Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong tác phẩm của vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐỖ THỊ MINH THƯ

PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Bình Định - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐỖ THỊ MINH THƯ

PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là cơng


trình nghiên cứu của riêng tôi. Ngữ liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Minh Thư


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh đã tận tình, giúp
đỡ hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy giáo, cô giáo
trong tổ Ngôn ngữ - Trường Đại học Quy Nhơn, quý thầy cô giảng dạy tôi
trong thời gian học Cao học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Lời cuối cùng tơi xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp… đã ln động viên, khích lệ tận tình giúp đỡ về tài liệu và đóng góp
những ý kiến quý báu trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn.
Quy Nhơn, ngày 24 tháng 7 năm 2019
Tác giả

Đỗ Thị Minh Thư


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii

MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ............................................................................ 3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................... 7
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................... 8
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 8
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ......................................................... 9
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ......................................................... 9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................ 10
1.1. Tín hiệu ngôn ngữ ................................................................................ 10
1.1.1. Khái niệm tín hiệu ........................................................................... 10
1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ ........................................................................... 12
1.2. Giao tiếp và quá trình giao tiếp .......................................................... 14
1.2.1. Khái niệm giao tiếp ......................................................................... 14
1.2.2. Quá trình giao tiếp ........................................................................... 14
1.2.3. Chức năng giao tiếp ......................................................................... 16
1.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ .................................................... 18
1.3.1. Phương tiện giao tiếp ....................................................................... 18
1.3.2. Khái niệm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ................................ 18
1.3.3. Bản chất của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ............................ 21
1.3.4. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong tác phẩm văn học ............ 22


iv

1.4. Tác gia Vũ Trọng Phụng ..................................................................... 24
1.4.1. Tiểu sử Vũ Trọng Phụng ................................................................. 24

1.4.2. Sự nghiệp văn chương Vũ Trọng Phụng .......................................... 25
Tiểu kết ....................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: NHỮNG BÌNH DIỆN CỦA PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP
PHI NGÔN NGỮ TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG .... 29
2.1. Hình thức biểu đạt của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong tác
phẩm của Vũ Trọng Phụng........................................................................ 29
2.1.1. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ biểu đạt bằng mắt .................... 30
2.1.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ biểu đạt bằng biểu cảm trên
khuôn mặt ................................................................................................. 31
2.1.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ biểu đạt bằng đầu..................... 32
2.1.4. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ biểu đạt bằng chân, tay ............ 33
2.1.5. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ biểu đạt bằng tư thế ................. 34
2.1.6. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ biểu đạt bằng hành vi động
chạm ......................................................................................................... 35
2.1.7. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ biểu đạt bằng điệu cười............ 36
2.1.8. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ biểu đạt bằng hành vi khóc ...... 37
2.1.9. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ biểu đạt bằng hoạt động thở dài38
2.2. Nội dung biểu đạt của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong tác
phẩm của Vũ Trọng Phụng........................................................................ 39
2.2.1. Tính đồng nghĩa nội dung biểu đạt của các phương tiện giao tiếp phi
ngôn ngữ ................................................................................................... 41
2.2.2. Tính đa nghĩa nội dung biểu đạt của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
.................................................................................................................. 51
2.2.3. Tính đơn nghĩa nội dung biểu đạt của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
.................................................................................................................. 57


v

Tiểu kết ....................................................................................................... 60

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA PHƯƠNG TIỆN GIAO
TIẾP PHI NGÔN NGỮ TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌNG
PHỤNG ....................................................................................................... 61
3.1 Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thể hiện chân dung
nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ........................................ 61
3.1.1. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thể hiện vị thế xã hội của nhân
vật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ................................................... 62
3.1.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thể hiện nhân vật trưởng giả trong
tác phẩm của Vũ Trọng Phụng .................................................................. 66
3.1.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thể hiện bản chất nhân vật trong
tác phẩm của Vũ Trọng Phụng .................................................................. 69
3.1.4. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thể hiện sự tha hóa nhân vật trong
tác phẩm của Vũ Trọng Phụng .................................................................. 71
3.1.5. Phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ thể hiện tính chân thực và sinh động
của nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ........................................ 73
3.2. Phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ góp phần thể hiện nghệ thuật xây
dựng nhân vật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ..................................... 75
3.3. Vận dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ vào dạy bài đọc văn
“Hạnh phúc của một tang gia” Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng .......... 78
Tiểu kết ....................................................................................................... 81
KẾT LUẬN ................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số PTGTPNN dùng trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ............... 30
Bảng 2: Số PTGTPNN biểu đạt bằng mắt trong tác phẩm của Vũ Trọng

