch nước dưới ánh sáng khả
kiến. Nghiên cứu động học của phản ứng quang xúc tác.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Cấu trúc và thành phần pha của vật liệu được xác định bằng phương
pháp nhiễu xạ tia X (XRD);
- Hình dạng và kích thước hạt được xác định từ ảnh hiển vi điện tử
truyền qua (TEM) và hiển vi điện tử quét (SEM);
- Các thơng số cấu trúc và diện tích bề mặt vật liệu được xác định dựa
vào phương pháp BET;
- Sự phân bố các nguyên tố trên bề mặt vật liệu được xác định bởi
phương pháp EDX;
- Xác định thành phần nguyên tố và trạng thái oxy hóa của chúng

trong mẫu nghiên cứu sử dụng phương pháp phổ quang điện tử tia X (XPS);
- Xác định độ bền nhiệt của mẫu nghiên cứu, phương pháp phân
tích nhiệt trọng lượng TGA được sử dụng;


5

- Khả năng hấp thụ ánh sáng và năng lượng vùng cấm của vật liệu
quang xúc tác được xác định theo phương pháp phổ tử ngoại khả kiến, Uv-vis
DRS;
- Tính chất từ của vật liệu được đo bằng từ kế mẫu rung (VSM);
- Hoạt tính quang xúc tác được đánh giá theo phương pháp chuẩn.
Sản phẩm phản ứng được phân tích bằng phương pháp UV-Vis.


6

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về graphit
Carbon là nguyên tố đóng vai trị quan trọng cho sự sống và là nguyên tố
cơ bản của hàng triệu hợp chất hóa học hữu cơ. Trong một nguyên tử carbon,
các electron lớp ngồi cùng có thể hình thành nên nhiều kiểu lai hóa khác
nhau. Do đó khi các nguyên tử này liên kết lại với nhau chúng cũng có khả
năng tạo nên nhiều dạng cấu trúc tinh thể như: cấu trúc tinh thể ba chiều (3D),
hai chiều (2D), một chiều (1D) và không chiều (0D). Điều này được thể hiện
thông qua sự phong phú về các dạng thù hình của vật liệu carbon là: kim
cương, graphit, graphen, ống nano carbon và fullerens [36].
Kim cương và graphit là hai dạng thù hình có cấu trúc tinh thể 3 chiều
của carbon được biết đến nhiều. Mỗi nguyên tử carbon trong kim cương liên
kết cộng hóa trị với 4 nguyên tử carbon khác bằng 4 liên kết ζ ở trạng thái lai

hóa sp3 trong một mạng tứ diện với độ dài liên kết C-C khoảng 0,1544 nm.
Cấu trúc tinh thể kim cương dạng này là cấu trúc lập phương tâm mặt (FCC)
(Hình 1.1) với hằng số mạng a = 3,567 Å.

Hình 1.1. Cấu trúc tinh thể của kim cƣơng và graphit (3D) [49]

Cấu trúc tinh thể của graphit gồm mỗi nguyên tử carbon ở trạng thái lai


7

hóa sp2 liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên tử carbon xung quanh cùng nằm
trong một lớp tạo thành vòng 6 cạnh tương đối phẳng. Khoảng cách giữa các
nguyên tử carbon trong cùng một lớp là khoảng 1,42 Å trong khi đó khoảng
cách giữa các lớp với nhau là khoảng 0,34 Å (gấp 2,5 lần) do vậy tương tác
giữa các lớp yếu hơn tương tác giữa các nguyên tử cùng lớp rất nhiều. Chính vì
tương tác giữa các lớp với nhau tương đối yếu nên các lớp này có thể trượt lên
nhau, dẫn đến tính dẻo nhưng khơng đàn hồi của graphit. Do vậy, graphit có
thể dùng làm dầu bơi trơn. Liên kết C-C trong than chì tương đối bền, do ngoài
các liên kết ζ với 3 nguyên tử carbon xung quanh thì ngun tử carbon trung
tâm cịn có 1 liên kết π không định vị với các nguyên tử xung quanh.
Ngồi ra, chính vì sự tồn tại các liên kết π không định vị trong các lớp
mạng sẽ tạo ra một hệ thống liên hợp dạng (-C=C-C=C-C=C-) đó chính là
vùng khơng gian mà các electron π có thể chuyển động tương đối tự do. Các
electron π phân bố ngang qua cấu trúc lục giác của nguyên tử carbon góp phần
vào tính dẫn điện của graphit. Trong một tấm graphit định hướng, suất dẫn
điện theo hướng song song với các tấm này lớn hơn so với suất dẫn điện theo
hướng vng góc với chúng.
Có hai dạng graphit đã biết là alpha (lục giác) và beta (rhoRhBohedral),
cả hai có các thuộc tính vật lý giống nhau, ngoại trừ về cấu trúc tinh thể. Các

