Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phân tích xu hướng hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới khu vực nam trung bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG

PHÂN TÍCH XU HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BÃO,
ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số: 8440217

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Xuân


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đã
đƣợc công bố theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của luận văn chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác.

Bình Định, tháng 9 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Phƣơng


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp, tơi


đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của thầy cơ, bạn bè
và gia đình.
Trƣớc hết, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn
Hữu Xuân - ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ, dạy bảo, thông cảm và
động viên tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô của Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã nhiệt
tình giảng dạy và đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập.
Trân trọng cảm ơn BCN Chƣơng trình Tây Nguyên 2016-2020, Chủ nhiệm
đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia TN18/T11 “Nghiên cứu xây dựng mơ
hình tổ chức lãnh thổ liên vùng Tây Nguyên - Nam Trung Bộ theo lưu vực sông
nhằm phát triển bền vững nông lâm nghiệp” đã cung cấp nguồn số liệu phục vụ cho
nghiên cứu đề tài này.
Cảm ơn ban lãnh đạo và các cán bộ Đài Khí tƣợng thủy văn Bình Định;
Trạm Khí tƣợng Tuy Hịa và Sơn Hịa, tỉnh Phú n đã giúp đỡ tơi rất nhiều trong
quá trình làm luận văn.
Sau cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tơi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Dù đã có nhiều cố gắng trong q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tuy
nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận đƣợc sự góp ý
q báu của quý thầy cô, đồng nghiệp và các bạn!
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Phƣơng


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 3
6. Kết quả của đề tài ............................................................................................... 6
7. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 7
8. Cấu trúc của đề tài.............................................................................................. 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU BÃO VÀ ÁP THẤP
NHIỆT ĐỚI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ........................... 8
1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu................................................................ 8
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu bão, áp thấp nhiệt đới ........................................... 8
1.1.2. Khái niệm bão, áp thấp nhiệt đới ............................................................ 10
1.1.3. Nhận thức về biến đổi khí hậu ................................................................ 22
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 32
1.2.1. Nghiên cứu hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên thế giới ............... 32
1.2.2. Nghiên cứu hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam ................ 33
1.2.3. Nghiên cứu biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ ............................ 33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 37
Chƣơng 2. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BÃO VÀ ÁP THẤP
NHIỆT ĐỚI KHU VỰC NAM TRUNG BỘ.............................................. 38
2.1. Khái quát khu vực nghiên cứu ...................................................................... 38


2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu................................... 38
2.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội lãnh thổ nghiên cứu ........................ 40
2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành, phát triển của bão và áp
thấp nhiệt đới vùng Nam Trung bộ ...................................................................... 44
2.2.1. Vị trí địa lý.............................................................................................. 44

2.2.2. Nhân tố tự nhiên ..................................................................................... 44
2.3. Đặc điểm của bão và áp thấp nhiệt đới vùng Nam Trung bộ......................... 49
2.3.1. Tình hình bão và áp thấp nhiệt đới vùng Nam Trung bộ giai đoạn
1977 - 2019........................................................................................................ 49
2.3.2. Đặc điểm hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới ................................... 51
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 56
Chƣơng 3. PHÂN TÍCH XU THẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI
KHU VỰC TỪ BÌNH ĐỊNH ĐẾN KHÁNH HỊA TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .................................................................................. 57
3.1. Bối cảnh biến đổi khí hậu.............................................................................. 57
3.1.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu vùng Nam Trung bộ ............................... 57
3.1.2. Tác động của xu thế biến đổi khí hậu đến thiên tai của vùng .................. 58
3.2. Xu thế hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới từ Bình Định đến Khánh Hòa
giai đoạn 1977 - 2018........................................................................................... 66
3.2.1. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới vùng Nam Trung bộ giai đoạn
1977 - 2019 ....................................................................................................... 66
3.2.2.Đặc điểm phân bố và biến động bão, áp thấp nhiệt đới ............................ 68
3.2.3. Dự báo xu thế hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới đối với lãnh thổ từ
Bình Định đến Khánh Hòa................................................................................ 80
3.3. Phƣơng án và giải pháp phòng chống bão và áp thấp nhiệt đới..................... 81
3.3.1. Cơ sở đề xuất .......................................................................................... 81
3.3.2. Phƣơng án phòng chống thiên tai của các địa phƣơng ............................ 83
3.3.3. Giải pháp ................................................................................................ 88
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 90


KẾT LUẬN .................................................................................................................... 91
1. Kết luận ............................................................................................................ 91
2. Kiến nghị.......................................................................................................... 92
3. Hạn chế ............................................................................................................ 92

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

ATNĐ
BĐKH
BXMT

KTTV
TBTBD

Áp thấp nhiệt đới
Biến đổi khí hậu
Bức xạ Mặt trời
El Nino Sounthern Oscillation
(dao động Nam)
Khí tƣợng thủy văn
Tây Bắc Thái Bình Dƣơng

