Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động một cách tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.88 KB, 9 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
DỰ THI GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
CHU KỲ 2019 - 2021
Biện pháp: “Tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 4 – 5 tuổi hoạt
động một cách tích cực”.
Họ tên giáo viên: Trần Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Thanh Vân
1. Lý do chọn biện pháp:
Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân,
chiếm vị trí rất quan trọng, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền
móng cho việc hình thành nhân cách con người giúp trẻ phát triển tồn diện Đức –
Trí – Thể - Mỹ và lao động. Đối với trẻ, môi trường chi phối rất nhiều cho hoạt
động của trẻ, chỉ đạo hoạt động, định hướng hành vi cá nhân. Để giúp trẻ hoạt động
tích cực, chủ động thì người giáo viên mầm non phải quan tâm tới việc tổ chức và
tạo môi trường học tập cho trẻ. Trong đó tổ chức mơi trường học tập trong nhóm
lớp có một vai trị vơ cùng quan trọng trong công tác giáo dục trẻ ở trường mầm
non, nhằm tạo cơ hội cho trẻ được chủ động học tập, khám phá trải nghiệm, tiếp thu
kiến thức, phát huy hết khả năng, năng lực, tư duy sáng tạo, bộc lộ được khả năng
của trẻ, qua đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, giúp trẻ phát
triển tồn diện.
Tuy nhiên việc tạo mơi trường học tập cho trẻ hoạt động một cách tích cực đã
được tơi và các đồng nghiệp trong trường thực hiện nhưng kết quả đạt được chưa
cao: Tôi nhận thấy việc tạo môi trường cho trẻ học tập trong lớp mới chỉ mang tính
hình thức, chưa xuất phát từ nhu cầu của trẻ, chưa kích thích tính tị mị khám phá
của trẻ, các góc, mảng tường trang trí chưa mang tính mở, ngun vật liệu chưa
phong phú đa dạng, trẻ hoạt động máy móc, dập khn, nhàm chán. Đồ dùng đồ
chơi cịn để ở dạng đóng, chưa thu hút trẻ vào các góc chơi. Nội dung các góc chơi
cịn sơ sài .... chưa kích thích tính tị mị, khám phá của trẻ. Trẻ chơi chưa hứng thú,
cịn gị bó, thao tác vai chơi còn nghèo nàn, chưa sáng tạo, giao tiếp còn hạn chế,
sản phẩm của trẻ tạo ra sau khi chơi chưa nhiều, còn đơn điệu thụ động ....


1


Trước những vấn đề trên, là một giáo viên mầm non tôi nghĩ để đáp ứng với
phương pháp đổi mới giáo dục mầm non dạy học theo hướng tích cực, lấy trẻ làm
trung tâm, trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở
các hoạt động khám phá của trẻ....nên việc tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ
là rất cần thiết. Chính vì vậy tơi đã mạn dạn đưa ra biện pháp “Tạo môi trường học
tập trong lớp cho trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động một cách tích cực”.
2. Mục đích ý nghĩa của biện pháp:
Nhằm tạo được mơi trường học tập trong lớp cho trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động một
cách tích cực, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng lấy trẻ làm
trung tâm.
Giúp trẻ được chơi ở các góc chơi có nhiều đồ dùng, đồ chơi, nhiều nguyên
vật liệu mở được xắp xếp hợp lý... Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách chủ
động, tích cực, hứng thú, sáng tạo, khơng gị bó, sản phẩm chơi của trẻ phong
phú .... tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả.
3. Thực trạng:
Theo điều tra ban đầu lớp tôi phụ trách 32 cháu ở độ tuổi mẫu giáo 4 – 5
tuổi.
STT
1
2
3

Nội dung
- Trẻ hoạt động tích cực vào mơi trường đã tạo
trong lớp.
- Kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp.
- Hứng thú tham gia vào hoạt động.


