Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Pháp luật về quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.33 KB, 88 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn "Pháp luật về quản lý và hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang" là bài nghiên cứu của
chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, năm 2020
Tác giả

Võ Đông Hiếu

LỜI CẢM ƠN


ii

Trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, ủng hộ quý báu của các thầy, cơ giáo,
gia đình và bạn bè. Đặc biệt, với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin được gửi lời cảm ơn
đến Thầy giáo hướng dẫn khoa học: TS Trần Huỳnh Thanh Nghị - người đã gợi mở
để tôi chọn được đề tài nghiên cứu cho mình và ln tận tâm giúp đỡ, động viên tơi
cố gắng hồn thành luận văn.
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, các Cô tham gia


giảng dạy hoặc làm việc tại Khoa Sau đại học, trường Đại học Mở thành phố Hồ
Chí Minh đã ln nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học
tập tại trường.
Ngồi ra, tơi cũng xin cảm ơn gia đình tơi đã ln bên cạnh, đồng hành và chia
sẻ những khó khăn với tơi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Cảm ơn những
người bạn đã thay phiên động viên, nhắc nhở, cũng như hỗ trợ lẫn nhau thực hiện và
hồn thành luận văn.

TĨM TẮT


iii

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý và hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước như: Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước, vai
trò, ý nghĩa của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế. Đồng thời luận văn
cũng nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật về quản lý và hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước cũng như lịch sử phát triển của những quy định này tại Việt
Nam.
Với những cơ sở lý luận đã nghiên cứu, đối chiếu với thực tiễn trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang, tác giả đưa ra những đánh giá về tình hình áp dụng các quy định
pháp luật trong quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước tại địa phương
nhằm chỉ ra những bất cập, hạn chế còn tồn tại; cũng như nghiên cứu, tìm hiểu
nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế ấy.
Từ đó, tác giả mạnh dạn đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật
về quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang.

THESIS SUMMARY



iv

The thesis studies theoretical issues about the management and operation of
state-owned enterprises, such as: The concept and characteristics of state-owned
enterprises, the role and significance of state-owned enterprises over the economy.
At the same time, the thesis also studies and clarifies about legal provisions on the
management and operation of state-owned enterprises as well as the historical
development of these regulations in Vietnam.
With the researched theoretical bases, comparing with the reality in Tien
Giang province, the author gives an assessment on the application of legal
regulations in the management and operation of state-owned enterprises locally to
point out the shortcomings and research the causes leading to these shortcomings.
Since then, the author boldly proposesto improve the provisions of law on
the management and operation of state-owned enterprises and some solutions to
enhance the management efficiency and operation of state-owned enterprisesin Tien
Giang province.

MỤC LỤC


v

Trang
Lời cam đoan .......................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii
Tóm tắt .................................................................................................................. iii
Mục lục ................................................................................................................... v
Danh mục từ viết tắt ............................................................................................ vii

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC .................................................................. 6
1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nước ....................................................... 6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước ........................... 6
1.1.2. Lịch sử phát triển của pháp luật về quản lý và hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước tại Việt Nam .................................................................12
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế ..... 15
1.2. Quy định của pháp luật về quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà
nước .............................................................................................................. 16
1.2.1. Quy định về quản lý của doanh nghiệp nhà nước ......................... 16
1.2.2. Quy định về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ..................... 32
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ................................................................................ 48
2.1. Thực trạng quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang ............................................................................................. 48
2.1.1. Tổng quan về tỉnh hình doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang .............................................................................................. 48
2.2.2. Đánh giá chung về tình hình quản lý và hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang .................................................... 50
2.2. Giải pháp đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với doanh
nghiệp nhà nước ............................................................................................ 62


vi

2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý và hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước ................................................................................. 65
2.4. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của doanh

nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ............................................... 71
2.4.1. Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu là Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền
Giang ...................................................................................................... 71
2.4.2. Đối với các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang . 74
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 78

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


vii

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HĐTV

: Hội đồng thành viên

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UBND


: Ủy ban nhân dân


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua các giai đoạn hình thành và phát triển, doanh nghiệp nhà nước ln đồng
hành với q trình xây dựng nền kinh tế đất nước. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch
hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp nhà nước nắm vai trò chủ yếu trong nền kinh
tế. Khi đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vững vai trị
quan trọng, góp phần giúp kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Sau khi trở thành
thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ký kết các hiệp định thương mại
với EU, tham gia CPTPP thì việc phải tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử
trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, cùng sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế tư
nhân, kinh tế quốc doanh tuy vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể nhưng đã giảm so với
trước đây. Các doanh nghiệp nhà nước bộc lộ nhiều khiếm khuyết dẫn đến việc
thiếu hiệu quả trong kinh doanh. Vì vậy, pháp luật đã có nhiều điều chỉnh để hạn
chế, khắc phục những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của loại hình này.
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, hiện có bốn doanh nghiệp nhà nước đang hoạt
động bao gồm: Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang, Công ty TNHH
MTV Cấp nước Tiền Giang, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi
Tiền Giang và Cơng ty TNHH MTV Cơng trình Đơ thị Mỹ Tho. Các doanh nghiệp
này được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ra quyết định thành lập nhằm góp phần
thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình sản
xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhà nước còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập trong
công tác tổ chức quản lý và hoạt động. Từ năm 2016 đến nay, cả bốn doanh nghiệp
nhà nước này đều bị Thanh tra tỉnh Tiền Giang tiến hành thanh tra và kết luận có