loại graphit có nguồn gốc tự nhiên có thể chứa tới 30% dạng beta, trong khi
graphit tổng hợp chỉ có dạng alpha. Dạng alpha có thể chuyển thành dạng beta
thông qua xử lý cơ học và dạng beta chuyển thành dạng alpha khi bị nung nóng
trên 10000C.
Cấu trúc lớp của graphit cho phép các nguyên tử, ion lạ xâm nhập vào
một cách dễ dàng tạo thành nhiều loại hợp chất mới có các tính chất đặc biệt.
Chất xâm nhập có thể là á kim, kim loại, muối.
Trong đề tài này sử dụng dung dịch H2SO4 đặc để xâm nhập vào cấu


8

trúc của graphit, làm tăng khoảng cách giữa các đơn lớp để tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình oxy hóa.
 C24+(HSO4 ).2H2SO4 + H2
Graphit + H2SO4 (đặc) 

1.2. Tổng quan về graphen o it và graphen o it biến t nh
1.2.1. Graphen oxit (GO)
1.2.1.1. Đặc điểm cấu trúc
Graphit oxit là một hợp chất của carbon, oxy và hydro thu được bằng
cách xử lý graphit với chất oxy hóa mạnh như NaNO3, KMnO4, KClO3, H3PO4
hay hỗn hợp các chất oxy hóa trong mơi trường axit mạnh. Graphen oxit được
điều chế bằng các phương pháp như: Brodie [76], Staudenmaier, Hummers và
offeman [48] và phương pháp Tour [70].
Việc oxy hóa graphit nhằm đưa các nhóm chức chứa oxy nằm xen kẻ
giữa các lớp graphit làm tăng khoảng cách giữa các lớp graphit, có thể tăng từ
0,34 nm lúc ban đầu lên ~ 0,7 – 1,2 nm sau khi oxy hóa, đồng thời sự có mặt
những nhóm chức chứa oxy trong graphit đã làm cho chúng trở nên rất ái
nước. Nhờ đó, khi có nước sẽ xảy ra tương tác giữa nước và các nhóm chức

chứa oxy, giúp các lớp graphit oxit càng đẩy nhau ra và như vậy có thể tiến
hành tách thành từng lớp trong môi trường nước [9], [25].
Graphen oxit (GO) là một sản phẩm trung gian của quá trình chế tạo
graphen bằng phương pháp hóa học, thu được từ q trình oxy hóa graphit bởi
các chất oxy hóa và axit mạnh. Q trình oxy hóa graphit thành graphit oxit
nhằm mục đích tạo nên các nhóm chức có chứa oxy trên bề mặt của các lớp
graphit, để dễ dàng phân tán chúng trong các dung môi phân cực tạo thành các
đơn lớp graphen oxit. Sau đó các đơn lớp này sẽ được chuyển hóa thành các
đơn lớp graphen bằng cách khử bỏ các nhóm chức này.
Đặc điểm cấu trúc quan trọng nhất của graphen oxit là ln có mặt các
nhóm chức chứa oxy hoạt động. Các nhóm chức chứa oxy phổ biến nhất trên


9

GO là nhóm hydroxyl (– OH), epoxy (–O–), carbonyl (–C=O), carboxyl

(–

COOH), cetol (C=O) và các hợp chất chứa C-O và C=O khác như lactol,
peroxid, anhydrid… Các nhóm chức này có khả năng tạo liên kết hydro với
các phân tử nước vì vậy graphen oxit có khả năng phân tán tốt trong nước và
các dung mơi hữu cơ khác.