Số trẻ

Tỷ lệ

14/32

43,8%

10/32
15/32

31%
46,9%

Từ thực trạng trên tơi ln suy nghĩ và tìm ra những biện pháp tốt nhất trong
việc tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động một cách tích cực,
giúp trẻ tiếp thu kiến thức có hiệu quả, đáp ứng với phương pháp giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm. Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
4. Nội dung biện pháp: Tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 4 – 5
tuổi hoạt động một cách tích cực.
4.1. Lập kế hoạch tạo mơi trường theo chủ đề :
Muốn thực hiện các hoạt động một cách có khoa học và có hiệu quả bản thân
tơi trước hết lập ra kế hoạch tạo môi trường theo từng chủ đề.
2


Ví dụ: Kế hoạch: “Chủ đề: Gia đình”
Tuần


Tuần 1

Nội dung
- Trang trí chủ đề: “Gia đình” với chủ đề nhánh “Gia đình

Kết quả

bé u”.
- Trang trí các mảng tường chính,
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh.
- Trang trí nhánh 2: “Ngơi nhà gia đình ở”.

Tuần 2

- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo chủ đề
nhánh.
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh.
- Trang trí nhánh 3: “Nhu cầu của gia đình”

Tuần 3

- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo chủ đề

+ tuần 4 nhánh.
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh.
4.2. Trang trí các hình ảnh xung quanh lớp:
Sau khi đã lập kế hoạch cho từng chủ đề tôi bắt tay ngay vào thực hiện. Trang
trí mơi trường trong lớp theo cơng văn hướng dẫn số 449 của Phịng Giáo Dục: Phía
trên lớp học treo ảnh “Bác Hồ bế bé Minh Phương”; thời gian biểu; bảng kiểm diện;
bảng bé ngoan, lựa chọn mảng tường chính ở chỗ dễ quan sát để trang trí, các bảng

biểu khác lựa chọn vị trí phù hợp....
Trang trí các hình ảnh xung quanh lớp nhằm tạo cho trẻ sự gần gũi, thân thiện,
hứng thú, sự hấp dẫn của các bức tranh nhằm lơi cuốn trẻ tích cực tham gia các hoạt
động.
* Trang trí mảng tường chính:
Mảng tường chính là mảng tường xuyên suốt cả chủ đề thể hiện nổi bật nội
dung của chủ đề.
Mảng tường chính gồm 2 tầng:
Tầng bên trên : Dùng tranh ảnh để trang trí với mục đích gợi ý các hoạt động
và cung cấp kiến thức cho trẻ theo chủ đề.

3


Tầng dưới: Là mảng tường mở để trẻ bổ sung thêm các sản phẩm sau mỗi
hoạt động của chủ đề, được chia thành các ô theo từng chủ đề nhánh.
VD: Chủ đề: Nghề nghiệp:
+ Mảng tường bên trên): là bức tranh cả chủ đề về các nghề trong xã hội:
Nghề dạy học, nghề bộ đội , nghề y, nghề nông, nghề thợ xây, nghề công an, nghề
nấu ăn.....
+ Mảng tường dưới: Được chia theo các ô của từng nhánh để trẻ trưng bầy
sản phẩm vào các ơ theo từng nhánh.
Hình ảnh dán phải vừa tầm mắt của trẻ: không quá cao, không quá thấp.
Chủ đề: Động vật.
+ Mảng tườn bên trên: là bức tranh cả chủ đề về thế giới động vật: Những
con vật sống trong gia đình, con vật sống dưới nước, con vật sống trong rừng, chim
và côn trùng.....
+ Mảng tường dưới: Được chia theo các ô của từng nhánh để trẻ trưng bầy
sản phẩm vào các ô theo từng nhánh: Nhánh con vật trong gia đình, nhánh con vật
sống dưới nước, nhánh con vật sống trong rừng, nhánh chim và cơn trùng.

