Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG LỰA CHỌN TỪ KHI DỊCH VĂN BẢN CHỦ ĐỀ CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.56 KB, 11 trang )

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG LỰA CHỌN TỪ
KHI DỊCH VĂN BẢN CHỦ ĐỀ CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN
NGÀNH NGÔN NGỮ ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Investigating some difficulties in choosing words when translating political texts
of English majors, Hung Vuong University

Mai Thị Thu Thảo
Đỗ Tự Trị
Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ)
Tóm tắt
Bài báo là báo cáo của một nghiên cứu định lượng được thực hiện tại trường
Đại học Hùng Vương (Phú Thọ) với sự tham gia của 39 sinh viên chuyên ngành Ngôn
ngữ Anh, Trường Đại học Hùng Vương về tìm hiểu những khó khăn trong lựa chọn từ
khi dịch văn bản chủ đề chính trị của sinh viên. Kỹ năng dịch thuật là một kỹ năng
quan trọng đối với sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh. Tuy nhiên, rất nhiều sinh
viên gặp phải khó khăn trong việc lựa chọn từ để dịch, đặc biệt đối với văn bản chủ đề
chính trị. Trong khn khổ bài báo này, các tác giả tập trung chỉ ra một số khó khăn
sinh viên gặp phải, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để cải thiện kỹ
năng lựa chọn từ khi dịch văn bản chính trị cho sinh viên.
Từ khóa: Lựa chọn từ, Dịch, Dịch văn bản chủ đề chính trị, sinh viên chuyên ngành
Ngôn ngữ Anh
Abstract:
This is a report of a quantitative study conducted at Hung Vuong University
(Phu Tho) with the participation of 39 English Language majors, Hung Vuong
University with a view to investigating some difficulties in choosing words in
translation of political topics text. Translation skill is an important skill for English
Language majors. However, many students find it difficult to choose the approprate
words when translating, especially political topic texts. In the framework of this paper,
the authors focus on pointing out some difficulties faced by students, finding out the
causes and proposing a number of solutions to improve students’ word-choosing skills
in translation of political texts.


1. Mở đầu
Ngày nay, Tiếng Anh đóng vai trị quan trọng trong đời sống và xã hội. Trong
giai đoạn mới của đất nước, khi hội nhập khu vực và quốc tế đã trở thành một trong
những mục tiêu hàng đầu của giáo dục Việt Nam và ngoại ngữ trở nên vô cùng quan
1


trọng trong việc kết nối các cộng đồng trên thế giới, hơn bao giờ hết, các hoạt động
biên phiên dịch ngày càng trở nên thiết yếu cho sự phát triển kinh tế xã hội và chính trị
của đất nước. Từ giữa thập niên đầu thế kỉ XXI cho đến nay, Việt Nam đã có những
bước tiến dài trên con đường chính trị và giao thương quốc tế. Nhu cầu dịch thuật văn
bản, tài liệu cho các cơ quan, công ty ngày càng gia tăng và có thể nói, cơng việc biên
dịch được xem là một trong những nghề đang nổi lên trong thị trường lao động trong
nước kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức WTO (tháng 1/2007).
Từ đó, xu hướng đào tạo chuyên ngành biên phiên dịch có động lực rõ ràng để phát
triển mạnh hơn. Tuy nhiên trong thực tế, việc đào tạo dịch thuật tại các trường đại học
tại Việt Nam vẫn cịn vướng mắc nhiều khó khăn và bất cập. Đối với các sinh viên, vì
được đào tạo khá đơn thuần về ngữ pháp khi còn học ở các trường Trung học phổ
thông do vậy khi lên cấp học Đại học, sinh viên khá bỡ ngỡ khi mới bắt đầu học tập bộ
môn dịch thuật. Việc dịch một ngôn ngữ A thường được gọi là ngôn ngữ gốc (the
source language) sang một ngôn ngữ B thường được gọi là ngôn ngữ đích (the target
language) ln đặt ra nhiều thách thức cho người dịch và nảy sinh một số vấn đề liên
quan đến từ, cụm từ, câu…
Chính trị là một phần cốt lõi của cuộc sống hàng ngày. Nó đóng một vai trị
quan trọng trong việc hình thành con người của xã hội, hình thành đời sống kinh tế,
triết học, tư tưởng, và lối suy nghĩ của con người. Nó giúp con người bắt kịp với
những gì đang diễn ra xung quanh trong thế giới đầy biến động này. Vì vậy, việc dịch
các văn bản chính trị được xem là có tầm quan trọng lớn. Và tầm quan trọng trong dịch
văn bản chính trị và các thuật ngữ cũng đang ngày một gia tăng do sự xuất hiện của từ
ngữ mới cũng như lựa chọn từ ngữ khi dịch. Ở lĩnh vực này, dịch một cách rõ ràng,

