Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TIỂU LUẬN quản lý nhà nước về kinh tế đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân tại trung quốc và kinh nghiệm cho việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.43 KB, 32 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
Chủ đề: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân
Thực trạng và những vấn đề cần giải quyết nền kinh tế tư
2.
nhân ở Trưng Quốc
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế tư
3.
nhân ở Trung Quốc
Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý nhà nước về kinh tế
4.
tư nhân ở Trung Quốc cho Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
2
2
6
13
15
29
30


MỞ ĐẦU
Khu vực kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành thống nhất của nền
kinh tế quốc dân. Quan điểm của Đảng và Chính phủ ta về vị trí và vai trị của
khu vực kinh tế nước ta đã có tác dụng to lớn thúc đẩy sự phát triển của khu vực
kinh tế tư nhân nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Từ nhận thức tư
tưởng, Đảng và Chính phủ ta đã đưa ra nhiều chính sách mới, sửa đổi và bổ sung
một số chính sách cũ nhằm tạo ta một môi trường thuận lợi cho các hoạt động
kinh doanh tư nhân. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu để cho hoạt động kinh doanh tư nhân phát triển. Kinh tế tư nhân
nước ta vẫn chưa phát triển với đúng tầm nhìn của nó. Hầu hết các cơ sở kinh
doanh tư nhân vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp thu các yếu tố vào cho hoạt
động sản xuất kinh doanh như tiền vốn, vật tư công nghệ, đất đai, lao động và
khả năng kinh doanh và giải quyết các yếu tố đầu ra như tiêu thụ sản phẩm.
Những năm qua, kinh tế tư nhân ở Trung Quốc phát triển rất nhanh, đóng
góp rất lớn vào sự tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), trở thành một
bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc
Trung Quốc. Tuy vậy, thời gian gần đây có hiện tượng chững lại. Trung Quốc đã
xem xét nguyên nhân, tìm phương sách để đẩy mạnh sự phát triển khu vực kinh

tế quan trọng này. Do vậy, nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước đối với sự phát
triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc hiện nay, từ đó rút ra những kinh nghiệm để
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Xuất phát từ lý dó đó, nghiên cứu vấn đề “Quản lý
nhà nước về kinh tế đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân tại Trung quốc
và kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc.

1


NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân
* Khu vực kinh tế tư nhân
Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm tất cả các cơ sở kinh tế thực hiện các
hoạt động kinh doanh tư nhân. Các hoạt động kinh doanh nói chung được tổ
chức và chỉ đạo theo hướng bảo đảm cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng
nhàm thu lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh
của tư nhân, của Nhà nước... Việc phân biệt hoạt động kinh doanh tư nhân với
hoạt động kinh doanh của Nhà nước căn cứ vào việc ai là người tổ chức và chỉ
đạo các hoạt động kinh doanh này. Người có quyền tổ chức và chỉ đạo các hoạt
động kinh doanh trong một cơ sở kinh doanh là người nắm tỷ trọng cổ phiếu lớn
nhất trong doanh nghiệp đó. ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay các hình
thức sở hữu thường được đan xen nhau. Có rất nhiều cơng ty, xí nghiệp trong đó
vừa có tư nhân vừa có Nhà nước tham gia mua cổ phiếu. Các cơng ty, xí nghiệp
của Nhà nước khơng chỉ là những cơ sở kinh tế trong đó Nhà nước nắm giữ trên
50% cổ phiếu, mà cả những cơ sở kinh tế trong đó tỷ trọng cổ phiếu của Nhà
nước là dưới 50% nhưng Nhà nước là cổ đông lớn nhất và nắm quyền tổ chức và
chỉ đạo các hoạt động kinh doanh của cơ sở đó.
Ở Việt Nam trước đây, toàn bộ tư liệu sản xuất của một cơ sở sản xuất

kinh doanh nào đó chỉ thuộc về một hình thức sở hữu duy nhất. Chẳng hạn các
cơ sở kinh tế quốc doanh là các cơ sở toàn bộ tư liệu sản xuất thuộc sở hữu Nhà
nước. Các cơ sở kinh tế tư nhân là các cơ sở toàn bộ tư liệu sản xuất thuộc sở
hữu tư nhân.
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xem xét lại các quan
điểm và khẳng định rằng “trong sản xuất kinh doanh các hình thức sở hữu về tư
liệu sản xuất khơng ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình hỗn hợp, đan kết với
nhau. Các xí nghiệp quốc doanh có thể huy động vốn cổ phần của các tập thể và
cá nhân. Còn các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân cũng có thể liên kết với các
2


xí nghiệp quốc doanh nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả
kinh tế”[4, tr.90]. Do đó khu vực kinh tế tư nhân không phải chỉ bao gồm các cơ
sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân, mà bao gồm tất cả các
cơ sở sản xuất kinh doanh mà các hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng do
một hoặc một nhóm tư nhân tổ chức và chỉ đạo, có nghĩa là kể cả các cơ sở sản
xuất kinh doanh có phần góp vốn của Nhà nước nhưng hoạt đông sản xuất kinh
doanh của chúng do một hoặc một nhóm tư nhân tổ chức và chỉ đạo.
* Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân
Lý luận về Nhà nước chun chính vơ sản là nội dung cơ bản, cốt lõi, có
vị trí đặc biệt quan trọng trong học thuyết Mác - Lênin. Nó đã vạch ra tính tất
yếu của cuộc đấu tranh giai cấp giữa vơ sản và tư sản tất yếu dẫn đến việc thiết
lập nhà nước chun chính vơ sản. Đây là kiểu nhà nước mới xuất hiện đầu tiên
trong lịch sử - nhà nước nửa nhà nước, nhà nước tự tiêu vong - nhà nước lấy
việc tổ chức quản lý kinh tế, và xây dựng làm chủ yếu.
Theo quan điểm của Mác, Ăngghen, Nhà nước xã hội chủ nghĩa có vai trị
to lớn trong tổ chức quản lý điều hành, phát triển xã hội nói chung và quản lý
phát triển kinh tế nói riêng. Từ sự phân tích bản chất, chức năng, nhiệm vụ của
các nhà nước tồn tại trong lịch sử nói chung và nhà nước chun chính vơ sản