TBNN
XTNĐ

Trung bình nhiều năm
Xốy thuận nhiệt đới


ENSO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thang đo cấp gió (bão) Saffir - Simpson ...................................................... 11
Bảng 2.1: Đặc điểm dân cƣ khu vực nghiên cứu năm 2019 .......................................... 41
Bảng 2.2: Điều kiện ở và sinh hoạt của hộ dân cƣ khu vực nghiên cứu năm 2019....... 41
Bảng 2.3: Đặc điểm kinh tế khu vực nghiên cứu năm 2019 .......................................... 43
Bảng 2.4: Tần suất bão đổ bộ trực tiếp vào một số tỉnh Nam Trung bộ giai đoạn
1951 - 2019................................................................................................... 52
Bảng 2.5: Đặc trƣng gió, mƣa của một số cơn bão đổ bộ vào đất liền từ Bình Định đến
Ninh Thuận (quan trắc tại trạm khí tƣợng Tuy Hịa và Sơn Hịa) ............... 55
Bảng 2.6: Phân ngƣỡng mức độ ảnh hƣởng của bão tƣơng ứng với vận tốc gió .......... 56
Bảng 3.1: Tổng thiệt hại do bão số 11 (Mirinae) tại các tỉnh Nam Trung bộ................ 60
Bảng 3.2: Tổng hợp dung tích hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Yên ........................... 62
Bảng 3.3: Bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông thời kỳ 1959 đến 2010 .... 68
Bảng 3.4: Số lƣợng bão đổ bộ và ảnh hƣởng trực tiếp đến từng đoạn bờ từ năm 1960
đến 2010 [18]................................................................................................ 71
Bảng 3.5: Số lƣợng, tần suất và tỷ lệ bão trên biển Đông theo tháng, thời kỳ
1951 - 2013 ................................................................................................... 76
Bảng 3.6: Vận tốc gió bão trung bình thời đoạn 10 năm và giai đoạn 1945 - 2019 ...... 77


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mơ hình cấu trúc bão...................................................................................... 14
Hình 1.2: Cấu trúc các trƣờng khí trong bão.................................................................. 14
Hình 1.3: Ảnh mây vệ tinh của cơn bão số 16 (Tembin) năm 2017.............................. 15
Hình 1.4: Cấu trúc mây trong bão Katrina .................................................................... 16

Hình 1.5: Bão Katrina 25/8/2005 lúc mới hình thành.................................................... 17
Hình 1.6: Bão Katrina 12:16 trƣa 29/8/2005.................................................................. 19
Hình 1.7: Quỹ đạo bão trên thế giới .............................................................................. 20
Hình 1.8: Nhiệt độ mặt đất toàn cầu giai đoạn 1880 - 2020 .......................................... 28
Hình 1.9: Dị thƣờng nhiệt độ mặt đất trung bình thời gian 2014 - 2018 so với nhiệt độ
trung bình 1951 - 1980 ................................................................................. 28
Hình 1.10: Xu thế thay đổi lƣợng mƣa trung bình năm trạm Quy Nhơn và An Nhơn
giai đoạn 1999-2018..................................................................................... 34
Hình 1.11: Xu thế thay đổi nhiệt độ trung bình năm trạm An Nhơn giai đoạn 1999 2018 .............................................................................................................. 35
Hình 1.12: Xu thế thay đổi nhiệt độ trung bình năm trạm Quy Nhơn giai đoạn 1999 2018 .............................................................................................................. 35
Hình 2.1: Bản đồ khí tƣợng synop bề mặt ngày 5/11/2019 (khi cơn bão Nakri chuẩn bị
đổ bộ) [22] .................................................................................................... 45
Hình 2.2: Số cơn bão ảnh hƣởng đến Việt Nam thời kỳ 1961 - 2014 [11] .................. 50
Hình 2.3: Cơn bão đổ bộ và ảnh hƣởng đến miền Trung trong năm 1984 (ngày
7/11/1984 con bão Agnes đổ bộ vào Quy Nhơn với sức gió 185km/h, đạt
cấp 16) [22] .................................................................................................. 51
Hình 2.4: Số lƣợng bão đổ bộ vào Trung Bộ, Việt Nam giai đoạn 1951 - 2018 [22] ... 51
Hình 2.5: Biến động số lƣợng bão đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh từ Bình Định - Ninh
Thuận [22] .................................................................................................... 53
Hình 2.6: Diễn biến bão ảnh hƣởng và đổ bộ Việt Nam (1959 - 2014). ....................... 54
Hình 2.7: Diễn biến bão với cƣờng độ gió từ cấp 12 trở lên ở Biển Đơng(1990 - 2015)
[11] ............................................................................................................... 54
Hình 3.1: Triều cƣờng đánh sập nhà dân ở khu phố Bạch Đằng, phƣờng 6, thành phố
Tuy Hịa, Phú n ngày 1/1/2019................................................................ 64
Hình 3.2: Vị trí và hƣớng di chuyển tiếp theo của bão số 5........................................... 67


Hình 3.3: Khai thác dữ liệu radar trong cơn bão Matmo ngày 30/10/2019................... 67
Hình 3.4: Sơ đồ phân vùng ảnh hƣởng bão đến khu vực ven bờ biển Việt Nam [16] .. 70
Hình 3.5: Biến trình số lƣợng bão hàng năm hoạt động trên vùng biển Tây Bắc Thái

Bình Dƣơng [17] .......................................................................................... 73
Hình 3.6: Biến trình số lƣợng siêu siêu bão hàng năm hoạt động trên vùng biển Tây
Bắc Thái Bình Dƣơng [17] .......................................................................... 74
Hình 3.7 : Số lƣợng bão trung bình theo thập kỷ [16] ................................................... 75
Hình 3.8: Đƣờng đi của các cơn bão vùng Tây Bắc Thái Bình Dƣơng năm 2019
(29 cơn). ........................................................................................................ 76
Hình 3.9: Xu thế cƣờng độ gió giật trong bão đổ bộ vào vùng biển Việt Nam giai đoạn
1949 - 2019 [21] ........................................................................................... 77
Hình 3.10: Số lƣợng bão đổ bổ vào Việt Nam giai đoạn 1949 - 2018 [21]................... 78
Hình 3.11: Biến trình số lƣợng bão đổ bộ và ảnh hƣởng đến dải ven biển đoạn bờ từ
18˚N đến 19˚N [17] ...................................................................................... 79
Hình 3.12: Biến trình số lƣợng bão đổ bộ và ảnh hƣởng đến dải ven biển đoạn bờ từ
14˚N đến 15˚N [17] ...................................................................................... 79
Hình 3.13: Biến trình số lƣợng bão đổ bộ và ảnh hƣởng đến dải ven biển đoạn bờ từ
10˚N đến 11˚N [17] ...................................................................................... 80
Hình 3.14: Mối quan hệ giữa các nhân tố trong xây dựng phƣơng án ứng phó
thiên tai ......................................................................................................... 83