nhiều hạn chế, sai phạm. Tiêu biểu nhất là ở Cơng ty TNHH MTV Cơng trình Đơ
thị Mỹ Tho. Chỉ trong vòng ba năm, doanh nghiệp này đã bị thanh tra hai lần, trong
đó một lần do có đơn tố cáo từ người lao động. Nhiều nội dung sai phạm rất nghiêm


2

trọng phải chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để khởi tố vụ án, đồng thời, doanh
nghiệp phải khắc phục hàng chục tỷ đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài
chính, uy tín của đơn vị và thu nhập của người lao động.
Xuất phát từ thực trạng nói trên, với mong muốn làm rõ và tìm hiểu sâu hơn
các bất cập, hạn chế liên quan đến việc tổ chức quản lý và hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước tại địa phương, cũng như đưa ra giải pháp để góp phần khắc phục
những vấn đề tồn tại, tác giả quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý và hoạt
động của doanh nghiệp nhà nước qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” làm
Luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước luôn là một
vấn đề được xã hội quan tâm. Do đó, đề tài về doanh nghiệp nhà nước nói chung và
về quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nói riêng đã được nhiều tác giả
nghiên cứu, cụ thể:
Vũ Ngọc Quỳnh Trang (2016), Pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp
nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã
hội. Luận văn nghiên cứu về các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý doanh
nghiệp nhà nước để đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
Lê Na (2019), Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện
nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viên Khoa học Xã hội. Luận án nghiên cứu các
cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn về quản trị doanh nghiệp nhà nước để
hướng tới nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời giảm

thiểu hậu quả kinh tế - xã hội phát sinh từ hạn chế, yếu kém trong quản trị doanh
nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
nhà nước.
Phạm Hoài Huấn (2019), Luật doanh nghiệp Việt Nam, tình huống – dẫn giải
– bình luận, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. Sách đã phân tích để trả lời
hai vấn đề: Tại sao chỉ trong vài năm trở lại đây, số lượng doanh nghiệp nhà nước


3

lại có biến động mạnh; với tình trạng thua lỗ, yếu kém hiện hữu của doanh nghiệp
nhà nước, có cần thiết phải tiếp tục duy trì doanh nghiệp nhà nước hay không?
Đồng thời, tác giả cũng làm rõ mục tiêu sở hữu của doanh nghiệp nhà nước và cơ
cấu tổ chức trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên cho đến hiện nay, chưa có cơng trình khoa học nghiên cứu riêng
biệt về quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang để đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm giúp hoàn thiện pháp luật
về quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với thực tiễn tại
địa phương tỉnh Tiền Giang.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về đề tài: “Pháp luật về quản lý và hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” hướng đến các mục
tiêu như sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý và hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, đánh giá quy định của pháp luật về việc quản lý và hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước; chỉ ra những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn quản lý và
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về quản lý
và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cũng như để nâng cao hiệu quả hoạt của

các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Tiền Giang nói riêng
trong thời gian tới.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý và hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” nhằm hướng đến trả
lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Pháp luật hiện hành tại Việt Nam có những quy định gì về tổ chức và hoạt
động của các doanh nghiệp nhà nước?


4

- Doanh nghiệp nhà nước hiện nay được tổ chức quản lý theo những mơ hình
nào? Sự khác biệt cũng như ưu, nhược điểm của những mơ hình đó là gì?
- Việc áp dụng các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý và hoạt động của
các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang còn gặp phải những khó
khăn, hạn chế nào?
- Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên, cần hồn thiện pháp luật về
quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở những nội dung gì?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là những quy định của pháp luật về quản lý
và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được quy định chủ yếu tại Luật Doanh
nghiệp năm 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn nghiên cứu về những vấn đề trong tổ chức quản lý và hoạt
động của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian từ
năm 2015 đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu mà luận văn đề ra, tác giả đã sử dụng các phương pháp

nghiên cứu như sau:
- Phương pháp lịch sử: được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử hình
thành và phát triển của các quy định về quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà
nước qua các giai đoạn khác nhau tại Việt Nam.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để phân chia những vấn đề
lớn về mặt lý luận thành những vấn đề cụ thể; cũng như tổng hợp từ thực tiễn để
khái quát hóa nhằm có thể đánh giá một cách tồn diện thực trạng của pháp luật về
quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Phương pháp thống kê, so sánh: được sử dụng để làm rõ những vướng mắc
giữa quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định này tại địa phương.