Hình 1. 2. Sơ đồ tạo graphen o it từ graphit [51]

Tuy nhiên, cấu trúc chi tiết của GO vẫn còn là một vấn đề bàn luận vì
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên liệu sử dụng để chế tạo, các điều kiện
để thực hiện (thời gian, nhiệt độ, hóa chất…) quá trình oxy hóa đã đưa đến
những kết quả khác nhau nhất định về đặc tính sản phẩm [15], [57], [91].

Trong đó mơ hình của Lerf – Klinowski phổ biến hơn cả [90].

Hình 1. 3. Cấu trúc của GO theo Lerf – Klinowski [41]

Theo đó graphit sau khi oxy hóa, trên mặt phẳng nằm ngang của các lớp
có các nhóm hydroxyl, epoxy và trên các góc của mặt phẳng nằm ngang có thể
hình thành các nhóm chức carbonyl hoặc carboxylic. Gần đây (2013) nhóm tác
giả Ayrat M và cộng sự [33] đã đề xuất một mơ hình GO mới, tên gọi là DSM


10

(Dynamic Structural Model). Ngược lại với tất cả các mô hình đề xuất trước
đây, nhóm tác giả khơng xem xét các GO như một cấu trúc tĩnh với một tập
hợp các nhóm chức. Thay vào đó, họ cho rằng các nhóm chức mới liên tục
phát triển và biến đổi. Vai trò quan trọng trong tất cả những biến đổi thuộc về
nước kết hợp vào GO đã chuyển đổi cơ cấu của nó, và sau đó rời khỏi cấu trúc
thơng qua các phản ứng khác nhau. Động lực của sự biến đổi là tích tụ của điện
tích âm trên lớp GO, được ổn định bằng sự cộng hưởng và hình thành của một
lớp. Các vịng thơm, các nối đơi, các nhóm epoxy được cho là nằm trên mạng
lưới carbon gần như phẳng, trong khi cacbon nối với nhóm –OH hơi lệch so
với cấu trúc tứ diện dẫn đến cấu trúc lớp hơi cong. Các nhóm chức được cho
là nằm cả trên lẫn dưới các lớp GO. Vì mỗi lớp đều chứa các nhóm chức có
oxy mang điện tính âm, do đó có lực đẩy xuất hiện giữa các lớp, đồng thời làm
cho GO thể hiện tính ưa nước và trương được trong nước. Hơn nữa việc tạo
liên kết hydro giữa các lớp graphen oxit thơng qua các nhóm hydroxyl, epoxy
và nước khiến các khoảng cách giữa các tấm GO được nới rộng đáng kể hơn so
với graphit (0,65- 0,75 nm so với 0,34 nm) được xác định thông qua phương
pháp nhiễu xạ tia X (XRD) [18].
Độ dày của đơn lớp tấm GO đã được báo cáo xấp xỉ 1- 2 nm [13], xấp xỉ

4 lần độ dày của một lớp graphen 0,34 nm [64]. Điểm đẳng điện pHpzc = 3,9,
điện tích bề mặt GO trong nước mang điện tích âm và GO là chất ưa nước kỵ
dầu [121].

Hình 1. 4. Liên kết hydro giữa các lớp graphit o it [78]


