Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Sang kien kinh nghiem giang day mon lich su THPT hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 33 trang )

Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHÃ VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
[[

Tân Biên, ngày … tháng … năm 2021
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

- Tên cá nhân thực hiện:

Trần Duy Tuân
Hoàng Phúc Cường
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 5/9/2020 đến ngày: 10/7/2021
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
“Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học
lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú” để học sinh thấm nhuần tư tưởng
đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để sau này trở thành
những cơng dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội
chủ nghĩa, trở thành những người công dân tốt cho xã hội.
2. Mô tả sáng kiến:
Thông qua những câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh được lồng ghép theo nội
dung cụ thể của của từng bài Lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 11, 12 để giáo dục
đạo đức cho học sinh.
3. Phạm vi triển khai thực hiện:
- Phạm vi nghiên cứu sáng kiến này, mức độ nghiên cứu chỉ giới hạn trong vấn đề:
“Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú”


4. Tính mới của sáng kiến:
Sử dụng những câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác để giáo dục cho học
sinh những đức tính tốt đẹp của Người, học tập và noi theo những đức tính đó dể hoàn
thiện nhân cách của bản thân, đáp ưng được yêu cầu của thời đại.
5. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Thông qua những câu chuyện về Bác giúp cho quá trình lĩnh hội kiến thức mới của
học sinh trong học tập một cách chủ động hơn, tích cực hơn, sinh động và huy động được
tất cả 100% học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng
6. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Việc lồng ghép những câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác trong dạy học lịch
sử ở trường THPT sẽ dần dần hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt, hiểu
biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách rộng mở hơn. Bên cạnh đó,
nếu kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,
xem phim minh họa… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc
biệt là đối với các lớp ở cấp THPT .

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

1


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

7. Kiến nghị, đề xuất: Không
Chúng tôi cam đoan những điều khai trên là đúng sự thật và không vi phạm pháp
luật.
Ý kiến xác nhận
của Thủ trưởng đơn vị


Ngày 24 tháng 3 năm 2021
Tác giả
(ký tên)

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

2


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

I. MỞ ĐẦU:
1. Tên sáng kiến:
“LỒNG GHÉP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ
MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11, 12 TẠI TRƯỜNG THPT
TRẦN PHÚ”

2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
Trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng
Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì khơng thành trời.
Thiếu một phương, thì khơng thành đất
Thiếu một đức, thì khơng thành người.
(Trích - Cần Kiệm Liêm Chính, 6-1949, - Hồ Chí Minh
Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5; tr631)

Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng
về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Người không
chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân mà còn để lại cho các
thế hệ sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng, là đạo đức, là phong cách
Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt
Nam, nền đạo đức đã hình thành từ hơn hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước trong suốt
chiều dài lịch sử dân tộc, kế thừa những giá trị tốt đẹp của tư tưởng đạo đức phương Đông
cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng cốt lõi đạo đức cách mạng
của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Tuy Người đã đi xa nhưng đã để lại cho dân tộc ta một di sản
tư tưởng to lớn, một nhân cách đạo đức cao cả.

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

3


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới. Vì vậy, việc học tập,
rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là
việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội,
là động lực phấn đấu để vượt qua những khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất
nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người, tạo ra con người xã hội Chủ nghĩa “vừa hồng,
vừa chuyên”.
Trước tình trạng một bộ phận khơng nhỏ các em học sinh có dấu hiệu suy thối về

tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ngày càng gia tăng, các thế lực thù địch đang ráo riết
thực hiện “diễn biến hịa bình”, tung ra những luận điệu sai trái xuyên tạc về chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hịng phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, làm giảm
lòng tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng...
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Đại hội XIII của Đảng, đặc biệt là yêu cầu xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, việc đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ rất
quan trọng, cần thiết với mục đích, yêu cầu của việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định cao hơn, phạm vi rộng hơn
so với Chỉ thị 06-CT/TW; Chỉ thị 03-CT/TW và Chỉ thị 05-CT/TW. Trong đó càng nhấn
mạnh và gắn chặt hơn với chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là về
tư tưởng chính trị và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; góp phần
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như
xu thế tồn cầu hóa và đặc biệt do không nghiêm túc rèn luyện phấn đấu một bộ phận
thanh thiếu niên nói chung đang có những biểu hiện tiêu cực như chạy theo lối sống
buông thả, thích hưởng thụ, ngại lao động, xa vào tệ nạ xã hội, tham gia các hoạt động
thiếu lành mạnh, thậm chí vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng,
đánh mất đi những phẩm chất, giá trị đạo đức tốt đẹp của người Việt…. Vì vậy, trước tình
hình trên Đảng ta đã xác định giáo dục đào tạo có một vị trí rất quan trọng và mang tính
chất quyết định trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục những giá trị tốt đẹp