Phụng ............................................................................................... 30
Bảng 3: Số PTGTPNN biểu đạt bằng biểu cảm khuôn mặt trong tác phẩm của
Vũ Trọng Phụng ............................................................................... 31
Bảng 4: Số PTGTPNN biểu đạt bằng đầu trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
......................................................................................................... 32
Bảng 5: Số PTGTPNN biểu đạt bằng chân, tay trong tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng ............................................................................................... 33
Bảng 6: SốPTGTPNN biểu đạt bằng tư thế trong tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng ............................................................................................... 34
Bảng 7: Số PTGTPNN biểu đạt bằng hành vi động chạm trong tác phẩm của
Vũ Trọng Phụng ............................................................................... 35
Bảng 8: Số PTGTPNN biểu đạt bằng điệu cười trong tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng ............................................................................................... 36
Bảng 9: Số PTGTPNN biểu đạt bằng hành vi khóc trong tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng................................................................................................ 37
Bảng 10: Số PTGTPNN biểu đạt bằng hoạt động thở dài trong tác phẩm của
Vũ Trọng Phụng ............................................................................... 38
Bảng 11. Mơ hình PTGTPNN có nội dung biểu đạt chào ............................. 41
Bảng 12: Mơ hình PTGTPNN có nội dung biểu đạt đồng ý, xác nhận, tán
thưởng .............................................................................................. 42
Bảng 13: Mơ hình PTGTPNN có nội dung biểu đạt là phản đối, từ chối ...... 44
Bảng 14: Mơ hình PTGTPNN có nội dung biểu đạt là ra hiệu ...................... 45
Bảng 15: Mơ hình PTGTPNN có nội dung biểu đạt là sự vui vẻ, hài lịng .... 46
Bảng 16: Mơ hình PTGTPNN có nội dung biểu đạt đắc thắng, hả hê ........... 47


vii

Bảng 17: Mơ hình PTGTPNN có nội dung biểu đạt ngạc nhiên, sửng sốt .... 47
Bảng 18: Mơ hình PTGTPNN có nội dung biểu đạt bối rối, xúc động, ngượng

ngùng ............................................................................................... 48
Bảng 19: Mơ hình PTGTPNN có nội dung biểu đạt sự tức giận, khó chịu .... 48
Bảng 20: Mơ hình PTGTPNN có nội dung biểu đạt buồn chán, đau khổ, thất
vọng ................................................................................................. 49
Bảng 21: Mơ hình PTGTPNN có nội dung biểu đạt khinh bỉ, mỉa mai ......... 49
Bảng 22: Mơ hình PTGTPNN có nội dung biểu đạt u thương, tin tưởng... 50
Bảng 23: Bảng minh họa nội dung biểu đạt PTGTPNN gật gù ..................... 51
Bảng 24:Bảng minh họa nội dung biểu đạt PTGTPNN thở dài ..................... 52
Bảng 25: Bảng minh họa nội dung biểu đạt PTGTPNN trợn mắt ................. 53
Bảng 26: Bảng minh họa nội dung biểu đạt PTGTPNN cười nhạt ................ 54
Bảng 27: Bảng minh họa nội dung biểu đạt PTGTPNN lắc đầu ................... 56
Bảng 28: Bảng so sánh thể hiện tính chân thực, sinh động khi sử dụng
PTGTPNN ........................................................................................ 74


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Mơ hình minh họa q trình giao tiếp .............................................. 15
Hình 2: Mơ hình minh họa các nội dung biểu đạt của PTGTPNN ............... 42


1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội lồi người càng phát triển thì ngơn ngữ càng hồn thiện và nó
thực sự đã là tài sản vơ giá của nhân loại. Có thể nói ngơn ngữ là phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất của con người nhưng không phải là duy nhất. Bởi
trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp, đặc biệt là khi con người giao tiếp trực tiếp,

chúng ta còn có thể dùng phương tiện khác như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành
động,… của cơ thể để giao tiếp. Tác động qua lại giữa cử chỉ, điệu bộ,… và
ngôn ngữ âm thanh tạo nên cấu trúc của một hành động giao tiếp cụ thể. Từ
đó ta thấy cử chỉ, điệu bộ,.. là hành vi không thể thiếu để bù đắp cho sự thiếu
hụt của ngơn ngữ lời nói, thậm chí chúng ta còn có khả năng dùng chúng một
cách độc lập để giao tiếp. Những phương tiện giao tiếp ngồi ngơn ngữ âm
thanh như trên được gọi bằng các thuật ngữ khác nhau như ngôn ngữ cử chỉ,
ngôn ngữ cơ thể (body language),các phương tiện không bằng lời, tín hiệu
kèm ngôn ngữ,các phương tiện á ngữ học,… Trong đề tài nghiên cứu này,
chúng tôi dùng thuật ngữ: phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (PTGTPNN).
PTGTPNN được sử dụng đồng thời với phương tiện ngôn ngữ bằng lời
trong giao tiếp vốn đã có từ lâu, hơn nữa cịn rất phổ biến và có vai trị quan trọng
trong giao tiếp xã hội của con người. Albert Maerabian, một nhà nghiên cứu tiên
phong về ngôn ngữ cơ thể nhận định: “Trao đổi thông tin diễn ra qua các phương
tiện bằng lời (chỉ bằng lời) là 7%, qua các phương tiện âm thanh (gồm giọng
điệu, giọng nói, ngữ điệu và âm thanh) là 38%, còn qua các phương tiện không
bằng lời là 55% ” [1, tr.9].Giáo sư Berdwissel lại nhấn mạnh: “Giao tiếp bằng lời
trong khi trò chuyện chiếm chưa đến 35%, còn hơn 65% thông tin được trao đổi
nhờ giao tiếp không lời” [1, tr.9]. Cịn Nguyễn Văn Lê thì cho rằng: “Trong giao
tiếp, kênh lời nói và chữ viết là kênh ngôn ngữ, còn các kênh nét mặt, tư thế, cử
chỉ, cự li,… là thành phần của sự giao tiếp phi ngôn ngữ”[24, tr.42].


