Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.5 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG

Huỳnh Quốc Thắng

ĐÀO TẠO VÀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC DU LỊCH
CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
TRAINING AND BUILDING HIGH QUALITY HUMAN RESOURCES
FOR TOURISM IN INTEGRATION CONTEXT
HUỲNH QUỐC THẮNG

TÓM TẮT: Yếu tố con người luôn là nhân tố quyết định trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Do
đó, nếu hoạt động du lịch ngày càng được khẳng định vị thế quan trọng trong đời sống kinh tế - xã
hội thì vấn đề đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực du lịch sẽ ngày càng là một trong những mục
tiêu lớn. Trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với bối cảnh Cách mạng công
nghiệp 4.0 ngày càng tác động mạnh mẽ như hiện nay, vấn đề đó khơng chỉ địi hỏi những nhận
thức ngang tầm mà cịn cần phải có những giải pháp càng đồng bộ, cụ thể càng tốt. Dựa trên tập
hợp kết quả nghiên cứu giảng dạy và phát biểu ở các hội thảo trong nước, quốc tế về đào tạo nhân
lực du lịch, từ góc nhìn Du lịch học kết hợp Giáo dục học và một số khoa học chuyên ngành khác,
bài viết góp thêm một số ý kiến liên quan vấn đề ấy như một trong những chủ đề thời sự quan trọng
hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực du lịch; đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao;
bối cảnh hội nhập.
ABSTRACT: The human factor is always the decisive factor in all areas of social activities.
Therefore, if tourism activities are increasingly asserted an important position in the socio-economic
life, the issue of training and building tourism human resources will increasingly be one of the major
goals. In the process of increasingly deepening international integration along with the increasingly
influential industrial revolution 4.0, the problem not only requires peer perception but also solutions.
The more synchronous, the more specific the better. Based on the combination of teaching research
and speaking results at domestic and international conferences on training tourism human resources,
from the perspective of Tourism Studies combining Pedagogical Education and some other
specialized sciences, the article contributes a number of comments related to that issue as one of the


most important current topics of Vietnam's tourism industry today.
Key words: training and building tourism human resources; high quality human resources for
tourism; integrated context.
diện” về chức năng của hoạt động này với tính
chất “xã hội hóa” hoặc tính “tổng hợp” và “liên
ngành, liên vùng” của nó… Dù theo định nghĩa
nào, nhìn chung người ta vẫn thường nói rằng
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch là một trong những hiện tượng
ngày càng phổ biến và phát triển mạnh trong xã
hội công nghiệp - hiện đại với rất nhiều cách
định nghĩa khác nhau. Tại sao như vậy? Một
cách lý giải đơn giản đó chính là do sự “đa


PGS.TS. Trưởng Ban Đào tạo Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh,
Mã số: TCKH27-09-2021
12


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG

Số 27, Tháng 5 - 2021

thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định” [6], hoặc,

nhấn mạnh tính mục đích văn hóa của hoạt
động này trong tương quan với khía cạnh kinh
tế của nó, chẳng hạn như: “Du lịch là quá trình
hoạt động của con người rời khỏi quê hương
đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là thẩm
nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc
sắc, độc đáo, khác lạ với q hương, khơng
nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng
tiền” [3, tr.7]. Đó là góc nhìn từ phía người đi
du lịch (du khách), cịn ở phía khác người ta
cho rằng du lịch có thể đem lại hiệu quả kinh tế
quan trọng cho người địa phương làm du lịch,
thậm chí nhấn mạnh rằng “Du lịch là ngành
kinh tế mũi nhọn” [1]…
Do cách nhìn nhận từ trong bản chất như
vậy, du lịch có thể được xem là hoạt động xã
hội đặc biệt vừa là tác nhân, vừa là kết quả
đồng thời chính nó là một biểu hiện cụ thể của
quá trình “hội nhập” của con người trong đời
sống xã hội, đặc biệt trong bối cảnh cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa và tồn cầu hóa ngày
nay. Bởi, “hội nhập” (Integration) được xem là
“hành động hoặc quá trình gắn kết các phần tử
riêng rẽ với nhau; hợp chung các bộ phận vào
một chỉnh thể (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp
các thành tố khác nhau lại” [14] mà ở đây,
thơng qua du lịch, đó là q trình “tích hợp”
nhiều hoạt động xã hội khác nhau với mục tiêu
cao nhất là nhằm giúp con người “giao tiếp”
(Cultural Interchange and Acculturation) ngày