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

4


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường


của dân tộc, giáo dục phẩm chất, năng lực, lý tưởng cách mạng, trong đó giáo dục phải
lấy giáo dục con người làm gốc.
Như vậy, có thể khẳng định, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong
cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng qua mỗi
thời kỳ, là tình cảm thiêng liêng của cán bộ, đảng viên, nhân dân ta đối với Bác Hồ kính
u. Với lịng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vơ hạn, với tinh thần trách nhiệm trước
Đảng, trước nhân dân và những nhiệm vụ yêu cầu mới. Toàn Đảng, toàn dân và tồn qn
hãy biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, thành hành
động thiết thực. Chúng ta nguyện không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng
đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong từng việc làm cụ thể, đoàn kết một lòng. Sớm đưa
nước ta bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm Châu.
Ở bậc học THPT thì bộ mơn Lịch sử đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dục
đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp, quý báo của
dân tộc, lòng biết ơn các vị anh hùng dân tộc, ông cha ta đã đổ bao mồ hơi xương máu
mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hơm nay. Mà trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh là
đại biểu ưu tú nhất.
Chính vì vậy, việc “Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú” để học
sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
Bác để sau này trở thành những cơng dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu
nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển đất nước, đưa nước ta sánh vai
ngang với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Từ những vấn đề trên, cùng với việc thực hiện nghiêm túc tinh thần dạy học theo
phương pháp đổi mới đã được tiếp thu qua những đợt tập huấn do Sở Giáo Dục và Đào
tạo tổ chức, do đó chúng tôi đã chọn “Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần
Phú” làm sáng kiến của mình trong năm học 2020-2021, để trao đổi với đồng nghiệp,
đồng thời qua đó giúp sáng kiến được sử dụng hiệu quả hơn và phổ biến rộng rãi hơn.
Đây là sự cần thiết và là mục đích của việc thực hiện sáng kiến.


Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

5


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài trước hết là chương trình Lịch sử lớp 11, 12 hệ
THPT cơ bản với những vấn đề theo tinh thần của sáng kiến.
Về phía học sinh cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài đó là: Tập thể học sinh
lớp 11A1,11A12, 12A4, 12A9 trường THPT Trần Phú. Tôi phân loại học sinh theo khả
năng, sở trường để các em thực hiện tốt nhiệm vụ học tập đồng thời tạo thuận lợi cho
cơng tác kiểm tra đánh giá để hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là lớp 11, 12 trường THPT và nhóm lớp
11A11,11A12, 12A4, 12A9 trường THPT Trần Phú.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát. Trao đổi với đồng nghiệp để chỉ rõ
chuyên đề và cách đi sâu vào từng vấn đề của chuyên đề.
-.Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thông tin ban đầu sau đó so sánh đối chiếu kết quả
kiểm tra, đánh giá trước và sau khi học.

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

6



Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Phẩm chất đạo đức là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người.
Dựa vào khung chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá các hành vi của con người tốt hay
xấu, lợi hay hại, về những điều được khuyến khích, cấm kị, hoặc về nghĩa vụ của mỗi con
người. Về những phẩm chất đạo đức của người Việt Nam, quan điểm đạo đức của Hồ Chí
Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội gồm:
Một là, với đất nước, dân tộc phải: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Hai là, với mọi người phải: “Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình”.
Ba là, với mình phải thực sự: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”.
Bốn là, mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại, người cách
mạng phải có “Tinh thần quốc tế trong sáng”.
Đó là bốn phẩm chất chung cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại
mới.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã hình thành nên
những chuẩn mực đạo đức, các giá trị đạo đức tốt đẹp. Ơng cha ta ln coi trọng việc giữ
gìn và phát huy các giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đó. Đó là tình u q hương đất
nước, gắn bó với thiên nhiên, đồn kết thủy chung, dũng cảm, kiên cường, hiếu học…
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc và xây dựng xã hội mới, Đảng
ta và Bác Hồ kính u ln chăm lo giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức, vì đạo đức
cách mạng đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền tảng tư tưởng xã hội, là động lực,
sức mạnh to lớn để toàn Đảng toàn dân ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, giành độc lập
tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa..
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội, đẩy
mạnh sự nghiệp Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, từng bước hội nhập quốc tế,

đưa nước ta trở thành nước có nền kinh tế phát triển, công nghiệp tiên tiến theo hướng
hiện đại, đưa kinh tế nước nhà ngày càng đi lên có thể sánh vai cùng với các cường quốc
năm Châu trên thế giới, thực hiện mục tiêu của Đảng là “Xây dựng thành công Chủ nghĩa
xã hội, và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy, trong nhiều
Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