chính xác, sát nghĩa và truyền tải đúng sắc thái nhất so với văn bản gốc là một yêu cầu
hàng đầu đối với các dịch giả.
Rất nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn đã tập trung vào việc lựa chọn từ
trong dịch thuật và nhấn mạnh đây chính là rào cản lớn nhất khi dịch văn bản ở mọi
lĩnh vực. Từ các cấp học phổ thông, học sinh được dạy chú trọng vào ngữ pháp hơn là
vấn đề từ vựng, hay cụ thể hơn là việc lựa chọn từ ngữ phù hợp để sử dụng trong từng
văn cảnh và từng loại văn bản. Hơn thế, với từng loại văn bản nhất định, đặc biệt là
loại văn bản chủ đề chính trị, độ chính xác của việc lựa chọn từ ngữ khi dịch thuật
càng gắt gao hơn. Văn bản về vấn đề chính trị ln ln hết sức nhạy cảm, địi hỏi
người dịch phải có một vốn từ vựng sâu rộng và khả năng chọn lọc từ ngữ chính xác
và tỉ mỉ, vì chỉ cần dịch sai lệch một chút thì văn bản sẽ mang ý nghĩa và sắc thái khác
nhau.
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy đây cũng là khó
khăn đối với sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh trường Đại học Hùng Vương Tỉnh
Phú Thọ. Vì lý do này, nhóm nghiên cứu đã quyết định tiến hành nghiên cứu.
2. Nội dung
2


2.1. Phương pháp và các bước tiến hành nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tham gia nghiên cứu này gồm 39 sinh viên năm thứ ba chuyên ngành
Ngôn ngữ Anh (6 nam, 33 nữ) được chọn ngẫu nhiên. Các sinh viên này hầu hết trong
độ tuổi từ 20-21. Hầu hết các sinh viên đến từ các địa bàn khác nhau trên tỉnh Phú Thọ
và một số tỉnh khu vực trung du miền núi phía bắc. Điều này phản ánh sự đa dạng
trong kinh nghiệm học tập và nền tảng giáo dục của sinh viên.
Hầu hết các bạn sinh viên đã được học Tiếng Anh hệ 10 năm và những sinh
viên cịn lại học theo chương trình Tiếng Anh 7 năm ở phổ thông. Theo đánh giá nhận
xét chủ quan về khả năng ngôn ngữ qua việc đánh giá đầu vào của sinh viên khi mới
vào trường chỉ ở mức trung bình và trung bình khá và điểm tổng kết học phần Từ vựng

