Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BÀI GIẢNG LỊCH sử ĐẢNG CHUYÊN đề đại hội lần THỨ III của ĐẢNG, ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.79 KB, 23 trang )

1

Chuyên đề
ĐẠI HỘI LẦN THỨ III CỦA ĐẢNG
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
MỞ ĐẦU
Yêu cầu triệu tập ĐH đạt ra ngay khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tuy nhiên, phải 10 năm sau ĐH làn thứ II, Đảng mới tổ chức ĐHĐB TQ lần thứ II
tại Thủ đô Hà Nội. Đảng từ trách nhiệm lãnh đạo một chiến lược CM trong cả nước
chuyển sang lãnh đạo hai chiến lược CM trong một nước.
CMVN đang tiến mạnh trong giai đoạn mới và đang đi vào những bước
ngoặt, nảy sinh nhiều vấn đề mới, đòi hỏi Đảng phải hoạch định đường lối cho cách
mạng cả nước và cách mạng ở mỗi miền. Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô
Hà Nội đã quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước trong thời kỳ mới.
II. Mục đích, yêu cầu
- Giúp cho người học nắm được nắm được cơ sở lý luận, thực tiễn và nội
dung cơ bản đường lối chung cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới; đường lối
CMXHCN ở miền Bắc và đường lối CMDTDCND ở miền Nam,
- Nêu cao lòng tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng nhằm
thực hiện thắng lợi đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn mới.
III. Nội dung (gồm 2 phần)
Phần I. Hoàn cảnh lịch sử và nội dung của Đại hội III (9/1960)
Phần II. Đường lối, n/vụ của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
IV. Thời gian: 4 tiết
V. Phương pháp: Thuyết trình: Giảng giải và giảng diễn. Quy nạp, diễn dịch
và nêu vấn đề...
2. Giáo trình LSĐCSVN (HĐLLTƯ), Nxb CTQG, HN 2008. tr 226 231.


2


3. Giáo trình LSĐCSVN (Bộ GD và ĐT), Nxb CTQG, HN, 2006.
4. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21 (1960), tr 475 – 950
5. Giáo trình chức danh 2005. tr.5 - 14.
6. LSĐCSVN, sơ thảo, tập II (1954 - 1975), Nxb CTQG, H 1995, tr 131 - 145.
NỢI DUNG
I. HỒN CẢNH LỊCH SỬ VÀ NỘI DUNG CỦA ĐẠI HỘI III
Sau 30 năm ra đời, hoạt động trong cả trong điều kiện không hợp pháp và
chiến tranh, lần đầu tiên đại hội Đảng họp giữa Thủ đô Hà Nội. Đại hội III của Đảng
họp từ ngày 05/9 đến ngày 10/9 năm 1960 tại thủ đô Hà Nội. Tới dự Đại hội có 525
đại biểu chính chức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên
trong cả nước; có gần 20 đồn đại biểu quốc tế đến dự1.
Đảng Cộng sản Liên Xô, Trung Quốc, Bungari, Rumani, Anbani, Pháp, Tiệp Khắc, Ấn Độ,
Inđônêxia, Nhật Bản, Canađa và một số đảng cộng sản hoạt động bí mật, Đảng Lao động Triều
Tiên, Đảng Công nhân XHCN Hunggari, Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan, Đảng Nhân dân
thống nhất Mông Cổ…Đại biểu của Đảng Xã hội Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam và các đoàn
thể trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đến dự.
Thành phần tham dự Đại hội có gần nửa số đại biểu là những đồng chí đã chiến đấu từ
thời kỳ Đảng hoạt động bí mật, họ đã trải qua nhà tù đế quốc. Có những đại biểu đã từng tham
gia thành lập Đảng, có 20 đại biểu là anh hùng, chiến sĩ thi đua, 40 đại biểu là nhà thơ, nhà văn
và làm công tác giáo dục, khoa học, nghệ thuật, 40 đại biểu là nữ.
Bốn tháng trước khi Đại hội tiến hành, Đề cương Báo cáo Chính trị và Dự thảo Điều lệ
mới của Đảng được toàn thể đảng viên nghiên cứu, thảo luận và đóng góp ý kiến. Các ý kiến
đóng góp đã được tổng hợp và bổ sung vào các Văn kiện của Đại hội.

Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể sau.
1. Hồn cảnh lịch sử
a) Tình hình thế giới
1

Gồm đại biểu các Đảng: ĐCS Liên Xô, Trung Quốc, Bungari, Anbani, Rumani, Tiệp Khắc, Pháp, Ấn Độ, Inđônêxia,

Nhật Bản, Canađa, Đảng công nhân thống nhất Balan, Đảng xã hội thống nhất Đức, Đảng công nhân xã hội chủ nghĩa
Hunggari, Đảng nhân dân cách mạng mông cổ, Đảng lao động Triều Tiên va một số Đảng đang hoạt đọng bí mật.


