Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục công dân cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tình bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÙ MỸ,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bình Định – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÙ MỸ,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. VÕ NGUYÊN DU



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Thị Mai Hƣơng, tác giả của luận văn tốt nghiệp cao học
đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh
các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định”. Luận văn là do tác giả
nghiên cứu và thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PSG.TS. Võ Nguyên Du. Các
số liệu hảo sát và ết quả nêu trong luận văn là trung thực, do chính tác giả
thu thập, phân tích và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào khác.
Tác giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Mai Hương


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới: Lãnh đạo, các cán bộ, giảng viên trƣờng
Đại học Quy Nhơn đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND
huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Mỹ, Ban giám hiệu, các thầy
cô giáo, các em học sinh các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù
Mỹ; Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân đã giúp đỡ tơi trong q trình
hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy
PGS.TS. Võ Nguyên Du, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tâm, nhiệt tình
chỉ dẫn và giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn hông thể tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Chúng tơi kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp
của các thầy cơ giáo, các bạn đồng nghiệp và những ngƣời quan tâm để luận
văn đƣợc hồn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, tháng 4 năm 2020
Học viên
Nguyễn Thị Mai Hương


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................3
7. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................4
8. Những đóng góp của đề tài.............................................................................5
9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCMÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂNỞ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ............................... 6
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .............................................6
1.1.1. Ngoài nƣớc ...............................................................................................6
1.1.2. Trong nƣớc ...............................................................................................7
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ......................................................................11
1.2.1. Quản lý ...................................................................................................11
1.2.2. Quản lý giáo dục.....................................................................................12
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng .................................................................................13

1.2.4. Hoạt động dạy học môn GDCD .............................................................15
1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học môn GDCD ................................................16
1.3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ …. .........................................................................................17
1.3.1. Vai trị của mơn GDCD trong trƣờng THCS .........................................17
1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của môn GDCD trong trƣờng THCS .....................17
1.3.3. Nội dung chƣơng trình mơn GDCD ở trƣờng THCS .............................20
1.3.4. Phƣơng pháp, hình thức dạy học mơn GDCD ở trƣờng THCS .............20
1.3.5. Kiểm tra, đánh giá môn GDCD ở trƣờng THCS....................................22


1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC
TRƢỜNG THCS. ......................................................................................................24
1.4.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên môn GDCD .................................25
1.4.2. Quản lý hoạt động học môn GDCD của học sinh ..................................31
1.4.3. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá ết quả học tập môn GDCD .....33
1.4.4. Quản lý các điều kiện dạy học môn GDCD ..........................................34
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN GDCD .............................................................................................................35
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ...............................................................................35
1.5.2. Các yếu tố khách quan............................................................................35
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................36
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC TRƢỜNGTRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÙ
MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH …………………………………………………………37
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ..................37
2.1.1. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................37
2.1.2. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................37
2.1.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................37
2.1.4. Mẫu khảo sát và cách thức xử lý số liệu ................................................38

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CƠNG DÂN Ở
CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN PHÙ MỸ ..............................................................38
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Phù Mỹ ..............................................38
2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn GDCD ở các trƣờng THCS huyện
Phù Mỹ. .....................................................................................................................40
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÙ MỸ ..........51
2.3.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên môn GDCD................................................ 51
2.3.2. Quản lý hoạt động học môn GDCD của học sinh ................................................. 55
2.3.3. Quản lý các điều iện hỗ trợ hoạt động dạy học môn GDCD ............................. 59
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG ...............61
2.4.1. Mặt mạnh ................................................................................................61
2.4.2. Mặt hạn chế ............................................................................................62
2.4.3. Nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDCD ở
trƣờng THCS .............................................................................................................63


2.4.4. Nguyên nhân mặt mạnh ........................................................................................... 64
2.4.5. Nguyên nhân mặt yếu............................................................................................... 65
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................68
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCMÔN GIÁO
DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC TRƢỜNGTRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÙ
MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH .........................................................................................69
3.1. CƠ SỞ VÀ NGUYÊN TẮC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP .............................69
3.1.1. Cơ sở xác lập biện pháp............................................................................................ 69
3.1.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ....................................................................... 70
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở
CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN PHÙ MỸ ..............................................................71
3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về vai trị mơn GDCD .............................. 71
3.2.2. Nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy của giáo viên ......................................... 74

3.2.3. Nhóm biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trong môn GDCD .... 80
3.2.4. Nhóm biện pháp quản lý các điều iện hỗ trợ........................................................ 86
3.2.5. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp ................................................................... 92
3.3. KHẢO NGHIỆM TÍNH HỢP LÝ VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP .....94
3.3.1. Quy trình .................................................................................................................... 95
3.3.2. Kết quả hảo nghiệm ................................................................................................ 96
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .......................................................................................100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................101
1. KẾT LUẬN .........................................................................................................101
2. KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................102
2.1. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định ....................................102
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Mỹ ...............................103
2.3. Đối với các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Phù Mỹ ...........................103
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