2

Như vậy có thể thấy PTGTPNN giữ vai trò quan trọng trong hoạt động
giao tiếp của con người, bởi dù khơng nói bằng lời cụ thể nhưng lại hàm chứa
những thông tin chuẩn xác, chân thật giúp ta nhận diện và hiểu được thơng
điệp, tình cảm, tính cách,… của người đối thoại một cách trọn vẹn. Đây là lí
do thứ nhất chúng tôi chọn đề tài: “Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong

tác phẩm của Vũ Trọng Phụng”.
Tuy nhiên PTGTPNN không thể trở thành phương tiện giao tiếp chung
của nhân loại bởi nhiều lý do, trong đó có một lý do quan trọng bởi PTGTPNN
chịu sự chi phối của yếu tố văn hóa. Chẳng hạn liên quan đến PTGTPNN là
hành vi động chạm biểu đạt ý nghĩa yêu thương nhưng các nền văn hóa khác
nhau có những cách ứng xử khác nhau. Ở thành phố New York có những cửa
hàng bán lẻ của người Hàn Quốc, khi khách hàng là người Mĩ mua hàng và
nhận lại tiền dư, các nhân viên người Hàn Quốc đặt tiền lên quầy để tránh động
chạm vào họ. Điều này với người Mĩ là một sự lãnh đạm và xúc phạm nhưng
người Hàn Quốc lại quan niệm mọi động chạm bằng cơ thể và mọi tiếp xúc
bàng mắt là hàm ý gợi dục nên họ cẩn thận tránh né. [38, tr.66]. Nghiên cứu
PTGTPNN trong hoạt động giao tiếp của người Việt và tìm hiểu những dấu ấn
văn hóa Việt Nam trong các phương tiện giao tiếp đặc biệt này là một công
việc đầy hứng thú và cũng rất hữu ích. Một trong những lĩnh vực góp phần thể
hiện đặc trưng văn hóa giao tiếp ấy chính là lĩnh vực văn chương. Chúng tôi
chọn đề tài này với mong muốn đóng góp một tiếng nói khẳng định vai trò của
các PTGTPNN bên cạnh giao tiếp ngôn ngữ bằng lời trong các cuộc hội thoại
sinh hoạt thường ngày của con người nói chung và trong các tác phẩm văn học
nói riêng. Đó là lí do thứ hai chúng tơi chọn đề tài này.
Một lí do nữa đó là đã có một vài cơng trình nghiên cứu về các
PTGTPNN trong đời sống thường ngày và cũng có một số cơng trình tìm hiểu
về việc sử dụng các PTGTPNN trong các tác phẩm văn học song để đi sâu


3

vào nghiên cứu tác phẩm của một tác giả cụ thể vẫn còn rất hạn chế, ở đây
chính là việc nghiên cứu PTGTPNN trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vẫn
chưa được khảo sát đầy đủ. Khi nghiên cứu về chân dung nhân vật văn học
trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, các nhà phê bình phần lớn đi sâu tìm

hiểu diễn biến tâm lý nhân vật, lời dẫn truyện hay ngôn ngữ đối thoại của
nhân vật mà ít quan tâm đến những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,… cũng song
hành thể hiện tình cảm, cảm xúc, tính cách nhân vật. Kết quả nghiên cứu
PTGTPNN trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng sẽ góp phần khắc họa chân
dung nhân vật một cách sinh động, hiểu thêm về giá trị tác phẩm và tài năng
nghệ thuật của nhà văn.
Nghiên cứu của chúng tơi khơng những đáp ứng được mục đích tìm
hiểu PTGTPNN trong hoạt động giao tiếp và những dấu ấn văn hóa Việt Nam
trong các phương tiện ấy mang lại mà cịn bởi ngơn ngữ nhân vật trong tác
phẩm văn chương chính là sự ánh xạ ngôn ngữ đời thường. Vì thế việc nghiên
cứu cử chỉ, điệu bộ…của nhân vật trong tác phẩm văn chương giúp chúng ta
thấy được vai trò của loại phương tiện giao tiếp đặc biệt này trong việc khắc
hoạ chân dung nhân vật của nhà văn Vũ Trọng Phụng, góp thêm tiếng nói để
đọc, hiểu tác phẩm văn học được thấu đáo hơn.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phương tiện giao tiếp phi
ngôn ngữ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng” để nghiên cứu, thiết nghĩ đây
là công việc cần thiết, đặc biệt là đối với giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn ở
trường Phổ thông. Kếtquả nghiên cứu của đề tài giúp cho giáo viên và học
sinh đọc – hiểu văn bản tác phẩm một cách toàn diện hơn khi khai thác văn
bản dưới góc độ ngơn ngữ học.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong lịch sử của loài người, các nhà nghiên cứu nhận thấy PTGTPNN
có vai trò vơ cùng to lớn trong hoạt động giao tiếp. PTGTPNN tồn tại cách