nói riêng, hai ông đi đến khảng định: Chuyên chính vô sản là sự thống trị về
chính trị của giai cấp cơng nhân đối với tồn xã hội. Chun chính vơ sản ra đời
từ khi cách mạng vơ sản thành cơng và có sứ mệnh đến khi giai cấp công nhân
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên tồn thế giới,
xóa bỏ hồn tồn bóc lột, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ mọi mặt đời
sống xã hội. Đó là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, lâu dài, gian khổ. Cho
nên, giai cấp vô sản phải tổ chức ra một bộ máy nhà nước và sử dụng nó như
một cơng cụ thiết yếu nhất để quản lý mọi mặt đời sống xã hội, cải tạo xã hội
cũ, xây dựng toàn diện một xã hội mới. Để hồn thành nhiệm vụ đó Nhà nước
chun chính vơ sản phải lấy quản lý và phát triển kinh tế là trọng tâm quan
3


trọng nhất làm tiền đề, nền tảng vững chắc để quản lý có hiệu quả trong lĩnh vực
khác của đời sống xã hội. Bởi vì, trong các mối quan hệ xã hội thì quan hệ sản
xuất có vai trị quyết định các mối quan hệ khác như: Chính trị, pháp quyền, đạo
đức, văn hóa…
Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và các quan hệ kinh tế thì xuất phát từ
mối quan hệ cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng tuy nhiên, kiến chúc
thượng tầng lại có vai trò tác động to lớn đến cơ sở hạ tầng, thơng qua cơng cụ
quyền lực vật chất chủ yếu đó là Nhà nước. Nhà nước đóng vai trị là một bộ
phận đặc biệt của kiến trúc thượng tầng, thông qua các cơng cụ quản lý của
mình, quản lý mọi mặt đời sống xã hội theo lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Trong đó quản lý xã hội trên lĩnh vực kinh tế có vai trị hết sức quan trọng, nó
quyết định đến bản chất, sự ổn định, xu hướng phát triển của xã hội và nền kinh
tế. Chính vì vậy, khi bàn về vai trị của nhà nước chun chính vô sản Mác và
Ăngghen đã xem việc giai cấp công nhân giành chính quyền nhà nước mới chỉ là
giai đoạn đầu tiên, trước mắt, sau đó phải sử dụng quyền lực nhà nước “để tăng
nhanh số lượng những lực lượng sản xuất” [3, tr.289]. Thực chất tư tưởng trên
của Mác và Ăngghen đã nhấn mạnh vai trò quản lý của nhà nước chun chính

vơ sản trong lĩnh vực kinh tế.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác và Ăngghen, Lênin cũng nhấn
mạnh chức năng tổ chức xây dựng của chun chính vơ sản. Ơng xem xét việc
tích cực xây dựng chủ nghĩa cộng sản, sáng tạo ra những quan hệ kinh tế mới là
nhiệm vụ bức bách và quan trọng hơn là đập tan sự phản kháng của giai cấp tư
sản. Trong lĩnh vực kinh tế, để thực hiện nhiệm vụ xây dựng “nhà nước vơ sản
phải hồn thành việc tước đoạt giai cấp tư sản, phát triển mạnh mẽ các lực
lượng sản phẩm, củng cố kỷ luật lao động mới, nâng cao năng xuất lao động
được xem là nhiệm vụ cơ bản” [3, tr.392].

4


Đề cập đến chức năng tổ chức xây dựng của nhà nước chun chính vơ
sản, Lênin dành sự chú ý đặc biệt cho nhiệm vụ quản lý. Bởi vì, sau khi giành
chính quyền theo Lênin, vũ khí đuy nhất mà nhờ nó giai cấp vơ sản có thể chiến
thắng hồn toàn giai cấp tư sản là quản lý. Trong nhiệm vụ quản lý toàn diện đời
sống xã hội, Lênin xem quản lý nhà nước trong thời kỳ chun chính vơ sản
thực chất là quản lý kinh tế. Người còn nhấn mạnh: “hoạt động tổ chức kinh tế
đã trở thành chức năng chủ yếu của nhà nước xã hội chủ nghĩa” [10, tr.178].
Qua thực tiễn đấu tranh, lãnh đạo, chỉ đạo nhà nước Nga xô viết thực hiện chức
năng, nhiệm vụ chun chính vơ sản ngay từ năm 1918 Lênin đã nhấn mạnh vai
trò quản lý của nhà nước đối với cơng tác kiểm kê, kiểm sốt trên lĩnh vực kinh
tế. Bao gồm cả trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và tiêu dùng nhằm mục đích
thủ tiêu tính tiểu tư sản, tính vơ chính phủ, giữ vững bản chất của giai cấp cơng
nhân của chun chính vơ sản. Đồng thời, thơng qua đó thể hiện sức mạnh của
nhà nước trong quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa đang còn tồn tại nhiều thành
phần kinh tế. Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tạo điều kiện
cho mọi thành phần kinh tế phát triển, nhưng phải kiểm kê, kiểm sốt. Điều đó
có nghĩa là phải phát huy vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế theo

định hướng xã hội chủ nghĩa.
Khi đánh giá 5 năm xây dựng bộ máy nhà nước, trong tác phẩm “thà ít
mà tốt” (1925), Lênin đã đặc biệt nhấn mạnh vai trị quản lý của nhà nước. Theo
đó, nhà nước phải phát huy vai trị quản lý của mình trong tồn bộ bộ máy nhà
nước để có đủ năng lực quản lý đất nước đưa nước Nga từ nền sản xất nhỏ, yếu
kém lạc hậu tiến lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, theo Lênin: “Bộ
dân ủy thanh tra cơng nơng hiện khơng có một chút uy tín nào cả” [10, tr.180].
Bộ máy thì cồng kềnh, quan liêu, thủ cựu, kế hoạch chỉ đạo thì yếu kém, lại mắc
bệnh xa hoa… Do vậy, việc kiểm kê kiểm sốt có vai trị hết sức quan trọng nhất

5


là trong lĩnh vực kinh tế. Lênin quan niệm: “Nhiệm vụ căn bản của mọi xã hội
quá độ chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa là ở chỗ giai cấp vô sản thống trị
phải chiến thắng giai cấp tư sản. Tức là chúng ta phải đạt được chiến thắng đó
trong lĩnh vực tổ chức kinh tế quốc dân, tổ chức sản xuất, trong lĩnh vực kiểm
kê, kiểm sốt có tính chất tồn dân”. Như vậy, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác
- Lênin chỉ rõ, quản lý kinh tế là chức năng nhiệm vụ quan trọng nhất của Nhà
nước chun chính vơ sản.
2. Thực trạng và những vấn đề cần giải quyết nền kinh tế tư nhân ở
Trưng Quốc
* Thực trạng
Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân tạo ra 80-90% số việc làm mới tại các
khu vực đô thị của Trung Quốc và đóng góp nhiều cho tăng trưởng GDP của
nước này. Số liệu của Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố
ngày 14/9/2020 cho biết trong năm 2020, đầu tư vào tài sản cố định (FAI) của
khối tư nhân tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2019 lên 53.920 tỷ NDT [1, tr.78].
Con số này chiếm 65,7% tổng FAI của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của khu vực tư nhân, Chính phủ Trung Quốc đã