học và Biên dịch 1 ở những kì học trước của sinh viên cũng chỉ đạt ở mức trung bình.
Khi cịn học tập tại các trường Trung học Phổ thông, học sinh đã được chú trọng dạy
vào ngữ pháp, từ vựng và xen lẫn biên dịch. Trong chương trình đào tạo đại học
chun ngành Ngơn ngữ Anh, sinh viên cũng đã có những học phần Biên dịch và Từ
vựng. Tuy nhiên, về văn bản lĩnh vực chính trị, sinh viên ít được tiếp xúc, luyện tập và
khả năng chọn lọc từ ngữ để áp dụng khi dịch chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy việc lựa
chọn từ khi dịch văn bản chủ đề chính trị cịn hạn chế.
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, các sinh viên đã hồn thành 5 kì học và
đang ở kì học thứ 6. Ở các kì học đầu, các học phần được giảng dạy tại trường nhằm
phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và với chun ngành là Ngơn ngữ Anh, các
sinh viên còn được học các học phần Biên dịch, Phiên dịch, Từ vựng học,... Cho đến
thời điểm hiện tại, về mảng Biên dịch, sinh viên mới chỉ được tiếp cận với học phần
Biên dịch 1 và Biên dịch 2. Trong quá trình học hai học phần này, các sinh viên tham
gia rất tích cực vào việc học nhưng đối với văn bản chủ đề chính trị, vốn từ vựng của
sinh viên cịn khá ít hay cách sử dụng từ cịn chưa chính xác, cách kết hợp từ sai và
dùng sai giới từ,… là những trở ngại cơ bản dẫn đến việc dịch văn bản chính trị của
sinh viên chưa đạt được thành công.
2.1.2. Cách thức tiến hành
Đầu tiên, 39 sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên tham gia trả lời phiếu điều tra.
Trong buổi làm việc với sinh viên, nhóm nghiên cứu đã nêu mục đích của việc điều tra
và đề nghị sinh viên trả lời trung thực nhất. Phiếu điều tra được thiết kế sử dụng khung
5 bậc: Rất không đồng ý, Không đồng ý, Không có ý kiến, Đồng ý và Rất đồng ý. Với
mỗi ý mà nhóm nghiên cứu nêu ra, người trả lời sẽ đánh dấu vào ơ mà mình cho là phù
hợp.
Bước tiếp theo, sinh viên sẽ tham gia làm một bài kiểm tra về dịch văn bản chủ
đề chính trị. Bài kiểm tra gồm hai phần: Dịch Anh – Việt và dịch Việt – Anh. Các bài
3


dịch được lựa chọn từ các bài báo chủ đề chính trị. Một bài báo bằng tiếng Anh trên

trang báo điện tử Vietnamnews thuộc chuyên mục “Politics and Laws” (Chính trị và
pháp luật) với tiêu đề Viet Nam demands end to China violations. Bài báo thứ hai là
bài báo tiếng Việt nằm trong trang báo điện tử Baomoi.com thuộc chuyên mục Xã hội
với nhan đề Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm đảo Lý Sơn. Bài kiểm tra được
đánh giá dựa trên các tiêu chí về khả năng lựa chọn từ khi dịch văn bản chủ đề chính
trị. Các tiêu chí cụ thể là:
-

Cách kết hợp từ vựng ( word collocation)

-

Sử dụng từ đồng nghĩa với những sắc thái nghĩa khác nhau dựa vào ngữ
cảnh

-

Cách sử dụng giới từ

-

Khả năng dịch khi gặp từ nhiều nghĩa

-

Tên gọi của các tổ chức

-

Sự đa dạng của vốn từ vựng Tiếng Anh


2.1.3. Công cụ thu thập dữ liệu
Các công cụ thu thập dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm Phiếu điều
tra, Phỏng vấn và Bài kiểm tra.
Phiếu điều tra được sử dụng để tìm hiểu những khó khăn và ngun nhân dẫn
đến những khó khăn của sinh viên trong việc lựa chọn từ khi dịch văn bản chủ đề
chính trị.
Ngồi ra, Bài kiểm tra cũng được sử dụng với mục tiêu nhằm nghiên cứu tìm
hiểu những lỗi sai của sinh viên trong lựa chọn từ khi dịch các văn bản chủ đề chính
trị.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Kết quả từ Phiếu điều tra
2.2.1.1. Một số khó khăn của sinh viên trong lựa chọn từ khi dịch văn bản chủ đề
chính trị
Bảng 2.1. Tổng số điểm, Trung bình chung, Tỉ lệ % và xếp thứ hạng những khó
khăn của sinh viên trong lựa chọn từ khi dịch văn bản chủ đề chính trị
TT