càng sâu rộng hơn với thế giới bên ngoài. Trên
thực tế, hoạt động du lịch là hoạt động năng
động đặc biệt về khía cạnh hội nhập xã hội và
khơng dừng lại chỉ là “tăng cường sự gắn kết
trên cơ sở chia sẻ lợi ích, nguồn lực” như trong
hội nhập về kinh tế và về chính trị. Khơng phải
ngẫu nhiên mà “Nguyên tắc phát triển du lịch”
của Việt Nam đã được xác định: “Góp phần mở
rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để
quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt

Nam” và “Phát triển đồng thời du lịch trong
nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút
ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào
Việt Nam” [6, điều 5]. Tương tự,“Chính sách
phát triển du lịch” đã xác định: “Nhà nước tạo
điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư
tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu
hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu
vực và quốc tế” [6, điều 6]. Đi sâu hơn,“Hoạt
động xúc tiến du lịch” được phác họa “Các
doanh nghiệp du lịch được quyền chủ động
hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để
tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch trong
và ngoài nước, tham gia các chương trình xúc
tiến du lịch quốc gia” [6, điều 82].
Cũng theo hướng như vậy, “Chính sách
hợp tác quốc tế về du lịch” đã nói rõ: “Nhà nước
đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các

nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng,
cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi bên,
pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du
lịch, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị
trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần
tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu
biết lẫn nhau giữa các dân tộc” [6, điều 83]…
Dựa trên cơ sở các thế mạnh về vị trí địa
lý thuận lợi, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên
và nhân văn phong phú, đa dạng, đồng thời với
các chiến lược, sách lược phát triển ngày càng
được xác định rõ ràng hơn, du lịch Việt Nam
trên thực tế đã và đang ngày càng nâng cao sức
cạnh tranh và từng bước hội nhập mạnh mẽ hơn
với du lịch khu vực và quốc tế. Cụ thể là việc
phát triển du lịch đã có những đóng góp rất tích
cực vào việc thu hút các nguồn đầu tư khác
nhau cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đến nay cả nước có hàng trăm dự án đầu tư vào
lĩnh vực du lịch được cấp phép với tổng số vốn
đăng ký hàng ngàn tỷ USD còn hiệu lực giấy
phép. So với tổng chung đầu tư FDI vào nền
kinh tế thì lĩnh vực du lịch liên tục tăng trong
thời gian qua, một số dự án FDI lớn tới hàng tỷ
13


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG

Huỳnh Quốc Thắng


USD hướng đến các tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng
với hoạt động vui chơi giải trí hiện đại… Việc
hội nhập ngày càng sâu của du lịch Việt Nam
vào cộng đồng du lịch thế giới, trực tiếp thông
qua các tổ chức du lịch như UNWTO (Tổ chức
du lịch thế giới), PATA (Hiệp hội Du lịch Châu
Á - Thái Bình Dương) và gần gũi hơn là
ASEANTA (Hiệp hội du lịch Đông Nam Á)…
như là một lẽ tất yếu. Tổng số nguồn vốn đầu
tư cho du lịch của các nước ASEAN cho Việt
Nam ngày càng lớn, số liệu những năm qua cho
thấy mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư vào
du lịch Việt Nam chiếm tỷ trọng cao hàng đầu
trong khối ASEAN. Đáng chú ý là quan điểm
mới về đầu tư du lịch trong nội khối ngày càng
được khẳng định “Phát triển trong hội nhập,
thích ứng và chấp nhận cạnh tranh quốc tế.
Bên cạnh đó, đầu tư vào yếu tố con người,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó,
đầu tư vào khoa học kỹ thuật là yếu tố then
chốt cho tốc độ và chất lượng phát triển” [7].
Các nước Đông Nam Á đã và đang mở rộng và
làm sâu sắc tiến trình hội nhập khu vực một
cách tồn diện hơn thơng qua xây dựng Cộng
đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng
chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng
đồng văn hóa - xã hội. Cộng đồng kinh tế
Asean (AEC) đã được thành lập từ cuối năm
2015 với mục đích thúc đẩy mạnh hơn nữa tự