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bão và áp thấp nhiệt đới là một trong những hiện tƣợng bất thƣờng của thiên
nhiên, gây ra những thiệt hại rất lớn cho đời sống của ngƣời dân, nhất là vùng ven
biển. Bên cạnh đó, dƣới tác động của BĐKH tồn cầu, cƣờng độ bão mạnh và phạm
vi ảnh hƣởng của bão đều có xu hƣớng tăng, đặc biệt là các cơn bão có quỹ đạo
phức tạp tăng lên gây rất nhiều khó khăn cho công tác dự báo.
Những thay đổi trong hoạt động của bão, ATNĐ là một trong những vấn đề
đƣợc cả thế giới quan tâm trong thời gian gần đây. Sự biến đổi về tần suất, cƣờng

độ, vị trí hình thành và thời gian xuất hiện của bão có ảnh hƣởng rất lớn tới các hoạt
động kinh tế - xã hội, gây ra nhiều thiệt hại về vật chất cũng nhƣ tính mạng con
ngƣời. Vì vậy, nghiên cứu về xu thế hoạt động của bão, ATNĐ khu vực Nam Trung
bộ (từ Bình Định đến Khánh Hịa) trong bối cảnh BĐKH có tính cấp thiết và ý
nghĩa hết sức quan trọng cả về khoa học lẫn thực tiễn, cho phép ta có thể xem xét,
lựa chọn các biện pháp phịng tránh thiên tai cũng nhƣ cơ cấu mùa vụ phù hợp để
giảm thiểu đƣợc những thiệt hại do bão gây ra.
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu quy luật hoạt động
của xoáy thuận nhiệt đới, bão… (Landsea, 1993), dựa trên khảo sát sự biến động
của số lƣợng các bão mạnh trên vùng biển Đại Tây Dƣơng trên quy mô thời gian
mùa và năm;(Gray et al., 1997), nghiên cứu xu thế BĐKH trong mối quan hệ với
biến động thập kỷ của sự hoạt động của bão trên Đại Tây Dƣơng [12].Cơng trình
nghiên cứu về đặc điểm biến động và xu thế biến đổi của bão, ATNĐ trên biển
Đông và vùng biển Việt Nam. Trong giai đoạn 1980 - 2000 của các nhà khoa học
Liên Xô (cũ) và quốc tế đã chỉ ra sự biến động khác thƣờng về tầng suất và cƣờng
độ bão, xu thế bão và ảnh hƣởng của bão tới dịng chảy - hồn lƣu, sóng biển
vịnhBắc Bộ, vịnh Thái Lan và tồn biển Đơng [16].
Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có hàng loạt nghiên cứu về khí hậu và
bão nhiệt đới. Đặc biệt, trong nghiên cứu chi tiết mới nhất cho thấy có sự biến động


2
đáng kể của trƣờng nhiệt độ nƣớc mặt biển và hoạt động của bão nhiệt đới trên khu
vực biển Đông trong những thập kỷ gần đây có số lƣợng trung bình năm của bão và
siêu bão dao động theo các chu kỳ dài từ hai năm đến nhiều chục năm [16].
Bão và ATNĐ đã làm thay đổi hoàn toàn hiện tƣợng thời tiết (gió, mây,
mƣa) trên một khu vực hoặc nhiều khu vực thuộc lãnh thổ nƣớc ta. Bão có thể ảnh
hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nƣớc ta, gây ra nhiều tai biến do bão cho các địa
phƣơng, đặc biệt đối với các tỉnh ven biển. Đề tài “Phân tích xu hướng hoạt động
của bão, áp thấp nhiệt đới khu vực Nam Trung bộ trong bối cảnh biến đổi khí

hậu” đã đƣợc chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý tự
nhiên là một lựa chọn hợp lý.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ đƣợc xu thế hoạt động của bão, ATNĐ khu vực từ Bình Định đến
Khánh Hịa trong bối cảnh BĐKH trên cơ sở phân tích liệt số liệu thống kê quan
trắc bão giai đoạn 1949 - 2019
- Phân tích đƣợc ảnh hƣởng của bão, ATNĐ đối với đời sống và sản xuất khu
vực Nam Trung bộ (từ Bình Định đến Khánh Hịa)
- Đề xuất một số giải pháp thích hợp trong việc phòng chống những thiệt hại
do bão, ATNĐ ở khu vực Nam Trung bộ (từ Bình Định đến Khánh Hòa) trong bối
cảnh BĐKH
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu xu thế hoạt động của bão, ATNĐ
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu xu thế hoạt động của bão, ATNĐ và đề
xuất một số giải pháp thích hợp trong việc phòng chống những thiệt hại do bão,
ATNĐ ở khu vực Nam Trung bộ trong bối cảnh BĐKH
- Về khơng gian: Vùng Nam Trung bộ (từ Bình Định đến Khánh Hòa)