3

* Cách mạng thế giới đang ở thế chiến lược tiến công, lực lượng cách mạng
ngày càng lớn mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng bảo vệ hòa bình và ngăn
ngừa nguy cơ chiến tranh.
Biểu hiện:
+ Ba dịng thác cách mạng phát triển mạnh mẽ tấn công vào chủ nghĩa đế
quốc từ nhiều phía.
 Phong trào đấu tranh của các nước XHCN chống lại chủ nghĩa đế quốc.
 Phong trào giải phóng dân tộc và các nước độc lập dân tộc: ở Châu Phi
(Angiêri); châu Mỹ Latinh (Cuba); chống Mỹ ở Đông Dương; chống thực
dân ở Inđônêxia, Ấn Độ...
 Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động u
chuộng hịa bình trên thế giới. Tiêu biểu như phong trào đấu tranh đòi cải
thiện dân sinh dân chủ, hịa bình và tiến bộ xã hội của công nhân và các tầng
lớp nhân dân nổ ra liên tiếp ở Mỹ, Anh, Canađa, Bỉ, Pháp; đòi hịa bình dân
chủ ở Nhật, chống độc tài ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...là một dịng thác
đánh vào chính sách phản động của bọn đế quốc, mà trước hết là Mỹ.
+ Lực lượng cách mạng lớn hơn lực lượng phản cách mạng tạo ra khả năng:
bảo về hịa bình, ngăn chặn chiến tranh và từng bước đẩy lùi chủ nghĩa đế quốc.
Khoảng gần 1,5 tỷ người của ba châu lục Á, Phi, Mỹ - Latinh đã được giải
phóng. Gần 60 quốc gia độc lập trẻ tuổi bước lên vũ đài chính trị với tư cách là quốc
gia có chủ quyền. Phong trào không liên kết phát triển mạnh mẽ với hơn 40 nước
tham gia.
+ CNXH: trở thành một hệ thống hùng mạnh trên thế giới.
(Liên Xô, Trung Quốc, Bungari, Anbani, Rumani, Tiệp Khắc, Đông Đức,

Triều Tiên...)


4

CNXH có trên 10 nước do Liên Xơ đứng đầu, có tốc độ phát triển kinh tế
vượt xa các nước đế quốc; dẫn đầu thế giới ở nhiều ngành quan trọng, đặc biệt là
công nghệ vũ trụ.
Đầu những năm 1960, nền kinh tế của các nước XHCN đã chiếm một vị trí
đáng kể trong nền kinh tế thế giới với 38%, chính trị tương đối ổn định, chính quyền
nhân dân không ngừng được củng cố. CNXH là niềm tin, niềm hy vọng của nhân
dân thế giới.
* CNĐQ đứng đầu là đế quốc Mỹ có suy yếu song bản chất hiếu chiến khơng
thay đổi, chúng tiếp tục phản kích tấn cơng cách mạng thế giới.
CNĐQ - phátxít thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai, song bản chất hiếu
chiến không hề thay đổi, chúng phản kích CMTG như: gây chiến tranh xâm lược, lật
đổ. Thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, chiến lược “toàn cầu phản cách mạng”; đe
dọa quân sự, mua chuộc kinh tế...nhằm thực hiện âm mưu chống lại CNXH và cách
mạng thế giới.
* Chủ nghĩa xét lại hiện đại xuất hiện, lợi dụng tình hình thế giới phức tạp để
lái phong trào cách mạng thế giới theo quỹ đạo của chúng với mưu đồ “nắm quyền
lãnh đạo thế giới”.
=> Tình hình thế giới đưa đến cho CMVN nhiều thuận lợi nhưng cũng có
khơng ít khó khăn.
b) Tình hình trong nước:
* Đất nước vẫn tạm thời chia cắt thành 2 miền, Đế quốc Mỹ tăng cường xâm
lược miền Nam, khiêu khích miền Bắc làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam
với Đế quốc Mỹ ngày càng phát triển.
Sau thất bại chiến tranh đơn phương (1954 - 1960), Mỹ - Diệm càng đẩy
mạnh chiến tranh xâm lược và khiêu khích với miền Bắc. Chúng chuyển chiến lược

từ “chiến tranh đơn phương” sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với mục đích


5

chống lại chiến tranh du kích, chống lại chiến tranh giải phóng của nhân dân (Mỹ
gọi là chiến tranh chống lật đổ).
* Từ năm 1954 đến năm 1960, cách mạng 2 miền đã giành được nhiều thắng
lợi có ý nghĩa chiến lược.
+ Miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN, xây dựng miền Bắc
trở thành căn cứ địa, hậu phương lớn của cả nước.
Sản xuất nông nghiệp trong 3 năm (1958 - 1960) tăng trung bình 5,6%, thu nhập
quốc dân tính theo đầu người tăng gấp đơi so với năm 1955; sức mua của xã hội tăng
70%. Về văn hóa, năm 1960 cứ 100 người dân có 18 người đi học, số giường bệnh tăng
lên 2 lần. Thắng lợi của kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) tạo nên chuyển biến mạnh mẽ
trong nền kinh tế - xã hội ở miền Bắc. Miền Bắc được củng cố, trở thành hậu phương
ổn định, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng miền Nam.
+ Miền Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn giữ gìn và phát triển lực lượng
cách mạng.
Từ năm 1955, Trung ương Đảng đã chỉ thị cho miền Nam về chống “tố cộng”,
nêu cao vai trò cảu Đảng đối với dân tộc và nhân dân. Nhân dân miền Nam ra sức
đấu tranh chống “tố cộng”, bảo vệ cán bộ và đảng viên.
Với phong trào “Đồng khởi” trên thực tế đã chuyển cách mạng miền Nam từ
thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến cơng, giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược
Aixenhao của Mỹ - Ngụy, mở ra bước ngoặt của cách mạng miền Nam, góp phần
bảo vệ và củng cố miền Bắc.
* Đại hội II (1951) đến 1960 đã 9 năm, Đảng phải được củng cố mọi mặt,
xác định đường lối cách mạng đưa đất nước tiến lên.
+ Chín năm sau Đại hội II (1951), đất nước có những thay đổi lớn. Thay đổi
lớn nhất là Đảng ta từ lãnh đạo một chiến lược cách mạng trong cả nước chuyển

sang lãnh đạo hai chiến lược cách mạng trong một nước.