Tổng
điểm

Khó khăn
4

TBC

%

Xếp thứ
hạng



Việc một từ tiếng Anh có thể có nhiều nghĩa
trong tiếng Việt khiến sinh viên bối rối
Từ ngữ để dịch sẽ tùy vào ngữ cảnh và có những
sắc thái nghĩa khác nhau gây khó khăn cho sinh
viên.
Cách kết hợp từ vựng (word collocation) trong
khi dịch cịn chưa đạt độ chính xác cao
Sinh viên còn gặp nhiều sai lầm khi sử dụng các
giới từ
Việc sử dụng từ đồng nghĩa còn chưa chính xác
Sinh viên khá bối rối khi tìm từ để dịch khi gặp
cấu trúc chủ động – bị động
Một số tên tổ chức trong nước, quốc tế và tên các
ban ngành đồn thể cịn khá mới lạ đối với sinh
viên

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

124

3.18


63.59

6

136

3.49

69.74

5

188

4.82

96.41

1

118

3.03

60.51

7

163


4.18

83.59

3

155

3.97

79.49

4

184

4.72

94.36

2

Sau khảo sát, nhóm tác giả thấy rằng khó khăn lớn nhất sinh viên gặp phải khi
dịch văn bản chủ đề chính trị là cách kết hợp từ vựng (word collocation) trong khi
dịch cịn chưa đạt độ chính xác cao (96.41%). Sinh viên cịn gặp khó khăn trong việc
dịch tên các tổ chức trong nước, quốc tế và tên các ban ngành đồn thể vì những chúng
cịn khá mới lạ đối với sinh viên. Đây là khó khăn lớn thứ hai mà sinh viên gặp phải
với số phần trăm sinh viên là 94.36%. Việc sử dụng linh hoạt các từ và cụm từ đồng
nghĩa cũng là một cản trở lớn đối với sinh viên khi dịch (83.59%). Xét theo phương
diện sử dụng từ ngữ, việc lựa chọn giữa cấu trúc chủ động hay bị động cũng là khó

khăn phổ biến mà người học dịch gặp phải. Đây là khó khăn đứng ở vị trí thứ tư với
tổng điểm là 155 điểm, chiếm 79.49%. Khó khăn chiếm tỉ lệ ít nhất là khó khăn: Sinh
viên cịn gặp nhiều sai lầm khi sử dụng các giới từ với tỉ lệ 60.51%. Việc sử dụng giới
từ không đúng tuy không phải là sai lầm nghiêm trọng nhưng nó cũng làm ảnh hưởng
đến mức độ thành cơng của bản dịch chính trị.
2.2.1.2. Ngun nhân dẫn đến những khó khăn của sinh viên trong lựa chọn từ khi
dịch văn bản chủ đề chính trị
Bảng 2.2: Tổng số điểm, Trung bình chung, Tỉ lệ % và Thứ tự xếp hạng nguyên
nhân những khó khăn của sinh viên trong lựa chọn từ khi dịch văn bản chủ đề
chính trị.

TT
1.
2.

Nội dung
Sinh viên ít được tiếp xúc với văn bản
chủ đề chính trị
Mơn học dịch ở trường đại học khơng
nhấn mạnh vào dịch văn bản chủ đề
chính trị
5

Tổng
điểm

TBC

%


Thứ tự xếp
hạng

184

4.72

94.36

1

165

4.23

84.62

7


3.

4.

5.

6.

7.
8.


9.

10.

11.

12.