3
- Về thời gian: Sử dụng số liệu, tài liệu từ năm 1949 đến năm 2019
4. Nội dung nghiên cứu
-Tổng quan nghiên cứu vấn đề bão, ATNĐ
-Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành, tác động của bão,
ATNĐ
- Nghiên cứu xu thế hoạt động của bão, ATNĐ khu vực Nam Trung bộ (từ
Bình Định đến Khánh Hịa) trong bối cảnh BĐKH
- Đề xuất một số giải pháp thích hợp trong việc phịng chống những thiệt hại

do bão, ATNĐ ở khu vực Nam Trung bộ (từ Bình Định đến Khánh Hòa) trong bối
cảnh BĐKH
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống- tổng hợp
Quan điểm hệ thống: Theo quan điểm này, mỗi địa tổng thể là một hệ thống
gồm các bộ phận cấu thành một cách tƣơng đối hoàn chỉnh, giữa chúng có mối quan
hệ biện chứng, tác động qua lại và phụ thuộc vào nhau, tạo thành một hệ thống động
lực hở. Các yếu tố tự nhiên trên một lãnh thổ ln gắn bó chặt chẽ với nhau, có khả
năng tự điều chỉnh và có trạng thái cân bằng động. Việc nghiên cứu các hệ thống
cần đƣợc đứng trên quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp: Khi nghiên cứu địa lý tự nhiên cần nghiên cứu các đối
tƣợng trong tổng hồ các mối liên hệ giữa chúng với nhau. Vì vậy, các đối tƣợng
địa lý có mối quan hệ chặt chẽ và tạo thành một thể thống nhất. Cho nên, khi nghiên
cứu không thể tách rời các đối tƣợng nghiên cứu ra khỏi mối quan hệ với các đối
tƣợng khác
Vì vậy, khi phân tích xu hƣớng hoạt động của bão và ATNĐ của một khu vực
Nam Trung bộ cần phải nghiên cứu một cách toàn diện, tổng hợp tất cả các yếu tố
cũng nhƣ các mối quan hệ tƣơng tác giữa chúng với nhau


4
5.1.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Bão và ATNĐ là một trong những hiện tƣợng bất thƣờng của thiên nhiên
ln có q trình phát sinh, phát triển theo khơng gian và thời gian. Vì vậy, khi
nghiên cứu cần phải nhìn nhận trong các giai đoạn khác nhau để thấy đƣợc quy luật
hoạt động và phân tích đƣợc xu hƣớng hoạt động của nó nhằm tìm ra những biện
pháp phịng chống hiệu quả để giảm thiểu mức độ thiệt hại đến đời sống của ngƣời
dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
5.1.3. Quan điểm lãnh thổ

Bất kỳ một sự vật, hiện tƣợng địa lý đều gắn liền với một phạm vi không gian cụ
thể, đó chính là tính khơng gian của địa lý. Trong khơng gian đó, các sự vật, hiện
tƣợng địa lý có các quy luật hoạt động riêng, gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc
điểm của lãnh thổ đó. Đồng thời,các sự vật, hiện tƣợng địa lý phản ánh đƣợc những
nét đặc trƣng khác biệt của lãnh thổ, phân biệt lãnh thổ này với lãnh thổ khác
Hiện nay, khu vực Duyên hải Nam Trung bộ đang có những biến đổi thất
thƣờng về thời tiết cực đoan đặc biệt là bão và áp thấp nhiệt đới nhƣng có nhiều nét
tƣơng đồng trong tồn bộ khu vực. Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu phân tích về
xu hƣớng hoạt động của bão và ATNĐ của ba địa phƣơng Bình Định - Phú n Khánh Hịa, phải xem xét trong tồn bộ lãnh thổ của vùng
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là tiêu chí đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm này đƣợc vận dụng vào đề tài trong việc đề xuất kiến nghị một số
giải pháp thích hợp trong việc phòng chống những thiệt hại do bão, áp thấp nhiệt
đới ở khu vực Nam Trung bộ (từ Bình Định đến Khánh Hịa) trong bối cảnh biến
đổi khí hậu.
5.2. Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Dữ liệu
Đề tài sử dụng dữ liệu quan trắc khí tƣợng thủy văn giai đoạn 1999 - 2019 của
trạm khí tƣợng An Nhơn, Quy Nhơn trên sơng Kơn; các trạm khí tƣợng Tuy Hịa,


5
Sơn Hòa với liệt số liệu quan trắc từ 1991 - 2019
Dữ liệu bão đƣợc khai thức từ nguồn thống kê bão của NOAA giai đoạn 1956 2018 ( và của Japan
Meteorology Agency giai đoạn 1951 - 2019 ( />Ngoài ra, nghiên cứu đã sử dụng bão giai đoạn 1949 - 2019 từ nguồn số liệu của CMA
Tropical Cyclone Data Center ( và của
JTWC (Joint Typhoon Warning Center),
( />5.2.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Quá trình tổng quan tài liệu làm cơ sở để xác định những vấn đề cần nghiên
cứu mới cũng nhƣ kế thừa kết quả nghiên cứu trƣớc đó. Nguồn tài liệu, dữ liệu đƣợc

sử dụng trong nghiên cứu đề tài gồm: các tài liệu tổng quan đến vấn đề nghiên cứu,
các dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội, các số liệu, tài liệu
điều tra khảo sát thực địa và các bản đồ đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.
Cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc tác giả hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp phục vụ nội
dung nghiên cứu, đồng thời liên tục cập nhật tài liệu bổ sung các nội dung về lãnh
thổ nghiên cứu
5.2.2.2. Phương pháp thống kê toán học
Trên cơ sở nội dung của đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều
nguồn khác nhau: Sách, báo, internet, trung tâm Khí tƣợng thủy văn Trung ƣơng,
thầy giáo hƣớng dẫn… Từ đó sắp xếp theo hệ thống và phân tích xu hƣớng hoạt
động của bão và ATNĐ của khu vực nghiên cứu
5.2.2.3. Phương pháp phân tích khí tượng cao khơng
Thơng tin quan trắc, dự báo dữ liệu trƣờng gió, mây và mƣa đã đƣợc thu thập
từ trạm radar thời tiết Quy Nhơn cho nghiên cứu về trận bão số 5 (Matmo) ngày
30/10/2019 và trận bão số 6 (Nakri) ngày 8 - 12/11/2019