4

đây gần một triệu rưỡi năm, còn ngôn ngữ âm thanh được phát triển cách đây
khoảng năm mươi vạn năm, điều đó có nghĩa PTGTPNN là phương tiện giao
tiếp cổ xưa nhất của loài người. Tuy nhiên việc nghiên cứu đầy đủ, nghiêm

túc và mang tính hệ thống khoa học về PTGTPNN cũng chỉ mới được chú ý
trong vài thập kỉ trở lại đây trong một số giáo trình và bài báo khoa học ở
nước ngoài và trong nước. Đặc biệt với cơng trình Body languge của Fast
Julius ra đời vào năm 1971 được coi là tác phẩm tiêu biểu đầu tiên quan tâm
đến lĩnh vực ngôn ngữ cơ thể đã đánh dấu sự tồn tại của PTGTPNN trong
hoạt động giao tiếp của con người.
Pease Allan và Barbara vào năm 2004 cho ra đời cơng trình nghiên cứu
Ćn sách hồn hảo về ngôn ngữ cơ thể gồm 19 chương với nhiều nội dung
đa dạng kết hợp hình ảnh minh họa, trình bày rất chi tiết như: điều kì diệu của
nụ cười và tiếng cười, dấu hiệu của cánh tay, 13 điệu bộ phổ biến mà bạn nhìn
thấy mỗi ngày,…Còn người mở đầu cho ngành ngôn ngữ học hiện đại F.de.
Saussure viết: Mọi phương tiện được chấp nhận trong một xã hội về nguyên
tắc mà nói đều dựa trên thói quen tập thể, hoặc trên sự quy ước. Nghĩa là
những dấu hiệu để tỏ lễ độ chẳng hạn thường có một tính biểu hiện tự nhiên
nhất định song những dấu hiệu ấy thật ra vẫn do một quy tắc nhất định; chính
các quy tắc ấy buộc ta phải dùng nó chứ không phải cái giá trị nội tại của
bản thân nó [33, tr.123].
Ở Việt Nam, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ trước, vấn đề nghiên
cứu PTGTPNN cũng được một số nhà ngôn ngữ học quan tâm. Các giáo trình
Phong cách học tiếng Việt và Ngữ dụng học chính thức thừa nhận sự tồn tại
của các PTGTPNN (mà các tác giả gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau) bên
cạnh ngơn ngữ trong hoạt động giao tiếp, điển hình có tác giả Nguyễn Thiện
Giáp, Nguyễn Quang, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Hồ Lê, Đinh Trọng
Lạc, Nguyễn Thái Hòa,…


5

Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa cho rằng: “Muốn nói tốt không
những phải biết suy nghĩ tốt mà còn phải biết cách sử dụng lời nói với cách

phát âm đúng và rõ, kết hợp với ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, dáng điệu để người
nghe có thể hiểu ngay, hiểu hết ý tứ mình. Còn muốn nghe tốt thì cần phải
biết tổng hợp ý nghĩa của lời nói với sắc thái cảm xúc, bình giá thông qua
ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, dáng điệu của người nói để có thể hiểu hết ngay,
hiểu hết tình ý của người nói.” [21, tr.45].
Trong giáo trình “Đại cương về ngơn ngữ học”, Tập 2, tác giả Đỗ Hữu
Châu bàn về các vận động hội thoại như sau:
Trong số các vận động hội thoại có vận đợng trao lời, vận đợng trao
đáp và tương tác hội thoại.
Vận động trao lời: là vận động của người nói A nói ra và hướng lời nói
của mình vào phía B. A có những vận đợng cơ thể (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt)
hướng tới người nhận hoặc tự hướng về mình để bở sung cho lời nói.
Vận đợng trao đáp: Người nói B đáp lời người nói A, B có thể hời đáp
bằng những ́u tớ kèm ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười,…
[5, tr.205- 210].
Còn với Nguyễn Thiện Giáp, ông đã xem thuyết ngôn ngữ cử chỉ là một
trong những giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ. Nội dung này được mở
rộng thành những yếu tố phi lời trong hội thoại. Ông đánh giá: “Những yếu tố
phi lời xuất hiện song hành với các tín hiệu bằng lời, hòa lẫn với các tín hiệu
bằng lời hình thành nên một hệ thống giao tiếp trọn vẹn” [9,tr.90 - 93].
Đặc biệt tác giả Nguyễn Quang trong quyển sách Giao tiếp phi ngôn từ
qua các nền văn hóa đã phân tích khá chi tiết Giao tiếp phi ngôn từ thông qua
cận ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ. Tác giả chia ngoại ngôn ngữ thành 3 loại:
ngôn ngữ thân thể, ngôn ngữ vật thể và ngôn ngữ môi trường. Trong ngôn
ngữ thân thể bao gồm: nhãn giao, diện hiện, đặc tính thể chất, cử chỉ, tư thế,