5

Từ đó, có thể đánh giá những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó
nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện phù hợp.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về quản lý và
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
Đánh giá thực trạng của việc áp dụng những quy định về quản lý và hoạt động
của doanh nghiệp nhà nướctrên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Chỉ ra những nguyên nhân của vướng mắc, bất cập để từ đó đưa ra các kiến
nghị nhằm hồn thiện quy định của pháp luật về quản lý và hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn nghiên cứu từ những vấn đề thực tiễn nhằm đề xuất một số giải
pháp giúp hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý điều hành, cũng như giải quyết những
khó khăn trong q trình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang.

8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn được chia thành 02 Chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý và hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước.
Chương 2: Thực trạng quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang và một số kiến nghị hoàn thiện.


6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nước
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là một mơ hình khơng thể thiếu đối với tất cả mọi
quốc gia trên thế giới. Dù trong lịch sử phát triển có nhiều giai đoạn thăng trầm,
DNNN vẫn giữ vai trò chủ yếu, nòng cốt ở nhiều nền kinh tế. Sự tồn tại của DNNN
bắt nguồn từ nhu cầu phải giải quyết những mục tiêu về kinh tế, xã hội đảm bảo cân
đối nền kinh tế, cũng như thể hiện vai trị điều tiết vĩ mơ của Nhà nước trong điều
kiện kinh tế thị trường. Theo thống kê, DNNN đóng góp khoảng 10% GDP của thế
giới. Ở những nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các
doanh nghiệp mà trong đó Nhà nước có cổ phần chi phối nắm giữ tài sản trị giá lên
đến 2.000 tỷ USD và tạo ra hơn sáu triệu việc làm cho xã hội1.
Đúng như tên gọi của nó, “doanh nghiệp nhà nước” là những doanh nghiệp
thuộc sở hữu của Nhà nước hay còn được gọi là sở hữu công. Ngân hàng Thế giới
đã đưa ra khái niệm về DNNN như sau: “DNNN là một chủ thể kinh tế mà quyền sở
hữu hay quyền kiểm soát thuộc về Chính phủ, và phần lớn thu nhập của chúng được

tạo ra từ việc bán hàng hóa và dịch vụ”. Khái niệm này được định nghĩa dựa trên lý
thuyết quyền sở hữu và chi phối nói chung2. Theo đó, DNNN là doanh nghiệp mà
Nhà nước giữ quyền sở hữu và chịu sự chi phối của Nhà nước dưới ba góc độ:
Thứ nhất, là quyền của Nhà nước đối với những khoản thu nhập phát sinh từ
hoạt động của DNNN. Chẳng hạn, CODELCO là một DNNN khai thác đồng lớn
nhất tại Chilê mang lại cho Chính phủ khoảng 7 tỷ USD mỗi năm và tất cả lợi
nhuận này đều thuộc về Nhà nước.
1

Xem Trần Huỳnh Thanh Nghị (2019), Giáo trình Luật Doanh nghiệp, Nxb Lao Động, Hà Nội, trang 240.
Theo Lê Na (2019), Pháp luật về quản trị DNNN ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện
Khoa học Xã hội.
2


7

Thứ hai, Nhà nước nắm quyền kiểm soát và sử dụng tài sản tại DNNN.
Chẳng hạn, Tập đồn khí đốt GAZPROM (Nga) chiếm hơn 15% sản lượng khí đốt
tự nhiên tồn thế giới do Chính phủ Nga nắm giữ 50,002% cổ phần và Giám đốc
điều hành của GAZPROM do Chính phủ Nga bổ nhiệm.
Thứ ba, Nhà nước nắm quyền quyết định chuyển nhượng hoặc bán tài sản tại
doanh nghiệp nhà nước.
Dù không nêu định nghĩa trực tiếp về DNNN, tuy nhiên, Liên minh Châu Âu
(EU) đã công bố bốn dạng thức tồn tại của DNNN như sau: (1) DNNN là các cơng
ty thuộc sổ hữu hồn tồn bởi Nhà nước; (2) DNNN là các cơng ty mà Nhà nước có
cổ phần đa số (cổ phần chi phối); (3) DNNN là các công ty mà Nhà nước nắm giữ
tỷ lệ cổ phần thiểu số nhưng Nhà nước có những quyền năng đặc biệt mà pháp luật
cho phép; (4) DNNN là các cơng ty mà nhà nước có cổ phần thiểu số và khơng có
quyền năng đặc thù. Các cơng ty này không được gọi là DNNN. Tuy nhiên, chúng