Sinh viên thiếu sự luyện tập dịch văn bản
chính trị (ở nhà cũng như ở trường lớp)

Sinh viên còn chưa luyện tập đầy đủ và
thành thạo về cách lựa chọn từ, kết hợp
từ, sử dụng từ đồng nghĩa một cách phù
hợp,…
Kiến thức nền về các vấn đề chính trị của
sinh viên chưa đầy đủ

Kỹ năng biên dịch của sinh viên còn hạn
chế
Kiến thức về Tiếng Anh chung của sinh
viên chưa vững
Sinh viên không nhận thức được độ nhạy
cảm của các từ ngữ trong văn bản chính
trị
Vốn từ vựng của sinh viên về chủ đề
chính trị cịn hạn chế

Các vấn đề về từ vựng khi dịch còn chưa

được tập trung để ý
Chưa có từ điển chun ngành chính trị
nào coi là chính thống được các cơ quan
có thẩm quyền xuất bản làm tài liệu tham
khảo
Sinh viên khơng chịu tìm hiểu sâu vào
các vấn đề chính trị

162

4.15

83.08

10

173

4.46

88.72

5

175

4.49

89.74


4

145

3.72

74.35

12

166

4.26

85.13

6

165

4.23

84.62

7

176

4.51


90.26

2

164

4.21

84.1

9

176

4.51

90.26

2

150

3.85

76.92

11

Trong 12 nguyên nhân dẫn đến khó khăn cho sinh viên trong lựa chọn từ khi
dịch văn bản chính trị đã được liệt kê, nhóm tác giả đã phân ra thành 3 nhóm ngun

nhân chính: Kiến thức nền về Tiếng Anh chung của sinh viên còn hạn chế, Kiến thức
nền về lĩnh vực chính trị của sinh viên còn hạn hẹp và Thiếu sự thực hành luyện tập
trong việc học và tìm hiểu của sinh viên.
Một là Kiến thức nền về Tiếng Anh của sinh viên, đặc biệt là vốn từ vựng Tiếng
Anh còn hạn chế. Điều này một phần là do từ các cấp học phổ thông, nền tảng Tiếng
6


Anh của sinh viên không tốt cộng với khi lên bậc học Đại học cũng khơng có nhiều sự
tiến bộ. Điều này dẫn đến việc bài dịch có những lỗi sai đơn giản về cấu trúc ngữ
pháp, từ vựng, ngữ nghĩa,…
Hai là kiến thức nền của sinh viên về lĩnh vực chính trị cịn hạn hẹp. Ngày nay,
giới trẻ hiếm khi quan tâm đến tình hình thời sự trong nước và quốc tế, điều này ảnh
hưởng trực tiếp vào khối kiến thức nền lĩnh vực này. Khi khơng có nền tảng kiến thức
về chính trị, sinh viên sẽ khơng hiểu rõ văn bản gốc, khơng có khối từ vựng phong phú
và cũng không thể sản xuất ra được một bản dịch thành công.
Ba là sự thiếu thực hành luyện tập trong việc học cũng như tìm hiểu của sinh
viên. Ngồi các giờ học trên lớp, sinh viên khơng có nhiều sự tự học, tự luyện dịch
cũng như tự mày mò tìm hiểu về các vấn đề xoay quanh chủ đề chính trị. Do đó, khả
năng dịch và lựa chọn từ khi dịch tài liệu chính trị càng trở nên khó khăn hơn.Với
nhóm nguyên nhân thứ nhất, Kiến thức nền về Tiếng Anh của sinh viên còn hạn chế,
số liệu thu được cho thấy nguyên nhân lớn nhất dẫn đến khó khăn cho sinh viên trong
lựa chọn từ khi dịch văn bản chính trị đó là vốn từ vựng của sinh viên về chủ đề chính
trị cịn hạn chế, chiếm 90.26% trong tổng số sinh viên.
2.2.2. Kết quả Bài kiểm tra
Bảng 2.3. Thống kê các lỗi sai của sinh viên mắc trong bài kiểm tra
TT
1.
2.