6

+ Cách mạng Việt Nam đang tiến mạnh trong giai đoạn mới của 2 cuộc cách
mạng và đang đi vào bước ngoặt, nảy sinh nhiều vấn đề mới, đòi hỏi Đảng phải
khẳng định đường lối chiến lược, bước đi, chính sách và kiện toàn sự lãnh đạo của
Đảng về mọi mặt đáp ứng yêu cầu mới của đất nước.
2. Nội dung cơ bản của ĐH III
Với cương vị là Chủ tịch Đảng, đồng chí Hồ Chí Minh đọc Diễn văn khai mạc và bế mạc
Đại hội. Đồng chí Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc
Báo cáo Chính trị. Đồng chí Lê Đức Thọ đọc Báo cáo Về việc sửa đổi Điều lệ Đảng. đồng chí
Nguyễn Duy Trinh trình bày Báo cáo Bổ sung về Nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5
năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Ngoài ra, Đại hội đã nghe nhiều tham luận, ý kiến của các đại
biểu và lời chào mừng của nhiều đoàn đại biểu trong nước và thế giới.
Trong lời khai mạc Đại hội, đồng chí Hồ Chí Minh đã khái quát nhiệm vụ mới của cách
mạng Việt Nam và chỉ rõ: “Đại hội lần thứ II là Đại hội kháng chiến, Đại hội lần này là Đại hội
xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hồ bình thống nhất nước nhà”2

- Tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và 5
năm xây dựng CNXH ở miền Bắc.
- Xác định đường lối chung, đường lối cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách
mạng DTDCND ở miền Nam.
- Vạch ra phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
- Thông qua chủ trương củng cố Đảng và Điều lệ mới của Đảng.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng gồm 47 ủy viên chính thức: Hồ
Chí Minh, Hồng Anh, Lê Quảng Ba, Nguyễn Lương Bằng, Trần Tử Bình, Nguyễn Cơn, Võ Chí
Cơng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Văn Tiến Dũng, Trần Hữu Dực, Phan Văn Đáng, Phạm Văn
Đồng, Võ Thúc Đồng, Hà Huy Giáp, Võ Nguyên Giáp, Song Hào, Hoàng Văn Hoan, Trần Quốc

Hoàn, Phạm Hùng, Tố Hữu, Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn Khang, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Lam,
Nguyễn Văn Linh, Lê Văn Lương, Trần Lương, Lê Hiến Mai, Chu Huy Mân, Đỗ Mười, Lê Thanh
Nghị, Hà Thị Quế, Bùi Quang Tạo, Chu Văn Tấn, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Chí Thanh, Hồng
Văn Thái, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thị Thập, Lê Quốc Thân, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn
Văn Trân, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Xô, và 31 ủy viên dự khuyết: Lý Ban,
Nguyễn Thanh Bình, Phạm Thái Bường, Đinh Thị Cẩn, Nguyễn Thọ Chân, Lê Quang Đạo, Trần
Độ, Nguyễn Đôn, Trần Quý Hai, Lê Hoàng, Trần Quang Huy, Võ Văn Kiệt, Hoàng Văn Kiểu,
Nguyễn Khai, Nguyễn Hữu Khiếu, Lê Liêm, Ngô Minh Loan, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Hữu Mai,
2

. ĐCSVN, VKĐ, Toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.486.


7
Hà Kế Tấn, Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Tùng, Trần Danh Tun, Lê Thành, Đinh Đức Thiện,
Ngơ Thuyền, Lê Tồn Thư, Trần Văn Trà, Bùi Công Trừng, Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Trọng
Vĩnh.
Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất đã bầu Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên
chính thức: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Võ Nguyên
Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, và
hai ủy viên dự khuyết là Trần Quốc Hoàn và Văn Tiến Dũng.
Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng và Lê Duẩn được bầu làm Bí thư Thứ nhất
Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội lần thứ III của Đảng thành công tốt đẹp là cơ sở cho "toàn Đảng và toàn dân ta
đoàn kết chặt chẽ thành một khối khổng lồ. Chúng ta sáng tạo. Chúng ta xây dựng. Chúng ta tiến
lên".

II. ĐƯƠNG LỐI, NHIỆM VỤ CMVN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
1. Đường lối chung:
Báo cáo chính trị của Đại hội do đồng chí Lê Duẩn trình bày đã khẳng định

nhiệm vụ của toàn dân ta trong giai đoạn trước mắt là:
“Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hịa bình, đẩy
mạnh CMXHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh CMDTDCND ở miền Nam, thực
hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng
cường phe XHCN và bảo vệ hịa bình ở Đơng Nam Á và thế giới”3.
Nội dung cơ bản của đường lối chung
- ND1, Nhiệm vụ chung của CMVN là tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách
mạng, CMXHCN ở miền Bắc và CMDTDCND ở miền Nam.
Cơ sở của nhiệm vụ:
+ CS1: Mỗi miền có mỗi đặc điểm riêng; miền Bắc đã hồn thành
CMDTDCND, có hịa bình để đi lên CNXH, giải quyết mâu thuẫn “ai thắng ai...”
giữa CNTB và CNXH. Miền Nam vẫn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai,
3

ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, H 2002, tr 512.