CBQL

Cán bộ quản lý


2

CMHS

Cha mẹ học sinh

3

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

4

CNTT

Công nghệ thông tin

5

CSVC

Cơ sở vật chất

6

CT

Chƣơng trình


7

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

8

DH

Dạy học

9

ĐTB

Điểm trung bình

10

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

11

GDCD

Giáo dục cơng dân


12

GV

Giáo viên

13

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

14

HĐDH

Hoạt động dạy học

15

HS

Học sinh

16

HTDH

Hình thức dạy học


17

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

18

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

19

PTDH

Phƣơng tiện dạy học

20

QLHĐDH

Quản lý hoạt động dạy học

21

SGK

Sách giáo khoa


22

TBDH

Thiết bị dạy học

23

THCS

Trung học cơ sở


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Bảng 2.5

Bảng 2.6

Bảng 2.7


Bảng 2.8

Bảng 2.9

Tên bảng
Nhận thức của CBQL&GV về vai trị mơn GDCD (Phụ lục
3, Bảng 2.1)
Khảo sát CBQL&GV về thực hiện mục tiêu môn GDCD
(Phụ lục 3, Bảng 2.2.1 và 2.2.2 )
Đánh giá thực hiện kế hoạch, nội dung chƣơng trình dạy
học mơn GDCD (Phụ Lục 3, Bảng 2.3.1 và 2.3.2)
Thực trạng hình thức, phƣơng pháp dạy học mơn GDCD
(Phụ Lục 3, Bảng 2.4.1, 2.4.2 GV và 2.4.1, 2.4.2 HS )
Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong môn GDCD (Phụ Lục
3, Bảng 2.5.1, 2.5.2 GV và 2.5.1, 2.5.2 HS)
Khảo sát về quản lý hoạt động dạy học của GV GDCD (Phụ
Lục 3, Bảng 2.6.1 và 2.6.2)
Khảo sát quản lý hoạt động học tập môn GDCD của học
sinh (Phụ Lục 3, Bảng 2.7.1 và 2.7.2)
Khảo sát việc quản lý các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn
GDCD (Phụ Lục 3, Bảng 2.8.1 và 2.8.2)
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDCD ở trƣờng
THCS (Phụ Lục 3, Bảng 2.9.1 và 2.9.2)

Trang
40

42

44


46

48

51

55

59

63

Khảo nghiệm tính hợp lý và tình khả thi của các biện pháp
Bảng 3.1

quản lý hoạt động dạy học môn GDCD (Phụ Lục 3, Bảng
3.1)

96


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bƣớc vào thế kỷ XXI, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nƣớc, hội nhập sâu rộng vào mọi
hoạt động chung trên toàn thế giới. Để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nƣớc,
Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng “Xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển tồn

diện về chính trị, tƣ tƣởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức
cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa,
quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng và xã hội.” (Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX). Để thực hiện đƣợc chủ trƣơng đó, giáo dục ngày càng có
và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ ngƣời Việt Nam mới
“Phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dƣỡng nhân cách, phẩm chất và những năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”(Luật giáo dục Việt Nam).
Giáo dục hiện nay ở nƣớc ta khơng chỉ hƣớng mục tiêu giáo dục nâng
cao trình độ tri thức, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành cho ngƣời học mà
còn phải chú trọng về giáo dục kỹ năng, đạo đức, lối sống, giá trị làm ngƣời,...
Muốn thực hiện đƣợc mục tiêu đó, trong hệ thống các mơn học trong nhà
trƣờng phổ thơng thì mơn Giáo dục cơng dân (GDCD) là mơn học đóng vai
trị cực kỳ quan trọng. Nó cung cấp cho học sinh (HS) hệ thống tri thức toàn
diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,...
giúp các em trở thành con ngƣời có tri thức, phẩm chất năng lực, phát triển
toàn diện các mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Đồng thời góp phần đào tạo học sinh
trở thành những con ngƣời lao động mới - công dân tƣơng lai của đất nƣớc.
Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, trên thực tế, nhiều ngƣời quan
niệm, xem mơn GDCD là mơn phụ, có vai trị thứ yếu và mờ nhạt trong nhà


2

trƣờng. Khơng chỉ có học sinh, phụ huynh hay cán bộ quản lý, thậm chí ngay
cả giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD cũng chƣa thật sự quan tâm
đúng mức đến mơn học quan trọng này. Vì vây, trong công tác quản lý, nhiều
đơn vị trƣờng không chú trọng đến việc tuyển dụng giáo viên (GV) đƣợc đào
tạo đúng chuyên ngành GDCD để trực tiếp giảng dạy mà chỉ để phân công

giảng dạy bộ môn này khi thừa giáo viên, thiếu tiết dạy hay chỉ để cho cán bộ
quản lý nhà trƣờng đảm trách để hƣởng phụ cấp đứng lớp,... Vì thế khơng gây
đƣợc hứng thú cho học sinh trong các giờ học môn GDCD. Vậy do đâu lại
dẫn đến hiện tƣợng này? Có nhiều nguyên nhân nhƣng chủ yếu là nhận thức
của giáo viên trực tiếp đứng lớp và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của môn
GDCD chƣa đầy đủ, thiếu nghiêm túc trong chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy và
học môn GDCD.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi chọn nghiên
cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân cho học
sinh các trƣờng trung học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng hoạt động dạy học
(HĐDH) môn Giáo dục công dân cho học sinh trung học cơ sở, luận văn đề xuất
các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn GDCDtại các
trƣờng trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh các trƣờng
trung học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học (QLHĐDH) môn GDCD cho HS các trƣờng
trung học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.