6

hành vi động chạm,…Có thể nói ở Việt Nam, cơng trình này của tác giả

Nguyễn Quang là cơng trình nghiên cứu rất đáng ghi nhận. Nguyễn Thiện
Giáp đánh giá: “Công trình này cần được truyền bá rộng rãi và cần được sử
dụng làm tài liệu cho học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành ngôn ngữ
học. Đồng thời, nó cũng là tài liệu tham khảo rất bổ ích cho tất cả những ai
quan tâm đến ngôn ngữ, giao tiếp và văn hóa” [9, tr.15].
Từ kết quả nghiên cứu của các tác giả ngồi nước và trong nước, ta có
thể nhận thấy tuy mới được quan tâm nghiên cứu vài chục năm nay song
những nghiên cứu về PTGTPNN cũng rất đáng kể, chúng ta có thể đánh giá
kết quả của các cơng trình nghiên cứu như sau:
- Các tác giả đều công nhận sự tồn tại thường xuyên của PTGTPNN
bên cạnh ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.
- Chỉ ra được chức năng và vai trò quan trong của PTGTPNN trong
hoạt động giao tiếp.
- Phân tích được bản chất tín hiệu của PTGTPNN, những yếu tố ảnh
hưởng, chi phối việc sử dụng loại phương tiện giao tiếp trong hoạt động giao tiếp.
- Thiết lập được hệ thống danh sách ngôn ngữ cử chỉ của người Việt
đồng thời bước đầu chỉ ra ý nghĩa biểu hiện của chúng trên phương diện tín
hiệu học.
- Các tác giả đã chỉ ra vai trị của PTGTPNN song chưa thực sự đầy đủ và
sâu sắc, đặc biệt chưa có cơng trình nào nghiên cứu PTGTPNN trong tác phẩm
của Vũ Trọng Phụng, một trong những tác gia lớn của văn học Việt Nam những
năm đầu thế kỉ XX, với tư cách là một phương tiện giao tiếp thể hiện những
dụng ý nghệ thuật khi xây dựng chân dung nhân vật của nhà văn.
Như vậy, kết quả của các cơng trình đi trước là tiền đề để chúng tôi
trang bị và hỗ trợ phần lý thuyết cơ bản trong quá trình nghiên cứu đề tài:
“Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng”.


7


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của của chúng tôi là
PTGTPNN được các nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trong Phụng sử dụng ở
những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. PTGTPNN ở đây là những cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt, hành động,...như bĩu môi, xua tay, lườm, nguýt, cười nhạt, cau mày,
nhăn mặt,… của nhân vật được Vũ Trọng Phụng miêu tả nhằm tạo cho cuộc
thoại giữa các nhân vật thêm chân thực và sinh động, góp phần khắc họa tính
cách nhân vật mà tác giả muốn hướng tới. Từ việc nghiên cứu PTGTPNN với
tư cách là phương tiện giao tiếp, luận văn tập trung tìm hiểu những dụng ý
nghệ thuật của nhà văn khi tập trung miêu tả cử chỉ, điệu bộ, hành động,…
của các nhân vật trong quá trình giao tiếp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng
các nguồn ngữ liệu sau:
1. Vũ Trọng Phụng (2016), Làm đĩ (Tiểu thuyết), Tái bản, Nxb Văn học.
2. Vũ Trọng Phụng (2015), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học
(Gồm có hai tác phẩm tiểu thuyết Số đỏ, Giông tố).
3. Vũ Trọng Phụng (2017), Trúng số độc đắc (Tiểu thuyết), Tái bản,
Nxb Văn học.
4. Vũ Trọng Phụng (2015), Vỡ đê (Tiểu thuyết), Tái bản, Nxb Văn học.
Từ các nguồn ngữ liệu trên có 5 tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết và
chúng tôi tiến hành khảo sát PTGTPNN trong phạm vi này. Chúng tôi thu
được 43 hình thức biểu đạt PTGTPNN, đặc biệt có những hình thức được nhà
văn sử dụng với tần số lớn: cau mặt, lắc đầu, gật đầu, nhăn mặt. Nghiên cứu
đề tài này, chúng tôi cũng chỉ ra được phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng
Phụng khi sử dụng PTGTPNN để khắc họa chân dung nhân vật điển hình
trong văn học Việt Nam 1930- 1945.