8

CMDTDCND chưa hồn thành. Trong xã hội miền Nam có 2 mâu thuẫn cơ bản cần
giải quyết:
. Nhân dân miền Nam (bao gồm giai cấp công nhân, nông dân, tư sản dân tộc,
tiểu tư sản, các tầng lớp và cá nhân yêu nước khác) >< đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai
(Ngơ Đình Diệm).
. Nhân dân miền Nam (chủ yếu là nông dân) >< Địa chủ, phong kiến.
=> Do đó, CMMN phải đánh đổ đế quốc, phong kiến, hồn thành
CMDTDCND, thống nhất đất nước, cùng cả nước đi lên CNXH.
+ CS2: Vận dụng tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác Lênin. Miền Bắc sau khi đã hoàn thành 2 nhiệm vụ cơ bản của CMDTDCND, miền
Bắc đương nhiên khơng dừng lại ở đó, mà phải tiến lên nữa. Phương hướng tiến lên

của cách mạng miền Bắc chỉ có thể là cách mạng XHCN, chứ khơng thể là CNTB.
+ CS3: Trung thành với Cương lĩnh đầu tiên (2/1930) của Đảng, đó là: “làm
tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
+ CS4: Phù hợp với xu thế thời đại: thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi
toàn thế giới, ĐLDT gắn liền với CNXH.
+ CS5: Hai chiến lược cách mạng đó nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của
CMVN là:
Dân tộc Việt Nam >< Đế quốc Mỹ và tay sai.
- ND2, Vị trí, nhiệm vụ của mỗi chiến lược cách mạng ở mỗi miền
+ Một là, CMXHCN ở miền Bắc có vị trí quyết định nhất đối với sự phát
triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.
Báo cáo Chính trị chỉ rõ: “Nhiệm vụ CMXHCN ở miền Bắc rõ ràng là nhiệm
vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự
nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta”4.
4

ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, HN, 2002, tr.510.


9

Vì:

.

Miền Bắc đi lên CNXH là sự phát triển hợp quy luật của thời đại, thời đại

ĐLDT gắn liền với CNXH. Đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Thể
hiện sự trung thành với mục tiêu của Đảng khẳng định trong Cương lĩnh đầu tiên.


. Miền Bắc là hậu phương, căn cứ địa cách mạng của cả nước, nhân tố thường
xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh.

. Miền Bắc đi lên CNXH sẽ là trung tâm đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng của
dân tộc, dân chủ, thúc đẩy cách mạng cả nước phát triển.

. Miền Bắc đi lên CNXH còn chuẩn bị điều kiện tiền đề vật chất, tinh thần
cho cả nước thống nhất đi lên CNXH sau này.
ĐH4 sau này đánh giá: “Khơng thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, nếu khơng có miền Bắc XHCN... miền Bắc đã làm tròn
một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước...”5
+ Hai là, Cách mạng DTDCND miền Nam “có tác dụng quyết định trực tiếp
đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ
tay sai, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hồn thành nhiệm vụ cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước”6.
Vì:
. Nó trực tiếp giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản của CMMN lúc bấy giờ.
-> Nhân dân miền Nam (bao gồm giai cấp công nhân, nông dân, tư sản dân
tộc, tiểu tư sản, các tầng lớp và cá nhân yêu nước khác) >< đế quốc Mỹ và bè lũ tay
sai (Ngô Đình Diệm).
-> Nhân dân miền Nam (chủ yếu là nơng dân) >< Địa chủ, phong kiến.
5

ĐCSVN, Văn kiện Đảng Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, HN, 1976, tr 28 - 29.

6

.Sđd, tr. 511.



10

. Nó trực tiếp tiêu diệt đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống
nhất nước nhà.
. Góp phần bảo về miền Bắc XHCN, bảo vệ hịa bình ở Đông - Nam Á và thế
giới, ngăn chặn âm mưu bá chủ thế giới của Mỹ, không để xảy ra chiến tranh thế
giới.
=> Chính vì vậy, Báo cáo Chính trị khẳng định: có nhận thức đúng vị trí
nhiệm vụ mỗi miền “Chúng ta mới có quan điểm tồn diện về nội dung và nhiệm vụ
của cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay, mới có chủ trương, phương châm,
kế hoạch, biện pháp đúng đắn để tiến hành thắng lợi cơng cuộc xây dựng một nước
Việt Nam hồn bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”7.
- ND3, Mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng: Hai chiến lược cách
mạng có mối quan hệ biện chứng, mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thực
hiện mục tiêu chung của cách mạng cả nước.
ĐH III chỉ rõ: “CMXHCN ở miền Bắc và CMDTDCND ở miền Nam thuộc
hai chiến lược khác nhau, nhưng do trước mắt cùng có một mục tiêu chung là thực
hiện thống nhất nước nhà, cho nên quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau,
thúc đẩy nhau cùng phát triển”8.
Vì:
+ Tuy là hai chiến lược cách mạng khác nhau, được tiến hành ở 2 miền khác
nhau, nhưng do một dân tộc (dân tộc Việt Nam) tiến hành, trên một đất nước, cùng một
lãnh thổ và đều do 1 Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo; nhằm thực hiện mục tiêu
chung là thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH.
+ CMXHCN ở miền Bắc phát triển sẽ tạo sức mạnh, động lực về vật chất và
tinh thần thúc đẩy cách mạng cả nước và cách mạng miền Nam phát triển.