6
5.2.2.4. Phương pháp thực địa
phƣơng pháp truyền thống trong nghiên cứu thiên nhiên. Thông qua việc đi
khảo sát thực địa, giúp tác giảtìm hiểu những vấn đề liên quan với nội dung đề tài
và thu thập hình ảnh, số liệu, điều tra phỏng vấn nhanh hộ dân sống trong vùng bão,
thu thập thông tin thiệt hại do bão và ATNĐ gây ra. Nhằm bổ sung và khẳng định
tính chính xác, khoa học của kết quả nghiên cứu trên lí thuyết, tạo tính thực tiễn sâu
sắc và phong phú trong nội dung đề tài.
5.2.2.5. Phương pháp mơ hình hóa, bản đồ và GIS
Bản đồ vừa là nội dung, vừa là kết quả nghiên cứu của đề tài, do vậy đây là
các phƣơng pháp không thể thiếu trong nghiên cứu. Các phƣơng pháp này đƣợc vận
dụng để chuẩn hóa, phân loại, tích hợp các lớp dữ liệu hợp phần để thành lập bản đồ
bão và ATNĐ của khu vực.

Mô phỏng khi bão đổ bộ bằng mơ hình số nhằm chi tiết cƣờng độ gió, đƣờng
đi của bão và tác động. Dữ liệu bão đƣợc chuyển đổi định dạng: từ dữ liệu bảng text
sang dữ liệu GIS dạng Shapefile. Kết quả thể hiện trên dữ liệu GIS
Tiến hành phân tích khơng gian bằng cơng cụ GIS đã tính tốn, đánh giá hiện
trạng (đƣờng di chuyển của bão, vùng bão đổ bộ), tần suất, xu thế và mức độ tác động
của bão, ATNĐ trên khu vực ba tỉnh Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa cho từng năm,
giai đoạn trƣợt 10 năm và cả giai đoạn 1949 - 2019.
Trong nghiên cứu đề tài, một số bản đồ đã đƣợc sử dụng, gồm Bản đồ tự
nhiên miền Nam Trung bộ và Nam bộ; bản đồ khí hậu ba tỉnh Bình Định - Phú
n - Khánh Hịa; bản đồ Thủy văn tỉnh Bình Định - Phú n - Khánh Hịa; bản
đồ hành chính tỉnh Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa… Nghiên cứu đã phân tích,
xây dựng một số bản đồ chuyên đề về bão và áp thấp nhiệt đới của dải ven biển
Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa.
6. Kết quả của đề tài
- Hoàn thành tốt các mục tiêu của đề tài
- Xây dựng đƣợc cơ sở khoa học quan trọng để phân vùng ảnh hƣởng của
bão phục vụ xây dựng, chuẩn bị các phƣơng án ứng phó ở các địa phƣơng


7
- Đề xuất một số giải pháp thích hợp trong việc phòng chống những thiệt hại
do bão, ATNĐ ở khu vực Nam Trung bộ (từ Bình Định đến Khánh Hịa) trong bối
cảnh BĐKH
7. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hƣớng nghiên cứu xu thế hoạt động của bão, ATNĐ
hiện nay ở Việt Nam khơng nhiều cơng trình nghiên cứu. Do vậy, đề tài luận văn sẽ
góp phần làm phong phú thêm hƣớng nghiên cứu về bão và ATNĐ trong bối cảnh
BĐKH nhƣ hiện nay
- Ý nghĩa thực tiễn: Là cơ sở khoa học cho các nhà khí tƣợng, các nhà quản lí
tại địa phƣơng xem xét, lựa chọn, xây dựng các biện pháp phòng tránh thiên tai

cũng nhƣ cơ cấu mùa vụ phù hợp để giảm thiểu đƣợc những thiệt hại do bão gây ra
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu bão và áp thấp nhiệt đới
trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Chƣơng 2: Nhân tố ảnh hƣởng và đặc điểm của bão và áp thấp nhiệt đới khu
vực Nam Trung bộ
Chƣơng 3: Phân tích xu thế hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới khu vực
Bình Định đến Khánh Hịa trong bối cảnh biến đổi khí hậu