7


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

trường học đều nhằm tới mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có
năng lực, có trí thức, được giáo dục theo quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, trong đó giáo dục đạo đức ln được coi trọng.
Trong những năm qua, tồn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã và đang thực hiện
cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trên
khắp cả nước, tất cả các tổ chức, ban ngành, các tập thể, cá nhân đã và đang phát động tổ
chức thực hiện cuộc vận động này. Để góp phần tiếp tục thực hiện cuộc vận động này tại
trường THPT Trần Phú thì việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào
các môn học là việc làm rất cần thiết. Nhà trường chính là một mơi trường tốt để truyền
bá những tư tưởng tiến bộ mà trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh
được tích hợp trong môn học sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, một nhận thức đúng
đắn, tránh xa những tư tưởng sai lệch do tác động của xã hôi và nền kinh tế thị trường
đem lại.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong SGK Lịch sử có nhiều sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt là Lịch sử
lớp 11, lớp 12. Những hoạt động cách mạng của Người được trình bài một cách tổng quát
và được lồng với kiến thức lịch sử dân tộc qua các giai đoạn phát triển của Lịch sử Việt

Nam một cách cụ thể, rõ ràng. Nhưng qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp
về việc giảng dạy các tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh ở trường THPT
trong tồn tỉnh, chúng tơi nhận thấy được một số vấn đề:
* Về phía giáo viên:
Khi giảng dạy một tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh
thì chúng ta có thể lựa chọn rất nhiều tài liệu, nhiều câu chuyện về tấm gương đạo đức
của Người để giới thiệu cho học sinh hoặc đơn giản hơn chỉ cần giáo viên bộ môn kể cho
các em một số mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các em
học sinh nghe là được và trong giáo án không cần thể hiện câu chuyện đó. Nhưng thơng
qua những câu chuyện đã kể thì giáo viên có thể giáo dục cho các em về các tư tưởng đạo
đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh để các em thấm nhuần và học tập theo. Tuy nhiên, thực tế
một số giáo viên chưa thật sự chú trọng, quan tâm, nếu có thì cịn trình bày một cách qua

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

8


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

loa, tẻ nhạt, chưa tập trung giáo dục đạo đức tư tưởng của Người thông qua tiết học lịch
sử Việt Nam.
* Về phía học sinh:
Học sinh chưa dành nhiều thời gian để tìm hiểu các mẩu chuyện về Chủ tịch Hồ
Chí Minh hoặc còn thờ ơ hoặc còn chưa biết đến tư tưởng đạo đức của Người. Vì những
kiến thức này nó khơng có sẵn trong sách giáo khoa nên các em chưa được nghiên cứu,
học tập hoặc hiểu rõ tư tưởng đạo đức của Bác Hồ.
* Thực trạng về dạy học lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong

dạy học Lịch sử Việt Nam khối lớp 11,12 ở trường THPT Trần Phú trong một số năm qua:
Trường THPT Trần Phú nằm trên địa bàn Khu phố 3, thị trấn Tân Biên, huyện Tân
Biên, tỉnh Tây Ninh, là một huyện biên giới có đường biên giới dài gần 98km với nước
bạn Campuchia. Đời sống của nhân dân trên đại bàn huyện cịn nhiều khó khăn, nhận
thức của một số người dân còn thấp, học sinh còn chưa ham muốn học tập bộ mơn. Chính
vì vậy, chất lượng học tập, tìm hiểu tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh cịn rất hạn chế,
cho nên việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào nội dung giảng
dạy vẫn gặp nhiều khó khăn.
Hầu như các em chưa có thói quen tìm hiểu, sưu tầm mà chỉ quen nghe, ghi chép
những gì mà giáo viên nói. Hơn nữa chương trình lịch sử q rộng, tư tưởng đạo đức của
Người thì nhiều, thời gian một tiết học thì q ngắn, bên cạnh những nội dung chính,
những nội dung trọng tâm cần phải truyền đạt nếu giáo viên khơng tóm tắt, rút gọn mà chỉ
giới thiệu qua loa, sơ sài thì cũng khơng mang lại hiệu quả. Cụ thể, qua điều tra thực tế
học sinh các lớp 11, 12 năm trước tôi thấy đa số các em đều khơng xem trọng các mơn xã
hội, trong đó có bộ mơn lịch sử, do dó các em chưa giành nhiều thời gian nghiên cứu, học
tập bộ môn.
Kết quả cụ thể qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2019-2020, như sau:
TT

Lớp

1
2
3
4

11A11
11A12
12A4
12Ạ9



Số
31
31
44
40

Giỏi
SL
%
0
0
1
1

0.00
0.00
2.27
2.50

Khá
SL
%
6
5
20
21

19.35

16.13
45.45
52.50

TB
SL
%
13
17
20
10

41.94
54.84
45.45
25.00

Yếu
SL
%
11
9
3
8

35.48
29.03
6.82
20.00


Kém
SL
%
0
0
0
0

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

0.00
0.00
0.00
0.00
9


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

Qua số liệu trên tôi nhận thấy rằng, tỉ lệ học sinh trung bình, yếu vẫn cịn nhiều, sự
hiểu biết về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là chưa cao.
3. Nội dung vấn đề:
3.1. Một số nội dung cơ bản về tư tưởng ,đạo đức Hồ Chí Minh:
Về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam, quan điểm đạo đức
Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội, bao
gồm:
Một là, với đất nước, dân tộc phải “Trung với nước, hiếu với dân”.
Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và phương