* Trang trí hình ảnh trong các góc chơi:
Các góc chơi được trang trí hình ảnh hấp dẫn, sinh động, mầu sắc đẹp gợi ý
cung cấp kiến thức cho trẻ quan sát và thay đổi nội dung theo từng chủ đề, khơng
dán cố định, có sự kết hợp giữa các sản phẩm của trẻ và của cơ để trang trí, giúp cho
trẻ cảm thấy hứng thú, u thích góc chơi đó hơn khi thấy sản phẩm của mình làm
được trang trí trên góc chơi.
Tơi dán khít các mảng tường mà phải dán để dành khoảng trống để trẻ dán
sản phẩm của mình theo chủ đề.
4.3. Bố trí các góc hoạt động phù hợp với lớp học:
Ngồi việc trang trí các tranh ảnh xung quanh lớp tơi cịn bố trí các góc hoạt
động, góc chơi sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học, có diện tích đảm
bảo cho trẻ tham gia vào hoạt động, trên các góc chơi có tên góc và trang trí theo
chủ đề nhánh, mảng tường phía dưới trang trí gợi mở để trẻ hoạt động và tham gia
trang trí cùng cô, các họa tiết để vừa tầm mắt trẻ, không cao quá hoặc thấp quá...
4


Trong lớp tơi đã sắp xếp, bố trí các góc hoạt động phù hợp, góc yên tĩnh xa
góc hoạt động ồn ào. Các góc chơi đều có ranh giới rõ ràng, có khoảng cách hợp lý,
có lối đi lại giữa các góc cho trẻ di chuyển và thuận tiện cho sự bao quát của cô.
Tôi đã sử dụng các mảng tường và giá tủ để ngăn cách các góc chơi. Khi thực
hiện hoạt động chơi trẻ chỉ cần xoay giá góc là tạo thành góc chơi riêng biệt khơng
bị ảnh hưởng đến các nhóm chơi khác.
Tơi thường xun thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới
lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Mặt khác tùy theo nội dung của từng chủ đề mà lớp
đang thực hiện để bố trí các góc chơi xun suốt theo một chủ đề phù hợp.
Ví dụ: Góc chơi thiên nhiên tơi bố trí ở ngồi hành lang phía cuối của lớp học
để tận dụng lấy ánh sáng, trồng nhiều cây hoa, cây cảnh tạo quang cảnh đẹp cho lớp
và có diện tích rộng cho trẻ hoạt động. Góc phân vai và góc xây dựng tơi sử dụng
diện tích rộng hơn vì 2 góc có nhiều trẻ chơi, góc phân vai tơi bố trí ngay cửa ra vào

và khoảng trên đầu lớp vì đó là khoảng cách rộng nhất của lớp học ....
Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau, xa góc sách truyện, góc sách
truyện ở chỗ tĩnh và sáng. Góc xây dựng tránh lối đi lại, góc chơi vận động ở ngồi
sân ...
Đặt tên các góc đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề đang
thực hiện.
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Động vật” góc sách có thể đặt “Thư viện về thế
giới động vật”, nhưng sang chủ đề “Thực vật” góc sách có thể đặt “Thư viện về các
lồi hoa” ......
Ngồi ra tơi cịn tận dụng khu vực hành lang của lớp vẽ hình các bước chân
của trẻ, ơ ăn quan, các ô vẽ bật chụm tách chân ... để trẻ có thể thực hiện được các
bài tập phát triển vận động ngay ở hành lang như “Đi theo đường ngoằn nghèo”,
hay bài tập “Bật chụm tách chân theo ơ vẽ”, chơi trị chơi “Ơ ăn quan” ....
4.4. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi và nguyên vật liệu ở các góc:
Việc lựa chọn, xắp xếp, sưu tầm nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi ở các góc
là yếu tố quyết định cho sự thành công của vai chơi và chủ đề chơi, giúp trẻ lĩnh hội
kiến thức một cách có hiệu quả nhất.