đưa ra hàng loạt biện pháp như cắt giảm các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư đối với
các nhà đầu tư tư nhân, khuyến khích những người này tham gia vào các dự án lớn
và thúc đẩy cải cách mô hình sở hữu hỗn hợp tại các doanh nghiệp nhà nước.
Trong vòng hơn 30 năm cải cách mở cửa, thành phần kinh tế phi tập thể
trong nền kinh tế đã phát triển với tốc độ nhanh. Hiện tại, thành phần kinh tế nhà
nước khơng cịn đóng vai trị độc quyền ở Trung Quốc. Kinh tế tư nhân, doanh
nghiệp nhà nước và nước ngoài cùng tồn tại trong hệ thống kinh tế của Trung
Quốc. Số liệu của NBS cho thấy, năm 1978, xí nghiệp quốc doanh chiếm 77,6%
tổng sản lượng cơng nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, đến năm 2020, tỷ lệ này chỉ
còn chiếm 25,5%. Mặc dù tỷ lệ giảm, nhưng kinh tế quốc doanh vẫn là yếu tố

6


quan trọng trong kinh tế Trung Quốc. Đóng góp to nhất của thành phần kinh tế
phi tập thể đối với kinh tế Trung Quốc là duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu.
Trước khi cải cách mở cửa, Trung Quốc phải gánh chịu sự thiếu hụt nghiêm
trọng về hàng tiêu dùng và dịch vụ. Người dân chỉ có thể mua được lương thực
bằng tem phiếu do chính phủ cấp. Sau năm 1978, khả năng cung cấp hàng tiêu
dùng của Trung Quốc tăng nhanh và có thể đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo nghiên cứu của công ty Tài chính quốc tế (IFC) thuộc ngân hàng
Thế giới cơng bố mới đây, doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc chiếm 38%
GDP. Nếu bao gồm trong đó cả các hộ nơng nghiệp thì tỷ lệ trên sẽ là 65%. nếu
cộng thêm các loại hình kinh tế tập thể đang được tư nhân hố ở mức độ khác
nhau, tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực ngoài quốc doanh sẽ là 72%.
Kể từ năm 1980 đến nay, tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế tư
nhân ở Trung Quốc là 70%. Thời kỳ kinh tế tư nhân phát triển mạnh nhất là
những năm từ 2003 đến 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của năm
cao nhất đạt 85%. Nhưng sau đó đã phát triển chậm lại.
Về quy mơ doanh nghiệp tư nhân, đã có một số doanh nghiệp vươn lên

thành những tập đoàn kinh tế lớn. Doanh nghiệp tư nhân do bốn anh em họ Lưu
sáng lập năm 1982, nay đã trở thành Tập đoàn Tân Hy Vọng, đứng hàng thứ ba
trong 100 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của Trung Quốc. Hiện tập địn có 80
nhà máy và gần mười ngàn lao động với số vốn lên tới hơn 100 tỷ NDT. Ngoài
việc sản xuất thức ăn gia súc với sản lượng bốn triệu tấn/năm, Tập đoàn cịn
kinh doanh nhà đất, tài chính, đầu tư ngân hàng, xuất nhập khẩu, sản xuất hố
chất cơ bản, cơng nghệ mạng điện tử, công nghệ sinh học [2, tr.67].
Đánh giá về tác động của kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế Trung
Quốc, giáo sư Lưu Vĩ, Đại học Bắc Kinh cho rằng, duy trì được tốc độ tăng
trưởng kinh tế 10% năm trong 20 năm qua thì kinh tế ngồi, trong đó chủ yếu là
kinh tế tư nhân đóng góp tới 7 - 8% . Nhiều nhà kinh tế Trung Quốc đánh giá: sự
phân bố hợp lý mọi nguồn lực do chuyển sang kinh tế thị trường vừa là động lực
7


và là kết quả của sự phát triển kinh tế ngồi quốc doanh, trong đó có kinh tế tư
nhân trong suốt 30 năm qua. Phó Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu
nhân dân toàn quốc (Quốc hội) trong báo cáo đọc tại kỳ họp thứ hai Quốc hội đã
khẳng định: “Đối với sự nghiệp phát triển sức sản xuất của nước ta, kinh tế tư
doanh cá thể không chỉ thúc đẩy tăng trưởng, làm phồn vinh thị trường, làm
thuận lợi cho sinh hoạt của dân chúng, phát huy vai trò ngày càng quan trọng
trong việc làm tăng tích lũy xã hội mà cịn thu hút nhiều lao động dư thừa, viên
chức về hưu (trong hai năm 2019, 2020 đã thu hút 9,5 triệu viên chức về hưu)
góp phần quan trọng vào ổn định xã hội [6, tr.93].
Nguyên nhân của những thành tựu trên là do:
Một là, Nhà nước Trung Quốc đang từng bước thực hiện chính sách phá
bỏ hàng rào hạn chế ngành nghề, giải quyết những khó khăn trong việc vay vốn,
giảm những hạn chế trong việc đầu tư trực tiếp trên thị trường vốn đối với doanh
nghiệp ngồi quốc doanh trong đó bao gồm kinh tế tư nhân, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp tư nhân tham gia vào cải cách doanh nghiệp Nhà nước, đảm bảo