7

ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, HN 2002, tr 512.


86

ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, HN 2002, tr 511 - 512.


11

+ CMDTCDND ở miền Nam phát triển càng tạo điều kiện hịa bình để miền
Bắc xây dựng CNXH; bảo vệ miền Bắc, nhanh chóng giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH.
- ND4, Mục tiêu chung của 2 chiến lược cách mạng:
“Thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một
nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp
phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hịa bình ở Đơng Nam Á và thế giới”9
ND5, Mối quan hệ giữa CMVN với Cách mạng thế giới: Cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, do đó phải đẩy mạnh cách mạng Việt
Nam phát triển, góp phần thúc đẩy cách mạng thế giới phát triển, làm suy yếu
CNĐQ.
Đây là quan điểm nhất quán của Đảng ta từ khi Đảng vừa mới ra đời.
- Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Đảng ta khẳng định: Cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải liên lạc với những dân tộc bị áp
bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
- Luận cương chính trị (10/1930) xác định: Cách mạng Đông Dương là một
bộ phân của cách mạng vô sản thế giới, phải đồn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế
giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp và phải liên hệ mật thiết với phong trào cách mạng
ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho
cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương.
- Đại hội II (2/1951) chỉ rõ: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách
mạng thế giới, đoàn kết với cách mạng thế giới. Trước hết là đồn kết với Liên Xơ

và Trung Quốc cùng các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc; là một bộ
phận của phong trào hịa bình, dân chủ và CNXH thế giới; Tăng cường đồn kết 3
nước Đơng Dương.
* Tính đúng đắn sáng tạo của đường lối:
9

ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, HN, 2002, tr.512.


12

- Một là: Đường lối đó xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách
mạng thế giới cuối những năm 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ XX.
- Hai là: Đường lối đó vận dụng sáng tạo tư tưởng cách mạng không ngừng
của chủ nghĩa Mác - Lênin, trung thành với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng và
nguyện vọng của quần chúng nhân dân Việt Nam.
- Ba là: Đường lối đó thể hiện sự sáng tạo độc đáo của Đảng ta mà trong tiền
lệ lịch sử chưa có.
Ví dụ: CHLB Đức, CHDCND Triều Tiên, Ana Độ, Pakittan.
- Bốn là: Đường lối đó thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần độc lập tự chủ
cao của Đảng ta.
Chứng minh: Khi đó PTCS cơng nhân quốc tế có những bất đồng quan điểm
khơng chịu sức ép của Liên Xô hoặc Trung Quốc.
2. Đường lối cách mạng XHCN ở Miền Bắc
a) Đặc điểm Miền Bắc đi lên XHCN
* Đặc điểm 1: Miền Bắc đi lên XHCN từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
sản xuất nhỏ, cá thể là chủ yếu, cơ sở kinh tế cuả CNTB hết sức kém cỏi và non yếu.
+ Công nghiệp mới phôi thai, nơng nghiệp và thủ cơng nghiệp có tính chất
phân tán chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân.
+ Nền kinh tế miền Bắc bị tàn phá nặng nề do 15 năm chiến tranh, năng suất

lao động thấp, đời sống nhân dân còn thiếu thốn nhiều mặt.
=> Đây là đặc điểm lớn nhất, khó khăn, phức tạp nhất chi phối cả quá trình
và bước đi của CM XHCN ở miền Bắc.
* Đặc điểm 2: Miền Bắc đi lên CNXH trong điều kiện đất nước tạm thời
chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Đế quốc Mỹ tăng cường xâm
lược miền Nam, khiêu khích miền Bắc.
+ Đặc điểm này cho thấy xây dựng CNXH ở miền Bắc phải chịu sự chi phối
của quy luật chiến tranh.


13

+ Vì vậy, sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc trước hết phải thúc đẩy
mạnh mẽ để mau chóng tạo cuộc sống mới cho nhân dân miền Bắc, làm cho miền
Bắc phát huy được tính ưu việt hơn hẳn so với miền Nam, biến miền Bắc thành căn
cứ vững chắc cho cách mạng cả nước, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
* Đặc điểm 3: Miềm Bắc đi lên CNXH khi phe XHCN đứng đầu là Liên Xô
trở thành hệ thống thế giới và phát triển mạnh mẽ, quan hệ hợp tác và phân công
quốc tế trong phe XHCN được xây dựng và phát triển.
+ Miền Bắc đi lên CNXH trong khi các nước XHCN đã trở thành hệ thống
thế giới và ngày càng lớn mạnh là điều kiện đảm bảo cho miền Bắc tranh thủ được
sự giúp đỡ của các nước XHCN để cải tạo XHCN và xây dựng CNXH ở miền Bắc.
+ Bảo đảm cho miền Bắc có thể bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa mà quá độ lên
CNXH. Góp phần tăng cường cho phe XHCN, củng cố và bảo vệ hịa bình thế giới
b) Nội dung cơ bản của đường lối
“Đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống
phấn đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết
với các nước XHCN anh em do Liên Xô đứng đầu, để đưa Miền Bắc tiến nhanh,
tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở miền
Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện hịa

bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe XHCN, bảo vệ hịa bình ở
Đơng Nam Á và thế giới”10.
Nội dung cơ bản là: (6 nội dung)
* Nội dung 1: Mục tiêu của cách mạng XHCN ở miền Bắc.
+ Xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Miền Bắc.
+ Củng cố Miền Bắc làm cơ sở vững chắc cho đấu tranh thống nhất đất nước
góp phần tăng cường phe XHCN.