5


Ở các góc chơi tơi chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, có màu sắc sặc sỡcó
nhiều chức năng trong sử dụng hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn khơng gây nguy hiểm,
phù hợp với từng góc chơi và mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ đề, sắp xếp để trẻ
dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn, kích thích sự hứng thú đối với trẻ tham gia vào các hoạt
động ở các lĩnh vực vận động, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm và mối quan hệ xã
hội.
Ngun vật liệu phục vụ cho các góc chơi tơi đã chuẩn bị nhiều nguyên vật
liệu mở, phong phú, đa dạng tận dụng từ thiên nhiên, nguyên liệu sẵn có như: Lá
cây, sỏi, cát, rơm, hột hạt, vỏ chai, vỏ sò ... và đặc biệt là các nguyên vật liệu phế

thải dễ tìm kiếm như: Những chai lọ nhựa, vỏ hộp sữa, cành cây khô, len vụn, sách
báo, tranh ảnh cũ ... để làm đồ dùng tự tạo phục vụ cho các góc chơi.
Ví dụ:
* Góc phân vai: Chủ đề: “Động vật” nhánh con vật ni trong gia đình Tơi
chuẩn bị nhiều các loại con vật ni trong gia đình như gà vịt chó mèo, ngan, chim
bồ câu..... Tơi tận dụng những vỏ hộp sữa chua, hộp sữa su su đã thải bỏ và giấy xốp
chắp ghép thành các con vật như con gà, con lợn, con mèo. Những quả bóng nhựa
hỏng tôi gắn với những mảnh xốp tạo thành những chú gà trống xinh sắn, từ những
bơng cũ bị đi tơi khâu xốp và nhồi thành những con vật đáng yêu nghộ ngĩnh như
những con gà, con vịt, con ngựa, những quả cầu lông hỏng tôi làm được những chú
chim xinh sắn....Hay những trai nước cô ca, trà xanh không độ ... tơi cắt và trang trí
thành những chiếc cốc, ca uống nước, can dầu rửa bát cắt tỉa trang trí thành những
chiếc làn nhỏ xinh xắn, để trẻ dùng những chiếc làn đó đi mua hàng.....Tạo cho góc
phân vai phong phú với rất nhiều các loại con vật khác nhau và những đồ dùng phục
vụ cho hoạt động ở góc chơi phân vai..
* Ở góc khám phá: Tơi đã chuẩn bị rất nhiêù các loại nguyên vật liệu mở,
các nguyên vật liệu dễ kiếm, có sẵn trong thiên nhiên như: lá cây, lá mít, lá chuối,
đất nặn, rơm, bèo, củ khoai tây, các loại vỏ ngao, vỏ sò, len, vải vụn, giấy, keo, kéo,
hồ dán, băng dính 2 mặt, bút mầu, giấy vẽ, mầu nước, giấy xốp ..... để trẻ có thể
thỏa sức sáng tạo ra phảm theo ý thích của trẻ như làm mèo từ lá chuối, làm trâu từ
lá mít, vặn những chú gà xinh xắn từ rơm, làm những con cá từ bèo ......

6


Ở góc xây dựng: Tơi chuẩn bị rất nhiều đồ dùng phục vụ cho việc xây dựng
của trẻ: gạch xây dựng, hàng rào, cây xanh, nút ghép, thảm cỏ, đèn cao áp....để trẻ
tham gia chơi trị chơi xây dựng...
Góc nghệ thuật: Tôi chuẩn bị rất nhiều dụng cụ âm nhạc: Đàn, trống cơm,
sắc xô, thanh gõ, song loan, mũ âm nhạc, trống .....phục vụ hoạt động âm nhạc cho