Đông, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới. Trong Tư
tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là điều chủ chốt của đạo đức cách
mạng. Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đấu
tranh giành độc lập dân tộc và làm cho đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”.
Nước là của dân, dân là chủ đất nước, cho nên “trung với nước” là trung với dân, trung
thành với lợi ích của nhân dân, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “bao nhiêu lợi ích
đều vì dân”,...
Hiếu với dân là Đảng, Chính phủ, cán bộ nhà nước phải là “đầy tớ trung thành của
dân”; phải “tận trung với nước, tận hiếu với dân”.
Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân phải gắn bó với dân,
gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan
tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của
người làm chủ đất nước.
Hai là, với mọi người phải “Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình”.
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, yêu thương con người xuất phát từ truyền
thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa
nhân đạo cộng sản. Yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân
trong quan hệ xã hội, là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Yêu thương con người là phải quan tâm đến những người lao động bình thường,
chiếm số đông trong xã hội. Yêu thương con người là phải làm mọi việc để vì con người,

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

10


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tn – Hồng Phúc Cường


vì mục tiêu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”; dám hy sinh, dám dấn
thân để đấu tranh giải phóng con người.
Yêu thương con người là phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm
khắc; với người thì độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với người lầm đường,
lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm.
Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, sống cao đẹp hơn.
Yêu thương con người phải thực hiện tự phê bình, phê bình chân thành, giúp nhau sửa
chữa khuyết điểm.
Ba là, với mình phải thật sự “Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là
mối quan hệ “với tự mình”. Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức
tính cần có của con người, mang một lẽ tự nhiên, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương
và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm.
Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất
cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa
dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của
mỗi chúng ta”.
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước,
của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, khơng hoang phí, khơng
bừa bãi, khơng phơ trương, hình thức...”.
Liêm là ln tơn trọng giữ gìn của cơng và của dân”, “khơng xâm phạm một đồng
xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; “không tham địa vị, không tham tiền tài,
không tham sung sướng, không tham tâng bốc mình...”.
Chính là khơng tà, là thẳng thắn, đúng đắn. Đối với mình khơng tự cao, tự đại; đối
với người khơng nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành,
khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc cơng lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác
thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.
Chí cơng vơ tư là “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi
hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

11


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí cơng vơ tư. Cần, kiệm,
liêm, chính sẽ dẫn đến chí cơng vơ tư. Ngược lại, đã chí cơng vơ tư, một lịng vì nước, vì
dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.
Bốn là, mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với tồn nhân loại, người cách
mạng phải có “tinh thần quốc tế trong sáng”.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về tình đồn kết quốc tế trong sáng là sự mở rộng
quan hệ đạo đức giữa người với người và với tồn nhân loại vì Người khơng chỉ là “người
Việt Nam nhất” như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định, mà cịn là “nhà văn hóa
lớn của thế giới”, “chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế”.
Đồn kết quốc tế trong sáng theo Hồ Chí Minh trước hết là đoàn kết với nhân dân
lao động các nước vì mục tiêu chung: đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức,
bóc lột. Đó là tình đồn kết quốc tế giữa những người vơ sản tồn thế giới vì một mục tiêu
chung, “bốn phương vơ sản đều là anh em”; là đoàn kết với các dân tộc vì hịa bình, cơng
lý và tiến bộ xã hội.
Đồn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính
sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Qua tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 ở các trường THPT
nói chung và trường THPT Trần Phú nói riêng, bản thân đã thực hiện các giải pháp để
lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào trong dạy học lịch sử Việt Nam
lớp 11, 12.
3.2. Sự chuẩn bị của giáo viên:

Đối với cơng việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, việc chuẩn bị của
giáo viên là vơ cùng cần thiết. Ngồi việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học
liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng
dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao… Đối với những bài dạy liên quan đến việc lồng
ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần
lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy…
dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi vì tư
tưởng đạo đức của Bác là rộng, trên nhiều lĩnh vực… Cần phải chọn lọc, linh hoạt vận
dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phải chú ý đến thời gian
Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

12


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

phân bố trong tiết học. Không được “tham” kiến thức, sa đà, không được biến giờ dạy
Lịch sử thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
3.3. Một số phương pháp trong bài dạy:
Đối với việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch
sử có thể thơng qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy, có thể dùng hình ảnh tư liệu,
phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói của Bác hoặc trích
dẫn những câu chuyện danh nhân, tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác
đối với học sinh. Tôi đã lồng ghép giáo dục cho học sinh một số tư tưởng đạo đức của
Bác Hồ thông qua một số bài học như sau:
* Để giáo dục cho học sinh về lòng yêu nước
Khi dạy bài 24 chương trình lịch sử lớp 11: Việt Nam trong những năm chiến
tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918)