8


4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu: mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm
nêu lên đặc tính, ý nghĩa của PTGTPNN trong hoạt động giao tiếp; thấy được
vai tròcủa PTGTPNN trong khắc họa chân dung nhân vật của tác phẩm văn
học; có hướng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn ngơn ngữ ở phương diện
PTGTPNN; kết quả nghiên cứu là tài liệu cho giáo viên, học sinh và những
người nghiên cứu và u thích chun ngành Ngơn ngữ học.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: chúng tôi khái quát những vấn đề lý thuyết
có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài như: tín hiệu ngôn ngữ, giao
tiếp và các nhân tố giao tiếp, các phương tiện giao tiếp, phương tiện giao tiếp
phi ngôn ngữ,….
Dựa vào số liệu được thống kê từ 5 tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết
của nhà văn Vũ Trọng Phụng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: hình thức biểu
đạt của PTGTPNN và nội dung biểu đạt của PTGTPNN. Trên cơ sở đó, chúng
tơi đi sâu phân tích, đánh giá ý nghĩa của các PTGTPNN trong quá trình giao
tiếp, cụ thể là trong các cuộc hội thoại diễn ra trong tác phẩm.
Với những kết quả nêu trên, chúng tôi chỉ ra giá trị nghệ thuật của
PTGTPNN trong việc góp phần khắc họa chân dung nhân vật trong tác phẩmvà
khẳng định phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi cũng sẽ vận
dụng lí thuyết về PTGTPNN để phân tích một tác phẩm cụ thể trong chương trình
Ngữ văn Phổ thơng.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
-Phương pháp hệ thống: Người viết đọc tài liệu, các bài viết có liên
quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà
nghiên cứu, người viết rút ra những luận điểm, luận cứ nhằm làm sáng tỏ vấn
đề cần trình bày.



9

-Phương pháp miêu tả và phân tích : Vận dụng phương pháp này, chúng
tôi chỉ ra các đặc trưng trong sử dụng PTGTPNN ở tác phẩm văn chương.
- Phương pháp thống kê - phân loại: Nhằm phân loại PTGTPNN theo
tiêu chí nhất định, thống kê cụ thể các PTGTPNN trong một số trường hợp
cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
6. ĐĨNG GĨP CỦA ḶN VĂN
Luận văn là cơng trình nghiên cứu tín hiệu giao tiếp, cụ thể là
PTGTPNN trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Với luận văn này chúng tôi
chỉ ra, phân tích và làm rõ những đặc điểm của PTGTPNN theo hướng nghiên
cứu là tín hiệu phi ngơn ngữ. Qua đó góp phần khẳng định tài năng của Vũ
Trọng Phụng trong việc khắc họa chân dung nhân vật văn học và làm nổi bật
phong cách nghệ thuật của Vũ Trong Phụng.
Luận văn là tài liệu tham khảocho những giáo viên dạy môn Ngữ văn, đặc
biệt là giáo viên trường phổ thông và cho học viên chuyên ngành Ngơn ngữ học.
7. CẤU TRÚC CỦA ḶN VĂN
Ngồi phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn có kết cấu 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung
- Chương 2: Những bình diện của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
- Chương 3: Giá trị nghệ thuật của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng


10

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Tín hiệu ngôn ngữ
1.1.1. Khái niệm tín hiệu
Khái niệm tín hiệu được nhắc đến lần đầu tiên trong học thuyết về tín
hiệu ngơn ngữ của F.de Saussure. Theo ơng, tín hiệu có hai mặt là cái biểu đạt
hình thức vật chất cảm tính) và cái được biểu đạt (nội dung ý nghĩa). Hai mặt
này “ gắn bó khăng khít với nhau và đã có cái này là có cái kia” [ 17, tr.121].
Sau này, Ch.S.Pierce đã đưa thêm vào cấu trúc nhị diện nhân tố thứ ba là cái lí
giải (interpretant). Nhưng phải đến khi Ch.W.Morris hệ thống hóa và xây dựng
một lí thuyết tổng quan về tín hiệu thì ba chiều của tín hiệu mới thực sự có ý
nghĩa trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đặc biệt với ngành tín hiệu
học. Cả Ch.W.Morris cũng như Ch.S.Pierce chia ra ba chiều của tín hiệu: thứ
nhất là chiều kết học nghiên cứu các tín hiệu trong mối quan hệ với các tín hiệu
khác, thứ hai là chiều nghĩa học nghiên cứu các tín hiệu trong mối quan hệ với
các sự vật ở bên ngồi hệ thống tín hiệu, thứ ba là chiều dụng học nghiên cứu
các tín hiệu trong những mối quan hệ với người sử dụng nó.
Theo F.Guiraud: “tín hiệu là mợt kích thích mà tác động của nó đến cơ
thể gợi ra hình ảnh kí ức của mợt kích thích khác” [10, tr.51]. Theo cách hiểu
như vậy thì bất kì hình thức vật chất nào mà có khả năng gợi ra trong kí ức
của con người một hình ảnh nào đó thì đều được coi là tín hiệu cả, khơng
phân biệt nguồn gốc của nó là tự nhiên hay nhân tạo, có chức năng giao tiếp
hay khơng .
Ví dụ: Chuồn chuồn bay thấp hoặc con cóc nghiến răng, theo quan
niệm trong dân gian của người Việt Nam ta có khả năng dự báo về ngày hơm
sau trời sẽ có mưa, một hồi chuông, tiếng kẻng, tiếng trống báo hiệu giờ ra
chơi đã đến.