phần nào phản ánh vai trị then chốt của Chính phủ đối với nền kinh tế3.
Tại Việt Nam, loại hình DNNN đã hình thành từ thập niên 40 của thế kỷ XX
trong Sắc lệnh số 104/SL ngày 01/01/1948 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Thời kỳ này, DNNN được gọi là doanh nghiệp quốc gia – "là doanh nghiệp
thuộc sở hữu quốc gia và do quốc gia điều khiển"4. Hình thức tồn tại của các doanh
nghiệp quốc gia là các xí nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực công nghiệp, các cửa
hàng quốc doanh trong lĩnh vực thương nghiệp và các nông trường, lâm trường
quốc doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đến năm 1991, khái niệm DNNN được định nghĩa lần đầu tiên tại Điều 1
Quy chế về thành lập và giải thể DNNN ban hành kèm theo Nghị định số 388HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Theo đó, "DNNN là tổ chức kinh
doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu". Đồng
thời, "DNNN cũng được xác định là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp
luật và bình đẳng trước pháp luật"5.
3

Xem Trần Huỳnh Thanh Nghị (2019), Giáo trình Luật Doanh nghiệp, Nxb Lao Động, Hà Nội, trang 241.
Theo Điều 2 Sắc lệnh số 104/SL ngày 01/01/1948.
5
Theo Điều 1 Quy chế về thành lập và giải thể DNNN ban hành kèm theo Nghị định số 388/HĐBT ngày
20/11/1991.
4


8

Khi Luật DNNN năm 1995 ban hành, khái niệm DNNN được xác định lại tại
Điều 1 như sau: "DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ
chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích, nhằm thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao". Vào thời điểm này, cả nước có đến
6.052 DNNN. Đến Luật DNNN năm 2003, các nhà lập pháp lại đưa ra cách tiếp cận

khác. Theo đó, "DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ
hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức cơng ty nhà nước,
cơng ty cổ phần, công ty TNHH"6. Như vậy, doanh nghiệp được xem là DNNN nếu
Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Cách tiếp cận này tương đồng với định
nghĩa "DNNN là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ" tại
Luật Doanh nghiệp năm 20057.
Hiện tại, Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 định nghĩa "DNNN là
doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ". Với khái niệm này, tính đến
cuối năm 2018, cả nước chỉ còn 490 DNNN với tổng tài sản ước tính đạt 1.843,3
nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 1.040,5 nghìn tỷ đồng8.
Sắp tới đây, vào ngày 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp năm 2020 sẽ có hiệu
lực thi hành. Khái niệm DNNN được Luật Doanh nghiệp năm 2020 định nghĩa lại
như sau: "DNNN được tổ chức quản lý dưới hình thức cơng ty TNHH, cơng ty cổ
phần, bao gồm doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền
biểu quyết"9. Có thể thấy, khái niệm này trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã
được mở rộng hơn so với Luật Doanh nghiệp năm 2014 và tương đối giống với khái
niệm DNNN trong Luật Doanh nghiệp năm 2005.
1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản pháp luật
hiện hành thì DNNN có những đặc điểm như sau:
6

Theo Điều 1 Luật DNNN năm 2003.
Theo Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
8
thứ Năm ngày 09/4/2020.
9
Theo Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
7



9

Thứ nhất, DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập và đầu tư toàn bộ
vốn điều lệ.
DNNN chỉ có một chủ sở hữu đặc biệt và duy nhất là Nhà nước. Nhà nước
đầu tư 100% vốn tại doanh nghiệp và nắm quyền quyết định toàn bộ mọi vấn đề liên
quan đến sự tồn tại, quản lý và hoạt động của DNNN. Nguồn vốn đầu tư vào
DNNN có thể từ vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý
để đầu tư vào doanh nghiệp. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp, vì vậy, doanh
nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà
Nhà nước giao. Tuy nhiên, sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực, đặc
điểm này sẽ khơng cịn nữa vì khái niệm DNNN sẽ bao gồm thêm các "doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền
biểu quyết"10.
Thứ hai, DNNN tồn tại và hoạt động dưới hình thức cơng ty TNHH MTV.
Bản chất của DNNN theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 là
doanh nghiệp có duy nhất một chủ sở hữu là Nhà nước. Nhà nước sở hữu 100% vốn
điều lệ và thực hiện vai trị chủ sở hữu thơng qua các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan trực thuộc Chính phủ (gọi chung là Bộ quản lý ngành), UBND cấp tỉnh hoặc
tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật (như Ủy ban Quản lý vốn nhà
nước). Các cơ quan trên được gọi chung là cơ quan đại diện chủ sở hữu 11. Vì vậy,
DNNN được tổ chức dưới hình thức cơng ty TNHH MTV và hoạt động theo Luật
doanh nghiệp năm 2014. Cơ quan đại diện chủ sở hữu giữ vai trò quyết định trong
việc bổ nhiệm các chức danh quản lý chủ chốt như thành viên HĐTV/Chủ tịch cơng
ty, Kiểm sốt viên. Đồng thời, các quyết định liên quan đến tổ chức lại, giải thể
công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thông qua các hợp đồng vay, cho vay, bán
tài sản có giá trị lớn hơn 50% giá trị tài sản của cơng ty,... cũng chỉ có thể thực hiện
được trên cơ sở có sự chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại DNNN.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực thi hành cũng sẽ làm thay đổi đặc
điểm này. Khi đó, DNNN khơng chỉ tồn tại dưới một hình thức là cơng ty TNHH
10
11

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 91/2015/NĐ-CP.