11

1.2.1.2. Phương pháp tổng hợp
Có nhiều phương pháp hóa học để điều chế graphen oxit, mỗi phương
pháp điều có ưu và nhược điểm riêng. Trong đó phương pháp Brodie và
Staudenmaier sử dụng kết hợp cả KClO3 và HNO3 để oxy hóa graphit, cịn
phương pháp Hummers xử lý graphit với KMnO4 và H2SO4. Phương pháp phổ
biến để oxy hóa graphit là phương pháp Hummers [48], [108], [117].
- Phương pháp Brodie: đây là phương pháp cổ điển ra đời sớm
nhất bằng cách thêm kali clorat để tạo dạng bùn của than chì với axit nitric
đậm đặc [73]. Ưu điểm của phương pháp là đơn giản dễ thực hiện nhưng
phương pháp này hao tốn hóa chất nhiều để rửa sản phẩm.
- Phương pháp Staudenmaier: phương pháp này đã cải thiện
phương pháp Brodie bằng cách sử dụng hỗn hợp axit sulfuric đặc và axit nitric
đặc. Sau đó thêm từ từ KClO3 vào hỗn hợp. Sự thay đổi này trong quá trình tổng
hợp đã khiến cho GO có mức oxy hóa cao hơn [34]. Thời gian phản ứng lâu, hệ
khơng an tồn với người làm thí nghiệm là nhược điểm của phương pháp này.
- Phương pháp Hummers: Năm 1958, Hummers đã công bố
phương pháp thay thế cho việc tổng hợp GO bằng KMnO4 và NaNO3 trong
H2SO4 [113]. Ngày nay, phương pháp này được cải tiến hơn bằng cách kết hợp
với nhiều chất oxy hóa mạnh khác nhau (phụ thuộc vào yêu cầu thực nghiệm
và loại graphit đã dùng) để chế tạo vật liệu với hiệu suất cao nhất và người ta
gọi nó là phương pháp Hummers cải tiến (Modified Hummers). Phương pháp

này có ưu điểm giảm lượng khí thải NOx, thân thiện với mơi trường.
- Phương pháp Tour: được công bố vào năm 2010 bởi nhóm giáo
sư Tour tại đại học Rice (Mỹ) với sự thay đổi cơ bản so với phương pháp
Hummers là không sử dụng NaNO3 tăng hàm lượng KMnO4 và sử dụng
H3PO4. Phương pháp này sử dụng tỷ lệ KMnO4 : Graphit = 6 : 1 và H2SO4 :
H3PO4 = 9 : 1. Sản phẩm thu được có mức oxy hóa cao [70].


12

1.2.1.3. Tính chất
Graphen oxit (GO) là chất cách điện, điều này được giải thích là do q
trình biến đổi hóa học hình thành các nhóm chức trên bề mặt của graphen oxit
làm phá vỡ mạng lưới liên kết sp2 giữa các nguyên tử C-C khiến việc truyền
điện tử trở nên yến hơn hoặc gián đoạn. Tính dẫn điện của GO có thể được cải
thiện bằng cách khử graphen oxit sử dụng các tác nhân khử như hydrazin,
hydro hoặc ủ nhiệt [85]. GO do mang nhiều nhóm chứa oxi hoạt động như
carboxyl (-COOH), hydroxyl (-OH), keton (C=O), epoxid (C-O-C). Các nhóm
chức chứa oxy phân cực của GO làm cho vật liệu này có xu hướng ưa nước,
GO phân tán tốt trong nước và có thể bị tách lớp trong nhiều loại dung mơi
[18]. Sự hiện diện của các nhóm chức hoạt động như carbonyl, epoxy,
hydroxyl trên bề mặt của GO cho phép nó tương tác với rất nhiều các phân tử
trải dài trên bề mặt biến tính. Các hợp chất hữu cơ có thể được hấp phụ trên
các hạt nano hay vật liệu cấu trúc nano thông qua những tương tác sau: tương
tác điện tử, liên kết hydro, sự xếp chồng liên kết π- π, lực phân tán, liên kết cho
- nhận và hiệu ứng kị nước [50]. Hơn nữa, những nhóm hoạt động này của GO
cũng có thể liên kết với các ion kim loại nặng có mặt trong dung dịch thông
qua phức bề mặt, hoặc tương tác tĩnh điện giữa bề mặt âm GO và các cation
kim loại, chất màu… do đó nó cũng có thể sử dụng để tách các ion từ dung
dịch [50].