11

Theo A.Schaff tín hiệu được hiểu: “ Mợt sự vật, vật chất hay tḥc tính

của nó, mợt hiện tượng thực tế sẽ trở thành tín hiệu nếu như trong quá trình
giao tiếp, nó được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một
ngôn ngữ để truyền đạt một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới bên
ngồi hay về những cảm thụ nợi tâm” [10, tr.51]. Như vậy, A.Schaff chỉ thừa
nhận là tín hiệu khi nó mang những chức năng giao tiếp được con người sử
dụng nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình trong đời sống.
Dù tín hiệu được hiểu theo nghĩa hẹp hay rộng thì các ý kiến đều thống
nhất cho rằng tín hiệu là khái niệm quan hệ, khơng phải là khái niệm tự thân,
muốn một cái gì đó trở thành tín hiệu thì nó phải nằm trong một hệ thống nhất
định và có mối quan hệ với các sự vật khác. Để thuận tiện trong quá trình
nghiên cứu, chúng tôi lấy định nghĩa rộng của F.Guiraud làm xuất phát điểm
bởi vì nó phát hiện ra những đặc trưng tín hiệu học của các tín hiệu ngơn ngữ.
Kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả Đỗ Hữu
Châu đã chỉ ra những đặc tính như là dấu hiệu nhận biết của một tín hiệu,
gồm các nhân tố sau: thứ nhất, nó phải có một hình thức cảm tính: tức là tín
hiệu phải cho phép con người cảm nhận được bằng các giác quan thơng
thường.Thứ hai, nó phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó
hay cịn gọi là phải mang một nội dung ý nghĩa “một tín hiệu là một khái
niệm về quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Thứ ba, tín hiệu phải
nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định.
Ví dụ: Đèn đỏ trong hệ thống tín hiệu đèn giao thơng xanh – vàng – đỏ là
một tín hiệu bởi nó thỏa mãn 3 u cầu trên : có thuộc tính vật chất, được con
người cảm nhận bằng thị giác, đại diện cho một cái gì đó khơng phải là chính nó
- ở đây là thơng điệp “dừng lại”, nằm trong hệ thống tín hiệu đèn giao thơng.
Cái quan trọng nhất của tín hiệu là phải có hai mặt: hình thức vật chất –
cái biểu đạt và nội dung ý nghĩa – cái được biểu đạt (cái mà nó gợi ra, đại


12


diện cho). Giữa hai mặt của tín hiệu có tính võ đoán – dựa trên sự quy ước
chung của tập thể người sử dụng tín hiệu. Nói như Sausseure: “…mọi phương
tiện biểu hiện được chấp nhận trong một xã hội, về nguyên tắc mà nói, đều
dựa trên thói quen tập thể hoặc – chung quy cũng vẫn thể hiện trên sự quy
ước.” [17, tr.19]
Một sự vật, hiện tượng nào đó có thuộc tính vật chất muốn trở thành
phương tiện dùng để giao tiếp chung trong xã hội thì phải được cộng đồng sử
dụng nhiều và chấp nhận. Nói cách khác, phải là một tín hiệu và phải mang
bản chất tín hiệu.
1.1.2. Tín hiệu ngơn ngữ
Ngơn ngữ là tín hiệu vì ngôn ngữ đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một
tín hiệu, bởi ngơn ngữ cũng là phương tiện vật chất rất cụ thể mà trong ý thức
người ta có thể cảm nhận được thông qua các giác quan cụ thể của mình. Các
tín hiệu ngơn ngữ sẽ tác động trực tiếp đến con người thông qua hai giác quan
quan trọng nhất là thị giác và thính giác.
Tín hiệu ngơn ngữ khác với những hệ thống vật chất khác không phải
là tín hiệu, chẳng hạn, kết cấu của một cái cây, một vật thể nước, kết cấu của
một cơ thể sống,…Do đó, bản chất tín hiệu của ngơn ngữ thể hiện ở những
điểm sau:
- Tính vật chất và khả năng tri giác được chúng: ngôn ngữ là một hệ
thống những đơn vị vật chất tồn tại dưới hai dạng âm thanh và chữ viết. Trong
đó âm thanh là yếu tố thứ nhất và là yếu tố quyết định. Hệ thống tín hiệu ngơn
ngữ cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ
thống khơng phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do
những thuộc tính được người ta quy ước thống nhất trong cộng đồng nhằm
mục đích nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng, thực hiện chức năng giao tiếp của
ngôn ngữ.