Nội dung tiêu chí
Cách kết hợp từ vựng ( word collocation)
Sử dụng từ đồng nghĩa với những sắc thái nghĩa
khác nhau dựa vào ngữ cảnh

3.
4.
5.
6.

Số sinh viên mắc lỗi sai
34
31

Cách sử dụng giới từ
21
Khả năng dịch khi gặp từ nhiều nghĩa
25
Tên gọi các tổ chức
17
Sự đa dạng của vốn từ vựng Tiếng Anh
38
Xét về tiêu chí cách kết hợp từ vựng, đây được coi như là khó khăn nổi trội nhất
sinh viên gặp phải (34/39 sinh viên mắc lỗi). Cũng trong khuôn khổ bài kiểm tra, tuy
không đòi hỏi phải dịch quá nhiều word collocation, sinh viên cũng đã mắc một số lỗi
rất cơ bản về khía cạnh này. Một số lỗi điển hình về cách kết hợp từ khi dịch như cụm
từ “vượt qua khó khăn” được 5 trong số 39 sinh viên được kiểm tra dịch là “pass the
difficulties”, trong khi đó, cách kết hợp từ đúng phải là “overcome the difficulties”.
Cụm từ “Ngay sau khi đặt chân lên đảo” được dịch đúng là “After setting foot on the
island”, tuy nhiên, 3 sinh viên đã sử dụng cách kết hợp từ “put foot on” thay vì “set

foot on”.

7


Sinh viên cịn gặp phải khó khăn khi xác định sắc thái nghĩa của từ giữa các từ
đồng nghĩa rồi lựa chọn để dịch sao cho phù hợp và đúng với ngữ cảnh. Trong bản
dịch Việt-Anh, xuất hiện một cụm từ gây hoang mang cho sinh viên vì có khá nhiều từ
đồng nghĩa có thể thay thế được cho nhau khi dịch cụm từ này. Đó là cụm từ “thắp
nén nhang”. Cụm từ này có thể dịch sang Tiếng Anh là “light incense”, “burn
incense” hay “offer incense” nhưng rõ ràng rằng, trong một bản tin về chính trị có
tính chất trang trọng, từ đồng nghĩa có sắc thái phù hợp nhất là “offer”.
Xét về khía cạnh sử dụng giới từ, có khá nhiều những lỗi khác nhau về việc sử
dụng giới từ trong bài dịch. Do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ, dường như sinh viên dùng giới
từ dựa vào nghĩa tiếng Việt mà không để ý đến sự đa dạng của chúng. Một ví dụ điển
hình, với cụm từ: “thắp nén nhang tưởng niệm các vị lính”, đã có 8 sinh viên dịch là
“offered incense for the soldiers” nhưng đáp án chính xác ở đây phải là “offered
incense to the soldiers”.
Bên cạnh đó, khi gặp những từ Tiếng Anh có nhiều nghĩa, sinh viên cũng
thường xuyên dịch nhầm và không lựa chọn được nghĩa chính xác của từ đó. Trong
văn bản về việc Người phát ngôn bộ ngoại giao Lê Hải Bình trả lời báo giới về việc
xâm phạm của Trung Quốc đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có một cụm từ đã
khiến 5 sinh viên tìm từ để dịch sai: “military helicopter base”. Theo như đáp án chính
xác, cụm từ đó được dịch là “căn cứ trực thăng quân sự”, tuy nhiên bản dịch của 9
sinh viên nói trên có phần dịch là “nền tảng trực thăng qn sự”
Ngồi ra, sinh viên cịn gặp khó khăn khi dịch tên các tổ chức hay các Ban
ngành đoàn thể và vốn từ vựng của sinh viên về chủ đề chính trị cịn khá hạn chế.
3. Đề xuất giải pháp
Từ những phân tích và kết luận ở trên, một vài đề xuất gợi ý được rút ra từ
nghiên cứu như sau