do hóa đầu tư và thúc đẩy đầu tư nội khối và
tăng cường thu hút đầu tư ngoại khối vào các
nước ASEAN, trong đó gồm cả cho du lịch.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã từng khẳng định:
“Chúng ta có một nền văn hóa hết sức đa dạng…
Chúng ta có một điều kiện thiên nhiên… từ Bắc
chí Nam với một nền đa dạng sinh học hết sức
phong phú… nhiều di sản nổi tiếng trên thế giới.
Và một điều đặc biệt là chúng ta có nguồn nhân
lực dồi dào, khả năng thích ứng rất cao… Những
thuận lợi trên cho đất nước chúng ta có đầy đủ
điều kiện để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế và
du lịch thế giới” [7].

2. NỘI DUNG
2.1. Đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao và
mối quan hệ giữa đào tạo với xây dựng nguồn
nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập của
Việt Nam - Một số định hướng chung
Nhìn khái quát, “Nhân lực du lịch đó là lực
lượng lao động trong ngành và trong cộng đồng
xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt
động du lịch với một năng lực tay nghề, trình độ
nhận thức nhất định cùng với những phẩm chất
tối thiểu về thể lực, trí tuệ, đạo đức…” [4, tr.159].
Trên thực tế, ngành du lịch mang tính chất
nghiệp vụ chuyên sâu rất cụ thể. Ví dụ: 13
Nghề cơ bản trong “Hệ thống tiêu chuẩn kỹ
năng nghề du lịch Việt Nam” (VTOS) gồm 4

nghề thuộc lĩnh vực Lữ hành và 9 nghề thuộc
lĩnh vực Khách sạn, cụ thể có 4 nghề liên quan
Lữ hành (gồm: Đại lý/Quản trị Lữ hành, Điều
hành Tour, Hướng dẫn du lịch…); và 9 nghề
liên quan Khách sạn (gồm: Lễ tân khách sạn,
Phục vụ buồng, Quản lý khách sạn nhỏ, Nghiệp
vụ an ninh khách sạn, Nghiệp vụ Nhà hàng, Kỹ
thuật chế biến món ăn Âu/Việt Nam…).
Với góc nhìn tổng thể, nguồn nhân lực tham
gia hoạt động du lịch khái quát gồm: 1) Đội ngũ
tác nghiệp (kinh doanh, dịch vụ…); 2) Đội ngũ
kỹ thuật tham gia trong các cơ quan, đơn vị hoạt
động ngành; 3) Đội ngũ quản lý trực tiếp & gián
tiếp (Nhà nước, sự nghiệp, doanh nghiệp du lịch);
4) Lực lượng xã hội các loại tham gia mọi lĩnh
vực hoạt động du lịch; 5) Đội ngũ nghiên cứu,
giảng dạy trong các lĩnh vực liên quan du lịch.
Từ góc độ Du lịch học và qua thực tế
người ta có thể xác định: “Bất cứ tài nguyên tự
nhiên hoặc nhân văn nào, bất cứ sản phẩm của
lĩnh vực sản xuất nào, nếu được thiết kế, cải tạo
và vận hành phù hợp đều có thể trở thành sản
phẩm du lịch để giới thiệu với du khách. Trí tuệ
của cán bộ chỉ đạo điều hành và lực lượng lao
động có kỹ năng của ngành du lịch sẽ là lực
lượng nồng cốt thực hiện mục tiêu trên, đưa du
lịch thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng,
mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước” [2]. Điều
14



TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG

Số 27, Tháng 5 - 2021

đó cũng đồng nghĩa với nguyên lý: Chất lượng
nhân lực là tiền đề quyết định chất lượng sản
phẩm du lịch, hay cụ thể hơn, đó là: Bản thân
năng lực, trình độ, phẩm chất, phong cách phục
vụ của cán bộ, nhân viên du lịch vừa là yếu tố
sáng tạo ra sản phẩm vừa là một bộ phận quan
trọng của chất lượng sản phẩm du lịch… Chất
lượng nhân lực ở đây chính là yếu tố cấu thành
năng lực, phẩm chất thực tế của đội ngũ tham
gia vào hoạt động du lịch đảm bảo khả năng tạo
hiệu quả phát triển bền vững cho các lĩnh vực
hoạt động du lịch. Người ta có thể đề cập về
“đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong du lịch”,
đó là những “người lao động có trí tuệ cao, tay
nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào
tạo, bồi dưỡng và phát huy” tốt nhất [9], đặc biệt
là đội ngũ quản lý và tác nghiệp chủ chốt trong
các lĩnh vực hoạt động du lịch.
Nói chung, đào tạo (và đào tạo lại) về du
lịch là những giải pháp nhằm trang bị, nâng cao
kiến thức, kỹ năng tác nghiệp cho đội ngũ nhân
lực các loại đủ năng lực, phẩm chất tham gia
vào từng lĩnh vực hoạt động du lịch cụ thể. Còn
xây dựng (và phát triển) là các điều kiện, biện
pháp tích cực để phát huy tốt nhất đội ngũ nhân

lực ấy trong thực tế theo định hướng con người
là vốn quý nhất, là mục tiêu và động lực của
mọi sự phát triển ngành du lịch. Trên nguyên lý
việc xây dựng một ngành nghề phải theo nguyên
tắc: Tạo ngành rồi mới có thể tạo nghề, có
nghĩa rằng phải tạo ra lý thuyết, lý luận bên
cạnh phải có hoạt động truyền đạt tri thức kết
hợp hoạt động thực hành, thực tế nhằm xây
dựng những kiến thức - kỹ năng để có thể tạo
ra đội ngũ thơng thạo nghề nghiệp đồng thời
với việc xây dựng tổ chức của ngành… Do đó
vấn đề nghiên cứu khoa học, đào tạo gắn với
xây dựng nguồn nhân lực chắc chắn là một
trong những vấn đề bức xúc nhất của ngành du
lịch trong mọi giai đoạn, đặc biệt trong bối
cảnh hội nhập hiện nay. Nhìn trên tổng thể,
mâu thuẫn lớn nhất đã và đang đặt ra cho ngành
du lịch nước ta trong tình trạng vốn là một

ngành nghề cịn “non trẻ”, nhìn chung tính tự
phát (thiếu khoa học/tính chuyên nghiệp) trong
hoạt động (nội bộ ngành/toàn xã hội) vẫn là tồn
tại, hạn chế đáng quan ngại đối với quá trình
hội nhập khu vực và quốc tế, là một trong
những vấn đề lớn nhất liên quan định hướng
phát triển của ngành trong thời gian tới.
Với định hướng chung đã được xác định:
“Phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun
nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương

đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất
lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức
cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc, thân thiện với mơi trường; đưa Việt Nam
trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực.
Đến năm 2030, đưa Việt Nam thành một trong
những điểm đến du lịch ưa chuộng, có đẳng
cấp trên thế giới” [10]. Một dự báo đáng chú ý:
“Đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành Du
lịch sẽ ngày càng tăng cả về số lượng và chất
lượng với cơ cấu phải hợp lý hơn theo yêu cầu
đòi hỏi của sự phát triển du lịch và xu thế phát
triển khoa học - công nghệ khi nước ta hội
nhập quốc tế sâu và tồn diện trong tiến trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển
kinh tế tri thức” [10] với những yếu tố tác động
sự phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn
2011-2020 như sau: “… những nhân tố mang
tính chuyên ngành như số lượng khách, cơ cấu
tần suất khách đến, đi; thời vụ du lịch; các yếu
tố ảnh hưởng đến tiền công, tiền lương của
nhân lực; xu hướng cạnh tranh trên thị trường
lao động du lịch, sự thay thế giữa các loại lao
động khác nhau (lao động lành nghề, bán lành
nghề và lao động phổ thông)…; xu hướng di
chuyển và chuyển dịch cơ cấu nhân lực tăng
nhanh, xu hướng tăng đầu tư vào đào tạo nhân
lực du lịch; xu hướng thích ứng nhanh của hệ
thống đào tạo du lịch… tác động nhiều mặt đến
số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực và phát

triển nhân lực ngành Du lịch” [10]. Phương
hướng và mục tiêu phát triển nhân lực ngành
15