trẻ , để trẻ được lựa chọn dụng cụ âm nhạc theo ý thích của trẻ giúp trẻ hoạt động
một cách tích cực. Tơi cịn chuẩn bị mầu nước, sáp mầu, mầu nước, giấy vẽ bút,
keo, hồ dán và các loại hột hạt đề trẻ vẽ, tô màu và thực hiện các tác phẩm nghệ
thuật....
Góc học tập: Tơ chuẩn bị rất nhiều những truyện tranh theo chủ đề để trẻ tự
lấy những quyển sách tranh truyện đó ra đọc, xem tranh. tơi chuẩn bị sa bàn, nhân
vật trong một số câu chuyện để trẻ tập kể chuyện. Tơi cịn chuẩn bị nhiều sách, báo
chuyên san, giấy keo, kéo, hồ dán để trẻ tự cắt tranh làm thành những quyển sách
truyện theo ý thích của trẻ và theo từng chủ đề....
Góc vận động: Tôi chuẩn bị rất nhiều đồ dùng phục vụ cho hoạt động phát
triển vận động của trẻ như: bóng các loại, gậy thể dục, vịng thể dục, đồ chơi bơ
linh, túi cát, cột ném bóng, cổng chui, dây thừng, mũ để chơi trò chơi......để phục vụ
tốt cho hoạt động phát triển vận động........
Góc thiên nhiên: Tơi tạo góc thiên nhiên đẹp với nhiều loại cây hoa, cây
cảnh có bộ đồ dùng chăm sóc cây.......để trẻ có thể thực hiện việc trồng và chăm sóc
cây, nhổ cỏ, lau lá hay tưới nước cho cây.....
Tôi thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ.
Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu nhằm phát triển ngơn ngữ cho trẻ,
giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà không cần sự trợ giúp của cơ, trẻ có thể tự bảo quản đồ
dùng cá nhân của mình.
4.5. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc tạo môi trường học tập cho
trẻ:
Tôi đã xác định đây là một biện pháp vô cùng cần thiết và quan trọng, trong
việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm tạo được nguồn lực từ phụ
huynh, nên ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý đến khâu tuyên truyền với phụ huynh
nắm về mục đích, yêu cầu cầu của phương pháp dạy đổi mới, về tầm quan trọng của
7


việc tạo môi trường học tập trong lớp một cách tích cực cho trẻ, mời phụ huynh

tham quan lớp, dự giờ một số tiết dạy, tham quan triển lãm đồ dùng, thăm quan các
hoạt động của trẻ ở trên lớp, để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc tạo
môi trường học tập cho trẻ ở trong lớp một cách tích cực, từ đó thấy được những
khó khăn hạn chế về cơ sở vật chất trang thiết bị ... để phụ huynh giúp đỡ, hổ trợ,
hợp tác một cách tự giác và có hiệu quả.
5. Kết quả và ứng dụng
5.1. Kết quả.
Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên vào việc tạo mơi trường học tập trong
nhóm lớp tơi thấy có kết quả như sau:
Mơi trường học tập trong và ngồi nhóm lớp được phong phú và đa dạng phù
hợp với các hoạt động của trẻ: Lớp có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cần thiết phù hợp
với góc chơi, có nhiều đồ chơi sáng tạo, đồ chơi mở, để kích thích trẻ hoạt động,
phát huy được tính tích cực và sáng tạo của trẻ ....
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào mơi trường học tập cơ đã tạo ra ở trong
lớp, có kỹ năng tham gia vào các hoạt động, sản phẩm chơi của trẻ nhiều và phong
phú ...
Kết quả khảo sát như sau:

TT
1

Nội dung

Trước khi thực
hiện các biện
pháp

Sau khi thực
hiện các biện
pháp


So sánh

Số trẻ

Tỷ lệ

Số trẻ

Tỷ lệ

14/32

43,8%

29/32

90,6%

Tăng 46,8%

10/32

31%

28/32

87,5%

Tăng 56,5%


15/32

46,9%

30/32

93,8%

Tăng 46,9%

Trẻ hoạt động tích
cực vào mơi trường

2

đã tạo trong lớp.
Kỹ năng sử dụng môi

3

trường trong lớp.
Hứng thú tham gia
hoạt động.

5.2. Ứng dụng của biện pháp:
Biện pháp "Tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động
một cách tích cực” được ứng dụng trong giảng dạy tại trường mầm non Thanh Vân
8



– Huyện Hiệp Hòa – Tỉnh Bắc Giang. Đã thu hút được sự tham gia của trẻ vào hoạt
động trong lớp đạt kết quả cao, trẻ tham gia vào các hoạt động rất tích cực. Đề tài có
thể ứng dụng vào các độ tuổi ở các trường mầm non trong huyện.
Thanh vân, Ngày 26 tháng 2 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI VIẾT

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Thu

Trần Thị Huyền

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….......................

9



×