3

4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDCD tại các trƣờng THCS
trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cịn nhiều bất cập trong cơng tác
Kế hạch hóa, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra. Nếu xây dựng và làm rõ đƣợc cơ sở

lý luận về QLHĐDH mơn GDCD, phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản
lý hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh các trƣờng Trung
học cơ sở trên địa bàn thì có thể đề xuất các biện pháp QLHĐDH môn GDCD
cho học sinh các trƣờng Trung học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định một
cách hợp lý và khả thi. Góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học
môn Giáo dục công dân cho học sinh các trƣờng trung học cơ sở.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Giáo
dục công dân cho học sinh các trƣờng trung học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh
Bình Định.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý
hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh các trƣờng trung học
cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hố các văn bản, tài liệu có liên quan đến
đề tài để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục
công dân cho học sinh trung học cơ sở.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát:
Quan sát cách thức tổ chức quản lý hoạt động dạy học môn GDCD tại


4

các trƣờng THCS; hoạt động dạy của giáo viên và cách học của học sinh
nhằm nắm bắt tình hình và làm rõ thực trạng những biện pháp QLHĐDH môn
GDCD tại các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Phù Mỹ.

6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Đƣợc sử dụng để thu thập ý kiến của các loại đối tƣợng cần thiết, đặc
biệt là cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh nhằm khảo sát thực
trạng quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh các
trƣờng trung học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đối tƣợng khảo sát:
36 cán bộ quản lý (CBQL) của 18 trƣờng THCS; 18 giáo viên giảng dạy môn
GDCD (GV GDCD) và 100 học sinh (HS) của 18 trƣờng. Xây dựng bảng hỏi
gửi đến CBQL, GV GDCD của 18 trƣờng nói trên.
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp trò chuyện, trao đổi với cán
bộ quảnh lý, giáo viên để có thơng tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng
thời làm rõ kết quả từ phƣơng pháp điều tra và các phƣơng pháp hác để đánh
giá thực trạng vấn đề.
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Rà soát, theo dõi
và đánh giá trên cơ sở các báo cáo sơ ết, tổng kết; hồ sơ của học sinh; hồ sơ
giảng dạy của giáo viên; sổ điểm, học bạ do nhà trƣờng lƣu trữ hàng năm.
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
6.3.1. Sử dụng phương pháp thống kê tốn học với phần mềm bảng tính
điện tử Excel để xử lý các số liệu thu thập được qua điều tra, khảo sát.
6.3.2. Lập các biểu bảng để so sánh, đối chiếu số liệu nhằm mục đích rút
ra những nhận xét phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và hảo sát, đánh giá thực trạng về QLHĐDH môn
GDCD cho học sinh các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đồng


5

thời xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu qủa quản lý HĐDH môn GDCD
cho học sinh các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

7.2. Thời gian nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu trên thời gian từ năm học 2015-2016 đến nay.
8. Những đóng góp của đề tài
8.1. Về lý luận: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận việc quản lý hoạt động
dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh các trƣờng trung học cơ sở.
8.2. Về thực tiễn: Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học
môn Giáo dục công dân cho học sinh các trƣờng trung học cơ sở, góp phần
nâng cao chất lƣợng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục công
dân ở các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định..
9. Cấu trúc luận văn
Ngồi phụ lục, danh mục chữ viết tắt, luận văn đƣợc cấu trúc thành
3 phần:
Phần mở đầu
Giới thiệu hái quát: Lý do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đối tƣợng
và hách thể nghiên cứu; Nhiệm vụ nghiên cứu; Phƣơng pháp nghiên cứu; Phạm
vi nghiên cứu; Những đóng góp của luận văn; Cấu trúc của luận văn.
Phần nội dung
Gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý hoạt động dạy học môn
Giáo dục công dân cho học sinh các trƣờng trung học cơ sở.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân và
quản lý hoạt động hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh
các trƣờng trung học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục công
dân cho học sinh các trƣờng trung học cơ sở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Phần kết luận và khuyến nghị