13


- Tính đại diện của ngơn ngữ:thể hiện ở tính hai mặt của tín hiệu ngơn
ngữ. Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu đạt và cái được biểu
đạt tạo thành, đây là mối quan hệ khơng có lí do hay cịn gọi là tính võ đốn của
ngơn ngữ. Vì thế, khái niệm “người đàn ơng cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước
mình” trong tiếng Việt được biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong tiếng Nga
được biểu thị bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng âm [anh] hay
[brat] hoàn toàn là do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ
khơng thể giải thích lí do.
- Giá trị khu biệt của tín hiệu ngơn ngữ: trong một hệ thống tín hiệu, cái
quan trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngơn ngữ thể hiện
ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết mực trên giấy
và một chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực và chữ cái đều có bản
chất vật chất như nhau, đều có thể tác động và thị giác như nhau. Nhưng muốn
nêu đặc trưng của vết mực phải dùng tất cả các thuộc tính vật chất của nó: độ
lớn, hình thức, màu sắc, độ đậm nhạt,…tất cả đều quan trọng như nhau. Trong
khi đó, cái quan trọng đối với một chữ cái chỉ là cái làm cho nó khác với những
chữ cái khác: chữ A có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, đậm nét hơn hay thanh nét hơn,
có thể có màu sắc khác nhau, nhưng đó vẫn chỉ là chữ A. Sở dĩ như vậy là do
chữ A nằm trong hệ thống tín hiệu, cịn vết mực khơng phải là tín hiệu.
Trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Đỗ Hữu Châu coi ngôn ngữ
là hệ thống tín hiệu sơ cấp được xây dựng với những thể chất tinh thần và vật
chất, đó là những âm thanh do một bộ máy cấu âm con người tạo ra. Ông đặc
biệt lưu ý vấn đề chức năng và đặc tính đa chức năng của tín hiệu ngơn ngữ
không chỉ thuần túy mang chức năng giao tiếp mà đồng thời cịn là cơng cụ để
tư duy, để tổ chức xã hội, để duy trì sự sống của con người và cịn mang chức
năng thi pháp,… trong đó chức năng giao tiếp là chức năng xã hội quan trong
nhất của ngôn ngữ.



14

1.2. Giao tiếp và quá trình giao tiếp
1.2.1. Khái niệm giao tiếp
Trong cuốn Tiếng Việt thực hành, Bùi Minh Toán có định nghĩa khái
niệm giao tiếp như sau:“Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa con người với con
người trong xã hội, ở đó diễn ra sự trao đổi thông tin, sự trao đởi nhận thức, tư
tưởng, tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của con người đối
với con người và đối với những vấn đề cần giao tiếp”. [36, tr.22]
Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với
các hình thức khác nhau: giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân; giao tiếp giữa cá
nhân với nhóm; giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng;
giao tiếp vừa mang tính chất xã hội vừa mang tính chất cá nhân:
+ Tính chất xã hội thể hiện ở chỗ nó được nảy sinh hình thành trong xã
hội và sử dụng các phương tiện do con người tạo ra được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
+ Tính chất cá nhân thể hiện ở nội dung, nhu cầu, phong cách, kỹ
năng,… giao tiếp của con người.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã
hội lồi người. Ngay từ khi có con người và xã hội lồi người, ngơn ngữ đã được
dùng làm phương tiện giao tiếp. Nó được dùng giao tiếp ở mọi nghề nghiệp, mọi
lứa tuổi, mọi lĩnh vực hoạt động với nội dung nhận thức, tư tưởng, tình cảm. Khi
có chữ viết, ngơn ngữ lại còn giúp con người thực hiện được sự giao tiếp ở
những khoảng không gian rộng lớn, cách biệt và giao tiếp giữa các thế hệ đã qua
với các thế hệ đang và sẽ tồn tại (qua các văn bản được lưu giữ lại).
1.2.2. Quá trình giao tiếp
1.2.2.1. Khái niệm quá trình giao tiếp
Theo Bùi Minh Toán định nghĩa: “Hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ
ln ln diễn ra theo hai q trình : quá trình phát và quá trình nhận. Quá
trình phát là quá trình người nói (hay người viết) sản sinh hay tạo lập các



15

ngôn bản nhờ các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ. Cịn q trình nhận là q
trình người nghe (hay người đọc) tiếp nhận và lĩnh hội được các ngôn bản với
những nội dung giao tiếp nhất định. Hai quá trình này ln có quan hệ qua
lại và tác đợng lẫn nhau. Mỗi con người muốn tham dự vào được q trình
giao tiếp bằng ngơn ngữ phải có năng lực thực hiện được cả hai quá trình
này, nghĩa là phải hình thành và hồn thiện được các năng lực nói, nghe, đọc,
viết, hiểu được mợt ngơn ngữ.” [36, tr.23]

Hình 1: Mơ hình minh họa q trình giao tiếp

Hai q trình của hoạt động giao tiếp luôn luôn chịu sự tác động, chi
phối của nhiều nhân tố. Các nhân tố này tác động đến quá trình tạo lập, đến
quá trình lĩnh hội và đến cả sản phẩm của hoạt động giao tiếp là ngôn bản.
1.2.2.2. Các yếu tố tham gia quá trình giao tiếp
a. Nhân vật giao tiếp: đó là người nói/người viết, người nghe/người đọc
cùng các mối quan hệ của họ. Nhân tố này trả lời cho các câu hỏi được đặt ra
khi tạo lập và lĩnh hội văn bản: Ai viết? Viết cho ai?
b. Nội dung giao tiếp:hoạt động giao tiếp hướng về vấn đề gì, về sự vật,
hiện tượng nào, về nội dung tư tưởng hay tình cảm nào? Nhân tố này trả lời
cho câu hỏi: Viết cái gì? Tuy nhiên chính nội dung giao tiếp của văn bản cũng
bị chi phối bởi các nhân tố khác: phụ thuộc vào việc viết cho ai, vào hoàn
cảnh giao tiếp, vào mục đích giao tiếp, và phụ thuộc vào vốn hiểu biết của
chính bản thân mình mà người viết lựa chọn nội dung giao tiếp thích hợp.



×