10

ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, H 2002, tr 558 - 559.


14

+ Xây dựng Miền Bắc trở thành miền Bắc XHCN, có cơng nghiệp hiện đại,
nơng nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiến tiến.
* Nội dung 2: Phương châm thực hiện:
Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc.
* Nội dung 3: Lực lượng tiến hành:
+ Đoàn kết toàn dân.
+ Phát huy tinh thần yêu nước và truyền thống chiến đấu anh dũng, lao động
cần cù của nhân dân.
+ Tăng cường đồn kết với các nước XHCN do Liên Xơ đứng đầu.
* Nội dung 4: Sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lich sử
của CCVS
Văn kiện Đại hội III chỉ rõ: Sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm
nhiệm vụ lịch sử của CCVS để thực hiện cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ
công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh;
phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện cơng nghiệp hóa XHCN...

Vì: Nhà nước có hai chức năng: chức năng trấn áp và tổ chức xây dựng, trong
đó tổ chức năng tổ chức xây dựng là chủ yếu.
Đối với miềm Bắc lúc đó:
+ Có hịa bình, có Đảng lãnh đạo, có chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Có hệ thống XHCN giúp đỡ.
+ Có thành tựu của 5 năm XD và PT (1954 - 1960)
Do đó, phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của
CCVS để cải tạo cái cũ, xây dựng xã hội mới.
Chính vì thế mà từ sau ĐH3 nội dung này còn được Đảng ta…bổ sung và
phát triển
NQTW 19 (1/1971) Nắm vững CCVS ….


15

ĐH IV (12/1976) Điều kiện quyết định trước tiên là phải thiết lập và không
ngừng tăng cường CCVS, thực hiện và không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể
của nhân dân lao động...
ĐH V (3/1982) Nắm vững CCVS là 1 trong 3 vấn đề …CM XHCN
ĐH VII (6/1991) Xây dựng nhà nước XHCN của dân vì dân…
Thuật ngữ: xây dựng Nhà nước pháp quyền được Đảng ta đề cập lần đầu tiên
tại Hội nghị TW2 khóa VII (1991).
ĐH VIII (6/1996) 5 quan điểm xây dựng nhà nước.
* Nội dung 5: Tư tưởng tiến hành đồng thời 3 cuộc CM.
ĐH III chưa khái quát thành 3 cuộc CM song đã chỉ ra:
“Muốn tiến lên CNXH, miền Bắc nước ta phải tiến hành CMXHCN về kinh
tế, đồng thời phải tiến hành cách mạng XHCN về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật”11.
MB phải tiến hành CM XHCN về kinh tế, đồng thời phải tiến hành
CMXHCN về tư tưởng, văn hóa và kĩ thuật.
Các nhiệm vụ ấy phải được tiến hành đồng thời và thúc đẩy nhau, có vị trí,

mối quan hệ của các cuộc cách mạng ấy.
+ Tư tưởng này xuất phát từ (Cơ sở của tư tưởng)


Tính chất của CM XHCN: sâu sắc, toàn diện, triệt để



Thực tiễn miền Bắc từ sản xuất nhỏ đi lên XHCN không qua TBCN



Kinh nghiệm các nước anh em….

+ Tư tưởng này cũng được Đảng ta dần dần bổ sung phát triển:


1962 Đ/c Lê Duẩn nói chuyện với cán bộ nhân dân Hải Phịng:

“Tồn bộ cuộc cách mạng ở Miền Bắc nước ta bao gồm ba cuộc cách mạng
quan hệ mật thiết với nhau: CM về quan hệ sản xuất, CM kỹ thuật, thực hiện CNH
XHCN”
11

ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, H 2002, tr 548.


16




NQTW 10 khóa III (12/1964)

“Theo hướng đó phải tập trung sức mạnh đẩy mạnh CM kỹ thuật là then
chốt”.
 NQTW 19 (1971)
“ Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: quan hệ sản xuất, kỹ thuật, tư
tưởng văn hóa, trong đó kỹ thuật là then chốt.
 ĐH IV (12/1976): Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: quan hệ sản
xuất, CM khoa học - kỹ thuật, CM tư tưởng - văn hóa, trong đó kỹ thuật là then chốt.
 ĐH V, ĐH VI…ĐH IX... Hiện nay, đã từng bước phát triển bổ sung
quan điểm này ở những lĩnh vực khác nhau của đường lối XD CNXH trên phạm vi
cả nước.
* Nội dung 6: Thực hiện CNH XHCN bằng cách ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
 CNH là nhiệm vụ trung tâm của cả TKQĐ lên CNXH ở nước ta
 Con đường CNH ở nước ta là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một
cách hợp lý đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
 CNH được Đảng ta tiếp tục bổ sung và phát triển.
 ĐH IV: xác định CNH là nhiệm vụ trung tâm, con đường CNH XHCN là...
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát
triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
 ĐH V Nội dung CNH trong chặng đường đầu tiên: Ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ. Thực hiện coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
 ĐH VI: CNH trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là thực
hiện 3 chương trình kinh tế lớn: LTTP, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.