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG

Huỳnh Quốc Thắng

Du lịch giai đoạn 2011-2020 được xác định là:
“Xây dựng lực lượng lao động ngành Du lịch
đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất
lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình
độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ
sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần
nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch” [4,
tr.59,70]. Ở thời điểm hiện nay nhìn lại những

định hướng chung như vừa nêu trên và các chỉ
tiêu cụ thể dẫn ra sau đây rõ ràng có nhiều nội
dung vẫn cịn là mục tiêu phía trước, điều đó
nói lên rằng vấn đề đào tạo xây dựng nguồn
nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đến nay
vẫn là một tồn tại cần phải tiếp tục dồn sức nỗ
lực nhiều hơn.

Bảng 1. Thống kê chỉ tiêu nhu cầu nhân lực trực tiếp ngành du lịch - đến năm 2020 [10]
Chỉ tiêu

Năm 2010


Năm 2015

Tỷ lệ % tăng trung bình

Năm 2020

Tỷ lệ % tăng trung bình

Tổng số

418.250

620.100

9,6

870.300

8,1

1.1

Khách sạn, nhà hàng

207.600

312.100

10,1


440.300

8,2

1.2

Lữ hành, vận chuyển

65.800

92.700

8,2

128.000

7,6

1.3

Dịch vụ khác

146.200

215.300

9,4

302.000


8,1

TT

Theo lĩnh vực

1

Theo trình độ đào tạo

2
2.1

Trên đại học

1.450

2.400

13,1

3.500

9,2

2.2

Đại học, cao đẳng


53.800

82.400

10,6

113.500

7,5

3.1

Lao động quản lý

32.500

56.100

14,5

83.300

9,7

3.2

Lao động nghiệp vụ

387.100


564.000

9,2

787.000

7,9

1) Lễ tân

37.200

51.000

7,4

69.500

7,2

2) Phục vụ buồng

48.800

71.500

9,3

98.000


7,4

3) Phục vụ bàn, bar

68.400

102.400

9,9

153.000

9,8

4) Chế biến món ăn

35.700

49.300

7,6

73.400

9,7

5) Hướng dẫn

20.600


30.800

9,9

45.000

9,2

6) Văn phòng du
lịch, đại lý lữ hành

31.100

52.600

13,8

81.400

10,9

7) Nhân viên khác

145.300

206.400

8,4

266.700


6,0

Theo loại lao động

3

học - công nghệ tiên tiến trong đào tạo, bồi
dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực cả về quản lý
nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động
nghề du lịch. Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề,
ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực
lượng lao động ngành Du lịch” [1]. Đầu tiên đó
là những yếu tố đảm bảo cho các cơ sở đào tạo
về du lịch phải đạt chất lượng ngày càng cao
ngang tầm yêu cầu và từng bước tiến tới đạt
chuẩn chất của khu vực và quốc tế, bao gồm:
đội ngũ giáo viên/giảng viên, đào tạo viên du
lịch; kinh phí, cơ sở vật chất - kỹ thuật và công
nghệ phục vụ đào tạo; năng lực quản lý của các

2.2. Mục tiêu, điều kiện, giải pháp đào tạo và
xây dựng phát triển đội ngũ nhân lực du lịch
chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập hiện nay
2.2.1. Mục tiêu, điều kiện, giải pháp chung
Theo định hướng chung như tinh thầnNghị
quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16-01-2017
đã nêu: “Nhà nước có chính sách thu hút đầu tư
cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch; Tăng

cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch cả
về cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung, chương
trình và đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh xã hội hoá
và hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực phát triển
nguồn nhân lực du lịch. Đa dạng hóa các hình
thức đào tạo du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng khoa
16