Mục III- Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới
Phần III.2. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918).
Giáo viên có thể nhắc lại các phong trào yêu nước ở đầu thế kỉ XX Phong trào
Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy tân, phong trào chống thuế ở Trung kì….. Giáo
viên kết luận: Sau khi phong trào Cần Vương thất bại đến thế kỉ XX có nhiều xu hướng
cứu nước xuất hiện. Nhưng tất cả đều bị thất bại, Cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về
con đường cứu nước. Trong hồn cảnh đó, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết
tâm ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc thốt khỏi gơng cùm nơ lệ.
Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/05/1890, tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An. Người sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo có truyền thống u nước, cha là cụ
Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là bà Hồng Thị Loan, lớn lên trên quê hương giàu truyền
thống cách mạng. Người sớm có lịng u nước, thương dân, muốn cứu nước, cứu dân.
Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các cụ. Người quyết định ra đi tìm
con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Qua đó để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con
đường cứu nước cho dân tộc. Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”.

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

13


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của
Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh
Ba hỏi người bạn cùng đi:


- Anh Lê, anh có u nước khơng ?
Người bạn đột nhiên đáp:
- Tất nhiên là có chứ!
Anh Ba hỏi tiếp:

- Anh có thể giữ bí mật khơng?
Người bạn đáp:
- Có
Anh Ba nói tiếp:
- Tơi muốn đi ra nước ngồi, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét
họ làm như thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra
cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm… Anh muốn đi với tôi không ?
Anh Lê đáp:
- Nhưng bạn ơi ! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ?
- Đây, tiền đây – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm việc, chúng
ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tơi chứ ?
Bị lơi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ
về cuộc đi có vẽ phiêu lưu, anh Lê khơng có đủ can đảm để giữ lời hứa.
Cịn Bác Hồ đã đi ra nước ngồi bằng chính đơi bàn tay của mình. Bác đã làm
nhiều nghề khác nhau : Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết… và đi khắp năm châu, bốn biển để
tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng
cho dân tộc.
Thơng qua đó, học sinh càng biết ơn Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay.

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

14



Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

Thầy giáo Nguyễn Tất Thành

Khi dạy bài 12 chương trình lịch sử lớp 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt
Nam từ 1919 đến năm 1925.
Mục II: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến năm 1925.
Phần II.3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

15


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận mở Hội nghị Vec-xai, đây là
cuộc gặp mặt của các nước thắng trận sau chiến tranh thế giới thứ nhất để thiết lập các
điều khoản hịa bình cho các nước bại trận tiếp sau thỏa thuận ngừng bắn ký năm 1918.
Tại Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới
Hội nghị Vec-xai bản u sách địi tự do, quyền bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết cho
dân tộc Việt Nam. Tuy khơng được chấp nhận nhưng việc làm đó gây tiếng vang rất lớn
đối với dân tộc Việt Nam, nhân dân Pháp và các dân tộc thuộc địa.
Tháng 7/1920 Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các dân tộc và
thuộc địa” của Lê-nin. Khi giảng đến sự kiện này, giáo viên có thể sử dụng các trích đoạn
thơ của Chế Lan Viên “Người đi tìm hình của nước”

“Luận cương đến với Bác Hồ và người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin…
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”
Ngồi một mình trong phịng, Người sung sướng muốn phát khóc lên. Người nói
một mình như đang nói với tồn thể dân tộc “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ đây là cái
cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”.
Như vậy, từ một người yêu nước chân chính, Người đã bơn ba qua rất nhiều nước
để tìm con đường cứu dân, cứu nước. Rồi người đến với chủ nghĩa Mác -Lê-nin, Người
tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta, đó là con đường cách mạng vơ sản.

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

16


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

Báo Nhân đạo (L’Humanité) - Cơ quan ngôn luận của Đảng Xã
hội Pháp - đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lenin.

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú


17


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

Khi dạy bài 16 lịch sử 12: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa
tháng Tám năm (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, quân Nhật thay thế Pháp làm chủ trên tồn Đơng
Dương. Đầu năm 1945, khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2 sắp kết thúc, quân phát xít
đang đứng trước nguy cơ thất bại gần kề, quân Đồng Minh chuẩn bị kéo vào Đông
Dương. Đảng đã vận dụng và chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta” để phát động nhân dân khở nghĩa. Thời cơ tổng khởi nghĩa đã chín muồi. Cuối tháng
7-1945, tại lán Nà Lừa, Bác nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Lúc này, thời cơ thuận
lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết
giành cho được độc lập”. Qua đó, học sinh có thể thấy được rằng, dù trong bất cứ hoàn
cảnh nào Bác vẫn nghĩ tới đất nước và dân tộc.
Và khi giảng đến sự kiện Bác đươc bầu làm Chủ tịch nước, giáo viên có thể kể cho
học sinh nghe sự kiện các nhà báo nước ngoài phỏng vấn Bác, Bác trả lời “Tơi chỉ có một
ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được
hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành ”.
Khi dạy bài 17 lịch sử 12: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-91945 đến trước ngày 19-12-1946.
Mục I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945
Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