mơi trường cạnh tranh bình đẳng.
Hai là, nhiều quyết sách kinh tế lớn đang được Nhà nước tập trung đẩy
mạnh đều mở ra địa bàn hoạt động phong phú cho các doanh nghiệp tư nhân.
Trước hết phải nói đến việc Trung ương đẩy nhanh thực hiện. Quyết định ngành
nghề hoá khoa học kỹ thuật, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khoa học
kỹ thuật tư nhân, thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân chuyển sang mơ hình khoa
học kỹ thuật. Việc này không chỉ thúc đẩy phát triển nhanh thành phần kinh tế tư
nhân mà còn thúc đẩy kinh tế tư nhân điều chỉnh, nâng cấp cơ cấu. Trong bài
“Kinh tế dân doanh Trung Quốc bước sang thế kỷ XXI”, sau khi phân tích ưu
thế của doanh nghiệp tư nhân trong thời đại kinh tế tri thức đã nhấn mạnh, “các
doanh nghiệp khoa học kỹ thuật tư nhân được chấn hưng sẽ nắm sứ mạng lịch sử
đưa Trung Quốc tiến nhanh vào thời đại kinh tế tri thức”. Thứ đến là quyết sách
đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước, điều chỉnh chiến lược cục diện kinh
8


tế quốc doanh của hội nghị Trung ương 4 khoá XV. Sự điều chỉnh mang tính
chiến lược này tất yếu sẽ mở ra một không gian rộng lớn cho sự phát triển các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó có kinh tế tư nhân. Chiến lược
phát triển miền Tây bắt đầu khởi động cũng được xem như một quyết sách kinh
tế lớn, tạo không gian phát triển rộng lớn cho các loại hình sở hữu tư nhân, cá
thể ở các tỉnh miền Tây, đồng thời cũng mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp tư
nhân ở các miền khác hướng về đây cùng phát triển.
Ba là, điều kiện phát triển của chính thành phần kinh tế tư nhân ở Trung
Quốc đến nay đã chín muồi. Theo Trương Hậu Nghĩa, nghiên cứu viên Viện Xã
hội học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc thì sang đầu thế kỷ
XXI có 4 nhân tố chủ yếu thúc đẩy thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh.
Một là, chính quyền địa phương sẽ ngày càng coi trọng việc phát triển kinh tế
ngoài quốc doanh, hai là các doanh nghiệp cá thể - đội hậu bị của kinh tế tư nhân
phát triển nhanh, quy mô ngày càng mở rộng, sẽ đăng ký thành lập doanh nghiệp

tư nhân, ba là, trong kinh tế thị trường, tiền đề cơ bản của doanh nghiệp tư nhân
sẽ được tăng cường, đó là tiền vốn được tích lũy và lực lượng lao động học tập
và dư thừa, bốn là sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà
nước và xí nghiệp hương trấn.
Một số hạn chế trong quản lý nhà nước về kinh tế đối với sự phát triển
kinh tế tư nhân tại Trung Quốc hiện nay:
Một là, sự phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn chủ yếu là quy mơ nhỏ,
vắng bóng những doanh nghiệp có quy mơ lớn. Theo các số liệu niên giám thống
kê của Trung Quốc cho thấy, có đến 94,5% số đơn vị kinh tế tư nhân là hộ kinh
doanh cá thể và là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đa số cơ sở kinh tế tư nhân có quy
mơ nhỏ và vừa, vốn ít và hiện đang rất thiếu vốn sản xuất, phải vay ở thị trường
khơng chính thức với lãi suất cao và thời gian ngắn, rất khó tiếp cận các nguồn
vốn tín dụng của các ngan hàng thương mại, nhất là nguồn vốn ưu đãi Nhà nước.
Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp khơng có tài sản thế chấp; nhiều
9


doanh nghiệp của tư nhân thiếu thông tin để tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ Nhà
nước. Các thủ tục vay ngân hàng cũng khá phức tạp. Thêm vào đó là các qui định
về yêu cầu thế chấp vẫn chưa được hồn thiện: ít tài sản có thể sử dụng để thế chấp
hợp lệ, quyền sử dụng đất được hợp pháp hoá bằng việc cấp phép sử dụng đất, các
ngân hàng thường đánh giá thấp giá trị thế chấp để bảo đảm an tồn [7, tr.120].
Hai là, trình độ công nghệ, quản lý và nhân lực ở các cơ sở kinh tế tư nhân
mặc dù có tốc độ đổi mới mới nhanh, song vẫn còn nhiều hạn chế so với khu vực
Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Do có quy mơ nhỏ nên các cơ sở
kinh tế tư nhân gặp rất nhiều khó khăn trong đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ, đào tạo nhân lực, khả năng tìm hiểu thị trường, trình độ lập dự án, xác
định chiến lược kinh doanh; cũng như trình độ, kỹ năng quản lý doanh nghiệp theo
các tiêu chuẩn hiện đại... Rất nhiều cơ sở kinh tế tư nhân có trình độ trang thiết bị,
cơng nghệ thuộc loại trung bình và lạc hậu (trung bình 80,9%, lạc hậu 12,4%

tổng số cơ sở), chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường
thấp (cạnh tranh chưa vững chắc 65,9%, không cạnh tranh được 15,3% tổng số
cơ sở) [8, tr.167].
Ba là, lĩnh vực hoạt động của kinh tế tư nhân tuy đa dạng, song còn
mang nặng tính tự phát, cơ cấu mất cân đối, nặng về kinh doanh dịch vụ ở đô
thị, chưa quan tâm đầu tư vào ngành công nghiệp tạo và chế biến nông sản .
Số liệu thống kê ở phần trên cho thấy, hầu hết cơ sở kinh tế tư nhân ở Trung
Quốc thuộc về lĩnh vực thương mại, dịch vụ (trên 91%). Phạm vi hoạt động
sản xuất kinh doanh của nhiều cơ sở còn hẹp, sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ
nội địa nên chủ cơ sở khơng có khả năng theo dõi và cập nhật thông tin trong
nước và quốc tế kịp thời.
Bốn là, quá trình phát triển kinh tế tư nhân còn bộc lộ một số hạn chế về
định hướng phát triển và khả năng tiếp cận các nguồn lực xã hội. Một số cơ sở
kinh tế tư nhân chưa chấp hành tốt pháp luật Nhà nước, còn vi phạm chế độ báo
cáo thống kê - kế tốn, trích nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động, ký hợp
10


đồng lao động với người lao động, có dấu hiệu trốn thuế và gian lận thương mại,
cá biệt có một số cơ sở kinh tế tư nhân được lập ra với mục đích lừa đảo (huy
động vốn rồi bỏ trốn, dựng lên mơ hình đa cấp hình tháp ảo, chiếm đoạt tiền
hoàn thuế giá trị gia tăng...).
Kinh tế tư nhân đang phải đối mặt với khó khăn về đất đai để có mặt bằng
kinh doanh. Do mặt bằng sản xuất chật hẹp, hầu hết các doanh nghiệp và công ty
tư nhân đều phải sử dụng nhà cửa, đất vườn làm mặt bằng kinh doanh. Thủ tục liên
quan đến đất đai rườm rà, mất nhiều thời gian, cơng sức, chi phí và cơ hội kinh
doanh của doanh nghiệp. Những vướng mắc về mặt bằng sản xuất kinh doanh
do một số doanh nghiệp của tư nhân vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Quyền sở hữu tài sản, nhà xưởng của doanh nghiệp tư nhân vẫn
chưa được thẩm định, đăng ký sở hữu và công nhận giá trị.