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG

Số 27, Tháng 5 - 2021

đơn vị đào tạo du lịch; nội dung chương trình,
giáo trình, tài liệu tham khảo dạy và học về du lịch;
cơ chế, chính sách, điều kiện tổ chức, nhân sự về
đào tạo; quy hoạch, kế hoạch đào tạo… Đặc biệt, ở
đây chúng ta cần nhấn mạnh “đầu vào” thông qua
công tác hướng nghiệp, tuyển sinh và “đầu ra”
thông qua tạo môi trường phát huy bằng cách
nghiêm túc thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ (về
nghiệp vụ chun mơn/chức danh, chức năng/chế
độ đãi ngộ) cho các đối tượng nhân lực du lịch chất
lượng cao được đào tạo…
2.2.2. Giải pháp hợp tác đào tạo về du lịch
Do tình hình thực tế trong bối cảnh hội
nhập, mối quan hệ phối hợp nhằm tạo ra sức
mạnh tổng hợp từ nhiều phía, nhiều lực lượng
tham gia vào quá trình đào tạo, xây dựng nguồn
nhân lực du lịch chất lượng cao có ý nghĩa thiết

thực và rất cần thiết.
1) Hợp tác đào tạo trường và trường: Mục
tiêu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (nội dung
chương trình, giáo trình, phương pháp dạy và
học…) và trao đổi (cộng tác) giáo viên, tổ chức
giao lưu sinh viên…; giải pháp chủ yếu là tiến
hành luân phiên đăng cai các sinh hoạt khoa học
(hội thảo, tọa đàm…) nhằm thường xuyên tạo ra
các diễn đàn thông tin, giao lưu về khoa học…;
Các hoạt động nghiên cứu khoa học phối hợp…
2) Hợp tác đào tạo trường và doanh nghiệp:
Chủ yếu tập trung xây dựng đơn vị tuyển dụng
lao động và tiếp nhận sinh viên học việc (thực
tập) tại doanh nghiệp thơng qua các hình thức:
thực tập tốt nghiệp; “Trainee” (huấn luyện) sau
mỗi học kỳ (lao động thời vụ/một hình thức đào
tạo và xây dựng nguồn nhân lực tiềm năng) với
các nội dung Thơng tin/Tư vấn/Chương trình
huấn luyện bổ trợ/Hợp tác thực hiện chuyên đề.
Thông qua những giải pháp trên nhằm kịp thời
đánh giá, phát hiện những nhân tố có thể đưa vào
diện đối tượng đào tạo và xây dựng thành đội ngũ
nhân lực du lịch chất lượng cao như đã đề cập.
3) Hợp tác đào tạo quốc tế: Với các cơ sở
đào tạo (trong khu vực, trên thế giới) thông qua
các chương trình, kế hoạch dài hạn mang tính hàn

lâm, học thuật (về giáo dục đào tạo) bằng các
hình thức liên thông, liên kết, giao lưu, trao đổi
giáo viên, sinh viên (tham quan, thực tập…); với

các doanh nghiệp du lịch (trong khu vực, trên thế
giới) thông qua thực hiện chuyển giao cơng nghệ
thơng qua các chương trình, kế hoạch hợp tác
ngắn hạn, thường xuyên, nghiên cứu thực tế (cho
giáo viên, sinh viên, cán bộ các doanh nghiệp…).
Trong các phương hướng này, giải pháp ưu tiên
là cần tích cực tìm các nguồn học bổng, tài trợ
cho những đối tượng nhân lực du lịch chất
lượng cao cần đào tạo ở nước ngoài.
2.2.3. Giải pháp đào tạo lại và đào tạo tại chỗ
Thực tế “Sản phẩm du lịch được xây dựng
trên nền tảng kỹ năng của nguồn nhân lực, mà
những kỹ năng này chỉ có thể được trau dồi
qua mơi trường thực tế và cụ thể của nơi làm
việc” [5, tr.45]. Việc đào tạo lại và đào tạo tại
chỗ đội ngũ nhân lực du lịch có ý nghĩa hết sức
quan trọng có thể bằng các giải pháp chủ yếu:
1) Xây dựng khung chương trình tương ứng
theo sát các yêu cầu thực tế đồng thời vừa phù hợp
các tiêu chuẩn chức danh nghề du lịch ASEAN, EU
(VTOS), trong đó chú ý các chương trình, nội dung
bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý du lịch các loại…;
2) Xây dựng, phát huy đội ngũ đào tạo viên
là cán bộ quản lý, giám sát thực hiện các chương
trình đào tạo lại và đào tạo tại chỗ cho cán bộ
nhân viên trong các doanh nghiệp du lịch;
3) Sáng tạo, chọn những hình thức phù
hợp: Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện teambuilding
(trong nhà, ngoài trời)…
Trong đào tạo và đào tạo lại gắn với hoạt