18



Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

Ngay sau khi Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, từ chiến khu Việt Bắc Bác trở về Hà
Nội, Bác rất đau lòng khi thấy nhân dân ta phải gánh chịu hậu quả nặng nề do chính sách
cai trị tàn bạo của thực dân, phong kiến để lại. Vì vậy, ngay sau khi đọc Tuyên ngôn độc
lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Người đã ra sắc lệnh diệt “giặc đói”,
“giặc dốt” vì theo Bác 2 thứ giặc đó cịn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm gấp nhiều lần.
Mặc dù là Chủ tịch nước, sức khỏe lại không được tốt nhưng Bản thân Bác cũng nhịn ăn
để dành gạo cứu đói. Bác đã từng căn dặn các vị lãnh đạo “Độc lập dân tộc phải gắn liền
vớ chủ nghĩa xã hội đem lại cơm no, áo ấm cho dân, dân cịn nghèo đói thì độc lập khơng
có nghĩa lí gì”.
Bác Hồ của chúng ta là thế đấy, tuy Bác có lối sống giản dị nhưng khơng tầm
thường, nhân hậu nhưng không yếu đuối. Khi Thực dân Pháp theo chân quân Đồng Minh
vào nước ta, lấy cớ là giải giáp phát xít Nhật nhưng thực chất Pháp muốn quay lại xâm lược
nước ta thêm một lần nửa. Người và Đảng chủ trương nhân nhượng để tránh cho dân tộc ta
một cuộc chiến tranh, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càn lấn tới quyết tâm cướp
nước ta một lần nữa. Trong lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến Người đã nói rằng :
“Hỡi đồng bào tồn quốc! Chúng ta muốn hịa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng
chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước
ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định khơng chịu làm nơ lệ”. Qua đó, học sinh có thể thấy rằng Người kiên quyết kêu gọi
nhân dân chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ đất nước ta tạm thời chia làm hai miền, miền Bắc được
giải phóng tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn còn nằm trong vịng kìm
kẹp của Mĩ-ngụy. Bác kêu gọi cả nước đứng lên chống Mĩ, Người nói “Dù Mĩ có đưa
mấy chục vạn quân vào miền Nam, nhân dân ta cũng quyết tâm đánh bại chúng, chúng
càng thua đau ở miền Nam thì chúng điên cuồng ném bom miền Bắc. Đế quốc Mĩ giống
như con thú dữ bị thương cố giãy giụa trước hơi thở cuối cùng. Khơng có gì q hơn độc

lập tự do. Đến ngày thống nhất ta xây dựng đất nước đàng hoàng hơn tươi đẹp hơn…”
Bác nhiều lần nói “Miền Nam trong trái tim tơi”.
Khi tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng mỗi buổi sáng thức dậy Bác đều gọi các chiến sĩ
bảo vệ vào hỏi miền Nam hôm nay thắng lợi ở đâu, đồng bào ta trong đó thế nào. Bác có
Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

19


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

một ước mơ khi nước nhà thống nhất sẽ vào thăm đồng bào miền Nam. Nhiều lúc khi còn
chiến tranh Bác đề nghị vào thăm miền Nam nhưng các đồng chí Trung ương không đồng
ý.
Cứ mỗi độ Xuân về, Tết đến Người đều có thư chúc tết đồng bào cả nước. Người
căn dặn đồng bào cả nước “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào, Bắc Nam sum họp
xuân nào vui hơn"

Bác Hồ với thiếu nhi
Khi dạy bài 22 lịch sử lớp 12: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống
chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (19651973).
Mục III: Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đơng
Dương hóa chiến tranh” của Mỹ (1969 - 1973)
Sau khi trình bày âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và
“Đơng Dương hóa chiến tranh”. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta ở hai
miền Nam Bắc trên đà thắng lợi, cả nước đang hân hoan trong niềm vui chiến thắng thì
ngày 2 – 9 - 1969 sau một thời gian lâm trọng bệnh chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, đây có
thể nói là một tổn thất to lớn không chỉ đối với dân tộc ta mà còn là tổn thất lớn cho phong

trào cách mạng thế giới. Suốt cuộc đời Người chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc vì sự ấm
no của nhân dân ta. Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch đã
viết rằng: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch người
anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non
sông đất nước ta.” “Hãy nén đau thương, anh dũng phấn đấu, hăng hái vươn lên, đạp
Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

20


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

bằng mọi trở lực, chơng gai, quyết tâm đánh thắng hồn toàn giặc Mỹ xâm lược, quyết tâm
xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, thực hiện lời thề danh dự trong giờ phút vĩnh biệt
thiêng liêng này!” Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng bí thư Lê Duẫn, nhân dân ta đã biến
đau thương thành hành động, cả hai miền Nam -Bắc đẩy mạnh cuộc kháng chiến đánh cho
Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất
nước……