10

MTV nữa mà có thể dưới nhiều hình thức khác như công ty TNHH hai thành viên
trở lên hoặc công ty cổ phần. Tuy nhiên, với việc Nhà nước vẫn nắm giữ trên 50%
vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì gần như các quyết định
quan trọng của doanh nghiệp đều phải có sự chấp thuận của đại diện sở hữu vốn nhà
nước tại doanh nghiệp thì mới có thể được thực hiện.
Với việc được tổ chức quản lý theo những mơ hình quy định trong Luật
Doanh nghiệp (mơ hình cơng ty TNHH MTV theo Luật Doanh nghiệp năm 2014
hoặc mơ hình cơng ty TNHH, công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020),
DNNN trở nên bình đẳng với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, có đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ như một doanh nghiệp được quy định tại Điều 7 và Điều 8
Luật Doanh nghiệp năm 2014 (từ năm 2021 là Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Thứ ba, DNNN thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội do Nhà nước giao.
Không chỉ là đối tượng quản lý của Nhà nước như những loại hình doanh
nghiệp khác mà DNNN cịn là công cụ để Nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội cũng như điều tiết nền kinh tế vĩ mô theo định hướng đã đề ra. Do đó, khác
với các doanh nghiệp dân doanh - chủ yếu chỉ tập trung vào mục đích tối đa hóa lợi
nhuận, DNNN được thành lập và hoạt động theo các mục tiêu kinh tế - xã hội mà
Nhà nước giao. Để đảm bảo cho DNNN thực hiện đúng mục tiêu đặt ra và tập trung
vào ngành nghề kinh doanh chính của mình, Chính phủ cũng khơng cho phép các
DNNN "sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuê để góp vốn hoặc đầu tư

vào lĩnh vực bất động sản (trừ DNNN có ngành nghề kinh doanh chính là các loại
bất động sản theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản), khơng được góp
vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, quỹ đầu
tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc cơng ty đầu tư chứng khốn, trừ những
trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ"12.
Đối với các DNNN hoạt động vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng thì phải
thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội, hồn thành các nhiệm vụ chính trị, xã hội
do Nhà nước giao. Hoạt động của các DNNN này phải góp phần đảm bảo văn minh
12

Theo Điều 7 Nghị định 32/2018/NĐ-CP.


11

đơ thị, an ninh quốc phịng, dịch vụ thiết yếu cho xã hội,... mà ở những lĩnh vực này,
việc tham gia của những thành phần kinh tế tư nhân bị hạn chế do nhiều nguyên
nhân khác nhau.
Có thể nói, việc thành lập và duy trì một số lượng đáng kể DNNN tại nhiều
nền kinh tế luôn gắn liền với các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước
trong từng thời kỳ. Sự tồn tại của DNNN là một sự đảm bảo quan trọng, thể hiện sự
điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế không những tại Việt Nam mà còn tại
nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Thứ tư, DNNN có tư cách pháp nhân và chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm tài
sản đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong phạm vi vốn điều
lệ.
DNNN được tổ chức quản lý dưới loại hình cơng ty TNHH MTV (theo Luật
Doanh nghiệp năm 2014) hoặc công ty TNHH và công ty cổ phần (theo Luật Doanh
nghiệp năm 2020) là những loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân do hội đủ
bốn điều kiện để trở thành một pháp nhân quy định tại Điều 74 BLDS năm 2015.

DNNN có tài sản độc lập và chủ sở chỉ chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn đối với các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của DNNN phát sinh trong phạm vi vốn điều lệ của
DNNN. Nếu giá trị các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản vượt quá phạm vi tài sản mà
DNNN có thì chủ sở hữu cũng khơng phải đầu tư thêm để trả các khoản nợ đó cho
DNNN. Đây là một đặc điểm quan trọng, phản ánh DNNN là một thực thể kinh
doanh độc lập, có tài sản độc lập, bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động đầu tư,
kinh doanh như tất cả loại hình doanh nghiệp khác và đồng thời cũng là đối tượng
áp dụng của Luật Phá sản năm 2014. Trường hợp lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh tốn, DNNN hồn tồn vẫn có thể bị Tịa án tun bố phá sản. Khi đó, tài sản
của DNNN sẽ được thanh lý cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên quy định tại Luật
Phá sản năm 2014. Nếu các khoản nợ vượt quá giá trị tài sản của DNNN thì các chủ
nợ phải gánh chịu rủi ro, Nhà nước sẽ khơng bù đắp tài chính cho các chủ nợ.
1.1.2. Lịch sử phát triển của pháp luật về quản lý và hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước tại Việt Nam