8

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU BÃO VÀ ÁP
THẤP NHIỆT ĐỚI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu bão, áp thấp nhiệt đới
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu quy luật hoạt động
của xoáy thuận nhiệt đới. Nhƣ khảo sát sự biến động của số lƣợng các bão mạnh trên
vùng biển Đại Tây Dƣơng trên quy mô thời gian mùa và năm (Landsea, 1993),
nghiên cứu xu thế BĐKH trong mối quan hệ với biến động thập kỷ của sự hoạt động
của bão trên Đại Tây Dƣơng (Gray et al., 1997) [12].
Cơng trình nghiên cứu về đặc điểm biến động và xu thế biến đổi của bão, áp
thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên biển Đông và vùng biển Việt Nam. Trong giai đoạn
1980 - 2000 của các nhà khoa học Liên Xô và quốc tế đã chỉ ra sự biến động khác
thƣờng về tầng suất và cƣờng độ bão, xu thế bão và ảnh hƣởng của bão tới dòng
chảy - hồn lƣu, sóng biển vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và tồn biển Đơng [16].
Ngồi ra, các nhà khoa học cũng quan tâm đến mức độ ảnh hƣởng của ENSO
đến hoạt động của bão. Nhiều cơng trình đã chỉ ra rằng, ở một số vùng biển, hiện

tƣợng EL Nino đã làm gia tăng hoạt động của bão nhƣ ở các khu vực giữ Bắc Thái
Bình Dƣơng gần Hawai, Nam Thái Bình Dƣơng và Tây Bắc Thái Bình Dƣơng
(TBTBD) trong khoảng 1600E - 1800 (Chan 1985; Chu and Wang 1997; Lander
1994). Xu thế biến đổi trong năm và trong nhiều thập kỷ của bão ở vùng Đại Tây
Dƣơng và bão đổ bộ vào Hoa Kỳ cũng đã đƣợc xem xét (Landsea et al., 1999). Kết
quả cho thấy hoạt động của bão có xu thế tuyến tính yếu. Bão ở khu vực Đại Tây
Dƣơng có chu kỳ từ 40 đến 60 năm (Goldenberg et al., 2001). Xu thế dài hạn trong
hoạt động của bão trên vùng TBTBD và số liệu lịch sử về bão đổ bộ vào tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc (Chanl et al., 1996, 2000). Những nghiên cứu trên đây đều xác
định đƣợc sự biến đổi của bão về số lƣợng bão, tần số, xu thế, chu kỳ và một số các
nhân tố tác động đến hoạt động của bão nhƣ ENSO, … [12]


9
Ở Việt Nam khi hiện tƣợng EL Nino hoạt động mạnh thì sự dao động của
bão nhiệt đới trên tồn khu vực giảm và số lƣợng trung bình năm của bão và siêu
bão dao động theo các chu kỳ dài từ hai năm đến vài chục năm (Đ.V. Ƣu, 2005;
Đ.V. Ƣu và P.H. Lâm, 2009) [12].
Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có hàng loạt nghiên cứu về khí hậu và
bão nhiệt đới với các kết quả tƣơng đối khác nhau.
Nguyễn Văn Tuyên (2007) đã nghiên cứu sự phân bố của bão, theo đó bão
đƣợc phân loại theo vùng ảnh hƣởng và theo cƣờng độ rồi phân tích xu hƣớng hoạt
động. Kết quả phân tích cho thấy, trong thời kỳ 1951 - 2006, hoạt động của bão trên
khu vực TBTBD có xu hƣớng giảm về số lƣợng, trong đó số cơn bão yếu và trung
bình có xu hƣớng giảm, cịn số cơn bão mạnh lại có xu hƣớng tăng lên. Trên khu
vực biển Đông, những cơn bão vào biển Đông nhƣng không vào vùng ven biển và
đất liền nƣớc ta lại có xu hƣớng tăng về số lƣợng. Bão có xu hƣớng tăng lên ở hai
vùng Trung bộ và Nam bộ nhƣng ở vùng Bắc bộ lại có xu hƣớng giảm.
Nguyễn Văn Thắng và nnk (2010) phân tích hoạt động của bão ở các đoạn
bờ biển cho thấy, trong thời kỳ gần đây tần suất của bão trên đa số đoạn bờ biển

phía Bắc bao gồm Bắc bộ, Thanh Hóa đến TT - Huế có xu thế giảm, trong khi phía
Nam, bao gồm Đà Nẵng - Bình Định, Phú n - Bình Thuận, Nam bộ có xu thế
tăng. So với thời kỳ 1961 - 1990 mùa bão trung bình trong thời kỳ gần đây bắt đầu
sớm và kết thúc muộn hơn.
Trong nghiên cứu mới nhất cho thấy có sự biến động đáng kể của trƣờng
nhiệt độ nƣớc mặt biển và hoạt động của bão nhiệt đới trên khu vực biển Đơng
trong những thập kỷ gần đây có số lƣợng trung bình năm của bão và siêu bão dao
động theo các chu kỳ dài từ hai năm đến nhiều chục năm [16]. Những cơng trình
nghiên cứu khoa học đã dẫn chỉ là một số cơng trình tiêu biểu trong rất nhiều cơng
trình nghiên cứu về bão, ATNĐ của các nhà địa lí học trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Đối với luận văn, đây thực sự là những tài liệu quan trọng về mặt lí
luận trong quá trình nghiên cứu.


10
1.1.2. Khái niệm bão, áp thấp nhiệt đới
1.1.2.1. Bão nhiệt đới
 Khái niệm
Căn cứ vào vị trí địa lý, cấu trúc và khối khí, xốy thuận đƣợc chia làm hai
loại: xoáy thuận ngoại nhiệt đới (xoáy thuận) và xoáy thuận nhiệt đới. Xoáy thuận
nhiệt đới (XTNĐ) là một hệ thống khí áp thấp ở vùng nhiệt đới. Áp suất khí quyển
(khí áp) trong XTNĐ thấp hơn rất nhiều so với xung quanh. Vùng có khí áp nhỏ
nhất đƣợc gọi là vùng trung tâm. Ở Bắc bán cầu, XTNĐ có hồn lƣu gió xốy vào
tâm theo hƣớng ngƣợc chiều kim đồng hồ, ngƣợc lại ở Nam bán cầu gió xốy vào
tâm XTNĐ theo hƣớng thuận chiều kim đồng hồ. Hay XTNĐ là xốy thuận đƣợc
cấu tạo bởi khối khí nóng ẩm.
Bão là một khí xốy có đƣờng kính rất lớn, từ 100 – 1000 km hoặc lớn hơn.
Trong bão, khí áp ở tâm rất thấp, thƣờng từ 950 – 960 mb (kỉ lục đạt 887 mb),
građiêng khí áp rất lớn thƣờng từ 14 - 17 mb hoặc lớn hơn. Tốc độ gió rất lớn,
thƣờng từ 69 km/h - 200 km/h, đơi khi có những cơn bão đạt tốc độ gió 300 km/h.