động thực hành, thực tế, những kỹ năng do các
nghệ nhân/đội ngũ quản lý, chuyên gia… truyền
đạt, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng. Chúng ta phải khẳng định
rằng, nội dung tỷ lệ phần trăm thực hành nên
gắn đào tạo lại ngay trong quá trình đào tạo căn
bản tại trường, lớp nhằm xây dựng tố chất cán
bộ du lịch cho sinh viên du lịch ngay trên ghế
nhà trường vẫn là nội dung quyết định. Nói
cách khác, việc đào tạo cán bộ du lịch có trình
17


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG

Huỳnh Quốc Thắng

độ học hành căn cơ và phát huy tốt trong thực
tiễn ngay tại trường lớp và khi vừa rời ghế nhà
trường vẫn tốt hơn là/không phải là tới lúc ra
trường sinh viên lại phải được bắt đầu từ đầu
quá trình đào tạo lại hầu như tất cả!... Đào tạo
lại thực chất và đúng nghĩa nhất là thứ “đào tạo
nâng cao”, là cung cấp, trang bị thêm các yêu
cầu, yếu tố cơ bản để làm việc thơng qua nâng
cấp tầm nhìn, khả năng thực hành trong thực tế
nghề nghiệp và ở trình độ cao hơn. Ở mức độ
cao hơn nữa, đào tạo lại gắn với tự đào tạo về
lâu dài chính là con đường trải nghiệm có định
hướng của nhân lực du lịch qua những thành

công lẫn thất bại, cả cái vui và cái khơng hài
lịng của bản thân và của đồng nghiệp và của
khách hàng trong môi trường thực hành nghề
nghiệp bằng cái nhìn rộng theo yêu cầu từ tầm
quốc gia đến tầm thế giới… Đó chính là giải
pháp căn cơ nhất để phát hiện, đào tạo và xây
dựng nguồn nhân lực du lịch đặc biệt là nhân lực
chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập trên cơ sở
kết hợp chặt chẽ giữa môi trường nhà trường và
doanh nghiệp.
2.2.4. Giải pháp, điều kiện xây dựng đội ngũ
nhân lực du lịch chất lượng cao
1) Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong
đó có đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao:
Đây là những giải pháp nhằm chủ động nâng
cao giá trị nguồn lực con người theo hướng
chuyên nghiệp hóa và phát huy tốt nhất hiệu
quả sử dụng nguồn lực ấy trong thực tiễn hoạt
động du lịch, bao gồm sự phát triển thông qua:
số lượng nguồn lao động (đông); chất lượng
sức lao động (tinh); cơ cấu đội ngũ lao động
(đồng bộ); tác dụng trong thực tế lao động
(hiệu quả)… Các doanh nghiệp có giải pháp
sàng lọc, tuyển chọn, phát huy đội ngũ nhân lực
du lịch chất lượng cao thông qua thực tiễn hoạt
động của mình.
2) Quản lý đội ngũ nhân lực du lịch chất
lượng cao: Đó là những giải pháp nhằm thu hút,
động viên, phát triển, giữ chân con người gắn với
tổ chức nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển


của doanh nghiệp/ngành du lịch, gồm: lập kế
hoạch/tuyển chọn; động viên, đánh giá; quan hệ
nhân sự; đào tạo bồi dưỡng; xây dựng kế hoạch
và chiến lược phát triển đội ngũ nhân tài…
3) Tạo mơi trường văn hóa phát huy đội
ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao trong hoạt
động thực tế nghề nghiệp: Chủ yếu đó là việc xây
dựng văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là về văn
hóa tổ chức và văn hóa giao tiếp (trong nội bộ
và với khách hàng các loại). Nhìn chung từ đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch các loại
tiến tới xây dựng vững chắc một đội ngũ nhân
lực du lịch chất lượng cao là một q trình địi
hỏi những giải pháp, điều kiện hết sức bài bản,
cụ thể và phải nỗ lực liên tục, không ngừng…
3. KẾT LUẬN
Trên nguyên lý, một mặt chúng ta có thể
khẳng định rằng bản thân năng lực, trình độ,
phẩm chất, phong cách phục vụ, giao tiếp… của
người làm du lịch (nhân lực du lịch) vừa là yếu
tố sáng tạo ra sản phẩm vừa là một bộ phận quan
trọng của chất lượng sản phẩm du lịch, là điều
kiện quyết định tạo ra “bộ mặt”, “thương hiệu”
du lịch của quốc gia, địa phương, đơn vị… Đồng
thời ở mặt khác, trong bối cảnh kinh tế thị trường
và cùng với quá trình hội nhập, tương tự như
nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhân lực tạo
nên hàng hoá sản phẩm du lịch cũng sẽ trở thành
hàng hóa sức lao động với yêu cầu giá trị phải