12

1.1.2.1. Giai đoạn trước năm 1995
Khơng tính đến giai đoạn thời phong kiến, các DNNN (dưới tên gọi lúc bấy
giờ là doanh nghiệp quốc gia) quy định tại Sắc lệnh số 104/SL ngày 01/01/1948 của
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ được phân loại thành hai hạng: Hạng
thứ nhất gồm các doanh nghiệp có tính cách "Doanh nghiệp hồn tồn" và hạng thứ
hai gồm các doanh nghiệp có tính cách "Cơng sở đặc biệt" do Sắc lệnh thành lập
doanh nghiệp ấn định13. Tuy nhiên, những văn bản pháp luật về DNNN thời điểm
này còn rất sơ sài, chưa có các quy định, hướng dẫn cụ thể về tổ chức quản lý và
hoạt động của doanh nghiệp. Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội
đồng Bộ trưởng ban hành quy chế thành lập và giải thể DNNN cũng không quy
định về tổ chức quản lý doanh nghiệp mà chỉ quy định Điều lệ tổ chức quản lý
doanh nghiệp là một thành phần của hồ sơ thành lập DNNN của cơ quan đề nghị

thành lập.
1.1.2.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2004
Khi Luật DNNN năm 1995 ra đời, những nội dung về tổ chức quản lý các
doanh nghiệp có vốn nhà nước bắt đầu được hình thành và được luật hóa rõ ràng
hơn. Theo quy định tại Luật DNNN năm 1995, DNNN được tổ chức quản lý theo
hai mô hình: (1) Mơ hình có HĐQT gồm HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc
hoặc Giám đốc và bộ máy giúp việc dành cho Tổng công ty nhà nước và các DNNN
độc lập quy mơ lớn; (2) Mơ hình khơng có HĐQT gồm có Giám đốc và bộ máy
giúp việc14.
Luật DNNN năm 1995 quy định Chính phủ là đại diện chủ sở hữu nhà nước,
thực hiện các quyền của chủ sở hữu DNNN 15. Tuy nhiên, Chính phủ khơng trực tiếp
thực hiện quyền sở hữu mà phân cấp hoặc ủy quyền cho các Bộ hoặc UBND cấp
tỉnh thực hiện quyền sở hữu đối với doanh nghiệp trong phạm vi quản lý.
Tại các Tổng công ty và các DNNN độc lập quy mô lớn, HĐQT được thiết
lập và các nội dung liên quan đến thiết chế này như địa vị pháp lý, nhiệm vụ và
13

Theo Điều 4 Sắc lệnh số 104/SL ngày 01/01/1948.
Theo Điều 28 Luật DNNN năm 1995.
15
Theo Khoản 1 Điều 27 Luật DNNN năm 1995.
14


13

quyền hạn, chế độ làm việc, cơ cấu tổ chức, cũng như điều kiện và tiêu chuẩn, thù
lao,... cũng đã được Luật DNNN năm 1995 quy định. Về địa vị pháp lý, HĐQT
được quy định là cơ quan quản lý doanh nghiệp16 nhưng xét về chức năng, nhiệm vụ
thì đây là cơ quan tham mưu cho chủ sở hữu về chiến lược, kế hoạch phát triển dài

hạn của doanh nghiệp; đồng thời phê duyệt những đề xuất, kiến nghị của Tổng giám
đốc trong các vấn đề như: phương án sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; phương
án sử dụng lợi nhuận sau thuế; quyết tốn tài chính hằng năm; phương án huy động
vốn; phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế bộ máy quản lý
doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc trong việc sử dụng, bảo toàn và
phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Tổng Giám đốc do Thủ tướng hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ
nhiệm và là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tổng giám đốc vừa
chịu trách nhiệm trước HĐQT, vừa phải chịu trách nhiệm với người bổ nhiệm trong
việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. Tổng giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm
rất lớn, là người xây dựng và thực hiện các chiến lược, về cơ bản kiểm soát tài
chính và nhân sự tại doanh nghiệp.
Ban Kiểm sốt do HĐQT bổ nhiệm và thay mặt HĐQT giám sát Tổng giám
đốc trong quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Đến Luật DNNN năm 2003, DNNN được tổ chức dưới hình thức cơng ty nhà
nước, cơng ty cổ phần hoặc cơng ty TNHH 17 cũng theo hai mơ hình giống Luật
DNNN năm 1995. Tuy nhiên, Luật DNNN năm 2003 quy định chi tiết, cụ thể hơn
rất nhiều về nhiệm vụ, quyền hạn, cũng như tiêu chuẩn, điều kiện của Chủ tịch và
thành viên HĐQT, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Ban kiểm sốt. Ngồi ra, Luật
DNNN năm 2003 cũng mở rộng hơn về quy định hình thức và nội dung tham gia
quản lý công ty nhà nước của người lao động.
1.1.2.3. Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013
Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999
và Luật DNNN năm 2003 để thống nhất quy định áp dụng chung cho tất cả các loại
16
17

Theo Điều 29 Luật DNNN năm 1995.
Theo Điều 1 Luật DNNN năm 2003.