6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Ngồi nƣớc
Nhiều tác giả nƣớc ngồi đã có nhiều nghiên cứu về lý luận dạy học, nhiều
nhà giáo dục nổi tiếng của thế giới thời kỳ cận - hiện đại đặc biệt coi trọng giáo dục
tri thức gắn liền với giáo dục công dân, giáo dục nhà trƣờng gắn liền với giáo dục
xã hội.
Nhà sƣ phạm vĩ đại J.A.Komensky (1592-1670), ngƣời đặt nền móng đầu tiên
cho lý luận về dạy học hiện đại, trong tác phẩm của mình cũng đã chỉ ra những yêu
cầu cơ bản để đảm bảo hoạt động dạy học trong nhà trƣờng hƣớng tới hình thành
ngƣời cơng dân thơng qua dạy họctrực quan, dạy học tích cực, bám sát đối tƣợng
học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học.
John Dewey (1859 - 1952) là một triết gia, một nhà giáo dục, cũng đồng thời
là một nhà quản lý giáo dụcnổi tiếng của Mỹ và của thế giới đầu thế kỷ XX đã
cùngvới đồng nghiệp thành lập trƣờng Thực nghiệm giáo dục thuộc Đại học
Chicago (Chicago Laboratory School of Education) do chính ơng làm Hiệu trƣởng.
Hoạt động của trƣờng Thực nghiệm giáo dục đã giúp cho J.Dewey có đƣợc những
tƣ liệu cần thiết để viết nên những tác phẩm quan trọng về giáo dục nhƣ “Trƣờng
học và xã hội” (The School and Society, 1899), “Trẻ em vàchƣơng trình học”
(1902). Đây là hai tác phẩm đã trình bày và chứng minh chonhững nguyên lý chủ
yếu của triết lý giáo dục con ngƣời nhƣ chƣơng trình giáo dụcphải bắt đầu bằng và
đƣợc xây dựng theo những lợi ích của trẻ; phải tạo ra và củngcố sự tƣơng tác giữa
tƣ duy và hoạt động thực tiễn trong lớp học của trẻ; thầy giáophải là ngƣời hƣớng
dẫn, là ngƣời cộng tác với học sinh thay vì làm ngƣời đốc cơngthƣờng xun đƣa
đến cho học sinh một đống bài học và bài học thuộc lịng có sẵn; mục tiêu của


7


trƣờng học là sự trƣởng thành của trẻ em trên mọi phƣơng diện [35]. Đây là tƣ liệu
quan trọng để tƣ duy về giáo dục con ngƣời với tƣ cách là một công dân.
Bƣớc vào thế kỷ XX, nền kinh tế tri thức ngày càng trở thành một phần quan
trọng không thể thiếu của xã hội hiện đại. Giáo dục và cơng tác quản lý giáo dục để
hình thành ngƣời công dân Tổ quốc và công dân quố tế ngày càng khẳng định tầm
quan trọng của nó trong sự phát triển của giáo dục nói riêng và xã hội hiện đại nói
chung. V.A.Xukhomlinxki là nhà giáo dục và cũng là nhà quản lý giáo dục Xô Viết nổi tiếng thế kỷ XX, tác phẩm chiếm vị trí trung tâm trong sự nghiệp sáng tác
sƣ phạm của ông là “Trƣờng trung học Pavlƣts”. Đây là quyển sách tổng kết kinh
nghiệm 26 năm xây dựng trƣờng trung học nông thôn. Nhà giáo dục Xơ Viết đã
triển khai một cách tồn diện, sâu rộng những quan điểm sƣ phạm của mình về tất
cả các mặt giáo dục, mô tả đƣợc một cách chi tiết, tỉ mỉ những suy nghĩ sáng tạo,
những thành công cùng thất bại của ngƣời hiệu trƣởng cũng nhƣ những giáo viên,
học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập, lao động theo hƣớng phát triển con
ngƣời xã hội.
Nhƣ vậy, có thể thấy, lý luận dạy học và lý luận về quản lý giáo dục là vấn đề
đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu sƣ phạm quan tâm. Trong đó, việc kết hợp giáo dục
trí dục với đức dục là yêu cầu tất yếu của giáo dục toàn diện. Ngày 15/5/2012, tại
Liên Hợp Quốc, UNESCO đã tổ chức hội thảo với tiêu đề “Giáo dục đạo đức phải
trở thành vấn đề quan trọng” qua đó hẳng định vai trị quan trọng của việc tăng
cƣờng trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức ở tất cả các
khu vực trên toàn cầu. Từ năm 2011, UNESCO đã thúc đẩy việc thành lập Hiệp hội
quốc tế về đạo đức trong giáo dục nhằm khuyến hích các nƣớc trên thế giới đƣa
giáo dục đạo đức giáo dục công dân trở thành vấn đề học thuật nghiêm túc và quan
trọng để đáp ứng những thách thức về tiến bộ khoa học trên toàn cầu.

1.1.2. Trong nƣớc
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đã thông qua Chiến lƣợc
Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2012-2020 với một trong những nội dung cơ bản
là “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hoá, hiện