17


 ĐH VII: Phát triển lực lượng sản xuất CNH đất nước theo hướng hiện
đại gắn liền với phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện.
Hội nghị giữa nhiệm kỳ 1/94 đẩy mạnh CNH, HĐH.
Hội nghị TW7, khóa VII co bước đột phá mới trong nhận thức về CNH,
HĐH. “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi một cách căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất, hinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lạo động thủ
cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương
tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và
tiến bộ của khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.12
 ĐH VIII: Khẳng định 6 quan điểm CNH, HĐH
-> ĐH IX: Con đường CNH, HĐH cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có
bước tuần tự vừa có bước nhảy vọt.
- CNH, HĐH phải đảm bảo xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động theo hướng CNH, HĐH.
- Tăng cường sự chỉ đạo và huy động nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh CNH,
HĐH nơng nghiệp nơng thơn.
TĨM LẠI
Đường lối CM XHCN ở miền Bắc bao gồm 6 nội dung cơ bản.
Đó là tổng thể các quy luật quan hệ chặt chẽ với nhau đưa miền Bắc từ sản
xuất nhỏ lên CNXH không qua giai đoạn phát triển (chế độ), TBCN
Đó là sự vận dụng sáng tạo các quy luật phổ biến về CM XHCN vào miền
Bắc trong điều kiện lịch sử đặc biệt.

12

ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 53, Nxb CTQG, H 2007, tr 554.



18

Đường lối đó thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong
điều kiện quốc tế phức tạp.
3. Đường lối CM DTDCND ở miền Nam (6 nội dung)
Đường lối CM DTDCND ở Miền Nam trên cơ sở NQTW 15 (1/1959), ĐH III
đã bổ sung, phát triển hồn chỉnh cho phù hợp tình hình mới với nội dung cơ bản là:
* Nội dung 1: Tính chất, mâu thuẫn xã hội, kẻ thù của CM Miền Nam
- Tính chất xã hội: là xã hội thuộc địa nửa phong kiến song là thuộc địa kiểu
mới của đế quốc Mỹ. Miền Nam Việt Nam đã biến thành thuộc địa kiểu mới và là
căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ, đồng bào miền Nam đang phải sống đau khổ dưới
ách thống trị tàn bạo của chế độ Mỹ - Diệm.
- Mâu thuẫn cơ bản của XH:
+ Nhân dân miền Nam >< mâu thuẫn đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngơ Đình
Diệm, đại biểu cho bọn thân Mỹ và phản động nhất trong giai cấp địa chủ và giai
cấp tư sản mại bản ở miền Nam.
+ Nhân dân miền Nam (chủ yếu là nông dân)>< mâu thuẫn với địa chủ và
phong kiến.
- Kẻ thù chủ yếu trực tiếp: Đế quốc Mỹ, tay sai
+ Trước: đánh Pháp và tay sai.
+ Nay: đánh Mỹ và tay sai.
Mỹ - Tên đế quốc đầu sỏ, có thế lực kinh tế quân sự mạnh nhất và chúng
đang tập trung thực hiện chiến lược toàn cầu phản CM.
Coi Việt Nam làm nơi thí điểm chiến tranh để đàn áp phong trào giải phóng
dân tộc thế giới.
Thực hiện CNTD mới, dấu mặt, trá hình.
“Tay sai”: Là những tên phản động nhất.
Là đại biểu cho bọn thân Mỹ và phản động nhất trong giai cấp địa chủ và
giai cấp tư sản mại bản ở miền Nam.



19

Là tay sai kiêm tỷ phú gắn liền với Mỹ…chống phá CM quyết liệt
Do đó, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam còn lâu dài, gian
khổ, gay go quyết liệt. Nó khơng phải là một q trình đơn giản nhưng cách mạng
nhất định thắng lợi.
* Nội dung 2: Nhiệm vụ của cách mạng Miền Nam
- Nhiệm vụ cơ bản: Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ đánh đế quốc và đánh
phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân, tiến tới thống nhất
nước nhà.
Báo cáo Chính trị vạch rõ: “nhiệm vụ cơ bản của cách mạng ở miền Nam là
giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc
lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hịa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
- Nhiệm vụ trước mắt: Tập trung chống Mỹ lật đổ ách thống trị của ngụy
quyền tay sai, thành lập chính phủ Liên hiệp dân tộc dân chủ.
Báo cáo Chính trị khẳng định: “Nhiệm vụ trước mắt của CMMN là đoàn kết
toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ
tập đoàn thống trị độc tài Ngơ Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một
chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, các
quyền tự do dân chủ và giữ vững hịa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở
độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hịa bình ở Đơng Nam Á và thế giới”.
+ Nhiệm vụ này có vai trị chính trị là: Thành lập Chính phủ Liên hiệp dân
tộc dân chủ.
+ Mục đích nhằm tập hợp lực lượng thứ ba ở Miền Nam.
* Nội dung 3: Lực lượng cách mạng
- Bao gồm giai cấp và các cá nhân yêu nước khác: giai cấp công nhân, nông
dân, tiểu tư sản, TSDT, các tầng lớp và cá nhân yêu nước khác.

- Trên cơ sở liên minh công - nông lập MTDTTN rộng rãi.