Các thiếu nhi khóc trong lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969
* Để giáo dục đạo đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính,Chí cơng vơ tư:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về yêu dân và vì dân. Với nhân dân,
Người ân cần, gần gũi, tôn trọng, khiêm nhường, yêu quý, lắng nghe. Người đau nỗi đau
của nhân dân, buồn vì nỗi buồn của nhân dân, chia vui cùng niềm vui của nhân dân nhưng
bao giờ cũng ý thức chịu khổ trước dân, hưởng vui sướng sau dân. Người luôn nêu cao
đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Trong việc giáo dục cán bộ,
đảng viên, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh đến yếu tố năng động chủ quan của con

người, đến sức mạnh của lý tưởng, của ý chí, của tu dưỡng đạo đức cách mạng. Cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng tứng nói: “ Hồ Chí Minh cao mà khơng xa, mới mà khơng lạ, chói
mà khơng rợp, mới gặp lần đầu đã thấy quen thuộc”
Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

21


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

Để giáo dục cho học sinh đức tính cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư của Bác,
giáo viên có thể sử dụng một số tư liệu sau đây để lồng ghép vào những bài dạy liên
quan:
Khi dạy bài 24 chương trình lịch sử lớp 11: Việt nam trong những năm chiến
tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918)
+ Thời kỳ Bác đang tìm đường cứu nước, Bác đã đặt chân đến nhiều quốc gia và
đã làm nhiều nghề để kiếm sống, như làm phụ bếp, hay nghề cào tuyết, đốt lò, làm phụ
bếp cho khách sạn…những công việc vô cùng vất vả, địi hỏi một tinh thần chịu đựng,
chịu khó nhưng đối với Bác lại rất bình thường, thể hiện một con người rất giản dị, cần
kiệm, chăm chỉ. Thời gian này, mặc dù rất bận bịu với công việc nhưng Bác vẫn tranh thủ
học Ngoại ngữ, nhờ đó người đã biết rất nhiều thứ tiếng và có thể giao tiếp với nhiều
người nước ngồi, thậm chí trong thời gian bệnh nặng người vẫn còn tranh thủ học thêm
tiếng Tây Ban Nha.
Hoặc khi dạy bài 17 lịch sử 12: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày
2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946.
Mục I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945
+ Giáo viên có thể nói thêm cho học sinh biết thêm: Bác Hồ của chúng ta vô cùng
giản dị, dù ở cương vị nào lối sống của Người cũng giản dị, một đôi dép cao su, bộ đồ ka

ki đã ngả màu theo thời gian. Người sống giản dị nhưng khơng tầm thường, trên thế giới
khơng có vị lãnh tụ nào mà suốt cuộc đời chỉ với bộ đồ kaki đã ngả màu và đôi dép cao su
đã mịn gót theo năm tháng. Người sống thanh bạch khơng ham địa vị, không màng danh
lợi Người nhiều lần tâm sự: “Tơi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho
nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành. Nếu nhân dân tín nhiệm tơi đứng ra gánh vác cơng việc
nước, khơng được nhân dân tín nhiệm thì tơi về làm bạn với trẻ chăn trâu và cụ già hái
củi….”.
Trong bữa ăn của Bác, chỉ tồn các món ăn rất giản dị như bao người khác, thịt gà
do Người nuôi, cá bắt dưới hồ, có khi Người để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn những quả cà xứ
nghệ. Có lúc nhà nước đề nghị phong tặng huân chương và tạc tượng Bác. Bác nói “Đất
nước có chiến tranh các chú để đồng đúc đạn để đánh giặc”. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

22


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

“Mong manh áo vải hồn muôn trượng,
hơn tượng đồng phơi những lối mịn”.
Có một nhà báo nước ngồi khi nhận xét về Người “Người giống một thầy giáo ở
nông thôn hơn là vị chủ tịch nước”

Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc

Phong cách giản dị của Hồ chủ tịch
* Để giáo dục tư tưởng tinh thần quốc tế vô sản trong sáng

Sau khi sang Pháp, Người nhận xét: “Người Pháp ở Pháp tốt hơn người Pháp ở
Đông Dương”, và Người nhận ra rằng bất cứ ở nơi đâu cũng có hai loại người người bóc
lột và người bị bóc lột. Ở đây, Bác muốn cho chúng ta thấy kẻ thù của nhân dân ta là bọn
Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