Bên cạnh những hạn chế và khó khăn trên, kinh tế tư nhân hiện nay ở
Trung Quốc đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, thiếu thị trường tiêu thụ
sản phẩm, năng suất lao động thấp và tâm lý của chủ doanh nghiệp chưa thật yên
tâm đầu tư mở rộng kinh doanh.
* Những vấn đề cần giải quyết nền kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
Mặc dù môi trường vĩ mô đang ngày càng được cải thiện theo hướng có
lợi cho sự phát triển kinh tế tư nhân, một số vấn đề cản trở cho sự phát triển kinh
tế tư nhân đã dần dần được giải quyết. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, để có sự
phát triển lành mạnh và liên tục của kinh tế tư nhân, Trung Quốc cần phải giải
quyết một loạt vấn đề liên quan đến quản lý kinh tế đối với sự phát triển kinh tế
tư nhân sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục giải quyết những khó khăn trong việc huy động vốn của
kinh tế tư nhân. Nói chung, chính quyền các cấp đã sử dụng nhiều biện pháp
giúp doanh nghiệp tư nhân vay vốn thuận lợi hơn, nhưng vấn đề này vẫn chưa
được giải quyết một cách triệt để trên phương diện thể chế và cơ chế. Đã đến lúc
phải phát triển cơ chế tài chính thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau, và tính
11


đến các chính sách cho phép doanh nghiệp tư nhân đủ điều kiện có thể phát hành
chứng khốn, trái phiếu, và tham gia vào thị trường tài chính trong và ngồi nước.
Thứ hai, cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời “ba loạn” - thu phí loạn,
phạt loạn, bn bán loạn đang hoành hành hiện nay. Hiện tượng các cơ quan
quản lý coi kinh tế tư nhân như miếng mồi béo bở, tuỳ tiện thu lệ phí và phạt
cịn khá phổ biến. Theo điều tra sơ bộ của các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh
Quảng Đơng, các doanh nghiệp tư nhân phải chịu từ 30 đến 40 lệ phí, tổng số lệ
phí phải nộp thường gấp 3 đến 5 lần số thuế phải đóng.
Thứ ba, cần có biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản hợp pháp của tư nhân.
Mặc dù hiến pháp đã sửa đổi ghi rõ Nhà nước bảo vệ lợi ích hợp pháp của kinh
tế tư nhân, song chính sách và luật pháp cụ thể vẫn chưa chặt chẽ trong việc bảo

vệ hữu hiệu tài sản hợp pháp của tư nhân. Hơn nữa, việc chấp hành luật pháp
không nghiêm, do vậy khi bị xâm phạm hoặc xảy ra tranh chấp, quyền lợi của tư
nhân thường chưa được pháp luật bảo vệ hữu hiệu. Điều này vẫn ảnh hưởng
khơng nhỏ đến tính tích cực của kinh tế tư nhân.
Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính để cơ quan Chính phủ các cấp phục
vụ có hiệu quả, không gây phiền hà, nhiễu sách các doanh nghiệp tư nhân như
hiện nay. Về vấn đề này, giám đốc Trung tâm nghiên cứu tình hình Trung Quốc
Hồ Yên Cương đề xuất, Chính phủ cần làm tốt vai trị người lãnh đạo và vai trò
người phục vụ, người thúc đẩy, trong đó vai trị quan trọng nhất và dễ bị xem
nhẹ nhất là vai trị người phục vụ. Chính phủ cần phải cung cấp nhiều dịch vụ
hơn để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
Thứ năm, phải khắc phục tình trạng quản lý thiếu quy phạm của các
doanh nghiệp tư nhân. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp tư nhân trong cả nước
lần thứ ba, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân quản lý theo chế độ gia tộc: 50,5%
bạn đời của các chủ doanh nghiệp làm công tác quản lý doanh nghiệp, 9,8% phụ
trách việc mua bán, 20,3% con cái làm quản lý doanh nghiệp, 13,8% phụ trách
mua bán. Do vậy có tới 10% số doanh nghiệp được điều tra khơng có bất kỳ một
12


văn bản điều lệ hoặc quy chế nào.
Thứ sáu, làm thế nào nâng cao trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp tư
nhân. Vì theo điều tra, trình độ văn hố của nhà đầu tư chính hoặc chủ doanh
nghiệp tư nhân thấp: 0,3% mù chữ, 6,4% tốt nghiệp tiểu học, 31,4% tốt nghiệp
cơ sở (trung học cơ sở), 41,7% tốt nghiệp cao trung (trung học phổ thông),
19,5% tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học, 0,7% trên đại học. Do hạn chế về trình
độ văn hố, có tới 40 % chủ doanh nghiệp không thể đọc được các bản báo cáo
tài chính của doanh nghiệp [9, tr.74].
Thứ bảy, làm thế nào ngăn chặn được các hành vi chộp giật trong kinh
doanh tư nhân như làm hàng giả, trốn lậu thuế, gây ô nhiễm môi trường, gây mất

trật tự an ninh v..v.. đang có khuynh hướng gia tăng.
Thứ tám, làm thế nào thay đổi được quan niệm xã hội không đúng về kinh
tế tư nhân, coi những cái thuộc về “tư nhân”đều không tốt - một quan niệm đã
ăn sâu vào xã hội Trung Quốc.
Mặc dù còn nhiều việc phải làm, còn nhiều trở ngại phải khắc phục trong
quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân, song kinh tế tư nhân sẽ phát triển mạnh ở
Trung Quốc trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI là một yếu tố khách quan.
Đúng như Phó Chủ tịch uỷ ban thường vụ quốc hội Trung Quốc Điền Kỷ Vân đã
nhấn mạnh trong báo cáo của mình rằng:.. kinh tế tư doanh, cá thể là thành phần
kinh tế quan trọng, thích hợp với trình độ sức sản xuất đất nước, thích hợp với
yêu cầu phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, có sức sống mãnh liệt và
không gian phát triển rộng lớn.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân ở
Trung Quốc
Một là, nâng cao hiệu lực cụ thể hóa và thực thi pháp luật, tạo hành lang
lành mạnh và bền vững cho phát triển kinh tế tư nhân
Thực tế chỉ rõ, một hệ thống pháp luật có hiệu lực cao, phù hợp với nhu cầu
phát triển doanh nghiệp, phù hợp với thực trạng đất nước và quy luật phát triển của
13