20

- Tranh thủ lực lượng hịa bình trung lập.
* Nội dung 4: Đoàn kết quốc tế.
Nêu cao tinh thần độc lập tự lập tự cường đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của
các nước trong phe CNXH, các nước độc lập và lực lượng tiến bộ trên thế giới.
* Nội dung 5: Phương pháp cách mạng:
- Sử dụng bạo lực cách mạng của các giai cấp, trong đó giai cấp cơng nhân
và giai cấp nơng dân là nịng cốt.
- Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh linh hoạt từ thấp đến cao, hợp pháp và
không hợp pháp, lấy việc xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng cách mạng của
quần chúng làm cơ sở.
- Tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Dự kiến có thể phát triển thành chiến tranh cách mạng.
* Nội dung 6: Xây dựng Đảng bộ miền Nam.
- Xây dựng Đảng bộ miền Nam vững mạnh
- Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng nhất là cấp cơ sở, che dấu lực lượng,
xây dựng khu an toàn, bảo vệ cơ quan đầu não.
+ Xây dựng Đảng bộ miền Nam là một bộ phận của Đảng Lao động Việt Nam
Trước năm 1962 gọi Xứ ủy Nam Kỳ sau đó là Trung ương cục Miền Nam.
Từ 1/1961 BCT chủ trương chuyển từ khởi nghĩa vũ trang sang chiến tranh
cách mạng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định lập Trung ương cục miền Nam
thay cho Xứ ủy Nam Bộ. Khu V và Trị Thiên vẫn trực thuộc Trung ương Đảng.
4. Ý nghĩa của việc xác định đường lối
- Đường lối là sinh mệnh chính trị của Đảng. Đường lối đúng cách mạng giành
được thắng lợi. Khi cách mạng gặp khó khăn có nguyên nhân từ đường lối.
- ĐH III của Đảng xác định được đường lối đúng đắn là cơ sở tạo nên sức mạnh tổng

hợp kết hợp được SMDT với SMTĐ giành được thắng lợi ở cả 2 cuộc cách mạng trên hai
miền của đất nước, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước cả nước đi lên CNXH.


21

- Đường lối ĐH III: thể hiện tư duy chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng
Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; làm phong phú thêm kho tàng
lý luận Mác - Lênin. Nổi bật nhất chính là đường lối tiến hành đồng thời hai chiến
lược cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam.
Đường lối ĐH III: Thể hiện ý chí, nguyện vọng, quyết tâm của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hồ bình thống nhất
nước nhà. Là cơ sở KH chống chủ nghĩa cơ hội xét lại dưới mọi màu sắc. Đường lối
đúng đắn cùng với thắng lợi của CM đã góp phần củng cố tăng cường đồn kết trong
PTCS và cơng nhân quốc tế
Thực tiễn thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu
nước đã chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo và ý nghĩa lịch sử to lớn của ĐH III.
* Giá trị hiện thực
Kế thừa tư tưởng độc lập tự chủ, đúng đắn sáng tạo của Đảng ta trong hoạch
định đường lối đổi mới của cách mạng việt Nam trong điều kiện mới. Điều đó khẳng
định bản lĩnh, trí tuệ của Đảng ta trước những bước ngoặt lớn của lịch sử cách mạng
nước ta. Khi mà hàng loạt các nước XHCN lâm vào khủng hoảng, khó khăn, bi quan
nhưng Đảng ta trước sau như một, tiếp tục khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH, kiên định lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin. Thành tựu của công cuộc
đổi mới đã chứng minh đường lối đổi mới của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Sự
đúng đắn đó có sự kế thừa bài học rút ra từ lịch sử.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp tục thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược của cách mạng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Bài học từ Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ III cho chúng ta phương pháp giải quyết mối quan hệ

giữa các nhiệm vụ cách mạng diễn ra đồng thời., trong đó cần xác định rõ vị trí, mối


22

quan hệ giữa các nhiệm vụ, nhằm tập trung sức giải quyết, hồn thành các nhiệm vụ
cách mạng có lợi nhất.
*Hạn chế và khó khăn
Đại hội vấp phải một số sai lầm khuyết điểm chủ yếu do tư tưởng chủ quan
nóng vội, giáo điều thể hiện rõ nhất qua việc đề ra phương châm: tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu q cao,
khơng tính đến khá năng thực hiện và điều kiện cụ thể của đất nước.
Trong khi thực hiện những nhiệm vụ của Đại hội thì: ngày 5 tháng 8 năm
1964; ĐQ Mĩ mở “ Chiến dịch Mũi tên xuyên” bắn phá miền Bắc sau khi dựng lên
Sự kiện Vịnh Bắc bộ[7], từ đây miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển
và không thể tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ từ Đại hội III.

KẾT LUẬN
ĐH III thành công là sự kiện quan trọng của Việt Nam và thế giới.
ĐH xác định đường lối đúng đắn đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
Đường lối đúng đắn đánh dấu sự trưởng thành và nỗ lực lãnh đạo của Đảng.
Đường lối đúng đắn tăng thêm niềm tin, lòng tự hào về Đảng trong xây dựng –
bảo vệ tổ quốc hiện nay.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
Tập trung vào phần 2: đường lối chung CMVN, ĐL CMXHCN của MB, ĐL
CMDTDCND ở MN.
Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn trong từng nội dung của đường lối
So sánh sự phát triển trong từng nội dung đường lối.



23



×