Tầng mây trong cơn bão rất dày, có thể đạt độ cao trên 10 km, gây mƣa rất lớn trên
diện rộng. Bão có nguồn năng lƣợng vơ cùng lớn. Năng lƣợng của một cơn bão cỡ
trung bình cũng có thể gấp hàng trăm, hàng nghìn lần năng lƣợng của một quả bom
nguyên tử. Vì vậy bão là một loại thiên tai gây thiệt hại rất lớn cho con ngƣời.
Bão nhiệt đới (typhoon) là tên gọi chung những XTNĐ trên TBTBD khi tốc
độ gió cực đại (Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý (gió cấp 12 ở nƣớc ta)
trở lên (hải lý: knot - kt, bằng 1,853 km/h).
Ở khu vực, bão đƣợc gọi bằng những tên gọi khác nhau, nhƣ ở Đại Tây Dƣơng,
Đông Bắc Thái Bình Dƣơng và Đơng Nam Thái Bình Dƣơng (phía đơng 160oĐ) gọi
bão là “hurricane”, Trung Quốc dịch là “cụ phong” là gió bão.
Theo phân loại về bão của tổ chức Khí tƣợng thế giới (WMO: World
Meteorological Organization):
1/ Áp thấp nhiệt đới (Tropical depression): là xốy thuận nhiệt đới với hồn


11
lƣu mặt đất giới hạn bởi một hay một số đƣờng đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn
nhất ở gần vùng trung tâm từ 10,8 - 17,2 m/s (cấp 6 - cấp 7).
2/ Bão nhiệt đới (Tropical storm): là xoáy thuận nhiệt đới với các đƣờng
đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất ở vùng gần trung tâm từ 17,2 - 24,4 m/s
(cấp 8 - cấp 9).
3/ Bão mạnh (Severe Tropical storm): là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió
lớn nhất gần trung tâm từ 24,5 - 32,6 m/s (cấp 10- cấp 11).
4/ Bão rất mạnh (Typhoon/Hurricane): là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió
lớn nhất vùng gần trung tâm từ 32,7 m/s trở lên.
Những cơn bão quá mạnh ngƣời ta gọi là “siêu bão” (Supertyphoon)
Theo tiêu chuẩn quốc tế, ngƣời ta phân chia bão dựa vào sức gió (dựa vào
Thang sức gió Beaufort và Thang bão Saffir - Simpson):
1/ Sức gió dƣới 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression)
2/ Sức gió trên 63 km/h (cấp 8) gọi là bão nhiệt đới ((“tropical cyclone” hoặc

“tropical storm”)
3/ Sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to với cuồng phong (typhoon)
4/ Sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão (super typhoon)
Bảng1.1: Thang đo cấp gió (bão) Saffir - Simpson

Cấp gió

Tốc độ gió

Khí áp

Độ cao sóng biển

Mức độ tàn phá

(bão)

(km/h)

(mb)

(m)

1

119 - 154

>980

1.2 - 1.5


Tối thiểu

2

155 - 178

965 - 979

1.6 - 2.4

Khá lớn

3

179 - 210

945 - 964

2.5 - 3.6

Rất lớn

4

211 - 250

920 - 944

3.7 - 5.4


Cực lớn

5

>250

<920

>5.4

Thảm họa

Ở Việt Nam, thuật ngữ “bão” dùng để diễn tả những cơn bão nhiệt đới, một


12
loại thời tiết đặc trƣng của các vùng biển nhiệt đới, thƣờng có gió mạnh kèm theo
mƣa lớn. Theo “Quy chế báo bão, lũ” quy định tƣơng tự nhƣ trên cho biển Đông,
trừ vùng áp thấp, gồm:
1/ Áp thấp nhiệt đới (xốy thuận nhiệt đới) có tốc độ gió lớn nhất từ 39 – 61
km/h (cấp 6 - 7), có thể có gió giật.
2/ Bão thƣờng (xốy thuận nhiệt đới) có tốc độ gió lớn nhất từ 62 - 88 km/h
(cấp 8 - 9), có gió giật.
3/ Bão mạnh (xốy thuận nhiệt đới) có tốc độ gió lớn nhất từ 89 - 117 km/h
(cấp 10 - 11), có gió giật.
4/ Bão rất mạnh (xốy thuận nhiệt đới) có tốc độ gió lớn nhất từ 118 km/h
trở lên (cấp 12), có gió giật.
 Điều kiện hình thành bão
Bão là một xốy thuận nhiệt đới đƣợc cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với

dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mƣa xoáy vào vùng
trung tâm bão. Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động
lực để tạo xốy.
Nhà khí tƣợng Erik Palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển
trong dải vĩ độ 5 - 20o vĩ hai bên Xích đạo, nơi có nhiệt độ cao (từ 26 - 27 oC trở
lên) và lực Coriolis đủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành.
Sở dĩ bão khơng thể hình thành trong giải 0 - 5o vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó
lực coriolis q nhỏ, khơng đủ để tạo xoáy.
Palmen (1956) đƣa ra 3 điều kiện cơ bản cho sự hình thành bão:
1/ Khu vực đại dƣơng có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển cao (từ 26 –
27 oC) bảo đảm nƣớc bốc hơi mạnh cung cấp năng lƣợng ngƣng kết lớn cho hệ
thống bão. Điều này dễ đạt đƣợc ở những vùng biển gần xích đạo.
2/ Lực Coriolis có giá trị đủ lớn tạo xốy thuận. Bão thƣờng hình thành trong
giới hạn bởi vĩ độ 5 - 20o hai bên Xích đạo.