14

hình doanh nghiệp. Đây được xem là một bước tiến lớn, tạo ra một sự thay đổi cơ
bản trong quá trình hồn thiện tổ chức quản lý doanh nghiệp nước ta nói chung và
DNNN nói riêng. Từ thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực, DNNN
khơng cịn được xem là một thành phần kinh tế đặc biệt nữa. Theo quy định của
Luật Doanh nghiệp năm 2005, các công ty nhà nước thành lập theo quy định của
Luật DNNN năm 2003 "phải thực hiện chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu
hạn hoặc công ty cổ phần theo lộ trình chuyển đổi hằng năm, chậm nhất trong thời
hạn bốn năm kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006"18. Như vậy, DNNN được tổ chức
quản lý và hoạt động trên mơ hình cơng ty TNHH và cơng ty cổ phần được quy
định chặt chẽ tại Chương III và Chương IV của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Các
quy định về việc chuyển đổi DNNN trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 nhằm đảm
bảo tính cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng đã
xuất hiện nhiều DNNN hoạt động yếu kém mà nguyên nhân xuất phát từ bộ máy
quản lý của doanh nghiệp. Điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết, đó là cần quy định
rõ ràng, chặt chẽ hơn về quản trị nội bộ của các DNNN trong Luật Doanh nghiệp
theo hướng áp dụng những tiêu chuẩn cao hơn so với các doanh nghiệp khác 19.
1.1.2.4. Giai đoạn từ năm 2014 đến nay
Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời trên cơ sở kế thừa và phát triển tinh thần
của Luật Doanh nghiệp năm 2005. DNNN theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bị
thu hẹp phạm vi hơn, Nhà nước giữ tỷ lệ 100% vốn điều lệ, so với tỷ lệ 50% vốn
điều lệ ở Luật Doanh nghiệp năm 2005. Sự thay đổi khái niệm DNNN trong Luật
Doanh nghiệp năm 2014 đã làm số lượng DNNN ở Việt Nam biến động mạnh, từ
3.239 DNNN vào năm 201220 giảm xuống còn 652 DNNN vào cuối năm 2015 21.
Đồng thời, với việc Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất, DNNN chỉ còn được tổ chức
18


Theo Khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Theo Báo cáo số 761/BC-UBTVQH13 ngày 28/10/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiếp thu, chỉnh
lý, giải trình dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
20
Theo Báo cáo tổng quan tình hình doanh nghiệp và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2014-2015 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
21
Theo Báo cáo số 428/BC-CP ngày 17/10/2016 của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn
nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2015.
19


15

quản lý và hoạt động dưới một hình thức duy nhất là công ty TNHH MTV. Khác với
Luật Doanh nghiệp năm 2003, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã dành hẳn Chương
IV để quy định riêng các nội dung về DNNN theo hướng đặt ra các tiêu chuẩn cao
hơn, rõ ràng và cụ thể hơn.
Vào ngày 17/6/2020 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thơng qua Luật Doanh
nghiệp (sửa đổi) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Trong Luật mới này,
khái niệm DNNN được điều chỉnh lại cho phù hợp với Nghị quyết số 12-NQ/TW
ngày 03/6/2017, đồng thời, có bổ sung và điều chỉnh một số nội dung liên quan đến
quyền và trách nhiệm của Chủ tịch và thành viên HĐTV, Ban Kiểm sốt, Kiểm sốt
viên. Ngồi ra, các quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 khơng có nhiều
thay đổi so với Luật Doanh nghiệp năm 2014 về quản lý và hoạt động của DNNN.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
DNNN tồn tại ở tất cả mọi quốc gia trên thế giới, khơng phụ thuộc vào việc
quốc gia đó thuộc hệ thống chính trị nào. Sự tồn tại của DNNN xuất phát từ các lý
do lịch sử cũng như yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường.
Đối với những quốc gia bị chiến tranh tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng như Việt

Nam, Chính phủ lập ra các DNNN với sứ mệnh khôi phục lại nền kinh tế cũng như
khắc phục những thiệt hại, hậu quả mà chiến tranh để lại. Với bối cảnh như vậy, các
DNNN tập trung vào những lĩnh vực quan trọng, thiết yếu cho đời sống xã hội.
Ngoài ra, việc thành lập DNNN cũng nhằm xóa bỏ những doanh nghiệp do chế độ
thực dân dựng lên, tiến hành quốc hữu hóa tư liệu sản xuất, xác lập chế độ cơng
hữu. Trong suốt q trình này, DNNN giữ vai trò đáng kể trong xã hội.
Hiện nay, trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ trên phạm vi
toàn cầu, Việt Nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Với vai trị là bộ phận
quan trọng, chính yếu của kinh tế nhà nước, DNNN là công cụ vật chất để Nhà
nước có thể thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định kinh tế vĩ mơ, đối phó với
những biến động thị trường, góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng an ninh và đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, tại Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng


16

vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 đã quy
định các ngành, lĩnh vực mà Nhà nước đầu tư thành lập DNNN. Theo đó, DNNN
hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực kinh doanh mang lại ít lợi nhuận
hoặc khơng có lợi nhuận mà các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư nhằm
phục vụ nhu cầu chung của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cộng đồng. DNNN cịn thể
hiện vai trị quan trọng của mình khi đầu tư vào những lĩnh vực địi hỏi vốn lớn,
cơng nghệ phức tạp mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức đầu tư. Ngồi ra,
DNNN cịn đảm nhận các lĩnh vực hoạt động có tính chiến lược đối với sự phát
triển kinh tế, xã hội như cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, nhất là trong lĩnh vực
kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, năng lượng,...) và an ninh quốc phịng.
Tóm lại, DNNN vừa là chủ thể tham gia kinh doanh, trực tiếp sản xuất, tạo ra
của cải vật chất cho xã hội giống như tất cả loại hình doanh nghiệp dân doanh khác,
vừa là công cụ của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là lực lượng

xung kích tạo ra sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh việc ứng dụng khoa
học - cơng nghệ nhằm thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Quy định của pháp luật về quản lý và hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước
1.2.1. Quy định về quản lý của doanh nghiệp nhà nước
Hiện tại, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, DNNN được tổ
chức quản lý theo mơ hình cơng ty TNHH MTV có chủ sở hữu là tổ chức. Cơ cấu tổ
chức quản lý của DNNN do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định theo một trong
hai mơ hình: Mơ hình có HĐTV hoặc Mơ hình có Chủ tịch cơng ty.
Việc lựa chọn mơ hình để quản lý DNNN phụ thuộc vào quyết định của cơ
quan đại diện chủ sở hữu khi cử một hay nhiều người đại diện mình thực hiện các
quyền và nghĩa vụ ở DNNN. Thơng thường, mơ hình có HĐTV sẽ thích hợp hơn
đối với những DNNN có quy mơ lớn, đa ngành nghề, địi hỏi phải có nhiều người
am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, ở cả hai mơ hình, hầu hết các quy
định về điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh trong


17

DNNN đều đặt ra những chuẩn mực cao và khắt khe hơn so với công ty TNHH
MTV không phải là nhà nước.
1.2.1.1. Mơ hình có Hội đồng thành viên
Đây là mơ hình mà cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm nhiều
người thay mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ ở DNNN. Mơ hình này có sơ đồ
tổng quát như sau:
CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU

HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN

(Chủ tịch và các
thành viên)

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC/
TỔNG GIÁM
ĐỐC

Ghi chú:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Kiểm soát
Hội đồng thành viên: là cơ quan quản lý, có quyền nhân danh cơng ty thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm
2014. HĐTV bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác làm việc theo chế độ chuyên
trách, số lượng không quá 07 người do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm cách chức. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và thành viên khác của
HĐTV không quá 05 năm. Họ có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm
làm thành viên HĐTV của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ22.
Quy định về Hội đồng thành viên trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 có một
số thay đổi so với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 là khơng cịn quy
định thành viên HĐTV phải làm việc theo chế độ chuyên trách; đồng thời, thêm quy
22

Theo Khoản 3 Điều 90 Luật Doanh nghiệp năm 2014.


18

định một cá nhân có thể được bổ nhiệm làm thành viên HĐTV quá 02 nhiệm kỳ tại

một công ty trong trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại cơng ty đó
trước khi được bổ nhiệm lần đầu23.
Thành viên của HĐTV phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện như sau:
"(1) Có trình độ chun môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc
trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp. (2) Không phải là vợ
hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột,
em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên HĐTV; Giám đốc, Phó Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế tốn trưởng của cơng ty; Kiểm
sốt viên công ty. (3) Không phải là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc khơng phải là người quản lý, điều
hành tại doanh nghiệp thành viên. (4) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch HĐTV,
thành viên HĐTV hoặc Chủ tịch cơng ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc, Phó Tổng giám đốc của DNNN. (5) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định
tại Điều lệ công ty"24.
Quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên HĐTV tại Luật Doanh
nghiệp năm 2020 có bổ sung thêm hai nội dung: "Không phải là người quản lý
doanh nghiệp thành viên" và "Trừ Chủ tịch HĐTV, thành viên khác của HĐTV có
thể kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc cơng ty đó hoặc cơng ty khác khơng phải là
doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu"25.
HĐTV nhân danh công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ
đông, thành viên đối với công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần,
phần vốn góp. Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định các quyền và nghĩa vụ của
HĐTV như sau: "Quyết định các nội dung theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quyết định thành
lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ
23

Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 91 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Theo Điều 92 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

25
Theo Khoản 4 và Khoản 5 Điều 93 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
24


×