thời đại sẽ có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của các cơ sở kinh tế tư nhân,
giúp hình thành nên một hệ thống doanh nghiệp kinh tế tư nhân hùng mạnh và ổn
định. Trên cơ sở hành lang pháp lý ổn định, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, địi
hỏi chính quyền nhà nước phải cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện, hồn cảnh
của địa phương, theo nguyên tắc mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh đều
phải tuân theo pháp luật (luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật cạnh tranh...).
Ý nghĩa của vấn đề này là ở chỗ giảm phí tổn hành chính trong hoạt động kinh
doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ở cả thị trường trong
nước và quốc tế. Một cơ chế quản lý phức tạp, thủ tục hành chính rườm rà sẽ tăng

phí tổn hành chính của doanh nghiệp làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực. Trong
trạng thái đó, doanh nghiệp sẽ tìm cách tạo quan hệ khơng chính đáng với quan chức
quản lý thay vì nỗ lực tìm kiếm thị trường, cải tiến kỹ thuật, công nghệ để giảm giá
thành và tăng phẩm chất hàng hố. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu lực thực thi pháp
luật, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân và sự quản lý
điều tiết vĩ mơ của Nhà nước và chính quyền địa phương, cần nhằm vào những yêu
cầu cơ bản sau đây:
Xây dựng hệ thống thực thi pháp luật đồng bộ, phù hợp với thực tế phát triển
của kinh tế tư nhân.
Kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế
tư nhân.
Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong quản lý vĩ mô của cơ quan công
quyền các cấp.
Hai là, tiếp tục bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện
phát triển kinh tế tư nhân
Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển kinh tế tư
nhân chính là giải pháp tạo mơi trường thể chế cho kinh tế tư nhân phát triển. Do
vậy, cần ban hành một hệ thống giải pháp đồng bộ trên các mặt: chính sách đất
đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; chính sách tài chính - tín dụng; chính sách hỗ
14


trợ đào tạo nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ về khoa học - cơng nghệ; chính
sách hỗ trợ về thơng tin và xúc tiến thương mại… Trong đó tập trung vào một số
chính sách chủ yếu sau:
Chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Chính sách tài chính - tín dụng.
Chính sách hỗ trợ tạo thuận lợi cho đào tạo nguồn nhân lực.
Chính sách hỗ trợ về khoa học - cơng nghệ.
Chính sách hỗ trợ về thơng tin và xúc tiến thương mại.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện và tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối
với kinh tế tư nhân
Trên thực tế, việc phát triển kinh tế tư nhân ln có tính 2 mặt. Do đó, cần
xác định rõ vai trị, vị trí của thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay; từ đó, Chính quyền các cấp có
những giải pháp, biện pháp tác động, định hướng, hỗ trợ và giúp đỡ kinh tế tư
nhân phát triển theo đúng định hướng, hạn chế những tiêu cực nảy sinh, cụ thể:
Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế tư
nhân.
Hoàn thiện quy chế phân công, phân cấp và phối hợp quản lý Nhà nước
đối với kinh tế tư nhân theo hướng một đầu mối.
Nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước nhằm phát
huy mặt tích cực và ngăn ngừa, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế tư nhân.
Cải tiến công tác thi đua, khen thưởng đối với kinh tế tư nhân.
4. Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý nhà nước về kinh tế tư
nhân ở Trung Quốc cho Việt Nam hiện nay
Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, ngay từ khi mới
thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ; Chính phủ “phải thực hiện ngay: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc,
làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành” [5, tr.167]. Nếu để cho dân đói,
15


dân rét, dân ốm, dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi. Như vậy nhà nước phải ra
sức giúp đỡ nhân dân, củng cố liên minh công nông, làm cho sản xuất phát triển
lên mãi; “Nhà nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân chỉ lo làm lợi cho
nhân dân, trước hết là nhân dân lao động ngày càng tiến bộ về vật chất và tinh
thần” [5, tr.170]. Muốn thực hiện vai trò, chức năng ấy, nhà nước phải có một
nghệ thuật quản lý, phải kiên trì, lâu dài và thường xuyên đổi mới. Người nói:
“trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải tạo nền kinh tế và

xây dựng nền kinh tế mới mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”.
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã
xác định vai trò chụ cột của Nhà nước trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện
nay, “là một công cụ chủ yếu vững mạnh của nhân dân trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Vai
trị cơng cụ chủ yếu, vững mạnh của nhà nước được thể hiện ở chức năng quản
lý xã hội, trong đó quản lý trên lĩnh vực kinh tế đóng vai trị quyết định, điều đó
xuất phát từ phương châm đổi mới của Đảng ta: “kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu
đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm, đồng thời
từng bước đổi mới về chính trị”. Nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh
tế xã hội, tạo tiền đề vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây
dựng và phát triển niềm tin của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
các mặt khác của đời sống xã hội. Do đó phải “tăng cường vai trò quản lý của
nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trong giai đoạn cách mạng hịên nay, dưới sự tác động của nhân tố thời
đại, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường và mở cửa, vai trò quản lý xã hội của
nhà nước phải được phát huy hơn nữa trên tất cả các linh vực đời sống xã hội
(chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phịng an ninh…) nhằm giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu làm cho “dân giàu , nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”, thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân Việt Nam đó là xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
16


chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh
vì hịa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân thế giới. Trong đó
nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa quyết
định đến sự thành công của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Thực tiễn vai trò quản lý của nhà nước ta trong những năm qua trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng, tuy đã đạt