8

đại hố, xã hội hố, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản
lý giáo dục, phát triển đội ngũ GV và CBQL là hâu then chốt. Tập trung nâng cao
chất lƣợng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”.[1]
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc, việc nâng cao chất lƣợng dạy
học trong nhà trƣờng nói chung và nhà trƣờng phổ thơng nói riêng từ lâu đã trở
thành vấn đề quan tâm của các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Từ yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nói chung và đổi mới nội
dung, PPDH nói riêng, nhiều ngƣời nghiên cứu đã nghiên cứu sâu về vấn đề đổi mới
nội dung dạy học theo phƣơng pháp nâng cao tính hiện đại và gắn hoa học với thực
tiễn sản xuất và đời sống, vấn đề lấy HS làm trung tâm trong hoạt động dạy học của
các tác giả nhƣ: Đặng Quốc Bảo, Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường
[2]; Thái Duy Tuyên, Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ bản)[37];Tác giả
Trần Kiểm với những tài liệu, giáo trình chuyên hảo về hoa học quản lý giáo dục
nhƣ “Khoa học quản lý nhà trường phổ thông”[23], “Khoa học quản lý giáo dục Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”[25], “Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản
lý giáo dục”[24]…
Dạy học là hoạt động lao động xã hội xuất hiện từ lúc con ngƣời có nhu cầu
truyền lại cho thế hệ sau những inh nghiệm của thế hệ trƣớc. Quản lý ra đời hi có
sự phân công lao động xã hội. Quản lý dạy học là một quá trình xã hội đặc thù.
Thực tiễn và lý luận về quản lý dạy học đƣợc hình thành và phát triển cùng với sự
hình thành và phát triển của xã hội loài ngƣời.
Nhƣ vậy, vấn đề nâng cao chất lƣợng dạy học từ lâu đã đƣợc các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm. Xã hội càng phát triển thì vấn đề này càng đƣợc
quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu giáo dục, ý kiến của các nhà
nghiên cứu có thể hác nhau nhƣng điểm chung mà ta thấy trong các cơng trình
nghiên cứu của họ là: Khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý trong việc

nâng cao chất lƣợng dạy và học ở các cấp học.
Tóm lại, có rất nhiều tác giả trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã nghiên cứu


9

và đƣa ra nhiều biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trƣờng. Có nhiều
luận văn thạc sỹquan tâm tới đề tài biện pháp quản lý của hiệu trƣởng đối với hoạt
động dạy học trong nhà trƣờng với nhiều cách tiếp cận về vấn đề quản lý khác nhau,
ở những địa phƣơng hác nhau với phạm vi nghiên cứu rộng, hẹp khác nhau. Trong
hƣớng nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học trong nhà trƣờng hiện nay một số
đề tài đã đƣợc nghiên cứu nhƣ:
Trong những năm gần đây, có nhiều giáo trình về giáo dục nhân cách, đạo đức
thông qua giảng dạy các môn khoa học trong nhà trƣờng phổ thông cũng đƣợc
nhiều tác giả đề cập đến nhƣ tác giả Hà Thế Ngữ đề cập đến con đƣờng giáo dục
nhân cách, đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy các môn khoa học, đặc biệt là
môn khoa học xã hội và nhân văn là giáo dục thế giới quan, bồi dƣỡng ý thức đạo
đức cách mạng, hƣớng dẫn các hành vi đạo đức cho học sinh; Tác giả Nguyễn Văn
Cƣ, Nguyễn Duy Nhiên (2009) với "Dạy và học môn Giáo dục công dân ở trƣờng
Trung học phổ thông - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", NXB Giáo dục đã tập
trung đi sâu nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn mơn Giáo dục cơng
dân. Từ đó các tác giả đã đƣa ra cácgiải pháp nhằm đổi mới phƣơng pháp giảng dạy
để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục bộmôn; Vƣơng Tất Đạt (1994) "Phƣơng
pháp giảng dạy Giáo dục công dân (dùng cho Trung học phổ thông)", NXBĐại học
sƣ phạm Hà Nội. Tác giả nêu đƣợc các phƣơng pháp giảng dạy bộ môn hiện nay,
việc giáo viên thực hiện linh hoạt các phƣơng pháp sẽ mang lại hiệu quả cao trong
việc giúp học sinh hiểu rõ hơn vấn đề bài học. Đặc biệt là nếu giáo viên sử dụng tốt
phƣơng pháp thuyết trình để truyền thụ khái niệm, phạm trù, quy luật mang tính
trừu tƣợng và khái quát cao sẽ giúp cho học sinh nắm vững chúng, tránh đƣợc sự
đơn điệu, gây hứng thú học tập, phát huy tƣ duy độc lập, sáng tạo của học sinh;

Nguyễn Nghĩa Dân (1997), " Đổi mới phƣơng pháp dạy học môn đạo đức và môn
giáo dục công dân", NXB Giáo dục Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của cơng trình này
giúp cho chúng tơi có đƣợc cái nhìn bao qt trong việc giảng dạy bộ môn giáo dục
công dân cấp bậc trung học phổ thơng.
Đã có nhiều Thạc sĩ đóng góp nhiều đề tài có giá trị, nhƣ:


10

- Tƣởng Thị Thu Thắm với đề tài luận văn thạc sĩ Chính trị học: “Vấn đề
giảng dạy mơn Giáo dục công dân cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn
quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay”, 2019.
- Lê Quang Tuấn với đề tài luận văn thạc sĩ hoa giáo dục: “Một số giải pháp
trong công tác quán lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trƣờng trung học phổ
thông huyện Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh”, năm 2008.
- Triệu Hồng Dinh với đề tài luận văn thạc sĩ Chính trị học: “Giảng dạy mơn
Giáo dục công dân trƣờng trung học cơ sở từ thực tiễn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Cạn”, năm 2019.
- Nguyễn Thị Mai với đề tài luận văn: “Vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu
trƣờng hợp điển hình trong dạy học mơn giáo dục công dân ở các trƣờng trung học
phổ thông huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh, năm 2018.
Các sáng kiến của đồng nghiệp, có thể kể đến: Sáng kiến “Sử dụng phƣơng pháp
liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân
lớp 12”, Nguyễn Thị Hồng, (Trƣờng THPT Thanh Khê - Đà Nẵng, 2009); Sáng kiến:
"Một số phƣơng pháp giảng dạy Giáo dục công dân theo hƣớng giáo dục tích cực"của
Phạm Thị Thúy Phƣơng đã nêu đƣợc thực trạng dạy và học hiện nay, sự cần thiết phải
đổi mới phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng tích cực và soạn sẵn giáo án mẫu, cụ thể
trong chƣơng trình GDCD 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học; "Đổi
mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn GDCD theo định hƣớng phát triển
năng lực học sinh", Nguyễn Thị Hồng Đào (Trƣờng THPT Thuận Hịa- Sóc Trăng,

2016); "Dạy và học bộ môn Giáo dục công dân lớp 12 theo hình thức chuyên đề nhằm
cải thiện ý thức học tập cho học sinh", Ngô Thị Thúy Diễm (Trƣờng THPT chuyên
Nguyễn Thị Minh Khai- Sóc Trăng, 2016);
Các bài báo trên các tạp chí khoa học có thể kể đến nghiên cứu của các tác giả:
Trần Văn Hiếu với "Thực trạng đội ngũ giảng dạy môn giáo dục công dân các
trƣờng trung học phổ thông ở đồng bằng sông Cửu Long"đăng trên tạp chí Khoa
học Trƣờng Đại học CầnThơ.
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả kể trên là nguồn tƣ liệu quý giá


11

chúng tơi triển hai đề tài của mình theo cách tiếp cận riêng. Đề tài luận văn này
đƣợc thực hiện dựa trên sự kế thừa, phát triển những kết quả của các tác giả, cơng
trình nghiên cứu liên quan trƣớc đó làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận quản lý hoạt
động dạy học môn Giáo dục công dân và phân tích, đánh giá trực trạng quản lý hoạt
động dạy học môn Giáo dục công dân trên địa bàn. Trên cơ sở đó đề xuất ra các
biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn GDCD cho học sinh
các trƣờng THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này
là một vấn đề hết sức cần thiết, góp phần phát triển giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu
cầu đổi mới GD phổ thông hiện nay.

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Quản lý
Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật của ngƣời quản lý trong việc
điều khiển hệ thống xã hội, có thể nói: Có tổ chức là có quản lý. Hoạt động quản lý bắt
nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động khi xã hội phát triển, quản lý đóng vai trị
quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động xã hội.
Theo định nghĩa của các tác giả trong tác phẩm: “Khoa học tổ chức và quản lý
- một số vấn đề lý luận và thực tiễn” - Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức,

quản lý - NXB Thống Kê - Hà Nội - 1999 thì quản lý là “một quá trình tác động
gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu
chung”.
Tác giả Trần Kiểm định nghĩa “Quản lý là những tác động của chủ thể quản
lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn
lực(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức(chủ yếu là nội lực) một cách
tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [25].
Tác giả Nguyễn Bá Sơn định nghĩa “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể
người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động" [34].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể của người quản lý đến tập thể người lao động nói chung (khách thể
quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu đã dự kiến” [16].


12

Khái niệm quản lý đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra gắn với từng lĩnh vực quản
lý và từng lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu cụ thể nhƣng có sự thống nhất về bản
chất hoạt động quản lý. Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế
hoạch và có hệ thống thơng tin của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt
được mục đích của tổ chức. Nhƣ vậy, quản lý có thể xem nhƣ là một q trình tác
động (có tổ chức, có định hƣớng) của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (về các
mặt: chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…) để đạt đƣợc mục tiêu quản lý dựa vào các
công cụ quản lý và phƣơng pháp quản lý.
Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi một hoạt động của bất kỳ một lĩnh vực
nào đều xuất hiện vai trò của hoạt động quản lý. Tuy mỗi một lĩnh vực đều có
những sự khác biệt nhất định, nhƣng chúng đều chứa đựng những nét cơ bản
chung của hoạt động quản lý. Đồng thời chính các hoạt động chức năng này đã
góp một phần hết sức quan trọng vào việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt
động của từng tổ chức. Thực chất vai trò của quản lý chính là sự kết hợp một cách

nhuần nhuyễn, liên hồn của mọi thành viên trong một tổ chức vì mục đích chung
là đạt đƣợc mục tiêu mà tổ chức đó đề ra. Tuy nhiên trong sự kết hợp nhịp nhàng
đó hơng thể nào thiếu đƣợc vai trị của ngƣời cán bộ quản lý nhƣ là ngƣời điều
phối mọi hoạt động cơ bản của tổ chức theo các cấp độ khác nhau.