1. Xây dựng sổ ghi chép từ vựng. Việc xây dựng sổ ghi chép từ vựng nhằm
hướng đến việc nâng cao vốn từ vựng nói chung và vốn từ vựng Tiếng Anh chủ đề
chính trị nói riêng cho sinh viên. Cuốn sổ ghi chép sẽ được hệ thống thành nhiều chủ
đề, được trình bày dưới dạng bảng ghi chép.
2. Tăng cường tiếp xúc các văn bản chủ đề chính trị. Mục đích nhằm giúp sinh
viên nâng cao vốn kiến thức nền về lĩnh vực chính trị cũng như nâng cao vốn từ vựng
chính trị. Giáo viên sẽ hướng dẫn sinh viên tự tìm hiểu các tin tức chính trị trên các
báo điện tử trong nước và quốc tế và xem các bản tin liên quan đến tình hình thời sự.
Một số trang báo điện tử thơng tin chính thống được gợi ý cho sinh viên đó là tờ Dân
trí, Vietnamnet, Vietnam news, Tuoitre news, Thanhnien news hay những kênh thông
tin thời sự nổi tiếng như kênh VOA, BBC, CNN…
3. Hình thành những nhóm tự học nhằm giúp sinh viên tăng cường thời gian tự
học và tự luyện dịch. Đồng thời giúp nâng cao kiến thức nền về Tiếng Anh chung (ngữ
8


pháp, từ vựng, ngữ nghĩa,…), khả năng dịch và lựa chọn từ vựng thông qua việc so
sánh đối chiếu nhiều bản dịch của các thành viên trong nhóm.
4. Kết luận
Tiếng Anh đang ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế trong cuộc sống
hội nhập hiện đại. Theo đó, đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho những người
học Tiếng Anh. Trên con đường lĩnh hội tiếp thu ngôn ngữ, mỗi sinh viên ngành Đại
học Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Hùng Vương ý thức rất rõ về tầm quan trọng của
dịch và lựa chọn từ khi dịch văn bản chính trị trong việc học tập cũng như trong công
việc trong tương lai. Hy vọng kết quả nghiên cứu của để tài sẽ góp phần nâng cao chất
lượng dịch và khả năng lựa chọn từ ngữ khi dịch văn bản chính trị của sinh viên nói
riêng, và nâng cao chất lượng và giảng dạy tiếng Anh nói chung.

9



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Al- Nakhalah (2006), Difficulties and Problems Facing English Students at QOU
in The Translation Process from English to Arabic and Their solutions
[2] Ann Arbor, MI: Ardis (1991), Introduction to Simultaneous Interpretation
[3] Anna Trosborg ( 1984 ), Text Typology and Translation
[4] BÜHRİG, K. And Jan D.ten THİJE. (eds.) (2006), Beyond Misunderstanding.
Amsterdam: John Benjamins Publishing Co
[5] Carmen Ardelean (2008), The Challenge of Political Correctness in the
Translation of "Sensitive" Texts
[6] Catford (1965): A Linguistic Theory of Translation
[7] Christina Schaffner (1997), Political texts as sensitive texts
[8] Christina Schaffner , Susan Bassnett ( 2010), Political discourse, Media,
Translation
[9] HERMANS, T. (2009). “Translation, Ethics, Politics” in The Routledge
Companion to Translation Studies. Ed. by Jeremy Munday. London: Routledge, p: 93105

10


THƠNG TIN VỀ NHĨM TÁC GIẢ
1. Chủ nhiệm đề tài: Mai Thị Thu Thảo
Cộng tác viên: Đỗ Tự Trị
2. Chức vụ công tác: Giảng viên
3. Nơi công tác: Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ),
Phường Nông Trang, Việt Trì, Phú Thọ
4. Số điện thoại liên hệ: 0368.433.622

11




×