Graphen oxit (GO) có diện tích bề mặt riêng lớn, có khả năng phân tán
tốt của trong nước và các dung môi phân cực (do có các nhóm chức chứa oxy
trên bề mặt như hydroxyl, epoxy, carboxyl... các nhóm này có khả năng tạo
liên kết hydro với các phân tử nước) nên được sử dụng làm chất nền để chế tạo
vật liệu mới.
1.2.2. Graphen oxit biến tính
Graphen và vật liệu trên cơ sở graphen được nghiên cứu và phát triển


13

mạnh trong thời gian qua đặc biệt là các vật liệu chức năng hóa hoặc pha tạp
bởi các kim loại/ phi kim... do khả năng dẫn điện tốt, diện tích bề mặt cao,
nhiều nhóm chức hoạt động, đa dạng về phương pháp tổng hợp và nguyên liệu.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự có mặt của graphen/ graphen oxit và các
vật liệu chức năng hóa hay pha tạp khơng chỉ mang lại lợi ích trong việc nâng
cao dung lượng hấp phụ mà cịn thể hiện hoạt tính quang xúc tác cao trong
vùng ánh sáng khả kiến.
Việc pha tạp các nguyên tử như N, S, B,… có độ âm điện lớn hơn độ âm
điện của carbon, đã được nghiên cứu rộng rãi để cải thiện khả năng hoạt động
hóa học của GO [58], [108]. Khi một nguyên tử nitrogen được pha tạp vào
graphen hay vật liệu trên cơ sở graphen, thường xuất hiện ba dạng cấu hình
liên kết phổ biến trong mạng tinh thể carbon, bao gồm N bậc bốn (hoặc
quaternary N), pyridinic N và pyrrolic N (Hình 1.5).

Hình 1. 5. Cấu tạo liên kết các nguyên tử nitrogen trong N-graphene [16]

Các nguyên tử N thay thế ở các nguyên tử C trong vòng lục giác. Cụ thể,
liên kết pyridinic N với hai nguyên tử C ở các cạnh hoặc các hốc của graphene
và đóng góp một electron p vào hệ thống π. Pyrrolic N đóng góp hai electron p

vào hệ thống π[19], [26]. Trong số các loại nitrogen, pyridinic N và quaternary
N là lai hóa sp2 và pyrrolic N là lai hóa sp3. J. Mei và cộng sự [71] nghiên cứu
tổng hợp composite MnO2/GO-N, cấu trúc của GO pha tạp bởi nitrogen được
cịn được thể hiện ở Hình 1.6.


14

Hình 1. 6. Cấu trúc sự hình thành vật liệu nanocomposite MnO2/N-GO [71]

Các pyrrolic-N được tích hợp vào các vịng dị vịng của khung mạng
GO, nên GO-N có độ linh động của điện tử và độ phản ứng cao [71]. Điều đó
dẫn đến GO-N có những tính chất khác với GO, cụ thể là vị trí của các nguyên
tử carbon sẽ bị ảnh hưởng bởi nguyên tử N bị pha tạp [19], [118] tạo ra các
tâm hoạt động trên bề mặt của GO. Các tâm hoạt động này có thể tham gia trực
tiếp phản ứng xúc tác như oxy phản ứng khử hoặc tạo các vị trí để gắn các hạt
nano kim loại dùng trong phản ứng xúc tác [110]. Các lớp của GO được gắn
các nhóm chứa oxy như các nhóm hydroxyl, carboxyl, carbonyl và epoxy. Sau
được xử lý bằng amoniac, các nguyên tử nitrogen được gắn vào khung mạng
của GO và một số nhóm có chứa oxy đã được loại bỏ. Ngồi ra, sự có mặt của
các ngun tử nitrogen làm thay đổi sự phân bố điện tích bề mặt GO và tạo
thuận lợi để gắn các hạt nano kim loại [71]. Khả năng phân tán của các hạt
nano kim loại trên GO-N tốt hơn trên GO [97].
N. Chnadel và cộng sự [20] tổng hợp thành công vật liệu tổ hợp các chất
bán dẫn trên nền graphen dopping nitrogen, sử dụng nguồn nitrogen là urea.
Vật liệu tổng hợp ứng dụng hiệu quả trong việc xử lý thuốc nhuộm methyl
orange (MO) and malachite green (MG). Kết quả nghiên cứu cũng đã chứng
minh rằng, vật liệu khá bền sau 10 lần tái sử dụng, tính ổn định giúp tăng
cường hiệu suất quang xúc tác.
Việc lựa chọn nguồn pha tạp là một trong những vấn đề được quan tâm,



×