ngày càng cao ngang tầm giá trị thị trường đương
thời theo quy mô từng bước vượt khỏi tầm quốc
gia để tiến tới trình độ khu vực và quốc tế. Điều
đó có nghĩa rằng việc đào tạo và xây dựng
nguồn nhân lực du lịch nói chung, đội ngũ nhân
lực du lịch chất lượng cao nói riêng trước sau
khơng thể khác sẽ là yêu cầu ngày càng lớn và
chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế thị
trường mang tính khu vực, tính quốc tế ngày càng
khắt khe. Từ mục tiêu, chương trình, nội dung
đào tạo cho tới phương thức đào tạo và xây
dựng nguồn nhân lực du lịch… trong thời gian
tới tất cả đều cần phải được xác định lại theo
định hướng ấy trên cơ sở cần kịp thời, chủ động
18


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG

Số 27, Tháng 5 - 2021

tiếp thu một cách sáng tạo các thành tựu và
kinh nghiệm tốt của thế giới. Mơ hình nâng cao
chất lượng đào tạo nhân lực du lịch theo công thức
“B-A-T” (Behavior (hành vi), Attitude (thái độ),
Technique (kỹ thuật, gồm cả lý thuyết lẫn kỹ
năng thực hành) cần được triệt để khai thác để
không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo mà cịn
có thể theo hướng đó để tạo ra những phương
thức năng động nhằm từng bước thực hiện

“chuẩn hóa” việc đào tạo du lịch nước ta theo

tiêu chí quốc tế. Việc đẩy mạnh công tác xây
dựng nhân lực du lịch theo mơ hình liên kết chặt
chẽ “3 nhà” (Nhà trường - Nhà doanh nghiệp Nhà nước) nhằm nâng cao tính đồng bộ và hiệu
quả trong cơng tác Đào tạo - Sử dụng - Phát huy
nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là đội ngũ nhân
lực du lịch chất lượng cao trong thời gian tới,
đáp ứng kịp yêu cầu hội nhập với những phương
thức phù hợp trong từng hoàn cảnh, điều kiện cụ
thể đó chính là việc hết sức thiết thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW về Phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 16-01-2017.
[2] Trần Trung Dũng (2007), Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, Bản tin Tổng cục
Du lịch, số 7.
[3] Trần Nhạn (1995), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
[4] Huỳnh Quốc Thắng (2013), Tổng quan về đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực du lịch, Kỷ yếu Hội
thảo quốc gia “Nguồn nhân lực và phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận”, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
[5] Nguyễn Đức Trí (2005), Hợp tác và đào tạo phát triển nguồn nhân lực…, Kỷ yếu hội thảo
“Phát triển du lịch địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam”, Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Quốc hội (2017), Luật Du lịch, Quyết định số 09/2017/QH14 ngày 19-6-2017.
[7] Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Đầu tư du lịch ASEAN: Thách
thức và cơ hội, Tài liệu hội nghị “Diễn đàn Đầu tư Du lịch ASEAN”, Hà Nội.
[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[9] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị
Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[10] Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), Quy hoạch Phát

triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011-2020.
[11] Bộ Chính trị (2001), Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 27-11-2001,
www.cpv.org, ngày truy cập: 20-6-2013.
[12] Đặng Đình Quý (2013), Bàn thêm về khái niệm “hội nhập quốc tế” của Việt Nam trong giai đoạn mới,
ngày truy cập: 21-10-2016.
Ngày nhận bài: 13-4-2021. Ngày biên tập xong: 03-5-2021. Duyệt đăng: 20-5-2021

19



×