được những thành tựu quan trọng, đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng về kinh
tế- xã hội, tạo tiền đề cơ bản cho nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; nhưng bên cạnh đó còn tồn tại nhiều mặt hạn chế,
yếu kém gây bức súc trong nhân dân và dư luận xã hội, ảnh hưởng đến sự phát
triển của kinh tế xã hội cần khắc phục. Chính vì vậy, văn kiện tồn quốc lần thứ
X đã khảng định: “tiếp tục hoàn thiện thể chế để thực hiện đầy đủ nguyên tắc
nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật. Khẩn trương rà soát để giảm đến
mức thấp nhất quan hệ “xin-cho”. Thực hiện công khai, minh bạch trong mua
sắm công và đầu tư xây dựng cơ bản, trong quản lý tài chính và ngân sách nhà
nước…”. Đây là một trong những nội dung cơ bản trong đường lối, chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội vừa thể hiện quyết tâm của Đảng và nhân dân ta trong
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Trong đó cao hiệu lực quản lý xã hội trong lĩnh vực kinh tế là một trong những
lĩnh vực quyết định chi phối đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nhằm giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong q trình đổi mới, đẩy nhanh q trình
hồn thành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Khảng định vai trò quản lý của nhà nước trên lĩnh vực kinh tế là trọng tâm
trong quản lý xã hội cịn do chính thực trạng và đặc điểm của nền kinh tế nước
ta quy định. Bởi vì, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, lực lượng sản xuất kém phát triển, còn tồn tại nhiều thành phần
kinh tế, do vậy khuynh hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản là khách quan, là
17


khơng thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, do đặc điểm nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần quy định tính định hướng xã hội chủ nghĩa là:
Thứ nhất, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần; lấy việc giải phóng sức sản xuất, phát huy tối đa các
nguồn lực bên trong và bên ngoài trên cơ sở nguồn lực trong nước là quyết định,

nguồn lực bên ngoài là quan trọng cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao
hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong
khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh.
Có chính sách tơn vinh những người tổ chức sản xuất, kinh doanh theo luật
pháp, tạo được nhiều việc làm cho xã hội, dù ở thành phần kinh tế nào.
Thứ hai, kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà kinh doanh tư nhân làm ăn lâu dài. mở rộng các hình thức
liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác cả
trong và ngoài nước.
Thứ ba, xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động
trong nền sản xuất xã hội; thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn; đảm
bảo công bằng xã hội cho mọi người dân tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội.
Thứ tư, tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã
hội ngay trong từng bước phát triển. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy
phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, kết hợp với phân
phối theo mức độ đóng góp các nguồn lực trí tuệ , vốn vào sản xuất kinh doanh
và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Các nguồn tài nguyên, tài chính của
quốc gia được phân phối, sử dụng theo nguyên tắc công bằng và hiệu quả.
Thứ năm, kết hợp chặt chẽ thị trường và kế hoạch, có sự quản lý của nhà
nước xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Vai trò quản lý,
điều khiển kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là điều kiện tiên quyết để phát
triển đúng đắn và giữ vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
18


Tồn tại nổi lên hiện nay là nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, sức cạnh
tranh còn thấp; một số vấn đề xã hội găy gắt, búc súc chưa được giải quyết tốt;
cơ chế, chính sách cịn thiếu, chưa đồng bộ và tạo được động lực mạnh để phát
triển. Đảng và nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách

phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường,
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hơi chủ nghĩa, nói gọn là nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là phát huy mọi nguồn lực vào phát triển lực lượng
sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội, cải thiện đời sống của nhân dân; sử dụng cơ chế thị trường để kích thích sản
xuất, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của người lao động, giải phóng sức
sản xuất của mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa;
lãnh đạo quản lý kinh tế phát triển đúng hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ những đòi hỏi của xây nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa nhằm tạo dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, tất yếu phải có một
nhà nước vững mạnh về mọi phương diện để quản lý giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa cho nền kinh tế-xã hội. Cho nên, vai trò quản lý kinh tế, phát triển
kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội có thời kỳ chúng ta nhận thức
không đúng về kinh tế thị trường; Theo đó, thị trường chỉ là sản phẩm của chủ
nghĩa tư bản đem đối lập kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ
chế hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp chối bỏ kinh tế thị trường, dẫn đến
một giai đoạn “ngăn sông cấm chợ”, khơng khuyến khích được sản xuất, sản
xuất bị đình chệ, hàng hóa khan hiếm, đời sống nhân dân khổ cực . Từ trong khó
khăn, thách thức của khủng hoảng đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã thấy rõ
sự cần thiết phải thăy đổi cách nghĩ cách làm cho phù hợp và mang lại hiệu quả
thiết thực.
19


Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức một cách
khách quan về kinh tế thị trường và cơ chế thị trường cả về mặt tích cực và mặt
tiêu cực của nó. Kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển của kinh tế hàng

hóa. Khi trình độ sản xuất phát triển đến nền sản xuất hàng hóa tất yếu thị
trường ra đời. Kinh tế thị trường tác động nhiều chiều đối với xã hội nói chung
và đối với vai trị quản lý nhà nước về chế thị trường đó là nền kinh tế hoạt động
với cơ chế theo quy luật của thị trường tinh vi. Nếu vai trò quản lý nhà nước kết
hợp hài hòa với quy luật điều tiết nền kinh tế của thị trường, thì sẽ cung- cầu,
điều tiết phân phối các nguồn lực một cách mau lẹ, kích thích tiến bộ khoa học,
kỹ thuật, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh. Điều đó được chứng minh bằng thực
tiễn cách mạng Việt Nam, từ khi Đảng và Nhà nước ta chuyển đổi cơ chế từ nền
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động, nhanh tróng là
một trong những nguyên nhân cơ bản quyết định đưa nước ta ra khỏi khủng
hoảng kinh tế xã hội. Sau hơn 30 năm đổi mới những thành tựu ấy đã khảng
đinh đường lối đúng đắn của Đảng, đồng thời thể hiện rõ vai trò quản lý của nhà
nước ta đối với nền kinh tế có hiệu quả. Qua đó Đảng, Nhà nước ta đúc rút được
nhiều kinh nghiệm tronng quản lý, phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa - một tiền lệ chưa có trong lịch sử của đất nước. Đánh
giá về vai trò này, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khảng định: Thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được xây dựng bước đầu, kinh
tế vĩ mô cơ bản ổn định” và “hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối
đồng bộ; hoạt động của các loại hình doanh nghiệp và bộ máy quản lý nhà nước
được đổi mới một bước quan trọng. Một số loại thị trường mới hình thành; các
thị trường hàng hóa, lao động, khoa học và cơng nghệ, tài chính, bất động sản có
bước phát triển phù hợp với cơ chế. Đây là mặt tích cực của nền kinh tế thị