1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội, là nhân tố tổ chức, chỉ
đạo việc thực thi phát triển nền giáo dục ngày càng tiến bộ hơn.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể của người quản lý đến tập thể người lao động nói chung (khách thể
quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu đã dự kiến” [17].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm quản lý giáo dục là “ hái niệm
đa cấp, bao hàm cả quản lý hệ giáo dục quốc gia, quản lý các phân hệ của nó, đặc
biệt là quản lý trƣờng học” [32].
Trong các nghiên cứu của mình, tác giả Trần Kiểm đã đƣa ra hái niệm quản
lý giáo dục ở hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô là quản lý một nền/hệthống


13

giáo dục, “quản lý giáo dục là những tác động tự giác(có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ
thống(từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trƣờng) nhằm thực hiện có chất
lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra
cho ngành giáo dục” [25]. Ở cấp độ vi mô là quản lý một nhà trƣờng, “quản lý giáo
dục đƣợc hiểu là hệ thống những tác động tự giác(có ý thức, có mục đích, có ế
hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công
nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lƣợng xã hội trong và ngồi
nhà trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà
trƣờng” [25].

Nhƣ vậy, nói đến quản lý giáo dục là nói đến sự tác động có ý thức của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đƣa hoạt động sƣ phạm của hệ thống giáo
dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất. Quản lý giáo dục theo
nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy
mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
Từ những khái niệm quản lý giáo dục đƣợc nêu ở trên, có thể hiểu: Quản lý
giáo dục là q trình tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của
chủ thể quản lý đến khách thể quản lý ở các cơ sở giáo dục khác nhau trong toàn bộ
hệ thống giáo dục, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra.

1.2.3. Quản lý nhà trƣờng
Nhà trƣờng là một thiết chế hiện thực hóa sứ mệnh của nền giáo dục trong đời
sống kinh tế - xã hội. Nhà trƣờng trong nền kinh tế công nghiệp không chỉ là thiết
chế sƣ phạm đơn thuần. Cơng việc diễn ra trong Nhà trƣờng có mục tiêu cao nhất là
“Nhân cách - Sức lao động”, phục vụ phát triển cộng đồng làm tăng cả nguồn vốn
con ngƣời (Human capital), vốn tổ chức (Organizational capital) và vốn xã hội
(Social capital ).
“Nhà trƣờng là vầng trán của cộng đồng”, bên cạnh đó “cộng đồng là trái tim
của Nhà trƣờng”. Từ Nhà trƣờng, hai q trình “Xã hội hóa giáo dục” và “giáo dục
hóa xã hội ” quyện chặt vào nhau để hình thành “xã hội học tập”, tạo nên sự đồng


14

thuận xã hội, tăng trƣởng kinh tế cho mỗi quốc gia với mục tiêu phát triển nhân văn
(Human development) đƣa giáo dục cho mỗi ngƣời, giáo dục cho mọi ngƣời
(Education for all) và huy động mọi tiềm năng, nguồn lực của xã hội giáo dục (All
for education).
Quản lý xã hội lấy tiêu điểm là quản lý giáo dục (Giáo dục là quốc sách hàng
đầu) thì quản lý giáo dục phải coi nhà trƣờng là nút bấm và quản lý nhà trƣờng phải

lấy quản lý việc dạy học là hâu cơ bản, việc dạy học phải xuất phát và hƣớng vào
ngƣời học; từ đó thấy trách nhiệm của nhà trƣờng đối với cộng đồng là chủ độngtrung tâm-nòng cốt. Quyết định nội dung hoạt động của xã hội hóa cơng tác giáo
dục phải là nhà trƣờng, nhà trƣờng phải là chủ và chủ động, vì chỉ có nhà trƣờng
mới hiểu giáo dục, hiểu đƣờng lối chính sách giáo dục, tầm nhìn, mục tiêu nhiệm vụ
năm học, hiểu thực tế giảng dạy và giáo dục, hiểu công việc gắn với hiểu con ngƣời,
(thầy-trò), hiểu những điều kiện và phƣơng tiện tiến hành hoạt động giáo dục, giảng
dạy… và cuối cùng là hiểu, nắm đƣợc chất lƣợng và hiệu quả giáo dục.
Có thể phân tích q trình giáo dục của nhà trƣờng nhƣ một hệ thống gồm 6
thành tố:Mục đích giáo dục; Nội dung giáo dục;Phƣơng pháp giáo dục;Ngƣời
dạy;Ngƣời học;Cơ sở vật chất và các phƣơng tiện, thiết bị phục vụ giáo dục. Hoạt
động quản lý của ngƣời quản lý là phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành
liên kết chặt chẽ với nhau đƣa đến kết quả mong muốn.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, “Quản lý nhà trƣờng là thực hiện đƣờng lối giáo
dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa nhà trƣờng vận hành
theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh”[17].
Từ các định nghĩa trên, có thể khái quát khái niệm về quản lý nhà trƣờng nhƣ
sau: Quản lý nhà trƣờng là hệ thống những tác động có mục đích, có ế hoạch của
chủ thể quản lý (Hiệu trƣởng) đến khách thể quản lý (con ngƣời: GV, cán bộ, nhân
viên, HS; các nguồn lực: CSVC, tài chính, thơng tin…) nhằm đạt đƣợc các mục tiêu
của nhà trƣờng đề ra.