13
3/ Phải tạo ra đƣợc những dịng khơng khí xốy, vậy nhất thiết phải có sự giao
thoa của hai khối khơng khí có nhiệt độ khơng khí chênh lệch đáng kể tạo điều kiện
cho đối lƣu phát triển.
Riehl bổ sung thêm 2 điều kiện:
1/ Ở trên cao, trƣờng khí áp phải phân kỳ để đảm bảo giải tỏa khối lƣợng
không khí hội tụ ở mặt đất và duy trì bão.
2/ Ở mặt đất phải có nhiễu động áp thấp ban đầu. 80% các cơn bão có liên
quan đến dải hội tụ nhiệt đới. Dải hội tụ nhiệt đới ít hoạt động thì bão cũng ít.
Sự bất ổn định khơng khí trong khí quyển tạo điều kiện cho đối lƣu phát triển.
Ở những vùng hội tụ nhiệt đới phát triển mạnh hoặc những vùng đại dƣơng nóng
liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho đối lƣu khơng khí phát triển. Nhiễu động khơng
khí ban đầu tồn tại ở khu vực hội tụ nội chí tuyến, đồng thời ảnh hƣởng của lực
Coriolis gây hiệu ứng quay là những tiền đề đầu tiên để phát triển xốy thuận.

Nguồn năng lƣợng chính cung cấp cho xoáy thuận là nhiệt độ cao ở bề mặt đại
dƣơng vĩ độ thấp. Nhiệt độ cao đã thúc đẩy q trình bốc hơi, khơng khí ẩm ở đại
dƣơng đƣợc hút vào q trình đối lƣu trong một khối khơng khí tƣơng đối ổn định
và đồng nhất hơn sẽ tỏa ra một lƣợng nhiệt vô cùng lớn, lƣợng nhiệt này biến thành
cơ năng của nhiễu động xoáy ban đầu và thúc đẩy xoáy thuận phát triển. Ở Việt
Nam, đây là lí do để giải thích hiện tƣợng khí áp thấp nhiệt đới hay bão gặp phải gió
mùa Đơng Bắc thƣờng suy yếu và tan rã, không thể phát triển thành bão lớn.
 Cấu trúc của bão
Bão nhiệt đới có cấu trúc đối xứng cả về phƣơng nằm ngang và phƣơng
thẳng đứng. Khoảng cách từ tâm bão dến đƣờng đẳng áp khép kín cuối cùng đƣợc
gọi là bán kính bão. Khoảng cách từ tâm bão tới vùng mà ở đó có tốc độ gió đạt cấp
6 gọi là bán kính xốy của bão.
Khoảng không gian theo phƣơng nằm ngang của bão ở giai đoạn phát triển
nhất có thể chia làm 4 vùng sau: mắt bão (the eye), thành mắt bão (the eyewall), dải
mây (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the Dense Cirrus Overcast)


14

Hình 1.1: Mơ hình cấu trúc bão

Nguồn: />Trong khơng gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp
(khoảng 0 - 3 km) khơng khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngƣợc chiều kim
đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong
thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngƣợc lại. Ở chính giữa trung
tâm của cơn bão khơng khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở
mắt bão.

Hình 1.2: Cấu trúc các trƣờng khí trong bão


Nguồn: />Có thể mơ phỏng sơ bộ cấu trúc các trƣờng khí tƣợng trong bão nhƣ sau:
- Tham gia chuyển động xoay trong bão là một khối khơng khí khổng lồ có phạm vi
ngang khoảng 200 - 1000 km, phạm vi thẳng đứng lên đến lớp đỉnh tầng đối lƣu (10


15
- 12 km). Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão.
Càng vào gần tâm, cƣờng độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh
nhất cách tâm bão khoảng vài chục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc
độ gió gần bằng khơng. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhƣng
có hƣớng ngƣợc lại, đây chính là tính chất ảnh hƣởng nguy hiểm nhất của bão.
Nếu nhìn từ trên cao xuống (ảnh mây bão chụp từ vệ tinh) mây bão có dạng
gần trịn, hình xốy trơn ốc ngƣợc chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán cầu):

Hình 1.3: Ảnh mây vệ tinh của cơn bão số 16 (Tembin) năm 2017

Nguồn: Trung tâm dự báo KTTV Trung ƣơng
Cấu trúc mây bão chủ yếu là hệ thống mây đối lƣu, dòng thăng tập trung ở
dải mây này, tốc độ dòng thăng trong bão rất lớn và có thể lên cao đến 10 km, tạo
thành cột khơng khí chuyển động xốy rất mạnh và hình thành khối mây bão khổng
lồ. Đến một độ cao nào đó dịng khơng khí thổi ngang từ thành mắt bão ra xung
quanh tạo nên những màn mây mỏng toả ra rất xa ngồi vùng bão. Xung quanh mắt
bão có mây bão dạng thành gần nhƣ thẳng đứng làm thành hình vành khăn (Thành
mắt bão).


×