23


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

Chủ nghĩa thực dân Pháp, kẻ đã gây bao đau thương, tang tóc cho các dân tộc thuộc địa
chứ khơng phải là người Pháp tiến bộ, họ là bạn chúng ta, chúng ta phải tranh thủ sự giúp
đỡ của họ.
Sau khi dùng lược đồ giới thiệu hành trình cứu nước của Bác. Từ năm 1911-1917
Bác đi khắp thế giới Bác từng đi thăm khu phố Hac-lem nơi ở của người da đen ở Mĩ,
Người hiểu rõ được bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Vì vậy muốn đánh đổ đế
quốc thực dân thì vơ sản quốc tế phải đồn kết lại. Qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng
tình đồn kết quốc tế “ Bốn phương vơ sản đều là anh em” từ đó hình thành cho học sinh
cách nhìn nhận “bạn” “thù” một cách rõ ràng, rành mạch. Chúng ta căm thù chủ nghĩa
đế quốc, thực dân kẻ đã xâm lược đất nước ta, gây bao nỗi đau khổ cho dân tộc ta chứ
nhân dân tiến bộ các nước là anh em, như nhân dân Pháp, Mĩ trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, Mĩ họ đã tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến của ta. Như anh Hăng -ri - mác
tanh không chịu sang Đông Dương giết hại nhân dân Đông Dương, chị Ray- mông điêng nằm trên đường ray để cản đồn tàu chở vũ khí sang Đông Dương của Pháp. Anh
Mo-ri-xơn tự thiêu trước nhà quốc hội Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ ở
Việt Nam, và bao nhiêu thanh niên Mĩ đốt thẻ quân dịch không chịu sang Việt Nam tàn
sát đồng bào ta…
Ngày nay đất nước đã thống nhất, Nhà nước ta thực hiện đường lối đối ngoại tích
cực quan hệ giao lưu với thế giới, nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta

“hịa nhập chứ khơng hịa tan, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới”.
Cả dân tộc ta khép lại quá khứ hướng tới tương lai để xây dựng đất nước. Chúng ta khép
lại quá khứ chứ không bao giờ quên quá khứ, “Ai bắn vào quá khứ bằng phát súng lục, thì
tương lại sẽ trả lời bằng đại bác”. Vì vậy trong dạy học lịch sử lồng ghép tư tưởng này để
học sinh nhìn nhận đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng ta.
Giáo viên có thể vận dụng tư liệu này để lồng ghép trong bài 24 Lịch sử lớp 11:
Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
Mục III- Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới
Phần III.2. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918).

Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

24


Trường THPT Trần Phú

Trần Duy Tuân – Hoàng Phúc Cường

4. Tính mới của sáng kiến
Việc dạy học thơng qua lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh đã phát huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh từ đó bồi dưỡng cho
học sinh phương pháp tự học, tự tìm tịi, ngiên cứu, hình thành nên những phẩm chất đạo
đức tốt đẹp giống như Bác; phát huy hiệu quả khai thác sử dụng các phương tiện dạy học
và các tài liệu bổ trợ cho phương pháp dạy học tích cực ở giáo viên. Đồng thời, các hình
thức kiểm tra kết quả học tập của học sinh được đánh giá ở bốn mức độ yêu cầu trong các
bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỷ lệ
các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao, coi trọng đánh giá sự tiến
bộ của học sinh không so sánh học sinh này với học sinh khác; động viên, khuyến khích
sự hứng thú của học sinh, khơng chú trọng đánh giá sự ghi nhớ của học sinh mà chú trọng

đánh giá khả năng vận dụng sáng tạo, kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của
học sinh, từ đó hành thành và phát triển một số phẩm chất và năng lực cho học sinh.
Giáo viên có thể đánh giá được hiệu quả của việc dạy học theo tiến trình đã thiết kế
nhằm biến học sinh từ vị thế người “đi học” thành người làm chủ các tình huống trên lớp,
tự chủ, tích cực nghiên cứu, tìm tịi, xây dựng kiến thức mới. Giáo viên có thể đánh giá
được mức độ đáp ứng của học sinh đối với các hoạt động sáng tạo này thông qua quan
sát, nhận xét sự trải nghiệm hoạt động nhận thức sáng tạo và khả năng “luyện tập” tư duy
sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua học tập theo tiến trình dạy học.
Điều quan trọng hơn dạy học theo sáng kiến giúp cho học sinh khơng có được sự
hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
5. Kết quả và hiệu quả mang lại của sáng kiến
Qua nhiều năm dạy Lịch sử Việt Nam khối lớp 11, 12 chúng tôi nhận thấy rằng,
việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các tiết dạy làm cho tiết dạy
sinh động, học sinh hứng thú học tập hiểu thêm về cuộc đời hoạt động gian khổ và phẩm
chất cao đẹp của Bác. Từ đó, giáo dục học sinh kính yêu Bác và ra sức học tập, rèn luyện,
tu dưỡng phẩm chất đạo đức làm theo lời Bác dạy.
Ngoài tiết học trên lớp chúng tôi cho học sinh về nhà sưu tầm những câu chuyện
về cuộc đời hoạt động của Bác. Khi dạy chương trình ngoại khóa… chúng tơi cho học
sinh thi kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh. Và khi kiểm tra định kì ra câu hỏi trong khi
Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 tại trường THPT Trần Phú

25


×