15

1.2.4. Hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân
1.2.4.1. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học gồm hai hoạt động gắn bó mật thiết đó là hoạt động dạy
của thầy và hoạt động học của ngƣời học. Hoạt động dạy của giáo viên là hoạt
độngtổ chức, điều khiển, hƣớng dẫn của GV nhằm giúp cho HS tự giác, tích cực,

chủ động nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, ỹ xảo, qua đó phát triển đƣợc
năng lực nhận thức, năng lực hoạt động; hình thành những cơ sở của thế giới quan
khoa học. Hoạt động học của học sinhlà hoạt độngnhằm chiếm lĩnh tri thức. Nhƣ
vậy đối với ngƣời học từ chỗ chƣa ý thức đầy đủ, sâu sắc, đến có ý thức đầy đủ hơn,
sâu sắc hơn nhiệm vụ học tập; từ tri thức đến việc hình thành các kỹ năng, ỹ xảo;
từ đó biết vận dụng những điều đã học vào các tình huống quen thuộc và các tình
huống mới, trên cơ sở đó có thể tƣ duy sáng tạo và ngày càng hoàn thiện các năng
lực cá nhân, phẩm chất hoạt động trí tuệ, cũng nhƣ hoàn thiện thế giới quan khoa
học và các phẩm chất đạo đức cá nhân [11].
1.2.4.2. Hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân
Dạy học môn Giáo dục công dân giúp cho học sinh hiểu biết về quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm và bổn phận đối với Tổ quốc, quê hƣơng, gia đình và bản thân. Từ
đó có đƣợc thái độ tình cảm phù hợp, hình thành nhiều thói quen tƣơng ứng với
công việc và các mối quan hệ.
Môn GDCD cũng giống nhƣ bất cứ một môn khoa học nào khác ở trƣờng phổ
thơng, q trình dạy học đều thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa ba nhân tố ngƣời
dạy - ngƣời học - nội dung tri thức. Mục đích cuối cùng của quá trình tác động giữa
ba nhân tố ấy là làm cho mỗi cá nhân lĩnh hội đƣợc nội dung tri thức môn học, rèn
luyện kỹ năng và bồi dƣỡng tƣ tƣởng, thái độ tƣơng ứng. Để thực hiện mục đích đó,
trong q trình dạy học, ngƣời giáo viên phải tiến hành nhiều hoạt động tổ chức,
điều khiển quá trình nhận thức của học sinh, xác định và vận hành các mối quan hệ
tƣơng tác giữa ngƣời dạy với ngƣời học; xác định và sử dụng hệ thống phƣơng pháp
dạy học, hình thức và phƣơng tiện dạy học, tổ chức kiểm tra, đánh giá, dự kiến và
ứng xử các tình huống sƣ phạm...Tuy nhiên, dù khó và phức tạp đến đâu thì diễn


16

biến của q trình đó cũng có tính quy luật.
Với tƣ cách là một khoa học, lý luận dạy học môn GDCD là một hệ thống lý

thuyết và kỹ năng cơ bản để tổ chức q trình dạy học mơn GDCD ở trƣờng phổ
thông. Hoạt động dạy học môn GDCD ở trƣờng phổ thông là hoạt động phối hợp
thống nhất của GV và HS, xác định và xây dựng hệ thống các nguyên tắc, hình thức
và phƣơng pháp dạy học cụ thể để tổ chức thành công hoạt động dạy và học môn
GDCD, nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ dạy học trong nhà trƣờng[9].

1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân
Quản lý hoạt động dạy học (QLHĐDH) là các biện pháp tác động của chủ thể
quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, … hác nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học của nhà trƣờng nhằm
thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng theo yêu cầu trong năm học.
QLHĐDH chính là sự tác động lên đội ngũ giáo viên, học sinh qua việc thực
thi các chức năng quản lý kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh nhằm thực
hiện mục tốt nhất mục tiêu giáo dục. Trong đó ngƣời thầy đóng vai trị hƣớng dẫn,
dẫn dắt học sinh đi tìm chân lý. Ngƣời học chủ động tiếp cận chiếm lĩnh iến thức,
kỹ năng theo yêu cầu. Đặc biệt vai trò ngƣời học trên cơ sở hƣỡng dẫn của ngƣời
giáo viên biết tự xây dựng kế hoạch, tự kiểm tra đánh giá để đạt chuẩn với u cầu
trong giáo dục.
Do đó, QLHĐDH mơn GDCD ở trƣờng phổ thông là những tác động của chủ
thể quản lý trƣờng học (Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng, Tổ/Nhóm trƣởng chuyên
môn, Giáo viên) vào hoạt động dạy học môn GDCD trong nhà trƣờng nhằm góp
phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu
đào tạo chung của nhà trƣờng.
QLHĐDH môn GDCD ở trƣờng phổ thông bao gồm: quản lý mục tiêu, kế
hoạch, nội dung chƣơng trình dạy học mơn GDCD; quản lý hoạt động dạy của GV
và hoạt động học của HS trong môn GDCD; quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động
dạy học môn GDCD[23].



×