20


trường tác động đến vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế cần phải
tận dụng, phát huy trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Cùng với mặt tích cực kinh tế thị trường cũng có những tác động tiêu cực
(hay còn gọi là mặt trái của cơ chế thị trường) đối với xã hội nói chung và vai
trị quản lý của nhà nước nói riêng. Bởi vì, cơ chế thị trường về bản chất thường
vận động tự phát, tất yếu dẫn đến cơ cấu cung cầu mất cân đối, dẫn đến khủng
hoảng kinh tế hàng hóa theo chu kỳ, tệ nạn thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo
q mức... Nếu khơng có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản thì sẽ dẫn đến chệch hướng xã hội chủ nghĩa về kinh tế,
từ đó dẫn đến chệch hướng về chính trị và các mặt khác của xã hội. Bên cạnh
đó, kinh tế thị trường có tác động tiêu cực đến các vấn đề xã hội như: tư tưởng,
đạo đức, lối sống…Kinh tế thị trường làm nảy sinh tệ sùng bái đồng tiền, vì
đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm của con người; xuất hiện các hiện
tượng buôn lậu, chốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả, lừa đảo, môi
giới lừa đảo làm cho công tác quản lý của nhà nước đối với kinh tế đã phức tạp
lại càng phức tạp hơn. Nếu nhà nước khơng có chính sách quản lý chặt chẽ thì sẽ
dẫn đến dối loạn thị trường, đình chệ sản xuất, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế
khó tránh khỏi.
Vì vậy, làm thế nào để khắc phục được những hạn chế của kinh tế thị
trường và giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế; làm thế
nào để phát huy những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường dể đưa đất nước
ta tiến lên. Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với vai trò quản lý Nhà nước trên
lĩnh vực kinh tế hiện nay.
Vai trị quản lý xã hội nói chung và quản lý trên lĩnh vực kinh tế nói riêng
cịn chịu sự tác động của chính sách mở cửa, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay. Đây là su thế và yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tếxã hội, muốn phát triển phải mở cửa, hội nhập. Nếu phát huy tốt vai trò đó nước
ta có thể thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại tranh thủ vốn, kỹ thuật, khoa học
21


công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế của nước ngoài phục vụ cho quản lý nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đi dúng hướng. Tuy

nhiên trong điều kiện mở cửa hợp tác hội nhập tồn cầu hóa kinh tế, bên cạnh
những yếu tố tích cực hội nhập kinh tế quốc tế cịn mang lại những mặt tiêu cực
như: bị chèn ép về kinh tế, bị tụt hậu về khoa học công nghệ, sự thâm nhập
nhiều luồng văn hóa dẫn đến đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc… Mặt khác chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu phá hoại cách mạng
nước ta, nhằm xóa bỏ chủ nghĩa hội ở nước ta. Trong những âm mưu thủ đoạn
đó, thủ đoạn chống phá về kinh tế được chúng lợi dụng nhằm thúc đẩy nhanh
quá trình “tự diễn biến” sang con đường tư bản chủ nghĩa. Thông qua hoạt động
kinh tế đối ngoại, mở cửa, hợp tác chúng làm cho nền kinh tế nước ta mất tính
cân bằng và độc lập tự chủ, khuyến khích tự do hóa, tư nhân hóa nền kinh tế làm
mất vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nước. Thông qua hoạt động đầu tư thương
mại, bóp ngẹt, chèn ép kinh tế nước ta…Theo đó để vừa mở cửa hội nhập kinh
tế, tham gia vào q trình tồn cầu hóa mà khơng bị hòa tan, đòi hỏi phải đặc
biệt chú trọng đến vai trò quản lý nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta.
Trước tác động nhiều chiều của kinh tế thi trường và mở cửa nền kinh tế
hiện nay, chúng ta cần phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng quản lý
nhà nước trên lĩnh vực kinh tế . Từ đó có những giải pháp nâng cao vai trò của
nhà nước trong quản lý kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được
Đảng ta xác định nhằm: “phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây
dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; phát
triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù
hợp trên tất cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối”. Thực chất là từng bước
giải phóng người lao động khỏi áp bức bóc lột, làm cho mọi người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, con người được phát triển toàn diện.
22


Khi nói đến vai trị quản lý kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với

nền kinh tế là nói đến quản lý một cách tồn diện mà trước hết là quản lý về sở
hữu tư liệu sản xuất, các thành phần kinh tế, đây là yếu tố quyết định bản chất
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quyết định bản chất của
chế độ xã hội. Trong đó phải tổ chức, quản lý được vai trò chủ đạo của thành
phần kinh tế nhà nước, cùng với kinh tế hợp tác (nòng cốt là hợp tác xã) trở
thành nền tảng của kinh tế quốc dân. Đồng thời phải quản lý cả về trình độ phát
triển của nền kinh tế, hệ thống kinh tế, các thành phần kinh tế.
Để đạt được mục tiêu đó, nhà nước ta phải quản lý nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực, các mặt đời sống kinh tế xã
hội; trực tiếp là đầu tư một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có tính chất huyết mạch
của nền kinh tế như ngân hàng tài chính, viễn thơng, cơ sở hạ tầng… để dẫn dắt
toàn bộ nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thiết lập khuôn khổ hệ
thống pháp luật, hệ thống chính sách nhất quán nhằm khắc phục những hạn chế,
tiêu cực của kinh tế thị trường. Từng bước hồn thiện chính sách phân phối đảm
bảo cơng bằng theo khả năng của người lao động; hướng dẫn các hoạt động kinh
tế, thành phần kinh tế vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Nội dung quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa chủ yếu tập trung vào việc cụ thể hóa đường
lối, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Đảng. Tổ chức thực hiện một cách
khoa học, có kế hoạch, xác định cơ cấu tổ chức, quản lý mới phù hợp với từng
giai đoạn, tình hình thực tế của đất nước, các ngành, các vùng kinh tế. Thực hiện
tốt vai trò chỉ đạo địa phương, các ngành kinh tế, vai trò điều tiết, định hướng,
giám sát, kiểm tra, khuyến khích, sử phạt của nhà nước trong quản lý kinh tế.
Sau hơn 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, đánh giá về vai trị
chức năng, nhiệm vụ, mục đích, nội dung quản lý xã hội nói chung và quản lý
trên lĩnh vực kinh tế nói riêng của nhà nước ta đã đạt được những thành tựu hết
sức quan trọng; nền kinh tế giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế23



×